Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

NÊN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN URÊ HAY NHẬP KHẨU PHÂN URÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.53 KB, 23 trang )

NÊN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN URÊ HAY
NHẬP KHẨU PHÂN URÊ
I. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu phân bón ở Việt Nam hiện nay
1. Tình hình xuất nhập khẩu phân bón ở Việt Nam
Theo ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng
thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, vụ Hè - Thu 2008, cả nước cần khoảng
400.000 tấn Urê và hai triệu tấn phân bón các loại. Khi bước vào sản xuất vụ
Đông - Xuân tới, chỉ riêng nhu cầu về phân Urê cũng sẽ tăng lên khoảng
450.000 tấn.
Trong khi đó, với năng lực sản xuất hiện tại, các nguồn trong nước mới
chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu về Urê; còn lại 100% phân bón các loại như
DAP, SA, Kali đều phải nhập khẩu. Theo đó, tình trạng căng thẳng về phân bón
dự báo sẽ còn kéo dài tới năm 2010.
Trước tình hình trên, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã kiến nghị Chính
phủ có định hướng cho kế hoạch sản xuất và nhập khẩu phân bón từ nay tới
2010; trong đó đẩy mạnh phát triển sản xuất phân hữu cơ, cải tiến công nghệ
sản xuất N-P-K chất lượng cao thay thế DAP nhập khẩu, ngừng xuất khẩu cũng
như tạm nhập tái xuất đối với tất cả các loại phân bón.
Ông Thúy cũng cho biết hiện giá phân bón các loại đã tăng từ 20 – 30%. Giá
phân Urê bình quân trên cả nước có từ 7.200- 8.700đ/kg, có nơi 9.000đ/kg; giá
Kali từ 12.000- 13.500đ/kg, DAP từ 22.500đ- 24.000đ/kg, Lân 3.000-
3.500đ/kg.
Nguyên nhân, theo ông Thúy, là do cuối tháng 4 vừa qua, Trung Quốc
(nước cung cấp 1/5 lượng phân bón toàn thế giới) đột ngột tăng thuế suất đối
với phân bón từ 35% lên 135%, đẩy giá trong nước tăng theo.
1
Ông Thúy phân tích: Mỗi tấn Urê sản xuất trong nước sẽ giảm được cước vận
chuyển, phí bảo hiểm và thủ tục hải quan… nên giá thành sẽ thấp hơn so với
hàng nhập khẩu từ 110 – 120 USD/tấn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp “té
nước theo mưa”, nâng giá bán gần với giá thế giới khiến nông dân càng thêm
khó khăn khi chi phí đầu vào sản xuất tăng cao.


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cho biết, trong 5 tháng đầu
năm 2008, hầu hết giá các loại nông sản và vật tư phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp đều liên tục tăng mạnh, đặc biệt là mặt hàng phân bón, thức ăn gia súc
và nguyên liệu… Do đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này tăng đột biến
từ 2 đến 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, phân bón là một mặt hàng có mức nhập khẩu tăng vọt so cùng
kỳ năm trước. Ước tính, tổng lượng phân bón nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2008
đã đạt trên 2 triệu tấn, tăng tới 40,4% so cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, một số loại phân bón nhập khẩu có thể giảm về lượng (tuy
không nhiều) nhưng giá trị nhập khẩu lại tăng mạnh: phân urê nhập về khoảng
536 ngàn tấn, tăng hơn 2 lần về lượng và gần 3 lần về giá trị; DAP giảm 6% về
lượng nhưng tăng gần 2,3 lần giá trị, NPK tăng 67% về lượng nhưng tăng 3,3
lần về giá trị.
Nguyên nhân tăng giá trị nhập khẩu phân bón chủ yếu là do ảnh hưởng
của yếu tố tăng giá nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam trong thời gian
qua vẫn là Trung Quốc (chiếm 55,7% tổng lượng nhập), tiếp đến là Liên bang
Nga (8,8%)…
Trong khi đó, ngày 2/4 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định tăng thuế
xuất khẩu một số loại phân bón, trước tình trạng xuất khẩu phân bón của Trung
Quốc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
2
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự thay đổi về chính sách
xuất nhập khẩu phân bón của Trung Quốc sẽ tác động mạnh tới thị trường phân
bón nhập khẩu của Việt Nam.
Giá nhập khẩu phân hiện nay đang tăng lên gây trở ngại rất nhiều cho
người nông dân sản xuất và những doanh nghiệp kinh doanh phân bón.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón
2.1. Nhập khẩu phân bón
2.1.1. Thuận lợi

- Như chúng ta đã biết nhu cầu phân bón của nông dân là rất lớn. Do vậy,
việc nhập khẩu phân bón sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu về phân bón của bà con
nông dân 1 cách kịp thời và đầy đủ.
- Trong thời điểm hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về phân bón cho nông
dân, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa có Công văn số
6409/VPCP-KTN chỉ đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương cân đối cung cầu
phân bón, đảm bảo đủ cho vụ đông xuân 2008 - 2009. Phó Thủ tướng yêu cầu
các đơn vị sản xuất phân bón trong nước cần tập trung sản xuất, phát huy tối
đa công suất thiết kế tăng nguồn phân bón trong nước cho sản xuất nông
nghiệp. Đồng thời, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hóa chất Việt
Nam chỉ đạo các nhà máy trực thuộc tăng tiến độ sản xuất urê phục vụ nhu cầu
sản xuất vụ đông xuân 2008 - 2009.
Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sẽ được tạo thuận lợi về hạn mức
cho vay và vay vốn bằng ngoại tệ, để nhập khẩu đủ và kịp thời phân bón phục
vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Khó khăn
- Tính đến hết tháng 7.2008, Việt Nam đã nhập khẩu 2, 23 triệu tấn phân
bón, trong đó nước nhập khẩu nhiều nhất là Trung Quốc (chiếm trên 50%),
Nga (chiếm hơn 10%),... đó còn chưa kể đến việc nhập thuốc bảo vệ thực vật.
Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam sử dụng trên 2 triệu tấn phân Urê, khoảng
3
600 nghìn tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loại phân
bón khác. Tổng lượng phân bón các loại sử dụng tại Việt Nam xấp xỉ 7, 7 triệu
tấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu
suất. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta mất một lượng tiền lớn để nhập
khẩu phân bón, đồng thời lại gây ra những ảnh hưởng đến môi trường do phân
bón bị rửa trôi, tích tụ ở nguồn nước ngầm.
Trong thời điểm lạm phát hiện nay, giá phân bón nhập khẩu đang ở mức
cao, nếu bà con nông dân mua phân bón về thì sau vụ gặt sẽ không có lãi,
thậm chí còn thua lỗ. Điều này đặt họ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

2.2. Sản xuất phân bón
2.2.1.Thuận lợi
- Việc sản xuất phân bón sẽ giúp cho chúng ta giảm bớt gánh nặng phải
phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón từ thị trường bên ngoài.
- Xây dựng nhà máy sản xuất phân urê góp phần tạo việc làm cho nhiều
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho đất nước.
2.2.2. Khó khăn
- Hiện nay dù vụ thu hoạch lúa tại hầu hết các vùng trong cả nước đều đạt
kết quả tốt, sản lượng cao và mức tiêu thụ phân bón của nông dân cũng khá
cao, nhưng đối với nhiều nhà sản xuất phân bón trong nước tình hình lại
không mấy sáng sủa. Trong đó có không ít cơ sở sản xuất bắt đầu lâm vào khó
khăn, thậm chí thua lỗ. Có rất nhiều lý do khiến cho sản xuất phân bón không
đạt được kỳ vọng về cạnh tranh quyết liệt, nhất là sự xuất hiện của các loại
hàng giả, hàng nhái kém chất lượng mức tăng trưởng, nhất là về hiệu quả sản
xuất, như: thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu vốn lưu động, thị trường, v.v...
4
Nhưng nguyên nhân xuyên suốt cả một giai đoạn và tác động đến nhiều
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), lại là sức ép của
đầu vào và đầu ra.
Một vấn đề đang được đặt ra tại thị trường phân bón nước ta là trong khi
các nhà sản xuất, nhất là các DNNN bình ổn giá bán phân bón do mình sản
xuất, thì giá phân bón đến tay nông dân vẫn không hề thấp. Nguyên nhân của
vấn đề này có thể có nhiều, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy là để sản phẩm
phân bón đến tay người dùng, còn phải qua mấy tầng đại lý, cơ sở phân phối.
Một trong những lý do mà nhà sản xuất và người dùng phân bó cùng kêu trời
chính là ở khâu này.
- Chi phí để xây dựng nhà máy sản xuất phân urê là rất cao, xây dựng một
nhà máy sản xuất phân bón phải mất ít nhất từ 4-5 năm trong khi đó nhu cầu
về phân bón thì cấp thiết mà cung chưa đáp ứng được đầy đủ.
II. Một số quan điểm về việc xây dựng nhà máy sản xuất urê hay nhập

khẩu urê.
Urê là một loại phân được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lúa và các loại
cây trồng khác. Ở Việt Nam thì chúng ta nhập khẩu phân urê là chủ yếu nên
việc tăng giá phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến những doanh nghiệp sản xuất
trong nước. Đứng trên quan điểm của từng đối tượng mà xem xét việc nhập
khẩu hay xuất khẩu sẽ có hiệu quả hơn.
• Đứng trên quan điểm của người nông dân:
Ta đã biết những người sử dụng phân urê chủ yếu là nông dân trồng lúa.
Hiện nay, cơn sốt giá phân urê ngày càng trở nên phức tạp và chưa có dấu hiệu
hạ nhiệt, làm cho nông dân cả nước hoang mang và lo ngại, giá phân urê tăng sẽ
kéo giá thành hạt lúa lên cao. Hàng năm, mỗi khi bước vào vụ sản xuất nông
nghiệp là tình hình phân bón trên thị trường lại có những biến động mạnh về giá
5
cả, đặc biệt là tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá giữa phân urê sản xuất trong
nước và phân urê nhập khẩu chính ngạch. Mặc dù các ngành chức năng đã có
khá nhiều giải pháp khắc phục, song tình hình vẫn không mấy biến chuyển.Các
doanh nghiệp thì không những chưa đưa ra được các biện pháp nào nhằm ổn
định thị truờng mà lại còn quay sang… đổ lỗi cho nhau. Cần phải làm thế nào
để sử dụng phân urê ít mà năng suất lúa vẫn cao. Người nông dân yêu cầu được
vay thêm vốn để sản xuất, giảm VAT từ 5% xuống còn 0%, cần được chính phủ
trợ giá cho việc nhập khẩu urê… Giá lương thực thực phẩm trong nước tăng
cao, nhà nước đã hạn chế hạn ngạch xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương
thực sẽ làm giảm lợi ích từ việc trồng lúa của người dân dễ khiến người dân từ
bỏ ruộng… Nhà nước cần phải có những biện pháp để bình ổn giá cả trên thị
trường tạo niềm tin cho nông dân.
Người nông dân đang phải méo mặt khi không biết đâu là thật, đâu là giả
khi phân bón giả, kém chất lượng được bán ngang nhiên và tràn lan trên thị
trường. Trong khi những vụ phát hiện, xử phạt của cơ quan quản lý thị trường
mới chỉ là “đem muối bỏ bể”
1

.
Nếu ở vị trí của người nông dân thì họ sẽ mong muốn xây dựng nhà máy
sản xuất urê để có thể cung cấp đủ cho mùa vụ tránh gây nên tình trạng sốt giá.
• An ninh lương thực thực phẩm (giả định gạo được xuất khẩu):
Đây đang là một vấn đề nóng hổi đối với toàn cầu. Cần phải làm thế nào
để đảm bảo an ninh lương thực đang là một vấn đề cấp bách đối với rất nhiều
nước trên thế giới.
Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng, việc giá gạo tăng do nhiều nguyên
nhân tác động, trong đó có giá dầu, phân bón tăng, bệnh dịch đối với cây lương
thực cộng với sự tích trữ lương thực của các nhà đầu cơ và hiện tượng thay đổi
1
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Bộ, giám đốc viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
6
khí hậu. Ngoài ra, việc chuyển đổi cây trồng và sản xuất nhiên liệu từ ngũ cốc
của một số quốc gia đã gây tác động đẩy giá lương thực lên mức kỷ lục như
hiện nay. Thiên tai, bệnh tật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu
dẫn tới tình trạng lương thực khan hiếm. Do tình trạng ấm lên của trái đất cũng
đang đe dọa tới việc sản xuất lúa gạo trên toàn cầu.Việc dùng nhiên liệu sinh
học thay thế một phần xăng dầu do Mỹ và Châu Úc xúc tiến đã khiến giá nông
sản tăng đáng kể trong năm 2007.Riêng năm 2007, 1/4 lượng ngô sản xuất tại
Mỹ được dùng làm nhiên liệu. Lượng gạo dự trữ của thế giới năm 2007-2008
thấp hơn năm 1983-1984 và chỉ bằng 50% năm 2000-2001.
Nhu cầu lương thực trên thị trường thế giới gia tăng dẫn đến gạo xuất
khẩu của Việt Nam liên tục gia tăng: Nếu như năm 2004, xuất khẩu gạo của
Việt Nam là 4 triệu tấn thì năm 2005 là 5,2 triệu tấn. Từ năm 2006, để đảm bảo
an ninh lương thực Chính phủ đã phải chốt hạn ngạch nên năm 2006 và 2007
lượng gạo xuất khẩu giảm xuống lần luợt là 4,8; 4,5 triệu tấn. Giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam tăng cao 24% năm 2007.Tình hình thế giới khó khăn đang tác
động trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề tới những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ tuyên bố giảm lượng gạo xuất khẩu còn

Ai Cập cũng đã tuyên bố tạm ngừng xuất khẩu gạo từ 1/4 đến tháng 10/2008
nhằm đảm bảo lượng gạo cung cấp trong nước. Nhiều người dân Mỹ đang cố
gắng săn tìm hàng giảm giá ở các siêu thị và ít mua sắm hơn bởi tiền thuê nhà
đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua và giá xăng cũng gia tăng chóng…
Do giá cả các yếu tố đầu vào của việc sản xuất gạo biến động: Giá dầu tăng cao,
phân urê tăng giá, điện… Hơn nữa nước ta nhập khẩu phân urê là chủ yếu nên
khi giá phân biến động sẽ ảnh hưởng tới giá gạo. Việc giá cả liên tục tăng cao
cũng khiến quốc gia xuất khẩu gạo phải hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cung
ứng gạo cho thị trường trong nước. Đợt “sốt giá gạo” vừa qua khiến mọi người
đổ xô đi mua về tích trữ khiến giá cả tăng đột biến. Vậy chính phủ cần phải đưa
7
ra những chính sách hợp lý góp phần bình ổn giá phân urê, giá lương thực thực
phẩm trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam
“ hơn 30 năm qua chưa bao giờ diễn biến giá cả phân bón trên thị trường thế
giới thay đổi nhanh chóng như từ cuối năm 2006 đến nay. Các loại phân bón
đồng loạt tăng giá và tăng cao kỷ lục, không riêng gì urê mà cả DAP, SA...
đều tăng giá. Riêng urê tăng 94 - 112 USD/tấn, DAP tăng 178 - 200 USD/tấn.
Hiện nay, nguồn cung phân urê của nước ta chủ yếu phụ thuộc vào thị trường
thế giới. Nhu cầu phân urê tăng nhanh qua các năm, nhưng việc đáp ứng cung
phân urê so với nhu cầu còn rất thấp. Theo mức cầu tối thiểu thì mức cung
trung bình đạt 168%, so với mức cầu tối đa thì mức cung trung bình chỉ đạt
53,7%. Giá phân urê biến động mạnh trên phạm vi cả nước. Sự biến động này
đã tạo ra các cơn "sốt nóng", "sốt lạnh", đặc biệt là vào các năm 1991 - 1995.
Giá phân urê cũng biến động theo quý, theo tháng trong từng năm, thể hiện tính
thời vụ trong biến động giá. Giá phân urê biến động theo vùng thể hiện sự tác
động của giá đến lợi ích của nông dân ở từng vùng”.
Vấn đề giá phân urê cao sẽ tác động đến chi phí sản xuất gạo, chi phí sản xuất
cao dẫn đến giá thành của 1kg gạo xuất khẩu cũng cao nông dân sẽ bị đẩy vào
tình thế bất lợi hơn so với các nhà xuất khẩu gạo khác có thể dẫn đến khả năng

cạnh tranh của mặt hàng gạo sẽ giảm đi.Chính phủ cần phải có nhưng biện pháp
nâng cao khả năng cạnh tranh của nước ta. Để đảm bảo vấn đề an ninh lương
thực quốc gia thì việc xây dựng nhà máy phân urê là cần thiết. Nhà nước cần
bảo hộ sản xuất cho nhà máy khi nó đi vào hoạt động để có thể cạnh tranh được
với urê nhập khẩu nước ngoài.
• Di dân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng di dân có thể kể đến như:
8
• Đây có thể là do ảnh hưởng của việc chính phủ hạn chế số lượng gạo
xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước nên lợi ích từ việc trồng
lúa của nông dân bị giảm.
• Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến cho diện tích đất
trồng trọt bị thu hẹp kết quả là diện tích trồng lúa bị giảm qua các năm 2006:
giảm -0,1% so với năm 2005, 2007: giảm -1,7% so với 2006, nhưng do năng
suất bình quân tăng nên sản lượng năm 2006 giảm -0,1% so với năm 2005 còn
năm 2007 lại tăng chút ít 0,1% so với năm 2006. Người nông dân thiếu công ăn
việc làm sẽ có xu hướng di chuyển ra thành thị để tìm kiếm việc làm.
• Do thu nhập của nông dân trồng lúa thường thấp hơn thu nhập của lao
động thành thị nên họ muốn ra thành phố kiếm việc để có thu nhập cao hơn.
Việc xây dựng một nhà máy sản xuất sẽ tạo điều kiện việc làm cho một bộ phận
người lao động giúp giải quyết số lao động dư thừa là rất tốt.
• Công nghiệp hoá:
Nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa theo cơ cấu
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Từ
thực tế trên, Hiệp hội Phân bón cho biết: cách đây 5 năm, tổng cầu urê dao động
từ 2,5 triệu đến 2,7 triệu tấn/năm nhưng hiện tại, con số này chỉ còn 1,7 triệu
tấn! Dĩ nhiên, sự sụt giảm này không chỉ vì nguyên nhân urê bị các loại phân
bón khác lấn thị phần mà còn do xu hướng "công nghiệp hóa", diện tích đất
canh tác bị thu hẹp để nhường chỗ cho đô thị, khu - cụm công nghiệp. Nhưng
dù với lý do gì chăng nữa, không thể không thừa nhận rằng, nhu cầu urê đang

ngày càng giảm. Theo thiết kế kỹ thuật, công suất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ
lên tới 700 nghìn tấn/năm, Đạm Hà Bắc 150 nghìn tấn/năm. Trong điều kiện
sản xuất bình thường, hai nhà máy này cung cấp đều đặn tối thiểu 800 nghìn
tấn/năm cho thị trường và phần nhập khẩu chỉ còn khoảng 800 nghìn tấn/năm.
9

×