Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY của CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY PHÚ hòa AN HUẾ GIAI đoạn 2012 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.58 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

h

tế

H

uế

----------------

cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

họ

XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA

Tr

ườ
n

g


Đ

ại

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN - HUẾ

NGUYỄN QUỐC HẢI

Niên khóa: 2014 – 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

h

tế

H

uế

----------------

cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


họ

XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA

ườ
n

g

Đ

ại

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN - HUẾ

Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Thị Lệ Hương

Nguyễn Quốc Hải

Tr

Giảng viên hướng dẫn:

Lớp: K48 Thống kê kinh doanh
Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, 01/2018



Lời Cám Ơn

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành là kết quảcủa

một quá trình học tập trên ghếnhà trường và kết quảcủa việc
học hỏi, rèn luyện thực tếởCông ty Cổphần Dệt may Phú Hoà
An.
Sau hơn hai tháng thực tập tại Công ty cổphần Dệt may
Phú Hoà An, tôi đã có điều kiện được trải nghiệm thực tế, trong
một môi trường làm việc chuyên nghiệp, là cơ hội đểso sánh
những kiến thức đã học trên giảng đường Đại học với những gì
được biết trong một doanh nghiệp cụthể, từđó đúc kết cho
mình những kinh nghiệm và bài học bổích trong trương lai.
Tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường
Đại học Kinh Tế Huế, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Th.S
Nguyễn ThịLệHương đã tận tình chỉbảo, giúp đỡ, giải đáp
những thắc mắc và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
Công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An, toàn thểcác anh chịtrong
Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu, Phòng Hành chính Nhân sự,
Phòng Kếtoán tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉbảo cho tôi
những kiến thức mới, những công việc cụthể, cung cấp những
thông tin cần thiết đểtôi có thểhoàn thành được khoá luận này.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ấ
t t cảbạn bè cùng
những người thân đã luôn quan tâm, động viên và ủng hộtôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức trình độchuyên
môn cũng như kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chếnên
khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
sựthông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn
đểkhóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Huế, tháng 12 năm
2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Hải


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2

uế

5. Kết cấu khóa luận........................................................................................................ 3

H

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY ............. 4

tế

1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng dệt may .................................................... 4

h

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ..................................................................................... 4


in

1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu..................................................................................... 4

cK

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu ......................................................................................... 5
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu .................................................................................... 7

họ

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu............................................ 11
1.1.6 Khái niệm xuất khẩu hàng dệt may ................................................................. 12

ại

1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình xuất khẩu hàng dệt may........................ 13

Đ

1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.................................................. 19

g

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN GIAI ĐOẠN 2012-2016 ............................. 22

ườ
n


2.1 Khái quát công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An ................................................... 22
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 22

Tr

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty................................................................ 23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty .................................................... 25
2.1.4 Một số nguồn lực hoạt động kinh doanh của công ty...................................... 29
2.1.4.1 Tình hình lao động của công ty................................................................. 29
2.1.4.2 Tình hình vốn kinh doanh của công ty...................................................... 32
2.1.4.3 Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty....................................... 35

2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của công ty....................................... 38
2.2.1 Quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng dệt ........................................................... 38
2.2.2 Cơ cấu KNXK phân theo mặt hàng xuất khẩu ................................................ 40


2.2.3 Cơ cấu KNXK phân theo thị trường xuất khẩu ............................................... 42
2.2.4 Quy mô số lượng hàng dệt may xuất khẩu ...................................................... 45
2.2.5 Quy mô doanh thu xuất khẩu hàng dệt may .................................................... 46
2.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động DTXK ........................................ 48
2.2.7 Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty ................ 52
2.2.7.1 Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu ...................................................................... 53
2.2.7.2 Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu của công ty giai đoạn 2014-2016 .................. 54

uế

2.3 Nhận xét kết quả phân tích..................................................................................... 55
2.3.1 Ưu điểm ........................................................................................................... 55


H

2.3.2 Hạn chế ............................................................................................................ 56

tế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY TRONG THỜI GIAN TỚI............................................................................... 59

in

h

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................................ 59
3.2 Giải pháp ................................................................................................................ 61

cK

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 67
1. Kết luận ..................................................................................................................... 67

họ

2. Kiến nghị ................................................................................................................... 67
2.1. Kiến nghị đối với công ty.................................................................................... 67

ại

2.2. Kiến nghị với hiệp hội dệt may........................................................................... 68


Đ

2.3. Kiến nghị đối với nhà nước................................................................................. 69

Tr

ườ
n

g

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tỷ trọng KNXK các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2014-2016 20
Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty Phú Hòa An qua 3 năm 2014-2016 .................... 29
Bảng 2.2. Tình hình vốn kinh doanh của công ty Phú Hòa An qua 3 năm 2014-2016......... 32
Bảng 2.3. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Phú Hòa An ............................... 36
Bảng 2.4. Đối tác lớn của công ty Phú Hòa An trên thế giới................................................... 37

uế

Bảng 2.5. Biến động KNXK hàng dệt may của công ty Phú Hòa An giai đoạn 2012-2016 38

H

Bảng 2.6. Cơ cấu KNXK theo mặt hàng của công ty Phú Hòa An giai đoạn 2012-2016.... 40
Bảng 2.7. Cơ cấu KNXK theo thị trường của công ty Phú Hòa An giai đoạn 2012-2016... 42


tế

Bảng 2.8. Biến động quy mô số lượng hàng dệt may xuất khẩu của công ty Phú Hòa An giai

h

đoạn 2012-2016............................................................................................................................ 45

in

Bảng 2.9. Biến động DTXK hàng dệt may của công ty Phú Hòa An giai đoạn 2012-2016 46

cK

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu phân tích DTXK của công ty Phú Hòa An năm 2015-2016...... 49
Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu phân tích doanh thu của công ty Phú Hòa An năm 2015-2016. 50

họ

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu phân tích DTXK của công ty Phú Hòa An năm 2015-2016...... 51

ại

Bảng 2.13. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của công ty Phú Hòa An giai đoạn 2014-2016 ..... 53

Tr

ườ
n


g

Đ

Bảng 2.14. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của công ty Phú Hòa An giai đoạn 2014-2016........ 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động phân theo chức năng của công ty Phú Hòa An giai đoạn
2014-2016 ...................................................................................................................... 30
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động phân theo giới tính của công ty Phú Hòa An giai đoạn
2014-2016 ...................................................................................................................... 31
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động phân theo trình độ của công ty Phú Hòa An giai đoạn

uế

2014-2016 ...................................................................................................................... 32

H

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tổng vốn theo tính chất nguồn vốn của công ty Phú Hòa An giai

tế

đoạn 2014-2016 ............................................................................................................. 33
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tổng vốn theo tính chất nguồn hình thành vốn của công ty Phú

in

h


Hòa An giai đoạn 2014-2016 ........................................................................................ 35
Biểu đồ 2.6. Biến động KNXK của công ty Phú Hòa An giai đoạn 2012-2016 ........... 40

cK

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu KNXK theo mặt hàng của công ty Phú Hòa An giai đoạn 20122016 ............................................................................................................................... 42

họ

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu KNXK theo thị trường tiêu thụ của công ty Phú Hòa An giai đoạn

ại

2012-2016 ...................................................................................................................... 44

Đ

Biểu đồ 2.9. Biến động số lượng hàng dệt may xuất khẩu của công ty Phú Hòa An giai
đoạn 2012-2016 ............................................................................................................. 46

ườ
n

g

Biểu đồ 2.10. Biến động doanh thu hàng dệt may xuất khẩu của công ty Phú Hòa An

Tr


giai đoạn 2012-2016 ...................................................................................................... 48

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty dệt may Phú Hòa An...........................25


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giải thích

1

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

2

XK

Xuất khẩu

3

DT

Doanh thu

4


DTXK

Doanh thu xuất khẩu

5

TV

Tổng vốn

6

HH

Hàng hóa

7

SL

Số lượng

8

CT

9

ĐG


10

LH

11

L

12

W

13

M

in

h

tế

H

uế

Chữ viết tắt

cK


Chỉ tiêu

Đ

ại

họ

Định gốc

g

ườ
n

TT

Liên hoàn
Số lao động
Năng suất lao động
Lợi nhuận

VCĐ

Vốn cố định

15

VLĐ


Vốn lưu động

16

VCSH

Vốn chủ sở hữu

17

VV

Vốn vay

Tr

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động thương
mại quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Tại Việt Nam dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại
nguồn thu lớn. Năm 2016 mang về cho ngân sách nhà nước 24,96 tỷ USD trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước và chỉ đứng sau các mặt hàng xuất khẩu về điện


uế

thoại và linh kiện. Xuất khẩu dệt may Việt Nam đã và đang khẳng định được vị thế

H

của mình trên thị trường thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính như Châu

tế

Âu, Nhật Bản và đặc biệt là thị trường Mỹ.

Giống như các công ty dệt may xuất khẩu trong nước, công ty cổ phần dệt may

h

Phú Hòa An thuộc Tổng công ty dệt may Huế đang có những thuận lợi trong hoạt

in

động xuất nhập khẩu và ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình ở thị trường

cK

trong nước và nước ngoài. Giai đoạn 2012-2016 kim ngạch xuất khẩu bình quân của
công ty là 5,3 triệu USD, doanh thu xuất khẩu bình quân là 115,235 tỷ đồng và lợi

họ


nhuận xuất khẩu bình quân là 2,796 tỷ đồng. Chính từ những thuận lợi đó mà, sự cạnh

ại

tranh về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đang trở nên gay gắt giữa các công ty

Đ

trong địa bàn tỉnh, trong nước và nước ngoài. Vì vậy, đánh giá tình hình hoạt động
xuất khẩu hàng đệt may của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An là rất cần thiết để

g

xác định được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó đề ra

ườ
n

những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, trong thời gian thực tập ở Công ty cổ phần dệt may

Tr

Phú Hòa An, tôi đã chọn đề tài: “TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN - HUẾ GIAI ĐOẠN 2012-2016”
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần dệt may Phú
Hòa An giai đoạn 2012-2016, từ đó gợi ý một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất

khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian tới.
SVTH: Nguyễn Quốc Hải

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tình hình xuất khẩu hàng dệt may.
Phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần dệt may Phú
Hòa An giai đoạn 2012-2016.
Gợi ý một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

uế

 Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng dệt

H

may.

-

tế


 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại công ty cổ phần dệt may

in

Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp giai đoạn 2012-2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

cK

-

h

Phú Hòa An.

 Thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập thông qua báo cáo

họ

của các phòng ban trong công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2012-2016,

ại

luận văn, khóa luận tốt nghiệp và thông tin trên website về xuất khẩu hàng dệt may

Đ


trong và ngoài nước, một số nguồn khác…
 Tổng hợp tài liệu

ườ
n

g

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp tài liệu nhằm đạt được mục
đích nghiên cứu.

Số liệu được tính toán, xử lý trên excel.

Tr

 Phân tích dữ liệu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp

các phương pháp phân tích thống kê sau.
o Phương pháp dãy số thời gian
Cho phép phản ánh xu thế biến động của các chỉ tiêu quy mô xuất khẩu hàng
dệt may qua thời gian của từng mặt hàng, từng thị trường tiêu thụ, từng bộ phận thành
viên hoặc nghiên cứu trên góc độ tổng thể. Xu thế biến động của chỉ tiêu giá xuất khẩu
bình quân theo thời gian. Xu thế biến động của các chỉ tiêu tương đối phản ánh hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may khác.
SVTH: Nguyễn Quốc Hải

2


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

Cho phép tính toán mức độ biến động quy mô hàng dệt may xuất khẩu xét cho
từng mặt hàng, loại hàng, theo thị trường tiêu thụ, theo từng bộ phận thành viên bằng
các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối như: lượng tăng giảm tuyệt đối (liên hoàn, định gốc,
trung bình), tốc độ tăng giảm (liên hoàn, định gốc, trung bình), tốc độ phát triển (liên
hoàn, định gốc, trung bình), giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm)…
o Phương pháp chỉ số
Phương pháp này dùng để phân tích sự biến động của một chỉ tiêu và được

uế

dùng để phân tích vai trò ảnh hưởng của biến động từng nhân tố tới sự biến động của

H

toàn bộ hiện tượng.

tế

o Số tương đối, số tuyệt đối

Số tương đối được dùng để so sánh mức độ của hiện tượng ở 2 thời kì hay 2

in

h

thời điểm khác nhau nhằm phản ánh rõ hơn tình hình của hiện tượng ở thời kỳ hay thời

điểm nghiên cứu.

o Một số phương pháp khác…

cK

Số tuyệt đối nhằm phản ánh trạng thái, quy mô, khối lượng của hiện tượng.

họ

Dùng để thu thập, xử lý và phân tích số liệu và rút ra kết luận về các số liệu đã

ại

phân tích.

Đ

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, khóa luận gồm có 3 chương.

ườ
n

g

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng dệt may
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần dệt may Phú
Hòa An giai đoạn 2012-2016


Tr

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong

thời gian tới

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng dệt may
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài.
Đây là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương.
Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua mua bán, nó

uế

phản ánh mối quan hệ giữa những nhà sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia

H


tham gia vào phân công lao động quốc tế.

tế

Theo khái niệm của thống kê thì xuất khẩu hàng hóa là hàng hóa nước ta được
bán ra nước ngoài theo các hợp đồng ngoại thương, được xếp lên tàu biển, xe lửa, máy

in

h

bay... và được phép rời biên giới nước ta. Bao gồm: hàng sản xuất trong nước, hàng tái
xuất và hàng chuyển khẩu, những hàng hóa nước ta gửi triển lãm ở nước ngoài sau đó

cK

bán cho nước đó, hàng hóa nước ta bán cho người nước ngoài ở nước ta và thu bằng
ngoại tệ cũng được coi là hàng hóa xuất khẩu.

họ

Có nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu hàng hóa nhưng vẫn chung quy lại

ại

rằng xuất khẩu hàng hóa là đưa hàng hóa ở quốc gia này sản xuất sang quốc gia khác,

biên giới.

Đ


đối tượng của việc xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ, và ranh giới được xác định là

ườ
n

g

1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có một số đặc điểm sau đây:
Các bên tham gia thường mang quốc tịch khác nhau, điều này một mặt cho thấy

Tr

sự đa dạng trong mua bán nhưng mặt khác có thể dẫn đến xung đột về phong tục tập
quán giữa các bên ví dụ như việc cùng một vấn đề nhưng ở mỗi bên lại có nhiều cách
hiểu cũng như cách quyết định khác nhau.
Việc xuất khẩu phải qua nhiều trung gian, điều này rất bất lợi cho nhà xuất khẩu
vì nếu có xảy ra tranh chấp mua bán thì phải mất nhiều chi phí hơn, vì phải chi trả qua
nhiều trung gian khác nhau làm cho chi phí tăng lên. Cho nên để hạn chế bớt rủi ro này
thì các nhà xuất khẩu phải quan tâm và hiểu biết kỹ vấn đề này trên.

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương


Khác với mua bán hàng hóa trong nước, xuất khẩu hàng hóa phải trải qua nhiều
công đoạn như làm thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu và một số thủ tục xin giấy
phép khác cho nên việc chi phí trang trải cho hoạt động tăng cao.
Đồng tiền thanh toán cũng là một đặc điểm nổi bật trong xuất khẩu hàng hóa, vì
sự thuận tiện cho việc thanh toán cho nên thông thường đồng tiền thanh toán được sử
dụng là ngoại tệ của một bên tham gia, điều này cho thấy việc phụ thuộc tỷ giá là điều
mà các doanh nghiệp xuất khẩu không thể tránh khỏi. Với lý do trên, thiết nghĩ các

uế

doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cần phải quan tâm hơn nữa tình hình giá cả thị

H

trường, lựa chọn được đồng tiền thanh toán phù hợp để đảm bảo cho lợi ích của chính

tế

doanh nghiệp mình.

Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nó không chỉ đem lại

tích luỹ từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước.

in

h

lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất trong nước nhờ


cK

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các
nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nên kinh tế toàn cầu.

họ

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu

ại

 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế toàn cầu

Đ

Xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên phạm
vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ,

ườ
n

g

đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại
toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc
gia nói chung. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh

Tr


tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá và là một trong bốn

khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của
nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong
những động lực chính để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều
kiện tự nhiên giữa các nước, nên nếu chú trọng chuyên môn hoá một số mặt hàng có
lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi
thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn.
SVTH: Nguyễn Quốc Hải

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

 Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường
quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu
là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch
bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp

uế

không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước


H

ngoài.

tế

Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng

in

liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.

h

cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật

Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập khẩu

cK

cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả
năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.

họ

Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công

Đ

sống của một sản phẩm.


ại

tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ

Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham

ườ
n

g

gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các
doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm

Tr

các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động tạo ra

thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn
định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn
bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

6



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

1.1.4 Các hình thức xuất khẩu
a. Căn cứ vào tính chất của xuất khẩu
 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu là do một doanh nghiệp trong nước
trực tiếp xuất khẩu hàng hoá cho một doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức
của chính mình. Trong đó doanh nghiệp có hàng hóa trực tiếp ký kết hợp đồng và trực
tiếp thực hiện.

uế

 Ưu điểm:

Giảm bớt được các chi phí trung gian từ đó tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

-

Biết được nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các phương án kinh doanh phù

tế

H

-

hợp.


h

Tiếp cận nhanh nhất với thương nhân, với thị trường nước ngoài tạo thế chủ

in

-

động hơn.

cK

 Nhược điểm:

Chi phí cho hoạt động giao dịch trực tiếp cao.

-

Rủi ro trong kinh doanh lớn vì không có điều kiện nghiên cứu các thông tin kĩ

họ

-

Doanh nghiệp chưa quen với thương trường và đòi hỏi trình độ kĩ thuật nghiệp

Đ

-


ại

về bạn hàng.

vụ của các cán bộ tham gia xuất khẩu phải cao.

ườ
n

g

 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

phải thông qua một người thứ ba, người này là trung gian. Công ty trung gian mua

Tr

hàng để xuất khẩu có thể là công ty điều hành xuất khẩu (EMC), nhà ủy thác xuất
khẩu, nhà môi giới nhà xuất nhập khẩu, nhà xuất nhập khẩu, hiệp hội xuất khẩu.
 Ưu điểm: giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kinh doanh như: mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh,
am hiểu thị trường giảm được rủi ro, giảm các chi phí trong quá trình giao dịch.
 Nhược điểm: bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian, đặc biệt là
không kiểm soát được người trung gian. Không phát triển được chuyên môn nghiệp
vụ, giá bán bị hạn chế bởi đơn vị trung gian, dễ bị lệ thuộc, lợi nhuận giảm.
SVTH: Nguyễn Quốc Hải

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

 So sánh với hình thức xuất khẩu trực tiếp, ta có thể thấy được rằng hình thức
xuất khẩu gián tiếp cho thấy chiến lược này thích hợp với những công ty nhỏ, mới
thành lập. Vì họ chưa có khách hàng, chưa có bộ phận xuất nhập khẩu, không có người
có chuyên môn trong xuất nhập khẩu nên họ áp dụng chiến lược này để tránh được rủi
ro trong xuất nhập khẩu, tránh tồn đọng hàng vì không tìm được khách hàng, giảm chi
phí cho bộ phận xuất nhập khẩu. Còn đối với hình thức Xuất khẩu trực tiếp thì đòi hỏi

b. Căn cứ vào mức độ tham gia của doanh nghiệp

H

 Xuất khẩu Tự doanh

uế

phải có năng lực giao tiếp, nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

tế

Đây là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm và tự tìm kiếm khách hàng để
xuất khẩu, tổ chức hoạt động xuất khẩu.

in


Công ty có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất

cK

-

h

 Ưu điểm:

lượng sản phẩm hoặc tinh chế sản phẩm để xuất khẩu với giá cao hơn và tìm mọi cách

-

họ

giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu để thu được nhiều lợi nhuận.
Đối với những công ty lớn, sản phẩm có uy tín với hình thức xuất khẩu tự

ại

doanh bảo đảm cho công ty đẩy mạnh xâm nhập thị trường thế giới để trở thành công

Đ

ty xuyên quốc gia hoặc đa quốc gia và cái thu được chẳng những là lợi nhuận mà vốn
vô hình đó là nhãn hiệu và biểu tượng của công ty ngày càng được tăng cao.

-


Chi phí kinh doanh cao cho tiếp thị và tìm kiếm khách hàng.
Vốn kinh doanh lớn.
Đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp riêng.

Tr

-

ườ
n

g

 Nhược điểm:

 Gia công Xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là việc doanh nghiệp xuất khẩu chính là bên nhận gia công

cho một doanh nghiệp nước ngoài (bên đặt gia công). Khi đó bên nhận gia công sẽ
nhận nguyên phụ liệu, mẫu mã của bên đặt gia công rồi chế biến thành sản phẩm theo
đúng như thỏa thuận của hai bên và các doanh nghiệp này sẽ nhận được phí gia công.

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương


 Ưu điểm: Giúp cho các doanh nghiệp gia công giải quyết được công ăn việc
làm, tận dụng năng lực kinh doanh dư thừa, tranh thủ thu hút công nghệ mới, nâng cao
tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ.
 Nhược điểm:
-

Đòi hỏi các doanh nghiệp nhận gia công phải có thiết bị phù hợp với chủng loại

sản phầm.
Có đội ngũ công nhân có tay nghề cao.

-

Phải chấp nhận một phí gia công rẻ.

-

Mối quan hệ giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công được xác định bằng

H

uế

-

tế

hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công thường được quy định một số điều khoản như
thành phẩm, nguyên liệu, giá cả, thanh toán, giao nhận…


in

h

 So sánh với hình thức xuất khẩu tự doanh sẽ thấy ở hình thức xuất khẩu tự

cK

doanh có rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công xuất khẩu vì
mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp tự lo.
 Xuất khẩu tại chỗ

họ

c. Căn cứ vào nơi xuất khẩu

ại

Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do tính ưu việt

Đ

của nó đem lại.

Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giới

ườ
n


g

quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm
nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục

Tr

hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay thì xu hướng di cư tạm thời ngày càng

trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên nhanh chóng.
Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du lịch
để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh
nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch trương sản phẩm của mình thông qua
những du khách.

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng là
một hình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa. Việc thanh
toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện, quản lí được rủi ro, hợp đồng được thực
hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh hơn.

 Xuất khẩu mậu biên
Là hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, doanh nghiệp tự tổ chức đưa hàng
hóa của mình đến các khu kinh tế của cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam với Trung

uế

Quốc, Campuchia, Lào để xuất khẩu.

H

Khác với hình thức xuất khẩu tự doanh thông thường, kinh doanh xuất khẩu

tế

mậu biên có những đặc thù sau đây:
Doanh nghiệp ít khi ký kết hợp đồng xuất khẩu.

in

h

Không nhất thiết phải thanh toán bằng ngoại tệ mạnh mà thanh toán bằng hàng
hóa hoặc bằng nội tệ của nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

cK

Ở thời điểm giao và nhận hàng hóa có đại diện của người bán và người mua.
 Ưu điểm:

Mở rộng khả năng thâm nhập hàng hóa vào các nước láng giềng, tận dụng được


họ

-

Thương mại biên giới là cơ chế đặc biệt, một ngoại lệ không bị ràng buộc bởi

Đ

-

ại

các ưu thế về mặt địa lý khi xâm nhập thị trường xuất khẩu.

WTO. Do vậy Việt Nam có thể chủ động về chính sách ưu đãi đặc thù nhằm khuyến

-

ườ
n

g

khích thương nhân phát triển thị trường sang Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Tăng doanh thu bán hàng.

 Nhược điểm:

Rủi ro trong kinh doanh cao đặc biệt đối với các doanh nghiệp phía Nam đưa


Tr

-

hàng hóa lên biên giới Trung Quốc vì tính tự phát của hình thức xuất khẩu này cao.
-

Thời gian qua mặc dù được đầu tư nhưng nhiều hạ tầng thương mại biên giới

còn rất hạn chế, khiến chi phí lưu thông hàng hóa cao và hàng Việt rất khó khăn canh
trạnh với hàng Trung Quốc và Thái Lan.
-

Hoạt đông xúc tiến thương mại quốc gia tuy đã tạo lực đẩy mạnh cho xuất khẩu

nhưng riêng với thương mại biên giới với nhiều đặc thù riêng nên vẫn còn nhiều khó
khăn
SVTH: Nguyễn Quốc Hải

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, do đó
khi tiến hành hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu rõ ràng và

chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Hoạt động xuất khẩu diễn ra chịu nhiều ảnh
hưởng của các yếu tố khác nhau.
Yếu tố doanh nghiệp: Hoạt động xuất khẩu diễn ra khi có sự tham gia của các
chủ thể khác nhau. Ở mỗi quốc gia đều có bộ luật riêng, trình độ luật pháp, hành pháp,

uế

tư pháp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ở các quốc gia đó. Các yếu tố pháp

H

luật này không chỉ phối hợp tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế.

tế

Như vậy, để có thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế thì trước hết
doanh nghiệp phải hiểu rõ môi trường luật pháp ở chính quốc gia đó và quốc gia của

in

h

đối tác cùng các thông lệ quốc tế hiện hành vì chính các yếu tố đó có thể tạo điều kiện
cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp để

cK

tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận kinh doanh, khai thác được các cơ hội trong
kinh doanh, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới.


họ

Yếu tố chính trị: Chính trị là tổng thế các quan điểm, các phương pháp hoạt

ại

động thực tế nhất định của Đảng, Nhà nước, giai cấp. Nó bao gồm cả yếu tố khách

Đ

quan và yếu tố chủ quan. Vì vậy, chính trị cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình quốc tế
hóa các hoạt động kinh doanh phát triển theo hướng nhất định.

ườ
n

g

Việc rỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thiết lập các quan hệ là sự
tác động mang tính tích cực, làm tăng cường sự liên kết các thị trường và thúc đẩy sự
tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu.

Tr

Chính sách của Chính phủ đặt ra để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và thị

trường nội địa khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài với các chính sách kinh tế có lợi cho
doanh nghiệp trong nước như hàng rào thuế quan.
Ngược lại, sự không ổn định về chính trị sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
và bóp nghẹt các mối giao lưu về công nghệ. Nhiều nơi trên thế giới hiện nay có sự bất

ổn về chính trị và cuộc chiến sắc tộc diễn ra mạnh mẽ, ở đó sự an toàn trong kinh
doanh là không có hoặc không cao. Điều này đã, đang và sẽ buộc các doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh trên thị trường và phân bổ lại nguồn lực sang thị
trường khác có độ an toàn cao hơn.
Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng đến việc mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm
và mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. Đồng thời chính các yếu tố
đó lại có thể là rào cản giới hạn sự tự do trên thị trường thế giới của các doanh nghiệp.
Yếu tố kinh tế: Các yếu tố này bao gồm: chính sách tài chính, chính sách tiền
tệ, yếu tố lạm phát, thuế quan.

uế

Các yếu tố trên có tác động đến xuất khẩu ở cả tầm vi mô và vĩ mô trong đó điển

H

hình là nhân tố thuế quan. Thuế quan xuất khẩu là thuế quan được đánh vào mỗi đơn vị

tế


hàng hóa sản xuất, nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả
trong nước. Vì vậy thuế quan đã ảnh hưởng đến hạn ngạch xuất khẩu hàng hóa.

in

h

Thuế quan là một loại công cụ quản lý kinh tế lâu đời nhất của Nhà nước, nó
đem lại nguồn thu ngân sách chính cho Nhà nước. Nhưng thuế quan xuất khẩu gây nên

cK

sự khó khăn trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Thuế quan xuất khẩu còn gây ra xu hướng làm hạ thấp tương đối giá cả trong

họ

nước hoặc làm thay đổi một cách bất lợi cho các loại hàng hóa này. Vì vậy, Nhà nước

Đ

xuất khẩu phát triển.

ại

nên có một chính sách thuế xuất khẩu hợp lý đối với từng mặt hàng, tạo điện thúc đẩy

1.1.6 Khái niệm xuất khẩu hàng dệt may

ườ

n

g

Ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản
phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người

Tr

tiêu dùng.

Ngành dệt may thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc của các biến động kinh tế vĩ

mô. Sau khi sụt giảm vào năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, ngành dệt may đang trên đà phục hồi và được dự báo sẽ tăng trưởng liên tục với
tốc độ 6% trong những năm tới.
Trung Quốc là công xưởng sản xuất dệt may lớn nhất thế giới với chuỗi cung ứng
hoàn thiện và các lợi thế về máy móc cũng như nhân công giá rẻ. Các nước phát triển như

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

Mỹ, Ý, Hàn Quốc, HongKong chiếm lĩnh các khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn nhờ

thiết kế, marketing và xây dựng thương hiệu, thương mại hóa và xuất khẩu.
Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản là những quốc gia tiêu thụ dệt may lớn nhất
thế giới. Các nước đang phát triển có quy mô thị trường dệt may lớn chủ yếu do dân số
đông; mức chi tiêu bình quân đầu người cho dệt may có sự chênh lệch lớn giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Dự đoán trong 5 năm tới, các thị trường
mới nổi với quy mô dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... sẽ tăng trưởng mạnh mẽ;

uế

trong khi đó thị trường dệt may tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Châu Âu,

H

có xu hướng bão hòa và tăng trưởng chậm lại.

tế

Những Hiệp định thương mại như TPP hay RCEP sẽ thúc đẩy hình thành những
khu vực mậu dịch với chuỗi giá trị dệt may hoàn chỉnh nhờ các quy định nghiêm ngặt

in

h

trong sản xuất cũng như nguyên tắc xuất xứ.

1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình xuất khẩu hàng dệt may

cK


a. Chỉ tiêu về quy mô xuất khẩu

Đây là nhóm chỉ tiêu biểu hiện quy mô hàng dệt may xuất khẩu. Quy mô xuất
hiện vật hoặc đơn vị giá trị.

họ

khẩu hàng dệt may là chỉ tiêu thời kỳ và là chỉ tiêu tuyệt đối có thể tính theo đơn vị

ại

 Khối lượng hàng dệt may xuất khẩu (q)

Đ

Đây chính là chỉ tiêu quy mô xuất khẩu hàng dệt may tính theo đơn vị hiện vật

g

biểu hiện khối lượng, số lượng của một loại hàng dệt may xuất khẩu trong thị trường

ườ
n

trong một khoảng thời gian nhất định.
Đơn vị tính: sản phẩm (chiếc, cái)

Tr

Chỉ tiêu này là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, doanh thu


xuất khẩu và một số các chỉ tiêu có liên quan.
Khối lượng hàng dệt may xuất khẩu được tính riêng cho từng loại hàng hóa

khác nhau, khi tổng hợp ta có thể quy chuẩn về cùng một đơn vị (thông thường trong
thống kê xuất khẩu hàng dệt may người ta quy về sơ mi chuẩn).
 Doanh thu xuất khẩu hàng dệt may (DTXK)
Là giá trị các mặt hàng dệt may xuất khẩu của doanh nghiệp đó được tiêu thụ và
đã được thanh toán trong kỳ (không tính đến giá trị nguyên vật liệu do khách hàng
đem đến).
SVTH: Nguyễn Quốc Hải

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động xuất khẩu thực tế đã thu
được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp trong
thời gian tới.
n

DT=  pi qi

Công thức tính:

đơn vị tính: triệu đồng


i 1

Trong đó:

p i : giá bán đơn vị sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu i
q i : lượng hàng dệt may i xuất khẩu trong kỳ

uế

 Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu (Q)

H

Kim ngạch xuất khẩu biểu hiện giá trị xuất khẩu trong một khoảng thời gian

tế

nhất định (kể cả giá trị nguyên vật liệu do khách hàng đem đến).
n

Q=  pi qi

Công thức tính:

đơn vị tính: Triệu USD

in

p i : giá xuất khẩu một đơn vị sản phẩm dệt may i


cK

Trong đó:

h

i 1

q i : Lượng hàng dệt may i được xuất khẩu

họ

Kim ngạch xuất khẩu được phân chia theo hai hình thức: kim ngạch xuất khẩu
theo hợp đồng và kim ngạch xuất khẩu theo giá FOB.

ại

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh quy mô xuất khẩu

Đ

của một doanh nghiệp nói riêng và của một đất nước nói chung, từ đó tính toán được

g

cán cân xuất-nhập khẩu ở một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này giúp các nhà hoạch

ườ
n


định chính sách đưa ra các kế hoạch phát triển trong tương lai.

b. Chỉ tiêu về cơ cấu hàng dệt may

Tr

Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu là chỉ tiêu tương đối và là những chỉ tiêu thời kỳ.
Công thức tính:
Trong đó:

d Qi =

Qi
Q

đơn vị: lần hoặc %

Q: là quy mô xuất khẩu của tất cả các mặt hàng dệt may
Q i : là quy mô xuất khẩu của mặt hàng dệt may i

Cơ cấu (kết cấu) hàng dệt may xuất khẩu có thể phân theo nhiều tiêu thức khác
nhau. Theo mỗi tiêu thức phân loại đều phản ánh một đặc điểm khác nhau của hiện
tượng và có tác dụng khác nhau.

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

14


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

c. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
Chỉ tiêu này được xác định từ quan hệ giữa kết quả của hoạt động xuất khẩu và
chi phí bỏ ra để có được kết quả xuất khẩu đó.
Hiệu quả hoạt động xuất khẩu có thể là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
 Lợi nhuận xuất khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của

uế

doanh nghiệp, để cải thiện đời sống người lao động.

H

Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so

tế

với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:
Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC

in

Q
C

cK


Hiệu quả thuận: H=

h

 Chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu

kết quả xuất khẩu.
C
Q

ại

Hiệu quả nghịch: H=

họ

 Công thức trên có nghĩa: Một đơn vị chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị

Đ

 Công thức trên có nghĩa là để thu được một đơn vị kết quả xuất khẩu cần bỏ ra

g

bao nhiêu đơn vị chi phí.

ườ
n


o Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ở đây bao gồm:
Doanh thu xuất khẩu.

Tr

Lợi nhuận xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu.

o Chi phí hoạt động xuất khẩu ở đây bao gồm:
Vốn sản xuất kinh doanh (tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động).
Số lao động tham gia hoạt động xuất khẩu...
Hiệu quả xuất khẩu được tính bằng cách so sánh ngoại tệ thu được do xuất khẩu

với những chi phí đã bỏ ra cho việc xuất khẩu hàng hóa đó.

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

Tỷ xuất lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối nó có thể tính theo
hai cách:
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Trong đó:


uế

 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

π: Lợi nhuận xuất khẩu

H

p: tỷ xuất lợi nhuận xuất khẩu

tế

TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
TC: Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu

in

h

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là số lượng bản tệ bỏ ra để có một đơn vị ngoại tệ.

cK

 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu =

Điểm hòa vốn là điểm mà tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (TSNTXK) = Tỷ giá hối

họ

đoái (TGHĐ). Nếu TSNTXK > TGHĐ: Không nên xuất khẩu.


ại

Để đánh giá một cách toàn diện hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty

Đ

đòi hỏi phải tính toán đầy đủ hệ thống chỉ tiêu đã nêu ở trên. Tuy nhiên, trong quá
trình thu thập tài liệu và tính toán gặp nhiều khó khăn nên trong phạm vi khóa luận chỉ

g

phân tích các chỉ tiêu này theo một số hướng sau:

ườ
n

 Phân tích các chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may
+ Phân tích biến động quy mô khối lượng hàng dệt may xuất khẩu.

Tr

+ Phân tích biến động quy mô doanh thu hàng dệt may xuất khẩu.
+ Phân tích biến động quy mô kim ngạch xuất khẩu.
+ Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
 Phân tích cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu.
+ Phân tích cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu phân theo mặt hàng xuất khẩu.
+ Phân tích cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu phân theo thị trường xuất khẩu.
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô hàng dệt may xuất khẩu.


SVTH: Nguyễn Quốc Hải

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lệ Hương

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu hàng dệt may xuất
khẩu.
 Để phân tích theo các chỉ tiêu trên, có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tổ: hoạt động xuất khẩu hàng dệt may có thể phân tổ theo
một tiêu thức hoặc nhiều tiêu thức (phân tổ kết hợp), tác dụng của phương pháp này là
hệ thống hóa các chỉ tiêu phân ánh hoạt động xuất khẩu theo cách hợp lý nhất.
+ Phương pháp dãy số thời gian: để tính các chỉ tiêu biểu hiện xu thế phát triển

uế

của hoạt động xuất khẩu chẳng hạn như tính các chỉ tiêu: tốc độ phát triển, lượng tăng

H

giảm tuyệt đối... cũng như xem xét một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động

tế

cơ bản của hoạt động này để từ đó dự đoán hoạt động xuất khẩu trong tương lai.
+ Phương pháp chỉ số: được vận dụng để phân tích mức độ biến động và mức độ


h

ảnh hưởng của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.

cK

in

 Dùng chỉ số đơn để nêu lên sự biến động của quy mô xuất khẩu qua thời gian,
biểu hiện.

họ

+ Biến động tuyệt đối: Q  Q1  Q0
Q1
Q0

ại

+ Biến động tương đối: I Q 

Q : Biến động tuyệt đối quy mô xuất khẩu

Đ

Trong đó

g

I Q : Biến động tương đối quy mô xuất khẩu.


ườ
n

Q1 : Quy mô xuất khẩu kỳ nghiên cứu

Q0 : Quy mô xuất khẩu kỳ gốc.

Tr

 Dùng chỉ số đơn để phản ánh biến động giá xuất khẩu của từng mặt hàng biến

động theo thời gian.
+ Biến động tuyệt đối:
+ Biến động tương đối:

p  p1  p0
Ip 

pp
p0

Trong đó p1 : giá xuất khẩu mặt hàng i kỳ nghiên cứu
p0 : giá xuất khẩu mặt hàng i kỳ báo cáo

SVTH: Nguyễn Quốc Hải

17



×