Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nhà máy sản xuất phân bón Việt Mỹ tỉnh Long An 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 25 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN
MỸ VIỆT LONG AN

Địa điểm
Chủ đầu tư

: Kho E3, tổng kho Sacombank, đường số 1, KCN Tân Kim, xã Tân
Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
: Chi nhánh Công ty Cổ phần Phân bón Mỹ Việt Long An

Long An - Tháng 06 năm 2013
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN
MỸ VIỆT LONG AN


CHỦ ĐẦU TƯ
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN
(Giám đốc)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó Tổng Giám đốc)

ÔNG. TRẦN DŨNG

BÀ. NGUYỄN BÌNH MINH

Long An - Tháng 06 năm 2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN..........................................................1
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ......................................................................................................1
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ................................................................................................1
I.3. Căn cứ pháp lý.....................................................................................................................1
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ....................................................3
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án ...................................................3
II.1.1. Môi trường vĩ mô ............................................................................................................3
II.1.2. Tình hình thị trường phân bón quý I/2013......................................................................3
II.1.3. Nhu cầu và khả năng cân đối phân bón năm 2013 .........................................................4
II.1.4. Lợi ích của phân bón.......................................................................................................5
II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án.......................................................................................6
II.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ đối với công nghiệp sản xuất phân bón ...............6

II.2.2. Điều kiện của khu vực thực hiện dự án ........................................................................12
II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư .............................................................................................14
CHƯƠNG III: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ................................................15
III.1. Địa điểm thực hiện dự án................................................................................................15
III.2. Quy mô dự án .................................................................................................................15
III.3. Máy móc thiết bị .............................................................................................................15
III.4. Thời gian thực hiện dự án ...............................................................................................16
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ..............................................................................17
IV.1. Tổng mức đầu tư của dự án ............................................................................................17
IV.1.1. Mục đích của tổng mức đầu tư ....................................................................................17
IV.1.2. Nội dung của tổng mức đầu tư ....................................................................................17
IV.2. Nguồn vốn thực hiện dự án ............................................................................................18
IV.3. Hiệu quả tài chính dự án.................................................................................................18
IV.3.1. Các giả định tính toán ..................................................................................................18
IV.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính dự án ..............................................................................20
IV.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án ..........................................................................21
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................22


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư
: Chi nhánh Công ty Cổ phần Phân bón Mỹ Việt Long An
 Mã số thuế
: 0305883945-002
 Nơi cấp
: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An
 Ngày đăng ký

: 8/11/2011
 Đại diện pháp luật
: Trần Dũng
Chức vụ: Giám đốc
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án
: Nhà máy sản xuất phân bón Mỹ Việt Long An
 Địa điểm xây dựng : Kho E3, tổng kho Sacombank, đường số 1, KCN Tân Kim, xã
Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
 Diện tích nhà máy
: 2500 m2
 Mục tiêu đầu tư
: Nâng cấp nhà máy sản xuất phân bón NPK và phân vi sinh từ
25,000 tấn/năm lên 50,000 tấn/năm.
 Mục đích đầu tư
:
+ Đáp ứng nhu cầu thị trường về phân bón NPK và phân vi sinh cho sản xuất nông
nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Long An.
+ Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 Hình thức đầu tư
: Nâng cấp nhà máy
 Hình thức quản lý
: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư
: Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 3,854,193,849 đồng
trong 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1

: Đã đầu tư nhà máy sản xuất phân bón công suất 25,000
tấn/năm. Giá trị đầu tư 2,281,270,849 đồng.
+ Giai đoạn 2
: Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới nâng công suất của dự án
lên 50,000 tấn/năm. Giá trị tài sản đầu tư thêm là 1,572,923,000 đồng.
 Nguồn vốn đầu tư
: Dự án được thực hiện bằng 100% nguồn vốn chủ sở hữu.
 Vòng đời dự án
: Vòng đời hoạt động của dự án là 15 năm không tính năm xây
dựng.
I.3. Căn cứ pháp lý
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
1
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu

nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất,
kinh doanh phân bón;
 Quyết định số 36/2007/QĐ-BNN ngày 24/04/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v
ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón;
 Quyết định Số: 6868/QĐ-BCT ngày 27/12/2010 của Bộ Công thương Quy hoạch phát
triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011 – 2020, có
xét đến năm 2025;
 Thông tư số 45/2012/TT-BNNPTNT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v
ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất,kinh doanh và sử dụng tại Việt
Nam;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Công văn số 4268/BNN-KH của Bộ NN&PTNT v/v đảm bảo đủ phân bón cho sản xuất

nông nghiệp 2013;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
2
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án
II.1.1. Môi trường vĩ mô
5 tháng đầu năm 2013, kinh tế-xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp
tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong
khu vực. Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng
cuối năm 2012 không được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu
dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối
vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao. Tình trạng nợ xấu chưa được
giải quyết. Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số
01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tếxã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng
thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục
tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội cả năm.
Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 tháng đầu năm 2013 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2012
(%)
Chỉ số sản xuất công nghiệp
+5.2
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
+11.9
Tổng kim ngạch xuất khẩu

+15.1
Tổng kim ngạch nhập khẩu
+16.8
Khách quốc tế đến Việt Nam
-1.4
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm
34.5
Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm
+6.74
2012
II.1.2. Tình hình thị trường phân bón quý I/2013
+ Sản xuất phân Urê tháng 3/2013 ước đạt 173.90 nghìn tấn, tăng 5.97% so với tháng
trước. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2013, sản xuất phân Urê đạt khoảng 501.7 nghìn tấn, tăng
62.25% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Sản xuất phân hỗn hợp NPK tháng 3/2013 ước đạt 208.80 nghìn tấn, tăng 38.37%
so với tháng trước. Lũy kế 3 tháng đầu năm, sản xuất NPK đạt khoảng 558.4 nghìn tấn, tăng
66.51% so với 3 tháng đầu năm 2012.
- Diễn biến giá
Giá phân bón trong nước nửa cuối tháng 3/2013 tiếp tục tăng nhưng đà tăng giảm dần.
Nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân ở miền Bắc và miền Trung đều tăng, một số địa
phương tại các tỉnh phía Nam bắt đầu chuẩn bị vụ lúa hè thu khiến giá Urê tăng nhẹ. Cụ thể
giá phân bón tại một số địa phương như sau:
3
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

Tại các tỉnh phía Bắc, giá Urê Phú Mỹ tăng 100 đồng/kg, lên 9,750 – 9,850 đồng/kg;
giá Urê Trung Quốc tăng 50 đồng/kg, lên 9,200 – 9,250 đồng/kg.

Tại Đà Nẵng, giá Urê Phú Mỹ tăng 75 đồng/kg, lên là 9,700 – 9,750 đồng/kg; Urê
Trung Quốc tăng 50 đồng/kg, lên 9,350 đồng/kg.
Tại Quy Nhơn giá Urê Phú Mỹ tăng 125 đồng/kg, lên 9,650 đồng/kg; Trung Quốc ổn
định ở mức 9,000 – 9,100 đồng/kg.
Tại TP.Hồ Chí Minh, giá Urê Phú Mỹ tăng 100 đồng/kg, lên 9,500 – 9,600 đồng/kg,
giá Urê Trung Quốc tăng 50 đồng/kg, lên 9,300 đồng/kg.
Tại Tiền Giang, giá Urê Phú Mỹ tăng 100 đồng/kg, lên 9,.800 đồng/kg; giá Urê Trung
Quốc là 9,100 đồng/kg.
Nhu cầu phân bón cho vụ hè thu tại các tỉnh phía Nam bắt đầu tăng, nhưng do nguồn
cung dồi dào, giá nguyên liệu, tỷ giá ổn định nên giá phân bón trong nước ngừng tăng.
- Lượng hàng nhập khẩu
Ước tính khối lượng phân bón nhập khẩu các loại trong tháng 3 năm 2013 đạt 273
nghìn tấn với kim ngạch ước đạt 102 triệu USD, tăng 17.6% về lượng nhưng lại giảm 1.9%
về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 3 tháng đầu
năm 2013 đạt 778 nghìn tấn và 314 triệu USD, tăng 28.0% về lượng và 20.3% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Urê nhập khẩu ước đạt 14 nghìn tấn với kim ngạch nhập
khẩu 5 triệu USD, giảm 69.1% về lượng và giảm 70.4% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2012;
phân SA ước đạt 269 nghìn tấn với kim ngạch nhập khẩu 50 triệu USD, tăng 21.4% về lượng
nhưng giảm 8% về kim ngạch; phân DAP ước đạt 147 nghìn tấn với kim ngạch đạt 87 triệu
USD, tăng 56% về lượng và tăng 58.6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2013.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhập khẩu phân bón trong kỳ từ 19/3 - 4/4/2013
đạt 134.9 nghìn tấn với kim ngạch 50.2 triệu USD, giảm 11.7% về lượng và giảm 32.4% về
kim ngạch so với kỳ trước.
Chủng loại

Tổng
DAP
SA
NPK
Kali

Urê
Phân bón lá
Loại khác

Kỳ từ 19/3 Kỳ từ 5/3 - 21/3/2013
04/4/2013
Kim
Lượng Kim ngạch
Lượng
ngạch
134,978 50,241
152,896
74,310
30,429 16,404
46,280
24,386
55,086 16,404
46,196
19,633
17,237
8,516
11,541
5,556
10,622
4,774
14,414
6,654
9,641
3,371
4,061

1,535
147
536
274
588
11,816
5,131
30,131
15,957

So với kỳ 5/3 - 21/3/2013
(%)
Kim ngạch
-11.7
-34.3
19.2
49.4
-26.3
137.4
-46.2
-60.8

Lượng
-32.4
- 2.7
-41.4
53.3
-28.2
119.6
-9.0

-67.8

II.1.3. Nhu cầu và khả năng cân đối phân bón năm 2013
Phân bón các loại:
4
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

Năm 2013, nhu cầu phân bón các loại cả nước cần khoảng 10.325 triệu tấn; Trong đó:
phân đạm Urê 2.0 triệu tấn; Phân đạm SA 850 ngàn tấn; Phân Ka li 950 ngàn tấn; Phân DAP
900 ngàn tấn; Phân NPK 3.8 triệu tấn; Phân lân 1.825 triệu tấn. Cân đối khả năng sản xuất
trong nước, cần phải nhập khẩu 2.47 triệu tấn phân bón các loại; trong đó có 850 ngàn tấn
SA, 570 ngàn tấn DAP, 950 ngàn tấn ka li và 100 ngàn tấn phân NPK.
Nhu cầu phân Urê cho từng vụ, từng vùng:
Phân Urê cho sản xuất nông nghiệp năm 2013 cần khoảng 2.0 triệu tấn; trong đó:
miền Bắc 50 vạn tấn, miền Trung 30 vạn tấn và Nam Bộ 1.2 triệu tấn. Tính theo nhu cầu thời
vụ:
- Vụ Đông xuân cần 97 vạn tấn (miền Bắc 29 vạn, miền Trung 12 vạn, Nam Bộ 56
vạn tấn)
- Vụ Hè thu cần 50 vạn tấn (miền Bắc 3 vạn tấn, miền Trung 10 vạn tấn, Nam Bộ 37
vạn tấn).
- Vụ Mùa cần 53 vạn tấn (miền Bắc 18 vạn tấn, miền Trung 8 vạn tấn, Nam Bộ 27
vạn tấn).
II.1.4. Lợi ích của phân bón
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng
suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất,
bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
 Vai trò của phân NPK

- Vai trò của đạm (N)
Đạm cần cho cây suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng
mạnh, rất cần cho các cây ăn lá.
Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích thước to,
xanh, quang hợp mạnh, tăng năng suất cây trồng.
Tuy nhiên bón dư đạm làm cho cây phát triển quá nhanh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít
hạt, hạt lép, dễ rụng, nhiều sâu bệnh, chất lượng nông sản giảm, không hiệu quả kinh tế.
- Vai trò của lân (P)
Lân cần cho việc tạo ra bộ phận mới của cây, vì lân có trong thành phần Protit.
Kích thích phát triển rễ, làm rễ ăn sâu và rộng giúp cây hút được nhiều chất dinh
dưỡng và chống chịu tốt với điều kiện khí hậu bất thường.
Giúp cây đẻ nhiều chồi nhánh, ra hoa kết quả nhiều và sớm.
Tăng năng suất và phẩm chất nông sản.
- Vai trò của Kali(K)
Kali đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa
của cây.
Kali làm tăng khả năng đề kháng của cây trồng, giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, chống
sâu bệnh, tăng khả năng chịu rét, chịu úng và chịu hạn cho cây.
5
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

Kali làm giàu đường cho các loại cây ăn quả, mía, làm tăng hàm lượng tinh bột, tăng
phẩm chất và năng suất nông sản, làm tăng hiệu quả kinh tế.
 Vai trò của phân vi sinh
Phân vi sinh làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón
hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản, đã được khẳng định trong nhiều công
trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật

cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực
vật, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh cây trồng đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay có
ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Vi sinh vật tác động đến cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự tác động trực tiếp của
vi sinh vật, đến cây trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc chuyển hoá các chất
dinh dưỡng xảy ra trong quá trình chuyển hoá vật chất của vi sinh vật như quá trình cố định
nitơ, phân giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylen .v.v. Những vi khuẩn này có khả
năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ
môi trường. Tác động gián tiếp đến sinh trưởng của cây trồng xảy ra khi các chủng vi sinh
vật có khả năng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ môi trường hoặc từ
các vi sinh vật bất lợi đối với thực vật, trong đó vi sinh vật có thể cạnh tranh dinh dưỡng với
vi sinh vật bất lợi, hoặc sinh tổng hợp các chất có tác dụng trung hoà, phân huỷ, chuyển hoá
các tác nhân có hại hoặc tiêu diệt, ức chế các vi sinh vật bất lợi. Mỗi loại vi sinh vật trong tự
nhiên có thể có 1 hoặc cả 2 tác động nêu trên đối với cây trồng.
II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án
II.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ đối với công nghiệp sản xuất phân bón
 Quan điểm phát triển
- Phát triển công nghiệp sản xuất phân bón gắn liền với phát triển hệ thống phân phối,
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch
phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác có liên quan;
- Huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển hệ thống sản xuất và
phân phối phân bón theo hướng sản phẩm phân bón có khả năng cạnh tranh với sản phẩm
cùng loại trong khu vực.
 Mục tiêu phát triển
- Xây dựng hệ thống sản xuất phân bón với công nghệ hiện đại, quy mô phù hợp và hệ
thống phân phối an toàn, hiệu quả nhằm cung ứng đủ về số lượng và chủng loại phân bón với
chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực
đồng thời tham gia xuất khẩu, trong đó phân hỗn hợp NPK và phân bón hữu có có tỷ lệ chất
dinh dưỡng phù hợp yêu cầu của từng đối tượng cây trồng, từng vùng đất;
- Tổ chức hệ thống phân phối hợp lý, an toàn, đảm bảo cung ứng kịp thời các loại

phân bón cho nông dân với giá cả hợp lý, đảm bảo thị trường phân bón trong nước ổn định,
không có sản phẩm kém chất lượng, không gây hiện tượng sốt hàng hoặc tăng giá giả tạo.
6
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

 Định hướng phát triển
+ Định hướng phát triển hệ thống sản xuất phân bón
- Định hướng chung: Dựa vào nguồn tài nguyên trong nước như than, khí thiên nhiên
và quặng apatit để phát triển sản xuất phân đạm và phân lân; trên cơ sở hợp tác với nước
ngoài tổ chức khai thác, tuyển, sản xuất và cung ứng đủ phân kali;
- Định hướng về phát triển phân đạm: Triển khai và hoàn thiện các nhà máy đạm hiện
tại đang đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp và
tiến tới xuất khẩu;
- Định hướng về phát triển phân phức hợp điamôn phốt phát (DAP): Xây dựng thêm
hoặc mở rộng các nhà máy sản xuất DAP hiện có để đảm bảo cung cấp đủ phân bón chứa
đạm và lân cho nông nghiệp;
- Định hướng về phát triển phân lân (bao gồm phân supe lân và phân lân nung chảy):
Không mở rộng và nâng công suất các nhà máy sản xuất phân supe lân đơn hiện có, tiến
hành đầu tư chiều sâu, chuyển đổi sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng P2O5 cao hơn. Trong
quá trình chế biến apatit sẽ tận thu các hợp chất chứa flo để phục vụ cho các ngành công
nghiệp khác. Không phát triển thêm các dự án sản xuất phân lân nung chảy mới, tập trung
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tăng chất lượng của phân lân nung chảy;
- Định hướng phát triển phân sunphat amôn (SA): Trên cơ sở sản lượng của các dự án
sản xuất và tận thu amoniac cũng như axit sunphuric, tiến hành đầu tư sản xuất phân bón SA;
- Định hướng về phát triển phân bón hỗn hợp NPK: Tổ chức lại cơ sở sản xuất phân
NPK, nâng quy mô sản xuất và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến đảm bảo chất lượng sản
phẩm, tiến tới loại bỏ các cơ sở sản xuất phân NPK theo phương pháp thủ công, sản phẩm có

chất lượng thấp, không đồng đều;
- Định hướng phát triển phân bón vi lượng: Tổ chức sản xuất các loại phân bón vi
lượng dùng bón gốc và phun qua lá phù hợp với từng loại cây trồng và từng vùng thổ
nhưỡng;
- Định hướng phát triển các loại phân bón hữu cơ: Phát triển các cơ sở sản xuất phân
bón hữu cơ trên cơ sở tận dụng các nguồn than bùn tại chỗ, chất thải sinh hoạt và sản phẩm
phụ của quá trình chế biến nông sản, thủy hải sản,… đảm bảo vệ sinh, an toàn môi trường.
+ Định hướng phát triển hệ thống phân phối phân bón
- Xây dựng và củng cố hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất và thương
mại có vốn của nhà nước làm nòng cốt, gắn liền với phát triển mạng lưới bán lẻ, phát huy vai
trò các hợp tác xã thương mại tại địa phương để cung ứng phân bón đến tay người nông dân
với giá hợp lý, tăng cường khả năng kiểm soát giá và chất lượng phân bón, tạo dựng được
một số thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao.
- Xây dựng trung tâm phân phối tại các vùng miền nhằm xóa bỏ bớt các cấp trung
gian. Trung tâm có hệ thống kho tàng an toàn, có bộ phận quản lý chuyên nghiệp và hoạt
động kinh doanh theo tiêu chí đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp về số lượng,
chủng loại phân bón, chất lượng tốt, kịp thời vụ, giá cả hợp lý ở từng vùng, miền trên cơ sở
chiết khấu của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và bù đắp được các chi phí khác.
7
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

 Quy hoạch phát triển
+ Hệ thống sản xuất phân bón
- Đầu tư chiều sâu:
+ Giai đoạn 2011 – 2015: Mở rộng sản xuất và sử dụng phân urê có chứa chất ổn
định nitơ, … để giảm thất thoát đạm trong quá trình sử dụng; loại bỏ công nghệ sản xuất
phân NPK theo phương pháp thủ công, chất lượng sản phẩm thấp, độ ẩm cao; nâng cao dần

hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm phân bón, bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng
với nhiều chủng loại phù hợp với yêu cầu của cây trồng và từng vùng đất; phát triển phân
bón lá chứa các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, chất kích thích sinh trưởng phù hợp với
từng đối tượng cây trồng và từng vùng thổ nhưỡng; mở rộng sản xuất nhóm phân bón hữu cơ
với quy mô khoảng 500.000 tấn/năm trên cơ sở những nguồn nguyên liệu có sẵn như than
bùn, phế thải chế biến nông sản và những chủng vi sinh vật được phép sử dụng đảm bảo an
toàn môi trường.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Chuyển dần các cơ sở sản xuất supe lân đơn sang sản xuất
supe lân giàu, chứa khoảng 28% P2O5; sản xuất phân NPK có tổng hàm lượng chất dinh
dưỡng cao hơn 30% theo phương pháp hóa học và công nghệ tạo hạt thùng quay dùng hơi
nước; tiếp tục đầu tư chiều sâu, cơ giới hóa, sử dụng hệ thống điều khiển hiện đại để giảm
chi phí sản xuất phân bón và đảm bảo môi trường.
- Đầu tư mới
+ Giai đoạn 2011 – 2015: Ngoài các công trình đang được đầu tư xây dựng như Dự
án cải tạo và mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy phân đạm Ninh Bình, Nhà máy
phân đạm Cà Mau, Nhà máy DAP số 2, Nhà máy phân kali, sẽ xây dựng thêm Nhà máy phân
đạm có công suất 560.000 tấn/năm với nguyên liệu là than cám, Nhà máy phân lân nung
chảy công suất 200.000 tấn/năm, Nhà máy sunphat amôn công suất 300.000 tấn/năm. Hoàn
thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm phân DAP của Nhà máy DAP Đình Vũ, Hải Phòng,
đầu tư phát triển dự án DAP số 2 tại Lào Cai, xây dựng thêm nhà máy tuyển quặng apatit
loại III công suất 250.000 tấn/năm quặng tinh và nhà máy tuyển quặng apatit loại II công
suất 800.000 tấn/năm quặng tinh.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Mở rộng các nhà máy DAP hiện có hoặc xây dựng mới
Nhà máy DAP số 3 công suất 330.000 tấn/năm, xây dựng nhà máy sunphat amôn công suất
400.000 tấn/năm. Mở rộng nhà máy phân kali lên 700.000 tấn/năm (có thể nâng công suất,
phụ thuộc vào trữ lượng thực tế của mỏ).
+ Quy hoạch hệ thống phân phối mặt hàng phân bón
- Nguyên tắc lập quy hoạch hệ thống phân phối:
+ Tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng phân bón dựa trên thông tin hai chiều cung –
cầu và định hướng theo thị trường mục tiêu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của nông dân về nguồn

cung, chất lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng và giá cả hợp cho người trồng trọt;
+ Phát triển hệ thống phân phối mặt hàng phân bón một cách tổng thể, tạo điều kiện
cho việc quản lý và can thiệp vào thị trường của Nhà nước khi cần thiết một cách có hiệu quả
nhất;
8
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

+ Phát triển hệ thống phân phối phân bón phải đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất,
nghĩa là phải đảm bảo phân chia thị phần của các thành viên trong hệ thống không chồng
chéo, hoạt động chuyên môn hóa và có tổng chi phí lưu thông thấp nhất;
+ Hệ thống phân phối mặt hàng phân bón nhằm thiết lập và tăng mối quan hệ hợp tác
toàn diện, lâu dài giữa các thành viên trong hệ thống và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hệ thống, kể cả với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
- Hệ thống phân phối mặt hàng phân bón cần đạt các tiêu chí sau: Vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí và đạt
hiệu quả cao; Đảm bảo cung ứng phân bón chất lượng tốt; giá cả hợp lý đến từng vùng.
- Định hướng bố trí các trung tâm phân phối phân bón: Địa điểm các trung tâm phân
phối phân bón được bố trí dựa vào những yếu tố sau: địa bàn sản xuất nông nghiệp quan
trọng, nơi tiêu thụ lượng phân bón lớn, giao thông vận tải thuận lợi, nơi có vị trí thuận tiện để
kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Quy mô của trung tâm phân phối: Quy mô của trung tâm phân phối vùng được xác
định bởi nhu cầu về lượng phân bón trong từng vùng, theo mùa vụ, thời gian dự trữ phân
bón, điều kiện vận chuyển từ nơi sản xuất … Mỗi trung tâm phân phối có thể cung ứng
khoảng 300.000 – 350.000 tấn/năm phân bón các loại (có tính đến lượng dự trữ khi vào vụ).
- Hệ thống kho tàng: Trung tâm phân phối cần có kho tàng an toàn, tránh ngập lụt.
Kết cấu nhà kho phù hợp với điều kiện bảo quản, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng.

Kho có sức chứa khoảng 30.000 – 35.000 tấn phân bón. Diện tích kho chứa khoảng 8.000 –
10.000m2 (các nhà bán buôn tư nhân chỉ cần diện tích kho ở mức thấp hơn).
- Giai đoạn 2011 – 2015: Định hướng hình thành 14 trung tâm phân phối vùng, địa
điểm cụ thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn.
- Giai đoạn 2016 – 2020: Mở rộng hoặc phát triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt
hàng phân bón, địa điểm cụ thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn sau khi đã có các trung tâm
phân phối của phân kỳ trước.
Số lượng các trung tâm phân phối trên đây chỉ có tính chất định hướng, tùy theo nhu
cầu của thị trường, theo nguyên tắc tự do hóa thương mại và đầu tư số lượng các trung tâm
phân phối có thể thay đổi.
 Các giải pháp và cơ chế chính sách chủ yếu
+ Các giải pháp
- Giải pháp về vốn
Nguồn vốn cho các công trình này sẽ được huy động từ nhiều nguồn trong nước,
trước tiên là các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón hiện có, một phần vay từ Ngân hàng
thương mại trong nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và nguồn vốn từ nước ngoài (nếu
có).
- Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu
+ Giải pháp cung cấp than và khí thiên nhiên: Lượng than và khí thiên nhiên cho sản
xuất phân đạm sẽ do Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Việt Nam
9
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

cung cấp. Trường hợp thiếu hụt từ nguồn cung trong nước phải chủ động tìm phương án
nhập khẩu.
+ Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu apatit và muối mỏ kali: Quặng apatit do
Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp đủ cho nhu cầu

sản xuất phân supe lân, phân lân nung chảy và phân DAP. Về khả năng cung cấp muối mỏ
kali: Hiện tại dự án thăm dò trữ lượng và chất lượng muối mỏ chứa kali đang được triển khai
với mục tiêu xây dựng nhà máy công suất 500.000 tấn/năm KCl.
+ Giải pháp cung cấp nguyên liệu lưu huỳnh: Hiện tại lượng lưu huỳnh dùng cho sản
xuất supe lân và DAP phải nhập khẩu. Sau này tổng số lượng lưu huỳnh do các nhà máy lọc
dầu cung cấp sẽ đáp ứng được khoảng 580.000 tấn/năm, lượng lưu huỳnh còn lại cho sản
xuất phân bón vẫn phải nhập khẩu.
+ Giải pháp cung cấp nguyên liệu amoniac: Trong giai đoạn 2011 – 2015 nguồn
amoniac cung cấp cho sản xuất DAP, SA và các nhu cầu khác phải nhập khẩu. Lượng
amoniac nhập khẩu sẽ giảm dần khi triển khai các dự án sản xuất amoniac.

10
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

- Giải pháp về đầu tư
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình lớn như nhà máy sản xuất phân đạm,
DAP, phân kali và axit photphoric trích ly sẽ mua bản quyền công nghệ và các thiết bị chính,
khuyến khích và tạo điều kiện sản xuất thiết bị phụ trợ ở trong nước.
- Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón
+ Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn về phân bón trong đó nòng cốt và chủ
lực là các doanh nghiệp Nhà nước liên kết thành lập các trung tâm phân phối vùng trên địa
bàn cả nước, trước mắt tập trung vào các địa bàn, thị trường trọng yếu, kết hợp với khâu
phân phối cuối nguồn hình thành hệ thống phân phối chính thức, xây dựng thương hiệu có uy
tín. Phát triển việc giao dịch thương mại điện tử trên thị trường phân bón trong nước. Mặt
khác quan tâm tìm kiếm thị trường ở nước ngoài để xuất khẩu có hiệu quả một số sản phẩm
phân bón sản xuất trong nước, tránh dư thừa khi các nhà máy sản xuất Urê hoạt động hết
công suất.

+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các mạng lưới phân phối trên thị
trường, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm tra chất lượng phân bón,
phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức
về thị trường, về cách sử dụng phân bón cho các nhà phân phối và nông dân.
- Giải pháp bảo vệ môi trường
+ Trong sản xuất phân bón: Các cơ sở sản xuất phân bón trước hết phải tự giám sát
môi trường, theo các hạng mục và chỉ tiêu đúng với tần suất giám sát đã được quy định trong
Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, thực hiện đầy đủ các quy định về
bảo vệ an toàn môi trường.
+ Trong vận chuyển, bảo quản và sử dụng phân bón: Phân bón phải được bảo quản
trong các kho cao ráo, có mái lợp chắc chắn, đề phòng lũ lụt. Các kho trung chuyển lớn cần
được trang bị các xe nâng hoặc hệ thống băng chuyền. Người nông dân phải được hướng dẫn
các kiến thức về sử dụng phân bón để tránh gây tổn thất phân bón, nâng cao hiệu quả sử
dụng phân bón và sử dụng đất.
- Giải pháp phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực
+ Trong khâu sản xuất: Tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho lao
động tham gia trong lĩnh vực sản xuất phân bón, đặc biệt là công nhân vận hành trong các
nhà máy mới;
+ Trong khâu phân phối: Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ở các cấp phân
phối, tăng cường sử dụng dịch vụ thương mại điện tử.
- Giải pháp phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
+ Nhóm nghiên cứu các vấn đề phục vụ cho đầu tư chiều sâu gồm: Nghiên cứu cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm giảm chi phí nguyên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu
quả sản phẩm và những vấn đề do thực tế sản xuất đặt ra; nghiên cứu sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong lĩnh vực sản xuất phân bón; nghiên cứu sản xuất một số sản
phẩm ở trong nước thay cho hàng nhập khẩu dùng trong lĩnh vực sản xuất phân bón.
+ Nhóm các chương trình và đề tài nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu sản xuất những
sản phẩm phân bón mới có tính năng cao hơn nhằm giúp tối ưu hóa việc cung cấp chất dinh
11

---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

dưỡng theo nhu cầu của cây trồng, tiết kiệm phân bón, đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường nhờ giảm tổn thất chất dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng
đồng thời tăng năng suất thu hoạch; nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón chứa lân từ
quặng apatit loại II; hình thành chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đồng bộ về
phân bón với sự tham gia của nhiều cấp từ trung ương đến cơ sở sản xuất.
+ Các cơ chế chính sách
- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý của Nhà nước: Các cơ quan quản lý triển khai
thực hiện các Nghị định 113/2003/NĐ-CP, Nghị định 191/2007/NĐ-CP và Nghị định
15/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; bố trí cán bộ
chuyên trách và bố trí kinh phí hoạt động quản lý phân bón ở các cấp trung ương và địa
phương, có chế độ thưởng, phạt thích đáng;
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội: Có kế hoạch và chính sách ưu
tiên phát triển hệ thống giao thông tới vùng sâu, vùng xa, khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia phát triển giao thông tới các thôn bản;
- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và phân phối phân bón:
+ Ưu đãi vốn vay trong giai đoạn đầu tư xây dựng dự án sản xuất và hệ thống kho
tàng ở các trung tâm phân phối phân bón, ưu đãi trong giai đoạn sản xuất phân bón gối vụ và
dự trữ phân bón;
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thành lập các trung tâm phân phối
phân bón vùng và khâu phân phối cuối nguồn, đặc biệt là các hợp tác xã và tổ hợp tác dịch
vụ;
+ Các địa phương cần quy hoạch các cụm kho phân bón, lúa gạo, xăng dầu… ở vùng
sản xuất nông nghiệp quan trọng để hướng dẫn các nhà đầu tư;
+ Hiệp hội phân bón Việt Nam thực hiện việc liên kết giữa các nhà sản xuất phân bón,
các nhà cung ứng phân bón, dự báo cung cầu phân bón trong từng thời kỳ và giá cả ở từng

vùng miền để định hướng cho thị trường;
+ Tăng cường công tác thông tin thị trường, đào tạo cán bộ quản lý ở các khâu, nhất là
ở khâu phân phối cuối nguồn.
II.2.2. Điều kiện của khu vực thực hiện dự án
Tỉnh Long An tiếp giáp với Tp.HCM và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương
Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang
về phía Nam. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại
thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực
có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có
đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132.977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc
Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là
có chung đường ranh giới với Tp.HCM, bằng hệ thống giao thông đường bộ như: quốc lộ
1A, quốc lộ 50, … các đường tỉnh lộ: ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên
vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ
hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống
12
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

sông Mê Kông và Đồng Nai. Do nằm cận kề với TP.HCM nên có mối liên hệ kinh tế ngày
càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam, nhất là Tp.HCM một
vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu
tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của ĐBSCL.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4,491.221 km2, chiếm tỷ lệ 1.3 % so với diện tích
cả nước và bằng 8.74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý:
105030'30'' đến 106047'02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002'00'' vĩ độ Bắc.

Hình : Vùng thực hiện dự án

6 tháng đầu năm 2013 tổng sản phẩm (GDP) của Long An đạt khoảng 8,657 tỷ đồng
(giá cố định 1994), tăng trưởng 9.7% (cùng kỳ tăng 10%). Trong đó, khu vực I tăng 2.9%
(cùng kỳ tăng 4.8%); khu vực II tăng 13.9% (cùng kỳ tăng 13.7%); khu vực III tăng 11.5%
(cùng kỳ tăng 11.2%). Tổng diện tích lúa gieo trồng trong 2 vụ lúa Đông xuân và lúa Mùa đạt
276,531 ha, tăng 4,355 ha (tương đương 2%) so cùng kỳ; năng suất 60.6 tạ/ha, tăng 0.4 tạ/ha
(tương đương 0.7%) so cùng kỳ; sản lượng 1,676,118 tấn, tăng 2.7% so cùng kỳ, đạt 62%
KH. Vụ Hè thu gieo sạ đúng lịch thời vụ, diện tích xuống giống đến ngày 16/5/2013 được
153,543 ha/KH 230,200 ha, đạt 66.7% KH, bằng 89% so cùng kỳ, do mưa ít, các huyện phía
Nam sạ chậm. Các địa phương đang tập trung gieo sạ theo khung thời vụ khuyến cáo.
Mặc dù giá thành sản xuất lúa có giảm hơn so cùng kỳ từ 100-650 đồng/kg nhưng do
giá lúa không tăng nên người nông dân thu được lợi nhuận không nhiều, bình quân lãi
khoảng 13-15 triệu đồng/ha trong vụ Đông xuân.
Xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liên kết 4 nhà: đã triển khai 17 cánh đồng
với diện tích 4,201 ha/1.557 hộ tham gia; năng suất khô khoảng 65-70 tạ/ha, với lợi nhuận
bình quân 16-18 triệu đồng/ha, cao hơn bên ngoài 2-3 triệu đồng/ha. Với các tiêu chí gần
13
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

như đảm bảo theo yêu cầu của Cục Trồng trọt, mối liên kết 4 nhà ngày càng chặt chẽ và bền
vững trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ; năng suất tăng, chi phí sản xuất giảm, tăng
thêm thu nhập cho nông dân. Đa số các loại cây trồng khác đều tăng diện tích và sản lượng,
trong đó cây thanh long phát triển mạnh, tập trung tại huyện Châu Thành (đến hết tháng
4/2013 đã trồng 2,150 ha).
II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông nghiệp
chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 16% GDP của cả nước. Việc tự do
hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên

thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng,
cao su, đường và trà cũng ngày càng phát triển. Vì vậy sản xuất nông nghiệp có một vị trí hết
sức quan trọng trong nền kinh tế cả nước.
Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản lượng
các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống, phân bón .v.v.
Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam
phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng. Là một nước nông
nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn (bình quân mỗi năm khoảng 10 triệu
tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam đang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, còn
phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Long An nói riêng cũng như cả nước nói chung
cộng với những thuận lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, Chi nhánh Công ty Cổ
phần Phân bón Mỹ Việt Long An chúng tôi khẳng định việc đầu tư mở rộng dự án “Nhà máy
sản xuất phân bón Mỹ Việt Long An” là rất cần thiết, đây là một hướng đầu tư đúng đắn góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội,
phù hợp với định hướng phát triển ngành công nghiệp phân bón nước ta trong thời gian tới.

14
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

CHƯƠNG III: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
III.1. Địa điểm thực hiện dự án
Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất phân bón Mỹ Việt Long An được thực hiện trên
khu đất cũ: Kho E3, tổng kho Sacombank, đường số 1, KCN Tân Kim, xã Tân Kim, huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An.
III.2. Quy mô dự án
Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Mỹ Việt Long An được đầu tư trên khu đất có tổng

diện tích 2500m2. Thời gian vừa qua nhà máy sản xuất phân bón NPK và phân vi sinh với
công suất 25,000 tấn/năm. Sang giai đoạn 2, nhà máy sẽ được nâng cấp và hoạt động với
công suất gấp đôi giai đoạn 1, tức 50,000 tấn/năm.
III.3. Máy móc thiết bị
Hạng mục đã đầu tư trong giai đoạn I
Dây chuyền sản xuất tự động
Hệ thống điều khiển máy
Xe ô tô Ford Everest 7 chỗ
Xe Tucson 5 chỗ
Dây chuyền chảo
Máy vi tính
Máy in Canon LBP 2900
Máy in Epsin LQ-300+II
Bàn làm việc
Máy vi tính
Máy chiếu
Xe nâng Mitsubishi
Xe honda Weve
Mô tơ điện
Vòng bi công nghiệp
Mô tơ giảm tốc
Hạng mục đầu tư trong giai đoạn II
Dây chuyền sản xuất phân bón 60t/h
Máy nghiền 8t/h
Máy đóng gói
Máy đóng gói vi lượng
Mục điện và hệ thống điều khiển dây chuyền trộn phân bón cân
định lượng

Đơn vị tính

Bộ
Bộ
chiếc
chiếc
bộ
bộ
cái
cái
cái
bộ
bộ
chiếc
chiếc
bộ
bộ
bộ
Đơn vị tính
bộ
bộ
bộ
bộ
bộ

Số lượng
1
1
1
1
1
4

1
2
6
1
1
1
1
1
1
1
Số lượng
1
1
1
1
1
15

---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

III.4. Thời gian thực hiện dự án
Nhà máy sản xuất phân bón sẽ được nâng cấp từ quý III và quý IV năm 2013 và dây
chuyền mới này sẽ đi vào hoạt động vào quý I năm 2014.

16
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh



DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
IV.1. Tổng mức đầu tư của dự án
IV.1.1. Mục đích của tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án
“Nhà máy sản xuất phân bón” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định
hiệu quả đầu tư của dự án.
IV.1.2. Nội dung của tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 3,854,193,849 đồng trong 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Đã đầu tư nhà máy sản xuất phân bón công suất 25,000 tấn/năm. Giá
trị đầu tư 2,281,270,849 đồng.
+ Giai đoạn 2: Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới nâng công suất của dự án lên
50,000 tấn/năm. Giá trị tài sản đầu tư thêm là 1,572,923,000 đồng.
Đơn vị: đồng
Hạng mục đầu tư
Hạng mục đã đầu tư trong giai đoạn I
Dây chuyền sản xuất tự động
Hệ thống điều khiển máy
Xe ô tô Ford Everest 7 chỗ
Xe Tucson 5 chỗ
Dây chuyền chảo
Máy vi tính
Máy in Canon LBP 2900
Máy in Epsin LQ-300+II
Bàn làm việc
Máy vi tính
Máy chiếu
Xe nâng Mitsubishi

Xe honda Weve
Mô tơ điện
Vòng bi công nghiệp
Mô tơ giảm tốc
Hạng mục đầu tư trong giai đoạn II
Dây chuyền sản xuất phân bón 60t/h
Máy nghiền 8t/h
Máy đóng gói

Đơn vị
tính

Số
lượng

Đơn giá

Bộ
Bộ
chiếc
chiếc
bộ
bộ
cái
cái
cái
bộ
bộ
chiếc
chiếc

bộ
bộ
bộ

1
1
1
1
1
4
1
2
6
1
1
1
1
1
1
1

487,457,846
66,000,000
588,148,610
883,459,091
185,541,667
1,818,182
727,273
1,363,636
272,727

9,600,000
3,500,000
10,500,000
8,800,000
10,000,000
10,000,000
5,900,000

bộ
bộ
bộ

1
1
1

608,960,000
74,000,000
158,600,000

Thành tiền
2,281,270,849
487,457,846
66,000,000
588,148,610
883,459,091
185,541,667
7,272,728
727,273
2,727,272

1,636,362
9,600,000
3,500,000
10,500,000
8,800,000
10,000,000
10,000,000
5,900,000
1,572,923,000
608,960,000
74,000,000
158,600,000
17

---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN
Máy đóng gói vi lượng
Mục điện và hệ thống điều khiển dây chuyền
trộn phân bón cân định lượng
Hạng mục đã đầu tư trong 2 giai đoạn

bộ

1

48,873,000

48,873,000


bộ

1

682,490,000

682,490,000
3,854,193,849

IV.2. Nguồn vốn thực hiện dự án
Dự án được thực hiện bằng 100% nguồn vốn chủ sở hữu.
IV.3. Hiệu quả tài chính dự án
IV.3.1. Các giả định tính toán
+ Khấu hao tài sản cố định
Áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng
theo công văn số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Thời gian khấu hao tài sản máy móc đầu tư thêm là 15 năm.
+ Giả định về doanh thu
Công suất sản xuất hiện tại: 25,000 tấn/năm. Trong đó:
- NPK: chiếm 60% tương ứng 15,000 tấn/năm
- Phân bón vi sinh chiếm 40% tương ứng 10,000 tấn/năm.
Công suất sản xuất toàn nhà máy sau khi đầu tư thêm dây chuyền sản xuất:
50,000tấn/năm. Trong đó:
- NPK: chiếm 60% tương ứng 30,000 tấn/năm.
- Phân bón vi sinh chiếm 40% tương ứng 20,000 tấn/năm.
Công suất sản xuất tăng thêm là 25,000 tấn/năm. Trong đó:
- NPK chiếm 60% tương ứng 15,000 tấn/năm
- Phân bón vi sinh chiếm 40% tương ứng 10,000 tấn/năm.

Công suất của nhà máy trước và sau khi nâng cấp
Sản lượng trước và sau
khi nâng cấp nhà máy

Tỷ
trọng

Sản lượng phân NPK
Sản lượng phân vi sinh

60%
40%

Công suất trước khi
nâng cấp (tấn/năm)
15,000
10,000

Công suất sau khi
nâng cấp (tấn/năm)
30,000
20,000

Công suất tăng
thêm (tấn/năm)
15,000
10,000

Theo đơn giá bán hàng hiện tại của công ty:
- Đơn giá bán NPK: 10,000 đồng/kg

- Đơn giá bán phân bón vi sinh là 2,200 đồng/kg.
Mức tăng giá hằng năm là 5%/năm.
18
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

Doanh thu hằng năm của dự án qua 15 năm hoạt động
Đơn vị: đồng
Năm
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028

Doanh thu tăng thêm từ
nâng cấp nhà máy
144,480,000,000

161,185,500,000
179,200,350,000
198,613,721,250
219,520,428,750
230,496,450,188
242,021,272,697
254,122,336,332
266,828,453,148
280,169,875,806
294,178,369,596
308,887,288,076
324,331,652,480
340,548,235,104
357,575,646,859

Phân bón NPK

Phân bón vi sinh

126,000,000,000
140,568,750,000
156,279,375,000
173,209,640,625
191,442,234,375
201,014,346,094
211,065,063,398
221,618,316,568
232,699,232,397
244,334,194,017
256,550,903,717

269,378,448,903
282,847,371,348
296,989,739,916
311,839,226,912

18,480,000,000
20,616,750,000
22,920,975,000
25,404,080,625
28,078,194,375
29,482,104,094
30,956,209,298
32,504,019,763
34,129,220,752
35,835,681,789
37,627,465,879
39,508,839,172
41,484,281,131
43,558,495,188
45,736,419,947

(Chi tiết về doanh thu dự án thể hiện trong phụ lục của dự án)
+ Giả định về chi phí
- Chi phí lương công nhân:
+ Công nhân sản xuất trực tiếp:
Số lượng: 50 người
Mức lương căn bản: 2,550,000 đồng/người.
Phụ cấp: 1,500,000 đồng/người.
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội: 21% mức lương căn bản.
Số tháng tính lương: 13 tháng/năm.

+ Kỹ sư:
Số lượng: 5 kỹ sư.
Mức lương căn bản: 4,500,000 đồng/người.
Phụ cấp: 2,000,000 đồng/người.
BHYT,BHXH: 21% mức lương cơ bản
Số tháng tính lương/năm: 13 tháng/năm.
- Chi phí nguyên liệu: chiếm 50% doanh thu.
- Chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm: chiếm 5% doanh thu.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: chiếm 15% doanh thu.
- Chi phí quản lý, marketing, bán hàng: chiếm 15% doanh thu.
19
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

(Chi tiết chi phí dự án thể hiện trong phụ lục dự án)
IV.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính dự án
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thời gian hoạt động là 15 năm từ năm 2014 đến năm 2028.
Thuế TNDN: 25%
Các chỉ số tài chính dự án:
Đơn vị: đồng
Tổng doanh thu
3,802,159,580,284
Tổng chi phí
3,299,597,568,003
Tổng EBT
502,562,012,281
Tổng EAT

376,921,509,210
Hệ số EBT/doanh thu
0.13
Hệ số EAT/doanh thu
0.1
Doanh thu bình quân
253,477,305,352
Lợi nhuận trước thuế bình quân
33,504,134,152
Lợi nhuận sau thuế bình quân
25,128,100,614
Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo thuế suất hiện hành là 25%/ Tổng lợi
nhuận.
Ghi chú:
EBT: Lơi nhuận trước thuế
EAT: Lợi nhuận sau thuế.
Tổng doanh thu sau 15 năm hoạt động: 3,802,159,580,284 đồng.
Tổng chi phí trong 15 năm hoạt động: 3,299,597,568,003 đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế: 502,562,012,281đồng.
Tổng lợi nhuận sau thuế: 376,921,509,210 đồng.
Doanh thu bình quân/năm hoạt động: 253,477,305,352 đồng.
Lợi nhuận trước thuế bình quân: 33,504,134,152 đồng.
Lợi nhuận sau thuế bình quân: 25,128,100,614 đồng.
Hệ số EBT/doanh thu là 0.13 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.13 đồng lợi nhuận
trước thuế.
Hệ số EAT/doanh thu là 0.1 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.1 đồng lợi nhuận sau
thuế.
 Báo cáo ngân lưu dự án
Phân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 15 năm với suất chiết khấu là WACC
= 25 % được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn.

Vòng đời hoạt động của dự án là 15 năm không tính năm xây dựng
20
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm.
Dòng tiền chi ra gồm: Chi đầu tư ban đầu; chi phí lương, chi phí BHYT,BHXH; chi
phí nguyên liệu, chi phí bao bì đóng gói, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí markeing bán
hang.
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết
quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV =431,804,267,362 đồng >0
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự
án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
IV.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án
Phân tích tài chính cho thấy dự án “Nhà máy sản xuất phân bón” có nhiều tác động
tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Không chỉ đóng góp vào sự phát triển và tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng dự án còn tạo ra công ăn
việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư. Ngoài ra, Nhà nước và địa phương
còn có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

21
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT LONG AN

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án mở rộng Nhà máy sản xuất phân bón Mỹ Việt Long An là một dự án mang tính
khả thi về mặt kỹ thuật, môi trường và tài chính, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
rất lớn.
Những phân tích đánh giá trong thuyết minh cho thấy dự án đầu tư này sẽ làm tăng
hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhất là sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất
nông nghiệp cải tạo đất đai của nông dân Việt Nam. Ngoài ra, dự án còn đóng góp đáng kể
vào ngân sách nhà nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Để phát huy được hiệu quả dự án, Chi nhánh Công ty Cổ phần Phân bón Mỹ Việt
Long An chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Vì vậy kính mong các cơ
quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ để dự án sớm được phê duyệt và đi vào hoạt động.
Long An, ngày

tháng

năm 2013

CHỦ ĐẦU TƯ
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN
MỸ VIỆT LONG AN
(Giám đốc)

TRẦN DŨNG

22
---------------------------------------------Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh


×