Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÀI TIỆU CNXHKH cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.52 KB, 4 trang )

Động lực của CM XHCN
Khái niệm
- Cách mạng xã hội: là sự cải biến căn bản một chế độ xã hội, là sự
thay thế một chế độ xã hội này bằng một chế độ khác tiến bộ hơn, phù hợp
với quy luật phát triển của lịch sử nhân loại.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa: là một cuộc cách mạng xã hội nhằm
mục tiêu thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời bằng một chế độ xã
hội mới, phù hợp với quy luật phát triển lịch sử, đó là chế độ xã hội xã hội
chủ nghĩa tiến lên cộng sản chủ nghĩa.
+ Theo nghĩa rộng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải
biến cách mạng toàn diện, triệt để, sâu sắc, lâu dài, gồm 2 giai đạon:
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ khi giai cấp công nhân lãnh đạo các tầng lớp
nhân dân lao động đập tan bộ máy thống trị của giai cấp bóc lột, giành lấy
chính quyền, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.
Giai đoạn 2: Giai đoạn công nhân sử dụng chính quyền mới làm công
cụ chủ yếu để cải tạo chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa. Quá trình này chỉ hoàn thành khi xã hội mới được xây
dựng xong và phát triển một cách vững chắc.
+ Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa là cao trào đấu tranh
chính trị của giai cấp công nhân nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản,
giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân.
Động lực của Cách mạng XHCN
- Những động lực cơ bản
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu giải phóng giai cấp
công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cách mạng xã hội chủ
nghĩa là một sự nghiệp cách mạng mang tính quần chúng rộng rãi, được thực
hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua chính đảng của nó.
Vì vậy, động lực cơ bản của cuộc cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc -



trong đó công nhân - nông dân - trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động
khác giữ vai trò nòng cốt.
+ Giai cấp công nhân là động lực chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
- Thứ nhất: Giai cấp công nhân tiêu biểu cho phương thức sản xuất
mới (là đại biểu cho cả lực lượng sản xuất tiên tiến và quan hệ sản xuất tiên
tiến).
- Thứ hai: Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng tiên tiến, có lý luận khoa
học, cách mạng dẫn đường.
- Thứ ba: Giai cấp công nhân là giai cấp có đủ những điều kiện và khả
năng đại biểu lợi ích cho tất cả các tầng lớp lao động trong xã hội để xây
dựng khối liên minh chiến lược, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt
đến mục tiêu cuối cùng.
+ Giai cấp nông dân: là một động lực quan trọng đảm bảo sự thắng lợi
của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Thứ nhất: Giai cấp nông dân là một lực lượng xã hội rất đông đảo,
đặc biệt đối với những nước chậm phát triển như Việt Nam, nông dân còn
chiếm tuyệt đại bộ phận trong dân cư thì sự tham gia của họ sẽ là một động
lực cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
- Thứ hai: Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn
phù hợp với nguyện vọng và những nhu cầu lợi ích cơ bản của giai cấp nông
dân. Trong quá trình tham gia cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp nông
dân tiếp thu hệ tư tưởng đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn của giai
cấp công nhân, họ ngày càng tin tưởng vững chắc vào mục tiêu và con
đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Thứ ba: Thực tiễn ngày càng làm sáng tỏ vấn đề: giai cấp nông dân
cần thiết phải tham gia liên minh với giai cấp công nhân để thực hiện cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chỉ có liên minh với giai cấp công nhân



và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó,
giai cấp nông dân mới thực sự được giải phóng
+ Đội ngũ trí thức (tầng lớp trí thức)
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ trí thức là một động lực
rất quan trọng. Bởi lẽ:
- Trí thức là một lực lượng xã hội nắm giữ kho tàng tri thức của nhân
loại, là bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ của một đất nước, một dân tộc.
- Trí thức là một tầng lớp xã hội có khả năng tiếp cận nhanh với
những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến nhất của thời đại.
-Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh và
mạnh như vũ bão, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của tri
thức ngày càng nâng cao. Sự tham gia của đội ngũ trí thức vào cách mạng xã
hội chủ nghĩa được coi là một động lực có ý nghĩa quyết định thắng lợi của
cuộc cách mạng.
- Về động lực tổng hợp
+ Xem xét từ một góc độ khác, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học
cũng chỉ ra rằng: con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, mục tiêu của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn phù hợp với nhu cầu phát triển khách
quan của toàn xã hội, cho nên nó hoàn toàn có khả năng cuốn hút tất cả các
lực lượng tiến bộ trong xã hội, liên kết lại trong một mặt trận thống nhất tạo
thành động lực tổng hợp của cách mạng.
+ Vận dụng sáng tạo lý luận đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Đảng ta đã đưa ra quan điểm: "Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng
dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân
tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm điểm tương đồng; tôn trọng ý kiến
khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xóa nỏ mặc cảm, định
kiến phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần
cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai. Khối đại đoàn kết toàn dân

trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và phát triển sâu


rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã khẳng định lại
quan điểm trên một cách rõ ràng hơn:
Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực
chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập,
thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn
giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành
phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của
dân tộc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần
cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.
Liên hệ Việt Nam
- Năm 1945, 1954
- Năm 1975
- Trong thời kỳ đổi mới



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×