Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Kiểm soát nguồn thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương tiền công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.73 KB, 7 trang )

Mẫu 05/SK
Ban hành kèm theo Quyết định số 1088/QĐTCT ngày 16/6/2016 của Tỏng cục trưởng
Tổng cục Thuế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Ngành Thuế
- Tên sáng kiến: Kiểm soát nguồn thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
từ tiền lương tiền công
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/01/2017.
I. Phần mở đầu
1. Đặc điểm tình hình trước khi có sáng kiến:
Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế TNCN và sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin, Chi cục Thuế huyện Đakrông đã đa dạng các biện
pháp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và dần đưa công tác quản lý thuế
TNCN từ tiền lương tiền công đi vào nề nếp. Từ năm 2014 đến nay, trên 97%
các tổ chức chi trả thu nhập thuộc quản lý thuế của đơn vị hằng năm kê khai
quyết toán thuế TNCN đúng thời hạn và cơ bản đáp ứng các nguyên tắc về kê
khai, đăng ký thuế.
Tuy nhiên, công tác quản lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công tại Chi cục
Thuế huyện Đakrông nói riêng và ngành thuế nói chung mới chỉ đáp ứng về
mặt số lượng kê khai; chưa khai thác triệt để nguồn thu thuế TNCN của các cá
nhân có thu nhập cao và thực sự gặp khó khăn trong việc kiểm soát các khoản
thu nhập, các khoản giảm trừ để tính chính xác thuế TNCN phải nộp.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Số thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ
so với tổng số thu thuế vào NSNN (tại Chi cục Đakrông bình quân các năm là
0.03%), thực tế, con số này thấp hơn so với tiềm năng của nguồn thu thực có


trên địa bàn.
Từ thực tiễn quá trình công tác tại Chi cục, chúng tôi nhận thấy rằng công
tác quản lý thuế TNCN khu vực tiền lương tiền công với sự hỗ trợ từ các chức
năng đã được nâng cấp trên hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) thực sự
mang lại lợi ích thiết thực trong việc tổng hợp, tra cứu và kết xuất danh sách
cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công hai nơi trở lên.
Đồng thời, thông qua việc quản lý đăng ký giảm trừ gia cảnh bằng mã số
thuế người phụ thuộc, đã góp phần quyết định vào việc hạn chế tình trạng
đăng ký trùng người phụ thuộc cho nhiều người nộp thuế khác nhau.

1


Tuy nhiên, công cụ hỗ trợ chỉ phát huy tác dụng tối đa khi dữ liệu được
tổng hợp trên hệ thống thuế là đầy đủ, chính xác. Trong đó yếu tố tiên quyết
đảm bảo sự đầy đủ, chính xác về dữ liệu thuế TNCN trong dữ liệu chung của
ngành thuế chính là tính tuân thủ của người nộp thuế trong điều kiện thực
hiện chính sách thuế TNCN. Vì vậy, trên cơ sở các tính năng hỗ trợ sẵn có của
TMS, chúng tôi muốn nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN từ tiền lương
tiền công bằng cách xây dựng một quy trình kiểm soát thuế TNCN từ tiền
lương tiền công tại cơ quan thuế.
Mục tiêu cơ bản của kiểm soát thuế TNCN từ tiền lương tiền công:
Thứ nhất, giúp cho công tác quản lý nguồn thu ngân sách được thực hiện
tốt nhất, tập trung và huy động đầy đủ số thu cho ngân sách nhà nước
Thứ hai, đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế và tạo điều kiện
cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế
Thứ 3, cải tiến thủ tục thuế, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hóa
công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực công chức thuế.
3. Phạm vi triển khai áp dụng:
- Áp dụng đối với công chức thuế làm công tác quản lý thuế TNCN và

người nộp thuế TNCN từ tiền lương tiên công tại các tổ chức chi trả thu nhập
do Chi cục Thuế huyện Đakrông thực hiện.
- Áp dụng đối với cá nhân cư trú
- Thời gian áp dụng: Xây dựng quy trình, áp dụng thực hiện từ 01/01/2017.
II. Nội dung
1. Mô tả sáng kiến:
Quy trình kiểm soát thuế TNCN từ tiền lương tiền công nhằm đưa đến cái
nhìn tổng quan trong việc quản lý nguồn thu này từ khâu đầu tiên đến khâu
cuối cùng. Trên thực tế, cơ quan thuế hoạt động theo mô hình các bộ phận
chức năng, vì vậy, để kiểm soát nguồn thu thuế TNCN từ tiền lương tiền
công, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận tuyên truyền,
đăng ký thuế, kê khai kế toán thuế, bộ phận kiểm tra thuế.
Tại Chi cục Thuế huyện Đakrông, công tác quản lý thuế TNCN từ tiền
lương tiền công do một bộ phận gồm một công chức thực hiện, dưới sự giám
sát của lãnh Đội và lãnh đạo cơ quan. Việc thiết lập quy trình nhằm hệ thống
lại các bước cần làm để kiểm soát nguồn thu từ khu vực này, đảm bảo dữ liệu
đầy đủ, chính xác là việc làm mang tính khoa học và thực tiễn.
Sơ đồ quy trình kiểm soát thuế TNCN từ tiền lương tiền công
(Trang sau)

2


Văn bản pháp
quy:
- Luật QLT
- Luật thuế TNCN
- Luật kế toán
- Luật lao động
- Luật cư trú

- Luật BHXH
- Luật dân sự
Và các văn bản
hướng dẫn thi hành

Công chức thuế

Người
nộp
thuế

Đăng ký MST cho tổ chức chi trả thu nhập
Đăng


Đăng ký MST cho cá nhân làm công ăn lương

thuế
Đăng ký MST cho người phụ thuộc

Quyết

Tiếp nhận hồ sơ

toán
thuế
TNCN

Kiểm
tra


Kiểm tra hồ sơ tại bàn

Kiểm tra bằng cách xử lý dữ liệu tổng hợp tại TMS

Kiểm tra tại trụ sở NNT

Kiểm tra công tác thu nợ

Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế

Hoàn
thuế

Kiểm tra các nguồn thu nhập của cá nhân

Thuyết minh sơ đồ
 Công đoạn 1: Tuyên truyền

3


Công chức thuế học tập, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến thuế TNCN từ tiền lương tiền công, sau đó tác động lên người nộp
thuế thông qua hoạt động tuyên truyền.
Cách thức tuyên truyền: Thiết kế quy trình thực hiện thuế TNCN từ tiền
lương tiền công dành cho người nộp thuế. Trong đó bao gồm:
- Các thủ tục thuế mà người nộp thuế phải thực hiện từ khâu đăng ký thuế,
khai thuế, quyết toán thuế của tổ chức chi trả thu nhập, quyết toán thuế của cá
nhân đủ điều kiện tự quyết toán, khấu trừ thuế TNCN, nộp thuế TNCN, hoàn

thuế TNCN.
- Cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công
- Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN, các khoản giảm trừ TNCN
Quy trình được in ra dưới dạng Tờ bướm để phát cho kế toán các tổ chức
chi trả thu nhập; nội dung hướng dẫn phải đảm bảo súc tích, dễ hiểu, đúng
quy định, trình bày đẹp.
 Công đoạn 2: Đăng ký thuế
- Đăng ký mã số thuế cho tổ chức chi trả thu nhập: Trước ngày 15/12 hằng
năm, cơ quan Thuế rà soát danh sách đơn vị chi trả thu nhập thông qua phối
hợp trao đổi thông tin với Chi cục Thống kê, Bảo hiểm xã hội. Gửi thông báo
yêu cầu đăng ký thuế đến các tổ chức chi trả thu nhập chưa có mã số thuế đơn
vị.
- Đăng ký mã số thuế cho cá nhân làm công ăn lương: Thường xuyên kiểm
tra hồ sơ đăng ký mã số thuế được gửi trên trang tncnonline hoặc gửi trực tiếp
để thực hiện và trả kết quả kịp thời.
- Đăng ký mã số thuế cho người phụ thuộc: Thường xuyên kiểm tra hồ sơ
đăng ký mã số thuế người phụ thuộc được gửi trên trang tncnonline hoặc gửi
trực tiếp để thực hiện và trả kết quả kịp thời.
Lưu ý: Kiểm soát thời hạn đăng ký giảm trừ đối với người phụ thuộc bằng
cách: Hằng năm, kết xuất danh sách người phụ thuộc đã cập nhật trên TMS để
kiểm tra độ tuổi của người phụ thuộc là con cái, cha mẹ để xác định những
đối tượng đã hết hạn hoặc không còn là người phụ thuộc.
 Công đoạn 3: Kê khai, quyết toán thuế
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tại bàn ngay khi nhận được hồ sơ kê khai,
quyết toán thuế TNCN
Những nội dung cần được kiểm tra tại bàn ngay khi nhận được hồ sơ
quyết toán thuế TNCN của người nộp thuế bao gồm:
- Các cá nhân được kê khai trên tờ khai quyết toán đảm bảo có đầy đủ mã
số thuế, tránh tình trạng chỉ điền số chứng minh mà không có mã số thuế.


4


- Kiểm tra các trường hợp được tích và không được tích ủy quyền quyết
toán thuế TNCN để trực tiếp yêu cầu tổ chức chi trả thu nhập hướng dẫn cá
nhân người lao động không tích ủy quyền quyết toán thuế TNCN tự quyết
toán thuế TNCN trong trường hợp có phát sinh số thuế phải nộp thêm hoặc có
số thuế được hoàn.
- Kiểm tra các trường hợp trong tờ khai quyết toán thuế TNCN, phần giảm
trừ gia cảnh lớn hơn 108.000.000 đồng để hướng dẫn người nộp thuế điều
chỉnh, nộp bổ sung hồ sơ đăng ký giảm trừ người phụ thuộc.
- Trước ngày 15/2 năm sau: Lập danh sách các tổ chức chi trả thu nhập có
khấu trừ 10%, khấu trừ theo biểu lũy tiến từng phần và đã nộp thuế TNCN
định kỳ trong năm làm cơ sở đối chiếu với hồ sơ quyết toán năm của các đơn
vị đó.
 Công đoạn 4: Kiểm tra thuế
Công đoạn kiểm tra được thực hiện sau khi đã có dữ liệu năm trước được
tổng hợp cơ bản đầy đủ trên TMS.
Công chức thuế tiến hành phân tích hồ sơ, lựa chọn các đơn vị rủi ro để bổ
sung vào kế hoạch kiểm tra năm nay và lập kế hoạch kiểm tra năm sau.
Kết xuất danh sách các cá nhân có thu nhập từ hai nơi trở lên từ TMS, có
phát sinh số thuế phải nộp ,nhưng chưa nộp hồ sơ quyết toán trực tiếp tại cơ
quan thuế hoặc đã nộp tờ khai quyết toán nhưng có số thuế phát sinh phải nộp
chưa chính xác. Từ đó, gửi thông báo mời người nộp thuế lên làm việc để xác
định chính xác các khoản phải nộp theo quy định.
Bên cạnh việc kiểm tra tính chính xác của các khoản thu nhập chịu thuế
TNCN, các khoản giảm trừ thu nhập chịu thuế TNCN, thì kiểm tra hồ sơ tại
trụ sở người nộp thuế cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Kiểm tra tính chính xác của mã số thuế, tránh trường hợp kê khai mã số
thuế của người này cho người khác, gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp

thu nhập chịu thuế tại hệ thống quản lý thuế tập trung.
- Kiểm tra hồ sơ ủy quyền quyết toán thuế TNCN của người lao động cho
tổ chức chi trả thu nhập, rà soát các trường hợp không ủy quyền quyết toán
thuế và có thu nhập thêm tại một đơn vị khác.
- Kiểm tra các trường hợp thỏa mãn điều kiện phải khấu trừ thuế TNCN tại
nguồn (bao gồm đối tượng phải khấu trừ 10% và đối tượng phải khấu trừ theo
biểu lũy tiến từng phần), những trường hợp không khấu trừ thuế TNCN do có
cam kết thu nhập không đến mức nộp thuế TNCN.
Kiểm tra công tác thu nợ thuế TNCN: Hàng tháng, công chức thuế kết xuất
sổ thuế từ hệ thống TMS đối với tiểu mục 1001, rà soát các trường hợp nợ
phát sinh đúng để đôn đốc thu nộp hoặc nợ ảo do lỗi người nộp thuế kê khai
sai hoặc lỗi cơ quan thuế hạch toán sai nghĩa vụ.
5


 Công đoạn 5: Hoàn thuế
Đối tượng được hoàn thuế TNCN là những đối tượng có số thuế đã nộp
cao hơn so với số thuế phải nộp, hồ sơ quyết toán thuế TNCN của đối tượng
này không bị hạn chế thời hạn nộp.
Công chức thuế căn cứ đề nghị hoàn của người lao động, thực hiện các
biện pháp nghiệp vụ xử lý dữ liệu liên quan trên TMS để hoàn cho người nộp
thuế, bao gồm:
- Tổng hợp dữ liệu quyết toán trên TMS đối với mã số thuế đề nghị hoàn.
- Xác minh các khoản thuế đã được tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ của
người nộp thuế hoặc các khoản tạm nộp, nộp thừa trên hồ sơ kê khai của
người nộp thuế đã nộp vào ngân sách chưa.
2. Tính mới của sáng kiến:
Các quy định về đăng ký thuế, kê khai thuế, kiểm tra thuế và hoàn thuế
được quy định tại các văn bản khác nhau trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý thuế. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các công

việc cần làm từ khâu tuyên truyền, đăng ký thuế… cho đến kiểm tra, hoàn
thuế TNCN một cách khoa học chính là điểm mới, góp phần tích cực cho
công chức thuế kiểm soát chặt chẽ, không bỏ sót công việc trong quá trình
quản lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công.
Việc hướng dẫn nghiệp vụ xử lý dữ liệu trên hệ thống TMS và các nghiệp
vụ khác liên quan đến thuế TNCN từ tiền lương tiền công đã được cụ thể
trong rất nhiều văn bản của Tổng cục Thuế. Việc xây dựng một quy trình quản
lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công cũng đã được đề cập đến trong một số
luận văn thạc sỹ…Tuy nhiên, sáng kiến lần này, xuất phát từ những băn khoăn
trong thực tiễn quản lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công tại đơn vị, chúng
tôi vừa hệ thống lại tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế TNCN để mỗi
công chức thuế sau này tiếp cận công việc quản lý thuế TNCN khái quát được
toàn bộ công việc cần làm, đồng thời đi sâu vào các tiểu tiết đáng chú ý để có
bộ dữ liệu đầy đủ về thuế TNCN trong dữ liệu chung của ngành.
3. Đánh giá lợi ích thu được:
Thực hiện triệt để các khâu, các công việc quản lý thuế TNCN từ tiền
lương tiền công đã được hệ thống thành quy trình, Chi cục đã thu được những
lợi ích cơ bản sau:
- Công chức trực tiếp quản lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công nâng cao
được kiến thức, kỹ năng và chủ động thực hiện toàn bộ công đoạn để xây
dựng dữ liệu đáng tin cậy về thuế TNCN từ tiền lương tiền công trên TMS.
- Người nộp thuế nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và những việc
cần thực hiện về nghĩa vụ đối với thuế TNCN từ tiền lương tiền công.

6


- Trên 95% các tổ chức chi trả thu nhập được cấp mã số thuế, trên 90% cá
nhân làm công ăn lương đã có mã số thuế, trên 97% các tổ chức chi trả thu
nhập đã được cấp mã số thuế đến quyết toán thuế TNCN đúng thời hạn.

Trong tương lai, với việc kiểm soát từng khâu trong hoạt động quản lý
thuế TNCN như đã đề cập ở trên, dữ liệu thuế TNCN từ tiền lương tiền công
trong TMS sẽ ngày càng đầy đủ, đáng tin cậy.
III. Kết luận:
1. Kết luận chung, kinh nghiệm trong áp dụng:
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý thuế nói chung và quản
lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công nói riêng; từ kinh nghiệm quản lý thuế
TNCN tiền lương tiền công tại đơn vị, chúng tôi đúc rút và hình thành nên
một hệ thống các công việc cần làm để kiểm soát nguồn thu từ thuế TNCN,
hạn chế thất thu ngân sách nhà nước. Quy trình kiểm soát thuế TNCN từ tiền
lương tiền công không đưa ra các quy định đã có trong luật quản lý thuế, mà
hệ thống lại một cách khoa học những việc cần làm trong hoạt động quản lý
thuế, cũng như lưu ý những điểm cần thiết để kiểm soát chặt chẽ nguồn thu từ
khu vực này.
Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu nên quy trình đưa ra chưa thực sự tối
ưu. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn và áp dụng các
phương pháp khoa học nhằm mang lại thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ
công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả quản lý thuế của đơn vị.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Thống kê số lượng tổ chức chi trả thu nhập hằng năm tại Chi cục bình
quân là 150 đơn vị, vì vậy, phải tăng cường và tập trung nguồn nhân lực, nâng
cao số lượng và chất lượng kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong kế hoạch
kiểm tra hằng năm.
, ngày 30 tháng 8 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CỤC THUẾ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

7




×