Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

kiem tra mon QLKT hoi nghe nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.16 KB, 4 trang )

……………………………………………………..
KHOA KINH TẾ

Khoa:
Lớp:
Năm học………………………
Học viên:

KIỂM TRA
Môn: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Đề kiểm tra: Hội nghề nghiệp có tác động gì đến phát triển kinh tế? Hội
có cần cơ quan chủ quản không? Lấy minh chứng tại địa phương để làm rõ
vấn đề trên?
BÀI LÀM:

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hoá, khoa học những năm qua đã giúp sức cho từng cá nhân trong xã
hội nâng cao thêm ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính sáng tạo của mình.
Trong điều kiện như vậy, quần chúng nhân dân đã có thêm cơ hội để phát triển bản
thân, muốn đóng góp ngày càng nhiều hơn cho phát triển xã hội và đó chính là lý do
làm cho các tổ chức dân sự ngày càng trở nên có sức hấp dẫn và có chiều hướng
phát triển tích cực.
Hội nghề nghiệp là một loại hình rất mới ở nước ta, hoạt động trong lĩnh vực
nghề nghiệp chuyên sâu, Hội viên hội nghề nghiệp phải có chứng chỉ nghề nghiệp
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Hội nghề nghiệp cấp với các tiêu chuẩn
điều kiện khá cao, có vị trí và vai trò quan trọng và luôn đồng hành với các cơ quan
quản lý nhà nước. Dù hoạt động nghề nghiệp của các hội khác nhau về lĩnh vực
nghiệp vụ nhưng về cơ bản Hội nghề nghiệp đều có mô hình tổ chức chung, tôn chỉ
mục đích chung.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội thực hiện theo các nguyên tắc: tự


nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự bảo đảm kinh phí
hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ hiến pháp, pháp luật và điều lệ
hội. Hiện nay, ở nước ta các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn, tổ
chức nghề nghiệp (được gọi chung là hội nghề nghiệp) phát triển tương đối nhanh,
hầu như ngành nghề nào cũng có hội nghề nghiệp của mình.
Căn cứ tại khoản đ, điều 5 của Nghị định số 45/2010/QĐ-CP ngày 21/4/2010
của Chính phủ về “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội” thì đối với hội
nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện
đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.


Điều 14 quy định: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; chia,
tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội, như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải
thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên
tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập;
hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động
trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia,
tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm
vi hoạt động trong xã.
Vì vậy, Hội nghề nghiệp không cần phải có cơ quan chủ quản.
Theo quy định của pháp luật, các hội nghề nghiệp trước khi thành lập đều có
điều lệ quy định về tổ chức và hoạt động của mình. Hội là tổ chức tự nguyện của
công dân, tổ chức Việt Nam có tôn chỉ, mục đích phù hợp với quy định của pháp
luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của hội viên, của cộng đồng; góp phần phát triển đất nước vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, trong khi có

rất nhiều vụ việc xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng
của các hội viên lại ít thấy các tổ chức hội nghề nghiệp đứng ra bảo vệ họ. Khi dư
luận tạo áp lực thì các hội nghề nghiệp này chỉ thực hiện trách nhiệm đơn thuần là
làm công văn đề nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan liên quan giải quyết... Nhiều hội
nghề nghiệp bỏ mặc thành viên, hội viên tự thân vận động trong hành trình bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Một số tổ chức hội, đoàn thể hoạt động hình
thức, chỉ thực hiện nhiệm vụ thu hội phí, tổ chức họp hành, sơ kết, tổng kết theo
định kỳ, cuối năm làm báo cáo...
Hiện nay nước ta có hàng trăm hội nghề nghiệp, nhưng số hội hoạt động có
hiệu quả là không nhiều, chỉ mang tính hình thức, trước thực trạng cấp phép xong
không biết hội hoạt động như thế nào, dẫn đến nhiều hệ quả, hoặc có tình trạng
thành lập hội nghề nghiệp theo phong trào, mà không căn cứ vào tình hình thực tế
của địa phương, cơ sở. Nghĩa là địa phương này có hội nào thì địa phương khác
cũng phải có hội đó, kể cả về bộ máy lẫn cách thức, mô hình hoạt động. Việc này
làm cho các tổ chức hội nghề nghiệp không phát huy được vai trò, chức năng của
mình, và gây ra lãng phí ngân sách.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các Hội nghề nghiệp thì cần phải xây
dựng, tổ chức, hoạt động theo mô hình hội nghề nghiệp chuyên nghiệp. Mặt khác,
cũng phải đảm bảo tốt việc quản lý nhà nước, bao hàm cả công tác báo cáo định kỳ
thường xuyên để cơ quan có liên quan nắm được hoạt động của hội.
*Liên hệ địa phương:
Huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện nay có 20 hội được thành lập,
trong đó có 08 hội nghề nghiệp, cụ thể như: Hội làm vườn, Hội đông y, Hội cụ giáo
chức, Hội châm cứu, Hội doanh nghiệp trẻ, Hội sinh vật cảnh, Hội sử học, Hội dược
học.
-2-


Hội làm vườn huyện Long Điền được thành lập vào năm 2005, toàn huyện hiện
có 4/7 xã, thị trấn được xây dựng mới với 7 chi hội; tổng số hội viên hiện có 152

hội viên; có 25 cán bộ Hội từ huyện đến chi hội, trong đó có 19 cán bộ kiêm nhiệm.
Hội làm vườn huyện Long Điền khẳng định hướng đi đối với sản xuất nông
nghiệp của tỉnh là hướng sản xuất nông nghiệp vào những loại cây lâu năm dùng để
xuất khẩu và làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp, dịch vụ; ứng dụng khoa học kỹ
thuật đưa giống mới vào sản xuất, đổi mới cây trồng, vật nuôi theo chương trình
GAP kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái
bền vững.
Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn thử thách, song ngành nông
nghiệp nói chung của huyện Long Điền vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng. Trong
đó có phong trào kinh tế VAC vẫn phát huy vai trò tích cực và đạt được những tiến
bộ mới, đời sống của bà con được cải thiện.
Những thuận lợi đó là: Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ
đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hội hoạt động; đã tập trung vào xây dựng tổ chức
chi hội ở khu phố, thôn, ấp và phát triển hội viên ở những địa phương có sản xuất
nông nghiệp làm nghề vườn cây ăn trái vào Hội để sinh hoạt, nhằm trao đổi kinh
nghiệm xây dựng mô hình kinh tế VAC mang tính bền vững; được Hội làm vườn
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hỗ trợ công tác chuyên môn, tổ chức tham quan cho cán bộ
huyện học tập các mô hình VAC trong và ngoài tỉnh, từ đó cán bộ hội viên cũng rút
ra được nhiều kinh nghiệm trong cây trồng, vật nuôi, để áp dụng cho vườn cây, ao
nuôi nhà mình đạt kết quả cao. Trong những năm qua, Hội làm vườn huyện phối
hợp với các ngành chức năng tuyên truyền vận động các hộ hội viên có đất, có điều
kiện thực hiện mô hình VAC vào hội; phối hợp cùng với các ngành đưa tiến bộ khoa
học kỹ thuật và các chương trình sản xuất theo VIETGAP, để có sản phẩm nông
nghiệp sạch cho thị trường tiêu dùng và tham gia xuất khẩu. Hiện nay có 34 mô
hình VAC đang làm ăn có hiệu quả, trong đó có 15 mô hình VAC đạt kết quả cao.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì có không ít những khó khăn như: Đa số
hội viên có diện tích sản xuất nhỏ nên việc thực hiện theo mô hình VAC không
thuận lợi, nhất là khâu nước tưới cho cây trồng và thời tiết không ổn định, nắng
nóng kéo dài nên việc thực hiện mô hình trang trại khó đạt theo tiêu chuẩn; Về
giống cây trồng, hội viên trồng theo phong trào tự phát nên khi thu hoạch đồng loạt

thì giá thấp, vì những sản phẩm này chỉ ăn tươi là chính, không phù hợp với chế
biến và xuất khẩu (khi trúng mùa thì lại rớt giá) nên nông dân dễ đi theo việc chặt
cây cũ và trồng cây mới; Việc vận động hội viên vào tổ hợp tác và hợp tác xã làm
ăn, nhưng bà con còn e ngại vì thực tế chưa có mô hình hợp tác sản xuất cây ăn quả
nào có kết quả cao. Qua nhiều năm, hội làm vườn huyện chỉ hỗ trợ hội viên về việc
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi là chính. Riêng các ngành
khuyến nông chưa giúp đỡ hỗ trợ cho hội viên về vật chất như giống cây trồng, thức
ăn…để khuyến khích hội viên nông dân làm ăn. Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch
bệnh trên cây trồng vật nuôi cũng diễn biến phức tạp hơn, giá cả nông sản và vật tư
nông nghiệp không ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế VAC,
kinh tế hộ gia đình.
Giải pháp cho những năm tới: Hội làm vườn huyện Long Điền tiếp tục củng
cố tổ chức Hội, phát triển hội viên thường xuyên, củng cố các chi hội và tiếp tục
-3-


vận động các hộ làm nghề vườn vào Hội, nhất là các hộ từ nơi khác đến huyện nhà
sản xuất, chăn nuôi. Để đến năm 2020 đạt 100% hộ làm nghề vườn ở xã, thị trấn
trong huyện vào Hội làm vườn; Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thực hiện
sản xuất theo chương trình VIETGAP để có đủ sản phẩm nông nghiệp sạch cho
người tiêu dùng và tham gia xuất khẩu; Phối hợp các ngành đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật cây, con giống, vật tư, phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ kỹ thuật
làm kinh tế VAC bền vững; Tiếp tục vận động hội viên cải tạo vườn cây già cõi,
kém chất lượng, không phù hợp với thị hiếu thị trường. Hướng dẫn, phổ biến những
loại cây, con giống có chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng cho hội
viên, nhất là tránh việc chạy theo việc chặt phá rồi lại trồng mới.
Tóm lại, kể từ khi Đảng ta đề ra và thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống
chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước
ta đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô tổ chức; tham gia ngày
càng tích cực, có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước sau 30 năm đổi

mới trên cả bốn chức năng: Cầu nối- dịch vụ- liên kết và đối ngoại. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra là phải phát huy đúng mức tính dân chủ để khắc phục bệnh hình thức và xu
hướng hành chính hóa trong tổ chức và hoạt động. Từ đó củng cố, kiện toàn, chấn
chỉnh các tổ chức hội nghề nghiệp. Đối với các tổ chức hội nghề nghiệp hoạt động
không hiệu quả, chỉ mang tính hình thức, cần giải thể, chấm dứt hoạt động. Điều
này vừa phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức hội nghề nghiệp, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
các hội viên./.

-4-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×