Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Dự án Phát triển du lịch kết hợp với nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản tại Hồ Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 40 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KẾT HỢP NUÔI TRỒNG
ĐÁNH BẮT & CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TẠI HỒ CỬA ĐẠT

ĐỊA ĐIỂM

: HUYỆN THƯỜNG XUÂN – TỈNH THANH HÓA

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MƯỜNG THANH

Thanh Hóa - Tháng 5 năm 2014


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KẾT HỢP NUÔI TRỒNG
ĐÁNH BẮT & CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TẠI HỒ CỬA ĐẠT
CHỦ ĐẦU TƯ



ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY TNHH MƯỜNG THANH
CN MƯỜNG THANH

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH

(Giám đốc)

(P. Tổng Giám đốc)

NGUYỄN VĂN TÙNG

NGUYỄN BÌNH MINH

Thanh Hóa - Tháng 5 năm 2014


CÔNG TY TNHH MƯỜNG THANH
Số: 01/2014/TTr-DA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

V/v xin giao Hồ Cửa Đạt và cho thuê 100
- 150 hecta rừng ven hồ với mục đích
phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng,
đánh bắt và chế biến thủy sản


-----------------Thanh Hóa, ngày tháng 5 năm 2014

TỜ TRÌNH XIN THUẬN CHỦ TRƯƠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi:
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa;
- Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa;
- Uỷ ban Nhân dân huyện Thường Xuân;
- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
 Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003
 Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;
 Căn cứ Luật Du lịch năm 2005;
 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội
dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư kính đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài Nguyên và Môi trường
tỉnh Thanh Hóa, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Nhân dân huyện Thường Xuân
và các cơ quan có thẩm quyền khác chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Phát triển du lịch kết
hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt”. Dự án có các nội dung
chính sau:
1. Tên dự án
tại khu vực Hồ Cửa Đạt

: Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản



2. Chủ đầu tư

: Công ty TNHH Mường Thanh

3. Địa chỉ thường trú : Huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa
4. Các hợp phần dự án :
- Hợp phần 1: Phát triển du lịch sinh thái trang trại
- Hợp phần 2: Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản
5. Địa điểm đầu tư

: Khu vực Hồ Cửa Đạt, Huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa

6. Quy mô

:

+ Toàn bộ mặt nước Hồ (1800 hecta mặt nước, xin giao 50 năm)
+ 200 hecta rừng ven Hồ Cửa Đạt để xây dựng các trang trại, làng Du lịch Homestay
7. Mục tiêu đầu tư
: Đầu tư Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến
thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt.
8. Mục đích đầu tư

:

- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có gồm: đất, nước, nguồn thủy sản đặc trưng
địa phương theo định hướng kinh tế xanh, bền vững.
- Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Thường Xuân nói riêng; đồng thời thỏa mãn nhu cầu
tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước;
- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với phát triển các loại hình du lịch truyền
thống, phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển
tăng tốc chung của tỉnh Thanh Hóa đưa ra.
- Hạn chế tối đa tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khuyến khích đồng bào trong huyện
và các địa bàn lân cận có công ăn việc làm ổn định thông qua công tác thương mại du lịch, giới
thiệu văn hóa bản địa đến các du khách trong và ngoài nước, tạo giá trị kinh tế cao cho địa
phương và đất nước.
9. Hình thức đầu tư

: Đầu tư xây dựng mới

10. Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do
chủ đầu tư thành lập.
11. Tổng mức đầu tư : 156,770,712,000 đồng (Một trăm năm mươi sáu tỷ, bảy trăm bảy
mươi triệu, bảy trăm mười hai ngàn đồng)
12. Tiến độ thực hiện

:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Từ quý III/2014 đến quý IV/2014.
+ Giai đoạn đầu tư: Từ quý I/2015 đến quý II/2016.
13. Kết luận
: Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ
số tài chính, và kết quả cho thấy:
NPV = 110,429,378,000 đồng >0
Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 24% > WACC



Thời gian hoàn vốn tính là 6 năm 8 tháng , tuy nhiên thời gian trên bao gồm cả thời gian
xây dựng.
=>Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án
mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu
tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.
Dự án “Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực
Hồ Cửa Đạt” thuộc huyện Thường Xuân-tỉnh Thanh Hóa có nhiều tác động tích cực đến sự phát
triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói
chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế
GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao
động và thu nhập cho chủ đầu tư;
Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài Nguyên và Môi
trường tỉnh Thanh Hóa, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Nhân dân huyện
Thường Xuân và các cơ quan có thẩm quyền khác chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu
tư dự án này thông qua việc giao Hồ Cửa Đạt và cho thuê 100 - 150 hecta rừng ven hồ. Vì vậy
kính mong các cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ để dự án sớm được phê duyệt và đi vào hoạt động.

Nơi nhận:

CHỦ ĐẦU TƯ

- Như trên

CÔNG TY TNHH MƯỜNG THANH

- Lưu TCHC.

CN THƯỜNG XUÂN
(Giám đốc)


NGUYỄN VĂN TÙNG


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

MỤC LỤC
T Ờ T R Ì N H X I N P H Ê D U Y Ệ T D Ự Á N Đ Ầ U T Ư .......................................................... 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................... 1
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư....................................................................................................... 1
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ................................................................................................. 1
CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN .................................................................................... 3
2.1. Căn cứ pháp lý ..................................................................................................................... 3
2.2. Tình hình kinh tế vĩ mô ....................................................................................................... 5
2.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án ........................................................................................... 6
2.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................. 6
2.3.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 7
2.3.3. Tiềm năng du lịch........................................................................................................ 7
2.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư ............................................................................................... 10
CHƯƠNG III: MÔ TẢ DỰ ÁN.................................................................................................... 11
3.1. Quy mô dự án .................................................................................................................... 11
3.1.1. Quy mô diện tích ....................................................................................................... 11
3.1.2. Cấu phần và các hoạt động của dự án ....................................................................... 11
3.2. Tiến độ thực hiện dự án ..................................................................................................... 12
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .......................................................... 13
4.1. Đánh giá tác động môi trường ........................................................................................... 13
4.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 13
4.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ........................................................ 13
4.2. Tác động của dự án tới môi trường.................................................................................... 14
4.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng ........................................................................... 14

4.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động ............................................................................. 14
4.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường ............................................................................... 14
4.3.1. Trong giai đoạn xây dựng hạ tầng và công trình ...................................................... 14
4.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng .............................................................. 15
4.4. Kết luận .............................................................................................................................. 16
CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ............................................................................ 17
5.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ................................................................................................. 17
5.2. Nội dung tổng mức đầu tư ................................................................................................. 18
5.2.1. Nội dung .................................................................................................................... 18
5.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư ........................................................................................... 21
CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................................. 23
6.1. Kế hoạch đầu tư ................................................................................................................. 23
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang i


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

6.2. Tiến độ sử dụng vốn .......................................................................................................... 24
6.3. Nguồn vốn thực hiện dự án................................................................................................ 25
CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................................................. 26
7.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán .............................................................................. 26
7.1.1. Giả định về doanh thu ............................................................................................... 26
7.1.2. Giả định về chi phí .................................................................................................... 26
7.2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................................. 28
7.2.1 Doanh thu dự án ......................................................................................................... 28
7.2.2. Chi phí dự án ............................................................................................................. 29
7.3. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV) ...................................................... 30
7.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ..................................................................................... 31

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 32

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang ii


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư

: Ông Nguyễn Văn Tùng

 Sinh ngày

: 25/4/1975

 CMND số

:

 Ngày cấp

:

 Nơi cấp

:


 Dân tộc

: Mường

 Địa chỉ thường trú

: Thôn Tiến Sơn 2, X.Xuân Cẩm, H.Thường Xuân, T.Thanh Hóa

Tại: Hải Vân, Như Thanh, Thanh Hóa

Tôn giáo: Không

1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án
: Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy
sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt.
 Các hợp phần dự án :
- Hợp phần 1: Phát triển du lịch sinh thái trang trại
- Hợp phần 2: Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản
 Địa điểm đầu tư

: Khu vực Hồ Cửa Đạt, Huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa

 Quy mô

:

+ Toàn bộ mặt nước Hồ (1800 hecta mặt nước, xin giao 50 năm)
+ 200 hecta rừng ven Hồ Cửa Đạt để xây dựng các trang trại, làng Du lịch Homestay

 Mục tiêu đầu tư
: Đầu tư Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến
thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt.
 Mục đích đầu tư

:

- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có gồm: đất, nước, nguồn thủy sản đặc trưng
địa phương theo định hướng kinh tế xanh, bền vững.
- Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Thường Xuân nói riêng; đồng thời thỏa mãn nhu cầu
tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước;
- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với phát triển các loại hình du lịch truyền
thống, phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát
triển tăng tốc chung của tỉnh Thanh Hóa đưa ra.
- Hạn chế tối đa tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khuyến khích đồng bào trong huyện
và các địa bàn lân cận có công ăn việc làm ổn định thông qua công tác thương mại du lịch,

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 1


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

giới thiệu văn hóa bản địa đến các du khách trong và ngoài nước, tạo giá trị kinh tế cao cho
địa phương và đất nước.
 Hình thức đầu tư
 Hình thức quản lý
do chủ đầu tư thành lập.


: Đầu tư xây dựng mới
: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

 Tổng mức đầu tư

:

+ Vốn chủ sở hữu

:

+ Vốn vay

:

 Tiến độ thực hiện

:

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 2


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
2.1. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :

 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam;
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của

Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam;
 Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư

xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập


doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành

Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo

vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 3


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số

điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây

dựng công trình;
 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều

luật phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng


công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và

quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự

toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án

hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức

dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-

BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về việc quy hoạch


xây dựng;
 Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về việc quản lý kiến trúc Đô

thị;
 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc lập, thẩm

định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
 Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc quản lý

không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
 Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban

hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 4


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt
 Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban

hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
 Quyết định số 03/2008/QĐ – BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc

ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 07/2008/TT – BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập,


thẩm định, phê duyệt, và quản lý quy hoạch xây dựng;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

2.2. Tình hình kinh tế vĩ mô1
Bước sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn
cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi. Trong khi đó, nhiều
nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp
lực tiền tệ, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại. Kinh tế - xã hội nước
ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức, còn
tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh
chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục.
Trước tình hình đó, Chính phủ xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là: “Tiếp
tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường
và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống
tham nhũng, lãnh phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật
tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Tại thời điểm quý I/2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.96% so với
cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Trong toàn nền kinh tế, cả
ba khu vực đều đạt mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước: Khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2.37% (quý I/2013 tăng 2.24%), đóng góp 0.32 điểm phần trăm; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 4.69% (quý I/2013 tăng 4.61%), đóng góp 1.88 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ tăng 5.95% (quý I/2013 tăng 5.65%), đóng góp 2.76 điểm phần trăm. Số liệu trên
cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số
ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là:
Bán buôn và bán lẻ tăng 5.61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7.58%; hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm tăng 5.91%. Ở khu vực dịch vụ, trong ba tháng đầu năm nay, số khách
quốc tế đến nước ta ước tính đạt 2.3 triệu lượt người, tăng 29.3% so với cùng kỳ năm trước,

đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng cùng kỳ ba năm trở lại đây. Trong tổng số, khách đến
với mục đích du lịch đạt 1403.8 nghìn lượt người, tăng 27.1%; Số khách quốc tế đến nước ta
trong ba tháng đầu năm từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm
trước: Trung Quốc 587.5 nghìn lượt người, tăng 48.9%; Hàn Quốc 238.5 nghìn lượt người,
tăng 6.3%; Nhật Bản 170.8 nghìn lượt người, tăng 9.2%; Hoa Kỳ 140.1 nghìn lượt người, tăng
9.7%; Nga 131.5 nghìn lượt người, tăng 55.2%; Đài Loan 109.5 nghìn lượt người, tăng 13.2%;
1

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 5


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

Campuchia 99.1 nghìn lượt người, tăng 33.8%; Australia 95.3 nghìn lượt người, tăng 9.2%;
Malaysia 80.8 nghìn lượt người, tăng 15.2%; Thái Lan 65.6 nghìn lượt người, tăng 9.1%; Pháp
65.4 nghìn lượt người, tăng 12.9%. Những con số ấn tượng đó là những tín hiệu lạc quan để
ngành công nghiệp không khói của Việt Nam tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào năm 2014.
Năm 2014, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón và phục vụ cho khoảng 8 triệu lượt
khách quốc tế, 37 triệu lượt khách du lịch nội địa. Mục tiêu này hoàn toàn có thể trở thành hiện
thực khi mà Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Dù
rằng, vẫn còn một số tồn tại trong cách thức quảng bá và tiếp thị hình ảnh của du lịch Việt Nam
đối với quốc tế, với những bất ổn của tình hình chính trị của các nước trong khu vực, Việt Nam
đang từng bước khai thác những lợi thế đó của mình để biến ngành công nghiệp không khói
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
2.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án
2.3.1. Vị trí địa lý

Dự án “Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ
Cửa Đạt” thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Hình: Huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)
Hồ Cửa Đạt là một hồ chứa lớn khai thác tổng hợp nguồn nước sông Chu phục vụ cho
các yêu cầu phát triển của vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa có nhiều nguồn lợi thủy sản.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 6


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

2.3.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Địa hình khu vực đầu tư dự án bị chia cắt bởi Sông Chu, có nhiều đồi núi bát úp
với độ cao trung bình từ 150-200m; đất nông nghiệp nhỏ lẻ chủ yếu là ruộng bậc thang không
chủ động tưới tiêu, bị rửa trôi mạnh.
Khí hậu: Khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, mùa đông khô
hanh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Xã Xuân Cẩm thuộc huyện Thường Xuân nằm trong vùng ảnh
hưởng của gió Tây Nam khô và nóng, hàng năm có từ 20 đến 25 ngày gió Tây Nam, hay xảy ra
những đợt rét đậm kéo dài. Tổng nhiệt độ năm 8,000 – 8,6000C, nhiệt độ không khí trung bình
22 - 250C, tối cao nhiệt độ 37 - 400C, tối thấp nhiệt độ 3 - 50C; lượng mưa trung bình năm
1,600-2,000 mm, phân bố không đều, tập trung 60-80% vào mùa mưa; số ngày mưa trong năm
150-160 ngày; độ ẩm không khí tương đối, trung bình năm 85-86%.
Thủy văn: Khu vực đầu tư dự án nằm bên bờ sông Chu ; con sông này bắt nguồn từ Mường
Sang cách Sầm Nưa (Lào) 15 km có chiều dài 270km, diện tích lưu vực 7500 km2; phần chảy
qua xã Xuân Cẩm dài khoảng 10 km. Ngoài ra còn có công trình Thủy điện Cửa Đặt cách dự án
khoảng 2km
2.3.3. Tiềm năng du lịch

+ Bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo
- Dân tộc Mường:
Người Mường Thanh Hoá hiện nay có khoảng 364,622 người-chiếm gần 59% các dân
tộc thiểu số trong tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở các huyện Ngọc Lặc – 94,676 người; Thạnh
Thành -76,106 người; Bá thước – 53,046 người; Cẩm thuỷ - 55,570 người; Và một số xã miền
núi giáp ranh các huyện Thường Xuân, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Hà Trung.
Đồng bào Mường Thanh Hoá đã lâu đời sống định canh định cư ở các vùng núi thấp.
Nơi có nhiều đất sản xuất và gần đường giao thông thuận lợi cho việc làm ăn. Nguồn sống chủ
yếu là sản xuất thâm canh cây lúa nước, kết hợp với nương rẫy và phát triển chăn nuôi. Trước
đây đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hằng ngày. Nguồn
kinh tế phụ của các hộ gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như: gỗ, tre, nứa, mây,
song.. cùng với nghề thủ công ươm tơ dệt vải, đan lát. Có nhiều người phụ nữ Mường là những
nghệ nhân trong các nghề truyền thống này.
Về tổ chức cộng đồng xã hội - người Mường ở Thanh Hoá cũng giống như nhiều nơi
khác - chế độ Lang đạo. Các dòng họ chủ yếu là: Họ Cao, Họ Trương, Quách, Bùi, Đinh.. các
dòng họ chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có các Lang Cun, dưới là các lang
xóm hoặc đạo xóm.
Do có nguồn gốc xuất xứ từ xa xưa, và có số dân đông đúc nên người Mường Thanh
Hoá có đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú: Tục cưới xin gồm các bước - dạm ngõ, ăn
hỏi, xin cưới và đón dâu (giống như người Kinh). Khi có người sinh nở trong nhà thì rào cầu
thang chính lên nhà từ hàng tuần, đến hàng tháng. Trẻ em đầy năm mới đặt tên; Tang lễ do thầy

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 7


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

Mo chủ trì. Thi hài người già chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo trang phục rồi đưa vào

quan tài, bên ngoài phủ áo quan. (Con từa áo táy, con cày áo moỏng). Tuy nhiên, có một vài tục
lệ trên đến nay nhiều nơi đã bỏ dần và thực hiện theo quy ước thôn bản văn hoá mới.
Tuy không có chữ viết riêng, song người Mường Thanh Hoá có kho tàng văn nghệ dân
gian đậm đà bản sắc. Bên cạnh sử thi Đẻ đất, đẻ nước (Té tấc, té đạc) là các thể loại thơ ca tục
ngữ truyện dân gian, hát ru em, hát đố, đồng dao.. Đặc biệt lễ hội PồnPoông của người Mường
Thanh Hoá có thể nói vừa ấn tượng, sâu sắc, vừa phản ánh được tổng hoà các nét văn hoá đầy
tính triết lý của cuộc sống. Bởi lẽ xung quang cây hoa Pồn poông ngày xuân thông qua các làn
điệu xường rang, xéc bùa và múa, diễn xướng - những ước mơ mùa màng bội thu, bản mường
no ấm ; và những lời cầu chúc tâm tình, hẹn ước vui tươi hạnh phúc được toả hương ngát mãi
những mùa xuân.
Nhà sàn và những trang phục của người Mường thể hiện đậm nét tính cổ truyền. Nhà ở
phản ánh kinh nghiệm quá trình cư trú được ghi rõ trong lời Mo “Để đất đẻ nước”. Cũng như
nhiều tộc người khác buổi sơ khai chưa có nhà ở nên phải sống trong các gốc cây hang núi.
Chuyện xưa để lại: “Rùa đen” được ông lang Cun tha chết, rùa hứa giúp người Mường cách
làm nhà ở, kho chứa lúa, chứa thịt. Mái nhà sàn của người Mường có hình mái rùa là thế! Và
buồn vui bây giờ - nhà sàn còn không nhiều ở các vùng cao. Phần đông người Mường đã làm
nhà kiểu mới giống như nhà người Kinh. Cũng như nhà ở, trang phục người Mường ngày nay
cũng được giao thoa với cộng đồng xã hội phát triển. Tuy nhiên những bản sắc riêng vẫn còn
lưu giữ.
Chủ yếu trong các lớp người già cao tuổi Nam mặc áo xẻ ngực, cổ trần, hai túi dưới
hoặc túi trên ngực trái. Nữ mặc yếm chui đầu, gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp váy và cao
lên đến ngực. Trong dịp lễ tết chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài, khoác ngoài bộ trang
phục hàng ngày vừa trang trọng vừa khoe được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Yếm áo này
cơ bản giống áo yếm của phụ nữ Kinh, chỉ khác là ngắn hơn.
Trong công cuộc đổi mới đất nước những thập kỷ vừa qua người Mường Thanh Hoá
luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu lao động cùng cả tỉnh cả nước hăng hái thi đua vươn
lên trong xoá đói giảm nghèo và xây dựng quê hương làng bản giầu đẹp.
- Dân tộc Thái:
Dân tộc Thái có nguồn gốc lâu đời gắn bó với quê hương Thanh Hoá. Từ xa xưa, người
Thái có kinh nghiệm lập mường, lập bản dọc theo các con sông, suối thuận lợi cho nghề canh

nông phát triển “Táy kin nậm” hoặc “o lóc có noong xoong hươn có bản” Nghĩa là: Người
Thái ăn theo con nước; một vũng nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Gắn liền với những kinh
nghiệm lập bản là những kinh nghiệm quý được coi là vốn sống của đồng bào Thái như: Đắp
mương đắp đập: Làm cọn nước (xe hàn) đưa nước về ruộng sản xuất, về bản sinh hoạt hằng
ngày. Điều đó chứng tỏ họ là những cư dân nông nghiệp canh tác cây lúa nước từ lâu đời nay.
Tuy nhiên, lúa nếp luôn là lương thực chính trong các bữa ăn hằng ngày của người dân tộc
Thái. Ngoài việc trồng lúa, đồng bàoThái cũng trồng ngô, khoai, sắn, rau màu các loại... Và
nghề rừng, nghề dệt thủ công lâu này đã tạo thêm nhiều nguồn lợi sống quan trọng cho người
Thái. Trong các nghề thủ công của người Thái được phân định khá rõ: Phụ nữ Thái tinh tế, văn
hoa trong công việc dệt thổ cẩm truyền thống; Người đàn ông Thái tinh xảo trong đan lát mây

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 8


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

tre, nghề mộc. Đặc biệt, những chiếc xuồng độc mộc đuôi én chở hàng hoá vượt thác ghềnh,
sông suối đã phản ánh nét riêng khá độc đáo của người Thái - nơi thựơng nguồn các sông
suối nói chung.
Cũng như nhiều vùng khác, người Thái Thanh Hoá thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Các tục lệ thờ cúng tổ tiên: Cúng trời đất, cúng bản mường và những lễ nghi như: Cầu mưa,
Cầu mùa, Lễ hội phấn trá, mường Ca da, Mường Xia… Thường được tổ chức trong dịp khởi
đầu một năm mới. Do quan niệm về cái chết là tiếp tục sống ở thế giới bên kia; vì vậy tục lệ ma
chay của người Thái là “lễ” tiễn đưa người chết về “Mường trời”.
Vốn có chữ viết riêng rất sớm, nên người Thái Thanh Hoá (nói riêng) đã lưu trữ được
kho tàng văn hoá bao gồm nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ khá phong
phú như: Xống trụ xôn xao; Khun lú; Nàng ửa; Khâm panh, truyện tình Pha dua.. Đặc biệt
trong đời sống tinh thần người Thái bất cứ ở đâu cũng không thể thiếu: Hát khặp, khua luống,

ném còn. Những nét văn hoá đặc trưng của người Thái Thanh Hoá đến nay cơ bản vẫn còn
được lưu giữ phát huy ở nhiều khu vực làng bản, vùng cao Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước..
Về nhà cửa, trang phục có những nét riêng của nhóm Thái đen và Thái Trắng. Cung
chung giống nhau là nhà sàn vững chắc rộng rãi nhưng nhà của đồng bào Thái đen có nóc hình
mái rùa; đầu nóc có khau với nhiều kiểu khác nhau. Trên mặt sàn nhà ở được chia làm 2 phần.
Một dành riêng làm nơi ngủ cho người trong gia đình; nửa còn lại dành cho khách và công việc
bếp núc.
Về trang phục người Thái được phân biệt rất rõ trong từng quan hệ như: Trang phục
hàng ngày, trang phục trong lao động, trong sinh hoạt, trong lễ hội; Và phân biệt giữa người
Thái đen, trắng chủ yếu qua y phục của người phụ nữ. Trang phục nam giới đơn giản - áo cánh
ngắn xẻ ngực, quần xẻ đũng. Phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo cánh ngắn mầu sáng, cổ áo
hình chữ V váy mầu đen không trang trí hoa văn. Phụ nữ Thái Đen trang phục thường nhật mặc
áo khóm (xửa cóm) mầu tối cổ tròn, chui đầu, cài cúc phía vai; khác với áo phụ nữ Thái Trắng
cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong... Riêng cách búi tóc của người phụ nữ Thái trắng, Thái đen
giống nhau. Chưa chồng thì búi sau gáy; nếu có chồng thì búi trên đỉnh đầu.
+ Tiềm năng du lịch sinh thái
Huyện Thường Xuân là mảnh đất địa linh nhân kiệt với tên núi tên sông, tên làng, tên
bản đều gắn liền với cuộc khởi nghĩa của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, với phong trào Cần
Vương của danh nhân Cầm Bá Thước; là mảnh đất có phong tục tập quán độc đáo của đồng
bào dân tộc Thái Đen, Thái Trắng, Mường, đồng bào vùng giáp ranh với nước bạn Lào và
thưởng thức những món ăn dân dã mà đậm đà khó quên.
Bên cạnh đó, đến với Thường Xuân cũng là đến với sự hùng vĩ của công trình thủy lợi,
thủy điện Cửa Đặt có sức chứa 1.5 tỷ m3 nước. Từ trên mặt đập phóng tầm mắt về bốn phía sẽ
được thưởng thức bức tranh sơn thủy hữu tình, có non có nước và những dãy núi trùng điệp
bốn mùa mây mù che phủ. Với mặt hồ rộng khoảng 6,600 ha, nơi sâu nhất 80m, vùng sâu trung
bình 30m rất phù hợp cho dịch vụ du thuyền ngắm cảnh, câu cá và thưởng thức những món ăn
dân dã trên thuyền, hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên.
Ngoài ra, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên ở vùng rừng thượng nguồn sông Chu
thuộc huyện Thường Xuân với diện tích 23,610ha được ví như Amazon của Việt Nam. Theo
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh


Trang 9


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

thống kê sơ bộ, khu bảo tồn có hơn 6,000 ha rừng nguyên sinh, 527 loài thực vật, trong đó có
156 cây thuốc quý, 136 loài chim, 53 loài bò sát và lưỡng cư, 143 loài bướm, hơn 40 loài cây
ăn quả, 300 loài cây gỗ…, nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, báo, bò tót, gấu nâu, vọc đen
má trắng, gà lôi, chim trĩ, công phượng, hươu, nai…, trong đó có 25 loài được ghi vào sách đỏ
Việt Nam. Bên cạnh đó còn nhiều loại thực vật quý hiếm như sến, táu mật, lim xanh, lát, chò
chỉ, chò nâu, pơ mu, sa mu, gụ mật, quế, trầm gió…
Tiềm năng du lịch của Thường Xuân là rất lớn, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có kế hoạch
khai thác nguồn tiềm năng này. Hầu hết du khách đến với Thường Xuân chỉ mang tính tự tìm
hiểu khám phá mà chưa có một tour du lịch quy mô nào tới với mảnh đất địa linh nhân kiệt
này. Để làm được điều đó đòi hỏi các cấp ngành liên quan cần có sự phối kết hợp để đưa
Thường Xuân trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ các giải pháp
như thu hút đầu tư từ bên ngoài cả về nguồn lực và nhân lực, thu hút vốn để xây dựng hệ thống
cơ sở hạ tầng như: điện, đường, hệ thống nhà hàng, khách sạn; liên kết với các huyện trong tỉnh
có tiềm năng về du lịch như: Suối cá thần Cẩm Lương - Cẩm Thủy, bãi biển Sầm Sơn, Khu di
tích Lam Kinh - Thọ Xuân; có kế hoạch hợp tác với các công ty lữ hành, du lịch trong và ngoài
tỉnh nhằm quảng bá những danh lam thắng cảnh, vùng đất, con người của quê hương Quế Ngọc
- Châu Thường (huyện Thường Xuân) với cả nước; đồng thời thuê các chuyên gia về du lịch
thiết kế những tour du lịch phù hợp điều kiện vốn có của Thường Xuân với sự kết hợp du lịch
sinh thái và du lịch tâm linh.
Việc khai thác tốt nguồn tiềm năng du lịch của huyện Thường Xuân sẽ góp phần phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giải quyết các vấn
đề dân sinh và nâng cao vị thế của huyện nhà.
2.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Thông qua kết quả của việc phân tích xu hướng và thị trường du lịch, chủ đầu tư nhận

thấy nhu cầu du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên hoang sơ và nhất là văn hóa bản địa ngày
càng gia tăng. Đồng thời, là một người con của địa phương, cũng là người dân tộc thiểu số
thấm nhuần văn hóa bản địa nên chủ đầu tư hiểu rất rõ tiềm năng phát triển du lịch của xã Xuân
Cẩm, huyện Thường Xuân cùng những lợi thế của địa phương. Dựa trên những cơ sở đó, chúng
tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án “Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và
chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt”.
Việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu tư đúng đắn
mang tầm chiến lược, không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, nâng cao đời
sống sinh hoạt của nhân dân các dân tộc thiểu số, đảm bảo thực hiện chiến lược xóa đói giảm
nghèo theo cách bền vững mà còn góp phần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng
cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động đến các khía cạnh văn hoá xã
hội của nơi đến, ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản, sự khác biệt về văn
hoá, đời sống ở các nước các vùng họ đến thăm, có cơ hội để hiểu biết và học hỏi các phong
cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác có thể là lợi ích to lớn đối với du khách.
Cuối cùng, bằng tấm lòng và tình yêu văn hóa bản làng sâu sắc cùng niềm tự hào cũng
như tâm huyết chúng tôi tin tưởng rằng việc đầu tư dự án “Dự án Phát triển du lịch kết hợp
nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt” là một sự đầu tư cần thiết và
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 10


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

CHƯƠNG III: MÔ TẢ DỰ ÁN
3.1. Quy mô dự án
3.1.1. Quy mô diện tích
+ Toàn bộ mặt nước Hồ (1800 hecta mặt nước, xin giao 50 năm)

+ 200 hecta rừng ven Hồ Cửa Đạt.
Phương án xin giao: Công ty TNHH Mường Thanh đứng ra nhận giao từ UBND Tỉnh
Thanh Hóa và phần đất từ BQL khu Bảo tồn TN Xuân Liên.
3.1.2. Cấu phần và các hoạt động của dự án
Dự án “Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực
Hồ Cửa Đạt” bao gồm 2 hợp phần:
- Hợp phần 1: Phát triển du lịch sinh thái trang trại
Giai đoạn 1: Nội dung làm sạch môi trường Hồ, chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc thực
hiện các phương án quảng bá, đón khách du lịch.
Giai đoạn 2:
+ Xây dựng quy mô đồng loạt các hạng mục và dịch vụ đón tiếp khách: Bến thuyền (01
bến) ; Nhà bè nổi: 5 - 10 nhà (có phòng nghỉ, nơi ăn uống và nhà vệ sinh khép kín trên nhà bè);
Nhà nghỉ bằng loại hình Nhà sàn Dân tộc, xây dựng khoảng 06 - 10 khu nhà, mỗi khu từ 1 - 3
nhà sàn, có khu dịch vụ chung cho khách nghỉ, ăn uống, tắm thuốc gia truyền của Đồng Bào
Dân tộc, chữa trị 1 số căn bệnh ngoài da và tăng cường sức khỏe... ;
+ Xây dựng khoảng 10 trang trại, có những trang trại thuần chăn nuôi, trồng trọt, có
những trang trại kết hợp với Nhà sàn nghỉ dưỡng nói phần trên. Các trang trại nhằm mục đích
cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho khách du lịch và các vấn đề về dịch vụ Du lịch trên vùng
Xuân Liên và lòng Hồ Cửa Đặt ; Đầu tư khoảng 03- 06 Du thuyền theo đủ tiêu chuẩn 1 - 2 sao,
tương tự như du thuyền ở vùng Vịnh Hạ Long.
+ Văn phòng tiếp đón khách du lịch lòng hồ của công ty đã có địa điểm đầy đủ cơ sở vật
chất tại Trụ Sở Công ty TNHH Mường Thanh - CN Thường Xuân, thôn Tiến Sơn 2, xã Xuân
Cẩm, huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.
Giai đoạn 3: (Thu hồi vốn) khoảng 6 - 10 năm tính từ khi được nhận Hồ.
- Hợp phần 2: Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản
- Nuôi cá toàn bộ lòng hồ, dưới mọi hình thức, cá bè, cá nuôi tự nhiên, tự kiếm thức ăn,
nuôi trong các hón (những eo nước hẹp trong khe núi chảy ra). Tận dụng thức ăn từ chăn nuôi,
chất thải chăn nuôi, chất thải từ sơ chế và nhà máy chế biến Thủy - hải sản sẽ cung cấp trở lại
cho việc trồng trọt, chăn nuôi.
- Đánh bắt: Đánh bắt cá theo mùa và tuyệt đối tuân thủ việc bảo vệ môi trường du lịch,

môi trường nước sạch, môi sinh cho vùng lòng hồ về lâu dài.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 11


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

- Xây dựng Nhà máy chế biến cá, tôm phục vụ cho vùng miền trong tỉnh như vùng công
nghiệp Nghi Sơn, sau này mở rộng ra các vùng tỉnh ngoài và xuất khẩu đi các nước..
3.2. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án được tiến hành thực hiện từ quý III/2014 đến quý II/2016 bao gồm các giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Từ quý III/2014 đến quý IV/2014.
+ Giai đoạn đầu tư: Từ quý I/2015 đến quý II/2016.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 12


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1. Đánh giá tác động môi trường
4.1.1. Giới thiệu chung
Dự án “Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực
Hồ Cửa Đạt” thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực
và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế

những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về
tiêu chuẩn môi trường.
4.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008
về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc
áp dụng;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất
thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;
-

Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp
dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25
tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh


Trang 13


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

4.2. Tác động của dự án tới môi trường
4.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Việc san lấp mặt bằng có thể gây ra bụi, đất rơi vãi trên tuyến đường trong khu vực dự
án
- Máy móc thi công có thể gây tiếng ồn và bụi.
- Quá trình tập kết vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị thi công có thể làm cho khu vực dự
án bị ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Công nhân xây dựng tập trung đông người có thể gây ra nhiều chất thải, rác thải sinh
hoạt.
- Vấn đề an toàn lao động trong giai đoạn này cần phải được coi trọng hơn so với trước
đó.
- Nước thải sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công, chủ yếu từ các khu tập kết vật liệu
xây dựng, điều này cũng ít xảy ra do tính chất của công trình như đã trình bày ở trên. (Tuy
nhiên, vẫn bố trí một nhà vệ sinh công cộng tự hoại tạm phục vụ công trình)
4.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
- Sau khi dự án xây dựng xong và đi vào khai thác sử dụng cho một số tác động đến môi
trường có thể xảy ra là:
+ Tác động do chất thải rắn
+ Tác động do chất thải sinh hoạt.
4.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường
Các ảnh hưởng của môi trường trong quá trình thực hiện dự án là không lớn, không
nghiệm trọng, chỉ là tạm thời, thứ yếu có phạm vi hạn chế và có thể kiểm soát, khống chế. Sau
đây là một số biện pháp để bảo vệ môi trường:
4.3.1. Trong giai đoạn xây dựng hạ tầng và công trình
- Lập kế hoạch thi công, bố trí nhân lực hợp lý tránh chồng chéo giữa các giai đoạn thi

công.
- Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa rút ngắn thời gian thi công tới mức tối
đa.
- Tránh tình trạng làm rơi vãi vật liệu gây ô nhiễm môi trường.
- Có biện pháp an toàn thi công, thời gian và trình tự thi công hợp lý. Bố trí măt bằng thi
công thuận lợi, tránh chồng chéo ảnh hưởng lẫn nhau. Các máy phát, máy nổ cần được che
chắn giảm tiếng ồn. Tránh để nguồn nước thi công rò rỉ, chảy lai láng làm ô nhiễm vùng công
trường xây dựng.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 14


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

- Mặt bằng thi công phải đảm bảo cho công nhân làm việc và sinh hoạt thuận lợi. Bố trí
hợp lý chỗ làm việc nghỉ ngơi ăn uống, tắm rửa, y tế và vệ sinh sạch sẽ.
- Lập rào chắn cách ly khu vực thi công, làm biển báo khu vực công trường, tăng cường
nguồn chiếu sáng nếu có thi công về đêm.
- Chú ý các tuyến đường cấp điện thi công phải hết sức hợp lý, tránh rò rỉ gây tai nạn lao
động, đặc biệt chú ý đến biện pháp phòng cháy chữa cháy tại khu vực công trường đang thi
công xây dựng.
4.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Thu gom và xử lý chất thải:
Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối
với các khu vực. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi
xây dựng đến khi đi vào vận hành và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh
hưởng đến hoạt động của khu vực dự án và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và
xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải rắn, lỏng, khí.

Bên cạnh đó, gia tăng lượng khách đồng thời sẽ làm gia tăng lượng chất thải và nước
thải. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng, đặt các điểm thu gom rác, bố trí thêm các hệ thống xử lý
nước thải. Kiểm soát hệ thống thu gom chất thải đảm bảo số lượng và chủng loại chất thải phù
hợp với hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nâng cao chương trình nhận thức của cộng đồng
về bảo vệ môi trường.
Trong dự án có khu vực xây dựng trang trại chăn nuôi, từ đây sẽ phát sinh các loại chất
thải, cần phải có biện pháp như sau :
- Phân lấy ra một phần xử lý bằng phương pháp Biogas tạo ra khí ga để phục vụ sản
xuất, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại.
- Nước thải: Lắng lọc qua hệ thống xử lý trước khi đưa ra hệ thống sông ngòi.
- Phần phân khô: Phân gia súc được dọn khô, một phần được đưa vào hầm Biogas để lấy
khí ga để phục vụ sản xuất, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại. Phần còn lại sẽ được
xử lý bằng phương pháp sinh học hoặc phần còn lại có thể sấy khô ép thành bánh để làm phân
bón cho các loại cây lấy gỗ trong hợp phần của dự án như keo, lát, xoan,…
- Phần phân nước: Toàn bộ nước tiểu và nước rửa chuồng được đưa về hầm chứa
Biogas, qua các hầm xử lý nước thải khác nhau và sử dụng chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng
trại để khử mùi và phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa trước khi đưa ra sử dụng cho cây trồng.
- Hàng ngày sử dụng các hệ thống bơm rửa chuồng trại hiện đại có công suất cao để làm
vệ sinh chuồng trại. Hàng tuần tiến hành phun các chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trại để
khử mùi. Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng cho chuồng trại, cắt cỏ sạch sẽ tiêu diệt nơi
sản sinh ra ruồi, muỗi.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 15


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

4.4. Kết luận

Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình
thực hiện dự án “Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu
vực Hồ Cửa Đạt”có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực huyện Thường Xuân tỉnh
Thanh Hóa và các khu vực lân cận. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tới môi trường tương đối và
chỉ là những tác động nhỏ. Bên cạnh đó, dự án được xây dựng còn làm cải thiện môi trường và
sức khỏe cho người dân trong các bản làng các vùng phụ cận nơi thực hiện dự án. Dự án sẽ
mang lại nhận thức quý báu cho người dân địa phương về các giá trị thiên nhiên, văn hóa và hỗ
trợ các kỹ năng quản lý nhằm đảm bảo hoạt động du lịch bền vững. Dự án cũng nhằm hỗ trợ
cắt giảm lượng chất thải rắn trên sông Chu và cải thiện vấn đề vệ sinh trong bản làng địa
phương.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 16


Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
5.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư cho Dự án “Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng đánh bắt và chế biến
thủy sản tại hồ Cửa Đạt” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án
và các căn cứ sau đây:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số
14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư và xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất

lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7
Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn
việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;
- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số
123/2008/NĐ-CP;
- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.
- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập,
thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng công trình ban hành theo quyết định 495/QĐ-BXD
ngày 26/04/2013 của Bộ xây dựng.
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 17



Dự án Phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại khu vực Hồ Cửa Đạt

- Căn cứ Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của UBND tỉnh Kiên
Giang về việc ban hành quy định đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình và các vật kiến trúc
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình.
5.2. Nội dung tổng mức đầu tư
5.2.1. Nội dung
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Phát
triển du lịch kết hợp nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản tại hồ Cửa Đạt” làm cơ sở để lập
kế hoạch, quản lý vốn đầu tư và xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án là 156,770,712,000 đồng (Một trăm năm mươi sáu tỷ, bảy
trăm bảy mươi triệu, bảy trăm mười hai ngàn đồng) bao gồm:
+ Chi phí xây dựng công trình và hạ tầng
+ Chi phí đầu tư thiết bị
+ Chi phí quản lý dự án.
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
+ Chi phí khác
+ Chi phí dự phòng
 Chi phí xây dựng
Dựa trên bảng khái toán về tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Giá trị đầu tư xây
dựng công trình và hạ tầng là 105,777,500,000 đồng.
+ Chi phí hạ tầng: 22,799,000,000 đồng
+ Chi phí xây dựng cải tạo các hạng mục: 82,978,500,000 đồng
Xây dựng quy mô đồng loạt các hạng mục và dịch vụ đón tiếp khách: Bến thuyền (01
bến) ; Nhà bè nổi: 5 - 10 nhà (có phòng nghỉ, nơi ăn uống và VS khép kín trên nhà bè) ; Nhà
nghỉ bằng loại hình Nhà sàn Dân tộc, xây dựng khoảng 06 - 10 khu nhà, mỗi khu từ 1 - 3 nhà
sàn, có khu dịch vụ chung cho khách nghỉ, ăn uống, tắm thuốc gia truyền của Đồng Bào Dân
tộc, chữa trị 1 số căn bệnh ngoài da và tăng cường sức khỏe... ; Xây dựng khoảng 10 trang trại,

có những trang trại thuần chăn nuôi, trồng trọt, có những trang trại kết hợp với Nhà sàn nghỉ
dưỡng nói phần trên. Các T.Trại nhằm mục đích cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho khách
du lịch và các vấn đề về dịch vụ Du lịch trên vùng Xuân Liên và lòng Hồ Cửa Đặt ; Đầu tư
khoảng 03- 06 Du thuyền theo đủ tiêu chuẩn 1 - 2 sao, tương tự như du thuyền ở vùng Vịnh Hạ
Long.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Trang 18


×