Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT cà PHÊ của các NÔNG hộ ở xã PHÚ XUÂN HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.13 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÀ PHÊ
CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ PHÚ XUÂN
HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Thảo

Th.S. Nguyễn Văn Vượng

Lớp : K45 - KTNN
Niên khóa: 2011 – 2015

Huế, 05/2015


Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn
Thực tập tốt nghiệp cuối khóa nhằm thực hiện tốt việc
“học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, giúp cho
sinh viên rèn luyện được kỹ năng thực hành, thực tế đồng
thời thông qua thực tập cuối khóa nhằm bồi dưỡng và rèn


luyện cho sinh viên về các phương pháp nghiên cứu khoa
học.
Được sự phân công của Khoa Kinh Tế và Phát Triển
trường Đại học kinh tế Huế, sự nhất trí của giáo viên hướng
dẫn và cơ sở thực tập, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt
nghiệp “Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê của các nông hộ ở
xã Phú Xuân Huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk .”
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã bám sát nội dung
và phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, do kinh nghiệm
nghiên cứu còn hạn chế, sự am hiểu kiến thức chuyên ngành
chưa sâu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô.
Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn chân thành sự hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Văn Vượng và
các quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế và Phát Triển đã trang bị
cho tôi những kiến thức cơ bản để thực hiện đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk
Lắk , đặc biệt là bà con nông dân các thôn trên địa bàn xã Phú
Xuân đã cung cấp số liệu thực tế giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình
và bạn bè, đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

i


Khóa luận tốt nghiệp


Huế, tháng 05 năm
2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo
MỤC LỤC
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam mùa vụ 2012-2014..........13
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở ĐăkLăk mùa vụ 2012-2014......13
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Krông Năng...........................15
mùa vụ 2012-2014.......................................................................................................15
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Xuân qua 3 năm 2012- 2014.............20
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012-2014...................................23
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế xã Phú Xuân qua một số năm................................................25
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng của xã năm 2014............26
Bảng 8: Tình hình nhân khẩu, lao động và tình hình sử dụng đất đai của các hộ
điều tra năm 2014/bình quân hộ...................................................................................29
Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu lao động của các hộ điều tra.................................31
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các hộ điều tra ........................34
ở xã Phú Xuân năm 2014.............................................................................................34
Bảng 11: Chi phí đầu tư cho 1 ha thời kỳ kiến thiết cơ bản........................................35
Bảng 12: Chi phí đầu tư cho 1ha cà phê thời kì kinh doanh.......................................37
Bảng 13: Kết quả và chi phí hằng năm của 1 ha cà phê..............................................41
Bảng14: Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê các hộ điều tra ........................................42
(Tính bình quân/ ha/ năm)............................................................................................42
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế cây cà phê thông qua chỉ tiêu dài hạn..............................43
Bảng 16: Ảnh hưởng của diện tích cà phê tới kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê tính
trên 1ha.........................................................................................................................44
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân 1 ha đến kết quả và hiệu quả
của sản xuất cà phê của nhóm hộ điều tra....................................................................46
Bảng 18: Tình hình tiêu thụ của các hộ điều tra..........................................................49

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

ii


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

iii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSBQ

: Năng suất bình quân

CN- TTCN- XDCB

: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản

TM- DV

: Thương mại dịch vụ

BVTV

: Bảo vệ thực vật




: Lao động

UBND

: Ủy ban nhân dân

GO (Production value) : Giá trị sản xuất
VA (Value Added)

: Giá trị gia tăng

IC (Intermediate costs) : Chi phí trung gian
TC (Total cost)

: Tổng chi phí

LN

: Lợi nhuận

BQC

: Bình quân chung

BQ

: Bình quân


NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

TSCĐ

: Tài sản cố định

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

iv


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam mùa vụ 2012-2014..........13
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở ĐăkLăk mùa vụ 2012-2014......13
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Krông Năng...........................15
mùa vụ 2012-2014.......................................................................................................15
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Xuân qua 3 năm 2012- 2014.............20

Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012-2014...................................23
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế xã Phú Xuân qua một số năm................................................25
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng của xã năm 2014............26
Bảng 8: Tình hình nhân khẩu, lao động và tình hình sử dụng đất đai của các hộ
điều tra năm 2014/bình quân hộ...................................................................................29
Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu lao động của các hộ điều tra.................................31
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các hộ điều tra ........................34
ở xã Phú Xuân năm 2014.............................................................................................34
Bảng 11: Chi phí đầu tư cho 1 ha thời kỳ kiến thiết cơ bản........................................35
Bảng 12: Chi phí đầu tư cho 1ha cà phê thời kì kinh doanh.......................................37
Bảng 13: Kết quả và chi phí hằng năm của 1 ha cà phê..............................................41
Bảng14: Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê các hộ điều tra ........................................42
(Tính bình quân/ ha/ năm)............................................................................................42
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế cây cà phê thông qua chỉ tiêu dài hạn..............................43
Bảng 16: Ảnh hưởng của diện tích cà phê tới kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê tính
trên 1ha.........................................................................................................................44
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân 1 ha đến kết quả và hiệu quả
của sản xuất cà phê của nhóm hộ điều tra....................................................................46
Bảng 18: Tình hình tiêu thụ của các hộ điều tra..........................................................49

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

v


Khóa luận tốt nghiệp

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha =10. 000 m2
1 tấn = 1.000 kg


SVTH: Nguyễn Thị Thảo

vi


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thực tập tốt nghiệp cuối khóa là cơ hội để mỗi sinh viên vận dụng các kiến
thức được học trong suốt bốn năm học vào thực tiễn. Trong thời gian thực tập tại
Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Krông Năng, tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nông hộ ở
xã Phú Xuân Huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk .” để làm báo cáo tốt nghiệp của
mình.
Mục đích chính của đề tài
 Đánh giá tình hình sản xuất, thực trạng đầu tư cho sản xuất và hiệu quả sản
xuất của các hộ trồng cà phê .
 Thông qua đây xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng
như ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê .
 Tìm hiểu những khó khăn mà các hộ gia đình gặp phải trong quá trình sản
xuất, tiêu thụ cà phê từ đó đề ra các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu
quả kinh tế từ cây cà phê cho người nông dân, giúp cho đời sống của người dân ngày
càng được cải thiện, thoát khỏi cành nghèo.
Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình
 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
 Phương pháp phân tổ thống kê

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo, các tài liệu ở các phòng chức năng
huyện Krông Năng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Krông Năng,
UBND xã Phú Xuân .
-Tham khảo các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phú Xuân
. Tham khảo các sách báo, tạp chí và tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

vii


Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài ra, tôi còn lấy thông tin từ các đề tài đã được nghiên cứu, các tư liệu báo, tạp
chí.....
Số liệu sơ cấp: thông qua các phiếu điều tra thu thập số liệu từ 60 hộ trồng cà
phê tại xã Phú Xuân .
Kết quả đạt được
 Sau khi tìm hiểu, điều tra thực tế về hoạt động sản xuất cà phê của các hộ
dân trên địa bàn xã tôi đã có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động sản xuất cà phê của
các hộ dân nơi đây.
 Phân tích, đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây cà phê đối với đời sống
của người dân. Làm rõ mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến kết quả và hiệu
quả sản xuất cà phê .
 Đưa ra một số giải pháp để giúp tháo gỡ những khó khăn của người dân và
cải thiện đời sống .

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

viii



Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên
sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nguyên
liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp
khác. Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt
Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu.
Và trong đó trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương
thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở
để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị theo giá trị sử dụng. Trong
nhiều năm gần đây, cà phê là một mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam có kim ngạch hàng năm từ 400 đến 600 triệu Đôla Mỹ, chỉ đứng sau gạo.
Không chỉ đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước, cây cà phê đang ngày càng giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.
Sản xuất và xuất khẩu cà phê làm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt
Nam và các nước được củng cố và phát triển. Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện
trên khắp các châu lục từ Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu đến Úc, Nam Á, Bắc Á... Chất
lượng cà phê ở Việt Nam cũng được thị trường quốc tế thừa nhận và ưa chuộng. Đảng
và nhà nước ta luôn coi cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nông nghiệp nói riêng và của nước ta nói chung lên đã dành cho cây cà phê sự quan
tâm đặc biệt.
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và các
vùng đồi núi phía Bắc và nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đăk Lăk ,
Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà phê
của vùng này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng

92% tổng sản lượng cả nước. Bên cạnh đó cà phê là nguồn nguyên liệu cho một số
ngành như bánh , kẹo, sữa, rượu ... Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao
khoảng 500 m đến 600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

1


Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển
tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên.
Đắk Lắk là 1 trong 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên. Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm
cao nguyên Trung bộ, nổi tiếng với dải đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp với nhiều loại
cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, điều… đặc biệt cây cà phê
trở thành thương hiệu của tỉnh. Là tỉnh có tài nguyên đất đai phong phú đa dạng, đặc
biệt có 298365,4 ha đất đỏ bazan,chiếm 22,73% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đây là lợi
thế quan trọng để Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất cà
phê của cả nước.
Huyện Krông Năng là một huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, với
37604 ha diện tích đất đỏ bazan, chiếm 61,17 % diện tích tự nhiên của huyện và chiếm
12,62% diện tích đất đỏ bazan của cả tỉnh Đắk Lắk. Đây là tiềm năng để huyện Krông
Năng phát triển sản xuất cà phê với diện tích gieo trồng là 25.190 ha, trong đó diện
tích cà phê kinh doanh là 24177 ha, lớn thứ hai và chiếm 13,45% diện tích cà phê
toàn tỉnh Đắk Lắk, với trên 80% diện tích cà phê được trồng trên đất đỏ bazan và đó
được coi là một trong những cây trồng có hiệu quả kinh tế lớn.
Xã Phú Xuân là 1 xã thuộc huyện Krông Năng địa hình cao nguyên tương đối
bằng phẳng, xen kẽ đồi thấp lượn sóng, thu nhập chính là từ sản xuất cà phê . Cây cà
phê góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giảm chênh lệch giàu nghèo
giữa các hộ, cở sở vật chất được cải thiện. Nhờ cà phê mà giờ đây nền kinh tế phát

triển, xã hội ổn định hơn, thực tế cho thấy một số hộ đã thoát nghèo nhờ cây cà phê.
Song cũng không thể không kể đến những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá
trình sản xuất cà phê . Khó khăn về điều kiện thời tiết, thiên tai, khó khăn trong áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá cả các yêu tố đầu vào, diện tích vùng sản
xuất ... Những vấn đề này gây cản trở không nhỏ đến hoạt động sản xuất của bà con
nông dân cũng như kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê . Xuất phát từ tình hình thực tế
đó, trong quá trình thực tập tại địa phương tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nông hộ ở xã Phú Xuân Huyện Krông
Năng tỉnh Đắk Lắk .”

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

2


Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói cung và hiệu
quả kinh tế của cây cà phê nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất cây cà phê trên địa
bàn xã Phú Xuân, huyện Krông Năng trong những năm qua.
- Phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản
xuất cây cà phê của các hộ điều tra.
- Đề xuất hệ thống giải pháp, chính sách kinh tế chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất cây cà phê của xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk .
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
cà phê ở xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk .
4. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk .
Thời gian nghiên cứu:

Phân tích thực trạng sản xuất cà phê ở Việt Nam, tỉnh Đắk Lắk, huyện Krông Năng
và xã Phú Xuân qua các năm 2012-2014. Phân tích kết quả , hiệu quả sản xuất và các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê của các hộ năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo, các tài liệu ở các phòng chức
năng huyện Krông Năng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Krông
Năng, UBND xã Phú Xuân. Ngoài ra, tôi còn lấy thông tin từ các đề tài đã được
nghiên cứu, các tư liệu báo, tạp chí...... Nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan rồi
từ đó định hướng nghiên cứu.
Thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ quá trình điều tra, thu thập số liệu từ
60 hộ trồng cà phê tại 3 hợp: Hợp 1, hợp 2, hợp 3 tại xã Phú Xuân. Qua số liệu thứ cấp
nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho việc tính toán đưa ra các kết quả , chỉ tiêu đánh giá
của đề tài.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

3


Khóa luận tốt nghiệp

+ Phương pháp phân tổ thống kê : Phân tích thống kê doanh thu nhằm góp phần
đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của nông hộ. Nghiên cứu
xu hướng phát triển, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố liên quan đến nhân tố doanh
thu.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình : Nhằm cung cấp tài liệu, số liệu

để xử lý.
+ Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử
dụng phương pháp thu thập số liệu , lấy ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ quản lý, các
kĩ sư chuyên ngành để lấy thêm nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách hiểu, có rất nhiều định nghĩa khác nhau
Quan điểm về hiệu quả kinh tế là của nhà kinh tế học người Anh Adamsimith
cho rằng “hiệu quả kinh tế là kết quả trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ
hàng hoá”. Nhà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng có quan điểm như vậy hiệu quả
được đồng nhất với chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. Rõ ràng quan điểm này khó
giải thích kết quả sản xuất kinh doanh có thể dùng cho chi phí mở rộng sử dụng các
nguồn sản xuất, nếu cùng một mức kết quả với hai mức chi phí khác nhau thì theo
quan điểm này chúng đều có hiệu quả.
Các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mac-Lênin cho rằng: Hiệu quả kinh tế là
mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này
có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song khó khăn là phương tiện
đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó.

Theo Farrell(1975) lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà
trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ”.
Như vậy, ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản
xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố
giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong
nông nghiệp. Nó so sánh kết quả thực tế người sản xuất đạt được với kết quả tốt nhất
có thể đạt được trong cùng một điều kiện (công nghệ, người sản xuất, cách thức sản
xuất giống nhau).
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Có nghĩa là nó phản ánh trình độ tay nghề
của người lao động trong sử dụng các yếu tố đầu vào.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

5


Khóa luận tốt nghiệp

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính đến. Phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi
thêm về đầu vào hay nguồn lực.
Hiệu quả Pareto (A. Pareto Effect) là hiệu quả (hay phúc lợi) tối đa đạt được
trong một cộng đồng, do có sự phân bố tối ưu các nguồn năng lực và công nghệ. Hiệu
quả Pareto đạt được đối với một tập hợp nhất định các sở thích của người tiêu dùng,
khi mà nếu chuyển dịch sang một sự phân bố khác, thì có thể làm cho một số người
giàu lên mà không có ai nghèo đi. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hoàn
hảo, thì thế cân bằng của nền kinh tế là hiệu quả Pareto. Những sự phân bố ban đầu
khác nhau về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực giữa mọi người sẽ tạo nên những điểm
cân bằng cạnh tranh khác nhau tương ứng với một sự phân bố có hiệu quả Pareto có

thể có. Trong thực tế, thường có mâu thuẫn như chính phủ tăng thuế, tạo nên một sự
chênh lệch giữa giá cả mà người tiêu dùng phải trả (bằng lợi nhuận cận biên), và giá cả
mà người sản xuất nhận được (bằng chi phí cận biện). Điểm cân bằng thị trường tự do
sẽ làm cho chi phí cận biên và lợi nhuận cận biên bằng nhau. Điểm cân bằng sẽ mất đi
tính hiệu quả khi thị trường bị bóp méo do ba yếu tố: tăng thuế làm cho chênh lệch giá
cả và thu nhập biến đổi; sự cạnh tranh không hoàn hảo; những ngoại ứng như ô nhiễm,
giao thông tắc nghẽn... Muốn có hiệu quả Pareto phải loại bỏ được những sự bóp méo
đó. Những sự phân bố tài nguyên và các nguồn lực không hợp lí làm cho người này
giàu lên thì người khác nghèo đi. Thông thường, có người được thì phải có người mất;
trường hợp hiệu quả Pareto tối ưu là rất hiếm.
Bản chất về hiệu quả kinh tế .
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong
hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên
nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

6


Khóa luận tốt nghiệp

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu
nô lệ đến xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả được coi là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ
giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí chủ thể bỏ ra để
có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ
sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo một mục

đích nhất định.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh
doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân
đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị
phần, ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính
chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết
quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm kinh tế và kĩ thuật của cây cà phê
1.2.1. Nguồn gốc
Những câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư thì cũng ít ai kiểm
chứng, đôi khi họ phóng đại lên cho nó ly kỳ, thú vị như chính cái hậu vị để lại khi
giọt cà phê tan vào trong từng tế bào cảm giác.
Trong những câu chuyện đó, từ chuyện nghe có vẻ hợp lý nhất là câu chuyện
về anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia với đàn dê của anh ta. Chuyện kể
rằng, đàn dê của anh đã ăn một loại quả cây lạ có màu đo đỏ rồi sau đó có những biểu
hiện lạ thường. Kaldi phát hiện ra điều đó, anh liều ăn thử và thấy mình hưng phấn hẳn
lên, ngờ rằng mình đã gặp một phép lạ bèn báo ngay cho vị quản nhiệm ở một tu viện
gần đó. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỷ dữ nên lập tức vứt
vào lò lửa, thế nhưng khi những quả kia cháy xém tỏa ra một mùi thơm lừng, đến lúc
này người tu sĩ kia mới tin rằng đó là một món quà của Thượng Đế ban tặng nên vội
kêu thêm những tăng lữ khác đến tiếp tay. Họ đem rang lên, giã nhỏ rồi pha vào nước
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

7



Khóa luận tốt nghiệp

uống để mọi người cùng hưởng thiên ân. Tiếp là những câu chuyện về sự độc hại của cà
phê, như câu chuyện ở đất nước Thụy Điển, quốc vương Gusitafu đệ tam muốn thử xem
cà phê có độc hay không bèn ra quyết định bắt hai anh em tội phạm bị kết án tử hình
đang giam trong ngục mỗi ngày phải được cho uống thứ nước làm từ quả ấy hai lần, thử
xem họ chết ra sao? Đến lúc chết, vị hoàng đế này vẫn để lại di chỉ cho người kế vị là
phải tiếp tục làm theo lệnh của ông ta, như một phép lạ, hai tử tù kia qua đời ở tuổi hơn
80! Và có lẽ đó là ghi nhận đầu tiên của loài người về tính dược lý của cà phê.
Đó là truyền thuyết, còn những di chỉ khảo cổ, những ghi chép của con người
còn lại cho đến ngày nay. Người ta biết rằng, Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là vùng
đất khởi nguyên của cây cà phê, từ thế kỷ thứ IX đã có những ghi nhận ở đây, đến thế
kỷ XIV những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập. Nhưng
tới tận thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng làm đồ uống. Cà phê đã
trở thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập và là nơi trồng cà phê độc
quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là
Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Người Ả Rập rất tự hào về
phát minh ra loại thức uống này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền về một loại sản
phẩm. Họ đưa ra những chế tài rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê
như: Chỉ mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín, người ngoại quốc cũng bị cấm
không cho bén mảng đến các đồn điền cà phê. Thế nhưng dù nghiêm ngặt đến mức
nào thì cũng có người vượt qua được, những khách hành hương được thưởng thức
nước cà phê đã lén lút mang hạt giống về trồng, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung
Đông đều có trồng và truyền đi mỗi lúc một xa hơn.
Lần đầu tiên cà phê được đưa vào Việt Nam vào năm 1875, giống Arabica được
người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền
Trung như Quảng Trị, Bố Trạch... Vào năm 1908 Pháp du nhập vào nước ta hai giống
mới là cà phê vối (C. robusta) và cà phê mít ( C. mitcharichia). Năm 1925, lần đầu tiên
được trồng ở Tây Nguyên, sau giải phóng diện tích cà phê cả nước khoảng 20.000 ha,
nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng, đến nay thì cà phê được

xem là cây trồng có khả năng kinh tế rất lớn, giá tăng đã khích lệ mở rộng diện tích cà

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

8


Khóa luận tốt nghiệp

phê ở Việt Nam, đầu tư kỹ thuật canh tác thâm canh, chuyên canh, … nhờ đó diện tích
và sản lượng tăng rất nhanh trong những năm gần lại đây.
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây cà phê
Cà phê - tưởng chừng như chỉ là một thức uống thông thường hàng ngày.
Nhưng khi nhìn lại lịch sử phát triển của cà phê với lịch sử phát triển của nhân loại
chúng ta sẽ khám phá từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không những thế, vai trò của
cà phê đối với tương lai của thế giới sẽ lớn hơn nhiều, quan trọng hơn nhiều so với
hình dung ban đầu.
Cà phê với sức khỏe
- Về mặt dinh dưỡng, trong 100g hạt cà phê có: 2,2g nước; 8,6g protein; 11g
chất béo; 36,7g đường; 2g cafein; 9g chất xơ; 6g axit tanic; 120mg canxi; 170mg
photpho; 42mg sắt; 3mg natri; 12mg vitamin B2; 3,5g vitamin PP…
- Nếu uống cà phê với số lượng thích hợp và đúng cách thì xét về mặt nào đó,
thức uống này rất có lợi đối với sức khoẻ. Cà phê có lợi cho sức khỏe của con người,
cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, kéo dài tuổi thọ, tuổi làm việc của con người. Bởi đó
là một chất chống oxy hóa mạnh; một chấtgiúp lưu thông mạch máu, thở và tiêu hóa;
kích thích hệ thống thần kinh; chống suyễn, Alzheimer, Parkinson; là một chất ăn
kiêng; là một chất uống bổ dưỡng; là một chất kích thích tinh thần và chống buồn
chán.
Cà phê với kinh tế
• Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn

với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một
loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống,
ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc,... Vì thế đẩy mạnh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà phê phát triển góp phần đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.
• Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng
năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch
xuất khẩu cả nước.
• Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

9


Khóa luận tốt nghiệp

• Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Phát triển
sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế nước ta.
Cà phê với y học
• Cà phê thường được biết đến với công dụng giúp tỉnh táo, gia tăng bộ nhớ và
giúp tập trung. Các nghiên cứu cụ thể hơn cũng cho thấy việc uống cà phê có thể ngăn
ngừa hoặc trì hoãn các chứng rối loạn thoái hóa khớp và rối loạn liên quan tới bộ nhớ,
bao gồm bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer.
• Cà phê giúp giảm hạ đường huyết: Một nhóm nhà nghiên cứu người Anh vừa
chứng minh rằng cà phê có thể giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết đối với những bệnh
nhân tiểu đường type 1. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Diabetes Care.
• Cà phê tốt cho trẻ sinh non:Một cuộc nghiên cứu trên hơn 2000 trẻ sinh non ở
Canada, Úc và Anh cho thấy những đứa trẻ nào được cho uống một ít cà phê có thể khắc
phục được một số khiếm khuyết ở phổi mà chúng mắc phải do bị sinh thiếu tháng.
- Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng: Nhiều tài liệu y

học nói đến tác dụng của cafein làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm
nguy cơ bị lên cơn hen. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này.
Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh”
của bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn
công giảm được 28%.
1.2.3. Kĩ thuật canh tác cây cà phê
Gieo ươm: Có 2 cách là gieo trong túi bầu và gieo vào luống đất.Cả 2 cách này
đều bố trí trong vườn ươm có giàn che chắn, dễ chăm sóc.
Thời vụ trồng : Vào đầu mùa mưa tháng 5, tháng 6.
Khoảng cách mật độ:
- Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại.
- Đất tốt và bằng phẳng 3x3 ( khoảng 1180 cây/ ha).
- Đất trung bình và dốc 3x2,5 ( khoảng 1330 cây/ ha).
Cách trồng: Đào hố trước 1 tháng, hố có kích thước 60x60x60cm. Lớp đất mặt
để 1 phía, sau đó trộn 10-20kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg super lân + 0,5kg vôi
bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để 1 phía, sau dùng làm bồn quanh gốc.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

10


Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất: GO là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên
một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định.
GO=Q*P
Q: là khối lượng sản phẩm
P: là đơn giá sản phẩm

• Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA là kết quả cuối cùng thu được
sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA= GO-IC
Trong đó chi phí trung gian: IC là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao
gồm chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất không kể khấu hao.
• Thu nhập hỗn hợp: MI là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động
gia đình tham gia sản xuất
MI=VA- Khấu hao TSCĐ - Thuế - Công lao đông thuê ngoài - Lãi vay
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
• Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
• Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
• Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian(MI/IC): cho biết cứ 1 đồng chi phí
trung gian bỏ ra thì thu bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp,
Giá trị hiện tại ròng NPV: Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện
hằng năm của các hoạt động sản xuất, sau khi đã chiết khấu quy về thời gian hiện
tại.
n

NPV =∑
t =0

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

Bt −Ct

(1+r )

t


11


Khóa luận tốt nghiệp

Trong đó: - NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (1.000 đồng).
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (1.000 đồng).
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (1.000 đồng).
- r: Tỷ lệ lãi suất
- t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
n

-


t =0

: Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình có quy mô đầu tư, kết cấu giống
nhau, mô hình nào có NPV lớn hơn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được qui
mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại
• Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR): IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi
vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0 tức là:
n


t =0


Bt −Ct

(1+r )

t

=0
thì r = IRR.

Công thức tính:
IRR=(r1+r2) x

NPV1
NPV1+NPV2
n

n

hay IRR =

∑Bt
t =0

1

(1+r )

t

-


∑Ct
t =0

1

(1+r )

t

Trong đó:
r1 là tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV > 0 gần sát 0 nhất
r2 là tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV < 0 gần sát 0 nhất
NPV là giá trị hiện tại thực
IRR được tính theo (%) để đánh giá hiệu quả kinh tế. Mô hình nào có IRR càng
lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

12


Khóa luận tốt nghiệp

2.Cơ sở thực tiễn
2.1 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Từ năm 2012 đến năm 2014 đất tích đất trồng cà phê có xu hướng tăng vụ mùa
năm 2012 diện tích là 616407 ha, năm 2013 diện tích là 633295 tăng 2,73%. Đến năm
2014 là 653352 ha tăng 3,12% (tăng 20,057 ha) so với năm 2013.
Năng suất cà phê niên vụ năm 2012 đạt 2,58 tấn /ha, đến năm 2013 đạt 2,75

tấn /ha tăng 8,5 %.Tuy nhiên đến niên vụ 2014 năng suất chỉ đạt 2,68 tấn /ha giảm
2,55% so với niên vụ 2013, nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn những
tháng đầu nên năng suất có phần giảm nhẹ.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam mùa vụ 2012-2014

Diện tích (ha)
Năng suất
BQ(tấn/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn )

So sánh (%)
2013/2012 2014/2013
2,73
3,12

Mùa vụ

Mùa vụ

Mùa vụ

616407

633295

653352

2,58


2,75

2,68

6,50

-2,55

1590

1740

1750

9,43

0,57
Nguồn: USDA

Sản lượng cà phê qua 3 niên vụ tăng dần. Năm 2012 đạt 1590 nghìn tấn, đến
năm 2013 tăng mạnh và đạt tới 1740 nghìn tấn. Năm 2014 có tăng nhưng ít tăng
0,57% (10 nghìn tấn) so với năm 2014 .
Thời tiết thuận lợi là yếu tố giúp cây cà phê phát triển nhanh và ổn định trong
năm 2013. Mặc dù có những lo ngại về thời tiết khô hạn những tháng đầu năm, nhưng
mùa mưa đến sớm hơn dự kiến và những cơn mưa bắt đầu từ cuối tháng 3 tại các khu
vực khô hạn ở Tây Nguyên là yếu tố quyết định của mùa vụ bội thu năm 2013 vì đây
là những thời gian quan trọng trong chu kỳ phát triển của cây cà phê nước ta.

2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở ĐăkLăk
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở ĐăkLăk mùa vụ 2012-2014

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

13


Khóa luận tốt nghiệp

Mùa vụ

Mùa vụ

Mùa vụ

Diện tích (ha)
Năng suất BQ

202022
2,65

203561
2,70

183204
2,90

(Tấn/ha)
Sản lượng

432000


462433

530511

So sánh (%)
2013/2012
2014/2013
0,76
-10,00
0,16
5,60
7,04

1,15

( Tấn )
Nguồn: Số liệu thống kê của tỉnh Đắk Lắk
Hiện nay, sảm phẩm cà phê của tỉnh đã được xuất khẩu tới gần 70 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Xuất khẩu hằng năm của tỉnh đạt trên 500 triệu USD,
chiếm trên 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hoa Kỳ là quốc gia nhập
khẩu trên 1/4 lượng cà phê của Đắk Lắk, tiếp đến là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan. Ở
Châu Á, Nhật Bản là nước nhập nhiều sản phẩm cà phê của Đắk Lắk , tiếp đến là
Trung Quốc, Hàn Quốc.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Đắk Lắk chỉ có
11.563 ha cà phê, với năng suất chỉ vài tạ cà phê nhân/ha. Thế nhưng, đến nay năm
2014 tỉnh Đắk Lắk đã có diện tích cà phê là 204390 ha, chiếm gần 41% diện tích cà
phê của cả Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng mỗi năm
đạt từ 40.000 tấn cà phê nhân trở lên. Đây cũng là mặt hàng nông sản chiếm đến 86%
kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản, đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách
hàng năm của địa phương. Xuất khẩu cà phê Đắk Lắk đã góp phần làm cho sản phẩm

cà phê trong nhiều năm qua được đứng vào nhóm các mặt hàng của cả nước có giá trị
kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu
của ngành cà phê Việt Nam đạt trên 3,7 tỷ USD.
Nhìn vào bảng ta thấy năng suất bình quân cũng như sản lượng tăng dần qua
các năm . Về diện tích năm 2013 tổng diện tích là 203561 ha tăng 1339 ha tương ứng
tăng 0,76%. Năm 2014 diện tích toàn huyện giảm xuống 204390 ha tương ứng giảm
10% tổng diện tích toàn tỉnh, nguyên nhân là do một số phần diện tích già cỗi được cải
tạo, một phần diện tích được chyển cơ câu cây trồng. Tuy vậy, nhờ đầu tư đúng mức,
quy hoạch cũng như đầu tư chú trọng của tỉnh nên năng suất và diện tích tăng dần qua
các năm. Năng suất bình quân năm 2012 chỉ là 2,65 tấn/ ha, đến năm 2014 đã lên 2,9

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

14


Khóa luận tốt nghiệp

tấn /ha. Sản lượng cũng tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2012 đạt 432000 tấn đến năm
2013 đã tăng mạnh lên 462.433 tấn tương ứng tăng 7,04%. Năm 2014 tổng sản lượng
đạt được là 530511 tấn tăng 1,15% so với năm 2013.
Như vậy tình hình chung toàn tỉnh, cà phê vẫn được coi là ngành chủ chốt và
đang được đầu tư đúng mức. Sản lượng cúng như năng suất tăng mạnh qua các năm đã
chứng minh điều này.
2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở huyện Krông Năng .
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Krông Năng
mùa vụ 2012-2014

I. Tổng diện
tích (Ha)

-Diện tích KD
-Diện tích
KTCB( Ha)
II.Năng suất cho
SP(Tấn/ha)
III.Sản lượng
(tấn )

Mùa vụ

Mùa vụ

Mùa vụ

So sánh

So sánh

2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

(%)


(%)

26013

26011

25190

-0,01

-3,20

25090

24917

24601

-0,67

-1,27

923

1094

589

18,53


3,30

2,24

3,03

3,10

35,26

2,31

56124

75423

76396

34,4

1,29

Nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Krông Năng
Huyện Krông Năng với tổng diện tích tự nhiên là 61479 ha, thì có hơn 1/3 diện
tích là trồng cà phê. Diện tích cà phê năm 2012 chiếm đến 26013 ha. Tuy diện tích sản
xuất cà phê chiếm đa số phần diện tích nhưng trong 3 năm gần lại đây đang có xu
hướng giảm năm 2013 chiếm 26011 ha, năm 2014 chiếm 25190 giảm so với năm
2013. Diện tích có xu hướng giảm vì diện tích cà phê của một số xã trồng lâu năm
ngày càng già cỗi, các hộ nông dân trên một số xã trên huyện phải tái canh, còn một
phần diện tích được chặt phá chuyển sang trồng tiêu.

Trong đó diện tích thời kì kinh doanh đang có xu hướng giảm năm 2012 là
25090 ha thì năm 2014 còn lại 24604 ha tức giảm 0,67%, đồng thời diện tích thời kì

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

15


Khóa luận tốt nghiệp

kiến thiến cơ bản tăng dần năm 2014 có 1130 ha tăng 3,3% so với năm 2013. Điều này
cho thấy cà phê đang có xu hướng cải thiện tốt.
Tuy diện tích giảm nhưng nhờ sự đầu tư ngày càng chú trọng nên năng suất có
xu hướng tăng, vào năm 2013 đạt 3,03 tấn/ ha tăng 35,26% so với năm 2012, đến năm
2014 năng suất là 3,1 ha tăng 2,31% so với năm 2013 .
Về sản lượng ta thấy sản lượng tăng mạnh năm 2013 đạt mức cao với 75423 tấn
tăng 34,4% so với năm 2012. Vào năm 2014 sản lượng toàn huyện tăng thêm 1,29%
so với năm 2013 tương ứng đạt được 76396 tấn.
Như vậy nhìn chung toàn huyện về diện tích, sản lượng cũng như năng suất cà
phê ngày càng được nâng cao và phát triển mạnh, đặc biệt là năm 2013. Qua đây ta
thấy trên toàn huyện đang có xu hướng thay mới những vườn cà phê đã quá lâu năm
nhằm cải thiên năng suất, đem lại sản lượng rất lớn góp phần nâng cao khả năng kinh
tế cho huyện nhà

CHƯƠNG II.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÀ PHÊ
TẠI XÃ PHÚ XUÂN HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH ĐĂKLĂK
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

16



×