Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠNG ĐẠI HỌC KINH TÊ
TPHCM

NGUYỄN VĂN BỔN

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠNG ĐẠI HỌC KINH TÊ
TPHCM

NGUYỄN VĂN BỔN

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN VĂN BỔN


iv

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Sử Đình Thành, người mà tôi
yêu mến vì luôn luôn tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong những lúc khó khăn. Tôi
cũng tin Thầy là người đặt nền tảng kiến thức cho tôi từ lúc tôi mới bắt đầu một lĩnh vực
nghiên cứu hoàn toàn mới. Đối với tôi, Thầy cũng là một tấm gương về đạo đức và tính
chuyên nghiệp trong nghiên cứu mà tôi luôn luôn học hỏi ngay trong hiện tại lẫn tương lai
sau này. Tôi cũng xin cầu chúc Thầy và gia đình luôn có cuộc sống an vui và hạnh phúc.
Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính công nói riêng
như Cô Bùi Thị Mai Hoài, Thầy Nguyễn Hồng Thắng,… và các Quý Thầy Cô tại Trường Đại
học Kinh tế TPHCM nói chung đã từng giảng dạy kiến thức và các kinh nghiệm cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Sau cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn cho những người thân yêu của tôi như Mẹ,
Vợ và các con tôi. Họ luôn động viên tôi và là niềm vui cho tôi nỗ lực hoàn thành tốt luận
án này.


TPHCM, ngày 21/5/2016


iii

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan

i Lời cảm ơn

ii Mục lục

iii Danh mục

các ký hiệu, chữ viết tắt
biểu

vi Danh mục các bảng,
vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị

ix PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


1
1

2. Mục tiêu nghiên cứu

4

3. Phương pháp nghiên cứu

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

6

6. Bố cục của luận án
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
1.1 Nền tảng lý thuyết nợ công và lạm phát

7
8
8

1.1.1 Lý thuyết nợ công
1.1.2 Lý thuyết lạm phát


8
14

1.1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và nợ công

19

1.2 Khung phân tích lý thuyết nợ công, lạm phát và tăng trưởng
1.2.1 Nợ công và các cân đối vĩ mô

22
22

1.2.2 Nợ công và lạm phát trong các mô hình tăng trưởng nội sinh

27

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu về tác đông của nợ công và
lạm phát lên trưởng kinh tế
2.1 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát

36
36


2.2 Nợ công, lạm phát và tăng trưởng kinh tế

38

2.2.1 Nợ công và tăng trưởng kinh tế


38

2.2.2 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế

45

2.2.3 Tác động đồng thời của nợ công, lạm phát và tương tác của
chúng lên tăng trưởng kinh tế

52

2.3 Một số nhận xét và khoảng trống nghiên cứu

53
55

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Khung phân tích thực nghiệm của mô hình

55

3.2 Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

58

3.2.1 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát

58


3.2.2 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên
tăng trưởng

60

3.2.3 Phương pháp ước lượng sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond

61

3.3 Dữ liệu nghiên cứu và lựa chọn các biến

63

3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu

63

3.3.2 Lựa chọn các biến trong mô hình thực nghiệm

65

Chương 4: Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang
71

phát triển
4.1 Giới thiệu

71

4.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm


74

4.3 Kết quả và thảo luận

75

4.3.1 Mối quan hệ nhân quả Granger giữa nợ công và lạm phát

75

4.3.2 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở 60 quốc gia đang
phát triển (mẫu tổng thể)

79

4.3.3 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang phát
triển ở Châu Á và Châu Phi (các mẫu phụ)
4.4 Kết luận

84
90

Chương 5: Tác đông của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng
lên tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển

92


5.1 Giới thiệu


93

5.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm

94

5.3 Kết quả và thảo luận

95

5.4 Kết luận

103

PHẦN KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

106

1. Tổng kết

106

2. Các gợi ý chính sách

108

(a) Những chính sách liên quan đến mối quan hệ giữa nợ công và
lạm phát


108 (b) Những

chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế do tác động

của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng

113

3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai

116

(a) Hạn chế của luận án

116

(b) Hướng nghiên cứu trong tương lai

117

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

120

PHỤ LỤC


135


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế INFL

Biến

lạm phát
LABO

Biến lực lượng lao động

lGDP

Biến log của GDP bình quân đầu người thực

OPEN

Biến độ mở thương mại

PDEB

Biến nợ công


PINV

Biến đầu tư tư nhân

REV

Biến nguồn thu chính phủ

TELE

Biến cơ sở hạ tầng

WB

Ngân hàng thế giới

ODA

Vốn vay ưu đãi dành cho các nước đang phát triển


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến cho mẫu tổng thể (60 quốc gia đang phát
triển trên thế giới)

68

Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến cho mẫu Châu Á (22 quốc gia đang phát triển
ở Châu Á)


69

Bảng 3.3 Thống kê mô tả các biến cho mẫu Châu Phi (27 quốc gia đang phát
triển ở Châu Phi)

70

Bảng 4.1 Ma trận các hệ số tương quan giữa các biến

75

Bảng 4.2 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu tổng thể

76

Bảng 4.3 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu tổng thể

76

Bảng 4.4 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu tổng thể

77

Bảng 4.5 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Á

77

Bảng 4.6 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu Châu Á


78

Bảng 4.7 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu Châu Á

78

Bảng 4.8 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Phi

78

Bảng 4.9 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu Châu Phi

79

Bảng 4.10 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu Châu Phi

79

Bảng 4.11 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu tổng thể (60 quốc gia
đang phát triển trên thế giới)

81

Bảng 4.12 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu tổng thể (60 quốc gia
đang phát triển trên thế giới)

82

Bảng 4.13 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 1 (22 quốc gia đang
phát triển ở Châu Á)


85

Bảng 4.14 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 1 (22 quốc gia đang
phát triển của Châu Á)

86

Bảng 4.15 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 2 (27 quốc gia đang
phát triển ở Châu Phi)

87


viii

Bảng 4.16 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 2 (27 quốc gia đang
phát triển ở Châu Phi)

88

Bảng 4.17 Tổng kết tác động của nợ công lên lạm phát ở 3 mẫu nghiên cứu

89

Bảng 4.18 Tổng kết tác động của lạm phát lên nợ công ở 3 mẫu nghiên cứu

89

Bảng 5.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến


95

Bảng 5.2 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng
trưởng kinh tế cho mẫu tổng (60 quốc gia đang phát triển)

96

Bảng 5.3 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng
trưởng kinh tế cho mẫu phụ (22 quốc gia đang phát triển ở Châu Á)

100

Bảng 5.4 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng
trưởng kinh tế cho mẫu phụ (27 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi)

102

Bảng 5.5 Tổng kết tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên
tăng trưởng kinh tế cho 3 mẫu nghiên cứu

103


ix

DANH MỤC CÁC HĨNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Các thành phần của khu vực công theo định nghĩa của IMF


8

Hình 1.2 Sơ đồ chỉ các cơ chế truyền dẫn chính qua đó nợ công cao hơn
trong dài hạn đưa đến GDP thấp hơn

15

Hình 1.3 Đường cong Phillips

20

Hình 1.4 Đường cong Phillips mới

18

Hình 1.5 Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ

24

Hình 1.6 Mô hình hai khoảng cách

25

Hình 1.7 Mô hình ba khoảng cách

26






1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Luận án được thực hiện dựa trên việc xác định khoảng trống nghiên cứu (research gap)
từ bối cảnh nghiên cứu (học thuật) là chủ yếu. Ngoài ra, bối cảnh thực tiễn và một số vấn
đề nội tại ở các nước đang phát triển cũng góp phần đưa đến sự hình thành của luận án
này.
Liên quan đến bối cảnh nghiên cứu, tổng hợp các kết quả đến từ việc lược khảo các
nghiên cứu trước đây cho cả lý thuyết lẫn thực nghiệm (xem thêm chương 2 Tổng quan
các nghiên cứu) cho thấy một số điểm chính như sau: Về chủ đề tác động của nợ công lên
tăng trưởng kinh tế thì chỉ một vài nghiên cứu cho thấy nợ công có tác động dương (AlZeaud, 2014; Fincke & Greiner, 2015b; Spilioti & Vamvoukas,
2015;…) trong khi có khá nhiều nghiên cứu chỉ ra nợ công có tác động âm
(Calderón & Fuentes, 2013; Fincke & Greiner, 2015a; Szabó, 2013; Časni et al.,
2014; Bal & Rath, 2014; Lof & Malinen, 2014; Puente-Ajovin & Sanso-Navarro,
2014; Zouhaier & Fatma, 2014; Akram, 2015; Eberhardt & Presbitero, 201; Lee & Ng,
2015; Mitze & Matz, 2015;…). Đặc biệt khoảng một nửa các nghiên cứu tìm thấy tác động
phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng (Eberhardt, 2013; Égert, 2013; Kourtellos et al.,
2013; Mencinger et al., 2014; Wright & Grenade, 2014; Topal,
2014; Lopes da Veiga et al., 2014; Real et al., 2014; Afonso & Alves, 2014;…).
Tương tự là chủ đề tác động của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế (xem thêm
chương 2 Tổng quan các nghiên cứu), chỉ một số ít bài viết cho thấy lạm phát có tác động
dương (Mallik & Chowdhury, 2001; Xiao, 2009; Raza et al., 2013;…) và một số nghiên cứu
cho thấy lạm phát có tác động âm (Chudik et al., 2013; Kaouther & Besma, 2014;
Bittencourt et al., 2015; Samimi & Kenari, 2015;…) trong khi đại đa số các nghiên cứu
khẳng định lạm phát có tác động phi tuyến lên tăng trưởng kinh tế (Jayaraman et al.,
2013; Kremer et al., 2013; Seleteng et al., 2013;



2

Vinayagathasan, 2013; Eggoh & Khan, 2014; Baglan &Yoldas, 2014; Thanh,
2015;…).
Đặc biệt, các nghiên cứu phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa nợ công, lạm phát và
tăng trưởng kinh tế hiện nay trong lĩnh vực học thuật còn khá ít và có phần nghiêng
về nghiên cứu tác động của nợ công lên lạm phát và tăng trưởng (Taghavi,
2000; Kočner, 2015). Đáng chú ý là nghiên cứu của Chudik et al. (2013) và Lopes da Veiga
et al. (2015) đánh giá các tác động đồng thời của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng
nhưng cả hai nghiên cứu này đều không tính đến ảnh hưởng của biến tương tác giữa hai
biến này. Thực vậy, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra mối quan hệ giữa
nợ công và lạm phát (chương 2 Tổng quan các nghiên cứu) và do vậy một cú shock của nợ
công hoặc lạm phát hoặc cả hai có thể đưa đến sự thay đổi tương ứng của lạm phát, nợ
công, hoặc cả hai. Mặc dù không đề cập đến biến tương tác như một biến độc lập nhưng
nghiên cứu của Akitoby et al. (2014) cũng chỉ ra ảnh hưởng của biến tương tác giữa nợ
công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế là một điều có thể nhận thấy được. Akitoby et al.
(2014) cho rằng trong điều kiện lượng nợ công không đổi thì một cú shock lạm phát cao
có thể bào mòn giá trị thực của nợ công đồng thời làm tăng lãi suất vay nợ và hậu quả là
tăng trưởng kinh tế bị giảm đi. Như vậy, ngoài các tác động trực tiếp của nợ công và
lạm phát lên tăng trưởng kinh tế, có thể có một tác động nữa (tác động của biến tương
tác) lên tăng trưởng kinh tế đến từ các cú shock của nợ công, lạm phát, hoặc cả hai
biến. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu (research gap) trong học thuật mà luận án
muốn hướng tới. Vì vậy, việc phối hợp nghiên cứu cả nợ công lẫn lạm phát lên tăng
trưởng kinh tế với sự hiện diện của biến tương tác giữa hai biến này có thể mang lại các
khuyến nghị mang tính kết hợp hơn cho các chính phủ ở các nước đang phát triển hiện
nay.
Liên quan đến bối cảnh thực tiễn thì sự gia tăng lượng nợ khổng lồ ở một số quốc gia
trên thế giới, kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu ở một số giai
đoạn nhất định, đã dẫn đến các mối quan ngại nghiêm trọng về ổn định tài khóa và

những tác động của chúng lên nền kinh tế và thị trường tài chính (Woo &


3

Kumar, 2015). Vấn đề chính nằm ở chỗ sự gia tăng quá mức của nợ công có một tác động
xấu lên tích lũy vốn cũng như năng suất lao động và làm giảm tăng trưởng kinh tế
(Mencinger et al., 2014). Việc này có thể diễn ra thông qua nhiều kênh khác nhau bao
gồm lãi suất dài hạn cao hơn, sự bóp méo của mức thuế cao trong tương lai, lạm phát gia
tăng và khả năng xảy ra khủng hoảng lớn hơn. Nếu tăng trưởng kinh tế bị tác động âm,
vấn đề bền vững tài khóa càng trở nên trầm trọng thêm, điều này làm gia tăng chi phí lên
các nỗ lực điều chỉnh tài khóa để làm giảm lượng nợ ở các mức bền vững hơn.
Cùng lúc đó, sản lượng tăng bền vững ở các mức lạm phát thấp là mục tiêu chính của
đại đa số các chính sách kinh tế vĩ mô. Ổn định mức giá là yếu tố chính trong việc quyết
định mức tăng trưởng kinh tế; vì thế, các cơ quan quản lý tiền tệ của các quốc gia thực thi
các chính sách tiền tệ để duy trì lạm phát ở một mức mong muốn. Lạm phát quá cao tác
động mạnh lên nền kinh tế, nhưng cũng có bằng chứng cho rằng lạm phát vừa phải cũng
hạ thấp tăng trưởng (Temple, 2000).
Trong bối cảnh như thế, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính được khơi mào bởi sự tháo
chạy của thị trường cho vay thứ cấp ở Hoa Kỳ đưa đến suy thoái kinh tế trầm trọng ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Phản ứng lại với sự suy thoái này, các chính phủ và ngân
hàng trung ương thực thi ngay lập tức chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở
rộng chưa từng có về quy mô và cách thức phối hợp giữa các quốc gia, đặc biệt ở các thị
trường phát triển và mới nổi. Việc giải cứu khu vực ngân hàng giúp ngăn ngừa sự sụp
đổ hệ thống tài chính. Trong khi các hành động này rõ ràng giúp ổn định chu kỳ kinh tế thì
việc nới lỏng chính sách tài khóa và giải cứu khu vực ngân hàng góp phần gia tăng lượng
nợ công khổng lồ ở nhiều nước. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với các kết quả nghiên
cứu của Reinhart & Rogoff (2010). Theo đó, Reinhart & Rogoff chỉ rõ sự tác động âm của
lượng nợ công cao lên tăng trưởng kinh tế. Chỉ bằng các thống kê mô tả, họ đã chỉ ra tăng
trưởng kinh tế chậm đi nếu tỷ lệ nợ công theo GDP vượt quá 90%.



4

Như vậy, bối cảnh thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu học thuật phần nào cho thấy nợ công
và lạm phát có tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Có khá
nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm về tác động của nợ công cũng như tác động
của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước, đặc biệt cho các nước đang phát triển
(xem thêm chương 2 Tổng quan các nghiên cứu). Các nước đang phát triển phần lớn tập
trung khá đều ở 3 châu lục: Châu Á, Mỹ Latin, và Châu Phi. Báo cáo thực trạng và triển
vọng kinh tế thế giới 2015 của Liên Hiệp Quốc (UN,
2015) cho thấy thâm hụt ngân sách và nợ công ở các nước đang phát triển nói chung thấp
hơn ở các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các nước này đều thiếu vốn và
các kỹ năng quản trị cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và
giảm bớt đói nghèo. Mặc dù nợ công tăng cao có thể gây nên khủng hoảng kinh tế
nhưng bản thân các nước này không thể từ bỏ việc vay nợ (trong nước và nước
ngoài). Vì vậy, lượng nợ công ở những nước này ngày càng tăng cao và khó kiểm soát
(UN, 2015). Bối cảnh nghiên cứu vừa nêu trên cho thấy chưa có nghiên cứu nào đánh giá
tác động đồng thời của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế
cho các nước đang phát triển. Như vậy, vấn đề đặt ra cho những nước đang phát triển
này là nợ công và lạm phát có mối quan hệ như thế nào? Tác động của nợ công, lạm phát
và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế ra sao? Những tác động này có sự khác
biệt gì giữa các châu lục (Châu Á và Châu Phi)?
Nhằm trả lời rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu này, luận án “Tác động của nợ công và lạm
phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” đã được lựa chọn để phân tích
và nghiên cứu thực nghiệm.
2. Mục têu nghiên cứu
Thông qua việc xác định khoảng trống nghiên cứu trên, để đánh giá tác động của nợ
công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong giai đoạn
1990-2014, đề tài sẽ hướng đến hai mục tiêu sau:

(1) Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển.


5

(2) Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng
lên tăng trưởng kinh tế cho các nước này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu của luận án, đề tài sẽ phải tiến hành phân tích
và thực hiện được ba nội dung sau:


Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển trong
mô hình nghiên cứu.

 Đánh giá thực nghiệm các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của
chúng lên tăng trưởng kinh tế ở các nước này.
 So sánh các tác động này cho ba mẫu nghiên cứu: tổng thể (60 quốc gia đang
phát triển), Châu Á (22 quốc gia) và Châu Phi (27 quốc gia).
Phương pháp ước lượng được sử dụng là GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano- Bond với
ưu điểm là xử lí được hiện tượng tự tương quan chuỗi (thông qua kiểm định ArellanoBond test) và hiện tượng nội sinh (thông qua kiểm định Sargan test).
Mô tả cụ thể và chi tiết cho phương pháp nghiên cứu được trình bày ở Chương 3.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát; tác động của nợ công, lạm
phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển ở
Châu Á, Mỹ Latin, và Châu Phi trong giai đoạn 1990 – 2014 với các biến kiểm soát như
đầu tư tư nhân, lực lượng lao động, nguồn thu chính phủ, cơ sở hạ tầng, và độ mở
thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được giới hạn cho mẫu nghiên cứu gồm 60 quốc gia
đang phát triển ở ba châu lục (22 ở Châu Á, 11 ở Mỹ Latin, và 27 ở Châu Phi) trong giai

đoạn 1990 – 2014.


6

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đánh giá hoặc tác động của nợ công lên tăng trưởng
hoặc của lạm phát lên tăng trưởng. Các nghiên cứu đánh giá các tác động đồng thời của
nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế là khá ít, đặc biệt là việc xem xét ảnh hưởng
của biến tương tác giữa hai biến vĩ mô này lên tăng trưởng kinh tế vẫn chưa ai thực hiện.
Do vậy, hướng nghiên cứu này đóng góp có ý nghĩa khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu về
chủ đề này. Ngoài ra, các kết quả đến từ việc phân tích và đánh giá thực nghiệm của luận
án còn đóng góp vào việc nghiên cứu mang tính học thuật cho một quốc gia cụ thể như
Việt Nam và các nước đang phát triển khác, và có thể sử dụng cho việc nghiên cứu có liên
quan sau này.
Ý nghĩa thực tễn
Việc kết hợp cả hai vấn đề này (nợ công và lạm phát), đặc biệt có tính đến tác động của
tương tác giữa hai biến nợ công và lạm phát trong cùng một nghiên cứu sẽ giúp cho việc
đề xuất các khuyến nghị liên quan đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các chính phủ
ở các nước đang phát triển trở nên thực tiễn hơn và có ý nghĩa tổng thể bởi lẻ việc điều
hành chính sách vĩ mô của chính phủ còn bao gồm cả sự kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa
nợ công và lạm phát.
Thông qua kỹ thuật định lượng phù hợp, có độ tin cậy dựa trên các đặc điểm của bộ dữ
liệu nghiên cứu, kết quả phân tích và đánh giá thực nghiệm của đề tài sẽ được sử dụng để
đưa ra các đề xuất hợp lý hơn, giúp cho các nhà làm chính sách của chính phủ có thêm cơ
sở để việc điều hành các chính sách vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
bền vững, nâng cao mức sống của người dân và tạo nhiều việc làm. Ngoài ra, nghiên cứu
này có thể đưa ra những phát hiện mới mang tính khoa học về tác động đồng thời của nợ
công và lạm phát, đặc biệt là biến tương tác giữa hai biến này lên tăng trưởng kinh tế ở

các nước đang phát triển. Điều này hình thành nên các cơ sở lý luận cơ bản để giúp các
nhà quản lý và đặc biệt những người hoạch định chính sách công có cái nhìn khoa học
hơn trong việc đưa ra các quyết sách


7

mang tính chiến lược nhằm phát triển kinh tế mang tính bền vững, tránh được
khủng hoảng nợ công, và đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân.
Ngoài ra, việc thực hiện thành công chủ đề nghiên cứu này cũng góp phần hình thành
nền tảng nghiên cứu cho các nghiên cứu tương tự sau này cho riêng Việt Nam, giúp
định hình các gợi ý chính sách cho chính phủ Việt Nam liên quan đến vấn đề nợ công và
lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu thì cấu trúc của luận án được xác định như sau:
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về nợ công, lạm phát, ảnh hưởng của lạm phát lên nợ
công và khung phân tích lý thuyết nợ công, lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Chương 2 là tổng quan về mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát; tác động của nợ công
và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế. Phần này được trình bày dưới dạng phân tích và tổng
hợp từ các nghiên cứu có liên quan trước đây.
Chương 3 mô tả mô hình thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu trong đó xác định
khung phân tích thực nghiệm của mô hình, mô hình thực nghiệm, phương pháp ước
lượng và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4 là kết quả thực nghiệm tác động của nợ công lên lạm phát cho các nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, và Mỹ Latin trong giai đoạn 1990-2014.
Chương 5 nêu bật kết quả thực nghiệm tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của
chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, và Mỹ
Latin trong giai đoạn 1990-2014.
Phần kết luận và hàm ý chính sách. Phần này xác định lại những phát hiện của đề tài
nghiên cứu và các khuyến nghị được đưa ra cho các chính sách có liên quan. Ngoài ra, hạn

chế của luận án và các hướng nghiên cứu trong tương lai cũng được đề cập.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Tóm tắt
Chương này bao gồm hai phần. Phần một xác định nền tảng lý thuyết của nợ công và
lạm phát trong đó nêu rõ các khái niệm và tác động của chúng lên nền kinh tế; và chỉ rõ lý
thuyết về mối quan hệ giữa hai đại lượng này. Phần hai là khung phân tích nợ công, lạm
phát và tăng trưởng kinh tế trong đó mô tả sự cần thiết của nợ công trong việc ổn định
các cân đối vĩ mô; và vấn đề nợ công và lạm phát trong các mô hình tăng trưởng nội sinh.
1.1 Nền tảng lý thuyết nợ công và lạm phát
1.1.1 Lý thuyết nợ công
Khái niệm nợ công của các tổ chức quốc tế
Khu vực công

Khu vực
Chính phủ
Chính phủ
trung
ương

Khu vực các tổ
chức công

Các tổ chức công
phi tài chính


Chính quyền
liên bang
Chính quyền
địa phương

Hình 1.1: Các thành phần của khu vực công theo
định nghĩa của IMF
Nguồn: IMF (2010)

Các tổ chức công
tài chính

Ngân hàng Trung
ương (NHTW)

Các tổ chức nhà
nước nhận tiền
gửi (trừ NHTW)

Các tổ chức tài
chinh công khác


Theo IMF (2010), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi kèm với đó là
định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức
công (Hình 1.1).
Còn theo WB (2002), nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản
nợ được Chính phủ bảo lãnh.
Theo quy định của Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam, nợ công được hiểu bao
gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa

phương.
Như vậy, có thể nhận thấy là định nghĩa nợ công của Việt Nam gần giống với những
gì mà World Bank đã xác định và khá hẹp so với những định nghĩa rộng hơn của IMF
(2010). Trong nghiên cứu này, nợ công được xác định theo cách định nghĩa của IMF
(2010). Theo đó, nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Bản chất kinh tế của nợ công
Theo nguyên tắc, khi việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và
các khoản thu khác thì chính phủ buộc phải vay nợ để tài trợ và việc này khiến nợ
công phát sinh. Điều này cho thấy nợ công là hệ quả của bội chi ngân sách của chính phủ
và chính phủ có phải có trách nhiệm hoàn trả. Vậy thì các nhà kinh tế học quan niệm như
thế nào về việc vay nợ của chính phủ.
Trong lĩnh vực tài chính công, các nhà kinh tế học cổ điển luôn nêu bật một nguyên tắc
quan trọng và nhất quán về quản lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng. Theo đó,
ngân sách cân bằng là ngân sách mà thu và chi bằng nhau. Điều này giúp chính phủ chi
tiêu hợp lý, tránh sự hoang phí và hạn chế tình trạng lạm thu thông qua việc ban hành
các chính sách thuế và tăng thuế. Nguyên tắc này được khởi xướng và ủng hộ triệt để bởi
các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, và John Stuart Mill
(Tsoulfidis, 2007). Vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế học cổ điển không đồng tình với việc vay
nợ của chính phủ để chi tiêu.


Trái lại, nhà kinh tế học John Maynar Keynes và những người thuộc trường phái Keynes
lại ủng hộ việc vay nợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chi tiêu
(Theocarakis, 2014). Họ lập luận trong những tình huống suy thoái kinh tế, việc đầu tư của
khu vực tư nhân sụt giảm mạnh thì việc gia tăng đầu tư của chính phủ vào dự án công như
cơ sở hạ tầng, giáo dục, và y tế thông qua vay nợ sẽ giúp phục hồi nền kinh tế. Hầu hết
các chính phủ đều sử dụng lý thuyết của trường phái Keynes để vượt qua khủng hoảng
kinh tế và tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
Tuy nhiên, Paul Samuelson, một nhà kinh tế học ủng hộ trường phái Keynes, cho rằng
việc phối hợp cả chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết để

thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế vượt qua suy thoái. Điều này cho thấy nợ công cũng là một
công cụ gián tiếp quan trọng trong điều hành kinh tế của các chính phủ nhưng việc sử
dụng nó phải có sự thận trọng và đòi hỏi phải có sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ.
Tác đông kinh tế của nợ công
Nautet & Van Meensel (2011) cho rằng tác động của chính sách tài khóa – và từ đó của nợ
công – lên tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề của các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh
tế học.
Các tác động ngắn hạn và dài hạn của sụt giảm nợ công
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến tác động của nợ công lên hoạt động
kinh tế có phạm vi khá rộng nhưng không đưa ra một câu trả lời rõ ràng về mối liên hệ
giữa nợ công và hoạt động kinh tế (Nautet & Van Meensel, 2011). Thực vậy, tác động này
phụ thuộc rất nhiều vào các tình huống, có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt
giữa các nước. Điều quan trọng ở đây là phân biệt giữa tác động kinh tế trong ngắn hạn
và dài hạn của nợ công.
Tác động trong ngắn hạn


Trong ngắn hạn, các công cụ tài khóa dùng để củng cố kỷ luật ngân sách sẽ làm suy giảm
tăng trưởng kinh tế. Thực vậy, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các số nhân
ngân sách là dương trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, tác động âm trong ngắn hạn của việc củng cố kỷ luật tài khóa lên hoạt động
kinh tế thay đổi tùy vào các công cụ tài khóa được vận dụng. Các công cụ có liên quan
đến chi tiêu và đầu tư công có tác động mạnh lên hoạt động kinh tế, trong khi các công
cụ có liên quan đến chi chuyển nhượng – chẳng hạn thuế hoặc các phúc lợi xã hội –
có tác động yếu hơn. Nguyên nhân là chi chuyển nhượng chỉ có tác động gián tiếp lên
sự thay đổi tiêu dùng hoặc đầu tư thông qua việc điều chỉnh thu nhập của các hộ gia đình
hoặc doanh nghiệp.
Ngoài ra, tác động âm của các công cụ này lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn yếu
hơn – hoặc thậm chí không hiện diện trong thực tế – nếu tình trạng tài trợ công xấu đi và

gây quan ngại. Thực vậy, các công cụ tài khóa dùng để củng cố kỷ luật ngân sách có thể
làm tăng lãi suất, gây bất lợi cho đầu tư tư nhân. Thêm vào đó, chúng có thể đưa đến sự
sụt giảm tỷ lệ tiết kiệm. Theo đó, lý thuyết tương đương Ricardo cho rằng sự gia tăng nợ
công sẽ được bù đắp bằng sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm tư nhân bởi vì các cá nhân tính
đến viễn cảnh gia tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công trong tương lai. Tuy nhiên, lý
thuyết tương đương Ricardo dựa trên nhiều giả định phi thực tế, chẳng hạn như các hộ
gia đình không đối mặt với các ràng buộc ngân sách. Kết quả là, mặc dù sự gia tăng nợ
công có thể đưa đến tỷ lệ tiết kiệm tư nhân cao hơn, nhưng sẽ không đủ để bù đắp
hoàn toàn cho sự sụt giảm trong tiết kiệm quốc gia ròng. Trong trường hợp đó, tác động
âm lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn có thể là rất nhỏ. Vì thế việc củng cố tài khóa
(hạn chế thâm hụt ngân sách và giảm nợ công) không nhất thiết sẽ có tác động âm lên
hoạt động kinh tế.
Quy mô tác động của việc củng cố tài khóa cũng tùy vào môi trường kinh tế và tiền tệ
được thực thi. Khi củng cố tài khóa được thực hiện trong một nền kinh tế nhỏ, mở thì
tác động ngắn hạn của nó nhỏ hơn nhiều trong trường hợp củng cố tài khóa


×