Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ứng dụng RPA vào quy trình xử lý phiếu đăng ký đại học liên thông tại trường đại học kinh tế đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

KI

N
H

TẾ

H

U



----------

ẠI

H


C

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đ

ỨNG DỤNG RPA VÀO QUY TRÌNH XỬ LÝ


N

G

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI

TR

Ư



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

ĐẶNG MINH KHÔI

Niên khóa: 2014-2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

N
H

TẾ

H


U



----------


C

KI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
Đ

ẠI

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
G

ỨNG DỤNG RPA VÀO QUY TRÌNH XỬ LÝ



N

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI

TR


Ư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

ĐẶNG MINH KHÔI

Ths. Dương Thị Hải Phương

Lớp: K48B Tin học Kinh tế
Mã SV: 14K4081064
Huế, Tháng 05 năm 2018


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường
Đại học Kinh Tế Huế, các thầy cô khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế
là những người đã trực tiếp truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức quý
báu, là nền tảng tương lai vững chắc cho tương lai em.

TẾ


H

U



Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thạc sĩ
Dương Thị Hải Phương, cô đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình em
làm khóa luận tốt nghiệp. Cô là người đã định hướng đề tài, cung cấp
thêm những tài liệu liên quan và đưa ra những nhận xét, góp ý về đề
tài để giúp em có thể chỉnh sửa và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
một cách tốt nhất.


C

KI

N
H

Em cũng xin gửi lời bày tỏ lời cảm ơn tới công ty FPT Software
Đà Nẵng, các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em hiểu rõ
hơn về môi trường làm việc thực tế của một doanh nghiệp đồng thời
cung cấp cho em một số kiến thức mới để hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này.

G

Đ


ẠI

H

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người thân,
bạn bè đã góp ý, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa
luận tốt nghiệp này.

TR

Ư



N

Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp dù em đã cố gắng hết
sức nhưng có thể vẫn có sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp,
bổ sung, nhận xét từ thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện
Đặng Minh Khôi

SVTH: Đặng Minh Khôi

i



GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................. v
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2

U



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2

TẾ

H

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2
5. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................3

N
H

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4



C

KI

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ .. 4

H

1.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ............................4

ẠI

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................5

Đ

1.3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................6

G

1.4. Hệ thống chương trình đào tạo ..........................................................................8



N

1.4.1. Hệ thống chương trình đào tạo tín chỉ........................................................8

Ư


1.4.2. Hệ thống chương trình đào tạo văn bằng 2 ................................................9

TR

1.4.3. Hệ thống chương trình đào tạo liên thông ...............................................11
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................ 13
2.1. Tổng quan về RPA ............................................................................................13
2.1.1. Khái nhiệm về RPA ....................................................................................13
2.1.2. Lợi ích của RPA ..........................................................................................13
2.1.3. Hạn chế của RPA ........................................................................................14
2.1.4. Ứng dụng của RPA .....................................................................................15
2.1.5. Thực trạng phát triển RPA trên thế giới..................................................16
2.1.6. Thực trạng phát triển RPA ở Việt Nam ...................................................19
SVTH: Đặng Minh Khôi

ii


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phần mềm UiPath Studio .................................................................................20
2.2.1. Giới thiệu chung về phần mềm..................................................................20
2.2.2. Các đặc điểm cơ bản của phần mềm UiPath Studio ...............................21
2.3 Các giai đoạn để xây dựng một quy trình tự động .........................................23
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ QUY TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA XỬ LÝ
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC HUẾ.................................................................................................. 25
3.1. Quy trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông ........................................... 25




3.1.1. Mô tả hiện trạng xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông ......................25

H

U

3.1.2. Mô tả bài toán tự động hóa quy trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông....... 26

TẾ

3.1.3. Phân tích yêu cầu ........................................................................................28

N
H

3.2. Thiết kế quy trình tự động xử lý hồ sơ đăng ký tuyển sinh Đại học liên thông .... 29

KI

3.2.1. Tóm tắt quy trình .......................................................................................29


C

3.2.2. Kỹ thuật xử lý phiếu đăng ký ....................................................................29

H


3.2.3. Xây dựng robot ...........................................................................................43

ẠI

3.3. Triển khai quy trình................................................................................... 46

G

Đ

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 48

TR

Ư



N

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 50

SVTH: Đặng Minh Khôi

iii


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh

Tiếng Việt

AI

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo

ERP

Enterprise Resource

Hệ thống hoạch định

Planning

nguồn lực doanh nghiệp

Internet Message Access

Giao thức truy cập thông

Protocol

báo Internet


IT

Information Technology

Công nghệ thông tin

ML

Machine Learning

OCR

Optical Character

N
H

Recognition
Post Office Protocol

KI

POP

U
H

Robotic Process


Quy trình tự động hóa bằng

Automation

robot

Shared Service Centers

Trung tâm dịch vụ chia sẻ


C

H
ẠI
Đ
G

dụng

Trụng học phổ thông

TR

Ư



N


Giao thức lấy thư tầng ứng
Giao diện người dùng

RPA

THPT

Nhận dạng ký tự quang học

User interface

UI

SSC

Học máy

TẾ

IMAP



Chữ viết tắt

SVTH: Đặng Minh Khôi

iv



GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế .................................................... 7
Hình 2.1. Các lĩnh vực ứng dụng RPA .......................................................................... 19
Hình 2.2. Giao diện khởi chạy UiPath Studio ............................................................... 21
Hình 2.3. Giao diện lập trình trong UiPath Studio ........................................................ 22
Hình 3.1. Mẫu phiếu đăng ký Đại học liên thông ......................................................... 27
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình tự động xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông ................. 28



Hình 3.4. Thiết lập cấu hình POP .................................................................................. 30

U

Hình 3.3. Thiết lập cấu hình IMAP ............................................................................... 31

TẾ

H

Hình 3.5. Cấu hình IMAP trong UiPath ........................................................................ 32
Hình 3.6. Thiết lập TypeArgument ............................................................................... 34

N
H


Hình 3.7. Hàm xét điều kiện email ................................................................................ 35

KI

Hình 3.8. Mấu phiếu scan và mẫu phiếu sau khi quét OCR.......................................... 36


C

Hình 3.9. Quy trình mở các file có trong thư mục ........................................................ 37

H

Hình 3.10. Xử lý phiếu đăng ký .................................................................................... 41

Đ

ẠI

Hình 3.11. Gửi kết quả cho sinh viên ............................................................................ 42

G

Hình 3.12. Quy trình xây dựng robot ............................................................................ 43

N

Hình 3.13. Giao diện chính của trình quản lý robot ...................................................... 43

Ư




Hình 3.14. Các thông số cài đặt robot ........................................................................... 44

TR

Hình 3.15. Danh sách các robot được cài đặt ................................................................ 45
Hình 3.16. Giao diện quy trình thiết kế trên UiPath Studio .......................................... 47

SVTH: Đặng Minh Khôi

v


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự động hóa không còn là một khái niệm xa lạ trong mọi lĩnh vực hiện
nay. Nhắc tới tự động hóa, người dùng thường liên tưởng ngay đến việc các
máy móc, robot, ... được vận hành một cách tự động ở các nhà máy, công
xưởng công nghiệp mà có rất ít hoặc không có sự tham gia của con người.
Tuy nhiên, hiện nay tự động hóa còn có thể áp dụng vào các nhiệm



nhiệm vụ hành chính, giao dịch, ... mang lại độ chính xác và tốc độ cao hơn. Tự


H

U

động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) áp dụng

TẾ

cho các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp khác nhau là điều tất yếu xảy ra với
những lợi ích mà nó đem lại được. Việc sử dụng RPA giúp nhân viên không

N
H

cần phải làm những công việc bình thường, mang tính lặp đi lặp lại và cho phép

KI

họ tập trung được vào những mục tiêu kinh doanh cốt lõi, từ đó mang lại được


C

nhiều lợi ích hơn.

H

Tự động hóa quy trình giúp ích rất nhiều trong việc áp dụng các công


Đ

ẠI

nghệ có thể tự động hóa các tác vụ thông thường, được chuẩn hóa, tạo ra năng

G

suất và giá trị cao hơn với đầu tư ít hơn. Những hệ thống như thế này đang



N

nhanh chóng trở nên phổ biến, và đang phát triển mạnh mẽ nhất chủ yếu trong

Ư

lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Sở dĩ đây là hai ngành để tự động hóa quy

TR

trình có thể phát triển mạnh là do tính chất của hai ngành, khối lượng giao dịch
lớn và những công việc đòi hỏi phải xử lý trong một thời gian ngắn với độ
chính xác đòi hỏi phải gần như tuyệt đối. Điều mà làm cho tự động hóa quy
trình phát triển càng mạnh là do tính chất của của công việc có đòi hỏi nhiều
công đoạn thao tác thủ công hay không.
Tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, công việc xử lý các phiếu
đăng ký Đại học liên thông hiện nay còn rất thủ công. Cụ thể khi các thí sinh tại
các trường Cao đẳng muốn học liên thông lên Đại học thì phải nộp các phiếu

đăng ký. Thí sinh sẽ phải tới trực tiếp tại phòng Đào tạo của trường và nộp
SVTH: Đặng Minh Khôi

1


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

phiếu đăng ký cho các cán bộ xử lý. Cán bộ xử lý sẽ nhận các phiếu đăng ký và
xử lý thông tin trên phiếu. Với cách làm việc truyền thống thì sẽ tồn tại rất
nhiều mặt hạn chế như việc các thí sinh ở xa sẽ phải có mặt tại trường để nộp
phiếu, nếu số lượng thí sinh đông thì việc tiếp nhận và xử lý cũng sẽ mất rất
nhiều thời gian.
Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng RPA vào quy
trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông tại trường Đại học Kinh Tế Đại học Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu chung: Ứng dụng được RPA vào quy trình xử lý phiếu đăng

U

-

H

ký Đại học liên thông tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

Mục tiêu cụ thể:

TẾ

-

N
H

+ Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản liên quan đến RPA.

KI

+ Sử dụng được thành thạo phần mềm UiPath Studio.


C

+ Nắm được quy trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông ở

H

trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế.
+ Sử dụng UiPath Studio để xây dựng quy trình tự động xử lý phiếu

ẠI

-

G


Đ

đăng ký Đại học liên thông tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

N

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu:

Ư

-

TR

+ Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký.
+ Quy trình xây dựng hệ thống tự động.
+ Công cụ hỗ trợ xây dựng hệ thống tự động.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
+ Thời gian: Từ ngày 02/01/2018 đến 25/04/2018

4. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập thông tin: Khảo sát quy trình xử lý phiếu đăng
ký Đại học liên thông ở Đại học Kinh tế - Đại học Huế thông qua
việc phỏng vấn các cán bộ xử lý tại phòng Đào tạo, các tài liệu về

SVTH: Đặng Minh Khôi

2


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
RPA và UiPath trên internet, ...
-

Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu giữa các lý luận
và thực tiễn để xây dựng hệ thống tự động hợp lý.

-

Phương pháp phân tích, thiết kế: Từ quy trình xử lý phiếu đăng ký đã
có tiến hành phân tích bài toán, từ đó thiết kế quy trình xử lý tự động
thông qua chương trình UiPath Studio.

5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được trình bày trong
3 chương như sau:




Chương 1: Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế:

U

-

H

Giới thiệu khái quát, sơ lược về trường Đại học Kinh tế - Đại học

TẾ

Huế, đồng thời giới thiệu về các chương trình đào tạo tại trường.
Chương 2: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Trình bày khái

N
H

-

KI

quát về RPA, các lợi ích, hạn chế, ứng dụng của RPA và các bước để
Chương 3: Xây dựng quy trình tự động hóa xử lý phiếu đăng ký

H

-



C

xây dựng một quy trình tự động.

ẠI

đại học liên thông tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế: Phân

G

Đ

tích quy trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông, tiến hành xây

TR

Ư



N

dựng quy trình xử lý tự động.

SVTH: Đặng Minh Khôi

3



GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC HUẾ



Ngày thành lập: 27 tháng 2 năm 2002

TR

-

Tên gọi: Đại học Kinh tế Huế, viết tắt là UEHC hoặc HCE

Ư

-

N

G

Đ

ẠI


H


C

KI

N
H

TẾ

H

U



1.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

-

Loại hình: Đại học kinh tế công lập

-

Địa chỉnh: Cơ sở 1: 100 Phùng Hưng – Thành phố Huế
Cơ sở 2: 99 Hồ Đắc Di – Thành phố Huế

-


Điện thoại: +84 0234 3 691 333

-

Email:

-

Website: hce.edu.vn

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (University of Economics – Hue
University) được chính thức thành lập vào năm 2002 và hoạt động với tư cách là
SVTH: Đặng Minh Khôi

4


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Huế. Ít ai biết được rằng tiền
thân của Trường Đại học Kinh là Khoa Kinh tế Nông nghiệp II Hà Bắc được thành
lập năm 1969.
Được thành lập với mục tiêu là đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ đại học
và trên đại học về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, ... nhằm đóng góp vào sự
nghiệp phát triển kinh tế cho cả nước nói chung và khu vực miền Trung nói riêng.
Đi đều với điều đó là xây dựng và phát triển để trường Đại học Kinh tế Huế trở
thành một trong những trường có chất lượng đào tạo về các lĩnh vực kinh tế hàng

đầu ở Việt Nam.

U



Với 16 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã gặt hái

H

được rất nhiều thành tựu đáng kể và từng bước khẳng định được uy tín, tạo được vị

TẾ

thế vững chắc về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Số lượng các chuyên ngành đào

N
H

tạo ở tất cả các bậc học được bổ sung theo từng năm để đáp ứng nhiều nhu cầu

KI

theo học hơn , các hình thức đào tạo được cũng được thêm vào để cho đa dạng hóa


C

người theo học không chỉ là sinh viên mà còn là những người đã đi làm, chương


H

trình đào tạo thường xuyên được kiểm tra và hoàn thiện, các giảng viên và cán bộ

ẠI

quản lý cũng được nâng cao năng lực chuyên môn để đảm bảo được chất lượng

G

Đ

đào tạo. Theo đó là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, lắp ráp thêm các trang thiết bị

N

phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu ngày càng nhiều hơn đã tạo ra một môi

Ư



trường làm việc và học tập hiệu quả.

TR

Với những tiềm lực đã có, Trường Đại học Kinh tế Huế đã và đang phấn đấu để
trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng, uy tính trong
nước và khu vực.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 8 trường đại học thành viên
thuộc Đại học Huế được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày
27/09/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế.
Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử, trong đó có những mốc lịch
sử quan trọng:
-

1969 – 1983: Khoa Kinh tế nông nghiệp – Đại học Nông nghiệp II

SVTH: Đặng Minh Khôi

5


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
Hà Bắc.
-

1984 – 1995: Khoa Kinh tế - Đại học Nông nghiệp II Huế.

-

1995 – 2002: Khoa Kinh tế - Đại học Huế.

-

09/2002 đến nay: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế.


Trong hơn 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế không
ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác
nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm
nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực kinh tế và quản lý đại

U



chuẩn quốc gia; một số ngành đào tạo trọng điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu

H

cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển

TẾ

kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

N
H

Càng ngày, Trường Đại học Kinh tế Huế ngày càng gặt hái được những thành

KI

công và từng bước thực hiện được mục tiêu ban đầu mà Nhà trường đã đề ra. Điển

H


viên trong trong trường đạt giải.


C

hình là có rất nhiều các bài báo, nghiên cứu khoa học của các giảng viên và sinh

ẠI

Với những thành tích đạt được qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, trường

G

Đ

Đại học Kinh tế Huế đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao đông hạng Ba

N

năm 1997, Huân chương Lao động hạng Hai năm 2009 và nhiều bằng khen, giấy

Ư



khen, phần thưởng khác của Đảng, Nhà nước và Đại học Huế.

TR

1.3. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường Đại học Kinh tế Huế được phân chia theo
các cấp quản lý. Đứng đầu là Đảng ủy sau đó đến Hội đồng trường. Hai cấp quản
lý này phản ánh rõ sự phân chia chức năng quản lý theo chiều dọc thể hiện sự
chuyên môn hóa trong quản lý. Ở cơ cấu bao gồm các bộ phận phòng, ban chức
năng phản ánh sự phân chia chức năng quản lý theo chiều ngang, thể hiện sự
chuyên môn hóa trong phân công quản lý.

SVTH: Đặng Minh Khôi

6


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế được thể hiện qua
hình 1.1.
ĐẢNG ỦY

HỘI ĐỒNG
TRƯỜNG

KHOA
CHUYÊN
MÔN



PHÒNG

CHỨC
NĂNG

CÁC TỔ
CHỨC
ĐOÀN THỂ

U

BAN GIÁM
HIỆU

VIỆN,
TRUNG
TÂM

KI

N
H

TẾ

H

CÁC HỘI
ĐỒNG TƯ
VÂN

H



C

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế
Nguồn: />
Đ

ẠI

Ban giám hiệu Nhà trường bao gồm 1 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng:
PGS. TS. Trần Văn Hòa: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng

-

PGS. TS Nguyễn Tài Phúc: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng

-

PGS. TS. Trịnh Văn Sơn: Phó Hiệu trưởng

N



Ư

PGS. TS. Trương Tấn Quân: Phó Hiệu trưởng

TR


-

G

-

Các phòng phòng chức năng, khoa chuyên môn và viện, trung tâm cụ thể:
• Phòng chức năng:
-

Phòng Tổ chức – Hành chính

-

Phòng Đào tạo Đại học

-

Phòng Đào tạo Sau Đại học

-

Phòng Công tác Sinh viên

-

Phòng Kế hoạc – Tài chính

-


Phòng Cơ sở Vật Chất

-

Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Quốc tế

SVTH: Đặng Minh Khôi

7


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
-

Phòng Khảo thí – Đảm bảo Chất lượng Giáo dục

• Khoa chuyên môn:
-

Khoa Kinh tế và Phát triển

-

Khoa Quản trị Kinh doanh

-


Khoa Kế toán – Kiểm toán

-

Khoa Tài chính – Ngân hàng

-

Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế

-

Khoa Kinh tế Chính trị

• Viện, trung tâm:
Viện Kinh tế Môi trường Việt Nam

-

Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kết toán – Tài chính

-

Trung tâm Thông tin – Thư viện

-

Trung tâm Dịch thuật

N

H
KI

1.4. Hệ thống chương trình đào tạo

TẾ

H

U



-


C

1.4.1. Hệ thống chương trình đào tạo tín chỉ

H

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo trong đó người học

ẠI

được cấp bằng sau khi tích lũy đủ các kiến thức cần thiết. Kiến thức trong hệ

G


Đ

thống tín chỉ được cấu trúc thành các học phần, mỗi học phần khoảng 2 đến

N

4 tín chỉ. Chương trình đào tạo bao gồn hai loại học phần: học phần bắt buộc

Ư



và học phần tự chọn. Sinh viên được lựa chọn và đăng ký các học phần thích

TR

hợp với năng lực và hoàn cảnh. Nhà trường căn cứ vào nhu cầu của sinh
viên để bố trí và sắp xếp thời khóa biểu cho các lớp.
Sinh viên sẽ được cấp bằng theo hình thức tích lũy đủ tín chỉ. Tùy theo
ngành số lượng tín chỉ cần đạt sẽ khác nhau, thông thường sẽ là 120 đến 140
tín chỉ với bậc đại học.
Chi tiết của chương trình đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Huế
cụ thể như sau:
• Quy trình đào tạo từ 3,5 năm tới 6 năm tùy theo số học phần được công nhận
chuyển điểm và tiến độ học tập của mỗi người.
• Đối tượng tuyển sinh:
SVTH: Đặng Minh Khôi

8



GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
-

Bao gồm những người đã tốt nghiệp THPT.

-

Thí sinh đạt kết quả thi THPT Quốc gia có điểm lớn hơn hoặc bằng với
điểm do Nhà trường quy định vào mỗi ngành.

• Thang điểm:
Thang điểm để đánh giá điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm
theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân. Cấu trúc điểm
của từng học phần cụ thể: 10% điểm chuyên cần, 20% điểm kiểm tra giữa kỳ,
70% điểm kiểm tra cuối kỳ (có thể thay đổi 30% điểm kiểm tra giữa kỳ và 60%
điểm kiểm tra cuối kỳ tùy theo học phần).

U

H

Thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên có 4 tín chỉ

TẾ

-




• Thực tập và tốt nghiệp:

thực tập tốt nghiệp (trong 1,5 tháng) và 7 tín chỉ đối với làm khóa luận
Đối tượng được làm khóa luận tốt nghiệp là những sinh viên có điểm

KI

-

N
H

tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp (trong 3 tháng).


C

trong quá trình học trung bình từ 7 điểm trở lên đối với điêm hệ số 10 và

H

từ 2,5 điểm trở lên đối với hệ số 4.
Đối tượng làm chuyên đề tốt nghiệp là những sinh viên có điểm trong

ẠI

-


G

Đ

quá trình học trung bình dưới 7 điểm đối với điêm hệ số 10 và dưới 2,5



N

điểm đối với hệ số 4.

Ư

• Xét và công nhận tốt nghiệp

TR

Sinh viên tích lũy tối thiểu 120 tín chỉ và trong đó có đủ tín chỉ với các

học phần bắt buộc đối của khối kiến thức chuyên ngành.

1.4.2. Hệ thống chương trình đào tạo văn bằng 2
Đào tạo theo hệ thống văn bằng 2 chính là văn bằng đại học thứ 2 được
cấp cho người đã có ít nhất một bằng đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ
chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới thì có đủ điều kiện để
công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.
Chi tiết của chương trình đào tạo văn bằng 2 tại trường Đại học Kinh tế
Huế cụ thể như sau:
• Quy trình đào tạo từ 2 năm tới 3 năm tùy theo số học phần được công nhận

9
SVTH: Đặng Minh Khôi


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

chuyển điểm và tiến độ học tập của mỗi người.
• Đối tượng tuyển sinh:
-

Sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế muốn
đăng ký học văn bằng 2 phải thi viết (tự luận) 2 hai môn: Toán ứng
dụng trong kinh tế và một môn chuyên ngành.

-

Thí sinh đã tốt nghiệp bằng đại học thứ nhất hệ chính quy thuộc các
khối ngành tuyển sinh.

• Thang điểm:
Thang điểm để đánh giá điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm

U



theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân. Cấu trúc điểm


TẾ

H

của từng học phần cụ thể: 10% điểm chuyên cần, 20% điểm kiểm tra giữa kỳ,
70% điểm kiểm tra cuối kỳ (có thể thay đổi 30% điểm kiểm tra giữa kỳ và 60%

N
H

điểm kiểm tra cuối kỳ tùy theo học phần).

Thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên có 4 tín chỉ


C

-

KI

• Thực tập và tốt nghiệp:

H

thực tập tốt nghiệp (trong 1,5 tháng) và 7 tín chỉ đối với làm khóa luận

ẠI

tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp (trong 3 tháng).


Đ

Đối tượng được làm khóa luận tốt nghiệp là những sinh viên có điểm

G

-



N

trong quá trình học trung bình từ 7 điểm trở lên đối với điêm hệ số 10 và
Đối tượng làm chuyên đề tốt nghiệp là những sinh viên có điểm trong

TR

-

Ư

từ 2,5 điểm trở lên đối với hệ số 4.
quá trình học trung bình dưới 7 điểm đối với điêm hệ số 10 và dưới 2,5
điểm đối với hệ số 4.
• Xét và công nhận tốt nghiệp
-

Đối với sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học
Huế thì phải hoàn thành ít nhất 120 tín chỉ của ngành đang học và thêm

những tín chỉ còn thiếu của ngành thứ 2.

-

Đối với sinh viên theo học văn bằng 2 sau khi đã tốt nghiệp đại học thứ
nhất thì phải hoàn thành ít nhất 79 tín chỉ trong đó ít nhất có 35 tín chỉ
thuộc các học phần bắt buộc đối của khối kiến thức chuyên ngành.

SVTH: Đặng Minh Khôi

10


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

1.4.3. Hệ thống chương trình đào tạo liên thông
Hệ thống chương trình đào tạo liên thông là biện pháp tổ chứ đào tạo
trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để có thể học tiếp ở
trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc sau khi chuyển sang ngành đào
tạo hay trình độ đào tạo khác.
Chi tiết của chương trình đào tạo liên thông Cao đẳng lên Đại học tại
trường Đại học Kinh tế Huế cụ thể như sau:

TẾ

H

• Đối tượng tuyển sinh:


U

chuyển điểm và tiến độ học tập của mỗi người.



• Quy trình đào tạo từ 1,5 năm tới 3 năm tùy theo số học phần được công nhận

Bao gồm những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy.

-

Thí sinh chưa đủ 36 tháng kể từ ngày cấp bằng sẽ được xét tuyển căn cứ

N
H

-

KI

vào kết quả thi THPT Quốc gia và xét tuyển riêng theo học bạ năm học
Thí sinh đã tốt nghiệp đủ 36 tháng sẽ được Nhà trường tổ chức thi tuyển

H

-



C

lớp 12.

ẠI

3 môn trong đó gồm: Toán ứng dụng trong kinh tế, môn cơ sở của

N



• Thang điểm:

G

Đ

ngành thi tuyển và môn chuyên ngành của ngành thi tuyển.

Ư

Thang điểm để đánh giá điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần

TR

được chấm theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Cấu trúc điểm của từng học phần cụ thể: 10% điểm chuyên cần, 20% điểm
kiểm tra giữa kỳ, 70% điểm kiểm tra cuối kỳ (có thể thay đổi 30% điểm
kiểm tra giữa kỳ và 60% điểm kiểm tra cuối kỳ tùy theo học phần).


• Thực tập và tốt nghiệp:
-

Thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên có 4 tín chỉ
thực tập tốt nghiệp (trong 1,5 tháng) và 7 tín chỉ đối với làm khóa luận
tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp (trong 3 tháng).

-

Đối tượng được làm khóa luận tốt nghiệp là những sinh viên có điểm

trong quá trình học trung bình từ 7 điểm trở lên đối với điêm hệ số 10 và
11
SVTH: Đặng Minh Khôi


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
từ 2,5 điểm trở lên đối với hệ số 4.
-

Đối tượng làm chuyên đề tốt nghiệp là những sinh viên có điểm trong
quá trình học trung bình dưới 7 điểm đối với điêm hệ số 10 và dưới 2,5
điểm đối với hệ số 4.

• Xét và công nhận tốt nghiệp
Sinh viên tích lũy tối thiểu 48 tín chỉ và trong đó có ít nhất 11 tín chỉ


TR

Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI

N
H

TẾ

H

U




thuộc các học phần bắt buộc đối với khối kiến thức chuyên ngành.

SVTH: Đặng Minh Khôi

12


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về RPA
2.1.1. Khái nhiệm về RPA
Quy trình tự động hóa bằng robot (Robotic Process Automation - hay RPA) là
một công nghệ tự động hóa mới nổi gần đây, dựa trên robot phần mềm, là thành
phần quan trọng của rất nhiều ngành nghề và đã đem lại rất nhiều lợi ích. RPA cho
phép người dùng xử lý các công việc phức tạp và lặp lại dựa trên những quy tắc

U



một cách tự động. Các quy trình dựa trên những quy tắc lặp lại thường đòi hỏi sự

TẾ


H

tiếp xúc của con người để thực hiện, bây giờ có thể thực hiện bởi một con robot.
Nói cách khác, RPA cho phép người dùng thực hiện các quy trình theo một

N
H

cách mà người dùng đã thiết lập. Khi robot RPA đang hoạt động, nó thực hiện các

KI

nhiệm vụ được giao giống như con người đang thực hiện. Các robot sẽ giúp thực


C

hiện những công việc lặp đi lặp lại và để cho nhân viên tập trung vào những công

H

việc mang tính phức tạp cao hơn.

Đ

ẠI

Việc có từ “tự động” có thể gây ra một số nhầm lẫn giữa RPA với Trí tuệ nhân

G


tạo (Artificial Intelligence – AI) và Học máy (Machine Learning – ML). Trên thực



N

tế, RPA có thể bao gồm cả ML hoặc AI, nhưng nó được điều chỉnh bởi các quy tắc

Ư

logic và đầu vào có cấu trúc cụ thể, và các quy tắc của không sai lệch. Trong khi

TR

đó, các công nghệ của ML và AI lại được thiết lập để có thể tự tạo ra các phán
đoán về đầu vào phi cấu trúc. [1]
Các ứng dụng của RPA có thể mở rộng không giới hạn, từ một cái gì đó đơn
giản như lưu lại thông tin khách hàng trên hệ thống mỗi khi có khách hàng nói
chuyện với người quản lý đến những chương trình to lớn mà trong đó từng chương
trình nhỏ được lập trình để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
2.1.2. Lợi ích của RPA [2]
Khi nói về lợi ích của RPA thì cũng tương tự như các lợi ích mà robot vật lý
đem lại cho các dây chuyền sản xuất của nhà máy. Dưới đây là 5 lợi ích dễ nhận
SVTH: Đặng Minh Khôi

13


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương


Khóa luận tốt nghiệp
thấy nhất của RPA, cụ thể là:
-

Khả năng mở rộng: các ứng dụng RPA có thể được mở rộng thêm
được các chức năng để phù hợp với việc phát triển các quy trình lớn
hơn.

-

Tăng tốc độ xử lý: Các quy trình có thể được hoàn thành với tốc độ
nhanh chóng và các dịch vụ được phân phối nhanh hơn nhờ các robot
xử lý.

-

Độ tin cậy: Khi khởi chạy các robot để tự động hóa hàng trăm thậm
chí hàng ngàn công việc, người sử dụng có thể yên tâm vì các robot
Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng: Việc robot có thể hoạt

H

-

U



chỉ hoàn thành những công việc được thiết lập sẵn.


TẾ

động 24/24 sẽ nâng cao mức độ tương tác đối với khách hàng nhiều

N
H

hơn. Khi một công ty cải thiện mối quan hệ với khách hàng thì mức

KI

độ hài lòng, duy trì và quay trở lại của khách hàng cũng sẽ được cả
Tính đơn giản: Việc chỉ với vài thao tác đủ đơn giản để bất kỳ nhân

H

-


C

thiện theo.

ẠI

viên nào cũng có thể xây dựng và sử dụng RPA để xử lý các công
Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng các robot sẽ giảm thiểu chi phí lắp

N


-

G

Đ

việc khác nhau như thu thập dữ liệu.

Ư



đặt cũng như cập nhật, đi cùng với đó là giảm chi phí cho nguồn nhân

TR

lực.

Lợi ích của RPA là không thể phủ nhận. Các công ty, doanh nghiệp ứng dụng
RPA đang giảm một lượng chi phí đáng kể đồng thời tạo ra các dịch vụ xuất sắc,
cho phép nhanh nhẹn hơn và xây dựng khả năng mở rộng cho hoạt động của họ
với một lực lượng lao động ảo 24/24h.
2.1.3. Hạn chế của RPA [3]
Những lợi ích mà RPA đem lại rất to lớn, tạo ra sự bùng nổ trong công nghệ.
Tuy nhiên, mọi công nghệ đều có những hạn chế của nó, và RPA cũng như vậy.
Các hạn chế của RPA cụ thể như:
SVTH: Đặng Minh Khôi

14



GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
-

Thứ nhất, RPA không thể đọc được bất cứ dữ liệu nào không phải là
điện tử và không có cấu trúc đầu vào. Ví dụ như nếu sinh viên gửi
phiếu đăng ký trực tiếp, thì phiếu đó là giấy và không có cấu trúc.
Công việc ở đây sê cần người tiếp nhận phiếu, sau đó dùng máy scan
để quét và đưa lại vào RPA. Điều này là một rào cản lớn để có thể
xem xét có sử dụng RPA hay không nếu công việc đòi hỏi phải xử lý
trực tiếp nhiều hơn.

-

Thứ hai, cần phải xác định được đầu vào từ một nguồn hay nhiều
nguồn. Ví dụ như trong việc mua sắm, các hóa đơn của khách hàng

U



có thể có nhiều định dạng khác nhau, các trường được đặt trong các

H

khu vực khác nhau. Với một robot để có thể đọc được các hóa đơn thì


TẾ

các hóa đơn cần phải có cùng một định dạng và các trường phải

N
H

giống nhau. Mặc dù các robot có thể được thiết lập để xử lý các ngoại

KI

lệ nếu có, tuy nhiên việc dự đoán ra các ngoại lệ sẽ tương đối khó
Thứ ba, RPA không thể phát triển theo thời gian nếu không có người

H

-


C

khăn nếu áp dụng vào một số ngành nghề nhất định.

ẠI

thiết lập. RPA không thể tự học hỏi các kinh nghiệm như AI và ML

G

Đ


do đó mỗi robot RPA sẽ có tuổi thọ nhất định. Khi các quy trình thay

N

đổi thì robot RPA cũng phải cần thay đổi theo. Vì vậy, trước khi xây

Ư



dựng một robot RPA thì cần phải đảm bảo quy trình có tính dài hạn

TR

hay nói cách khác đó là một quy trình ít thay đổi theo thời gian.

2.1.4. Ứng dụng của RPA
Những công việc mà RPA có thể ứng dụng vào trong thực tế chính là những
công việc mang tính chất đơn giản và lặp đi lặp lại nhiều như:
-

Công việc văng phòng làm bằng tay lặp đi lặp lại.

-

Nhập, xử lý, phân tích và báo cáo dữ liệu thường xuyên.

-


Gửi mail hàng loạt, lưu trữ và truy cập dữ liệu.

-

Chuyển đổi định dạng thông tin và hình ảnh.

-

Tích hợp các quy trình kinh doanh khác nhau.

-

Xử lý danh sách và lưu trữ tệp tin.

SVTH: Đặng Minh Khôi

15


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Từ những công việc đó nên RPA được ứng dụng vào một số ngành nghề, dịch
vụ chủ yếu sau:
-

Dịch vụ cho khách hàng: RPA giúp các công ty cung cấp các dịch vụ
cho khách hàng tốt hơn bằng cách tự động hóa nhiệm vụ của trung
tâm liên lạc, bao gồm xác minh chữ ký điện tử, tải lên các tài liệu

được quét và xác minh thông tin để cho phép chấp nhận hoặc từ chối
tự động.

-

Kế toán: Các tổ chức có thể sử dụng RPA để tổng hợp kế toán, báo
cáo giao dịch và lập ngân sách.



Các dịch vụ tài chính: Các công ty trong ngành dịch vụ tài chính có thể

U

-

H

sử dụng RPA để thanh toán bằng ngoại tệ, tự động hóa mở và đóng tài

TẾ

khoản, quản lý yêu cầu kiểm toán và yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
Chăm sóc sức khỏe: Các tổ chức y tế có thể sử dụng RPA để quản lý

N
H

-


KI

hồ sơ bệnh nhân, khiếu nại, hỗ trợ khách hàng, quản lý tài khoản,
Nguồn nhân lực: RPA có thể tự động hóa các nhiệm vụ nhân sự, bao

H

-


C

thanh toán, báo cáo và phân tích.

ẠI

gồm cả việc cập nhật thông tin nhân viên và quá trình làm việc.

Đ

Quản lý chuỗi cung ứng: RPA có thể được sử dụng để mua sắm tự

G

-

N

động, tự động xử lý đơn đặt hàng và thanh toán, theo dõi mức hàng


TR

Ư



tồn kho và theo dõi các lô hàng.
2.1.5. Thực trạng phát triển RPA trên thế giới
Các công ty trên thế giới hiện nay đều luôn tìm kiếm các phương pháp mới để
nâng cao hiệu quả của công việc. Ví dụ, trong hai thập kỷ qua, người dùng đã thấy sự
gia tăng của Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource
Planning – ERP), Trung tâm dịch vụ chia sẻ (Shared Service Centers – SSC). Phần
mềm robot (hay còn gọi là lực lượng lao động ảo, hoặc RPA) giờ đây được coi là sáng
kiến cách mạng mới nhằm nâng cao năng suất.
Theo nghiên cứu của Transparency Market Research, trong năm 2016, thị
trường cấp phép RPA toàn cầu đạt khoảng 700 triệu USD gần gấp đôi so với năm
SVTH: Đặng Minh Khôi

16


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

2015. Hơn nữa, số lượng người sử dụng RPA tăng gấp đôi mỗi 6 tháng. Những động
thái tích cực trên thị trường RPA như sự ra mắt của Workfusion vào tháng 3 năm 2017
của RPA Express, phần mềm RPA miễn phí đầu tiên từ đó kéo theo một loại các phần
mềm đi sau khác. Điều này có thể là một sự thay đổi trong thị trường RPA vì nó buộc
các nhà cung cấp khác phải tập trung vào các chức năng nhiều hơn, cho thấy nhiều sự

khác biệt.
Tại Phần Lan, việc ứng dụng RPA đang thực sự phát triển khi các công ty hiện
nay đang bắt đầu sử dụng RPA để giải quyết các vấn đề gặp phải. Công ty Eera được
biết đến như là một công ty tư vấn chuyên về tự động hóa công việc liên quan đến tri

U



thức, công nghệ tài chính, kinh tế học lưu chuyển, và vận chuyển thông minh đã đưa ra

H

một một số trường hợp đã ứng dụng RPA để giải quyết một số vấn đề gặp phải tại một

TẾ

số công ty ở Phần Lan (Bảng 2.1)

KI

Vấn đề

N
H

Bảng 2.1. Một số ví dụ về việc ứng dụng RPA vào các doanh nghiệp ở Phần Lan
Áp dụng RPA



C

Quản lý thuế ở - Sắp xếp thủ công các khoản - Loại bỏ được việc sắp xếp
thanh toán thu nhập cho thuê

H

Phần Lan

thủ công.

ẠI

từ tờ khai thuế đã nộp trước - Cải thiện thông tin về kê khai

G

Đ

Hệ thống hành chính.

N

- Quá trình mất nhiều giờ làm

TR

Ư




việc.

thuế, khách hàng không cần
gọi đến bộ phận dịch vụ
khách hàng của Cục Quản Lý
thuế để giải quyết vấn đề này.

Công ty HOAS HOAS cung cấp căn hộ dành - Quy trình xử lý bằng robot
(Helsingin

riêng cho sinh viên. Mỗi năm

xử lý trước tất cả đơn đăng

Seudun

công ty nhận hơn 35000 đưn

ký, sau đó hệ thống liên kết

Opiskelija-

đăng ký, đặc biệt là vào mùa

với HOAS sẽ kiểm tra đơn

Asuntosäätiö

cao điểm (tháng 6, tháng 7).


đạt yêu cầu.

Sr)

Toàn bộ dữ liệu đều được sắp - Mỗi trung tâm dịch vụ khách
xếp bằng tay.

hàng có thể xử lý gấp 3 số
lượng đơn mỗi ngày.

SVTH: Đặng Minh Khôi

17


GVHD: ThS. Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
Công

ty điện - Các công ty điện lực đều có - Xây dựng được một hệ thống

lực ở Phần Lan

các công ty nhỏ hơn, điều này

tiêu chuẩn giữa các CIS của

làm phát sinh việc xác thực


các công ty.

thông tin trong CIS (Hệ thống - Robot xác minh thông tin,
thông tin khách hàng) trong

viết hoa khi cần và chia địa

khi mỗi công ty có hệ thống

chỉ theo đúng khu vực.
- Quá trình tự động hóa bằng

liệu khách hàng trong CIS
không. Ngoài ra cũng cần

được

khoảng

80%

trường hợp.



kiểm tra xem có bản sao dữ

RPA


U

- Công việc xác thực bao gồm

H

CIS khác nhau.

TẾ

phải kiểm tra tên và địa chỉ

N
H

được viết hoa chính xác và


C

nhà và số căn hộ.

KI

phân loại theo tên đường, số

H

- Công ty phải sắp xếp và hiệu


ẠI

chỉnh bằng tay khoảng 10000

G

Đ

tác vụ như vậy mỗi năm để có

TR

Ư



N

một tiêu chuẩn CIS.

SVTH: Đặng Minh Khôi

Nguồn: RPA Việt Nam (2017)

18


×