Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường hương an, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.27 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

*****

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNH LÁ
CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LÊ THỊ THANH

Niên khóa: 2014 - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

H



́H

U

Ế

*****

K

IN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


̣C

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNH LÁ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đ
A

̣I H

O

CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thị Thanh

PGS.TS. Trương Tấn Quân

Lớp: K48 KTNN
Niên khóa: 2014-2018

Huế, 5/2018


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế
sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế”, trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế Phát triển trường Đại học Kinh tế Huế lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, tôi xin gửi đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Trương Tấn Quân, người

Ế

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này lời

U

cảm ơn sâu sắc.

́H

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các bác, các chú, các anh chị của
Hợp tác xã nông nghiệp phường Hương An, các hộ gia đình trên địa bàn điều tra,



UBND phường Hương An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực
tập.

H


Đồng thời, nhà trường đã tạo cho tôi có cơ hội được thực tập nơi mà tôi yêu

IN

thích, cho tôi bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo

K

đã giảng dạy. Qua thời gian thực tập này, tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để
giúp ích cho công việc sau này của bản thân.

O

̣C

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi

Đ
A

̣I H

hoàn thành tốt công việc của mình.

SVTH: Lê Thị Thanh

Huế, tháng 5 năm 2018.
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh


i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

:

Bảo vệ thực vật

HQKT

:

Hiệu quả kinh tế

HTX

:

Hợp tác xã

KHTSCĐ

:


Khấu hao tài sản cố định

NN

:

Nông nghiệp

PNN

:

Phi nông nghiệp

Sở NN & PTNT

:

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

TLSX

:

Tư liệu sản xuất

UBND

:


Uỷ ban nhân dân

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

BVTV

SVTH: Lê Thị Thanh

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………..………….
Danh mục viết tắt…………………………………………………………………….ii
Mục lục……………………………………………………………………..…………iii
Danh mục bảng biểu, sơ đồ..…………………………………………………………vi
Đơn vị quy đổi…………..………………………………………………….………...vii

Ế

Tóm tắt nghiên cứu………………………………………..……………….………viii

U

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1

́H

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu ....................................................................................1



1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2


H

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2

IN

1.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................................3

K

1.5. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu ......................................................................3

̣C

1.6. Cấu trúc luận văn......................................................................................................4

O

PHẦN II..........................................................................................................................5

̣I H

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................5

Đ
A

1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu .........................................................................5

1.1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế........................................................................5
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế................................................................................6
1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế...........................................................7
1.2. Sơ lược về hành lá ....................................................................................................7
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của hành lá ..............................................................................7
1.2.2. Giá trị kinh tế của hành lá......................................................................................9
1.2.3. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất hành lá.......................................................................9
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................12

SVTH: Lê Thị Thanh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí.......................................................................12
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất........................................................13
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................................13
1.4. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu...................................................................13
1.4.1. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam .....................................................................13
1.4.2.Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................14
1.4.3. Tình hình sản xuất rau ở Thị xã Hương Trà........................................................15

Ế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC


U

NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN.....................................................................16

́H

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...........................................................................16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................16



2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................................18
2.2. Tình hình sản xuất hành lá tại phường Hương An .................................................22

H

2.2.1. Nguồn giống và mùa vụ ...................................................................................22

IN

2.2.2. Phương thức tổ chức sản xuất .............................................................................23

K

2.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của hành lá tại phường Hương An....................24
2.2.4. Thị trường tiêu thụ hành lá tại địa bàn nghiên cứu .............................................25

O

̣C


2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn tại địa bàn nghiên cứu..........................................25

̣I H

2.3. Hiệu quả sản xuất hành lá của hộ nông dân tại phường Hương An năm 2017….. 27
2.3.1. Tình hình cơ bản sản xuất hành lá của các hộ điều tra........................................27

Đ
A

2.3.2. Kết quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra tại phường Hương An ..................30
2.3.3. Hiệu quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra tại phường Hương An ................34
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất...................................36
2.4. Phân tích chuỗi cung ..............................................................................................39
2.5. Đánh giá chung tình hình sản xuất hành lá tại phường Hương An năm 2017 .......41
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU .........43
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNH LÁ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN .....................43
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương An ........43
3.2. Phân tích ma trận SWOT........................................................................................39

SVTH: Lê Thị Thanh

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân


3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương
An……………………... ...............................................................................................43
3.3.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật....................................................................................43
3.3.2. Giải pháp về quy hoạch và sử dụng đất...............................................................43
3.3.3. Giải pháp thị trường ............................................................................................44
3.3.4. Giải pháp về vốn..................................................................................................44
3.3.5. Giải pháp về lao động..........................................................................................45

Ế

3.3.6. Giải pháp về khuyến nông, khoa học công nghệ.................................................45

U

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................46

́H

1. Kết luận......................................................................................................................46
2. Kiến nghị ...................................................................................................................47

Đ
A

̣I H

O

̣C


K

IN

H



PHỤ LỤC

SVTH: Lê Thị Thanh

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng rau tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20142016… ...........................................................................................................................14
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thị xã Hương Trà giai đoạn 20142016. ………………………………………………………………………………….15

Ế

Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương An năm 2017. ....................19

U


Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của phường Hương An 2015-2017. ..............20

́H

Bảng 2.3: Phân bố diện tích gieo trồng hành lá qua các vụ chính của phường Hương



An giai đoạn 2014-2016………………………………………..……………………..24
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của hành lá tại phường Hương An từ 2015-

H

2017… ...........................................................................................................................24

IN

Bảng 2.5: Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2017……………………………..27
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2017………………….28

K

Bảng 2.7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ)...................29

̣C

Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng các hộ điều tra năm 2017. .........................30

O


Bảng 2.9: Chi phí đầu tư sản xuất của các hộ điều tra năm 2017 (BQ/hộ)…………...31

̣I H

Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra năm 2017..........33
Bảng 2.11: Ảnh hưởng theo diện tích đến hiệu quả sản xuất hành lá của các nông hộ

Đ
A

điều tra………………………………………………………………………………...34
Bảng 2.12: Ảnh hưởng theo lao động đến hiệu quả sản xuất hành lá của các nông hộ
điều tra……………………………………………………………………………..…35
Bảng 2.13. Ảnh hưởng theo chi phí sản xuất đến hiệu quả sản xuất hành lá của các
nông hộ điều tra…………………………………………………………………….…35
Bảng 2.14: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất của các hộ điều tra sản
xuất hành lá năm 2017...................................................................................................37

Sơ đồ 1.1. Chuỗi cung ứng hành lá tại phường Hương An ...........................................40

SVTH: Lê Thị Thanh

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI


1 ha = 20 sào
1 ha = 10.000m2

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

1 sào = 500m2

SVTH: Lê Thị Thanh


vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các
nông hộ tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Qua
quá trình làm bài, biết được tình hình sản xuất hành lá ở địa bàn khá thuận lợi về điều
kiện đất đai, kỹ năng trồng hành, ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng hành,

Ế

được sự quan tâm của chính quyền, Hợp tác xã, các ban ngành liên quan. Sản lượng,

U

năng suất tại địa bàn ngày càng tăng do nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó vẫn còn

́H

nhiều khó khăn như về vốn vì chủ yếu là vốn gia đình tự có, thị trường tiêu thụ sản



phẩm còn nhỏ lẻ, chưa quy hoạch được vùng trồng, giá bán chưa ổn định.

Từ những cái đạt được và hạn chế, đưa ra giải pháp, chính sách, kiến nghị để
nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất hành lá.

H

 Mục tiêu nghiên cứu

IN

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá.

K

Phân tích các thực trạng sản xuất hành lá tại phường Hương An.

̣C

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương An, từ đó tìm

O

ra các tồn tại và khó khăn.

Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá.

̣I H

 Phương pháp nghiên cứu

Đ

A

- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội của phường Hương

An, báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Hợp tác xã; thu thập
thông tin từ các bài báo, luận văn, các nghiên cứu trước đó, website,…
+ Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, khảo sát
bằng bảng hỏi của đối tượng người sản xuất.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích:
+ Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp xử lý số liệu và phân tích

SVTH: Lê Thị Thanh

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

 Kết quả đạt được:
Khóa luận đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh
tế, phân tích các thực trạng sản xuất hành lá, nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất
hành lá tại địa bàn phường Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá cũng
như hiệu quả kinh tế tại địa bàn phường Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa

Đ

A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Thiên Huế.

SVTH: Lê Thị Thanh

ix


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Nước ta là một nước nông nghiệp, sự phát triển của ngành đóng vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều lợi thế
cho việc xuất khẩu hàng hóa, nông sản, song cũng gặp không ít khó khăn bởi những
rào cản thương mại phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một trong những vấn đề

Ế

đó là phương thức sản xuất, tư duy của người nông dân Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ,

U

manh mún, chưa phù hợp với thị trường đầu ra là hàng hóa chất lượng, đồng đều, đảm

́H

bảo khống chế thị trường đầu ra. Các yếu tố đầu vào như vốn, giống, lao động, phân
bón, thuốc BVTV còn lạc hậu, thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương. Điều



này có thể ảnh hưởng đến việc duy trì tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nông
nghiệp Việt Nam có định hướng chính xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh nông nghiệp

H


cũng như bảo đảm sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn.

IN

Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang chú trọng đến phát triển sản xuất

K

nông nghiệp, đi vào hướng cơ giới hóa, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông
nghiệp bền vững. Để tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cây trồng để tăng thêm thu nhập,

O

̣C

trong mấy năm qua nhiều bà con đã mạnh dạn chuyển sang loại cây trồng khác, có thời

̣I H

gian sinh trưởng, phát triển ngắn, chi phí đầu tư thấp, nhằm tăng thêm thời vụ, tăng
thêm thu nhập cải thiện đời sống người dân. Trong nhiều loại cây trồng đó có các cây

Đ
A

rau màu, đặc biệt là cây hành, nhờ cây hành mà trong nhiều năm liền đời sống người
dân nhiều vùng nông thôn đã trở nên khá hơn.
Phường Hương An, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích


tự nhiên 1069 ha, cách trung tâm thành phố Huế 6 km về phía đông nam và chịu sự tác
động rất lớn của quá trình đô thị hoá và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của
thành phố Huế. Nông nghiệp vẫn được coi là cây trồng chủ lực của địa phương, đặc
biệt là cây hành, với năng suất hằng năm khá cao, giải quyết được nhiều vấn đề về
kinh tế cho bà con. Với nhiều ưu thế vượt trội như vậy, cây hành lá đã thu hút được sự
chú ý của chính quyền và người dân. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất hành lá của
phường cũng đang gặp không ít khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, về vốn, giá và thị

SVTH: Lê Thị Thanh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

trường tiêu thụ, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, ảnh hưởng đến kinh tế của địa
phương và thu nhập của người dân trong vùng. Chính vì lí do đó, tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường
Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường

Ế

Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

U


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

́H

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá
Phân tích các thực trạng sản xuất hành lá tại phường Hương An



Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương An, từ đó tìm
ra các tồn tại và khó khăn

hành lá.

K

1.3. Phương pháp nghiên cứu

IN

H

Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

- Phương pháp thu thập số liệu

O

̣C


+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

̣I H

Thu thập thông tin ở hợp tác xã, ủy ban nhân dân phường Hương An, các báo
nông nghiệp, internet…có liên quan đến nội dung đề tài.

Đ
A

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập thông tin phục vụ mục tiêu nghiên cứu hiệu quả kinh tế, tôi sử dụng

phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bảng hỏi
được thiết kế sẵn.
+ Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của địa phương
tôi chọn điều tra những hộ sản xuất hành lá tất cả các thôn trong địa bàn phường
Hương An.
+ Chọn mẫu điều tra: tổng số mẫu điều tra là 60 tương ứng 60 hộ. Sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn.

SVTH: Lê Thị Thanh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân


- Phương pháp tổng hợp và phân tích : để đạt được mục tiêu đề ra, tôi sử dụng
các phương pháp chủ yếu sau:Phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm Excel
để nhập số liệu thu thập thứ cấp và số liệu từ bảng hỏi để mô tả diện tích, năng suất,
sản lượng hành lá của địa phương, từ đó rút ra kết quả và hiệu quả sản xuất hành lá;
phương pháp mô hình hồi quy tuyến tính, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
và hiệu quả sản xuất hành lá.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Ế

- Phạm vi nghiên cứu

U

+ Phạm vi về không gian

+ Phạm vi về thời gian



Hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá năm 2017

́H

Địa bàn phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đối tượng nghiên cứu

H


+ Đối tượng nghiên cứu: Là các hộ nông dân sản xuất hành lá. Cụ thể điều tra

IN

60 hộ trồng hành ở phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

K

+ Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất
hành lá của các hộ nông dân, đặc điểm về bản thân nông hộ như số lượng lao động,

O

̣C

trình độ văn hóa của chủ hộ, tuổi tác, các vấn đề về quá trình sản xuất hành lá ảnh

̣I H

hưởng đến hiệu quả kinh tế.

1.5. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu

Đ
A

Kiến thức của bản thân người nghiên cứu còn hạn hẹp, kinh nghiệm chưa có
nhiều nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót. Các hộ nông dân điền
thông tin vào phiếu khảo sát thông tin bằng cách nhớ lại vì không có ghi chép nào nên

dễ dẫn đến các sai số nhất định. Kết quả phân tích chủ yếu dựa vào thông tin điều tra
60 hộ nông dân đại diện cho tất cả các hộ sản xuất hành lá trên địa bàn phường nên
tính đại diện của mô hình đưa ra chưa cao.

SVTH: Lê Thị Thanh

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

1.6. Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của đề tài được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường
Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Định hướng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


IN

H



́H

U

Ế

hành lá tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

SVTH: Lê Thị Thanh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, có thể tóm thành


Ế

ba loại quan điểm như sau:

U

Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt

́H

được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, tiền, vốn…) để đạt được kết quả đó.
H = Q/C



Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

C là chi phí bỏ ra

H

Q là kết quả đạt được

IN

Nếu chỉ tập trung vào quan điểm này thì chưa toàn diện, tỷ số giữa kết quả sản

K


xuất và chi phí bỏ ra là số tương đối, chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh
hưởng của các yếu tố nguồn nhân lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số như nhau

O

̣C

nhưng ở những không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn

̣I H

lực là khác nhau, như vậy hiệu quả kinh tế cũng khác nhau.
Quan điểm thứ hai cho rằng, HQKT được đo bằng số hiệu giữa giá trị sản xuất

Đ
A

đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí
Với quan điểm này thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh

khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết
quả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau.
Quan điểm thứ ba, xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí
và sản xuất.
Theo quan điểm thứ ba, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm
của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.
H = ∆Q/∆C

SVTH: Lê Thị Thanh


5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
∆Q là phần tăng thêm của kết quả
∆C là phần tăng thêm của chi phí
Với quan điểm này thì vẫn chưa đầy đủ. Trong thực tế, kết quả sản xuất đạt
được luôn là hệ quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí bổ
sung có sẵn khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng khác nhau.

U

toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.

Ế

Vì vậy, khi xem xét HQKT phải xem xét trên tất cả các góc độ để có cái nhìn

́H

Tóm lại, HQKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả
và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho




kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế

H

tự nhiên và phương thức quản lý.

IN

HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế.

K

Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các
nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế.

O

̣C

HQKT làm mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết

̣I H

quả đạt được và chi phí bỏ ra.
HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất

Đ
A


cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là

giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội.
* Phân biệt hiệu quả kinh tế và một số phạm trù:
- HQKT và hiệu quả xã hội: HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa

SVTH: Lê Thị Thanh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Giữa HQKT và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
- Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trog những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan
đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào

Ế

sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào


U

nhiều bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của

́H

người sản xuất, môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá



đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính

H

đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Nói một cách khác, hiệu quả phân

K

khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.

IN

bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa

+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ

O


̣C

thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị được

̣I H

tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả
kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa.

Đ
A

1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế
Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông

nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Làm căn cứ để xác định phương hướng nhằm đạt tăng trưởng cao trong sản xuất
nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp
bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt hiệu quả kinh tế cao
thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
1.2. Sơ lược về hành lá
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của hành lá

SVTH: Lê Thị Thanh

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

Trong hành lá chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất vôi, chất sắt, chất
potassium (K), chất cycloallin và các vitamin B, C chịu trách nhiệm về các hoạt động
lành mạnh của trái tim, chống các bệnh cao huyết áp.
Nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia
vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học. Người Ai
Cập Cổ đại đã ghi nhận hành có thể làm dịu hơn 8.000 bệnh tật.
Theo Y học cổ truyền, hành có vị cay, ngọt, đậm, tính ấm, nhiều nhựa, hàm

Ế

lượng vitamin cao hơn, chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn,

U

hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ.

́H

Bảo vệ sức khoẻ trái tim

Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp hạ thấp nồng độ



cholesterol, từ đó giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm nguy
cơ đau tim hoặc đột quỵ. Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất sulphua, crom


H

và vitamin B6 trong cây hành (các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng cách hạ thấp

IN

nồng độ Homocysteine-yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột quỵ).

K

Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra
rằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim.

O

̣C

Giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày

̣I H

Trong một tuần, chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần sẽ giúp bạn giảm được nguy
cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Khi chế biến các món thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp

Đ
A

giảm lượng carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao,
từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.

Ngăn chặn chứng loãng xương
Nhiều người luôn nghĩ rằng việc uống sữa hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ
loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Nhưng ít ai biết đến ngoài sữa thì việc ăn hành
thường xuyên sẽ giúp duy trì sức khỏe cho cho xương và ngăn ngừa chứng loãng
xương. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một chất mới có trong hành lá có chất
Gamma-L-glutamyl-trans-S-1-propenyl-L-cysteine sulfoxide (GPCS) có thể ngăn chặn
chứng loãng xương.
Giúp cơ thể chống lại vi rút

SVTH: Lê Thị Thanh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

Hành chứa allicin, chất có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, virut, đặc biệt
là vi khuẩn gây bệnh nấm da. Chất fitoncidi trong hành có tác dụng diệt khuẩn. Khi có
dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.
Tóm lại, hành lá là loại cây có rất nhiều chất dinh dưỡng và ngăn chặn được
nhiều loại bệnh, bảo vệ sức khỏe con người.
1.2.2. Giá trị kinh tế của hành lá
Hầu như trong các bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, không thể vắng bóng cây

Ế

hành, do đó hành lá được trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.


U

Giá trị của 500m2 hành so với cấy lúa vụ xuân, những người dân ở đây cho biết:

́H

“ Mỗi sào đạt sản lượng bình quân khoảng 3-3,5 tấn/năm. Hành lá bán tại ruộng có giá
bình quân 10.000 đồng/kg. Với 3 sào hành, mỗi năm sản lượng đạt khoảng 9-12 tấn,



cho thu nhập khoảng 10-12 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi trên 50 triệu đồng, lãi gấp
máy lần so với trồng lúa”.

IN

Kỹ thuật ươm giống hành lá

H

1.2.3. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất hành lá

K

 Chọn đất gieo hạt làm cây giống: đất tốt, nhiều mùn, đất thịt nhẹ hoặc cát
pha, khả năng giữ ẩm tốt, gần nguồn nước tưới, gần nơi trồng

O

̣C


 Làm đất, lên luống: Cuốc đất, phơi 3-5 nắng (phơi 3-5 ngày) sau đó trở đất

̣I H

lại (cuốc lật đất lại). Nếu đất to phải đập nhỏ, tơi xốp. Lên luống rộng 1m, dài tuỳ
ruộng nhưng thường luống dài 12-15m, cao 10-15cm

Đ
A

 Bón lót phân trước khi gieo: Phân chuồng hoai mục: 200-250kg/100m2 (22,5kg/m2), nếu không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân hữu cơ ví sinh (1517kg/100m2 tức 1,5-1,7kg/m2). Rãi đều phân trên mặt luống, lấp đất che kín hết
phân, cào trộn đều phân vào đất, san bằng luống lần cuối, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá.
 Gieo hạt:
Lượng hạt gieo 1 lon sữa bò cho 12-15m2. Nếu thời tiết lạnh thì nên ngâm hạt
trong nước nóng 2 sôi 3 nguội trong 1 giờ rồi gieo, nếu trời ấm và đất ẩm thì gieo luôn.
Chia hạt 2 phần/luống, mỗi luống gieo 2 lần để hạt được phân bổ trên mặt
luống đều hơn.

SVTH: Lê Thị Thanh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

+ Gieo hạt xong, lấp hạt bằng đất bột (lấp kín hết hạt), tủ rơm kín để giữ ẩm
và chống trôi hạt khi tưới.

+ Tưới nước đều trên rơm sao cho nước thấm đều hết hạt và lớp đất mặt một lần.
+ Phun thuốc basa lên rơm và xung quanh luống để chống kiến
+ Sau gieo 3-4 ngày hạt mọc, dỡ rơm ra khỏi luống (cào rơm xuống rãnh và
dọn sạch luống)
+ Làm giàn che để chống mưa và chống nắng cho cây con: bằng lưới xanh,

Ế

lưới đen, tấm phên...tưới nước liên tục mỗi ngày 1 lần, sau 10 ngày hành mọc 1 lá thật.

U

 Chăm sóc sau gieo:

́H

Sau gieo tiếp tục tưới nước mỗi ngày một lần vào chiều tối, nếu nắng nhiều phải
tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát



+ Bón phân thúc NPK: 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày
+ Lần 1: sau gieo 10 ngày, hoà NPK 16:16:8 vào nước tưới cho hành, (1 lon

H

sữa bò phân NPK tưới cho 12-15m2). Lần 2, lần 3 hoà nước tươi tương tự.

K


- Phòng trừ sâu bệnh:

IN

+ Khi cây đủ 20-25 ngày sẽ đem trồng

• Phun Vicacben sau gieo 10 ngày, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày để

O

̣C

phòng trừ bệnh.

̣I H

• Phun Atabron 5EC hoặc kết hợp Mimic 20F; Cascade 5EC phun trừ sâu 10
ngày/lần (nếu nắng có dông 7 ngày/lần).

Đ
A

Kỹ thuật thâm canh:
 Giống:
Hiện có các giống thuần nội địa và một số giống hành lai F1 nhập nội. Các

giống hành thuần của nước ta phổ biến như giống hành gốc tím (còn gọi là hành Sậy
hay hành Trâu), hành gốc trắng (hành Hương) và hành Đá.
Hành Hương lá nhỏ, bụi nhỏ, ăn thơm, được nhiều người ưa chuộng. Hành Trâu
lá to, bụi lớn. Hành Đá lá, bụi thuộc dạng trung gian giữa 2 giống trên, thích hợp với

việc trồng dày, thị trường ưa chuộng.

SVTH: Lê Thị Thanh

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

Ngoài các giống hành thuần nội địa, giống hành lai F1 của Hàn Quốc được
nhập vào trồng ở nước ta trong những năm gần đây cho bẹ trắng, lá to, ăn không thơm
nhưng cho năng suất cao hơn nhiều so với các giống hành thuần nước ta.
 Thời vụ:
Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời
gian sinh trưởng từ 45-50 ngày. Với mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa dễ bị
bệnh khô đầu lá.

Ế

 Chọn và làm đất:

U

Hành lá ưa đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua (pH thích hợp 6-6,5), nếu thấp

́H

hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp. Đất được cày, phơi ải, bừa kỹ cho tơi, nhỏ, sạch

cỏ dại, lên luống cao 35-40cm hình mui luyện cho dễ thoát nước, chân luống rộng 1m,



rãnh luống rộng 30cm (tùy theo mùa vụ: mùa mưa luống cao, mùa nắng luống thấp).
 Trồng cây:

H

+ Chọn những cây đồng đều, khỏe mạnh, cứng cáp (không quá già, không quá

K

dùng khoảng 30-70 kg/ 500m2.

IN

non), còn phấn trắng để trồng. Tùy theo giống và chất lượng giống, lượng giống cần

+ Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm, có thể

O

̣C

trồng dày hơn: hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 15 - 18cm mỗi hốc trồng 1 cây,

̣I H

nếu hành giống còn nhỏ thì trồng 2 cây/hốc (chọn hai cây đều nhau để trồng), và trên

cùng một luống nên chọn những cây đều nhau để trồng nhằm tiện việc chăm sóc.

Đ
A

Khoảng cách trồng tùy thuộc vào mùa vụ, mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa.
 Phân bón:
Tổng lượng phân dùng cho 500m2 bao gồm:
• Phân chuồng hoai mục

:

200-500 kg

• Tro bếp

:

15 kg .

• Đạm Urê

:

7-15 kg.

• Lân Super

:


20-60kg

• Kali :

:

5-10kg .

Bón lót toàn bộ phân chuồng, tro bếp phân lân và 3kg phân kali. Lượng phân
còn lại dùng bón thúc bằng cách hòa nước tưới bằng thùng ô roa. Tưới đều cho hành 7

SVTH: Lê Thị Thanh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

ngày/lần (khoảng 4-5 lần/vụ), lần đầu tiên khi cây hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau
trồng). Ngừng tưới phân trước khi thu hoạch 10 ngày.
 Chăm sóc:
Thường xuyên làm sạch cỏ bằng tay, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và tưới nước
đầy đủ 1-2 lần/ngày để cây sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao. Có thể tranh thủ
trồng xen canh thêm các loại rau khác để tăng thêm thu nhập như các loại cải xanh, cải
ngọt, xà lách 2 bên mép luống.

Ế


 Thu hoạch:

U

Thu hoạch sau trồng từ 45-50 ngày bằng cách nhổ cả gốc, rễ ; lấy cây lớn còn

́H

cây nhỏ tiếp tục trồng vụ sau. Năng suất thương phẩm 1 sào 600 -1100 kg.
 Phòng trừ sâu bệnh:



- Một số bệnh thường gặp ở cây hành: Bệnh cháy đầu lá, bệnh đốm tím, bệnh

Dithan, Anvinl, Riclomil, Ralidacin

H

thán thư và hiện tượng rã bẹ, khi bị bệnh nên sử dụng các loại thuốc sau: Autracol,

IN

- Các đối tượng sâu hại trên cây hành:

K

+ Sâu xanh da láng: Chúng gây hại rất sớm và cho đến cuối vụ.
+ Dòi đục lá: Xuất hiện muộn hơn, 15 - 20 ngày sau trồng.


O

̣C

+ Sâu đất (sâu ăn tạp): Loại sâu này phá hoại bằng cách cắn ngang bẹ lá, phá

̣I H

nõn, làm cho cây hạn chế sinh trưởng còi cọc.
* Cách phòng trừ:

Đ
A

Thường xuyên theo dỏi đồng ruộng để bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ
trứng, phun thuốc vào lúc mát trời.
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí
- Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông
nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp
và chi phí dịch vụ thuê. IC chủ yếu là các khoản chi phí mua giống, phân bón, thuốc
BVTV,…

SVTH: Lê Thị Thanh

12


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản
xuất ra trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Công thức tính là:

GO=
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, (i=1,n)
Pi là giá sản phẩm thứ i.

Ế

- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí

U

sản xuất bỏ ra. Chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một

VA = GO – IC



1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

́H

thời kỳ nhất định.

- Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho


H

biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

IN

- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này

K

cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị

̣C

sản xuất.

1.4. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

̣I H

O

1.4.1. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau của nước ta ra đời từ sớm, tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của

Đ
A

một nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của nghề trồng rau

còn một khoảng cách khá xa so với tiềm năng và trình độ canh tác, năng suất còn thấp
và bấp bênh. Cho đến nay, có khoảng 70 loại thực vật sử dụng làm rau hoặc chế biến
làm thành rau. Riêng trồng rau có hơn 30 loại, trong đó có 15 loại rau chủ lực, trong số
này có 80% là rau ăn lá như rau cải, xà lách, hành, rau thơm...
Hiện nay, nước ta có rất nhiều vùng chuyên canh cây hành lá, mang lại lợi
nhuận kinh tế rất cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, đảm bảo an sinh xã
hội cho địa phương và đất nước. Cụ thể là những rẫy màu ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng),
hành lá ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng), Kinh Môn (Hải Dương),
huyện Bình Tân (Vĩnh Long) và huyện Lai Vung (Đồng Tháp),..Tuy nhiên, hành lá ở

SVTH: Lê Thị Thanh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trương Tấn Quân

nước ta chủ yếu tiêu thụ tron nước, lượng xuất khẩu ra nước ngoài còn hạn chế nên giá
trị kinh tế của hành lá vẫn chưa khai khác hết. Với nhu cầu rau nói chung cũng như
hành lá ngày càng tăng, sản xuất rau và hành lá đang là vấn đề được Đảng và Nhà
Nước quan tâm và đầu tư phát triển trong những năm trở lại đây.
1.4.2.Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền trung, dân số tỉnh Thừa Thiên
Huế khá lớn. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch

Ế

của cả nước; dân số đông, lượng khách du lịch hàng năm lớn; công nghiệp của tỉnh


U

đang trên đà phát triển mạnh, nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng, nhiều đô thị

́H

mới được hình thành. Do đó nhu cầu rau là rất lớn để đáp ứng nguồn cung cho thị
trường, trong đó chủ yếu là các loại rau ăn lá như xà lách, hành, kiệu, rau thơm….



Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng rau tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

ĐVT

Năm

2015

So sánh

Năm

2015/2014

2016/2015

2016


+/-

%

+/-

%

-53,00

-1,19

-46,00

-1,05

Diện tích

Ha

4.454

4.401

4.355

Sản lượng

Tấn


̣C

K

2014

Năm

IN

Chỉ tiêu

H

2014-2016.

45.813

45.815

+137,0 +0,30

+2,00 +0,00

Năng suất

Tấn/ha

10,26


10,41

10,52

+0,15 +1,46

+0,11 +1,05

̣I H

O

45.676

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2016).

Đ
A

Qua bảng 1.1, ta thấy diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh qua ba năm 20142016 có xu hướng giảm. Nguyên nhân là trong các năm trở lại đây, tỉnh Thừa Thiên
Huế thường xuyên phải đối mặt với nhiều thiên tai gây thiệt hại đáng kể cho bà con
sản xuất rau nên diện tích trồng rau của bà con bị bỏ hoang tăng lên. Cụ thể:
Tổng diện tích trồng rau năm 2015 là 4.401 ha, giảm 53 ha, tương ứng giảm
1,19% so với năm 2014. Năm 2016, diện tích trồng rau là 4.355ha, giảm 46 ha so với
năm 2015, tương ứng giảm 1,05% so với năm 2015. Mặc dù diện tích trồng qua ba
năm giảm, nhưng năng suất và sản lượng lại tăng. Năm 2015, sản lượng rau là 45.813
tấn, tăng 137 tấn, tương ứng tăng 0,3% so với năm 2014. Năm 2016, sản lượng rau là
45.815 tấn, tăng 2 tấn so với năm 2015. Năng suất rau năm 2014 là 10,26 tấn, năm

SVTH: Lê Thị Thanh


14


×