Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu ở xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.8 KB, 79 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----------

ại

Đ
ho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

in

̣c k
h

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU Ở

́H



XÃ VĨNH TRUNG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH
QUẢNG TRỊ

́

HOÀNG THỊ PHƯƠNG LIÊN



Huế, tháng 5 năm 2017


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----------

ại

Đ
ho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

in

̣c k
h

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU Ở




XÃ VĨNH TRUNG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH

́H

QUẢNG TRỊ

́


Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Hoàng Thị Phương Liên

PGS. TS Trần Văn Hòa

Lớp: K47 KTNN
Niên khóa: 2013 – 2017

Huế, tháng 5 năm 2017

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

i


Đại học Kinh tế Huế


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả học tập tại trường đại học
kinh tế, đại học Huế với sự dìu dắt, dạy dỗ tận tình, chu đáo của các thầy cô giáo.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thầy giáo PGS. TS Trần Văn Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ

Đ

tôi hoàn thành đề tài này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt tình.

ại

- Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo vụ - công tác sinh viên, cùng tất cả

ho

quý thầy cô đã hết lòng dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu

̣c k

trong suốt thời gian học tập tại trường đại học kinh tế.
- Cán bộ UBND và bà con nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Trung đã nhiệt

in

tình giúp đỡ, cung cấp thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.


h

- Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời



gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

́H

Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không
tài được hoàn thiện hơn.

́


tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để đề

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Phương Liên

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

ii



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa
MỤC LỤC
Trang

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1.Lí do lựa chọn đề tài .....................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2
2.1.Mục tiêu chung ..........................................................................................................2
2.2.Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2

Đ

3.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2
3.2.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2

ại

4.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2

ho

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU....5

̣c k


1.1.Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ....................................................5

in

1.1.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................................5

h

1.1.2.Bản chất của hiệu quả kinh tế. ...............................................................................6
1.1.3.Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ..................................................................................7



1.1.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế...................................................................7

́H

1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tiêu........................................10

́


1.2.Đặc điểm cơ bản về cây hồ tiêu...............................................................................13
1.2.1.Nguồn gốc xuất xứ của cây hồ tiêu ......................................................................13
1.2.2.Vai trò và giá trị của hồ tiêu ................................................................................13
1.3.Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................15
1.3.1.Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam .................................................................15
1.3.2.Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị ...............................................................16
1.3.3.Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh......................................................18

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH TRUNG .........20
2.Tình hình cơ bản ở xã Vĩnh Trung .............................................................................20
2.1.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................20
2.1.1.Vị trí địa lý và địa hình.........................................................................................20
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

iii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

2.1.2.Đặc điểm khí hậu và thời tiết................................................................................20
2.1.3.Thổ nhưỡng...........................................................................................................21
2.1.4.Tài nguyên nước ...................................................................................................21
2.2.Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................22
2.2.1.Tình hình đất đai của xã Vĩnh Trung từ năm 2014 – 2016 ..................................22
2.2.2.Tình hình nhân khẩu và lao động xã Vĩnh Trung qua 3 năm 2014 – 2016.................25
2.2.3.Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng................................................27
2.2.4.Thực trạng sản xuất hồ tiêu của Xã......................................................................29
2.3.1.Nhân khẩu và lao động.........................................................................................30
2.3.2.Đất đai ..................................................................................................................32

Đ

2.3.3.Tư liệu sản xuất ....................................................................................................33


ại

2.4.Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu các hộ điều tra ...............................34

ho

2.4.1.Chi phí sản xuất....................................................................................................34
2.4.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra ..................................41

̣c k

(Tính bình quân trên sào) ..............................................................................................42
2.5.Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất các hộ điều tra ...................46

in

2.5.1.Ảnh hưởng của quy mô diện tích đất trồng hồ tiêu ..............................................46

h

2.5.2.Ảnh hưởng của chi phí trung gian........................................................................49



2.5.3.Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu ..............................................50

́H

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT HỒ TIÊU. ..........................................................................................................54


́


3.1. Một số định hướng phát triển cây hồ tiêu...............................................................54
3.2. Một số giải pháp .....................................................................................................55
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................59
1.Kết luận.......................................................................................................................59
2.Kiến nghị ....................................................................................................................60

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

iv


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT

Diện tích


ĐVT

Đơn vị tính

Đ

HQKT

Hiệu quả kinh tế

ại

KTCB

Kiến thiết cơ bản

ho



Lao động

Lao động nông nghiệp

TKKD

Thống kê kinh doanh
Tư liệu sản xuất


h

in

TLSX

̣c k

LĐ NN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SL

Số lượng

VPA

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

́H



NN&PTNT

́


SVTH: Hoàng Thị Phương Liên


v


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1 : Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ 2007 - 2015 ..........................15
Bảng 2: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn năm 2010 – 2016 ..............17
Bảng 3: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh qua 3 năm 2014-2016 ....................19
Bảng 4: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Trung qua 3 năm 2014 – 2016 ..................................24
Bảng 5 : Tình hình dân số và lao động xã Vĩnh Trung qua 3 năm 2014 - 2016 ...................26
Bảng 6: Thực trạng sản xuất hồ tiêu của xã qua 3 năm 2014 – 2016 ......................................29
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu- lao động của các hộ điều tra năm 2016 ..................................30

Đ

Bảng 8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2016 ............................................................32

ại

Bảng 9: Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất ở xã Vĩnh Trung ...................................................33

ho


(tính bình quân trên hộ) ........................................................................................................................33
Bảng 10: Chi phí cho thời kỳ kiến thiết cơ bản của 1 sào hồ tiêu ............................................36

̣c k

Bảng 11: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh cho 1 sào hồ tiêu ..............................................39

in

Bảng 12: Năng suất, sản lượng, giá bán và doanh thu bình quân trên 1 sào hồ tiêu của
các hộ điều tra qua 3 năm 2014- 2016..............................................................................................41

h

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ .........................................................42



Bảng 14: Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu thông qua các chỉ tiêu dài hạn ............................45

́H

Bảng15 : Ảnh hưởng quy mô đất trồng hồ tiêu đến kết quả và hiệu quả sản xuất cây

́


hồtiêu của nhóm hộ điều tra năm 2016 ............................................................................................47
Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu
của hộ điều tra năm 2016 .....................................................................................................................49

Bảng 17: Kết quả mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas của các hộ điều tra năm 2016 .51

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

vi


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới. Hồ
tiêu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời
sống nhân dân. Đồng thời, đây là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Quảng Trị. Qua
tình hình đó, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu ở xã Vĩnh
Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá
khách quan cũng như các giải pháp, phương hướng giải quyết nâng cao hiệu quả sản
xuất hồ tiêu của xã.
Mục tiêu nghiên cứu:

Đ

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất hồ tiêu.

ại

- Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu của các nông hộ ở xã Vĩnh Trung

huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.

ho

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu.

-

̣c k

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

Nguồn số liệu thứ cấp: số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu được thu

in

thập qua báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), các nghiện cứu và

h

website.Số liệu về tình hình cơ bản của địa phương được thu thập từ UBND xã



Vĩnh Trung, phòng địa chính, phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Linh.

́H

-


Nguồn số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra 80 hộ trồng tiêu bằng bảng hỏi, các họ điều

Phương pháp nghiên cứu

́


tra được chọn dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu sơ cấp tiến hành điều tra 80 hộ trồng tiêu bằng bảng hỏi, các họ
điều tra được chọn dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Thu thập các số liệu thứ cấp các số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu
được thu thập qua báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), các nghiện cứu và
website.
Số liệu về tình hình cơ bản của địa phương được thu thập từ UBND xã Vĩnh
Trung, phòng địa chính, phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Linh.

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

vii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

 Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas
Phương pháp phân tích hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng nhằm phân
tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất hồ tiêu.
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá tình hình sản xuất hồ tiêu
ở xã Vĩnh Trung cũng như mô tả đặc điểm chung của hộ sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh
Trung. Phương pháp thống kê mô tả như giá trị trung bình, phân tổ, tỷ lệ, …
- Phương pháp hạch toán kinh tế

Đ

Phương pháp hạch toán tài chính được sử dụng nhằm tính toán, phân tích kết quả và

ại

HQKT sản xuất hồ tiêu.
Kết quả đạt được:

ho

-Hiểu được vai trò của cây hồ tiêu trong sản xuất, đóng góp của cây hồ tiêu trong

̣c k

phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Đánh giá được tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vĩnh

in


Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ

h

tiêu của hộ.

́H

của xã Vĩnh Nam.



- Đánh giá được các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả đạt được trong phát triển sản xuất

́


- Đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu.

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

viii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lí do lựa chọn đề tài
Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam vốn được biết đến với việc sản xuất lúa gạo rất
phát triển. Nhưng bên cạnh đó, ít ai biết được rằng, không những là đất nước xuất khẩu
gạo ở Top đầu của thế giới thì Việt Nam còn là nước rất mạnh về trồng trọt cây hồ tiêu
trong những năm gần đây. Hạt tiêu – tuy nhỏ bé nhưng giá trị của nó thì vô cùng to
lớn, cũng như ý chí và bản lĩnh của những con người đang sống và lao động trên mảnh
đất hình chữ S.
Hồ tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng

Đ

cao đối với con người. Cây hồ tiêu được trồng ở rất nhiều nơi, đặc biệt tính từ miền

ại

Trung trở vào. Đây là một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con
người, tạo nên đặc trưng của những món ăn thơm ngon hấp dẫn. Nó cũng còn được

ho

biết đến trong vại trò là một vị thuốc chữa bệnh và được sử dụng làm hương liệu trong

thế giới.

in

̣c k

công nghiệp. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu


Quảng Trị nằm phía Nam của Bắc Trung Bộ, là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm

h

gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu, giua miền Bắc khô, lạnh và miền



Nam nóng, ẩm. Mùa nắng có gió Phơn Tây Nam khô nóng và mùa mưa có gió mùa

́H

Đông Bắc lạnh, chính khí hậu khắc nghiệt đó đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng

́


của hạt tiêu Quảng Trị là cay và thơm nồng, hơn nữa là vỏ mẩy và hạt rất chắc.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã công nhận tiêu khô Quảng trị có chất lượng rất tốt,
thuộc hàng đặc chủng. Cây tiêu được trồng và sống trên cây choái sống, với cách thức
bón phân hữu cơ, chăm sóc theo kiểu truyền thống nên đã tạo cho hồ tiêu Quảng Trị
trở nên khác biệt. Quảng Trị là một tỉnh có diện tích trồng tiêu khá lớn, tập trung ở các
huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh,…
Xã Vĩnh Trung thuộc huyện Vĩnh Linh cũng là một trong những vùng trồng hồ
tiêu có diện tích khá lớn trên địa bàn huyện. Cây hồ tiêu là cây trồng có giá trị kinh tế
cao, góp phần tạo nên nguồn thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện
xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây với những
yếu tố ảnh hưởng gây khó khăn và rủi ro như thiên tai, sâu bệnh, đất đai xuấng cấp đã
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên


1


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

làm ảnh hường không nhỏ đến năng suất của hồ tiêu. Qua tình hình và những vấn đề
đó, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu ở xã Vĩnh Trung,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Trung huyện
Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. Từ đó đề xuất phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu ở xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể

Đ

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất hồ tiêu.

ại

- Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu của các nông hộ ở xã Vĩnh
Trung huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.

ho


- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu.

̣c k

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

in

Thực trạng và hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh Trung huyện Vĩnh Linh tỉnh



3.2. Phạm vi nghiên cứu

h

Quảng Trị.

- Phạm vi thời gian:

́


huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.

́H

- Phạm vi không gian: điều tra tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Trung


Số liệu sơ cấp thu thập từ việc điều tra trong năm 2016.
Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ tài liệu, từ niên giám thống kê, báo cáo tổng
hợp tình hình về xã trong khoảng thời gian từ 2014 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu sơ cấp tiến hành điều tra 80 hộ trồng tiêu bằng bảng hỏi.
- Thu thập các số liệu thứ cấp các số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu
được thu thập qua báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), các nghiện cứu và
website.
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

2


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

Số liệu về tình hình cơ bản của địa phương được thu thập từ UBND xã Vĩnh
Trung, phòng địa chính, phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Linh.
 Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas
Phương pháp phân tích hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng nhằm phân
tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất hồ tiêu[3]. Từ kết quả phân tích,
chỉ tiêu sản phẩm cận biên của các yếu tố đầu vào được tính toán để xác định hiệu quả
đầu tư các yếu tố đầu vào. Kết quả phân tích là căn cứ nhằm đưa ra các giải pháp giúp
nâng cao HQKT sản xuất hồ tiêu.


Đ

- Phương pháp thống kê mô tả

ại

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá tình hình sản xuất hồ tiêu
ở xã Vĩnh Trung cũng như mô tả đặc điểm chung của hộ sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh

ho

Trung. Phương pháp thống kê mô tả như giá trị trung bình, phân tổ, tỷ lệ, …

̣c k

- Phương pháp hạch toán kinh tế

Phương pháp hạch toán tài chính được sử dụng nhằm tính toán, phân tích kết quả

in

và HQKT sản xuất hồ tiêu. Cây hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, nên việc phân tích

h

HQKT được thực hiện trên hai khía cạnh là: hạch toán hàng năm cho cây hồ tiêu ở thời




kỳ kinh doanh và phân tích đầu tư dài hạn cho toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh doanh như

́


suất chiết khấu được tính như sau:

́H

NPV, IRR, B/C. Các thông tin về năng suất, giá yếu tố đầu vào, giá bán hồ tiêu và lãi

+ Năng suất hồ tiêu: năng suất hồ tiêu theo từng độ tuổi là năng suất trung bình
của các vườn hồ tiêu cùng độ tuổi.
+ Giá bán hồ tiêu: Trong những năm qua giá hồ tiêu có nhiều biến động, giá bán
của người sản xuất dao động từ 170.000 đồng/kg đến 190.000 đồng/kg. Để tính toán
HQKT sản xuất hồ tiêu, tác giả chọn mức giá 180.000 đồng/kg là mức giá mà đa số
các hộ sử dụng để bán sản phẩm.
+ Giá các yếu tố đầu vào: Giá các yếu tố đầu vào được tính theo mức giá thực tế
trên thị trường mà đa số các hộ sản xuất sử dụng để mua các yếu tố đầu vào. Cụ thể:
phân hữu cơ là 0,5 nghìn đồng/kg, phân lân với 3,5 nghìn đồng/kg, phân đạm là 5
nghìn đồng/kg, phâm kali là 8,8 nghìn đồng/kg, vôi là 1,4 nghìn đồng/kg, lao động là
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

3


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

150 nghìn đồng/công, giống hồ tiêu là 17 nghìn đồng/hom, cây trụ là 170 nghìn
đồng/trụ.

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́


SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

4


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu
quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là cơ sở để tồn tại và phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao
hiệu qủa kinh tế là mối quan tâm không chỉ của các nhà sản xuất, của mỗi doanh
nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đó chính là vấn đề bao trùm, xuyên

Đ

suốt để thể hiện trình độ tổ chức của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.

ại

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh
giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Việc nâng cao

ho

HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.

̣c k

Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo
lường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản xuất


in

của một hoạt động trong nền kinh tế.

h

Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu



quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu qủa kinh tế. Đó là khả năng thu được

́H

kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhất định.
 Hiệu quả kỹ thuật

́


Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu quả kĩ thuật và hiệu qủa phân bổ.

Hiệu quả kĩ thuật là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả
năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu
quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
 Hiệu quả phân bổ
Là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản

phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quảphân
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

5


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp
đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ
quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi
nhuận tối đa.
 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn
lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi
xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh
tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.

Đ

Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu

ại

khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, lợi nhuận so với vốn, thời
gian thu hồi vốn,... Chỉ tiêu tổng hợp thường sử dụng nhất là doanh lợi thu được so với


ho

tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là tỷ

̣c k

trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong nhiều trường hợp, để phân
tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả

in

kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội ( như tạo thêm việc làm và giảm thất

h

nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa

́


1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.

́H

quả kinh tế - xã hội.



các dân tộc, các tầng lớp nhân dân và sự công bằng xã hội). Từ đó có khái niệm hiệu


Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế
gắn với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động
và quy luật tiết kiệm thời gian. Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết
quả kinh tế đạt được với chi phí kinh tế bỏ ra để được kết quả đó, quan hệ so sánh ở
đây là quan hệ so sánh tương đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm
vi hạn chế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc
một số chỉ tiêu hiệu quả nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ
thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Bởi vậy, phân tích hiệu

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

6


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

quả của các phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của
mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển.
1.1.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh
chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo của trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh
của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ
chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng

Đ

trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục

ại

tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa
học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế với

ho

tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

̣c k

Việc đánh giá hiệu quả chính xác là một trong những cơ sở quan trọng để khẳng định
không chỉ khả năng phát triển của đơn vị, mà còn báo hiệu những biểu hiện kinh doanh thua

in

lỗ hay nguy cơ phá sản của đơn vị. Từ đó nhằm phát huy những ưu điểm, thuận lợi và sử

h

dụng tốt nguồn tài nguyên của đơn vị, đồng thời đề ra những biện pháp, phương hướng sản




xuất cụ thể, hiện tại cũng như lâu dài, để khắc phục những nhược điểm.

́


 Hệ thống các chỉ tiêu kết quả

́H

1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được
hộ nông dân sản xuất ra trong một chu kỳ nhất định (thường là một năm)[1].
GO = P*Q
Trong đó:
Q : Khối lượng sản phẩm hồ tiêu
P : Giá bán hồ tiêu
- Tổng chi phí sản xuất của hộ (TC)
Là khoản chi phí mà các hộ nông dân phải bỏ ra đầu tư để tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm chi phí bằng tiền của hộ (C) và chi phí tự có
của hộ.
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

7


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

+ Chi phí trung gian của hộ (IC): là tất cả các khoản mà hộ phải chi tiền mặt ra
phục vụ cho quá trình sản xuất của mình trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như
tiền mua giống, phân bón, mua thuốc BVTV…
+ Chi phí tự có (Tc): là những khoản mà hộ gia đình tự có và họ dùng để đầu tư
vào sản xuất. Các chi phí này là chi phí cơ hội của hộ nông dân. Ví dụ như công lao
động của gia đình…
- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): là chỉ tiêu phản ánh những phần giá
trị do lao động sáng tạo ra trong một thời kì nhất định. Đó là một phần của giá trị sản
xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian [1].

Đ

Giá trị gia tăng là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh

ại

kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định, thường là
một năm. Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất

ho

mở rộng và tái sản xuất theo chiều sâu, là một trong những cơ sở quan trọng để tính

Công thức

̣c k

các chỉ tiêu kinh tế khác.


h

in

 Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả

VA= GO - IC

- Giá trị sản xuất/ chi phí trung gian (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một



đồng chi phí trung gian ta thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

́H

- Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị gia tăng (VA/IC): chỉ tiêu này mang

́


tính tổng hợp, cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng
giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong
giới hạn của nguồn lực chi phí.
- Giá trị gia tăng/ giá trị sản xuất (VA/GO): chỉ tiêu này cho biết trong một đồng
giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực
tế trong quá trình đầu tư sản xuất.
- Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư nghĩa là toàn bộ thu nhập và chi phí

của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở
hiện tại được chiết khấu bằng tỷ suất sinh lợi cần thiết[2].
Công thức tính:
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

8


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

NPV
Trong đó:
NPV là hiện giá ròng
Bt là lợi ích thu được năm t
Ct là chi phí bỏ ra năm t
n là số năm, vòng đời của cây trồng
r là lãi suất chiết khấu hàng năm
NPV > 0: quá trình sản xuất có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loại cây
trồng đó lớn hơn tổng chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại). Nên tiếp tục mở rộng

ại

Đ

sản xuất.


NPV < 0: quá trình sản xuất không có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ

ho

loại cây trồng đó không bù đắp được chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại). Không
nên tiếp tục mở rộng sản xuất.

̣c k

NPV = 0: quá trình sản xuất không có tác dụng gì dù chấp nhận hay bác bỏ. Tùy

h

có tiếp tục sản xuất hay không.

in

thuộc vào tình hình sản xuất và thị trường cụ thể của địa phương mà đưa ra quyết định



- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR – Internal Rate of Return).

́H

Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ : là tỉ lệ khấu trừ được sử dụng trong tính toán nguồn vốn
để quy giá trị thuần của dòng tiền hiện tại của một dự án cụ thể về 0. Có thể xem tỷ lệ

́



hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất được sử dụng làm ỷ lệ chiết kháu để tính chuyển các
khoản thu, chi trong vòng đời của một loại cây trồng lâu năm về cùng mặt bằng thời
gian hiện tại [2].
Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao.
Trong nghiên cứu này, IRR thể hiện khả năng thu lãi trung bình của khoản tiền đầu tư
vào sản xuất cây lâu năm trong suốt thời gian vòng đời của các cây trồng đó.
Công thức tính:

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

9


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

Trong đó : r1 và r2 là hai mức lãi suất
r1: Tỷ suất chiết khấu tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân
hàng bình quân ở thời kỳ thứ nhất)
r2: Tỷ suất chiết khấu tại đó NPV2 < 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân
hàng bình quân ở thời kỳ thứ hai)
NPV1: giá trị hiện tại ròng tính theo r1
NPV2: giá trị hiện tại ròng tính theo r2
IRR< r: không nên duy trì mô hình với các loại cây trồng này;
IRR>r: duy trì mô hình với loại cây trồng này


Đ

- Tỷ suất lợi ích – chi phí. (BCR) .

ại

Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Thông qua chỉ tiêu này
người ta xác định một đồng vốn bỏ ra so với lợi ích thu về chiếm tỉ lệ là bao nhiêu.

ho

Một dự án được xem là đáng giá theo tiêu chí B/C là:

in

̣c k

Công thức:

Nếu BCR lớn hơn hoặc bằng 1 thì quy trình sản xuất cây hồ tiêu có hiệu quả kinh tế

h

[2].

́H

 Các yếu tố tự nhiên




1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tiêu

úng trong mùa mưa.

́


*Địa hình: Cây hồ tiêu thích hợp ở những nơi có địa thế cao ráo để tránh ngập

* Đất đai: Đất đai là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của sản
xuất hồ tiêu, bởi vì nếu được trồng trên loại đất thích hợp thì hồ tiêu sẽ cho năng suất
cao. Tuy nhiên, đất lý tưởng nhất để trồng hồ tiêu là đất nâu đỏ, đất đỏ bazan có tầng
canh tác dày trên 50 cm, tơi xốp, nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ và giàu chất dinh
dưỡng, đất có khả năng giữ nước cao và thoát nước tốt, không bị ngập úng trong mùa
mưa lũ và nhiễm mặn trong mùa nắng, có độ pH khoảng 5,5 – 7. Tránh trồng hồ tiêu ở
những vùng đất cát khô, sét nặng hoặc quá nặng, đất phèn, không có điều kiện thoát
nước, đất bị nhiễm mặn.

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

10


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa


* Khí hậu thời tiết: Ở nước ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào có khí hậu khá thích hợp
cho cây hồ tiêu vì ít khi có nhiệt độ dưới 150C kéo dài. Ở nhiệt độ 150C cây hồ tiêu
không phát triển được. Hồ tiêu thích nhiệt độ bình quân trong vòng 25 - 300C, nhiệt độ
trên 400C không thích hợp cho hồ tiêu. Ẩm độ bình quân 75 – 90%. Lượng mưa hàng
năm hồ tiêu yêu cầu khoảng 2000 – 2500mm và phân bố đều trong năm. Hồ tiêu
không thích mưa to và gió lớn, vì mưa to và gió lớn làm tỷ lệ đậu trái thấp và hồ tiêu
dễ chết vì ngập úng. Hồ tiêu là cây ưa sáng tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi hồ tiêu
mới trồng hay còn nhỏ cần che bóng để hồ tiêu con phát triển tốt. Còn ở giai đoạn sau,
khi hồ tiêu đã trưởng thành, đi vào sản xuất, cây đã phát triển thì không cần che bóng

Đ

nữa để cây hồ tiêu có đủ ánh sáng và cho năng suất cao.

ại

 Các yếu tố kĩ thuật

Các khâu như làm đất, gieo trồng, xác định mật độ gieo trồng, kỹ thuật gieo

ho

trồng, chăm sóc, thời vụ, giống tiêu cách phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch ,vv….cũng
 Các yếu tố sinh học
- Giống

h

in


̣c k

ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu.

Yêu cầu chọn giống hồ tiêu: Giống trồng ở địa bàn xã là giống tiêu Vĩnh Linh.

́H

- Dinh dưỡng khoáng



Giống phải sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh, hạt chắc, tiêu sai trái.

́


Cây hồ tiêu có nhu cầu về phân chuồng, phân NPK, vôi và các trung vi lượng.
+ Đạm (N ): Đạm cần cho quá trình bón thúc và bón lót trong quá trình trồng hồ
tiêu Đạm là thành phần quan trọng trong các chất hữu cơ rất cơ bản và cần thiết cho sự
sinh trưởng phát triển của cây như các chất diệp lục, nguyên sinh chất, axit nucleic.
Đạm là yếu tố chính, quyết định sự phát triển của các mô tế bào sống của cây. Bón đủ
đạm cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều chồi, lá và cành, hoa quả nhiều và lớn, tích lũy
được nhiều chất nên cho năng suất cao và chất lượng tốt.
+ Lân: Lân có tác dụng trong việc kích thích và phát triển rễ cây, giúp cho cây
sinh trưởng tốt, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy tiêu ra hoa tạo quả tốt.
+ Kali: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tăng cường vận
chuyển các chất dinh dưỡng và nước giúp cho hồ tiêu sinh trưởng tốt hơn.
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên


11


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

+ Trung vi lượng: Bón vôi giúp ổn định lượng PH, tạo môi trường thuận lợi cho
việc phát triển cua tiêu thông qua việc sát trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong
đất.Các chất khoáng như canxi, magie … cũng góp phần tăng khả năng chịu hạn, giúp
trái ít rụng…
+ Phân chuồng: Là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó
không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp
cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân háo học…
 Các yếu tố kinh tế - xã hội
* Thị trường tiêu thụ: Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp, một mặt hàng có giá

Đ

trị xuất khẩu cao. Nhu cầu hồ tiêu của thế giới đang có xu hướng tăng và ngày càng ổn

ại

định. Thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất hồ tiêu của người dân.
Đó là quyết định về diện tích, sản lượng,... nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Nhu cầu

ho


của thị trường còn là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định

̣c k

đúng đắn về quy hoạch, kế hoạch, định hướng cho ngành sản xuất hồ tiêu như xây
dựng vùng chuyên môn hóa, mở rộng thị trường, có các biện pháp vĩ mô về phát triển

in

sản xuất hồ tiêu. Và thông qua thị trường, lợi nhuận được phân phối hợp lý cho cả

h

người sản xuất và người mua bán.



* Tổ chức sản xuất: Vì hồ tiêu là một nông sản hàng hóa nên việc tổ chức sản

́H

xuất là rất cần thiết, cần phải sản xuất tập trung và có quy mô lớn, trình độ thâm canh

́


cao. Việc quy hoạch, phân vùng để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của vùng là hết
sức quan trọng. Phân vùng hợp lý sẽ giữ được cân bằng sinh thái, tận dụng được mọi
tiềm năng về đất đai, lao động và các điều kiện khác trong vùng nhằm đảm bảo hiệu
quả trước mắt và lâu dài cho vùng. Tổ chức sản xuất hồ tiêu nên theo hướng chuyên

môn hóa nhằm tạo sự cạnh tranh cao hơn trên thị trường, thúc đẩy việc áp dụng khoa
học kỹ thuật, người dân mạnh dạn đầu tư thâm canh từ đó mang lại năng suất và hiệu
quả kinh tế cao hơn. Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn góp phần thực hiện
tốt quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.
*Các chính sách khuyến nông của nhà nước
Các chính sách của nhà nước như chính sách thuế, đất đai, chính sách về thị
trường, chính sách vay vốn của người nông dân… ảnh hưởng rất lớn đến người dân
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

12


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

trong việc quyết định đầu tư thâm canh tăng năng suất của người nông dân. Nếu chính
sách phù hợp sẽ định hướng đúng đắn cho người dân mở rộng diện tích, tăng năng
suất, sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế trong trồng cây hồ tiêu.
1.2. Đặc điểm cơ bản về cây hồ tiêu
1.2.1. Nguồn gốc xuất xứ của cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L) còn được gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt,
bạch cổ nguyệt là một loài cây leo có hoa, thuộc họ Piperraceae, có nguồn gốc từ bang
tây Ghats (Ấn độ), có lẽ đã được trồng cách đây khoảng 6000 năm. Tuy nhiên Chevalier
(1925) cho biết cây chắc chắn là cây bản địa ở Đông Dương, bằng chứng là Balanca đã

Đ


tìm thấy tiêu dại ở vùng núi Ba Vì, miền bắc Việt Nam. Ở Việt Nam cây tiêu mọc hoang

ại

được tìm thấy từ trước thế kỉ XVI, nhưng đến thế kỉ XVII mới được đưa vào trồng. Đến
cuối thế kỷ XVII tiêu được trồng với diện tích tương đối lớn ở Phú Quốc, Hòn Chồng và

ho

Hà Tiên (Kiên giang), chủ yếu do người hoa gốc ở Hải Nam di cư vào Hà Tiên. Cũng

̣c k

trong khoảng thời gian này vào đầu thế kỷ XX khi bị thực dân pháp cai trị thì được trồng
nhiều ở Bình long, Bà rịa - Vũng tàu, Quảng Trị và Quảng Nam [10]. Trải qua hơn 3 thế

in

kỷ cây tiêu được trồng ở Việt Nam thì hiện nay cây tiêu là cây công nghiệp có giá trị

h

kinh tế cao đem lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Sản phẩm chính của cây hồ



tiêu là hạt tiêu thường được gĩa nát hoặc tán bột dùng làm gia vị hoặc làm thuốc ngoài ra

a. Vai trò của hồ tiêu


́


1.2.2. Vai trò và giá trị của hồ tiêu

́H

còn được chiết xuất dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

- Chất gia vị: Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp
cho việc chế biến các món ăn. Vì vậy mà tiêu trở thành gia vị được sử dụng phổ biến
trên thế giới
- Trong y dược: Do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có mùi
thơm, cay, nóng đặc biệt nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho ăn ngon miệng.
Ngoài ra, tiêu còn có tác dụng làm ấm bụng, thường dùng chong với gừng để chữa
chứng tiêu chảy, ói mửa…
- Trong công nghiệp hương liệu: Chất piperin trong hạt tiêu được thủy phân
thành piperidin và acid piperic. Oxi hóa acid piperic bằng permanganate kali
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

13


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

(KMNO4), ta thu được piperonal có mùi hương tương tự như heliotropin và coumarin,

dùng để thay thế các hương liệu trong kỹ nghệ làm nước hoa. Tinh dầu tiêu với mùi
thơm đặc biệt sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hóa dược.
- Trừ côn trùng: Trước kia, người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay để
ngừa côn trùng phá hoại, nhưng từ khi xuất hiện các loại tuốc hóa học thông dụng và
rẻ tiền hơn thì tiêu không còn được dùng trong lĩnh vực này nữa.
- Có vai trò trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển do giá trị xuất khẩu của hồ tiêu
mang lại cao và thị trường tương đối ổn định.
- Là loài cây tuy tốn nhiều vốn nhưng lại là cây mau thu lại vốn nếu được trồng

Đ

và chăm sóc đúng kỹ thuật. Mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

ại

- Được trồng trên vùng đất đỏ bazan phân bố trải dài các vùng trung du, gò đồi,
do đó có ý nghĩa về mồi trường sinh thái: có tác dụng che phủ và bảo vệ môi trường

ho

rất lớn, nhất là trong việc giữ đất, nước và điều hòa khí hậu.

* Giá trị kinh tế

in

̣c k

b. Giá trị của cây hồ tiêu:


Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quan trọng

h

trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế



giới về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng trăm ngàn tấn hàng năm. Với giá tiêu thị

* Giá trị dinh dưỡng

́


ha ( thâm canh đạt từ 2,5 – 3,0 tấn/ha/năm).

́H

trường dao động từ 140.000 đồng/ kg – 190.000 đồng/ kg, năng suất từ 1,5 – 2,0 tấn/

Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn các sản phẩm gia vị khác. Nó
được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hòa
quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon. Thành phần hóa
học của nó như sau: Hạt tiêu thương phẩm có chứa 12 -14% nước và 86- 88% chất
khô, các chất khô trong hạt tiêu gồm có: Ở tiêu đen: 95,49% là chất hữu cơ + 4,19% là
chất khoáng; Ở tiêu trắng: 98,38% là chất hữu cơ + 1,62% là chất khoáng [10]. Tiêu có
tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hóa tiết ra nhiều nước bọt và
dịch vị hơn. Tiêu được dùng rất nhiều trong việc bếp núc, nó được trộn trong các loại
thức ăn để tăng thêm vị ngon và sức hấp dẫn[10].

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

14


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam
Cây hồ tiêu du nhập vào Việt Nam thế kỷ XII, đầu tiên là vào đồng bằng sông
Cửu Long qua ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, rồi sau lan dần đến các tỉnh khác ở
Miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị[5],...Từ đó diện tích trồng hồ tiêu ở nước
ta không ngừng được mở rộng.
Bảng 1 : Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ 2007 - 2015
Năng suất

Diện tích (1000ha)

2007

48,4

1,85

89,3


50,0

1,96

98,3

50,6

2,13

108,0

51,3

2,05

105,4

2010

̣c k

ho

2009

Sản lượng (1000tấn)

( tấn/ha)


ại

2008

Đ

Năm

55,5

2,02

112,0

2012

60,2

1,92

116,0

2013

69,0

1,81

125,0


2014

85,6

1,77

151,6

2015

97,6

1,72

168,8

h

in

2011

́H


́


(Nguồn: Tổng cục thống kê )


Qua bảng ta thấy được diện tích trồng hồ tiêu của cả nước 2007- 2015 tăng khá
và ước tính các năm tiếp theo sẽ tăng lên. Kể từ năm 2007 đến nay, giá tiêu Việt Nam
liên tục tăng so với các năm trước. Trong khoảng thời gian này, nông dân trồng tiêu
được mùa và trúng giá liên tục. Với mức giá như hiện tại, nông dân trồng tiêu đang có
lãi tới 70%, giá tiêu liên tục tăng qua các năm khiến người dân có xu hướng tăng mạnh
diện tích trồng tiêu hơn.
Tiêu Việt Nam được trồng nhiều nhất tại 6 tỉnh gồm Bình Phước, Bà Rịa Vũng
Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai. Diện tích gieo trồng của 6 tỉnh này
chiếm khoảng 83% tổng diện tích gieo trồng cả nước. Năm 2012, diện tích hồ tiêu Việt
Nam đạt trên 60,2 nghìn ha, trong đó: Bình Phước 10.271 ha, Đắk Nông 10.114 ha, Bà
SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

15


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa

Rịa Vũng Tàu 7.614 ha, Đồng Nai 7.300 ha, Đắk Lắk 5.788 ha[5]. Với sự phát triển
lớn cả về quy mô và sản lựơng xuất khẩu, hồ tiêu Việt Nam đang giữ thương hiệu
hàng đầu về số lượng và chất lượng hạt tiêu.
Những thành quả đạt được có ý nghĩa sâu sắc bởi trong bối cảnh thời tiết không
mấy thuận lợi, nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu nông sản còn gặp nhiều khó khăn,
ngành hồ tiêu vẫn đạt được thành tích đáng nể: Năm 2014, lần đầu tiên hồ tiêu Việt
Nam tham gia vào nhóm các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, cao nhất từ trước
tới nay[5]. Đồng thời ấn tượng hơn nữa là trong chuỗi giá trị sản xuất đến thương mại
hồ tiêu, thu nhập và lợi nhuận phần lớn thuộc về người sản xuất, đây là điều mà nhiều


Đ

ngành hàng nông sản đang mong muốn nhưng chưa có được.

ại

1.3.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị
“Hồ tiêu là cây truyền thống và cũng vừa là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh

ho

Quảng Trị. Nông dân tỉnh này nhiều người đã làm giàu được với cây hồ tiêu nhờ trồng

̣c k

và buôn bán hồ tiêu khô” là khẳng định của ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Quảng Trị.

in

Tỉnh Quảng Trị hiện có trên 2.500 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng trên vùng đất

h

đỏ bazan, tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa (



Khe Sanh). Năng suất bình quân ước đạt hơn 1,0 tấn/ha[6]. Sản phẩm hồ tiêu chủ yếu


́H

được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Với vị trí là cây công nghiệp mũi nhọn, cây hồ

́


tiêu có vai trò rất lớn đối với việc phát triển kinh tế hộ theo hướng hàng hóa và đóng
góp lớn vào cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

SVTH: Hoàng Thị Phương Liên

16


×