Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thuyết minh Thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 16 trang )

Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

LỜI GIỚI THIỆU
Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chuyên ngành Công nghệ ô tô phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước. Hưởng ứng phong trào tự làm các thiết bị dạy học
trong các trường dạy nghề, trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của nhà trường
cùng với sự nghiên cứu và lao động nghiêm túc, tập thể giáo viên khoa Động lực
trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ đã thiết kế và chế tạo được rất nhiều mô
hình, thiết bị thiết thực phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Các thiết bị này
được các nhà giáo và các chuyên gia kỹ thuật đánh giá cao. Nhiều thiết bị đã đạt
giải cao trong các Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm các cấp.
Để tiếp tục bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại, tính năng kỹ thuật cao,
phạm vi sử dụng rộng phục vụ giảng dạy và học tập, trong thời gian qua chúng
tôi đã thiết kế, chế tạo thành công “Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang
bị điện ô tô”. Đây là thiết bị dạy học đã được sử dụng và khai thác có hiệu quả
tại khoa Động lực.
Trong quá trình thiết kế, chế tạo thiết bị này, tác giả nhận được sự góp ý,
chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, sự tham gia chế tạo và động viên của các đồng
nghiệp ở khoa Động lực, khoa Điện, khoa Điện tử - tin học, khoa Cơ khí trường
cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của
lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các đồng nghiệp
để nhóm tác giả hoàn thành việc chế tạo thiết bị này.
Nhóm tác giả

Môc lôc
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
1


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013



Lời giới thiệu
Mục lục
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt
1. Mục đích thiết kế chế tạo
2. Phạm vi ứng dụng
3. Sáng tạo trong thiết kế và chế tạo
4. Mô tả đặc tính kỹ thuật của thiết bị
5. Giá thành sản xuất
6. Hướng dẫn sử dụng, khai thác, bảo quản và sửa chữa
Tài liệu tham khảo
Kết luận.

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Khối phía trên
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
2

Trang
1
2
3
6
6
7
8
11
11
14
15



Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

STT
1.

Ký hiệu
(+)

Ý nghĩa
Cực dương đèn chiếu xa và chiếu gần

2.

(-)

Cực âm ắc quy

3.

TL

Đèn xi nhan bên trái

4.

TR

Đèn xi nhan bên phải


5.

CL

Đèn kích thước

6.

HI

Đèn chiếu xa

7.

HL

Đèn chiếu gần

8.

BEAM

Đèn báo chiếu xa

9.

FLASH

Nháy đèn chiếu xa


10.

HAZ

Đèn báo nguy hiểm

11.

DOOR

Đèn mở cửa

12.

ACT+, ACT-

Tín hiệu điều khiển mô tơ chốt cửa

13.

FUEL

Nhiên liệu

14.

MIL

Đèn báo lỗi


15.

RPM

Đồng hồ tốc độ vòng quay

16.

OIL

Đèn báo áp suất dầu bôi trơn

17.

CHARGE

Đèn báo nạp

18.

WT

Nhiệt độ nước làm mát

19.

ILL

Đèn báo mạch chiếu sáng


Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
3


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

20.

AM

Cực khóa điện (nối với dương ắc quy)

21.

IG

Cực khóa điện (dương ắc quy sau khóa điện)

22.

ST

Cực khóa điện (khởi động)

23.

WASH

Phun nước rửa kính


24.

STOP

Đèn phanh

25.

REAR

Đèn hậu

26.

BACK UP

Đèn lùi

27.

LOCK

Khóa

28.

UNLOCK

Không khóa


29.

U1,U2

Nâng kính cửa sổ

30.

D1, D2

Hạ kính cửa sổ

2. Khối phía dưới
TT
Ký hiệu
1.
ECU
2.
3.
4.
5.
6.

EFI
BATT, +B
IGSW
FC
SIL


7. W

Ý nghĩa
Hộp điều khiển điện tử
Hệ thống phun xăng điện tử
Dương ắc quy
Tín hiệu công tắc khóa điện (vị trí IG)
Tín hiệu điều khiển rơ le bơm xăng
Tín hiệu báo lỗi
Tín hiệu đèn kiểm tra

Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
4


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.

STA
MREL
TACH

E2G
VC
HT
E1, E01, E02, E03
VG
OX
THW
THA
VTA
G2
NE+,NEE2
SPD
#10, #20, #30, #40
IGT1, IGT2, IGT3, IGT4
IGF
OCV+,OCVKNK
NSW
STP
ELS2, ELS
ISC
RSO
VVT-i
DLC3
EFI RELAY
OPEN RELAY
IGN RELAY
ST RELAY
HEAD RELAY
TAIL RELAY
HORN RELAY

WINDOW RELAY
WINDOW FUSE
AM FUSE
IGN FUSE

Tín hiệu khởi động
Tín hiệu điều khiển rơle EFI
Tín hiệu tốc độ vòng quay
Mass cảm biến lưu lượng khí nạp
Điện áp không đổi 5V
Sấy cảm biến ôxy
Mass động cơ
Tín hiệu cảm biến lưu lượng khí nạp
Tín hiệu oxy
Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát
Tín hiệu nhiệt độ khí nạp
Tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga
Tín hiệu vị trí trục cam
Tín hiệu tốc độ vòng quay trục khuỷu
Mass cảm biến
Tín hiệu tốc độ xe
Tín hiệu điều khiển các vòi phun
Tín hiệu thời điểm đánh lửa
Tín hiệu phản hồi đánh lửa
Tín hiệu điều khiển van VVTI
Tín hiệu cảm biến kích nổ
Tín hiệu công tắc số trung gian
Tín hiệu phanh
Tín hiệu phụ tải
Van điều khiển tốc độ không tải

Tín hiệu điều khiển van không tải
Điều khiển thời điểm phối khí - thông minh
Giắc chẩn đoán lỗi 16 chân
Rơ le cấp nguồn ECU
Rơ le mở mạch
Rơ le khóa điện
Rơ le khởi động
Rơ le đèn chiếu xa, chiếu gần
Rơ le đèn hậu
Rơ le còi
Rơ le cửa sổ
Cầu chì cửa sổ
Cầu chì nguồn
Cầu chì khóa điện

Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
5


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.


EFI FUSE
OBD FUSE
HORN FUSE
STOP FUSE
HAZ FUSE
LH FUSE
RH FUSE
WIPER FUSE

Cầu chì
Cầu chì
Cầu chì
Cầu chì
Cầu chì
Cầu chì
Cầu chì
Cầu chì

nguồn ECU
chẩn đoán
còi
đèn phanh
đèn báo nguy hiểm
đèn chiếu xa, chiếu gần bên trái
đèn chiếu xa, chiếu gần bên phải
gạt nước, rửa kính

1. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ, CHẾ TẠO
+ Xuất phát từ thực trạng trang thiết bị nhà trường còn ít, chưa đồng bộ,
một số thiết bị mua về còn tồn tại một số hạn chế:

- Chưa đạt được ý đồ sư phạm của giáo viên;
- Chưa có tính đa năng ứng dụng cho nhiều bài học, nhiều mô đun;
- Vận chuyển khó khăn;
- Giá thành cao.
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần bổ sung trang thiết bị nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học trong điều kiện nhà trường còn hạn chế vốn đầu tư mua
sắm.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên
tiếp cận với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với thực tế và chương trình
đào tạo, nhóm tác giả đã thiết kế và chế tạo “Mô hình hệ thống phun xăng điện
tử và trang bị điện ô tô” với mục đích:
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
6


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

- Trực quan hóa các khái niệm trừu tượng, tạo ra sự hứng thú trong quá
trình dạy và học;
- Bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại, tính năng kỹ thuật cao, an toàn, dễ
vận chuyển phục vụ giảng dạy và học tập;
- Giảng dạy được nhiều bài học, nhiều mô đun mà các thiết bị khác không
đáp ứng được;
- Khai thác tính sáng tạo của thầy và trò, rèn luyện tay nghề, tiếp cận công
nghệ mới;
- Giảm kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị cho nhà trường.
2. PHẠM VI ỨNG DỤNG
+ Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô được sử dụng
để dạy lý thuyết, thực hành hoặc theo phương pháp tích hợp cho các môn học,
mô đun nghề Công nghệ ô tô ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề hoặc

trình độ cao hơn. Bao gồm:
- Môn học: Điện tử cơ bản;
- Mô đun: Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử;
- Mô đun: Bảo dưỡng - sửa chữa trang bị điện ô tô;
- Mô đun: Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ và ô tô.
Đối với giáo viên:
- Giải thích cho học viên những kiến thức về kết cấu và nguyên lý hoạt
động các mạch điện của hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô.
- Sử dụng mô hình để giới thiệu, thao tác mẫu việc kiểm tra, sửa chữa và
đấu nối các mạch điện trong quá trình giảng dạy;
- Với những bài tập nâng cao, giáo viên tạo ra những sự cố tương tự như
thực tế để học viên tư duy, phán đoán và đề ra phương án xử lý;
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng thiết bị để luyện tập tay nghề cho học
sinh – sinh viên tham gia Hội thi tay nghề các cấp và khu vực.
Đối với học viên:
- Củng cố kiến thức về kết cấu và nguyên lý hoạt động;
- Thực hành kiểm tra, sửa chữa và đấu nối các mạch điện riêng rẽ theo
từng bài học như: Mạch bơm xăng, mạch cấp nguồn ECU, mạch khởi động…
- Với các bài tập nâng cao, học viên tư duy, phán đoán tìm ra những hư
hỏng và đề ra các phương pháp khắc phục;
- Qua quá trình thực tập trên mô hình, học viên kiểm tra, sửa chữa, đấu
nối được các mạch điện thực tế trên ô tô.
3. SÁNG TẠO TRONG THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
7


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

3.1. Tính sư phạm: Trực quan hóa các khái niệm trừu tượng, tạo hứng thú trong

quá trình dạy và học. Qua mô hình học viên có thể:
- Nhận biết được các chi tiết, các bộ phận thực tế của hệ thống phun xăng
điện tử và trang bị điện ô tô;
- Dễ dàng quan sát được quá trình hoạt động của các hệ thống mà trên
thực tế khó có thể thực hiện được.
3.2.Tính khoa học – công nghệ
+ Thiết bị thể hiện gần như toàn bộ phần điện của ô tô du lịch thông dụng
nhất hiện nay với cách bố trí các linh kiện phù hợp với thực tiễn, phù hợp với
chương trình đào tạo và có khả năng mở rộng theo yêu cầu phát triển của
chương trình đào tạo;
+ Thiết bị có lắp một số biến trở minh họa sự thay đổi thông số đầu vào
để làm thay đổi thông số đầu ra giống thực tế, như: biến trở nhiệt độ khí nạp;
biến trở lưu lượng khí nạp, biến trở tốc độ động cơ;
+ Có thể thay đổi được tốc độ máy phát điện và tín hiệu tốc độ động cơ
thông qua bàn đạp ga giống như trên xe ô tô;
+ Phần giá lắp máy phát và máy khởi động có thể di chuyển được tạo ra
không gian rộng khi luyện tập;
+ Thiết bị có lắp hộp tạo lỗi giúp giáo viên chủ động tạo ra các lỗi giống
như thực tế để học viên kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa;
+ Thiết bị kết nối được với các máy chẩn đoán lỗi chuyên dùng có sẵn
trên thị trường hiện nay để phát hiện các hư hỏng;
+ Giáo viên có thể sử dụng kết hợp với máy chiếu đa năng để minh họa
trực quan cho học viên;
+ Thiết bị được thiết kế thành hai khối liên kết với nhau bằng bu lông,
tháo rời được khi vận chuyển.
4. MÔ TẢ ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ
4.1. Cấu tạo chung

Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
8



Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

1

2

3

4

5

6

* Thiết bị gồm hai khối lắp ghép với nhau bằng bu lông.
+ Khối phía trên.
1
4

1
3
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
9
1

1

1


9

7

8


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

Chú thích:
1. Cụm đèn trước bên trái
2. Còi điện
3. Đèn trần
4. Bảng đồng hồ táp lô
5. Cụm đèn trước bên phải
6. Chốt khóa cửa
7. Cụm công tắc tổ hợp

8. Cụm đèn sau bên phải
9. Công tắc đèn phanh, lùi và áp suất dầu bôi trơn
10. Khóa điện
11. Đèn soi biển số
12. Công tắc báo nguy hiểm
13. Cụm đèn sau bên trái
14. Công tắc điều khiển cửa.

Bề mặt khối phía trên làm bằng tôn, sơn tĩnh điện có độ bền cao. Trên
khối lắp đặt các linh kiện phần điện thân xe và giá lắp sơ đồ các mạch điện riêng
3

5
1
2
4
6
7
rẽ.
Bao gồm:
- Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu;
8
- Hệ thống làm sạch kính chắn gió;
- Hệ thống nâng hạ cửa sổ điện;
1
- Hệ thống điều khiển chốt khóa cửa;
9
2
- Hệ thống thông tin;
- Các công tắc, cảm biến.
1
0
+ Khối phía dưới.

1
1
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
10


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013


Chú thích:
1. Đồng hồ áp suất xăng
2. Giàn ống phân phối và vòi phun xăng
3. Giá đỡ các cảm biến
4. Bộ điều khiển điện tử (ECU)
5. Biến trở điều chỉnh khí nạp
6. Hộp bướm ga

7. Cảm biến vị trí trục cam
8. Cảm biến vị trí trục khuỷu
9. Bàn đạp ga
10. Biến trở điều chỉnh nhiệt độ nước
11. Vị trí lắp hộp tạo lỗi
12. Giá lắp cuộn đánh lửa và IC đánh lửa

Bề mặt khối phía dưới được chế tạo bằng hợp kim nhôm có độ bền cao.
Trên khối lắp đặt các thiết bị điện và linh kiện của các hệ thống:
- Hệ thống phun xăng điện tử;
- Hệ thống đánh lửa trực tiếp bô bin đơn;
- Hệ thống cung cấp điện;
- Hệ thống khởi động;
- Hệ thống các cảm biến.
4.2. Thông số kỹ thuật
+ Kích thước mô hình: 1900 x 1400 x 700mm;
+ Trọng lượng: 150 Kg;
+ Nguồn điện một chiều 12V (ắc quy) được mắc song song với máy phát
điện dùng để cung cấp cho các thiết bị điện như: Hệ thống phun xăng điện tử và
đánh lửa trực tiếp, hệ thống khởi động, hệ thống chiếu sáng – tín hiệu, v.v. Bộ
nguồn này được bảo vệ bằng hộp cầu chì.
+ Nguồn điện xoay chiều một pha 220V cung cấp cho động cơ điện để

dẫn động máy phát, thông qua bộ biến tần làm thay đổi tốc độ vòng quay động
cơ điện.
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
11


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

+ Hệ thống điện thân xe (mạch chiếu sáng – tín hiệu, mạch gạt nước mưa,
phun nước rửa kính, mạch nâng hạ cửa sổ điện…) lắp theo mạch điện xe Toyota
Corrolla Altis;
+ Hệ thống phun xăng điện tử và đánh lửa trực tiếp bô bin đơn: lắp theo
mạch điện động cơ 1ZZ-FE;
+ Hệ thống khởi động: sử dụng máy khởi động loại một cấp;
+ Máy phát điện: Dòng điện định mức 60A.
Ngoài ra thiết bị còn có bộ phận tạo ra các sự cố cơ bản (hộp tạo lỗi).
5. GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
Thiết bị được nhóm tác giả chế tạo từ vật tư, linh kiện có sẵn trên thị trường
trong nước do đó có giá thành chỉ bằng 50% đến 60% giá thiết bị tương đương
trên thị trường.
6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, KHAI THÁC, BẢO QUẢN VÀ SỬA CHỮA
6.1. Hướng dẫn sử dụng và khai thác
6.1.1. Hướng dẫn sử dụng
* Trước khi sử dụng thiết bị, giáo viên hướng dẫn và học viên cần lưu ý:
 Với hệ thống điện:
+ Sử dụng tài liệu hướng dẫn;
+ Luôn đầy đủ trang phục bảo hộ khi làm việc;
+ Cấp nguồn điện cho thiết bị: nguồn một chiều 12V (ắc quy) và nguồn xoay
chiều 220V. Khi cấp nguồn điện cho thiết bị cần chú ý:
- Tắt các công tắc phụ tải;

- Khóa điện ở vị trí AM;
- Với nguồn một chiều: Kiểm tra cực tính của ắc quy, các đầu tiếp xúc,
hộp rơ le, cầu chì. Dây màu đỏ nối với cực dương, dây màu đen nối với âm ắc
quy.
- Với nguồn xoay chiều: Kiểm tra nguồn điện vào, nối dây tiếp đất, các rơ
le đảm bảo an toàn;
- Khi thực hiện các bài tập đấu nối, các chốt cắm phải đúng vị trí, độ dài dây
hợp lý, sắp xếp gọn gàng. Trước khi cho mạch hoạt động phải kiểm tra lần cuối;
- Thử mạch điện: Dùng đồng hồ vạn năng.
+ Học viên không được sử dụng hộp tạo lỗi.
 Với hệ thống nhiên liệu:
+ Chuẩn bị bình cứu hỏa trước khi làm việc với hệ thống nhiên liệu;
+ Thực hiện ở nơi thoáng mát, không hút thuốc, không ở gần các thiết bị
phát tia lửa như máy mài, máy cắt kim loại, máy hàn,...
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
12


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

 Với bộ tạo tín hiệu trục cam và trục khuỷu: Không chạm vào các đĩa tạo
tín hiệu khi thiết bị đang hoạt động.
* Vận hành thiết bị
- Cấp nguồn một chiều 12V từ ắc quy và nguồn xoay chiều 220V cho thiết
bị;
- Bật công tắc điều khiển: Một số mạch điện như: mạch đèn pha, mạch
cảnh báo nguy hiểm, mạch còi, mạch đèn phanh, mạch đèn trần, mạch báo mở
cửa…sẽ hoạt động khi bật công tắc mà không cần bật chìa khóa điện;
- Bật chìa khóa điện sang vị trí IG lúc này điện nguồn một chiều 12V cung
cấp cho thiết bị khi đó đèn MIL và một số đèn báo trên bảng đồng hồ táp lô

sáng.
- Khi có điện nguồn cấp cho thiết bị, nguồn điện 5V từ bộ vi xử lý do ECU
tạo ra sẽ cung cấp cho cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm
biến nhiệt độ nước làm mát,…;
- Nếu chuyển chìa khóa điện sang vị trí khởi động (ST) thì nguồn điện xoay
chiều 220V sẽ cấp cho động cơ điện dẫn động máy phát khi đó hệ thống phun
xăng điện tử và đánh lửa trực tiếp, máy phát điện của thiết bị sẽ hoạt động.
- Nhấn bàn đạp ga để thay đổi tốc độ vòng quay.
Chú ý: Hộp điều khiển điện tử (ECU) trên thiết bị này điều khiển cả động
cơ và hộp số tự động nhưng trên thiết bị không bố trí hộp số tự động do đó luôn
có các lỗi thường trực của hộp số. Đèn MIL sẽ luôn sáng ngay cả khi thiết bị
đang hoạt động.
* Bài tập ví dụ: Thực hành chẩn đoán bằng thiết bị chẩn đoán lỗi CarmanVG.
- Kết nối thiết bị chẩn đoán với thiết bị qua giắc DLC3;
- Bật khóa điện sang vị trí IG;
- Khởi động thiết bị chẩn đoán;
- Chọn: Chẩn đoán xe/ khu vực sản xuất/ nước sản xuất/ hãng xe/ loại động
cơ/ động cơ và hộp số/giắc chẩn đoán16 chân;
+ Chọn F1: Đọc mã hư hỏng;
+ Chọn F2: Hiển thị các thông số hiện tại.
- Xóa lỗi sau khi sửa chữa: Chọn EASRE.
6.1.2. Khai thác. Các bài tập thực hiện trên thiết bị:
+ Các bài tập cơ bản
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch cung cấp điện;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch khởi động;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch chiếu sáng – tín hiệu;
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
13



Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch phun nước rửa kính;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch gạt nước mưa;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch nâng hạ cửa sổ điện;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch điều khiển chốt cửa;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch đèn báo, mạch đồng hồ trên bảng đồng
hồ táp lô;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch cung cấp nguồn cho hộp điều khiển
điện tử;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch cảm biến: Cảm biến trục khuỷu, cảm
biến trục cam, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến nhiệt độ khí nạp;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch điều khiển van dầu phối khí VVT-i;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch đánh lửa;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch điều khiển bơm nhiên liệu;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch điều khiển vòi phun xăng;
- Kiểm tra, đấu nối mạch điện toàn hệ thống.
+ Các bài tập nâng cao
- Tạo lỗi để học viên thực hành khắc phục lỗi;
- Kiểm tra, sửa chữa, đấu nối mạch chẩn đoán;
- Sử dụng thiết bị chẩn đoán để chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng của hệ
thống;
- Khảo nghiệm thời gian phun và lượng phun của các vòi phun khi thay đổi
tín hiệu đầu vào.
6.2. Hướng dẫn bảo quản và sửa chữa
- Bảo quản thiết bị nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát;
- Thường xuyên kiểm tra thiết bị theo định kỳ;
- Kiểm tra và nạp điện ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Nếu đứt cầu chì bảo vệ phải kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sau đó
thay cầu chì đúng thông số;

- Nếu xảy ra sự cố nguy hiểm như chập nguồn điện, cháy hỏng thiết bị phải
lập tức cắt ngay nguồn điện rồi mới xem xét xử lý;
- Các linh kiện khi thay thế phải đúng chủng loại;
- Khi vận chuyển xa, tháo rời thiết bị thành hai khối riêng biệt, đặt theo
chiều đứng, quá trình vận chuyển phải nhẹ nhàng, nếu đựng trong hộp kín phải
chèn chặt bằng vật liệu mềm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
14


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

Trong quá trình giảng dạy và học tập trên mô hình hệ thống phun xăng
điện tử và trang bị điện ô tô, giáo viên và học viên có thể tham khảo một số tài
liệu sau:
[1] Tài liệu đào tạo của TOYOTA - TEAM 21.
[2] Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại - PGS.TS Đỗ Dũng
[3] Cẩm nang sửa chữa TOYOTA COROLLA ALTIS
[4] Hướng dẫn khai thác xe TOYOTA HIACE - TS. Võ Tấn Đông.

KẾT LUẬN
Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
15


Hồ sơ dự thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2013

“Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô” được chế tạo

với ý đồ sư phạm của nhóm tác giả là nâng cao khả năng để truyền tải kiến thức
và rèn luyện kỹ năng từ chương trình đào tạo đến người học, tạo hứng thú cho
người học, ứng dụng rộng rãi, hiệu quả, đảm bảo an toàn... Đây là những yêu
cầu đặt ra rất quan trọng khi thiết kế chế tạo thiết bị dạy học nhất là trong điều
kiện các nhà trường còn hạn chế về vốn đầu tư trong việc mua sắm trang thiết bị
dạy học chuyên dụng và đồng bộ.
Trong thời gian tiếp theo chúng tôi sẽ nghiên cứu ứng dụng hệ thống lập
trình máy tính để điều khiển sự hoạt động của thiết bị.
Vì điều kiện thời gian và khả năng có hạn, thiết bị không tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Nhóm tác giả mong nhận được các nhận xét, góp ý của
đông đảo đồng nghiệp để thiết bị được hoàn chỉnh hơn.

DUYỆT

Phú Thọ, ngày 27 tháng 9 năm 2013
TM.NHÓM TÁC GIẢ
Trưởng nhóm

Bùi Quốc Huy

Mô hình hệ thống phun xăng điện tử và trang bị điện ô tô
16



×