Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài kiểm tra môn thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.46 KB, 16 trang )

Đề tài TM1. HK-23: pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp, định giá vốn
góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty.
Bài làm
I . Đặt vấn đề
Sau cải cách nền kinh tế năm 1986. nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Các loại hình công ty thì đã được hình thành khá lâu
trong lịch sử và phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản nhưng trong lúc này
các loại hình công ty mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam các công ty nhà
các công ty tư nhân xuất hiện trên kháp mọi miền đất nước tù thành thị đến
nông thôn từ đồng bằng cho đến miền núi do sự phát triển mạnh mẽ đó yêu
cầu phải có pháp luật điều chỉnh luật công ty 1990 và hiện hành là luật
doanh nghiệp 2005. Theo Điều 1 LDN 2005 quy định về phạm vi điều chỉnh
“ luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư
nhân thuộc thành phần kinh tế ( sau đây goi chung là doanh nghiệp ) quy
định về nhóm công ty”. Về hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty là hết sức quan trong trong việc
thành lập hoạt động của công ty. Đã được pháp luật quy định về vấn đề này
II . Giải quyết vấn đề
Trước tiên ta đi đến khái niệm công ti là gi?
Trong khoa học pháp lí, các nhà luật học đã đưa ra các định nghĩa khác nhau
về công ti. Nhà khoa học Kubler cộng hòa liên bang Đức quan niệm rằng: “
khái niệm công ti được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc
pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt
một mục tiêu chung nào đó
1
Bộ luật dân sự cộng hòa Pháp quy định: Công ti là một hợp đồng mà
thong qua đó hai hay nhiều người có thỏa thuận vơi nhau sử dụng tài sản hay
khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được
qua hoạt động đó
Điều 2 luật công ti 1990 của Việt Nam tuy không đưa ra một khái


niệm chung về công ti nhưng qua định nghĩa về công ti cổ phần, công ti
trách nhiệm hữu hạn thì: “ công ti… là doanh nghiệp trong đó các thành viên
cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn
góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti trong phạm vi phần
vốn góp của mình vào công ti”.
1 . Pháp luật hiện hành về hình thức góp vốn
a, Đối tượng góp vốn
Đối tượng góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp
năm 2005 “thì cá nhân tổ chức có quyền mua cổ phần của công ti cổ phần,
góp vốn vào công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti hợp danh, trừ trường hợp
quy định tại khoản 4 Điều 13 luật doanh nghiệp năm 2005 “ tổ chức cá nhân
sau đây không được quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam:
a, Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử
dụng tài sản nhà nước thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho
cơ quan đơn vị mình;
b, Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công
chức;
c, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan
hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
Việt Nam
2
d, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100%
vốn sở hữu của nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện thoe ủy
quyền quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khá;
đ, người chưa thành niên; người bị hạn chế năng năng lưc hành vi dân
sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e, người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành
nghề kinh doanh;
g, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”

Khái niệm vốn góp ( khoản 4 Điều 4 LDN 2005) “ Góp vốn là việc
đưa tài sản vào công ti để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung
của công ty.
b, hình thức và các loại tài sản đựơc góp vốn vào công ti
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá
trị quyền sử dung đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ
thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ của công ti do thành viên góp vốn để
tạo thành vốn của công ty” . Điều 5 nghị định 102/2010 của chính phủ quy
định có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ “quyền sở hữu trí tuệ được sử
dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quền
sở hữu công nghiệp, quyền với các giống cây trồng và các quyền sở hữu trí
tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là
chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó
để góp vốn. Bộ tài chính hướng dẫn việc định giá vốn góp bằng quyền sở
hữu trí tuệ
Như vậy hình thức góp vốn vào công ty là hết sức đa dạng tù góp bằng tiền
Việt Nam đồng ngoại tệ, vàng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu
trí tuệ. Qua hình thức góp vốn này thi các cá nhân tổ chức dễ dàng góp vốn
vào công ti để trở chủ sở hữu trong công ti
3
2. Định giá vốn góp vào công ti
Việc định giá vốn góp được quy định tai Điều 30 luật doanh nghiệp - Định
giá:Điều30. Định giá tài sản góp vốn
“1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá
chuyên nghiệp định giá.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được
định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành
viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và

nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định
và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp
vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định
giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản
góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản
góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người
góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị
thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”
Do hình thức góp vốn vào công ti là hết sức đa dạng bằng nhiều hình thức
nếu góp vốn vào công ti băng tiền Việt Nam đồng thì không cần phải thông
qua việc định giá vốn góp vào công ti. Đối với tài sản góp vốn vào doanh
nghiệp khi thành lập thì tất cả các thành viên sang lập là người định giá các
tài sản đó, giá trị các tài sản góp vốn phải được thông qua theo nguyên tắc
nhất trí.Trong trường hợp công ty đang hoạt động, khi có yêu cầu thành viên
4
mới góp vốn vào công ty hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn,
người định giá phải là Hội đồng thành viên công ty TNHH và là Hội đồng
quản trị công ty cổ phần; Luật quy định việc định giá là hoàn do các nhà đầu
tư và doanh nghiệp tiến hành và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực,
chính xác về việc định giá đó. Việc định giá này không bắt buộc phải có xác
nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng. Trong trường hợp các bên
định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn
và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt
hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường. quy định
này buộc người định giá phải có trách nhiệm, trung thực và sự hiểu biết khi
định giá sai so với thực tế tại thời điểm góp vốn thì người có quyền, nghĩa
vụ và lợi ích liên quan có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh buộc

người định giá lại hoặc tổ chức giám định để giám định lại giá trị tài sản góp
vốn.
Đối với những tài sản góp vốn vào công ti đã được quy định khoản 1
Điều 30. Ngoại tệ, vàng khi là đối tượng góp vốn vào công ti thi phải được
thẩm định giá theo giá hiện hành nhưng tài sản thuộc quyền sở hữu như
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các
loại tài sản đăng ký quyền sở hữu như ôtô,xe máy, tàu thuyền khi đưa vào
làm tài sản góp vốn vào công ti thì cần phải được cơ quan thẩm định giá đối
với các loại tài sản đó. Quyền sử dụng đất được coi như là một tài sản dùng
để làm tài sản góp vốn làm ăn, trong thực tế đã hết sức phổ biến quyền sử
dung đất là một quyền hết sức đặc biệt mà nhà nước đã trao cho người sử
dụng đất việc thẩm định loại tài sản này do nhà nước thông qua các hình
thức mức giá cụ thể, mức giá chuẩn, khung giá, giá giới hạn tối đa, tối thiểu
tuy nhiên trong thực tế thì vấn đề này diễn ra hết sức rát phức tạp có thể cao
5
hơn hoặc thấp hơn so với giá nhà nước đã đưa ra xuất phát từ nhu cầu thực
tế giá đất ngày càng leo thang, các chế định của nhà nước cũng chưa rõ ràng.
Quyền sở hữu trí tuệ đây là một tài sản vô hình và không mang tính giới hạn:
như các nước phát triển trên thế giới thì quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo vệ
hết sức nghiêm ngặt mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì đều bị coi
là trái pháp luật đối với các loại tài sản thì tài sản trí tuệ là quan trọng hàng
đầu vai trò của nó ngày càng lớn trong thời thực tế cuộc sống. chất xám của
con người đã bắt đầu được đưa vào trong sản xuất ngày nay các sản phẩm
của trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Theo luật doanh nghiệp tài sản góp vốn còn có thể là tài sản khác ghi trong
điều lệ của công ti do các thành viên góp vốn tạo thành vốn công ti. Đó có
thể là tài sản hữu hình hay vô hình. Tuy nhiên không phải bất kì tài sản nào
cũng có thể góp vốn vào công ti mà tài sản đó phải hợp pháp nếu tài sản
khác này không phải tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải
định giá. Trong thục tế hoạt động đầu tư tài sản góp vốn hết sức phong phú

+ Nguyên tắc định giá: theo khoản 2 Điều 30 “ tài sản góp vốn khi
thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập theo
nguyên tắc nhất trí ; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá
thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới
chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp
vốn tại thời điểm kết thúc định giá”. Như vậy tất cả các thành viên trong
công ti thống nhất bàn bạc quyết định giá trị tài sản, luật doanh nghiệp chưa
quy định trực tiếp nguyên tắc định giá tài sản góp vốn trong quá trình công ti
hoạt động mà chỉ quy định người có thẩm quyền định giá. Trong công ti cổ
phần và công ti trách nhiệm hữu hạn thì vấn đề này sẽ được quyết định tại
cuộc họp của của ban quản lý công ti theo đúng tỷ lệ mà luật donh nghiệp
6

×