Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ dân tại phường đông giang, thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.91 KB, 0 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế

------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

H

HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ DÂN

IN

TẠI PHƯỜNG ĐÔNG GIANG, THÀNH PHỐ

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LÊ THỊ MỸ NHA

Khóa học: 2014-2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế

------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

H

HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ DÂN


IN

TẠI PHƯỜNG ĐÔNG GIANG, THÀNH PHỐ

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Lê Thị Mỹ Nha

PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

Lớp: K48C – KTNN
Niên khóa: 2014-2018

Huế, 04/2018



Lời Cảm Ơn

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Khóa luận được hoàn thành là kết quả thu được trong suốt
thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế và 13 tuần
thực tập tại UBND Thành Phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, thầy là người luôn quan tâm,
hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian tôi
thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của
các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển, trường Đại
Học Kinh Tế Huế.
Ngoài ra, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến UBND thành phố
Đông Hà và đặc biệt là chú Nguyễn Sĩ Trong trưởng phòng
kinh tế đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá
trình thực tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã
luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất trong
suốt thời gian nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận
này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn !
Huế, ngày 23 tháng 4 năm
2018
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mỹ Nha

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii


Ế

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...............................................................v

U

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi

́H

DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................... vii



TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

H

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................1

IN

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................3

K

1.3.1 Đối tượng nghiện cứu.............................................................................................3


̣C

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3

O

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................3

̣I H

1.4.1 Thu thập số liệu ......................................................................................................3
1.4.1.1 Số liệu thứ cấp ....................................................................................................3

Đ
A

1.4.1.2 Số liệu sơ cấp......................................................................................................3
1.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu..................................................................3
1.4.3 Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................5
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM ..................................................5
1.1.1 Hiệu quả kinh tế......................................................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ........................................................5
1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .............................................................6
1.1.2.Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ......................................................................................6
ii



1.1.2.1. Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ..6
1.1.2.2. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản................................................................7
1.1.2.3. Các đặc điểm nuôi trồng thủy sản ......................................................................9
1.1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả kinh tế nuôi tôm ..................13
1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản ...............................15
1.2. Tình hình nuôi tôm trên Thế Giới và ở Việt Nam................................................16
1.2.2.Trên Thế Giới .......................................................................................................16

Ế

1.2.3.Ở Việt Nam ..........................................................................................................18

U

1.2.4.Tỉnh Quảng Trị và Thành phố Đông Hà ..............................................................20

́H

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG ĐÔNG GIANG, THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ ............23



2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Đông Giang, thành
phố Đông Hà..................................................................................................................23

H

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của vùng.................................................................................23


IN

2.1.1.1 Vị trí địa lí..........................................................................................................23

K

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết ................................................................................................23
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng......................................................................24

O

̣C

2.1.2.1 Tình hình kinh tế-xã hội ....................................................................................24

̣I H

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động ............................................................................25
2.1.2.3 Tình hình sử dụng đất đai ..................................................................................26

Đ
A

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội..........................................27
2.1.3.1 Thuận lợi............................................................................................................27
2.1.3.2 Khó khăn............................................................................................................28
2.2 Thực trạng phát triển nuôi tôm của phường Đông Giang .......................................29
2.2.1 Tình hình nuôi tôm của phường Đông Giang ......................................................29
2.2.2 Hạ tầng vùng nuôi ................................................................................................31
2.2.3 Phương thức và thực trạng sản xuất .....................................................................32

2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ dân ở phường Đông Giang........33
2.3.1 Tình hình chung của các hộ điều tra.....................................................................33
2.3.1.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ...............................................................33
iii


2.3.1.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ ........................................................35
2.3.2 Đánh giá hiện trạng theo mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi . 37
2.3.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra. ...........38
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động ở các hộ
nông dân phường Đông Giang. .....................................................................................43
2.4.1 Trình độ và kinh nghiệm nuôi ..............................................................................43
2.4.2 Quy mô diện tích nuôi ..........................................................................................46

Ế

2.4.3 Vốn .......................................................................................................................47

U

2.4.4 Thức ăn và con giống ...........................................................................................47

́H

2.4.5 Môi trường nuôi....................................................................................................49
2.4.6 Thị trường tiêu thụ và giá bán đầu ra ...................................................................49



2.5 Những thuận lợi và khó khăn của các hộ nuôi ........................................................52

2.5.1 Thuận lợi...............................................................................................................52

H

2.5.2 Khó khăn...............................................................................................................52

IN

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

K

NUÔI TÔM Ở CÁC HỘ DÂN TẠI PHƯỜNG ĐÔNG GIANG ...............................53
3.1 Các định hướng........................................................................................................53

O

̣C

3.2 Một số giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm ở phường Đông Giang....................53

̣I H

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch .......................................................................................53
3.2.2 Giải pháp về vốn...................................................................................................54

Đ
A

3.2.3 Giải pháp về môi trường.......................................................................................54

3.2.4 Giải pháp về kỹ thuật............................................................................................55
3.2.5 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm .................................................................................56
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................58
1.KẾT LUẬN ................................................................................................................58
2. Kiến nghị ...................................................................................................................59
2.1 Đối với chính quyền địa phương .............................................................................59
2.2 Đối với các hộ nuôi .................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60
PHỤ LỤC
iv


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Bình quân chung

BTC

Bán thâm canh

CN

Công nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị


HTX

Hợp tác xã

HQKT

Hiệu quả kinh tế



́H

U

Ế

BQC

H

KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
Nuôi trồng thủy sản

TC

Thâm canh

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

K

̣C

Ủy ban nhân dân

O

UBND

IN

NTTS

̣I H

QCCT

Quảng canh cải tiến

Số lượng

STT


Số thứ tự

Đ
A

SL

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tóm tắt các hình thức nuôi tôm .......................................................................11
Bảng 2: Diện tích và sản lượng nuôi tôm của Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ............19
Bảng 3: Diện tích và sản lượng nuôi tôm tại thành phố Đông Hà qua các năm 2013-2017 ... 21
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Đông Giang năm 2017 .............26
Bảng 5: Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của đối tượng nuôi tôm của phường

Ế

Đông Giang qua các năm 2012 – 2016 .........................................................................30

U

Bảng 6: Số lượng giống thả của từng loại giống tôm ở phường Đông Giang qua các

́H

năm 2015 -2017 .............................................................................................................31




Bảng 7: Năng lực sản xuất của hộ điều tra ....................................................................34
Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (Tính BQ/Hộ) ............36

H

Bảng 9: Năng suất, sản lượng của tôm phân theo mô hình nuôi...................................38

IN

Bảng 10: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha nuôi tôm của các hộ nông
dân ở phường Đông Giang. ...........................................................................................39

K

Bảng 11: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân ở phường Đông Giang năm 2017. 41

̣C

Bảng 12: Ảnh hưởng của trình độ và kinh nghiệm đến hiệu quả và kết quả nuôi tôm

O

của các hộ nông dân ở phường Đông Giang năm 2017. ...............................................45

̣I H

Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô diện tích nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của
các hộ dân phường Đông Giang năm 2017 ...................................................................46


Đ
A

Bảng 14: Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn đến lợi nhuận của các hộ nông dân ở
phường Đông Giang năm 2017 .....................................................................................48

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H


U

Ế

Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị nuôi trồng tôm ở phường Đông Giang. ..................................51

vii


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động NTTS đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân trên
địa bàn phường Đông Giang. Đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng
thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn, như thiếu vốn đầu tư, một
số hộ nuôi trồng chưa nắm bắt được kỹ thuật, môi trường thủy vực ngày càng ô
nhiễm... nên hoạt động này của xã chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Trong

Ế

thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc

U

biệt là khi người dân thực hiện sự chỉ đạo của phường, UBND thành phố về chuyển

́H

đổi cơ cấu đối tượng nuôi, mô hình nuôi, đặc biệt là mô hình nuôi tôm. Nhằm đánh giá




hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm ở phường Đông Giang, trên cơ sở đó đưa ra một
số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi tôm ở đây, tôi đã đề
xuất đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ dân tại phường Đông Giang,

H

thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”.

IN

Mục đích nghiên cứu đầu tiên của đề tài là tìm hiểu hoạt động nuôi tôm của các hộ

K

nông dân trên địa bàn của phường Đông Giang. Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế

̣C

nuôi tôm tại địa phương. Thứ ba, tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả

O

nuôi tôm và những thuận lợi và khó khăn của các hộ nuôi. Cuối cùng đề xuất một số

̣I H

giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên địa bàn.
Với một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như phương pháp thu thập số

Đ

A

liệu, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và một số
phương pháp khác. Kết quả nghiên cứu từ đề tài cho thấy rằng, hoạt động nuôi tôm
của nộng hộ tại phường Đông Giang đã thu được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt,
đối với những mô hình nuôi, diện tích, mức độ đầu tư chi phí trung gian khác nhau thì
kết quả và hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể đối với những hộ nuôi tôm theo
mô hình thâm canh rất nhiều và hiệu quả cao.

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nuôi trồng thuỷ sản là một nghề then chốt trong nền kinh tế của nước ta hiện
nay. Nó đang phát triển rất mạnh, thu hút một lực lượng lớn nhà đầu tư và người lao
động. Thực tế nghề nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại cho nước ta một khoản lợi nhuận
khổng lồ. Nghề nuôi trồng thuỷ sản không những mang lại giá trị kinh tế cao, góp

Ế

phần tăng trưởng GDP của đất nước mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội....

U

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sản


́H

phát triển và cũng là nước có lịch sử phát triển lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử



đến nay nuôi trồng thủy sản đã thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ cho
nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản xuất chủ yếu

H

đối với rất nhiều ngư dân Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố quan

IN

trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng một số vai trò nhất định
trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung cấp

K

nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, y tế, góp phần tăng tích lũy vốn, xuất

̣C

khẩu thu về ngoại tệ cho nước nhà, tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào

O

công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việt Nam có khoảng 3260 km bờ


̣I H

biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông lạch, hàng ngàn đảo nhỏ ven biển.
Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ

Đ
A

điện tạo ra một tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Nước ta có khí hậu nhiệt đới hầu
như nóng quanh năm, lực lượng lao động dồi dào, đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt
tình, có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nắm được
những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng cũng như nhu cầu về thị trường thuỷ sản trên
thế giới, nhận thức được vị trí chiến lược và những đặc điểm lợi thế, Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách ưu tiên cho việc phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản.
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa
Tùng. Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng
lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

và một số loài cá, san hô quý hiếm. Diện tích vùng bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc
biệt vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiễm mặn,

đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản các loại. Với tiềm
năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, Quảng Trị có điều kiện đẩy mạnh phát triển tổng
hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụ hậu cần nghề cá;
cảng hàng hóa và vận tải biển; du lịch sinh thái biển, đảo. Cùng với nhịp độ phát triển
của đất nước, trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Trị

Ế

nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng trong đó có phường Đông Giang đã phát

U

triển rầm rộ và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các nghề khác, đặc biệt là nuôi

́H

tôm ở vùng này rất phát triển.

Người dân nơi đây chủ yếu nuôi trồng thủy sản hơn là trồng trọt, chăn nuôi, trồng



hoa... do có điều kiện thuận lợi và mang lại lợi nhuận cao. Bước đầu hoạt động này
mang lại những thành quả nhất định tuy nhiên qua đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề

H

trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản nơi đây có thể kể đến như vấn đề ô

IN


nhiễm môi trường, nuôi chuyên canh ở đây phần lớn mang tính tự phát, các hộ nuôi

K

lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật kém, rủi
ro cao nên năng suất nuôi chuyên canh vẫn còn thấp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

O

̣C

Thu nhập từ hình thức nuôi chuyên canh chưa cao, chưa thật sự là nguồn thu vững

̣I H

chắc cho người dân. Thực hiện chỉ đạo của thành phố đã ban hành quy chế quản lý và
từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi; chất lượng con giống và quy trình kỹ thuật

Đ
A

nuôi được chú trọng.

Vì vậy phát triển mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững là vấn

đề được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ dân tại phường Đông Giang, thành phố
Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ nông dân tại phường Đông Giang;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh nuôi tôm trên địa
bàn phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiện cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ dân.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ dân nuôi tôm tại Phường Đông Giang.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn phường Đông Giang,
thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Ế

- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế nuôi tôm qua các năm

U

2014-2017; điều tra số liệu sơ cấp vào năm 2017; đề xuất giải pháp đến năm 2020.

́H


1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Thu thập số liệu



1.4.1.1 Số liệu thứ cấp

Được thu thập qua UBND phường Đông Giang, phòng kinh tế UBND thành phố

H

Đông Hà, tài liệu, thông tin thu thập trên các trang Web liên quan.

IN

1.4.1.2 Số liệu sơ cấp

K

- Xác định quy mô mẫu: tổng thể chung gần 45 hộ nuôi tôm.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

O

̣C

Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, tôi tiến hành điều tra, phỏng

̣I H


vấn trực tiếp 30 hộ gia đình nuôi tôm về tình hình sản xuất năm 2017 vừa qua ở
phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Các thông tin điều tra được,

Đ
A

tôi tiến hành tổng hợp lại thành bảng sau đó sử dụng các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả
kinh tế về nuôi tôm để tính toán xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu
quả kinh tế, từ đó đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm cho
phường Đông Giang.
- Thiết kế bảng hỏi: gồm các câu hỏi đóng (câu hỏi phân loại) và câu hỏi mở.
1.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu điều tra được tổng hợp và hệ thống hóa bằng phương pháp phân tổ
thống kê theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề tài khóa luận.
- Việc xử lý, tính toán số liệu được thực hiện trên mang tính theo các phần mềm
thống kê thông dụng Excel, SPSS…
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

1.4.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các đối tượng về mặt (quy mô,
cơ cấu, trình độ phổ biến, quan hệ tỷ lệ…) trong mối quan hệ mặt chất của kết quả và
hiệu quả nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu.

- Vận dụng phương pháp dãy dữ liệu thời gian để phân tích động thái (biến động)
kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ ở phường Đông Giang trong giai
đoạn 2015-2017.

Ế

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê và các phương pháp tương thích khác

U

để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H


nông hộ tôm tên địa bàn nghiên cứu.

SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM
1.1.1 Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung

Ế

phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các

U

nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.

́H

HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả

hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là tất cả yếu tố giá trị đều



được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt

H

hiệu quả kinh tế.

IN

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí

K

đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng

̣C

các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu

O

vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.

̣I H


Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào

Đ
A

được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố
về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt
cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Trong trường hợp này thì các yếu tố về hiện vật
và yếu tố về giá trị đều phải được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực.Chỉ
khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi
đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế .Nếu xét phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là
sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế được xem xét ở hai phương diện:
+ Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

+ Phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Ngày nay, HQKT là cụm từ được quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp khi
tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng
trình độ tỏ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. Nâng cao
HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó
giúp tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay,

giúp các chủ doanh nghiệp tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá

Ế

trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng

U

cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Đạt được HQKT là mục tiêu

́H

cao nhất và nâng cao HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng
như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Một nền kinh



tế đạt được hiệu quả chính là một nền kinh tế thành công và vững chắc.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

H

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái

IN

sản xuất thống nhất trong mối quan hệ đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

K


được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí kinh tế (đầu
vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ:

̣I H

đơn vị đầu ra.

O

̣C

- Ở dạng thuận H = K/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu

- Ở dạng nghịch h = C/K cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu

Đ
A

đơn vị đầu vào.

Trong đó K là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế.
Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết

với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn
lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định
quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên.
1.1.2. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm
1.1.2.1.Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng
Mục tiêu tối cao của tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đó là kinh tế, hoạt
động nuôi trồng thủy sản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy kết quả kinh tế

SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

không phải là kết quả duy nhất mà con người vươn tới, ngày nay hoạt động kinh tế còn
tính đến nhiều hiệu quả liên quan, trước tiên là nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc
sống,đẩy lùi tình trạng đói nghèo. Ngày nay hiệu quả kinh tế còn phải tính đến hiệu
quả về mặt xã hội, sinh thái, ta thấy yêu cầu nay càng phải được chú ý hơn vì đây là
hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Ta sẽ đi sâu hơn để nghiên cứu hiệu quả của
hoạt động nuôi trồng thủy sản nói riêng.
Hiệu quả nuôi trồng thủy sản là phạm trù kinh tế phản ánh các nguồn lực nhằm

Ế

thực hiện mục tiêu đặt ra. Hiệu quả kinh tế NTTS được rút ra từ việc so sánh giữa giá

U

trị của các khoảng chi phí bỏ ra và các khoảng mà người sản xuất thu lại được từ chính

́H

hoạt động sản xuất NTTS đó.

Khi chúng ta xét trên phạm vi cá nhân thì hiệu quả của hoạt động kinh tế đó




mang đến lợi ích cho cá nhân đó, nhưng ta xét trên phạm vi toàn bộ thì nó cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn xã hội. Từ đó ta có thể suy rộng cho một vấn đề

H

như sau, hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể đồng thời mang lại lợi ích cho cá nhân

IN

và xã hội tùy theo cấp độ mà chúng ta đang xét. Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

K

nói chung và nuôi tôm nói riêng có thể tác động đến những thành phần khác trong nền
kinh tế.Vì vậy,để phát triển nghề nuôi tôm một cách toàn diện và bền vững thì cần

O

̣C

phải kết hợp hài hòa lợi ích của các thành phần liên quan trong xã hội.

̣I H

1.1.2.2. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản
a. Vai trò ngành thủy sản


Đ
A

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và với sự
phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút đông đảo lực lượng lao
động tham gia vào các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của tình trạng thiếu việc làm
trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thủy sản liên tục tăng, mỗi năm tăng lên
thêm 100 nghìn người. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác nuôi trồng
thủy sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã thu hút mọi nguồn lực lao động, tạo nên
nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xói đói giảm nghèo.
Thủy sản được xem là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Trong
những năm gần đây thì mức tiêu thụ trung bình của người Việt Nam cũng như người
dân của các nước trên thế giới, cao hơn mức tiêu thụ trung bình về thịt lợn. Do thu
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

nhập ngày càng tăng lên nên người dân có xu hướng chuyển qua sử dụng mặt hàng
thủy sản nhiều hơn. Có thể nói, ngành thủy sản đóng góp không nhỏ trong việc đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ở những vùng đất ngập mặn, nhiễm phèn, vùng đầm phá ven biển, diện tích
trồng cây lượng thực chiếm tỷ trọng thấp trong tổng diện tích đất tự nhiên và năng suất
thu hoạch lại càng thấp so với những vùng khác. Do vậy đời sống của đại bộ phận dân
cư vùng này còn rất thấp so với mặt bằng chung toàn cả nước. Trong những năm qua


Ế

NTTS phát triển nhanh đã biến những vùng đất khó khăn này trở thành những vùng

U

trọng điểm về NTTS trong cả nước như: các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Thừa

́H

Thiên Huế, Quảng Trị… việc NTTS đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận dân cư ở đây.



b. Vai trò của nghề nuôi tôm

Tôm là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Phát triển nghề nuôi tôm sẽ tạo

H

điều kiện cho xuất khẩu và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Góp phần xóa

IN

đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề về việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho

K

người dân.


- Phát triển nghề nuôi tôm là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của các ngành

O

̣C

kinh tế khác như: công nghiệp chế biến, dịch vụ vận tải, thức ăn công nghiệp, dịch vụ

̣I H

kỹ thuật…

- Nghề nuôi tôm phát triển sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Đ
A

nghiệp theo hướng tích cực, tạo cơ hội làm giàu cho người nông dân.
- Đối với những quốc gia có diện tích mặt nước lớn thì phát triển nghề nuôi tôm

sẻ đóng góp lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Sự phát triển của nghề nuôi tôm sẽ đóng góp
trong tăng trưởng của ngành nông – lâm – ngư nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Nuôi tôm đã đem lại lợi ích đáng kể cho các cộng đồng ven biển. Ở những nơi
này người dân thường ít có sự lựa chọn về sinh kế, hoạt động của người dân chủ yếu là
làm muối, khai thác và đánh bắt thủy sản ven bờ. Những hoạt động sinh kế này không
mang lại hiệu quả cao mà mặt khác nó còn tác động xấu về mặt kinh tế- xã hội – môi
trường như nghèo đói, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường. Hoạt động nuôi tôm đã tạo

SVTH: Lê Thị Mỹ Nha


8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

nên sự đa dạng trong sinh kế, nuôi tôm là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao thu
nhập, phát triển kinh tế, cải thiện bữa ăn hàng ngày.
1.1.2.3. Các đặc điểm nuôi trồng thủy sản
a. Các hình thức nuôi
Việc lựa chọn hình thức NTTS có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu
quả NTTS. Những hộ khác nhau có điều kiện tài chính khác nhau, sống trong những vùng
có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau và họ sẽ tự lựa chọn cho mình những

Ế

hình thức NTTS phù hợp. Hiện nay, ở nước ta có 5 hình thức nuôi sau đây:

U

- Nuôi quảng canh

́H

Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi đơn giản nhất và còn mang tính chất sơ
khai, ít tốn kém nhất vì người nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên, từ nguồn tôm giống




đến thức ăn, người nuôi tốn ít công chăm sóc, không phải thả thêm giống nhân tạo,
năng suất đạt từ 30 – 300kg/ha/năm. Họ chỉ tiến hành đắp đê khoanh vùng tạo thành

H

những ao hồ có diện tích khá lớn (thường trên 2 ha), rồi lợi dụng thủy triều để đưa

IN

giống và thức ăn vào khu vực nuôi, đến kỳ thu sẽ tiến hành thu hoạch. Vì thế tôm thu

K

hoạch đa dạng về chủng loại và kích cỡ.

Ưu điểm của hình thức này là ít tốn kém, ngoài chi phí tu bổ xây dựng hồ ra,

O

̣C

chỉ cần ít trang thiết bị đơn giản, khi thu hoạch và người nuôi tôm không phải bỏ

̣I H

thêm chi phí nào khác, lại tận dụng được nguồn tôm tự nhiên, phù hợp với những hộ
nông dân nghèo. Tuy nhiên, do nuôi phó mặt cho tự nhiên nên năng suất thấp, sản

Đ

A

phẩm không thích ứng với thị trường.
- Nuôi quảng canh cải tiến
Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi trồng bằng giống và thức ăn tự nhiên

là chính nhưng có bổ sung thêm thức ăn nhân tạo ở mức độ nhất định, đồng thời có cải
tạo ao hồ, đầm, diệt trừ các loại mầm bệnh và dịch bệnh để tăng tỷ lệ sống của thủy
sản và năng suất. Năng suất đạt từ 300-820 kg/ha trong một năm. Với hình thức này
thường quy mô diện tích dưới 2 ha.
Ưu điểm: Theo hình thức nuôi này thì mật độ thả nuôi thấp nên chi phí thức ăn ít,
lượng oxy hòa tan trong nước nhiều nên người nuôi không cần phải sử dụng máy sục
khí, mức độ ô nhiễm không đáng kể nên chỉ cần chú ý đến việc thay nước trong ao. Có
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

thể bổ sung giống tự nhiên hay nhân tạo, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cãi
thiện năng suất đầm nuôi.
Nhược điểm: Phải bổ sung giống lớn trong quá tr.nh nuôi do tôm giống có thể bị
hao hụt nhiều. Hình dạng và kích thước của ao đa dạng nên cũng gây ra nhiều khó
khăn trong việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch.
- Nuôi bán thâm canh
Hình thức này đòi hỏi người nuôi trồng thủy sản phải chủ động về con giống và


Ế

thức ăn. Hồ nuôi theo hình thức này phải đảm bảo xây dựng ao hồ và đê đập kiên cố,

U

đúng kỹ thuật, được xử lý trước khi thả giống vào nuôi. Người nuôi trồng phải đặc biệt

́H

chú ý đến việc cho ăn thường xuyên và theo kế hoạch. Ngoài ra vốn đầu tư phải lớn,
người nuôi trồng thủy sản phải có kiến thức về nuôi trồng, am hiểu kỹ thuật, tổ chức,



chăm sóc, quản ký để đem lại hiệu quả. Hệ thống ao đầm cần được đầu tư (điện, thủy
lợi, cơ khí…) nhưng còn ở mức độ thấp. Mật độ thả trung bình từ 8 – 12 con/m². (có

H

thể gọi là bán thâm canh mức thấp) nhưng trong thực tế là từ 15-24 con/m² (bán thâm

IN

canh mức cao) với diện tích ao từ 0,5 – 1,5 ha.

Đây là hình thức nuôi tiên tiến hơn vì thế nó yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, đó là

K


người nuôi tôm bắt buộc phải sử lý ao hồ trước khi nuôi, phải bảo đảm kỹ thuật chăm

̣C

sóc, đồng thời duy trì chế độ ăn một cách thường xuyên và có kế hoạch chủ động

O

nhằm điều hòa, sử lý môi trường nước, cung cấp đủ thức ăn cho tôm.

̣I H

Ưu điểm: Kích thước ao nuôi nhỏ nên dễ vận hành, quản lý. Kích cỡ tôm thu
hoạch khá lớn và bán được giá cao. Chi phí vận hành thấp. Mô hình này có hệ số rủi ro

Đ
A

thấp vì sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp, có hệ thống quạt nước để cung cấp oxy và
môi trường ao nuôi ổn định hơn.
Nhược điểm: Năng suất, sản lượng thấp. Nuôi tôm theo hình thức này đòi hỏi

phải am hiểu kỹ thuật nuôi và có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý.
- Nuôi thâm canh
Còn được gọi là nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn giống và thức ăn
nhân tạo, cơ sở hạ tầng được đầu tư rất đầy đủ, các yêu cầu kỹ thuật nuôi đòi hỏi phải
tuân thủ theo quy trình khoa học đặc biệt là nguồn nước, lượng oxy hòa tan, thức ăn…
Diện tích ao nuôi từ 0,5-1 ha, mật độ thả cao từ 16-30 con/m², độ sâu mực nước từ 1,52 m và đạt năng suất cao từ 2-5 tấn/ha/vụ trở lên.
Ưu điểm: Năng suất, sản lượng cao. Ao được xây dựng đầy đủ các phương tiện
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha


10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

nên dễ quản lý và vận hành.
Nhược điểm: Kích cỡ của tôm thường nhỏ, giá bán thấp, chi phí vận hành cao,
lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.
- Nuôi tôm sinh thái
Thực ra chưa có định nghĩa chuẩn, nhưng cơ bản bao gồm các tiêu chí như nuôi
không dùng phân tổng hợp, hóa chất, thuốc…, các chất điều hòa sinh trưởng, chất kích
thích trong thức ăn, không dùng thức ăn có nguyên liêu từ sinh vật biến đổi gen… và
nuôi dựa trên nền các vật chất hữu cơ như phân gia súc, phụ phẩm nông nghiệp, luân

Ế

canh, kết hợp, nuôi bằng thức ăn tự nhiên…

U

Ưu điểm: Có thể nói nuôi tôm theo hình thức này sẻ bảo đảm tính tự nhiên của

́H

tôm. Sản phẩm không dư tồn hóa chất. Chi phí đầu tư thấp và bảo đảm tính bền vững




cho môi trường nuôi.
Nhược điểm: Năng suất, sản lượng không cao.

H

Bảng 1: Tóm tắt các hình thức nuôi tôm
QC

Kích thước ao
(ha)

Không xác
định

Mực nước tối
thiểu (m)

Phụ thuộc vào
tự nhiên

Đ
A

Loại thức ăn

Cung cấp nước

BTC


TC

ST

0,5 – 1,5

0,5 - 1

Không xác
định

1 - 1,2

1,2 -1,4

1,5 - 2

Tự nhiên hoặc
nhân tạo

<5

10-15

>20

5 - 15

O


̣C

K

1-2

1-3

̣I H

Mật độ con giống
(con/m2)

QCCT

IN

Chỉ tiêu

Tự nhiên

Có bổ sung
thêm thức ăn

Lấy nước triều Lấy nước triều
qua
qua cổng

Thức ăn công Thức ăn công
nghiệp

nghiệp

Tự nhiên

Theo yêu cầu Theo yêu cầu
kĩ thuật
kĩ thuật

Theo yêu cầu
kĩ thuật

(Nguồn: Sở thủy sản tỉnh Quảng Trị)

b. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi tôm
Đặc điểm sinh học của tôm
+ Tôm sú
Tôm sú là loại động vật thủy sinh, dị nhiệt thở bằng mang. Phân bố các vùng
biển Châu Á – Thái Bình Dương, nam Nhật Bản đến Úc Châu, Đông Phi đến
Indonesia. Ở Việt Nam phân bố nhiều ở vùng ven biển miền trung. Tôm sú là loại ăn
tạp, thích các động vật sống, ăn các loại giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn cơ,
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

giun nhiều tơ loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng

sớm và chiều tối. Tôm ở mỗi giai đoạn ấu trùng ăn thức ăn khác nhau. Ấu trùng mới
nở, giai đoạn Nauplii không ăn, sống nhờ dinh dưỡng noãn hoàn, sang giai đoạn Zoae
ăn chủ yếu thực vật phù du, giai đoạn Mysis ngoài tảo khêu ra còn ăn thêm ấu trùng
giáp xác nhỏ, động vật phù du, artemia.... đến giai đoạn Post Larva thức ăn chính là
động vật phù du nhỏ, giáp xác nhỏ, Artemia. Tôm sú sinh trưởng nhanh, khoảng 4- 5
tháng tôm đạt mức trưởng thành, dìa 27cm và trọng lượng khoảng 250g.
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất

Ế

định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ củ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm, sự



+ Tôm thẻ chân trắng

́H

yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn.

U

lột xác đi đôi với việc tăng thẻ trọng. Tôm sú rất nhạy cảm với môi trường sống, các

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Đông

H

Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La Tinh). Đây là loài tôm quý có nhu cầu cao


IN

trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La Tinh và cho sản lượng lớn gần
200 nghìn tấn (1999). Trước đây về giá trị tôm chân trắng ngang hàng với tôm sú. Tuy

K

nhiên gần đây người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng tôm sú của Châu Á nên giá trị của tôm

̣C

thẻ chân trắng có phần giảm sút.

O

Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu

̣I H

khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước
biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 320C, tuy nhiên chúng có thể

Đ
A

sống được ở nhiệt độ 12 - 280C
Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi

hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng
lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm

cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai
đoạn 90 - 120 ngày. Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú.
- Yêu cầu kỹ thuật
+ Tôm sú
Ao nuôi phải được xây dựng trên vùng có độ pH thích hợp, chủ động nguồn nước

SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

và phải có độ mặn ổn định. Diện tích ao nuôi phải phù hợp với trình độ quản lý và tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Ao nuôi phải được thiết kế
đúng kỹ thuật và được xử lý trước khi nuôi.
Trước khi thả nuôi tiến hành tháo cạn nước, khử trùng ao nuôi bằng vôi bột từ 8 12 kg/100 rắc đều quanh đáy và bờ ao, diệt tạp hết cá, phơi nắng 7 - 10 ngày cho mùn
bã hữu cơ ở đáy ao phân hủy; sau đó lấy nước ngập vào đáy ao từ 20 - 30cm, dùng
phân chuồng đã ủ hoai bón cho ao để gây màu, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm với lượng
phân từ 20 - 30 kg/100 , rải đều phân ra đáy ao. Thả giống, trước khi thả thuần nhiệt

Ế

độ và độ mặn trong 15 - 20 phút mật độ thả giống là từ 5 - 8 con/m2.

U

Thức ăn cho tôm sú phải được đồng thời chú ý cả hai mặt là cho ăn từ nguồn


́H

thức ăn trong đầm và tạo nguồn thức ăn trong đầm. Thức ăn và môi trường nước cần



được quan tâm như một thể thống nhất bời vì thức ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến môi
trường và ngược lại.

H

+ Tôm thẻ chân trắng

IN

Tôm thẻ chân trắng không thích sống ở ao đáy cát hoặc đáy bùn nên đất xây
dựng ao phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt, giữ được

K

nước, pH của đất phải từ 5 trở lên. Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm
công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt pH của nước từ 8,0 đến 8,3. Độ mặn từ 10 -

̣C

250/00. Thời vụ nuôi ở Trung Bộ thời gian tháng 2 hằng năm nhiệt độ nước còn dưới

O


180C . Mùa mưa bão thường xảy ra trong tháng 8 vụ tháng 9. Do vậy, vụ nuôi chỉ bắt

̣I H

đầu được từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 7; vụ II từ tháng 10 đến tháng 12.
Công trình nuôi tôm P.vannamei có kết cấu tương tự như công trình nuôi tôm sú.

Đ
A

Mô hình nuôi phổ biến có năng suất cao là mô hình ít thay nước. Cần lưu ý là bờ ao
không cao, nước nông, sẽ tạo điều kiện cho rong, tảo dưới đáy ao phát triển là suy
giảm chất lượng nước ao nuôi. Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng tôm
giống, mật độ nuôi 25 - 60 con/m2, số lượng giống cho mỗi ao phải thả đủ một lần.
Nếu nuôi bán thâm canh thả 9-15con/m2, nuôi thâm canh thả 45-60con/m2.
Thức ăn bao gồm thức ăn công nghiệp, tự nhiên (động thực vật phù du, các mùn
bã hữu cơ…) và các thức ăn tự chế được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có (ốc, cá
tạp, các phế phụ phẩm trong nông nghiệp).
1.1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả kinh tế nuôi tôm
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

a. Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất
- Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất, dịch vụ

và chi phí lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt
động dịch vụ khác của người nuôi tôm trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho
một năm), kể cả khấu hao TSCĐ và tiền công lao động.
- Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận cấu thành của TC bao gồm chi phí
thường xuyên về vật chất như nguyên nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất (không kể
khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất)

Ế

được sử dụng trong quá trình sản xuất ra các của cải vật chất và hoạt động dịch vụ
- Mối quan hệ giữa TC và IC
b. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất



TC = IC + KHTSCĐ + chi phí lao động sống

́H

U

khác của người nuôi tôm trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho một năm).

H

- Diện tích nuôi tôm (S): Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào
nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh

IN


năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.

K

- Sản lượng tôm (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo ra
trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm).

̣C

c. Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế

O

- Tổng thu (TR): là toàn bộ giá trị của sản phẩm thu được trong một chu kỳ

̣I H

sản xuất bằng sản lượng nhân với đơn giá của sản phẩm.
Tổng thu = Sản lượng * Đơn giá

Đ
A

(TR = Q * P)

- Tổng giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo

ra trong một thời kỳ nhất định của hộ nuôi tôm (thường tính cho một năm).
GO = Σ Pi*Qi
Trong đó Pi là giá của từng loại sản phẩm

Qi là sản lượng của từng loại sản phẩm
- Giá trị gia tăng (VA) là toàn bộ kết quả dịch vụ, lao động hữu ích mới sáng tạo
ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) của hộ nuôi tôm trong một khoảng
thời gian nhất định (thường tính cho một năm).

SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Hoàng Hữu Hòa

VA = GO - IC
- Lợi nhuận (LN) là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư (lãi) hay phần giá trị tổn
thất (lỗ) mà hộ nuôi tôm có được hay phải chịu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
LN = GO – TC
d. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế nuôi tôm
- Năng suất tôm (N): phản ánh trung bình vụ nuôi, một đơn vị diện tích mặt nước
sản xuất được bao nhiêu lượng nuôi tôm.

U

Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích.

Ế

N = Q/S


́H

Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích.
- Chỉ tiêu GO/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí sản xuất nuôi tôm trung



gian tạo ra được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất tôm.

- Chỉ tiêu VA/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí sản xuất nuôi tôm trung

H

gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng nuôi tôm.

IN

- Chỉ tiêu GO/TC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tổng chi phí sản xuất nuôi tôm tạo

K

ra được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất nuôi tôm
- Chỉ tiêu LN/TC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tổng chi phí sản xuất nuôi tôm tạo

O

̣C

ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.


̣I H

1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản
Để nâng cao hiệu quả nuôi trông thủy sản thì ta cần xem xét đến các nhân tố gây

Đ
A

ảnh hưởng.

- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến ngành nuôi trồng thủy sản.

Điều kiện thời tiết, khí hậu xác định thời gian nào có độ mặn thích hợp cho từng loại thủy
sản. Vì vậy trong quá trình nuôi trông cần quan tâm đến chế độ thủy triều lên xuống.
- Kiến thức quản lý và kỹ thuật nuôi trồng
Chủ hộ cần có kinh nghiệm quản lý, bố trí nhân công phù hợp để tiết kiệm được
chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi tôm.
- Trình độ thâm canh:
Đây là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Nếu
SVTH: Lê Thị Mỹ Nha

15


×