Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Ứng dụng COMPANO 100

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 31 trang )

ỨNG DỤNG CỦA COMPANO 100
I.
-

Tổng quan về COMPANO 100
COMPANO 100 là hợp bộ thí nghiệm đa năng và gọn nhẹ, tích hợp cả nguồn dòng và
nguồn áp, phục vụ cho nhiều hạng mục thí nghiệm trong một hệ thống điện: nhà máy phát
điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, ngành đường sắt và các ngành công
nghiệp. Hợp bộ được trang bị pin (khả sạc), do vậy không cần nguồn điện bổ sung khi thực
hiện thí nghiệm.

Hình 1: Giao diện mặt trên của COMPANO 100

Hình 2: Giao diện mặt bên của COMPANO 100


- Thống kê ứng dụng của COMPANO 100 và một số hợp bộ điển hình khác:

Hình 3: Ứng dụng của COMPANO 100 và một số hợp bộ thí nghiệm OMICRON điển hình

II.









1.


a.
-

Một số đặc điểm nổi bật của COMPANO 100:
Là 1 thiết bị với rất nhiều chức năng.
Thí nghiệm an toàn nhờ chức năng tắt nguồn khẩn cấp.
Giá trị đầu ra điều chỉnh được.
Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng thấp.
Phát tín hiệu kiểm tra cực tính.
Ứng dụng trong nhiều mục đích:
Thí nghiệm tại hiện trường.
Ứng dụng trong ngành đường sắt và một số ngành công nghiệp.
Cung cấp dịch vụ: chế tạo và cho thuê thiết bị.
Đáp ứng theo các tiêu chuẩn: IEC 61010-1 và EN 61010-2-030.
Ứng dụng của COMPANO 100
Thí nghiệm đo điện trở tiếp xúc máy cắt, các mối nối, điểm tiếp xúc…
Thí nghiệm Micro-ohm
Đối với thí nghiệm Micro Ohm (μΩ), ta có thể sử dụng điện trở mẫu shunt RIEDON
500A/50mV (phụ kiện đi kèm hợp bộ COMPANO 100).


Hình 4: Điện trở shunt RIEDON 500 A/50 mV

- Trình tự các bước thực hiện:
• Bước 1: Nối đầu ra I OUT tới các bu lông của điện trở shunt thông qua các sợi cáp cao
dòng và kẹp cá sấu.
Bước 2: Nối đầu vào IN 1 tới các adapter cực đen được nối sẵn vào điện trở shunt.


• Bước 3: Nhấn nút ‘‘...’’ và chọn module ứng dụng Micro Ohm.


Hình 5: Sơ đồ thực tế nối dây điện trở shunt RIEDON 500 A/50 mV


Hình 6: Sơ đồ nguyên lý nối dây điện trở shunt RIEDON 500 A/50 mV

• Bước 4: Sử dụng núm xoay để thiết lập giá trị dòng điện 10 A.

Hình 7: Giao diện thẻ QUICK của COMPANO 100

• Bước 5: Nhấn nút Start/Stop để bắt đầu phát dòng. Nên chờ một vài giây để ổn định dòng
điện đầu ra. Khi đó, màn hình sẽ hiển thị giá trị dòng điện (9,996 A) mà COMPANO 100 cấp
vào điện trở shunt, giá trị điện áp shunt đo được ở phần IN 1 (1,07 mV), và giá trị điện trở
shunt (107,2 μΩ) ở phần R.


Hình 8: Giao diện thẻ QUICK của COMPANO 100

- Chú ý: Trong trạm biến áp thực tế, bạn có thể cần phải nối đầu ra cao dòng tới 1 thanh cái,
b.

và thực hiện thí nghiệm Micro Ohm theo từng phần. Do vậy, phần mềm của COMPANO 100
có thêm chức năng lưu trữ nhiều kết quả nhờ nhấn nút Keep result.
Phương pháp 4 dây

Hình 9: Thí nghiệm đo điện trở tiếp xúc máy cắt bằng COMPANO 100

- Nhằm loại bỏ các ảnh hưởng của điện trở tiếp xúc của kẹp nối đến tiếp điểm của máy cắt,
-


ta cần sử dụng phương pháp 4 dây (4 điểm tiếp xúc). Dòng được cấp vào bằng 2 dây, điện
áp được đo thông qua 2 dây còn lại.
Do chỉ có 1 dòng điện không tải chạy qua kênh đo áp, nên không có điện áp rơi ở trên kẹp
cấp dòng; nghĩa là không có điện áp rơi gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Cần lưu ý rằng
điểm đấu nối của kẹp đo áp sẽ quyết định phần điện trở được đo.


Hình 10: Phép đo điện trở tiếp xúc máy cắt bằng COMPANO 100

- Khi thực hiện thí nghiệm đo điện trở tiếp xúc máy cắt, bạn có thể thực hiện theo 2 phương



c.
-

án sau:
Phương án 1: chỉ đo điện trở tiếp xúc. Đây là giá trị được nhà sản xuất máy cắt ghi trong
thông số kỹ thuật. Phương án này nhằm xác định thông số kỹ thuật của máy cắt.
Phương án 2: đo thêm cả điện trở của các tiếp điểm của máy cắt vào phép đo. Đây là
phương án phù hợp cho các phép đo bảo dưỡng bởi tiếp điểm máy cắt với thanh cái có thể
bị quá nhiệt khi gặp sự cố (kể cả khi điện trở tiếp xúc của máy cắt nằm trong giới hạn cho
phép).
Với máy cắt cao áp, việc chọn tiếp điểm là rất dễ vì ta có thể dùng kẹp nối dây tại mọi điểm.
Các thiết bị kết nối chuyên dụng
Với máy cắt trung áp (VD: máy cắt có tiếp điểm tulip), việc sử dụng phương pháp bốn dây
là không khả thi, vì các mấu của tiếp điểm tulip được nối điện trở cao, do đó làm sai lệch
kết quả đo.

Hình 11: Máy cắt có tiếp điểm tulip


- Do vậy, nhằm đo dược toàn bộ điện trở tiếp xúc của máy cắt, ta nên sử dụng thanh thay thế
tiếp điểm của thanh cái.

Hình 12: Thanh thay thế tiếp điểm của thanh cái


- Nếu chỉ đo điện trở tiếp xúc, tiếp điểm tulip cần bị gỡ ra khỏi máy cắt. Trong nhiều trường
hợp, việc tiếp cận tiếp điểm là rất khó vì chỉ có một mấu nhỏ trong cả khối kim loại lớn. Khi
đó, ta cần sử dụng tuavit Kelvin. Tuavit Kelvin thiết lập một tiếp điểm dòng lớn với mấu; và
một tiếp điểm áp với bề mặt xung quanh mấu. Tuavit Kelvin phù hợp với nhiều loại mấu
khác nhau thông dụng cho máy cắt.

Hình 13: Tuavit Kelvin

- Kẹp Kelvin cũng cho phép thiết lập 2 kết nối độc lập bằng 1 kẹp. Hai thanh ngoặc của kẹp
được cách điện với nhau. Kẹp loại này là lý tưởng khi kết nối với dây dẫn lớn như thanh cái
hay tấm nối (spades) của máy cắt.

Hình 14: Kẹp Kelvin

- Đối với phép đo thực tế, ta nối cáp cao dòng tới đầu ra dòng I OUT, và cáp điện áp tới đầu
-

2.
-

a.




vào đo lường IN 1. Khi đã nối xong: Mở module ứng dụng Micro-ohm, thiết lập dòng, và ấn
nút Start/Stop để thực hiện đo. Dừng đo khi kết quả đã ổn định.
Trong trường hợp đầu ra tự động dừng do dòng lớn đẩy COMPANPO 100 tới giới hạn nhiệt
của hợp bộ, kết quả đo vẫn tạm thời được lưu lại.
Chú ý: COMPANO 100 chỉ có thể cấp đầu ra 100 A DC trong vài giây. Vì vậy, COMPANO
100 không thể thực hiện thí nghiệm máy cắt có gắn CT (thường là máy dead tank) bởi thí
nghiệm này cần nhiều thời gian hơn để hoàn toàn bão hòa tất cả CT trước khi thực hiện
phép đo.
Thí nghiệm MCB
MCB (miniature circuit breaker) được thí nghiệm trong nhà máy, và thường làm việc tin cậy
trong suốt thời gian sử dụng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, ta cần thí nghiệm MCB.
COMPANO 100 có khả năng thí nghiệm khoảng 90% các máy cắt ≤ 13 A, và 80% các máy
cắt 16 A.
Dòng sự cố được MCB phát hiện càng lớn, máy cắt trip càng nhanh. Hầu hết MCB có thể
phát hiện quá dòng từ và nhiệt, vậy nên khi vượt qua 1 mức dòng điện nhất định, MCB trip
cực kỳ nhanh.
Thí nghiệm MCB thủ công với QUICK
Với thí nghiệm này, ta cách ly MCB khỏi mạch điện.
Sau đó: nối MCB với đầu ra I OUT của hợp bộ thí nghiệm COMPANO 100.


Hình 15: Sơ đồ nối dây MCB với COMPANO 100

• Để thực hiện thí nghiệm đơn lẻ thủ công, ta sử dụng module ứng dụng QUICK: thiết lập

b.
-

trigger cho I OUT Overload, cài đặt dòng đầu ra, và đợi cho MCB trip.

Bộ chỉ thị quá tải bị trễ 200 ms theo 1 trong 2 hướng: thuận và nghịch. Nếu bạn thực hiện
đo theo thời gian sử dụng trigger “Overload”, bạn cần thêm vào hoặc trừ đi 200 ms tương
ứng từ kết quả đo.
Thí nghiệm MCB tự động với FLEX
Ví dụ này chỉ ra cách thực hiện đo tự động tại 3 điểm thí nghiệm đặc biệt. Sử dụng module
ứng dụng FLEX để lập trình 1 chuỗi phát hiện quả tải đầu ra khi MCB trip. Thí nghiệm bán
tự động đó càng có ý nghĩa khi thí nghiệm nhiều MCB hơn.
Ba điểm thí nghiệm là:
Đầu tiên, dòng để trip từ (VD: 5 lần dòng danh định).


• Điểm cuối cùng với phát hiện quá dòng nhiệt gây trip và phát hiện quá dòng từ không gây



trip (VD: 3 lần dòng danh định).
Và 1 khoảng thời gian dài hơn có dòng danh định cho thí nghiệm ổn định (khi MCB vẫn còn
ấm sau khi trip nhiệt trước đó).
Trình tự các bước thí nghiệm:
Bước 1: Bước đầu tiên của 1 chuỗi FLEX là bước khởi tạo dòng với độ lớn bằng 5 lần dòng
danh định, với 1 trigger I OUT Overload, và 1 timeout 2 giây để bảo vệ mạch và cáp đề
phòng sự cố.


Hình 16: Giao diện màn hình module FLEX



Khi MCB trip, thời gian vận hành được ghi lại.
Bước 2: Ở bước tiếp theo, MCB cần phải được đóng lại bằng tay. Để phát hiện việc đóng,

ta thêm bước chuỗi 2, và thiết lập dòng đầu ra I OUT = 1 A, timeout 10 phút, và 1 trigger I
OUT Overload GO. Nhờ vậy, bạn có đủ thời gian để đóng MCB.

Hình 17: Giao diện màn hình module FLEX

• Bước 3: Để tránh phải cầm MCB trong khi trip, ta có thể thiết lập bước chuỗi bổ sung 3 với
dòng 0 A trong 5 giây.


Hình 18: Giao diện màn hình module FLEX

• Bước 4: thêm bước chuỗi 4 với dòng đầu ra gấp 5 lần dòng danh định. Trong bước này, cơ
chế nhiệt của MCB phải phản ứng trong khoảng từ 6 giây đến 3 phút.

Hình 19: Giao diện màn hình module FLEX

• Bước 5: thêm 2 bước chuỗi nữa với giá trị như bước trước: bước chuỗi 5 với dòng đầu ra 1


A, timeout 10 phút, trigger Overload go; và 1 bước chuỗi 6 với 0 A trong 5 giây.
Bước 6: Tại bước chuỗi cuối cùng - bước chuỗi 7, ta thêm 1 bước thí nghiệm ổn định với
dòng đầu ra 13 A trong 10 phút. MCB không được trip trong khoảng thời gian này, sau đó
thiết lập I OUT Overload, lần này không được diễn ra quá tải.


Hình 20: Giao diện màn hình module FLEX

- Ví dụ, đối với MCB 13 A, với đặc tính quá dòng theo thời gian được trình bày ở trên, chuỗi
được trình bày theo dạng bảng như sau:
Bảng 1: Trình tự thí nghiệm MCB tự động bằng module FLEX

Bướ
Timeou
I OUT
f
Trigger
c
t
1
65
2s
I OUT Overload
2
1
10 min
I OUT Ovl. Go
3
0
5s
Off
50
4
39
3 min
I OUT Overload
Hz
5
1
10 min
I OUT Ovl. Go
6

0
5s
Off
7
13
10 min I OUT Overload
Trước khi bắt đầu thí nghiệm, hãy đảm bảo là MCB đang đóng.
Nhấn nút Start/Stop. MCB phải trip ngay lập tức.

Chuyển tiếp

Bước



• Đóng MCB trong vòng 10 phút tiếp theo. Bạn sẽ nghe thấy MCB kêu vo vo, do trip từ đang
hoạt động nhưng lại không đủ mạnh để trip.
Cuối cùng, sau một khoảng thời gian (dưới 3 phút), MCB sẽ trip lần nữa.


• Đóng MCB trong vòng 10 phút tiếp theo. MCB không được trip lại do dòng danh định là 13
-

A.
Để xem kết quả của từng bước chuỗi đơn lẻ, hãy nhấn nút mềm Previous hoặc Next. Kết
quả có thể hiển thị theo thứ tự sau:
Bước chuỗi 1: thời gian trip từ tại giá trị dòng bằng 5 lần dòng danh định.


• Bước chuỗi 4: thời gian trip nhiệt tại giá trị dòng điện bằng 3 lần dòng danh định.

• Bước chuỗi 7: (hopefully) timed-out.
- Hầu hết các máy cắt với dòng danh định 13 A và 16 A trip một thời gian dài trước khi đạt
đến giới hạn trong của hợp bộ thí nghiệm, đó là trước khi xảy ra quá tải nhiệt của
COMPANO 100. Tuy nhiên, nếu máy cắt có thời gian trip dài nhưng đặc tính quá dòng theo
thời gian vẫn nằm trong dung sai, COMPANO 100 có thể không trip máy cắt đó.


- Do vậy cần chú ý: COMPANO 100 có thể được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của MCB

3.
a.
-

thông qua việc kích hoạt MCB trip. Tuy nhiên, nó không thể xác định tin cậy trong tất cả các
trường hợp rằng MCB không làm việc tin cậy, đặc biệt khi quá tải nhiệt làm dừng đầu ra
dòng của hợp bộ thí nghiệm trước khi MCB trip.
Bộ chỉ thị quá tải bị trễ 200 ms theo 1 trong 2 hướng: thuận và nghịch.Vậy nếu bạn thực
hiện đo theo thời gian sử dụng trigger “Overload”, bạn cần thêm vào hoặc trừ đi 200 ms
tương ứng từ kết quả đo.
Thí nghiệm rơ le quá dòng
Thí nghiệm rơ le quá dòng sử dụng module ứng dụng Quick
Chương này giới thiệu cho bạn cách thực hiện kiểm tra thủ công một rơ-le quá dòng.
Trong trạm biến áp, đầu vào rơ-le (chân 8 và 9) sẽ được nối với một máy biến dòng (CT)
nhằm giám sát dòng điện trên đường dây.

Để thí nghiệm rơ-le, hãy kết nối các đầu vào này với đầu ra dòng điện COMPANO 100 I
OUT. Cực tính không quan trọng với thí nghiệm này. Cắm các đầu kết nối lục giác với
COMPANO 100, và các đầu nối dạng giắc chuối vào rơ-le. Điều này giúp bạn đấu nối mà
không cần các adapter bổ sung.
Vì bạn đang thí nghiệm với dòng điện hạn chế, vì vậy bạn có thể sử dụng các loại cáp nhỏ

hơn cho thí nghiệm này.


Trong trạm biến áp, đầu ra của rơ-le (chân 2, 3 và 6) sẽ được kết nối với một máy cắt (CB)
để cắt máy cắt trong trường hợp phát hiện quá dòng.

Để thí nghiệm rơ-le, hãy kết nối đầu ra của nó với BINARY INPUT IN 1 của hợp bộ thí
nghiệm COMPANO 100 (xem sơ đồ kết nối ở hình trên)
Kết nối đầu vào COMPANO 100 IN 1 với tiếp điểm trip 50 của rơ-le quá dòng (đầu ra 2, sử
dụng cáp màu đỏ) và với các tiếp điểm khác (đầu ra 3, sử dụng cáp màu đen).


Tiếp tục: cắm cáp kết nối đầu lục giác với COMPANO 100 và cáp kết nối giắc chuối với rơle.
Sau đó, sử dụng cáp ngắn màu đỏ để nối ngắn chân 50 với 51 (đầu ra 2 và 6) ngay tại rơle.

Kiểm tra các thiết lập trên bảng điều khiển của rơ-le:

Rơ-le bảo vệ quá dòng BE1-50/51B được thiết kế cho các mạch 5A, vì thế nó sẽ khởi động
thô trong khoảng 5A.
Đầu ra 50 trip ngay lập tức nếu dòng điện vượt quá 50 A. Đầu ra 51 trip nhanh hơn nếu
dòng điện phát hiện càng lớn. Nếu như bạn kết nối song song cả 2 đầu ra, bạn sẽ đo được
đầu ra phản ứng trước.
Xác định và ghi nhận dòng khởi động


1. Xoay núm xoay cho đến khi I OUT trong khoảng mong muốn. Bạn sẽ thấy một khung
màu đỏ quanh phần giao diện người dùng trong khoảng mong muốn. I OUT có thể có vùng
hiển thị theo mặc định, vì vậy, việc lựa chọn chính xác là không cần thiết.
2. Nhấn vào núm xoay để vào trường I OUT trong chế độ chỉnh sửa. Sau đó Xoay núm
xoay để đặt giá trị đến 4 A.


3.

Nhấn nút Start/Stop để kết thúc (bây giờ có đèn sáng màu màu xanh).

Trường I OUT hiển thị giá trị dòng điện đo được tức thời. Nhấn núm xoay lúc này sẽ trả về
chế độ chỉnh sửa và hiển thị giá trị mới cài đặt. Xoay núm xoay sẽ thay đổi giá trị. Nhấn
núm xoay một lần nữa sẽ trả về chế độ hiển thị.
Đèn LED Active/Pick-up ở mặt trước của rơ-le sẽ sáng xanh để báo hiệu rơ-le đang hoạt
động, và vẫn chưa trip.
4. Hãy đảm bảo bạn đang ở chế độ chỉnh sửa I OUT, nếu không: nhấn núm xoay. Xoay
núm xoay từ từ theo chiều kim đồng hồ để tăng giá trị dòng I OUT. Khi đèn LED
Active/Pick-up chuyển sang màu đỏ nghĩa là bạn đã tăng đến giá trị dòng khởi động của
rơ-le.
5. Nhấn nút Keep result để lưu lại giá trị dòng khởi động.
Xác định và lưu lại giá trị dòng trở về
1. Bạn nên tiếp tục ở chế độ chỉnh sửa I OUT.
Nếu không, Xoay núm xoay cho đến khi I OUT trong khoảng mong muốn, và nhấn núm
xoay để vào trường I OUT trong chế độ chỉnh sửa.


2. Sau đó Xoay núm xoay từ từ ngược chiều kim đồng hồ để giảm giá trị dòng điện cho đến
khi đèn LED Active/Pick-up của rơ-le hiện xanh trở lại. Lúc này bạn đã thu được giá trị
dòng trở về của rơ-le.

3. Nhấn nút Start/Stop để kết thúc thí nghiệm, và ngắt dòng đầu ra. Bằng cách ngừng đầu
ra, bạn có thể lưu kết quả một cách tự động, không cần nhấn nút Keep Result. Như bạn
thấy trên màn hình, đã có một bản ghi bổ sung được thêm vào (3)

Để tìm các bản ghi, hãy nhấn phím mềm Previous và Next

Nếu bạn nhấn Continue sau lần thí nghiệm cuối cùng và quay về màn hình mô-đun ứng
dụng Quick, hãy nhấn Show Results.
Nếu như bạn muốn lưu kết quả kiểm tra, hãy mở nắp ngăn chứa USB và Ethernet ở
mặt điều khiển phía trước COMPANO 100. Ở đó bạn sẽ thấy một cổng USB. Cắm USB và
lưu kết quả dưới định dạng XML vào đó bằng cách nhấn phím Save.
Xác định thời gian trip của rơ-le với các giá trị dòng điện khác nhau


Bất cứ khi nào bạn cần cài đặt bộ đếm thời gian, hãy nhấn phím Timer
Configuration. Tuy nhiên, theo mặc định, bộ đếm thời gian bắt đầu đếm và chạy khi
COMPANO 100 bị tắt. Vì vậy, bạn không cần cấu hình cho chức năng này.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra cài đặt bộ đếm thời gian. Sau đó nhấn phím QUICK để trở về
mô-dul ứng dụng QUICK.
1. Bấm phím Clear Results để chỉnh sửa.
2. Đặt dòng điện đầu ra là 6 A theo mô tả ở trên ( Xác định và ghi lại dòng điện khởi động)
3. Nhấn nút Start/Stop (bây giờ có đèn sáng màu xanh lá cây). Bộ đếm thời gian bắt đầu
chạy.
4. COMPANO 100 tạo ra một dòng điện 6A. Trường I OUT hiển thị giá trị dòng điện tức thời
đo được.
Ở giá trị dòng điện này, rơ-le có nhiệm vụ trip và đóng tiếp điểm 51 sau khoảng 80 s.
5. Tiếp điểm đóng 51 có 3 hiệu ứng đối với hợp bộ thí nghiệm COMPANO 100:

• Nó ngắt dòng đầu ra. Lý do: theo mặc định, mô-dul ứng dụng QUICK được cấu hình để
kích hoạt với sự thay đổi ở đầu vào nhị phân IN 1 (biểu thị bởi biểu tượng

phía dưới

bên phải màn hình QUICK)


• Nó ngừng bộ đếm thời gian. Nguyên nhân: khi COMPANO 100 ngắt dòng điện đầu ra, nó
cũng ngừng bộ đếm thời gian.

• Khi đầu ra ngừng lại, kết quả tự động được ghi lại.
Kết quả của thí nghiệm: tín hiệu trip ở 6,009 A sau thời gian 1:25 phút.


6. Nhấn Continue để tiếp tục thí nghiệm với các giá trị dòng điện khác, dòng điện càng lớn
thì số lần thí nghiệm càng ít.


GHI CHÚ
Rơ-le có thể bị hư hỏng bởi dòng điện quá lớn

 Trước khi làm việc với dòng điện lớn, hãy đặt thời gian chờ. Thời gian chờ đảm bảo hợp bộ
thí nghiệm sẽ tắt sau một khoảng thời gian nhất định nếu không nhận được tín hiệu trip từ
rơ-le.
Cách thiết lập thời gian chờ:
1. Xoay núm xoay cho đến khi thời gian chờ trong khoảng mong muốn
2. Bấm núm xoay để nhập trường Timeout
3. Sau đó Xoay núm xoay để chọn giá trị, ví dụ: 5 giây.

4. Nhấn phím QUICK để trở về mô-đul ứng dụng QUICK. Bây giờ bạn có thể lặp lại thí
nghiệm với các giá trị dòng điện khác như 20, 45, 55 A.
Không đặt giá trị dòng điện vượt quá 55 A. Nếu giá trị dòng lớn hơn 50 A, thời gian
trip ngắn hơn rất nhiều, gần như trip tức thời. Ở dòng 55 A sử dụng được cáp nhỏ, miễn là
thời gian chỉ là một vài giây.

b. Thí nghiệm rơ le quá dòng sử dụng module ứng dụng FLEX
Rơ-le được sử dụng làm đối tượng thí nghiệm có đặc tính quá dòng theo thời gian như

trong hình vẽ sau:


Chương này cung cấp cho bạn ví dụ về cách tìm kiếm các điểm mà rơ-le phản ứng với tốc
độ tối đa. Để làm như vậy, ta sử dụng chức năng phát xung.
Bắt đầu tìm kiếm với dòng điện 48 A. Sau đó tăng lên đến 52 A với bước tăng 0,5 A. Rơ-le
chắc chắn trip với thời gian nhỏ hơn 200 ms. Bởi vì rơ-le có một đặc tính reset mô phỏng
đĩa quay, > 20s ở giữa 2 lần tác động.
Kết nối rơ-le quá dòng được giải thích trong chương Thí nghiệm rơ-le sử dụng mô-đun ứng
dụng QUICK.
Trước khi tìm kiếm giá trị tác động, điều quan trọng là phải cấp nguồn cho rơ-le trong một
khoảng thời gian để nó hoạt động ổn định.
1.

Chọn chế độ FLEX bằng cách nhấn phím FLEX.

2. Sử dụng núm xoay đặt giá trị dòng điện ở 4,5 A


3. Xoay núm xoay để chuyển tiêu điểm lên phía trên cùng của màn hình ở trạng thái 1.
Nhấn phím Add State.
Sau đó nhấn phím Next để chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2. Xác nhận chuyển đổi
bằng nút Step.

Tiến tới trạng thái 2.
4. Ở trạng thái 2, gán một giá trị cho xung để bắt đầu. Như đã đề cập ở trên, thiết lập giá trị
dòng điện 48A cho I OUT, và thời gian trễ là 0,1 ms.


Trạng thái trung gian này không phải là giá trị thực của xung dốc đầu ra, nó là điểm khởi

đầu của quá trình phát xung này.
5. Xoay núm xoay để đặt tiêu điểm lên phía trên của màn hình ở trạng thái 2 và nhấn phím
Add State để thêm trạng thái 3. Nhấn phím Next để chuyển sang điều hướng tiếp theo sau
trạng thái 2.
6. Bây giờ bắt đầu phát một xung dốc tăng chậm cho dòng điện đầu ra cho đến khi đạt đến
giá trị làm cho rơ-le ngắt với tốc độ tối đa. Bởi vì rơ-le quá dòng này không có đầu ra riêng
cho tín hiệu đó, do đó ta dùng tín hiệu trip để tìm ra giá trị này. Điều này sẽ làm chậm quá
trình. Trong thí nghiệm này ta sử dụng một đoạn xung dốc. Kết quả là: bạn sẽ thu được cả
giá trị dòng làm cho rơ-le tác động nhanh nhất và thời gian rơ-le cắt ở giá trị dòng điện đó.
Xung dốc của trạng thái chuyển đổi từ trạng thái 2 sang trạng thái 3 như sau:

• Xung dốc bắt đầu ở giá trị đặt ở trạng thái 2. Trong trường hợp này là 48A trong 200 ms.
• Nếu rơ-le không trip trong vòng 200 ms, đoạn xung dốc sẽ reset rơ-le lại bằng dòng điện
4,5A trong 20s.


• Sau đó xung dốc đầu ra tăng lên 48,5A và cứ tiếp tục lặp lại như vậy.
7. Xoay núm xoay để đặt tiêu điểm lên phía trên màn hình chỗ biểu tượng xung dốc. Nhấn
phím Next hoặc xoay núm xoay sang trạng thái 3. Trạng thái 3 xác định:

• Giá trị cuối cùng của xung dốc, trong ví dụ này là 52 A.
• Điều kiện trigger để kết thúc xung dốc, trong ví dụ này là tín hiệu vào IN1.

8. Nhấn phím Start/Stop để chạy dãy trạng thái.
Bạn sẽ xem được các kết quả ở bước 3. Rơ-le cắt ở 49,58 A trong vòng 116,7 ms. Giá trị
49,58A không giống với thiết lập 49,5A vì hợp bộ thí nghiệm ưu tiên hiển thị giá trị đo được.

4. Thí nghiệm máy biến dòng điện (CT)
- Phần này hướng dẫn thực hiện thí nghiệm CT (current transformer) và cuộn dây thứ cấp
nối đến relay bảo vệ hoặc màn hình của phòng điều khiển. Để làm vậy, ta sử dụng

OMICRON CT KSO 62 (phụ kiện đi kèm COMPANO 100).


Hình 21: CT KSO 62 300/5 A (nối dây cố định)

- Trình tự các bước thực hiện:
• Bước 1: Nối I OUT tới cực tiếp điểm sơ cấp P1 and P2 thông qua các cáp cao dòng. Ta nên
quy ước: dùng cáp đỏ cho các tiếp điểm 1 (P1, S1), và cáp đen cho các tiếp điểm 2 (P2,
S2).

Hình 22: Sơ đồ nguyên lý nối dây CT


Hình 23: Sơ đồ thực tế nối dây CT

• Bước 2: Nối các tiếp điểm thứ cấp S1 và S2 của CT đến đầu vào dòng của relay (pin 8 và


9, → xem hình 23) thông qua các cáp đo.
Bước 3: Thiết lập đầu vào IN 1 của COMPANO 100 là đầu vào áp: nhấn nút IN 1 dưới đầu
vào thực tế. Nhấn lần lượt các nút mềm sau:
Analog ► Voltage ► AC ► Auto ► Accurate.

Hình 24: Giao diện màn hình COMPANO 100

c. Kiểm tra vòng dây thứ cấp và kiểm tra cực tính của CT
• Bước 1: Cấp dòng I OUT 1 A AC trong vài giây, và đọc giá trị điện áp ở IN 1. Giá trị này
thường là vài mV.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×