Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tuyển tập 40 đề luyện thi Ngữ văn vào 10 Hà Nội biên soạn năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.22 KB, 52 trang )

ĐỀ 1
( Đề thi năm 2017 - 2018)
Phần I (4 điểm)
Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)
2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã
thể hiện được điều gì? (1 điểm)
3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là
hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)
Phần II (6 điểm)
Cho đoạn trích:
Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại
nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng
hát hóng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn
lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết
cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi!
Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này.
(1 điểm)
2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào
trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng
chiến? (1 điểm)
3. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc


kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm
công dân? (1 điểm)
4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử
dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng
định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến. (3 điểm)


ĐỀ 2
(Đề thi năm 2016 - 2017)
Phần I (4,0 điểm)
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với
văn hóa nhiều nước, nhiểu vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:
… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân
tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị,
rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” …
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa
bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? (1,0 điểm)
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ
thuật của cách dùng từ ấy. (1,0 điểm)
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển. (2,0 điểm)
Phần II (6,0 điểm)
Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:
… “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”…
rồi trở về thực tại:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? …”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,5 điểm)
2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất
nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì? (1,0
điểm)
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của
cháu đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch
dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động). (4,0 điểm)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở cũng viết
về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm)


ĐỀ 3
( Đề thi năm 2015 - 2016)
Phần I (7 điểm)
Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Và khép lại bài thơ bằng bốn câu:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)

1. Ghi tên bài thơ có những câu trên. Từ những câu thơ ấy, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho
biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
3. Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của

con người đối với biển cả quê hương.
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết và một
câu cảm thán, làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên (gạch chân dưới
những từ dùng làm phép thế và câu cảm thán).
Phần II (3 điểm)
Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
… Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không
trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có
những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các
chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom
khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014)

1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
3. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi)
trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.


ĐỀ 4
(Đề thi năm 2014 - 2015)
Phần I (7 điểm)
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào
chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh
vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào
đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể được in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở
câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?
3. Viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu
đối với cha trong truyện ngắn trên, ở đó sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để liên kết (gạch
chân dưới thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép lặp).
4. Kể tên một tác phẩm khác ở chương trình Ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha, vì chiến tranh xa
cách, khi trở về, đứa con trai cũng hoài nghi, xa lánh. Từ cảnh ngộ của người cha trong hai tác phẩm, em
có suy ngẫm gì (không quá năm dòng) về chiến tranh?
Phần II (3 điểm)
Cho đoạn thơ:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2013)

1. Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên.
2. Theo em, việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều
gì?
3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội
nguồn của mỗi con người, qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện
nay.


ĐỀ 5
(Đề thi năm 2013 - 2014)
Phần I (7 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim , một cành hoa và một nốt
nhạc trầm để kết thành:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2012)

1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những loại từ nào? Việc kết hợp các loại từ ấy có tác
dụng gì?
2. Nét nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện gì của tác giả?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để
làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng một câu bị động và phép thế ( gạch chân dưới câu bị
động và từ ngữ dùng làm phép thế).
Phần II (3 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng
vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…)
Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên
công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2012)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”
nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự.
3. Từ đoạn trích trên với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về
hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.


ĐỀ 6
(Đề thi năm 2012 - 2013)
Phần I (7 điểm)

Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sỹ lái xe đã:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)

1. Những câu thơ vừa trích dẫn trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.
2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều
gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ
cảm giác của người chiến sỹ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép
thế (gạch dưới câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép thế).
4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1).
Phần II (3 điểm)
1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu
ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.
2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả sắp xếp các từ khác với trật tự bình thường như thế nào? Cách sắp
xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện ngắn?
3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được
nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.


ĐỀ 7
(Đề thi năm 2011 - 2012)
Phần I (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau

… “ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa lo chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác, xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”…
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình”
được nhà thơ nói đến là những ai?
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp
- phân tích - tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với
con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
… “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước
xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,
dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)

1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những
phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu hai chi tiết kì ảo trong Chuyện

người con gái Nam Xương.


ĐỀ 8
(Đề thi năm 2010 - 2011)
Phần I (7 điểm)
Cho đoạn trích :
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy
và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh
sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông thõng xuống như bị gãy.”
(Trích Ngữ văn9, tập một, NXB Giáo dục 2009)

1. Đoạn văn trên được rút từ tác phẩm nào của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới
trong đoạn trích.
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn
khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông thõng xuống như bị gãy.”
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện,
cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh“ đau đớn. Vì sao vậy?
4. Hãy viết một đoạn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của
người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế(Gạch dưới
câu bị động và phép thế).
Phần II (3 điểm)
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được mở đầu như sau:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
1. Chỉ ra từ láy trong đoạn thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc
tới.
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên hai

bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.


ĐỀ 9
Phần I (4 điểm)
Cho câu thơ:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Ghi lại chính xác 6 câu thơ tiếp theo. Đoạn thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó. (1 điểm)
2. Em hiểu thế nào về cụm từ “người đồng mình”? Cách nói này có ý nghĩa gì? (1 điểm)
3. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu, nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần đoàn
kết. (2 điểm)
Phần II (6 điểm)
Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, có đoạn văn sau:
… Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không
trung, che đi những gì tự xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có
những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các
chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom
khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới…
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Đoạn văn trên nói về sự việc nào? Sự việc này giúp ta hiểu thêm điều gì về nhân vật? (1 điểm)
2. Vì sao tác giả đặt nhan đề tác phẩm là “Những ngôi sao xa xôi”? (0,5 điểm)
3. “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không
trung, che đi những gì tự xa.”, câu đặc biệt và câu ngắn được sử dụng liên tiếp trong đoạn văn trên
có ý nghĩa gì? (1 điểm)
4. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 đến 15 câu) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân
vật được nói đến trong sự việc vừa nêu trên. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, gạch chân và

chỉ rõ. (3 điểm)
5. Kể tên một tác phẩm cũng viết về tuổi trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ - ghi rõ tên tác phẩm
và tác giả. (0,5 điểm)


ĐỀ 10
Phần I (4 điểm)
1. Ghi lại chính xác hai khổ thơ đầu tác phẩm Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy.
2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên.
3. Từ “ngỡ” trong đoạn thơ thuộc thể loại từ gì? Nêu ý nghĩa của từ đó.
4. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu, em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc giữ gìn
truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Phần II (6 điểm)
Cho đoạn trích sau:
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở lại làng
lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người tinh
thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làn điều nhục
nhã ấy!...
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác.
2. Chỉ ra trong phần trích lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông lão. Những lời độc thoại nội tâm ấy
thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
3. “điều nhục nhã” được nói đến trong đoạn trích trên là điều gì? Bằng một đoạn văn diễn dịch
khoảng 10 câu văn, em hãy kể lại diễn biến tâm trạng của nhân vật ông lão từ khi biết điều nhục
nhã ấy cho đến hết câu chuyện.
4. Qua diễn biến tâm trạng đó, nhân vật chính đã bộc lộ rõ nết những tình cảm đáng quý nào?


ĐỀ 11

Phần I (4 điểm)
1. Ghi lại chính xác những câu thơ có hình ảnh hàng tre trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn
Phương. Nêu hoàn cảnh sáng tác.
2. Theo em, trong những hình ảnh đó, đâu là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ?
3. Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 6 câu, em hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ của mình về hình ảnh
hàng tre trong bài thơ.
4. Hãy chép lại ít nhất 2 câu thơ hoặc 2 câu văn liền nhau trong một bài thơ hoặc một bài văn đã
được học mà trong đó có hình ảnh “tre”.
Phần II (6 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, bác lái xe từng nói với một vị khách
đặc biệt rằng:
“Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích
vẽ hắn”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Hãy giới thiệu về 2 nhân vật “bác” và “hắn” trong câu nói trên. (Mỗi nhân vật chỉ dùng một câu
văn)
2. Dựa vào lời “giới thiệu” của bác lái xe, em hãy trình bày ngắn gọn về tình huống và ý nghĩa của
tình huống truyện trong Lặng lẽ Sa Pa.
3. Em suy nghĩ như thế nào về lời nhận xét “hắn” là “người cô độc nhất thế gian”?
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kết cấu tổng - phân - hợp để giải thích vì sao nhân vật
bác lái xe lại khẳng định chắc chắn rằng: “Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Trong đoạn văn có sử
dụng một câu hỏi tu từ, một câu có thành phần biệt lập, yêu cầu gạch chân và chú thích rõ.


ĐỀ 12
Phần I (6 điểm)
Dưới đây là một đoạn trích trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
… Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình
cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó.

Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi
của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ…
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện như vậy có tác
dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm?
2. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép so sánh và một câu ghép trong đoạn trích trên.
3. Ở phần đầu của truyện, tác giả để nhân vật tự giới thiệu: “Tôi mê hát. Thưởng cứ thuộc một điệu
nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát.”, và sau đó là: “Tôi thích nhiều bài. Những bài hát hành khúc
bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”:. Nhưng trong đoạn trích trên, nhân vật lại
“không muốn hát lúc này”. Vì sao vậy? Qua những suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong đoạn trích,
em hiểu thêm điều gì về các nhân vật?
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đoạn
có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần phụ chú để làm rõ cho chủ đề sau: Truyện ngắn
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê không chỉ cho thấy những phẩm chất anh hùng của
các cô nữ thanh niên xung phong trong chiến đấu mà còn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những
cô gái trẻ trong cuộc sống đời thường. (Gạch chân dưới thành phần phụ chú và từ ngữ dùng làm
phép nối)
Phần II (4 điểm)
Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm
khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: “Sông được
lúc dềnh dàng”.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác và ghi lại 3 câu
tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
2. Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 10 đến 12 câu) theo cách lập luận diễn
dịch trình bày cảm nhận của em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang
thu. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép thế để liên kết câu, gạch chân và chỉ rõ.



ĐỀ 13
Phần I (5 điểm)
Cho hai câu thơ:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Hai câu thơ trên thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. (1 điểm)
2. Chép chính xác khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ có chứa hai câu thơ trên. (0,5 điểm)
3. Hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó. (1 điểm)
4. Câu cuối bài thơ này, có bạn chép: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”. Hãy so sánh với câu thơ
trong sách: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” để chỉ ra sự khác biệt của hai hình ảnh? Theo em
hình ảnh nào hay và hợp lí hơn? (1 điểm)
5. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về câu nói “Lao động là vinh
quang”. (1,5 điểm)
Phần II (5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
… Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
-Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên
ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
-Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt
gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra
giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với

nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy
ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai
tay lại và rít lên:
-Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã
thế này! …
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)


1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác và tình huống
truyện của tác phẩm đó. (1 điểm)
2. Tác phẩm trên được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì? (1 điểm)
3. Chỉ ra những câu văn độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
4. Trong truyện ngắn trên, tác giả đã giành nhiều tâm lực để xây dựng thành công nhân vật ông Hai.
Tuy vậy, có bạn đọc còn băn khoăn về nét tính cách hay khoe khoang của nhân vật này. Nếu em là
nhà văn, em sẽ giải thích như thế nào với bạn đọc về điều đó? (0,5 điểm)
5. Bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu, em hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật
ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi tin đồn được cải chính. Trong đoạn có
sử dụng một câu hỏi tu từ và một phép liên kết câu, gạch chân và chỉ rõ. (2 điểm)


ĐỀ 14
Phần 1 (4 điểm)
Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có câu thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Ghi lại chính xác những câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ. Nêu hoàn cảnh sáng tác.
2. Trong bài thơ, hình ảnh vầng trăng xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đó là những ý nghĩa nào? Hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
3. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lòng biết ơn.

Phần 2 (6 điểm)
Cho đoạn trích sau:
… Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở
dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không thể cất lên được… Có tiếng nói léo
xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Tiếng trộng ngực ông
lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác và tình huống
truyện của tác phẩm đó.
2. Đoạn trích đã thể hiện rất chân thực tâm trạng của nhân vật ông Hai. Em hãy viết một câu văn
nhận xét khái quát về tâm trạng của nhân vật.
3. Lấy câu văn đã viết ở phần 2. làm câu mở đoạn, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu phân tích rõ
tâm trạng của nhân vật. Trong đoạn có sử dụng thành phần phụ chú và phép liên kết câu, gạch
chân và chú thích rõ.
4. Trong đoạn văn trên, để diễn tả tâm trạng nhân vật, nhà văn đã sử dụng liên tiếp những dấu (…)
và dấu (?). Trong một đoạn trích, trích từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, em đã được học
cũng có những câu thơ mà tác giả đã sử dụng những câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Em hãy
ghi lại những câu thơ đó, tên đoạn trích và cho biết, đoạn trích nằm trong phần nào của tác phẩm
Truyện Kiều.


ĐỀ 15
Phần I (2,5 điểm)
Cho đoạn sau:
Sách là “kho tàng cất giữ di sản tinh thần nhân loại” - những báu vật về kiến thức, về kinh
nghiệm sống mà những thế hệ đi trước tích lũy được để truyền lại cho thế hệ sau. Sách là “những cột
mốc trên con đường tiến hóa của nhân loại”. Mỗi cuốn sách thường đặt ra và giải quyết một vấn đề nào
đó mà người viết muốn đúc kết lại, gửi cho bạn độc lời nhắn nhủ để thúc đẩy cuộc sống tiến lên.
1. Đoạn văn trên sử dụng dẫn chứng theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Ghi lại những dẫn chứng đó.

2. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu, em hãy nghị luận về vấn đề “đọc sách” của giới trẻ
trong xã hội hiện nay.
Phần II (6 điểm)
Cho đoạn sau:
…Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên
khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỉ mắt đen…
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Những câu văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
đó.
2. Những người gọi nhau là những con quỷ mắt đen, họ là ai, công việc của họ là gì?
3. Câu nói: “Chúng tôi gọi nhau là những con quỉ mắt đen” gợi cho em nghĩ tới hình ảnh nào trong
tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật? Em hãy giải thích vì sao và
thông qua đó, em thấy được phẩm chất gì từ những con người ấy?
4. Cho câu chủ đề: Mặc dù là những cô gái rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau
như đã trình bày ở trên nhưng ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường đều là những chiến sĩ dũng
cảm. Từ câu chủ đề trên, em hãy triển khai một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử
dụng một phép liên kết, một câu trần thuật, gạch chân và chỉ rõ.
Phần III (1,5 điểm)
Cho đoạn sau:
… Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo
cô gái trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ
mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô…
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình
ảnh đó như thế nào?


ĐỀ 16

Phần I (6 điểm)
Cho đoạn trích:
Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường
như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và
nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó.
2. Nhân vật tôi được nhắc tới trong đoạn trích là ai, được miêu tả trong hoàn cảnh nào?
3. Vì sao nhân vật lại tập trung miêu tả chuyển động của chiếc kim đồng hồ? Từ đó, em có nhận xét
gì về công việc mà nhân vật tôi trong đoạn trích phải thực hiện?
4. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa, một câu có chứa thành phần biệt lập được sử dụng
trong đoạn trích trên (gọi tên thành phần biệt lập và chỉ rõ từ ngữ làm thành phần biệt lập đó).
5. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ những phẩm
chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường, trong đoạn văn có sử dụng
câu bị động và phép thế (gạch chân và chỉ rõ).
Phần II (4 điểm)
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương được mở đầu như nhau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Viếng lăng Bác.
2. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên. Những từ láy đó giúp em hình dung gì về
hình ảnh “hàng tre” mà tác giả nhắc tới?
3. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu, em hãy nêu suy nghĩ của mình về hình ảnh “hàng tre”.
4. Trong chương trình THCS, em cũng đã học một văn bản mà tác giả tập trung ca ngợi hình ảnh cây
tre. Cho biết tên văn bản và tên tác giả.



ĐỀ 17
Phần I (6 điểm)
Cho đoạn thơ:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thẩy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó.
2. Phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là thành phần biệt lập cảm thản
hay câu cảm thán?
3. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ “Đã thấy trong sương
hàng tre bát ngát” và cây tre trung hiếu ờ câu “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” của bài
thơ.
4. Việc lặp lại một hình ảnh / chi tiết ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều
bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
5. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác
giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép
và từ ngữ dùng làm phép nối).
Phần II (4 điềm)
Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế ki mới (Vũ Khoan):
…Bước vào thế ki mới, muốn “sành vai cùng các cường quốc năm châu ” thì chúng la sẽ phải lấp
đầy hành trang băng những điểm mạnh, vứt bỏ những điếm yểu. Muốn vậy thi khâu đầu tiên, có ý nghĩa
quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thục sự của đất nước trong thể kỉ tới – nhận ra điều
đó, quen dần vời những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)


1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc
biệt gì?
2. Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về một thói quen tốt đẹp của
người Việt Nam mà em biết.


ĐỀ 18
Phần I (5 điểm)
Cho câu thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Em hãy cho biết, câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác
của tác phẩm đó và ghi lại 3 câu còn lại để hoàn thành khổ thơ.
2. Khi chép câu thơ “Phả vào trong gió se”, có bạn chép sai thành “Thổi vào trong gió se”. Theo
em, việc chép sai như vậy có ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của câu thơ?
3. Đoạn thơ em vừa chép đã mô tả lại những nét đặc trưng mùa thu của vùng / miền nào nước ta?
Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy phân tích làm sáng rõ điều đó. Trong đoạn
có sử dụng một thành phần biệt lập và một câu cảm thán, gạch chân và chỉ rõ.
4. Trong chương trình THCS, rất nhiều tác phẩm có chủ đề là về các mùa trong năm như: xuân. hạ,
thu, đông. Em hãy kể tên 2 tác phẩm mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) và chép một vài câu có
trong tác phẩm đó.
Phần II (5 điểm)
Mở đầu đoạn trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê có viết:
“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm…”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Chúng tôi ở đây là những ai? Công việc của họ là gì?
2. Ba cô gái đó có chung những nét nào đáng yêu, đáng trọng?

3. Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Cách chọn ngôi kể này góp phần tạo nên thành công cho
tác phẩm như thế nào?
4. Ông cha ta, những thế hệ đi trước, đã không tiếc xương máu để đấu tranh và giành lại độc lập
cho Tổ quốc. Các em, những người đang sống dưới bầu trời hòa bình, những chủ nhân của đất
nước cần làm gì để xứng đáng với điều đó? Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy
thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
5. Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài kháng chiến chống Mỹ mà em đã được học trong chương trình
Ngữ văn 9.


ĐỀ 19
Phần I (4 điểm)
Cho câu văn sau:
Trong chuyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, bằng những nét đặc sắc trong cách
miêu tả nhân vật và cách kể chuyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn
gian khổ, lạc quan bất chấp sự hy sinh trong cuộc sống chiến đấu của những cô gái thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn.
1. Câu văn trên sai về mặt ngữ pháp. Em hãy chỉ ra lỗi sai đó và sửa lại thành câu hoàn chỉnh.
2. Hãy nhận xét về ngôi kể trong truyện Những ngôi sao xa xôi.
3. Dùng câu văn đã sửa làm câu chủ đề, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu, trong đó có
sử dụng một phép liên kết và câu kết đoạn là một câu cảm thán (gạch chân và chỉ rõ).
Phần II (5 điểm)
Cho câu thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Câu thơ trên được rút từ đoạn trích nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Em hãy mô
tả đôi nét về hoàn cảnh của nhân vật Kiều lúc bấy giờ.
2. Ghi lại 7 câu tiếp theo và cho biết: Những biện pháp tu từ đặc sắc nào đã được sử dụng trong đoạn
thơ em vừa chép? Việc sử dụng những biện pháp tu từ ấy đem lại hiệu quả như thế nào?

3. Nói về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều, ta không thể không nhắc tới tiếng nói đồng
cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội “nam quyền” - trọng nam
khinh nữ. Theo em, hiện nay, việc trọng nam khinh nữ còn tồn tại hay không? Bằng một đoạn văn
khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy nghị luận về vấn đề bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.
Phần III (1 điểm)
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều chi tiết kì ảo. Hãy chỉ ra và
cho biết ý nghĩa của những chi tiết đó.


ĐỀ 20
Phần 1 (4 điểm)
Trong bài Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), có đoạn sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không
những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một
lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Đoạn trích trên có sử dụng một cặp quan hệ từ, em hãy chỉ ra cặp quan hệ từ đó và cho biết nó
biểu thị quan hệ gì?
2. Từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy, em hãy cho biết: “vật liệu mượn ở thực tại” trong tác
phẩm là gì? Và, “lời nhắn nhủ” thông qua tác phẩm là gì?
3. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu, em hãy nêu tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống ngày
nay.
Phần 2 (6 điểm)
Cho câu thơ sau:
Dù ở gần con
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó. Em
hãy ghi lại 6 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.

2. Hình ảnh chủ đạo trong đoạn thơ em vừa chép là gì? Hình ảnh đó có phổ biến trong thơ ca Việt
Nam không? Em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh cho điều đó.
3. Đoạn thơ em vừa chép sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp tu
từ đó.
4. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp từ 10 đến 12 câu, làm sáng rõ luận điểm sau: “Đoạn thơ là khái
quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc”. Trong đoạn có sử dụng
thành phần tình thái và một câu cảm thán, gạch chân và chỉ rõ.


ĐỀ 21
Phần I (6 điểm)
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận tựa một khúc tráng ca về lao động, về thiên nhiên
đất nước giàu đẹp. Khúc tráng ca ấy có lúc được cất lên từ chính niềm tự hào của tác giả, có lúc lại là lời
hát của những người dân lao động.
1. Em hãy ghi lại chính xác khổ thơ thứ hai - khổ thơ tác giả trích dẫn lời hát của những người dân
lao động và cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? (1 điểm)
2. Xác định từ ngữ xưng hô được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô
ấy nhằm mục đích gì? (1 điểm)
3. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ em vừa chép và nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của những
biện pháp tu từ đó. (1,5 điểm)
4. “Sức mạnh không chỉ đến từ đôi tay khỏe mạnh mà còn ở trí tuệ và tinh thần lao động tập thể”.
Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về những phẩm chất
mà người lao động Việt Nam cần có trong thời đại hiện nay, thời đại của Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4. (2 điểm)
5. Ở một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9, có một nhà thơ đã sử dụng cách dẫn trực tiếp
để nhắc lại lời của một nhân vật. Đó là lời của ai, nói với ai, trong hoàn cảnh nào? (0,5 điểm)
Phần II (4 điểm)
Cho đoạn trích:
…Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp
nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé

càng đẩy ra. Anh mong nghe được một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi…
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Những câu văn trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan
đề tác phẩm. (1 điểm)
2. Trong truyện, tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc tình cảm của nhân vật người con đối với cha của
mình? (0,5 điểm)
3. Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn trích trên và cho biết, đó là câu ghép đẳng lập hay câu ghép
chính phụ. (0,5 điểm)
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ tình cảm
của nhân vật người con đối với cha của mình trong những ngày cha về thăm nhà. Trong đoạn có
sử dụng một câu cảm thán và một câu bị động (gạch chân và gọi tên). (2 điểm)


ĐỀ 22
Phần I (5 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2017)

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó.
2. Từ ngỡ trong đoạn thơ thuộc loại từ gì? Giải thích ý nghĩa.
3. Trong bài thơ, chỉ có chữ đầu tiên của mỗi khổ được viết hoa. Em hãy cho biết, đây là lỗi chính tả

hay là dụng ý riêng của tác giả? Vì sao?
4. Hãy viết một đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 10 câu làm rõ nội dung của hai khổ thơ
trên, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép thế để liên kết (Gạch chân và chỉ rõ).
Phần II (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở lại làng
lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người tinh
thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều
nhục nhã ấy!...
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2017)

1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác và tình huống
truyện của tác phẩm đó.
2. Trong đoạn trích trên có sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm hay không? Vì sao em nhận thấy?
Hãy chỉ ra trong đoạn trích những câu có chứa lời độc thoại nội tâm ấy và cho biết những lời đó
thể hiện tâm trạng gì của nhân vật.
3. Qua đoạn trích trên, nhân vật chính đã bộc lộ rõ nét những tình cảm đáng quý nào?
4. Từ vốn kiến thức và những suy nghĩ của bản thân em hãy nghị luận về lòng yêu nước bằng một
đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.


ĐỀ 23
Phần I (6 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, bác lái xe từng nói với một vị khách
đặc biệt rằng:
Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ
hắn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2017)

1. Hãy giới thiệu về hai nhân vật: bác và hắn có trong câu nói trên (Mỗi người một câu).

2. Dựa vào lời giới thiệu của bác lái xe, em hãy trình bày ngắn gọn về tình huống truyện Lặng lẽ Sa
Pa và cho biết ý nghĩa.
3. Em suy nghĩ như thế nào về lời nhận xét: hắn là người cô độc nhất thế gian.
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kết cấu tổng - phân - hợp để giải thích vì sao bác lái xe
lại khẳng định chắc chắn rằng: “Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Trong đoạn có sử dụng một câu
hỏi tu từ và một câu có chứa thành phần biệt lập (Gạch chân và chỉ rõ).
PHẦN II (4 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2017)

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác
phẩm đó.
2. Em hiểu như thế nào về cụm từ người đồng mình? Cách nói này có ý nghĩa gì?
3. Đoạn thơ trên nói về những phẩm chất đáng quý của người đồng mình, em hãy chỉ rõ những phẩm
chất ấy.



4. Bằng vốn kiến thức và suy nghĩ của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi
nghị luận về vai trò quan trọng của gia đình đối với mỗi cá nhân con người.


×