Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Trọn bộ đề tham khảo qua các năm ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn địa lý 2020 ôn thi THPTQG 2015..... 2018 - 2019 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.93 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
THPT NĂM 2018

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn:
ĐỊA LÍ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề).
Ngày thi: 08/01/2018.
(Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu).

Câu 1 (3,0 điểm)
a) Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa,
các vùng núi trẻ trên Trái Đất với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch
quyển và giải thích.
b) Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh
hưởng tới dải áp thấp xích đạo và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Phân tích các tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.
b) Giải thích vì sao công nghiệp phân bố tập trung cao độ, còn nông nghiệp
thì phân bố trải rộng.
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu và tài nguyên thiên
nhiên vùng biển Việt Nam.
b) Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại đất khác nhau.
Giải thích vì sao đất phèn, đất mặn có diện tích lớn nhất.
Câu 4 (3,0 điểm)
a) Căn cứ vào những chỉ tiêu nào để chia khí hậu Việt Nam thành miền khí


hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến
thức đã học hãy phân tích sự khác nhau về phân mùa của hai miền khí hậu trên.
b) Phân tích ảnh hưởng của độ cao và hướng núi tới sự phân bố lượng mưa
của nước ta.
Câu 5 (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (biểu đồ Dân số Việt Nam qua các năm) và
kiến thức đã học, hãy phân tích quá trình đô thị hóa nước ta thời kì 1960 – 2007.
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?

Câu 6 (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về tài nguyên


và sự phát triển ngành du lịch Việt Nam.
b) Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THEO GIÁ THỰC TẾ
PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm

2000

2005

2010

Tổng số

129087,9


183213,6

540162,8

Trồng trọt

101043,7

134754,5

396733,6

Chăn nuôi

24907,6

45096,8

135137,2

Dịch vụ nông
3136,6
3362,3
8292,0
nghiệp
(Nguồn: Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê – Hà Nội,
2012)
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
phân theo ngành hoạt động.
Câu 7 (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
của vùng Bắc Trung Bộ. Vì sao phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần
phát triển bền vững vùng Bắc Trung Bộ?
b) Nhận xét về Trung tâm công nghiệp Hà Nội. Giải thích vì sao các ngành
công nghiệp của trung tâm này phát triển mạnh.
----------HẾT---------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam); không được sử dụng các tài liệu khác.

Giám thị không giải thích gì thêm.
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2) Hướng dẫn chấm chủ yếu theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính, từ
đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập
luận của thí sinh. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với
hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang
điểm.
3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm của từng câu và của bài thi.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
Câu

Ý

Nội dung

Điểm


1

a

Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi

1,50


(3,0
điểm
)

trẻ trên Trái Đất với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích.

- Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường trùng với nơi
tiếp xúc của các mảng kiến tạo (dẫn chứng).
- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau:
+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các
dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,...

b

a

b.

3
(3,0
điểm

)

a

0,50

+ Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra
các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa,...

0,50

Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng tới dải
áp thấp xích đạo và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào?

1,50

- Dải áp thấp xích đạo được hình thành do nhiệt lực, liên quan trực tiếp đến bức xạ Mặt
Trời. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời kéo theo sự dịch chuyển của dải áp
thấp xích đạo về phía bán cầu mùa hạ.

0,50

+ Vào tháng 1: Dải áp thấp xích đạo di chuyển xuống bán cầu Nam khoảng 15 0 vĩ ở trên
các lục địa vì bán cầu Nam là mùa hạ.

0,25

+ Vào tháng 7: Dải áp thấp xích đạo di chuyển lên bán cầu Bắc vì bán cầu Bắc là mùa
hạ.


0,25

- Ảnh hưởng đến mùa ở vùng nhiệt đới:
+ Từ 21/3 đến 23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc nên Bán cầu Bắc là
mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh (diễn giải).

2
(2,0
điểm
)

0,50

0,25

+ Từ 23/9 đến 21/3 (năm sau) Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam nên
bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh (diễn giải).

0,25

Phân tích các tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.

1,00

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): phản ánh quy mô của nền kinh tế (diễn giải)

0,25

- Tổng thu nhập quốc gia (GNI): phản ánh quy mô của nền kinh tế (diễn giải)


0,25

- GNI và GDP bình quân đầu người: phản ánh mức sống dân cư ở một nước (diễn giải)

0,25

- Cơ cấu ngành trong GDP: phản ánh tỉ trọng của các ngành trong nền kinh tế (diễn giải)

0,25

Giải thích vì sao ngành công nghiệp phân bố tập trung cao độ, còn nông nghiệp phân
bố trải rộng.

1,00

- Trong sản xuất công nghiệp, gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối
hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Việc tập trung cao độ góp phần thúc đẩy chuyên
môn hóa, hợp tác hóa,... và đem lại hiệu quả cao về kinh tế.

0,50

- Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng là tư liệu sản xuất quan trọng nhất; cây trồng, vật
nuôi là đối tượng lao động và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

0,50

Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu và TNTN vùng biển Việt Nam.

1,50


- Khái quát về Biển Đông

0,25

- Ảnh hưởng đến khí hậu: Điều hòa nguồn nhiệt, cung cấp lượng ẩm.
+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa
hơn.
+ Lượng mưa và độ ẩm lớn.

0,50


- Ảnh hưởng đến TNTN vùng biển:
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú: dầu khí, ti tan, muối,...

b

4
(3,0
điểm
)

a

+ Tài nguyên hải sản: cá, tôm, mực, sinh vật phù du, các rạn san hô,...

0,25

+ Tài nguyên khác (dẫn chứng)


0,25

Chứng minh đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại đất khác nhau. Giải thích vì sao
đất phèn, đất mặn có diện tích lớn nhất.

1,50

- Có nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và các loại đất khác.

0,25

+ Đất phù sa ngọt: Diện tích 1,2 triệu ha, phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu.

0,25

+ Đất phèn: Diện tích 1,6 triệu ha, tập trung ở Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau. Đất
mặn ven biển: diện tích 75 vạn ha.

0,25

+ Các loại đất khác chiếm diện tích nhỏ hơn: Đất xám phân bố dọc biên giới
Cămpuchia; đất feralit chủ yếu ở đảo Phú Quốc; đất cát ven biển ở Trà Vinh, Sóc Trăng,...

0,25

- Đất phèn, đất mặn có diện tích lớn nhất vì: Vị trí ba mặt giáp biển; có nhiều vùng trũng
ngập nước vào mùa mưa; có mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng; thủy triều theo
các sông lớn vào sâu trong đất liền,...

0,50


Căn cứ vào những chỉ tiêu nào để chia khí hậu Việt Nam thành miền khí hậu phía Bắc và
miền khí hậu phía Nam? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích
sự khác nhau về phân mùa của hai miền khí hậu trên.

2,00

- Các chỉ tiêu để phân chia thành 2 miền khí hậu:
+ Tổng lượng bức xạ trung bình năm (Kcal/cm2/năm)
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm (0C)
+ Số giờ nắng trung bình năm

0,50

- Sự khác nhau về phân mùa khí hậu của hai miền:
+ Miền khí hậu phía Bắc: Có mùa đông lạnh, ít mưa (tháng 11-4), mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều (tháng 5-10).
Nguyên nhân: Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB, mùa hạ chịu ảnh hưởng của
gió mùa TN.
+ Miền khí hậu phía Nam: Mùa khô (tháng 11-4), mùa mưa (tháng 5 -10)

b

5
(3,0
điểm
)

0,25


0,25
0,50
0,25

Nguyên nhân: Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió tín phong BCB, mùa mưa đầu mùa chịu
ảnh hưởng của gió Tây Nam (TBg), giữa và cuối mùa, gió mùa TN cùng dải hội tụ nhiệt
đới gây mưa lớn và kéo dài.

0,50

Phân tích ảnh hưởng của độ cao và hướng núi tới sự phân bố lượng mưa của nước ta.

1,00

- Những vùng núi cao là những nơi mưa nhiều: Hoàng Liên Sơn, Vòm sông Chảy, Bạch
Mã, Ngọc Linh,...

0,50

- Độ cao kết hợp với hướng núi tạo ra những vùng mưa nhiều, mưa ít: mưa nhiều ở sườn
chắn gió, mưa ít ở sườn khuất gió (dẫn chứng)

0,50

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (biểu đồ Dân số Việt Nam qua các năm) và kiến thức đã
học, hãy phân tích quá trình ĐTH nước ta thời kì 1960 – 2007. Ảnh hưởng của quá trình
ĐTH đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

3,00


Phân tích quá trình đô thị hóa nước ta thời kì 1960 – 2007

1,50

- Tính tỉ lệ dân thành thị từ biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam
(Đơn vị: %)

0,25


Năm

1960

1976

1979

198
9

1999

2000

200
5

2007


Tỉ lệ
dân
thàn
h thị

15,7

24,7

19,2

20,1

23,6

24,2

26,9

27,4

- Từ 1960 – 2007: Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhưng không đều.
- Phân tích một số thời điểm:
+ Thập kỉ 60 đô thị hóa thấp, do nền kinh tế nông nghiệp là chính.

0,25

+ Từ 1960 - 1976 tỉ lệ dân thành thị tăng do miền Nam thực hiện chính sách dồn dân
vào đô thị, ở miền Bắc ĐTH gắn liền với CNH.


0,25

+ Từ 1979 -1989 tốc độ ĐTH chậm do kinh tế trì trệ (khủng hoảng kinh tế).

6
(3,0
điểm
)

a

b

0,25

0,25

+ Từ cuối thập kỉ 90 trở lại đây ĐTH tăng tương đối nhanh do chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và có chiến lược ĐTH gắn với CNH.

0,25

Ảnh hưởng của quá trình Đô thị hóa đối với phát triển KT- XH ở nước ta

1,50

- Tích cực: Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động

0,25


+ Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của các địa phương, các vùng.

0,25

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư,...

0,25

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập,...

0,25

- Tiêu cực: Vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường (diễn giải)

0,50

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về tài nguyên và sự phát
triển ngành du lịch Việt Nam.

1,50

- Ngành du lịch có nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch:
+ Các di sản thiên nhiên, văn hóa Thế giới (dẫn chứng)
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên (dẫn chứng)
+ Tài nguyên du lịch nhân văn (dẫn chứng)

0,50

- Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh:
+ Khách du lịch (quốc tế, nội địa) tăng (dẫn chứng)

+ Doanh thu tăng (dẫn chứng)

0,50

- Cơ cấu khách thay đổi:
+ Giữa khách quốc tế và khách nội địa (dẫn chứng)
+ Nguồn khách quốc tế (dẫn chứng)

0,25

- Trên phạm vi cả nước đã hình thành các trung tâm và điểm du lịch (dẫn chứng)

0,25

Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo
ngành hoạt động.

1,50

- Xử lí bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phân theo ngành hoạt động

0,25

(Theo giá thực tế, đơn vị:

%)
Năm

2000


2005

2010

Tổng số

100,0

100,0

100,0

Trồng trọt

78,3

73,6

73,4


Chăn nuôi

19,3

24,6

25,1


Dịch vụ nông nghiệp

2,4

1,8

1,5

- Nhận xét:
+ Chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
+ Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi,
tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm (dẫn chứng)
+ Sự chuyển dịch còn chậm, ngành trồng trọt còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu.
- Giải thích:
+ Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng, xu hướng phát triển (dẫn chứng).
+ Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi còn nhiều hạn chế (dẫn chứng)
7
(3,0
điểm
)

a

Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của vùng Bắc
Trung Bộ. Vì sao phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững
vùng Bắc Trung Bộ?
- Các thế mạnh:
+ Thế mạnh về nông nghiệp: Vùng đồng bằng chủ yếu là đất cát pha, thuận lợi trồng cây
công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồi trước núi thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm và
chăn nuôi đại gia súc.

+ Thế mạnh về lâm nghiệp: Diện tích rừng lớn, có nhiều loại gỗ quý (dẫn chứng)
+ Thế mạnh về ngư nghiệp: Tất cả các tỉnh đều giáp biển, có vùng biển rộng, bờ biển có
nhiều vũng vịnh, đầm phá.
- Giải thích:
+ Phát triển lâm nghiệp cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, bảo vệ tài
nguyên đất, điều hòa chế độ nước của sông ngòi.

b

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,50

0,25

0,25
0,25

0,25

+ Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp ở trung du góp phần sử dụng hợp lí tài
nguyên, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

0,25

+ Phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn cát tạo điều kiện bảo vệ môi trường. Việc khai
thác, nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển KT -XH và khai thác thế mạnh của vùng.


0,25

Nhận xét về Trung tâm công nghiệp Hà Nội. Giải thích vì sao các ngành công nghiệp của
trung tâm này phát triển mạnh.

1,50

- Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp >120.000 tỉ
đồng.

0,25

- Cơ cấu ngành đa dạng (dẫn chứng)

0,50

- Giải thích:
+ Có vị trí địa lí và điều kiện TN, TNTN thuận lợi (diễn giải)
+ Có cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào chất lượng cao,...
+ Các điều kiện khác: vốn, thị trường, cơ chế chính sách,...

0,75

Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm

----------HẾT----------


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
THPT NĂM 2017

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn:
ĐỊA LÍ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề).
Ngày thi: 03/01/2017.
(Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu).

Câu 1 (3,0 điểm)
a) Tại sao trên Trái Đất, sự phân bố nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
địa lí, theo lục địa và đại dương?
b) Chứng minh địa hình là nhân tố tác động rõ rệt đến sự thay đổi khí hậu.
Câu 2 (2,0 điểm)
Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với
quá trình công nghiệp hóa?
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự đa dạng
của địa hình ven biển nước ta.
b) Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng như thế nào đến chế độ
mưa trong mùa hạ ở nước ta?
Câu 4 (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác
nhau về chế độ mưa của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam
Trung Bộ.
b) Giải thích tại sao trong mùa khô, Hà Nội có lượng mưa lớn hơn TP. Hồ

Chí Minh; còn trong mùa mưa, TP. Hồ Chí Minh lại có lượng mưa lớn hơn Hà
Nội?
Câu 5 (3,0 điểm)
a) Dựa vào bảng số liệu sau, phân tích tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước
ta. Sự thay đổi tỉ suất sinh thô có tác động như thế nào đến cơ cấu dân số theo
tuổi?
TỈ SUẤT SINH THÔ, TỈ SUẤT CHẾT THÔ VÀ TỈ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN
CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: ‰)
Năm

Tỉ suất sinh thô

Tỉ suất chết thô

Tỉ lệ tăng tự
nhiên

2004

19,2

5,4

13,8


2006
2008
2010


17,4
16,7
17,1

5,3
5,3
6,8

12,1
11,4
10,3

(Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, 2012)
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải
thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế.

Câu 6 (3,0 điểm)
a) Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét tình hình phát triển công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng của nước ta.
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA CÔNG NGHIỆP
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Dệt, may
Da, giày
Giấy, in, văn phòng phẩm
Giá trị sản xuất của toàn
ngành
Giá trị sản xuất công nghiệp

cả nước

2005

2008

2010

79 031
42 313
28 340
149 684

156 630
69 462
54 021
280 113

236 940
102 074
80 250
419 264

988 540

1 903 128

2 963 500

(Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, 2012)

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân bố
của công nghiệp dệt, may và da, giày.
Câu 7 (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Trung du và
miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh tự nhiên để phát triển đa dạng chuyên môn hóa
sản xuất nông nghiệp.
b) Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở miền Trung nước ta nếu không
hợp lí, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên, môi trường?
----------HẾT---------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam); không được sử dụng các tài liệu khác.

Giám thị không giải thích gì thêm.


I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ
nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm, cần quan


tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh.

3) Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng
dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.


4) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi.


II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
Câu

Ý

Nội dung

1
(3,0
điểm
)

a

Tại sao trên Trái Đất, sự phân bố nhiệt độ không khí
thay đổi theo vĩ độ địa lí, theo lục địa và đại dương?
- Do sự thay đổi của góc nhập xạ theo vĩ độ địa lí.
- Do sự thay đổi của thời gian chiếu sáng theo vĩ độ địa
lí.
- Do sự khác nhau về tính chất của lục địa và đại dương.
Chứng minh địa hình là nhân tố tác động rõ rệt đến
sự thay đổi khí hậu.
- Lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều, đến độ cao nào đó
không còn mưa; tạo nên các đai cao...
- Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng;
sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
- Sườn dốc nhận được lượng nhiệt nhiều hơn sườn

thoải.
- Địa hình nhô cao và trũng thấp có sự khác nhau về
nhiệt và mưa.
Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có
mối quan hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa?
- Tác động của công nghiệp hóa đến dịch vụ:
+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành
dịch vụ.
+ Chuyển một phần lao động từ sản xuất vật chất sang
dịch vụ.
+ Đặt ra yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển, phân bố
của dịch vụ.
+ Đẩy mạnh đô thị hóa, từ đó dịch vụ phát triển.
- Tác động của dịch vụ đối với công nghiệp hóa:
+ Cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc, tiêu thụ sản
phẩm... đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.
+ Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong
công nghiệp hóa.
+ Sự phát triển của một số dịch vụ tác động đến phân
bố công nghiệp.
+ Dịch vụ ở các đô thị phát triển làm cơ sở cho phát
triển công nghiệp hóa.

b

2
(2,0
điểm
)


Điểm
1,50
0,50
0,50
0,50
1,50
0,50
0,50
0,25
0,25
2,00

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


3
(3,0
điểm

a

b


4
(3,0
điểm
)

a

b

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
giải thích sự đa dạng của địa hình ven biển nước ta.
- Đa dạng: Vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các
tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các
đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven
bờ và rạn san hô...
- Giải thích: Do tác động phối hợp của nội lực và ngoại
lực trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ Việt
Nam.
+ Nội lực: Các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa
hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển, đứt gãy
ven biển...
+ Ngoại lực: Tác động của sóng, thủy triều, dòng biển,
biển tiến và biển lùi, sông ngòi...
Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng như
thế nào đến chế độ mưa trong mùa hạ ở nước ta?
- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành giữa
gió mùa mùa hạ và Tín phong bán cầu Bắc, có tác động
lớn đến chế độ mưa.
- Đầu mùa hạ: Được hình thành giữa gió tây nam từ Bắc
Ấn Độ Dương thổi đến và Tín phong bán cầu Bắc, chạy

theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước,
mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên...
- Giữa và cuối mùa hạ:
+ Được hình thành giữa gió mùa Tây Nam (Tín phong
bán cầu Nam) và Tín phong bán cầu Bắc, vắt ngang qua
nước ta, gây mưa lớn...
+ Dải hội tụ lùi dần theo vĩ độ địa lí, làm cho đỉnh
mưa lùi dần từ bắc vào nam.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
phân tích sự khác nhau về chế độ mưa của vùng khí
hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
Phân tích sự khác nhau về:
- Tổng lượng mưa năm.
- Tháng mưa cực đại.
- Sự phân mùa.
Giải thích tại sao trong mùa khô, Hà Nội có lượng
mưa lớn hơn TP. Hồ Chí Minh; còn trong mùa mưa,
TP. Hồ Chí Minh lại có lượng mưa lớn hơn Hà Nội?
- Mùa khô ở Hà Nội có mưa phùn, TP. Hồ Chí Minh là
mùa khô sâu sắc...
- Mùa mưa:
+ Hà Nội: Giữa và cuối mùa mưa nhiều, đầu mùa mưa
ít.

1,50

0,50

0,25


0,25
0,50
1,50
0,25

0,50

0,50
0,25

2,00

0,75
0,50
0,75
1,00
0,50

0,25


5
(3,0
điểm
)

a

b


6
(3,0
điểm
)

a

+ TP. Hồ Chí Minh: Mưa nhiều trong cả mùa và dài
hơn Hà Nội 1 tháng.
Dựa vào bảng số liệu, phân tích tỉ lệ tăng tự nhiên
của dân số nước ta. Sự thay đổi tỉ suất sinh thô có tác
động như thế nào đến cơ cấu dân số theo tuổi?
- Phân tích:
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm từ năm 2004 đến 2010,
nhưng khác nhau qua các giai đoạn, do sự biến động của
tỉ suất sinh thô và tỉ suất chết thô.
+ Từ 2004 - 2008: Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm nhanh, chủ
yếu do tỉ suất sinh thô giảm nhanh; tỉ suất chết thô giảm
không đáng kể.
+ Từ 2008 - 2010: Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm chậm hơn,
chủ yếu do tỉ suất chết thô tăng nhanh; tỉ suất sinh thô
tăng nhẹ.
- Tỉ suất sinh thô giảm làm cho độ tuổi từ 0 - 14 tuổi
giảm, góp phần làm cho dân số chuyển sang cơ cấu già.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động
đang làm việc phân theo khu vực kinh tế.
- Nhận xét:
+ Chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Giảm tỉ trọng
của nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng của công nghiệp

và xây dựng, dịch vụ.
+ Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm.
- Giải thích:
+ Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
+ Nền kinh tế có điểm xuất phát thấp và còn một số
khó khăn nhất định.
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét tình hình phát triển
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta.
- Giá trị sản xuất của toàn ngành và các ngành cụ thể
đều tăng qua các năm.
- Giá trị sản xuất của dệt, may tăng nhanh nhất...
- Quy mô lớn nhất là dệt, may; thấp nhất là giấy, in, văn
phòng phẩm.
- Cơ cấu:
+ Lớn nhất là dệt, may; tiếp đến là da, giày; sau đó là
giấy, in, văn phòng phẩm.
+ Từ 2005 - 2010, tỉ trọng của da, giày tăng; dệt, may
giảm; giấy, in, văn phòng phẩm thay đổi không đáng kể.
- Tỉ trọng của toàn ngành trong giá trị sản xuất công
nghiệp cả nước giảm qua các năm.

0,25

1,50

0,25

0,50


0,50
0,25
1,50

0,75
0,25
0,25
0,25
2,00
0,25
0,25
0,25

0,50
0,25
0,50


b

7
(3,0
điểm
)

a

b

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,

phân tích sự phân bố của công nghiệp dệt, may và da,
giày.
- Dệt, may tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần
Thơ, Huế, Đà Nẵng...
- Da, giày tập trung ở nhiều thành phố như TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Huế, Đà Nẵng,
Nha Trang, Cần Thơ...
- Tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và vùng Đồng
bằng sông Hồng; ngoài ra, còn có một số nơi ở miền
Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tập trung chủ yếu ở những nơi có nguồn lao động dồi
dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và thuận lợi về nguyên
liệu.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều
thế mạnh tự nhiên để phát triển đa dạng chuyên môn
hóa sản xuất nông nghiệp.
- Đất: Phần lớn là feralit trên đá phiến, đá vôi...; ngoài
ra có phù sa cổ (ở trung du), phù sa dọc các thung lũng
sông và cánh đồng ở miền núi...
- Địa hình: Núi, đồi thấp, cao nguyên...
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh;
cận nhiệt, ôn đới trên núi.
- Đa dạng chuyên môn hóa: Cây công nghiệp có nguồn
gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương,
lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt
và sữa; lợn.
Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở miền Trung
nước ta nếu không hợp lí, thì sẽ ảnh hưởng như thế

nào đến tài nguyên, môi trường?
- Suy giảm diện tích rừng, đất rừng, đa dạng sinh học...
- Ô nhiễm môi trường lòng hồ, làm trầm trọng thêm lũ
lụt ở vùng hạ lưu...
Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm
----------HẾT----------

1,00

0,25

0,25

0,25

0,25

2,00

0,50
0,50
0,50

0,50
1,00

0,50
0,50



Bộ giáo dục và đào tạo

kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
THPT năm 2016
Môn : địa lí
Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao

Đề thi chính thức
đề )

Ngày thi: 11 / 01 / 2016
( Đề thi có 01 trang, gồm 7
câu )

Câu1.(3.0 điểm)
a) Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thờng phân bố ở
khu vực từ 200 đến 400 vĩ Bắc và Nam?
b) Giải thích tại sao cán cân bức xạ Mặt Trời trung bình năm
của mặt đất giảm dần từ Xích đạo về hai cực?
Câu2.(2.0điểm)
a) Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Tại sao ở các nớc
đang phát triển thờng có số nam nhiều hơn nữ?
b) Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con
ngời, xếp nớc vào loại tài nguyên có thể bị hao kiệt đợc không?
Tại sao?
Câu3.(3.0điểm)
Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa
dạng.
b) Phân tích các nhân tố ảnh hởng đến chế độ nớc của

sông ngòi duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu4.(3.0điểm)
Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Phân tích sự thay đổi chế độ nhiệt theo vĩ độ.
b) Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền
Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Câu5.(3.0điểm)
Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận
xét và giải thích sự phân bố dân c ở Đông Nam Bộ.
Câu6.(3.0điểm)
a) Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
phân tích sự phát triển của công nghiệp hàng tiêu dùng.
b) Giải thích tại sao các hoạt động dịch vụ ở nớc ta phân bố
không đều?
Câu7.(3.0điểm)
Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.


----------HẾT----------

Nội dung
Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20o
đến 40ovĩ Bắc và Nam ?
- Kể tên một số hoang mạc phân bố ở khu vực từ 20ođến 40o vĩ Bắc và Nam.
- Nguyên nhân : khu vực này rất khô hạn, do :
+ Vành đai cao áp, dòng giáng từ trên cao khí quyển xuống thống trị,...
+ Hoạt động của dòng biển lạnh ở bờ Tây các lục địa
Giải thích tại sao cán cân bức xạ Mặt Trời trung bình năm của mặt đất giảm

dần từ Xích đạo về hai cực.
- Cán cân bức xạ Mặt Trời của mặt đất là đại lượng biểu thị mối tương quan
giữa
năng lượng bức xạ mà bề mặt Trái Đất thu được và chi ra.
- Các nhân tố tác động đến cán cân bức xạ Mặt Trời của mặt đất : tổng lượng
bức
xạ của Mặt Trời, tính chất của bề mặt Trái Đất.
- Từ Xích đạo về cực, tổng lượng bức xạ mặt trời giảm do góc tới nhỏ dần.
- Ở khu vực nội chí tuyến, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, tổng
lượng bức xạ Mặt Trời lớn hơn khu vực ngoại chí tuyến.
- Bề mặt Trái Đất ở Cực chủ yếu là băng tuyết nên hầu hết nhiệt Mặt Trời mà
Trái Đất nhận được bị phản hồi, phần còn lại chi vào việc làm tan chảy băng
tuyết
; trong khi đó ở Xích đạo, chủ yếu là đại dương, hấp thụ nhiệt lớn.
Phân biệt tỉ số giới tính với tỉ lệ giới tính. Tại sao ở các nước đang phát triển
thường có số nam nhiều hơn nữ ?
- Phân biệt : Tỉ số giới tính : số nam so với 100 nữ. Tỉ lệ giới tính : tương quan
giữa số nam (nữ) so với tổng số dân.
- Giải thích :
+ Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới ; từ 65 tuổi trở lên, nữ
giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu
dân số trẻ, số người trong nhóm tuổi 0 - 14 nhiều, trên 65 tuổi ít, do đó nam
nhiều
hơn nữ.
+ Trình độ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khoẻ giới, phong tục, tập quán và
tâm
lí xã hội, kĩ thuật y tế, …. tác động đến tỉ số giới (phân tích).
Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, xếp nước
vào loại tài nguyên có thể bị hao kiệt được không ? Tại sao ?
- Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, nước được

xếp vào loại tài nguyên không bị hao kiệt.
- Lượng nước trên Trái Đất rất lớn và luôn được sinh ra thường xuyên trong các
vòng tuần hoàn nước đến mức con người dù sử dụng nhiều vẫn không thể làm
cho chúng cạn kiệt được.
Giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng.


- Có nhiều loại đất (dẫn chứng).
- Sự hình thành đất trong miền chịu tác động của nhiều nhân tố : đá mẹ, khí hậu,
sinh vật, địa hình, con người,...
- Trong lãnh thổ miền, tác động của các nhân tố hình thành đất khác nhau.
+ Đá mẹ : có nhiều loại khác nhau (đá vôi, đá phiến, trầm tích khác,…), hình
thành các loại đất khác nhau.
+ Khí hậu : nhiệt đới, cận nhiệt, tác động khác nhau đến sự hình thành đất.
+ Sinh vật : có các thảm thực vật khác nhau (dẫn chứng), tác động đến quá trình
hình thành đất khác nhau.
+ Địa hình : đa dạng (dẫn chứng), từ đó hình thành các loại đất khác nhau.
+ Con người : hoạt động của con người làm thay đổi tính chất đất.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi duyên hải
Nam Trung Bộ.
- Đặc điểm chế độ nước :
+ Có hai mùa nước : mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8, mùa lũ từ tháng 9 đến
tháng
12.
+ Lũ lên rất nhanh và đột ngột.
- Các nhân tố ảnh hưởng :
+ Khí hậu có hai mùa : khô và mưa, mùa mưa lệch về thu đông (từ tháng 9 đến
tháng 12).
+ Sông ngắn và dốc (trừ sông Ba), mưa lớn, bão, lớp phủ rừng bị phá huỷ nhiều.
Phân tích sự thay đổi chế độ nhiệt theo vĩ độ.

- Nhiệt độ trung bình năm càng vào phía nam (về phía vĩ độ thấp) càng tăng
(dẫn
chứng), do góc nhập xạ tăng và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (chủ
yếu).
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 tương đối đồng nhất trong cả nước ; riêng ở đồng
bằng ven biển Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ cao hơn (nêu dẫn chứng và
nguyên
nhân).
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hẳn ở phía bắc và tăng từ bắc vào nam (nêu
dẫn chứng và nguyên nhân).
- Biên độ nhiệt trung bình năm càng vào phía nam càng giảm (nêu dẫn chứng và
nguyên nhân).
Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Sự khác nhau :
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ : Trong rừng, loài nhiệt đới chiếm ưu thế, còn
có các loài cận nhiệt và ôn đới (dẫn chứng).
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Loài nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế (dẫn
chứng).
- Giải thích :
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông
lạnh. Có sự di cư của các loài từ Hoa Nam xuống.
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Các loài
nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia, Ấn Độ - Mianma đến.
Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ.
a
Nhận xét
- Mật độ dân số cao so với cả nước và các vùng khác : cao hơn mức trung bình



của cả nước, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng).
- Phân bố không đều theo lãnh thổ (dẫn chứng).
- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng).
b
Giải thích
- Mật độ dân số cao do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã
hội
(phân tích).
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư không giống nhau trong vùng (phân
tích tác động của các nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội).
- Các đô thị là nơi tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ phát triển
cao hơn. Nông thôn chủ yếu phát triển cây công nghiệp,….


6(3,0điểm)
Phân tích sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Tình hình phát triển :
+ Cơ cấu đa ngành (dẫn chứng).
+ Giá trị sản xuất qua các năm tăng nhanh (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất so với toàn ngành công nghiệp tăng vững chắc (dẫn
chứng).
+ Tích cực nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường,…
- Điều kiện phát triển :
+ Nguồn lao động dồi dào (phân tích).
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn (phân tích).
+ Nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng một phần (phân tích).
+ Liên doanh với nước ngoài (phân tích).
- Phân bố :
+ Chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố : Hải Phòng,
Nam Định, Đà Nẵng, Cần Thơ.

+ Ngoài ra, dệt may phân bố ở các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương,
Long An ; công nghiệp giấy ở Phú Thọ, Đồng Nai.
Giải thích các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều
- Các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi
hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư.
- Phân bố dân cư và sản xuất ở nước ta không đều, do đó các hoạt động dịch vụ
phân bố không đều (dẫn chứng).


7
(3,0
điểm)
So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ
với Tây Nguyên.
Giống nhau
a
- Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện cho phát triển trồng trọt,
chăn
nuôi,…(Mộc Châu, Sơn La, Plây Ku, Đăk Lăk,..)
Đất đai : nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây
công
nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu,….
- Khí hậu : có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loại cây.
Khác nhau
- Trung du và miền núi Bắc Bộ :
+ Đất : phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác ; còn có
đất
phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền
núi

(Than Uyên, Nghĩa Lộ,…), tạo điều kiện trồng nhiều loại cây.
+ Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc
của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có
nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,…). Khí hậu núi cao (ở vùng
núi
Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,…) thuận lợi
cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới,…
+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu,…) để phát triển chăn nuôi
trâu, bò, ngựa, dê.
- Tây Nguyên :
+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây
công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,…) trên quy mô lớn.
+ Khí hậu : có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công
nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên
1000 m (Lâm Viên,…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có
nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,…).
18


+ Một số nơi có đồng cỏ (dẫn chứng) tạo điều kiện chăn nuôi bò,…
----------HẾT---------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
NĂM 2015
Môn : ĐỊA LÍ
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 13/03/2015
Đề thi có 2 trang, gồm 7 câu


Câu 1. (3 điểm)
a. Phân tích mối quan hệ về phân bố các đai khí áp trên Trái Đất. Tại sao
nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ Xích Đạo về hai
cực?
b. Giải thích tại sao nhiệt độ trung bình của bán cầu Bắc vào thời kì Trái
Đất ở xa Mặt Trời cao hơn thời kì Trái Đất ở gần Mặt Trời.
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Phân tích vai trò của hoạt động xuất, nhập khẩu trong sự phân công lao
động theo lãnh thổ.
b. Theo khái niệm về các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp,
có thể coi tỉnh Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp than được không? Tại sao?
Câu 3. (3,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích nguyên
nhân tạo nên sự phân bậc và các hướng chính của địa hình đồi núi Việt Nam.
b. Tại sao nói địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng quan trọng đến tính đa
dạng của sinh vật?
Câu 4. (3,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh chế độ
mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên và giải thích.
b. Tại sao tháng mưa cực đại ở Hà Nội sớm hơn Huế?
Câu 5. (3,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải
19


thích về mạng lưới đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
b. Tại sao cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế
xã hội ở các vùng dân tộc ít người?
Câu 6. (3,0 điểm)

a. Cho bảng:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)

1995
1997
1999
2001
2003
2005
2007
m
Xuấ
5448
9185,
11541
15029
20149
32447
48561
t
,9
0
,4
,2
,3
,1
,4
khẩ
u

Nhậ
8155
11592
11742
16217
25255
36761
62764
p
,4
,3
,1
,9
,8
,1
,7
khẩ
u
Hãy phân tích nguyên nhân của tình trạng cán cân xuất, nhập khẩu theo
bảng trên và tác động của tình trạng đó đến tình trạng phát triển kinh tế - xã hội
nước ta.
b. Giải thích tại sao? Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
của nước ta có mức độ tập trung cao theo lãnh thổ.
Câu 7. (3,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh việc phát
triển tổng hợp kinh tế biển của Đồng Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
b. Hệ thống đảo và quần đảo nước ta có vai trò như thế nào trong phát
triển kinh tế - xã hội.
----------HẾT---------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC
GIA
THPT NĂM 2015

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
20


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

u
1

Ý

Nội dung

Điểm

Địa lí tự nhiên đại cương

3,00

a

Mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các
đai khí áp. Nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục

từ Xích đạo về hai cực.
- Mối quan hệ về phân bố các vòng đai nhiệt và đai khí
áp.

2,00

+ Trình bày về phân bố các vòng đai nhiệt và các đai khí
áp trên Trái Đất.

0,50

+ Sự phân bố các đai khí áp gắn với sự phân bố các vòng
đai nhiệt (dẫn chứng và phân tích sự hình thành các đai áp
thấp và áp cao để thấy có hai nguyên nhân hình thành đai
khí áp là do nhiệt lực và động lực, nguyên nhân động lực
liên quan đến nhiệt lực).

1,00

- Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên
tục từ Xích đạo về hai cực, vì nó không chỉ phụ thuộc vào
bức xạ mặt trời, còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác : phân bố
lục địa và đại dương, dòng biển lạnh và nóng, hoàn lưu, độ
cao địa hình, bề mặt đệm,….

0,50

Nguyên nhân làm cho nhiệt độ trung bình của bán cầu
Bắc vào thời kì Trái Đất ở xa Mặt Trời cao hơn thời kì
Trái Đất ở gần Mặt Trời.

- Thời kì Trái Đất ở xa Mặt Trời, bán cầu Bắc chúc về
phía Mặt Trời.

1,00

b

0,50

- Góc nhập xạ lớn.

0,25

- Thời gian ban ngày dài hơn ban đêm.

0,25

21


2

Địa lí kinh tế - xã hội đại cương

2,00

a

Phân tích vai trò của hoạt động xuất, nhập khẩu trong
sự phân công lao động theo lãnh thổ.


1,50

- Phân công lao động theo lãnh thổ : Mỗi lãnh thổ dựa
vào thế mạnh của mình để sản xuất ra các sản phẩm hàng
hoá, trao đổi với các lãnh thổ khác ; mặt khác, lại tiêu thụ
các sản phẩm của các lãnh thổ khác mà mình cần. Mỗi
lãnh thổ tham gia vào phân công lao động với cả hai khía
cạnh : cung cấp các sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ các sản
phẩm hàng hoá.

0,50

- Xuất, nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa
các quốc gia.

0,25

- Việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá giữa các
lãnh thổ được tiến hành thông qua xuất, nhập khẩu.

0,25

- Xuất, nhập khẩu đòi hỏi tăng cường sản xuất, thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm.

0,25

- Xuất, nhập khẩu tạo điều kiện cho phát triển sản xuất
hàng hoá quy mô lớn.


0,25

Về việc xác định trung tâm công nghiệp than tỉnh
Quảng Ninh.

0,50

b

Mỗi trung tâm công nghiệp là một khu vực tập trung
công nghiệp gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn. Tỉnh
Quảng ninh là một đơn vị hành chính, hoạt động khai thác
than trải rộng trên địa bàn của tỉnh, nên không thể gọi là
trung tâm công nghiệp than được.
3

Địa lí tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên)

3,00

a

Phân tích nguyên nhân tạo nên sự phân bậc và các
hướng chính của địa hình đồi núi Việt Nam.

2,00

- Chỉ rõ 5 bậc và hai hướng chính của địa hình đồi núi
nước ta (dẫn chứng cụ thể theo Atlát).


0,50

22


b

- Nguyên nhân phân bậc : nêu hình thái bán bình nguyên
của địa hình đồi núi sau Cổ kiến tạo, tác động nâng lên
theo chu kì của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya trong
Tân kiến tạo, mức độ tác động khác nhau của các chu kì và
tác động ngoại lực. (Diễn giải).

0,75

- Nguyên nhân về hướng: Hướng tây bắc - đông nam của
đồi núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã liên quan
đến miền địa máng Đông Dương và vùng núi Tây Vân
Nam. Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc liên quan
đến khối nền cổ Hoa Nam (gồm cả khối vòm sông Chảy).
Hướng núi của Trường Sơn Nam liên quan đến địa máng
Đông Dương và khối nền cổ Kon Tum. (Diễn giải).

0,75

Ảnh hưởng của địa hình đồi núi nước ta đến tính đa
dạng của sinh vật.

1,00


Phân tích ảnh hưởng của địa hình đồi núi nước ta đến đa
dạng của sinh vật (đa dạng về loài, về hệ sinh thái) theo
các khía cạnh: độ cao, hướng, kiểu địa hình và phân hoá
lãnh thổ,….
4

Địa lí tự nhiên Việt Nam (sự phân hoá tự nhiên)

3,00

a

So sánh mưa của duyên hải Nam Trung Bộ với Tây
Nguyên, giải thích.

2,00

- Giống nhau : lượng mưa trung bình năm, sự phân hoá theo
thời gian và không gian (dẫn chứng).

0,50

- Khác nhau :
+ Thời gian mùa mưa và tháng mưa cực đại (dẫn chứng).
+ Tây Nguyên có những nơi mưa thuộc vào lớn nhất cả
nước, duyên hải NTB có những nơi khô hạn nhất cả nước
(dẫn chứng).

0,50


23


- Giải thích
+ Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa.
+ Phân tích tác động đến mùa mưa ở mỗi lãnh thổ của
gió Tây Nam (gốc từ Bắc Ấn Độ Dương), gió mùa Đông
Bắc, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
+ Phân tích tác động đến tháng mưa cực đại ở mỗi lãnh
thổ của gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam), gió
mùa Đông Bắc, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
b

5

Tháng mưa cực đại ở Hà Nội sớm hơn ở Huế.

1,00

1,00

- Tháng mưa cực đại : Hà Nội vào mùa hạ, Huế vào thu
đông.

0,25

- Nguyên nhân gây mưa lớn cho cả Hà Nội và Huế : gió
mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới. Riêng Huế, có thêm

nguyên nhân : hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.

0,25

- Chỉ rõ thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở hai
địa điểm ; thời gian hoạt động của bão, gió mùa Đông Bắc
ở Huế.

0,50

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (dân cư, xã hội)

3,00

a

Nhận xét và giải thích về mạng lưới đô thị ở Duyên hải
Nam Trung Bộ.

2,00

- Nhận xét : về quy mô, phân cấp, chức năng, phân bố
(dẫn chứng).

1,00

- Giải thích :
+ Về quy mô (liên quan đến trình độ và tính chất kinh tế,
diễn giải).
+ Về phân bố (liên quan đến thuận lợi của các điều kiện tự

nhiên, sự phát triển kinh tế và giao thông,..).

1,00

Phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.

1,00

b

24


- Nêu ý nghĩa về mặt chính trị, tự nhiên (là địa bàn trọng
yếu của đất nước về chính trị, tự nhiên,…) và tiềm năng
kinh tế.
- Chỉ rõ hạn chế về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
mức sống của dân cư,…và chính sách phát triển.
6

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (các ngành kinh tế)

3,00

a

Phân tích nguyên nhân của tình trạng cán cân xuất,
nhập khẩu và tác động của tình trạng đó đến sự phát
triển kinh tế - xã hội nước ta.


2,00

- Tính cán cân xuất nhập khẩu và rút ra nhận xét (cán cân
xuất nhập khẩu ở các năm trên luôn âm, giá trị xuất khẩu
nhỏ hơn nhập khẩu).

0,50

- Nguyên nhân :
+ Do nhu cầu của giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng, tăng
trưởng sản xuất.
+ Do nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
+ Hàng xuất khẩu giá trị không cao, nêu nguyên nhân.

0,75

- Tác động :
+ Tích cực (đảm bảo về tư liệu sản xuất, đáp ứng nhu cầu
về tư liệu tiêu dùng).
+ Tiêu cực : kinh tế (nợ nước ngoài, mất cân đối thu chi,
…), xã hội (một số hậu quả).

0,75

Giải thích ngành công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm của nước ta có mức độ tập trung cao theo
lãnh thổ.

1,00


b

25


×