Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA SA đéc TỈNH ĐỒNG THÁP (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
LÀNG HOA TÂN QUY ĐÔNG, TP SA ĐÉC

Ngành:

Kỹ Thuật Môi Trường

Chuyên ngảnh: Kỹ thuật môi trường

Giảng viên hướng dẫn :

TS. Nguyễn Thị Phương

Sinh viên thực hiện

:

Phan Thắng Đạt

MSSV

:

1411090203



Lớp

:

14DMT02


TP. Hồ Chí Minh, 2018


Mục Lục

Danh mục biểu đồ


Danh mục hình


Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, bên cạnh việc
đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mà nó còn là một nét văn hoá của
Việt Nam nói chung và các vùng miền nói riêng. Bên cạnh những đóng góp tích cực về
mặt kinh tế, sự phát triển của các làng cũng đang phải đối mặt với những vấn đề môi
trường. Những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển làng nghề đang trở thành
các thách thức đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho nông thôn.
Dù nhiều làng nghề hiện nay đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay
theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay ở nước ta vẫn có

tới 2017 làng nghề, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 210 làng nghề tiểu
thủ công, có nhiều làng nghề chỉ nhắc đến người ta đã liên tưởng ngay tới sản phẩm
đặc trung của nó. An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt, mắm cá; Vĩnh Long
có làng nghề làm gốm, nghề đan lát; Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng; Tiền Giang có
làng tủ thờ, làng nón bàng buông, mắm tôm chà; Bến Tre có kẹo dừa, các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ là từ cây dừa; Kiên Giang có nước mắm, khô mực; Đồng Tháp có làng
hoa kiểng, bonsai, cổ thụ…
Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã đem về lượng doanh thu hàng ngàn
tỷ đồng và nguồn ngoại tệ hạng chục triệu USD thông qua việc xuất khẩu sản phẩm
cho khoảng 50 nước trên thế giới. Các làng nghề cũng đã và đang giải quyết được vấn
đề khá nhức nhối đó là giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động nông
nhàn, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập của người lao động tham
gia vào các làng nghề tăng gấp 3-4 lần so với khoản thu nhập chỉ duy nhất là làm nông
nghiệp.
Chính vì vậy mà việc điều tra khảo sát, nghiên cứu các ngồn thải, đánh giá hiện
trạng và diễn biến môi trường là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu hiệu giải
quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề trồng cây kiểng Sa Đéc.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH
TẾ- XÃ HỘI CỦA LÀNG HOA TÂN QUI ĐÔNG ,TP SA ĐÉC
1.1 Điều kiện tự nhiên:
1.1.1 Đặc điểm địa hình:
a) Vi trí địa lý

Thành phố Sa Đéc nằm ở bờ Nam sông Tiền, vùng giữa hai sông lớn (sông Tiền
và sông Hậu), cách thành phố Cao Lãnh 30 km và cách thành phố Vĩnh Long 30 km.
Sa Đéc có diện tích tự nhiên là 60 km2, gồm: 06 phường và 03 xã.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Huyện Cao Lãnh.

- Phía Đông giáp huyện Châu Thành.
- Phía Tây giáp huyện Lai Vung.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò.
Vị trí đặc biệt của thành phố Sa Đéc vừa có những lợi thế so sánh, đồng thời
cũng có những hạn chế không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
b) Điều kiện tự nhiên:

Cùng với các điều kiện kinh tế và vị trí nằm trong vùng đồng bằng Châu Thổ,
được hình thành từ phù sa sông nên Đồng Tháp có địa hình khá bằng phẳng. Độ cao
chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 1-2m.
Vùng Đồng Tháp Mười: Địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm các huyện:
thị xã Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành phố Cao
Lãnh. Vùng có hướng dốc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, cao ở vùng biên giới và
vùng ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng lòng
máng trũng.
Vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu bao gồm: huyện Lấp Vò, Lai Vung,
Châu Thành và thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông
vào giữa. Cao độ phổ biến từ 0,8-1,0m; cao nhất khoảng 1,5m; thấp nhất khoảng 0,5m.
c) Địa hình:

Dựa vào kết quả trước đây, căn cứ vào bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, bản đồ
địa chất tỉnh Đồng Tháp tỷ lệ 1/100.000 và kết quả khảo sát thực địa cho thấy:
Đất đai thành phố Sa Đéc hình thành trên 01 loại trầm tích non trẻ
Holocene:
Trầm tích Holocene bao phủ 100% diện tích tự nhiên của thành phố. Bao gồm
các loại sau:


Trầm tích sông (aQ3IV) bao phủ khoảng 100% diện tích: do tập trung các đê
sông và các nhánh sông lớn nên còn gọi là trầm tích đê tự nhiên, dễ nhận thấy ở dọc

sông Tiền và sông Sa Đéc. Vật liệu chính là sét có màu nâu rất đặc trưng và không
chứa vật liệu sinh phèn. Trên các mẫu chất này hình thành các loại đất phù sa. Hằng
năm vào mùa lũ, sông Tiền vận chuyển một lượng lớn phù sa và sự lắng đọng phù sa
thông qua hệ thống kênh nội đồng.
Địa hình thành phố Sa Đéc mang đặc điểm chung của địa hình Đồng Tháp
Mười là thấp trũng và khó thoát nước:
Toàn Thành phố có một dạng địa hình cơ bản là địa hình đồng bằng thấp và
thấp dần theo hướng Bắc đến Nam (cao theo giải đất ven sông Tiền, sông Sa Đéc và
thấp dần sang phía Nam thành phố). Cao trình cao nhất ở phía Bắc giáp Sông Tiền từ
1,1m -1,9m (xã Tân Khánh Đông, phường Tân Quy Đông), thấp nhất ở phía Tây Nam
khoảng 0,8 m (Tân Quy Đông); Cao trình phía Đông Nam dao động từ 0,9-1,2m (xã
Tân Quy Đông); Cao trình phần lớn vào khoảng 0,8-1,3M. Đặc biệt vùng đất khu
trung tâm và khu dân cư do được lập líp nên địa hình vượt cao hơn đất hiện hữu (cao
trình 1,2-1,7m)
Vì vậy, mùa lũ nước ngập nông và thoát lũ nhanh hơn các vùng khác trong
Đồng Tháp Mười. Thống kê theo độ sâu và thời gian ngập lũ cho thấy: Có 19% diện
tích có độ ngập >1 mét và thời gian ngập dài từ 15/9 đến 30/12 (1093 ha), có 20,7%
diện tích có độ ngập từ 15/9 đến 30/11 (1197), có 42% diện tích có độ ngập < 0,5 mét
và thời gian ngập từ 15/9 đến 15/10 (2424 ha).
d) Khí hậu- khí tượng:

Đặc điểm khí hậu:
Sa Đéc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt
cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn và phân hoá thành hai mùa trái
ngược nhau (mùa khô & mùa mưa). Quy luật phân bố này tương đối ổn định qua các
năm, ít có thay đổi trong không gian.
Nhiệt độ cao và ổn định, bình quân 27,5 0C ( theo niên giám thống kê 2012),
nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1. Tổng tích ôn tương đối
cao (9.786), tổng bức xạ cao (156.7 kcal/m 2/ tháng) và phân bố tương đối đều theo
mùa vụ cho phép sản xuất cây trồng quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc

phát triển các cây trồng nhiệt.
Tổng số giờ nắng trong năm: 214,1 giờ.


Lượng mưa lớn, phân bố tương đối đều theo không gian và tập trung khoảng
90% vào mùa mưa. Lượng mưa bình quân tương đối lớn 109,1 mm/năm, phân bố theo
mùa (mùa mưa và mùa khô), đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa chiếm đến 85-90% lượng mưa
cả năm, tháng 7, 8, 9, 10 lượng mưa lớn là do gió mùa Tây Nam mang đến và trùng
với mùa lũ về nên gây ra hiện tượng thừa nước nghiêm trọng.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10-15%
lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi cao (trung bình 3,1- 4,6 mm/ngày), lại trùng với
mùa nước kiệt. Như vậy, mùa khô nước trên kênh rạch và đồng ruộng bị bốc hơi mạnh,
nguồn nước vốn bị thiếu hụt lại càng bị thiếu hụt thêm, gây ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Độ ẩm: Các tháng mùa mưa có độ ẩm rất cao chiếm đến 90-97%, cộng với mưa
lớn đã làm toàn vùng gần như bão hoà về nước. Trái lại mùa khô không có mưa, độ ẩm
thấp, lượng bốc hơi lớn. Độ ẩm tương đối trung bình là 78- 84%. Độ ẩm lớn nhất
tháng vào tháng 9 là 88%. Độ ẩm nhỏ nhất vào tháng 3 là 80%.
Gió: Hằng năm có hai hướng gió thịnh hành chính:
(i) Mùa khô hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến
tháng 3 năm sau, tần suất gió 60-70%.
(ii) Mùa mưa hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng
11, tần suất gió 70%.
(iii) Tốc độ gió trung bình khoảng 3m/s, hằng năm từ tháng 4-11 thường có cơn
giông lớn, trong cơn giông tốc độ gió có thể lên tới 30- 40 m/s hoặc có gió giật mạnh,
gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thi công các công trình xây dựng ,giao
thông…
Đặc điểm thuỷ văn:
Chế độ thuỷ văn thành phố Sa Đéc chịu tác động của 3 yếu tố: lũ, mưa nội đồng

và thuỷ triều biển Đông. Hằng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ trùng với mùa
mưa, mùa kiệt trùng và mùa khô.
Mùa kiệt: mùa kiệt được nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Chế độ thuỷ văn trên sông, kênh chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều biển Đông, mực
nước giảm dần đến tháng 1, tháng 2 trở đi bắt đầu thấp hơn mặt sông, trừ một số khu
vực phía Nam có thể lợi dụng thuỷ triều khai thác tưới tự chảy.


Mùa lũ: mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, do dòng lũ sông Tiền và mưa
khu vực gây ra. Lưu lượng lớn nhất trong thời kỳ này của sông Tiền là 16.000- 18.000
m3/s.
Về chế độ ngập lũ, địa bàn chịu ảnh hưởng của dòng lũ cuối nguồn từ sông Tiền
thông qua các hệ thống sông, rạch tự nhiên và các kênh trục chính.
Thời gian ngập lũ chịu tác động của tổng lượng lũ thượng nguồn, mưa khu vực
và chế độ thuỷ triều. thời gian ngập lũ thường bắt đầu từ tháng 8, thời kỳ cao điểm
ngập vào tháng 9 và tháng 10 với độ ngập tăng dần.
1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội TP Sa Đéc:
Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do những ảnh
hưởng của việc biến đổi khí hậu và thị trường xuất khẩu luôn biến động… nhưng với
nổ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh, đặc
biệt là sự hoạt động tức cực từ các cơ chế, chính sách của Chính phủ đã tạo thêm điều
kiện thuận lợi cho địa phương vượt qua khó khăn thực hiện đạt và vượt 13/16 chỉ tiêu
theo Nghị quyết của hội đồng Nhân dân tỉnh đề ra, tình hình kinh tế xã hội có những
chuyển biến tích cực , tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,04% ( tuy không đạt chỉ tiêu kế
hoạch là 7,5% nhưng vẫn đáng khích lệ), tổng giá trị GRDP ước đạt trên 47.000 tỷ
đồng, tăng hơn 2.100 tỷ đồng so với năm 2016. Kết quả chủ yếu đạt được như sau:
1.2.1 Về kinh tế:

Thành phố Sa Đéc nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thuỷ bộ, những
năm gần đây về cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng như nâng cấp mặt

đường, mở rộng nền đường, mở thêm các tuyến đường mới,… góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hiện tại, kinh tế thành phố đang trên đà phát triển theo hướng bền vững, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng lĩnh vực công nghiệp- xây dựng, thương mạidịch vụ và giảm dần lĩnh vực nông nghiệp.
Ngành thương mại và dịch vụ của thành phố khá phát triển đóng góp một tỷ lệ
lớn trong nền kinh tế của thành phố. Do có vị trí thuận lợi trong lưu thông hàng hoá và
chủ trương đúng đã tạo cho ngành phát triển mạnh.
Trong năm vừa qua thành phố đã đạt những thành tựu về kinh tế như sau:
- Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển, tinh thần hợp tác, liên kết sản xuất và
đạt kết quả tích cực, vai trò chủ thể của người dân được phát huy trong quá trình xây
dựng nông thôn mới.


Các địa phương đã tổ chức lại việc sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, khuyến
khích và hổ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; áp dụng khoa họckĩ thuật, nhiều mô hình áp dụng quy trình sản xuất an toàn nên đã mang lại hiệu quả
tốt, cùng với việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá, hệ thống tưới tiêu tự động đã góp
phần làm giảm giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, Tỉnh tiếp tục cũng cố các hợp tác xã
để liên kết với các nhà vựa, các doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật
tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chế biến và xuất khẩu; thúc đẩy công nghiệp
chế biến để hình thành vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu…, góp phần nâng cao thu nhập, và tăng thêm mức sống cho
người dân.
Nhìn chung, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai đúng hướng,
nhất là áp dụng các quy trình sản xuất giảm giá thành đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên,
phương pháp tính GRDP khu vực nông - lâm - thủy sản là dựa trên sản lượng và theo
giá so sánh năm 2010 nên chưa phản ánh đúng thực tế hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, phần lợi nhuận tăng thêm mà người dân trực tiếp thụ hưởng từ việc giảm chi
phí sản xuất, giá bán nông sản tăng cao hơn so với năm trước... không được tính vào
giá trị GRDP lĩnh vực nông nghiệp, do đó đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng khu vực
I, ước chỉ tăng 1,81% (tương đương tăng 294 tỷ đồng) so với năm 2016.

- Các ngành, địa phương đã chủ động nắm bắt tình hình bằng nhiều hình thức
và nỗ lực tháo gỡ khó khăn nhằm duy trì sản xuất, nên hầu hết các sản phẩm công
nghiệp chế biến chủ lực của Tỉnh tăng so với năm 2016. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy
mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá trị gi tăng cao,
góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước tăng 5% so với năm 2016. Đã
thu hút thêm 08 dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lắp đầy bình quân
03 khu công nghiệp trên địa bàn đạt trên 96%.
- Hoạt động du lịch có bước khởi sắc thông qua nhiều hoạt động xúc tiến, quảng
bá, liên kết xây dựng các tua (tour) và phát triển sản phẩm du lịch mới… đã góp phần
thu hút trên 3,3 triệu lượt du khách (trong đó có 80 nghìn lượt du khách quốc tế), tăng
32% so với năm 2016, đứng nhất cụm phí Đông vùng ĐBSCL. Doanh thu du lịch ước
đạt 650 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2016. Vào cuối năm 2017, Đồng Tháp sẽ tổ
chức Tuần lễ du lịch Đồng Tháp tại Khu du lịch Văn hoá Phương Nam, một điểm du
lịch mới được tư nhân đầu tư quy mô, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn du khách trong
thời gian tới.


1.2.2 Về tình hình văn hoá- xã hội
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường được chú
trọng. Đến nay đã có 03 dự án xử lý và tái chế rác thải được đầu tư từ nguồn vốn xã
hội hóa, gồm: Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tại bãi rác Đập Đá (đã đi vào
hoạt động), dự án Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại
và dự án Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty Cổ
phần Gia Bình Hồng Ngự (đang thực hiện các thủ tục đầu tư).
1.3 Tổng quan và hiện trạng của làng hoa Tân Quy Đông TP. Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp.
1.3.1 Lịch sử hình thành làng hoa Tân Quy Đông.

Nằm về bờ Nam sông Tiền cạnh vành đai tuyến tỉnh lộ 848 thuộc thị xã Sa Đéctỉnh Đồng Tháp, làng hoa Tan Quy Đông hay còn được biết đến với tên gọi làng hoa
Sa Đéc là một làng nghề truyền thống với lịch sử thăng trầm cả trăm năm. Nơi đây

khắp bốn mùa được bao phủ bởi những thảm hoa rực rỡ đủ muôn hồng nghìn tía khiến
khách đến thăm thú ngỡ như lạc vào một thế giới của sắc màu với những hương thơm
thanh cao và quyến rũ…

Hình 1: Cổng chào của làng hoa Sa Đéc
Nép mình bên dòng sông Tiền quanh năm gió lộng, làng hoa Tân Quy Đông tuy
không phải là kỳ tích của thiên nhiên cũng không phải là một kiệt tác về lĩnh vực kiến


trúc cổ xưa nhưng nhờ niềm đam mê lẫn tình yêu hoa kiểng cũng như là bàn tay điêu
luyện của nhiều thế hệ nghệ nhân, qua gần nữa thập kỷ đến nay đã trở thành một điểm
du lịch lý thú mang sắc thái độc đáo của vùng sông nước Cửu Long.

Hình 2: Cảnh chăm sóc hoa của người dân địa phương
Làng hoa Sa Đéc đã có từ những năm đầu thế kỷ 20, bấy giờ vùng Tân Quy
Đông chỉ có hộ trồng hoa để trang trí dịp tết. Thấy hoa hợp đất nở đẹp, dần dần số hộ
trồng hoa đã tăng lên và mực đích kinh doanh cũng được xác định. Về sau lan rộng ra
các vùng như rạch Sa Nhiên, phường An Hoà, xã Tân Khánh Đông, và phường 3 (TP.
Sa Đéc), xã Tân Mỹ (huyện Lấp Vò)…; Về sau được UBND tỉnh Đồng Tháp công
nhận là làng hoa truyền thống. Đến nay, tổng diện tích trồng hoa là hơn 510 ha, với
trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa
kiểng lớn nhất vùng ĐBSCL và miền Nam.


Hình 3:Hoa Cát Tường
Trước đây, làng hoa kiểng Tân Quy Đông chỉ kinh doanh theo mô hình “ cha
truyền con nối”, và vẫn chưa được đầu tư đúng mức nên đã trải qua nhiều lúc thăng
trầm. Sau khi bước vào giao đoạn hội nhập, có cơ hội vận dụng tiến bộ khoa học kĩ
thuật, các vườn hoa Tân Quy Đông đã khởi sắc và được đầu tư cơ sở hạ tầng, bổ sung
nhiều giống hoa quý hiếm mới lạ, xây dựng trung tâm lai tạo giống cấy mô, lập chợ

đầu mối để tiêu thụ hoa kiểng… những yếu tố này đã góp phần tích cực đưa làng hoa
Tân Quy Đông phát triển, mở rộng và bước vào thời kì hoàng kim.
Ngày nay, đặc điểm làng hoa Sa Đéc vẫn giữ nét khác biệt với hình ảnh các
luống hoa thẳng tắp trên ruộng đồng, bởi cây ở đây được trồng trên các giàn cao, phía
dưới là mặt nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào, người dân cứ thế lội
chân, mùa nước nổi thì dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa mà ra công chăm sóc.
Từ lâu nghề trồng hoa kiểng trên thế giới đã xếp vào loại nghệ thuật độc đáo
mang nhiều tính nhân văn, một nỗ lực bổ sung nhằm tái tạo phần nào thiên nhiên bị
con người tàn phá. Tại miền Nam Việt Nam ngay từ những năm 1930, khi nhắc đến
khái niệm “văn minh miệt vườn”, nhiều người đã biết liên hệ đến nghệ thuật trồng cây
hoa kiểng của miệt Tân Quy Đông như một hình thái độc đáo của nền văn minh sông
nước.
Điểm đặc biệt so với những nơi khác, hoa ở Tân Quy Đông được đặt lên những
giàn cao để tận dụng nguồn nước lên của những con rạch nhỏ. Theo giải thích của một
chủ vựa hoa, do hoa Tết phải xuống giống từ giữa năm, lúc đang vào mùa nước nổi
nên nhà vườn phải lập giàn để đưa hoa lên cao. Lâu dần thành lệ, những giống hoa
gieo vào vụ tiếp theo cũng được đưa cho lên giàn. Hình ảnh người trồng hoa đứng trên
những con thuyền lướt nhẹ để chăm sóc hay thu hoạch bên những giàn hoa đã trở
thành vẻ đẹp sông nước rất bình dị chỉ có ở làng hoa Tân Quy Đông, tuy vậy đằng sau
đó là cả một tình cảnh éo le khi người trồng hoa luôn phải lội nước hay bùn sình để
chăm bón cho từng luống hoa…
Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm sôi, cúc tiger, cúc
đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím,
liễu hồng, xác pháo… Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu như: hồng
Graga màu tím đen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm,
hồng Masseile màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt, hồng Confidence màu vàng hột
gà, hồng Nhung đỏ thắm mượt mà…


Hình 4:Hoa Nữ Hoàng

Xứ này còn nổi tiếng bởi các loài hoa kiểng, có cây quý hiếm
tuổi đã ngót trăm năm, bên cạnh những loài cây bình dị gần gũi như:
khế, cau, sung, si, mai... qua bàn tay tỉ mẫn, tài hoa của các nghệ
nhân đã trở thành nhưng cây kiểng với dáng hình đẹp, lạ. Riêng Vạn
Niên Tùng là loài cây thời thượng được giới nhà vườn dí dỏm xếp vào
hàng “đại đế” của các loài cây kiểng ở đất phương Nam. Từ các loài
Sơn Tùng, Ngoạ Tùng, Tùng Hổ Phách, Tùng Nhật Bản… đến Kim quýt,
Nguyện quới, Mai chiếu thuỷ… các nghệ nhân đã không ngừng sáng
tạo, hình thành nên các thế phu thê, mẹ bồng con, thác đổ, nghing
phong… hàm chứa nghệ thuật và triết lý sâu xa.

Hình 5:Hoa Rạng đông và Dứa Nam Mỹ
Với bề dày kinh nghiệm lâu năm và tiến bộ khoa học kỹ thuật,
hoa kiểng Sa Đéc giờ không chỉ có mặt ở các tỉnh vùng ĐBSCL mà
còn vươn đến TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh miền


Trung, Tây nguyên và một số tỉnh phía Bắc…và xuất khẩu đi các quốc
gia trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc… Bởi
thế, nơi đây đã trở thành một địa danh quen thuộc với khách sành
chơi hoa kiểng.
Theo quy luật của tự nhiên, mỗi khi Xuân về là muôn hoa đua
nở. Ở làng hoa kiểng Tân Quy Đông, do người dân trồng hoa quanh
năm nên cả bốn mùa đều mang đậm sắc Xuân. Đặc biệt vào dịp gần
Tết Nguyên đán, trên khắp mọi nẻo đường nơi đây đều ngập tràn
muôn hoa.
Đến làng hoa Tân Quy Đông vào những ngày cận Tết, du khách
sẽ được tận mắt chứng kiến “trăm hoa đua nở” đúng như cách mà
nhiều người vẫn ví von về vùng đất này. Nhiều loại hoa phục vụ tết
như Cúc Mâm xôi, Cúc Đài Loan, Cúc Tiger, Hồng Tam muội, Hồng

nhung, Vạn thọ… cùng các loại kiểng như Mai vàng, Mai chiếu thuỷ,
Tùng nhật, Trang, Thược dược, Kim phát tài, bông Giấy, Vạn lộc, Phú
quý, Thịnh vượng, Hòn ngọc viễn Đông… Không phải không có lý khi
có người cho rằng Tân Quy Đông là nơi mùa Xuân đến sớm nhất vùng
ĐBSCL.
Nếu có dịp thả bộ dọc theo bờ sông Tiền, men theo đường tỉnh lộ ĐT.848 hoặc
Lê Lợi, Sa Nhiên- Cai Dao, Sa Nhiên- Ông Thung, du khách sẽ được chiêm ngắm
không chỉ làng hoa hay vườn hoa mà cả một rừng hoa với đủ kỳ hoa dị thảo đua nhau
khoe sắc. Riêng con đường “Vườn hồng” từ bờ sông Tiền chạy ra sông Sa Đéc là
vương quốc của hoa Hồng với trên 50 giống Hồng lộng lẫy kiêu sa, đặc biệt có loại
Hồng xanh rất kỳ lạ, qua bàn tay chăm sóc thuần hoá của các nghệ nhân Tân Quy
Đông đang ngày ngày ra hoa làm đẹp cho đời…
Mỗi năm, làng hoa kiểng Tân Quy Đông đón tiếp hàng ngàn lượt du khách
trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Du khách đến đây ngoài việc mãn
nhãn với các loài hoa đa dạng và phong phú, còn cảm thấy thích thú khi được nghe các
nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của
từng loại hoa. Hiện nay làng hoa Tân Quy Đông đã trở thành một thương hiệu du lịch,
một điểm đến khá lý tưởng cho khách du lịch cả trong lẫn ngoài nước mỗi khi có dịp
đến với ĐBSCL…


Hình 6:Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê
Du lịch đến Sa Đéc, du khách còn có dịp thưởng thức những
đặc sản địa phương như hủ tiếu Sa Đéc, nem Lai Vung, những công
trình kiến trúc vang bóng một thời như nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê ở số
225A Nguyễn Huệ với lối kiến trúc của mang phong cách La Mã thời
kỳ phục hưng thế kỷ XVII, được nhiều người biết đến qua tiểu thuyết
cùng bộ phim L’amant (người tình) của nữ văn sĩ Marguerite Dumas
ghi dấu thiên tình sử mặn nồng và đầy trắc trở mang tên “Thuỷ LêDuras”; ngôi nhà cổ 49 Nguyễn Huệ mang nét hiện đại lẫn cổ kính
với những hình chạm tinh xảo hằn vết thời gian trên đỉnh mái ngói

rêu phong; những ngôi chùa tuyệt đẹp như Kim Huê, Minh Hương…


Hình 7:Chùa Kim Huê
Vai trò của làng hoa Tân Quy Đông trong việc phát triển kinh tế
địa phương.
Tuy chỉ với khoảng 500 ha đất nhưng hoa kiểng đã mang lại cho
thành phố Sa Đéc sự thịnh vượng vượt bậc, với doanh thu năm 2006
đạt 29 tỷ đồng, năm 2007 đạt 42 tỷ đồng và đến năm 2012 đã lên
đến trên 115 tỷ đồng… có điều tổng giá trị sản xuất tăng nhanh phi
mã cũng bao hàm những yếu tố bất cập có nguy cơ đẩy làng hoa vào
con đường tự đánh mất chính mình.
Tân Quy Đông từ lâu đã trở thành một địa danh khá quen thuộc
với khách sành điệu trong giới nghệ thuật chơi hoa kiểng, và sản
phẩm hoa kiểng với thương hiệu “ Sa Đéc” đi đến đâu cũng được đón
nhận cách trọng thị, dù cho ở trong hay ngoài nước. Điều đó chứng
tỏ nghệ thuật ở Tân Quy Đông đã có bề dày truyền thống và được tín
nhiệm của đông đảo khách hành…
1.3.2 Hiện trạng và vai trò của làng hoa trong sự phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh.
Tổng diện tích trồng hoa kiểng năm 2017 là 506,9 ha, đạt
101,38% so với kế hoạch năm, tăng 4,10% so với năm 2016. Tập
trung chủ yếu phường Tân Quy Đông 275 ha, xã Tân Khánh Đông 145
ha; với số hộ sản xuất khoảng 2.300 hộ; giá trị sản xuất hoa kiểng


năm 2017 đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 13,29% so với năm 2016, chiếm
71,42% so với sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2017.
Tổng số cơ sở kinh doanh hoa kiểng năm 2017 là 50 hộ, tập trung
ở phường Tân Qui Đông; số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoa

kiểng là 9 doanh nghiệp; số hợp tác xã và tổ hợp tác hoa kiểng là 8 (01
hợp tác xã, 7 tổ hợp tác).
Diện tích hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên Đán năm 2018 khoảng
100 ha, cho ra thị trường khoảng 1,5 đến 2 triệu giỏ hoa, trong đó
cúc mâm xôi trên 100 ngàn giỏ, hồng các loại trên 300 ngàn giỏ, cúc
khác các loại trên 100 ngàn giỏ.
Sản xuất:
- Cây hoa kiểng thường niên
Tổng diện tích sản xuất hoa kiểng đến tháng 12/2017 là
506,9ha, đạt 101,38% so với kế hoạch, số hộ sản xuất là 2.300 hộ,
giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2017 ước đạt 1.450 tỷ đồng. Tập
trung chủ yếu phường Tân Quy Đông 263 ha, xã Tân Khánh Đông 145
ha. x
Tổng số cơ sở kinh doanh hoa kiểng năm 2017 là 50 hộ, tập
trung ở phường Tân Qui Đông; số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực hoa kiểng là 9 doanh nghiệp; số HTX, THT hoa kiểng là 8 trong
đó: 01 HTX, 7 THT.
Theo đánh giá tình hình sản xuất hoa kiểng và thị trường tiêu
thụ hoa kiểng năm qua tương đối thuận lợi, nhà vườn có thu nhập ổn
định, không có tình trạng hàng sản xuất không bán được.
- Hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán năm 2018
Diện tích sản xuất hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên Đán năm
2018 đến thời điểm 11/2017 khoảng 30 ha chủ yếu là cúc Mâm Xôi,
hạnh, các loại hoa kiểng tết khác như cúc các loại, hồng các loại, cát
tường, dạ yếu thảo, mai, đồng tiền, lily… đang chuẩn bị xuống giống.
Ước diện tích hoa kiểng phục vụ tết Nguyên Đán năm 2018 khoảng
100 ha, cho ra thị trường khoảng 1.5 đến 2 triệu giỏ hoa, trong đó


cúc mâm xôi trên 100 ngàn giỏ, hồng các loại trên 300 ngàn giỏ, cúc

khác các loại trên 100 ngàn giỏ.
Thị trường tiêu thụ:
Hiện nay, hoa kiểng Sa Đéc sản xuất ra tiêu thụ khắp các nơi
trong nước, nhiều nhất là TP HCM, đa số thông qua thương láy, nên
giá hoa kiểng Sa Đéc hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào thương láy
thu mua, chưa ổn định đầu ra, mặc dù thu nhập có tăng nhưng chưa
ổn định.
Hoạt động kinh doanh hoa- kiểng còn hạn chế, chưa gắn kết
giữa người sản xuất và người tiêu thụ, còn bị lệ thuộc vào tư thương,
bị động bởi giá cả đầu vào và đầu ra dẫn đến thu nhập người sản
xuất không ổn định.
Theo đánh giá tình hình sản xuất hoa kiểng và thị trường tiêu
thụ hoa kiểng năm năm tương đối thuận lợi, nhà vườn có thu nhập
ổn định, không có tình trạng hàng sản xuất không bán được.
Tình hình dịch bệnh trên hoa kiểng có xãy ra, ở mức trung bình,
do thời tiết năm nay bất thường, không thuận lợi trong sản xuất. Tuy
nhiên, người sản xuất hoa kiểng ở Sa Đéc có nhiều kinh nghiệm và
được cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống địa bàn nắm bắt tình hình
và khuyến cáo người dân phòng trị kịp thời nên không ảnh hưởng lớn
đến chất lượng, số lượng hoa kiểng.
Giao thông vận tải:
Nhằm đẩy mạnh phát triển Làng hoa Sa Đéc, trong năm đã thực
hiện:
Đường hoa Sa Nhiên - Mù U (đoạn từ cầu Sa Nhiên đến đường
vành đai Tây Bắc) và Đường Sa Nhiên - Cai Dao (đoạn từ cầu Cai Dao ranh huyện Lai Vung);
Cầu Cai Dao; Cầu Ông Thung và cầu Ông Quế.
Tuy nhiên, phát triển dịch vụ và du lịch hoa- kiểng Sa
Đéc cũng còn những khó khăn hạn chế như:
Sản xuất hoa- kiểng có quy mô diện tích nhỏ lẻ, thủ công, dựa
vào kinh nghiệm gia đình là chính, không phổ biến nghề cho người



khác, công nghệ sản xuất lai tạo nhân giống chưa phát triển, chưa tạo
được sự liến kết trong sản xuất và tiêu thụ.
Hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất hoa- kiểng còn hạn chế,
chưa tạo được sự gắn kết với tham quan du lịch, còn bị lệ thuộc vào
tư thương, bị động bởi giá cả đầu vào và đầu ra dẫn đến thu nhập
người sản xuất chưa ổn định.
Đầu tư hạ tầng dịch vụ du lịch còn hạn chế, cơ sở phục vụ dịch
vụ du lịch phát triển chưa đồng bộ, hệ thống dịch vụ lưu trú, ẩm thực
chưa đầy đủ, mang tính tự phát, chưa hấp dẫn, việc kết nối các tua
du lịch trong và ngoài tỉnh chưa phù hợp, cơ sở vật chất thiếu vốn
đầu tư tôn tạo, sản phẩm lưu niệm chưa nhiều và khách đến du lịch
sa đéc chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
1.3.3 Định hướng phát triển của làng hoa Tân Quy Đông

Mục tiêu tổng quát:
Tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án đầu tư Làng Hoa- Kiểng Sa
Đéc để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và ổn định lâu dài cho ngành hoa- kiểng, tạo
mũi đột phá để phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống nhân dân thành phố.
Tập trung lãnh đạo và điều hành thực hiện đầu tư các điểm sản xuất hoa kiểng
tập trung, đẩy mạnh phát triển các điểm nhân giống mới, chất lượng cao, đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Xây dựng mới các điểm liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ bền
vững.
Phát huy thế mạnh tiềm năng của làng Hoa- Kiểng Sa Đéc kết hợp với các làng
nghề khác, các di tích lịch sử văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá, hệ thống nhà cổ, sản
phẩm du lịch đặc thù, ẩm thực đặc trưng trên địa bàn để phục vụ phát triển dịch vụ du
lịch.
Nâng cao hạ tầng giao thông, bến bãi, trạm dừng chân, hệ thống dịch vụ lưu trú,
dịch vụ vận chuyển hành khách, xây dựng sắp xếp trang trí đường hoa, sản xuất hoa

kiểng tập trung của làng hoa, vườn hoa, chợ hoa và tổ chức Festival, Tuần lễ Hoa
thường niên.
Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu phát triển làng Hoa- Kiểng Sa Đéc đến cuối năm 2020 đạt 550 ha và
giá trị sản xuất là 1.015 tỷ đồng.


Từ nguồn kinh phí khuyến nông của tỉnh, thành phố hằng năm xây dựng mô
hình, điểm trình diễn ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao chất lượng hoa kiểng
đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Thực hiện quy hoạch nông nghiệp nông thôn thành phố Sa Đéc đến năm 2020;
Đề án mở rộng diện tích hoa kiểng giai đoạn 2010-2020. Triển khai thực hiện những
hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng làng Hoa- Kiểng Sa Đéc, hạ tầng dịch vụ- du lịch…
phục vụ phát triển làng Hoa- Kiểng Sa Đéc.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điểm đã đầu tư nhà vườn sản xuất hoa
kiểng kết hợp với tham quan du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời nhân
rộng thêm 03 mô hình trong thời gian tới.
Hổ trợ hoạt động của Hợp tác xã Hoa Kiểng Tân Quy Đông làm đầu mối liên
kết sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng, nhằm thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng hoa kiểng
theo Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp tỉnh, Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành
Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Tổ chức các sự kiện văn hoá lịch sử gắn với Festival Hoa vào thời điểm Lễ Hội
Hoa xuân hằng năm.
Giải pháp chủ yếu thực hiện:
Giải pháp sản xuất hoa kiểng:
Tăng cường đầu tư, xây dựng phát triển làng Hoa-Kiểng Sa Đéc đạt quy mô
diện tích và giá trị sản xuất. Xây dựng bảo tồn và phát triển các giống hoa đặc trưng
của Sa Đéc (hoa hồng, hoa cúc…), vận động người dân chuyển đổi đất trồng các loại
cây kém hiệu quả sang trồng hoa- kiểng.
Nghiên cứu đầu tư thí điểm các mô hình sản xuất hoa kiểng sử dụng giống mới

đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nghiên cứu quy trình sản xuất theo công nghệ
cao nhằm hướng tới xuất khẩu hoa kiểng ra nước ngoài.
Xây dựng Khu Trung tâm dịch vụ hoa- kiểng và du lịch 05 ha ấp Khánh Hoà xã
Tân Khánh Đông; phối hợp, liên kết với Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp công nghệ
cao Đồng Tháp, xã Tân Khánh Đông; phối hợp Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh
học Lan Anh tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả
trong sản xuất và kinh doanh hoa- kiểng.
Vận động và tạo điều kiện để các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực hoa- kiểng,
Hội Sinh vật cảnh thành phố, Hợp tác xã Hoa- Kiểng Tân Quy Đông và các Tổ hợp tác
hoa kiểng của xã Tân Khánh Đông, phường Tân Quy Đông các cơ sở sản xuất kinh


doanh hoa- kiểng trên địa bàn đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô, phát triển thêm dịch
vụ du lịch, mở các nhà nghỉ du lịch cộng đồng (homestay) và có liên kết với nhau tạo
nên thế cạnh tranh bền vững, làm hạt nhân phát triển cho toàn vùng.
Ngành chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những phương pháp sản xuất
theo công nghệ mới, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại hoa kiểng cụ thể, sử
dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không, ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người, tạo môi trường thông thoáng, lành mạnh trong sản xuất và đời sống.
Mở các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho người dân sản xuất hoa kiểng đối
với các quy trình sản xuất giống cây mới, theo dõi những loại giống hoa kiểng mới
được người trồng hoa kiểng du nhập về; đồng thời hướng dẫn những thủ tục đăng ký
vào danh mục khi cần thiết.
Tích cực kiểm tra kiểm soát các cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kịp
thời xử lý các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không được lưu thông trên thị
trường, gây hại đến sản xuất của người trồng hoa kiểng.
Giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng:
Ưu tiên đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông kết nối
liên vùng như: ĐT.848, ĐT.652B, tuyến đường trục Phường 3- Phường 4 hệ thống giao
thông kết nối cồn Đông Giang,…

Đầu tư chợ đầu mối hoa- kiểng, hoàn thiện hạ tầng giao thông đường hoa, vườn
hoa, làng hoa Tân Quy Đông và các vùng sản xuất hoa- kiểng tập trung trên địa bàn.
Triển khai đầu tư đường hoa Sa Nhiên- Mù U bờ trái, đoạn Sa Nhiên- Mù U
chiều dài 1.150 m, rộng dự kiến 5,5 m.
Triển khai đầu tư đường hoa Cai Dao, bờ phải chiều dài 734,75 m chiều rộng
dự kiến 4 m.
Triển khai đầu tư hoàn chỉnh Cầu tàu trên sông Sa Đéc tại phường 1…
Xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuất kinh doanh hoa- kiểng kết hợp phục vụ tham
quan du lịch với diện tích 5,7 ha, Đài Hoa hoặc Tháp Hoa, biểu tượng hoa để tạo điểm
nhấn và là nơi quan sát toàn bộ quang cảnh của Trung Tâm Làng hoa, tại khóm Sa
Nhiên, phường Tân Quy Đông và tiếp tục nhân rộng thêm 3 mô hình vào các năm tiếp
theo.


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG HOA
TÂN QUI ĐÔNG
2.1 Hiện trạng môi trường không khí:
Theo báo cáo quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Sa Đéc
thực hiện với tuần suất 2 lần/năm.
Lần 1 vào tháng 4 và lần 2 vào tháng 10.
Dựa trên báo cáo quan trắc thì chất lượng môi trường không khí ở khu vực làng
hoa là ô nhiễm không đáng kể.
Số liệu quan trắc trung bình của làng hoa các năm dao động thấp và đạt quy
chuẩn cho phép.
2.2 Hiện trạng tài nguyên đất:
Theo báo cáo quan trắc môi trường đất được Sở Tài nguyên và Môi trường Sa
Đéc thực hiện với tần suất 2 lần/năm.
Lần I vào tháng 4/2017 và lần II vào tháng 9/2017.
Địa điểm thu mẫu đất: 2 mẫu đất quan trắc tại khu vực trồng hoa kiểng.
Mẫu đất được ký hiệu sau:

ĐSĐ 01: Hộ trồng hoa kiểng thuộc khóm Tân Mỹ
ĐSĐ 02: Hộ trồng hoa kiểng thuộc khóm Tân Hiệp.
Kết quả khảo sát chất lượng đất 2017, 2/2 mẫu tại khu vực hộ trồng hoa kiểng
đều nằm trong ngưỡng QCCP tại các đợt quan trắc trong năm.
So sánh kết quả quan trắc chất lượng đất với các năm trước cho thấy, nhóm hữu
cơ trong đất rất thấp và đều nằm trong ngưỡng giới hạn QCCP.
Tuy nhiên, do nghề trồng hoa kiểng mang lại lợi nhuận cao nên khu vực trồng
hoa kiểng tiếp tục mở rộng trong thời gian qua, đến năm 2007 diện tích trồng hoa
kiểng trên địa bàn thành phố là 245,55 ha, tăng 20,28 ha so với năm 2006 (theo Báo
cáo tổng kết phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2007). Bên cạnh hiệu quả kinh tế thì
nghề trồng cây kiểng đã và đang gây ra những tiêu cực cho môi trường đất nói riêng và
môi trường sinh thái nói chung. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình
chăm sóc hoa tuy chưa có ảnh hưởng rõ ràng nhưng những tác hại của nó là không
nhỏ, việc phải phun thuốc hoá học để diệt trừ sâu bọ và phòng trị bệnh cho cây là điều
cần thiết trong suốt quá trình trồng hoa, cây kiểng, điều này đã và đang gây ô nhiễm
môi trường đất, nước. Ô nhiễm hoá chất trong nông nghiệp không chỉ ở khâu phun
thuốc mà còn liên quan đến việc bảo quản thuốc, bao bì đựng thuốc sau khi sử dụng


xong không được tiêu huỷ đúng cách và để lại những tác hại lâu dài, các hoá chất độc
hại này sẽ ngấm sâu trong lòng đất, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm.
2.2 Hiện trạng môi trường nước.
a) Môi trường nước mặt:
Theo báo cáo quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Sa Đéc, thực hiện
lấy mẫu nước mặt tại 14 điểm trên địa bàn thành phố Sa Đéc. Trong đó có mẫu số
NMSD- 09: Rạch Sa Nhiên (tại cầu Sa Nhiên, Tân Qui Đông) là mẫu nước mặt của
làng hoa.
Tần suất lấy mẫu là 2 lần/năm.
Lần 1 vào tháng 3 và lần 2 vào tháng 8.
Thông số pH:

pH của làng hoa cho thấy chỉ số đo trong giới hạn QCVN 08-MT:2015/BTNMT
cột A2.
Số liệu quan trắc trung bình qua các năm dao động thấp và đạt quy chuẩn cho
phép.
Biểu đồ 2.1: pH nước mặt trung bình các năm
Dựa vào biểu đồ có thể thấy pH trong nước ở làng hoa không có nhiều thay đổi
qua các năm (2014-2017) chỉ từ 7- 7,86 và vẫn còn kém rất xa so với quy chuẩn cho
phép. Duy nhất chỉ có năm 2014 là pH đo được ở tháng 3 và tháng 8 là tăng từ 7 lên
7,86. Còn các năm còn lại đều có mức pH giảm đi khi đo vào tháng 3 và đo đạt trở lại
vào tháng 8.
Năm có mức pH tăng nhiều nhất là năm 2014. Khi tháng 3 đo được ở mức pH 7
thì đến tháng 8 cùng năm đã lên tới gần mức 8.
Năm có mức pH giảm nhiều nhất là năm 2015. Khi tháng 3 đo được ở mức pH
7,61 đến tháng 8 giảm xuống còn ở mức 7.
Thông số BOD5:
BOD5 của làng hoa có chỉ số vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT Cột A2.
Số liệu quan trắc các năm có xu hướng giảm và vượt quy chuẩn cho phép nhiều
lần.
Biểu đồ 2.2:BOD5 nước mặt trung bình các năm.


Dựa vào biểu đồ BOD5 qua các năm có thể thấy là mức BOD 5 ở làng qua qua
mỗi năm đầu vượt quy chuẩn cho phép và vượt rất cao.
Năm 2016 có mức thay đổi BOD5 lớn nhất. Khi tháng 3/2016 đo được là 12 thì
tới tháng 8 cùng năm đã lên đến 17.
Năm có mức BOD5 thay đổi ít nhất là 2 năm: 2015 và 2017. Khi tháng 3/2015
là 14 và tháng 8/2015 là 15; còn tháng 3/2017 là 15 và tháng 8/2017 là 15.
Thông số COD:
COD của làng hoa có chỉ số vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT Cột A2.
Số liệu quan trắc các năm có xu hướng giảm và vượt quy chuẩn cho phép nhiều

lần.
Biểu đồ 2.3:COD nước mặt trung bình năm (2014-2017)
Mức COD qua các năm (2014-2017) của làng hoa đều vượt QCVN và dao động
ở mức 18-26.
Năm 2016 là năm có mức COD thay đổi nhiều nhất. Khi đo vào tháng 3 là 18
thì đến tháng 8 cùng năm đã tăng lên 22.
Năm 2017 là năm có mức COD thay đổi ít nhất. Kết quả đo được vào tháng 3
và tháng 8 không có thay đổi gì, đều ở mức 23.
Thông số DO:
DO của làng hoa có chỉ số vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT Cột A2.
Biểu đồ 2.4:DO nước mặt trung bình các năm.
Dựa vào kết quả biểu đồ thì chỉ số COD của làng hoa qua các năm đều vượt
chút ít so với QCVN. COD của làng hoa dao động từ 5,21-6,32.
Năm 2017 là năm có chỉ số COD cao nhất trong tất cả các năm. Khi tháng 3 đo
được là 5,8 thì tới tháng 8 cùng năm đã lên 6,32.
Năm 2015 là năm có chỉ số COD thấp nhất. Khi tháng 3 đo được là 5,33 tới
tháng 8 thì đã giảm xuống chút ít còn 5,21.
Thông số TSS:
TSS của làng hoa có chỉ số vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT Cột A2.
Số liệu quan trắc các năm có xu hướng tăng và vượt quy chuẩn
cho phép nhiều lần.


×