Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.33 KB, 124 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN....5
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của thị trường chứng khoán
.................................................................................12
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ....................................18
1.2.3. Sự hình thành giá cả trên TTCK và cơ chế quản lý
của nhà nước...........................................................26
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI...................................29
CHƯƠNG 2

38

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000 - 2007.......................................................................................38

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.........................................38
2.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của thị trường chứng
khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. .41
2.2.1. Hiện trạng nguồn cung chứng khoán cho Thị trường
chứng khoán Việt Nam............................................44
2.2.2. Thực trạng cầu và sự biến động giá cả trên thị


trường chứng khoán Việt Nam.................................56
3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2006-2010................................83
3.1.2. Định hướng cụ thể cho phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. .86
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP


QUỐC TẾ............................................................................................92
3.2.1. Nhóm giải pháp tác động tới việc hoàn thiện thể
chế của TTCK Việt Nam............................................92
3.2.3. Nhóm giải pháp tác động tới điều tiết quan hệ cung
- cầu của TTCK Việt Nam.......................................105
KẾT LUẬN

117


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPH

Cổ phần hóa

CTCK

Công ty chứng khoán

CTĐTCK


Công ty đầu tư chứng khoán

CTNY

Công ty Niên Yết

CTQLQ

Công ty quản lý quỹ

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

KTTT

Kinh tế thị trường

NĐT

Nhà đầu tư

NHTM

Ngân hàng thương mại


QĐT

Quỹ đầu tư

SGD

Sàn giao dịch

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Thị trường giao dịch chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN


ủy ban chứng khoán nhà nước

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức - Quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam...Error:
Reference source not found
MỤC LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN....5
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của thị trường chứng khoán
.................................................................................12
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ....................................18
1.2.3. Sự hình thành giá cả trên TTCK và cơ chế quản lý
của nhà nước...........................................................26
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI...................................29
CHƯƠNG 2

38


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000 - 2007.......................................................................................38

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.........................................38
2.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của thị trường chứng
khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. .41
2.2.1. Hiện trạng nguồn cung chứng khoán cho Thị trường
chứng khoán Việt Nam............................................44
2.2.2. Thực trạng cầu và sự biến động giá cả trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.................................56
3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2006-2010................................83


3.1.2. Định hướng cụ thể cho phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. .86
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
QUỐC TẾ............................................................................................92
3.2.1. Nhóm giải pháp tác động tới việc hoàn thiện thể
chế của TTCK Việt Nam............................................92
3.2.3. Nhóm giải pháp tác động tới điều tiết quan hệ cung
- cầu của TTCK Việt Nam.......................................105
KẾT LUẬN

117


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những kênh huy động vốn
quan trọng cho nền kinh tế, thu hút rộng rãi để phân phối và phân phối lại các
nguồn vốn nhàn rỗi hoặc đang hoạt động kém hiệu quả. Có thể nói sự biến
động trên TTCK là nhiệt kế đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế của một
quốc gia. Cũng như nhiều quốc gia khác, tháng 7/2000 Trung tâm giao dịch
chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ra đời - đánh dấu một bước ngoặt lớn trong thị
trường tài chính Việt Nam. Sau hơn 7 năm ra đời, TTCK Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều mặt
hạn chế trên cả thị trường tập trung và thị trường phi tập trung (OTC) cũng
như sự đồng bộ trong quản lý nhà nước để điều tiết thị trường chứng khoán
Việt Nam. Do vậy, TTCK Việt Nam - một thị trường còn non trẻ đã trở thành
tâm điểm lớn không chỉ trong nền kinh tế Việt Nam mà còn gây sự chú ý đến
giới đầu tư nước ngoài.
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, TTCK
Việt Nam đang có thêm nhiều thời cơ, cơ hội để phát triển, song cũng đang
đứng trước không ít những thách thức đòi hỏi phải tỉnh táo để vượt qua. Trong
bối cảnh thực tiễn đó, việc phát triển TTCK là một trong những bài toán cấp
bách hiện nay ở nước ta. Từ những lập luận đó, thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài
“Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ khi TTCK ra đời đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học viên
cao học, nghiên cứu sinh thuộc các chuyên ngành kinh tế tâm huyết với mảng
đề tài này. Đã có không ít đề tài nghiên cứu đi sâu vào các lĩnh vực khác nhau


2

của TTCK. Chẳng hạn một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị
với các đề tài cụ thể như:
- Quá trình hình và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Học
viên Cao Thị Toàn thực hiện - 1997
- Xây dựng thị trường trái phiếu công ty nhằm phát triển các Doanh nghiệp
Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - Học viên Nguyễn Thị Liên Hoa - 2003.
- Phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Nguyễn Thị Thúy
- 2003.
- Vai trò của Nhà nước trong quá trình hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam - Học viên Cao Thị Mai Thanh - 2006.
Hay một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành tài chính Ngân hàng đi sâu
nghiên cứu đề tài trên các mặt:
- Các giải pháp tài chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam - Trần Vinh Quang - 1996.
- Ngân hàng thương mại với sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng
khoán ở Việt Nam - Nguyễn Huy Tuấn - 1996.
- Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán
phi tập trung ở Việt Nam - Nguyễn Thị Anh Phương - 2005.
- Phát triển hoạt động tạo lập thị trường chứng khoán Việt Nam - Trần
Thị Thu Hiền - 2006.v v...
Nhìn chung mỗi đề tài nghiên cứu trên đều có những đóng góp nhất
định nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động của thị trường chứng khoán Việt
Nam, tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu làm rõ tính
chất bền vững trong phát triển TTCK của Việt Nam, đặc biệt là trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Thị trường chứng khoán là thị trường phát triển một cách nhạy cảm

trong nền kinh tế, để nó vận hành và phát triển bền vững cần đảm bảo những
yếu tố cấu thành và trong quá trình vận động, cần có sự điều tiết chặt chẽ, kịp
thời. Theo quan điểm đó, luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết những
nhiệm vụ khoa học sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chứng khoán và Thị trường chứng khoán,
thông qua bài học từ các nước nhằm đúc rút những kinh nghiệm quý báu cho
vận hành TTCK ở Việt Nam.
- Phân tích, thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam qua 7 năm ra
đời, tồn tại và phát triển. Tập trung đánh giá các yếu tố cung- cầu, sự quản lý
của Nhà nước, vai trò các chủ thể tham gia trong TTCK. Trên cơ sở đó rút ra
những đánh giá về thành tựu đạt được, chỉ ra những mặt tồn tại hạn chế, và
nguyên nhân của chúng nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là sự phát triển bền vững thị trường
chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ kinh tế chính trị học, luận văn tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chứng khoán và thị trường
chứng khoán; phân tích đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
qua 7 năm hình thành, phát triển, trên cơ sở đó trình bày các quan điểm định
hướng và đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô nhằm phát triển bền vững thị
trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của
chuyên ngành Kinh tế chính trị để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra
như: Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp lôgíc kết hợp với
lịch sử; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê;
Phương pháp mô hình toán học...


4

6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về Chứng khoán
và Thị trường chứng khoán nói chung, đồng thời phân tích một cách đầy đủ
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành TTCK ở Việt Nam.
- Phân tích hiện trạng thị trường chứng khoán của một số quốc gia có ít
nhiều những điều kiện tương đồng với Việt Nam, nhằm rút ra những bài học
kinh nghiệm cho việc phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
- Luận văn nghiên cứu sự hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam qua từng giai đoạn. Đánh giá tổng quan thực trạng phát triển
thị trường chứng khoán Việt Nam qua 7 năm tồn tại và phát triển, rút ra được
những thành tựu, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Từ đánh giá thực trạng TTCK Việt Nam, luận văn trình bày những quan
điểm định hướng cho sự phát triển TTCK Việt Nam thời gian tới, đồng thời đề
xuất những giải pháp phù hợp và sát thực hơn cho sự phát triển bền vững
TTCK Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, mà đặc biệt là khi
Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững thị trường chứng
khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Chương 2: Thực trạng phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2000 - 2007.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững
TTCK Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1.1. Bản chất và đặc điểm của thị trường chứng khoán
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nhân tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. Tại
các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều đã ra đời, tồn tại và phát triển thị
trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã trở thành một định chế tài
chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ
chế kinh tế thị trường.
Từ thời kỳ Trung cổ, ở phương Tây đã hình thành những hình thức dưới
dạng thị trường chứng khoán. Tại các thành phố buôn bán các thương gia đã
tụ tập để thương lượng và trao đổi hàng hóa như nông sản, khoáng sản, ngoại
tệ… Điểm đặc biệt là những cuộc thương lượng này chỉ dùng lời nói trao đổi
với nhau, không cần có giấy tờ cũng như hàng hóa nào. Những cuộc thương
lượng này nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán, kể cả các hợp đồng sẽ thực
hiện trong tương lai.
Vào năm 1453, trên quảng trường gần một ngôi nhà tại Bruges (Bỉ), một
nhà buôn, một nhà môi giới tên là Van Ber Buerzo đã cùng các thương gia từ
khắp các nước thường xuyên gặp gỡ nhau để mua kỳ phiếu nước ngoài và
trao đổi thông tin buôn bán - kinh doanh. Huy hiệu của dòng họ nhà môi giới
này được gắn trên đỉnh ngôi nhà có hình vẽ ba cái túi da (tiếng La tinh gọi là
Bursa, tiếng Pháp gọi là Bourse), do đó chữ Bourse (mậu dịch thị trường) có
xuất sứ từ bấy giờ.
Lần đầu tiên vào năm 1531 tại Antwerpas đã triển khai các nghiệp vụ về
chứng khoán, tại đây diễn ra việc mua bán các khoản nợ của Chính phủ các


6

nước Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Mậu dịch thị trường
này phát triển phồn thịnh cho đến khi Tây Ban Nha xâm chiếm và cướp đoạt
Antwerpas, cũng từ đó làm cho thị trường này suy sụp vào cuối thế kỷ XVI.
Theo hình mẫu thị trường này, người ta lập ra các thị trường chứng khoán
khác ở Lion (Pháp) vào năm 1545, London (Anh) vào năm 1566.
Năm 1608 thị trường được lập ra ở Amsterdam, đây là một thị trường có
vai trò chủ yếu trong thương mại quốc tế cung cấp các hàng hóa chủ yếu ở
Châu Âu về ngũ cốc, ớt, hồ tiêu… ở đây bắt đầu có định giá chứng khoán như
trái phiếu quốc gia, cổ phần của các thương nhân và các loại hàng hóa từ các
thuộc địa đem tới. Vào thế kỷ XVIII thị trường chứng khoán Amsterdam đã
có tới 44 loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu....) và thị trường chứng khoán
Amsterdam vẫn giữ tính tổng hợp là thị trường vốn, tiền tệ, ngoại tệ.
Thị trường chứng khoán xuất hiện vào thế kỷ XVIII, năm 1773 Sở Giao
dịch chứng khoán được thành lập tại Anh (Luân Đôn), Pháp (Paris), Đức
(Berlin), áo (Viên). Những thị trường chứng khoán này phát triển và trở nên
hưng thịnh vào thế kỷ XIX.
Năm 1792, ở Mỹ thành lập Sở Giao dịch chứng khoán và đến thế kỷ XX
thị trường chứng khoán New York chiếm một vai trò quan trọng và là một
trong các thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới, số lượng chứng
khoán lưu hành năm 1980 khoảng 397 tỷ USD. [12; tr. 13-17]
Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán trên
thế giới đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào
những năm 1875 - 1913, thị trường chứng khoán phát triển mạnh cùng với sự
tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhưng rồi, một sự kiện đau buồn để lại bóng đen bao trùm lên các thị
trường chứng khoán trong nhiều thập kỷ là cuộc hoảng loạn và sụp đổ năm
1929. Sự kiện này đã dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm


7

cho nền kinh tế các nước tư bản suy thoái kéo dài trong suốt những năm 1930.
Khủng hoảng thị trường chứng khoán bộc lộ sâu sắc nhất là cuộc suy thoái
năm 1933, thị trường đã giảm 85%. [Paul A.Samuelson. Kinh tế học]
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các thị trường chứng khoán được phục
hồi và tiếp tục phát triển mạnh. Thị trường chứng khoán đã phát triển rất
mạnh mẽ trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Tuy vậy cũng cần nhận thức rằng,
sự phát triển của thị trường chứng khoán những năm 1980, bên cạnh những
thành công to lớn của nó thì việc "chơi với thị trường chứng khoán" cũng dẫn
đến những thảm hoạ khôn lường.
Bắt đầu từ năm 1982, thị trường chứng khoán tăng đều đặn trong 5 năm,
đạt gần 300%. Những người may mắn hoặc có tầm nhìn rộng đã chuyển hết
tài sản của họ thành cổ phiếu, do vậy họ đã kiếm được rất nhiều tiền. Thị
trường đạt tới đỉnh điểm của nó vào mùa hè năm 1987. Nhưng vào ngày 19
tháng 10 năm 1987 - "ngày Thứ Hai đen tối" - thị trường chứng khoán đã mất
đi 22% giá trị của nó chỉ trong 6 tiếng đồng hồ. [Paul A.Samuelson. Kinh tế
học] Nhưng rồi chỉ sau hai năm, thị trường chứng khoán thế giới lại đi vào ổn
định, phát triển và đã trở hành một định chế tài chính không thể thiếu được
trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ
chế thị trường.
Thị trường chứng khoán, vốn là một trong những định chế tài chính nên
nó bị tác động mạnh mẽ và trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Đông á vì vậy nó đã ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình huy động, phân bổ và sử
dụng các nguồn vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước trong
khu vực. Chỉ trong ngày 23/10/1997 khi thị trường chứng khoán Hồng Kông
mất giá 10,4% (từ 11.637 điểm xuống còn 10.046 điểm) thì các thị trường
chứng khoán Âu, Mỹ và Nhật Bản đều trượt giá theo. Tại Châu Âu các chỉ số
giá chứng khoán giảm khoảng 2,5%, đặc biệt là thị trường chứng khoán


8

Frankfurt (Đức) giảm đến 4,6%. Tại Mỹ chỉ số Down Jones giảm 2,3%. Tại
Tokyo chỉ số Nikei giảm 1%. Diễn biến quá trình biến động trong 3 tháng 8,
9, 10/1997 là tình trạng "tụt dốc không phanh"của thị trường chứng khoán.
Nhờ sự can thiệp của Chính phủ, mặc dù khủng hoảng thị trường chứng
khoán nổ ra chậm nhưng đã phục hồi trở lại. Những tổn thất trên thị trường
vốn đã làm các luồng đầu tư giảm sút nghiêm trọng tại các nền kinh tế đang
phát triển. Theo ông T.P.Morgan luồng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi
sẽ giảm mạnh. Nếu năm 1996 là năm đạt mức cao nhất vào khoảng 300 tỷ
USD, thì năm 1997 giảm xuống còn khoảng 250 tỷ USD, năm 1998 là khoảng
dưới 200 tỷ USD, năm 1999 là 125 tỷ USD.
Những mất mát, tổn thất về vốn đầu tư động lực chính của tăng trưởng
kinh tế - đã làm giảm sút mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các quốc gia bị
khủng hoảng và làm gia tăng nạn thất nghiệp. Theo IMF và WB, tốc độ tăng
trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt khoảng 2% năm 1998 và 2,5% trong năm 1999
thay vì 3,1% và 3,7% như dự báo trước đây. Kinh tế Nhật Bản - nền kinh tế
lớn thứ hai trên thế giới tăng trưởng âm 1,8% năm 1998 và 2,5% năm 1999 và
là năm thứ ba liên tục kinh tế Nhật tăng trưởng âm. Theo dự báo, Thái Lan sẽ
có mức thất nghiệp là 5,6%, Indonesia 10%, Hàn quốc 5%... [21; tr. 14-45]
1.1.1.2. Những quan niệm về thị trường Chứng khoán
Thị trường chứng khoán đã có hàng trăm năm trong lịch sử phát triển
kinh tế của nhân loại, tuy vậy không phải người ta đã hiểu rõ ngay bản
chất và các quy luật chi phối sự vận động của nó. Hiện nay, thị trường
chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước có nền công nghiệp
phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản… và bên cạnh đó hơn 40 nước
đang phát triển đã hình thành thị trường chứng khoán, tuy vậy hiện nay có
nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán. Mỗi
định nghĩa được dựa trên một quan niệm và cách nhìn nhận khác nhau về
bản chất TTCK. Chẳng hạn:



9
- TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, TTCK được hiểu một
cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng
khoán - các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao
đổi, mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước.
- TTCK là thị trường giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông
tin, tại đó diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán hoặc tham khảo để giao
dịch chứng khoán.
- TTCK là bộ phận tất yếu của thị trường tài chính và là bộ phận quan
trọng nhất của thị trường vốn.
- TTCK là phương thức huy động, phân phối và phân phối lại các nguồn
vốn và là “hàn thử biểu” của nền KTTT.
- TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn đầu tư để tạo điều
kiện cho sự phát triển của nền kinh tế.
- TTCK là môi trường đầu tư - kinh doanh sôi động, mạo hiểm, đầy hấp
dẫn và phức tạp. v. v...
Nhưng định nghĩa được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất vẫn là:
"Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán và
là nơi giá cả được hình thành theo quy luật cung cầu". [13, tr32].
Ở Việt Nam, TTCK chỉ mới ra đời thực sự từ năm 2000 đến nay, do đó

hiện nay cũng có nhiều nhận thức, quan niệm khác nhau về TTCK:
Trong cuốn “Giáo trình kinh tế chính trị Mác- LêNin” của Bộ giáo dục
và đào tạo đưa ra định nghĩa về TTCK như sau: “Thị trường chứng khoán là
thị trường mua bán các loại chứng khoán có giá” [1, tr.139]. Tiếp đó, giáo
trình giải thích: Trên thị trường này, ngoài cổ phiếu và trái phiếu còn mua bán
các loại chứng khoán khác như công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố.
Ưu điểm của khái niệm này là xác định rõ hàng hóa bán trên thị trường, song



10
ở khái niệm này chưa khái quát đến tầm bản chất của hàng hóa trên thị trường
và đặc thù của loại thị trường này. Do đó, với khái niệm như vậy chưa thể tạo
lập được cơ sở lý luận để hiểu bản chất và các quy luật vận động của TTCK.
Trong cuốn “Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường
chứng khoán” của UBCKNN thì cho rằng: “TTCK thực chất là quá trình vận
động của tư bản tiền tệ. Các chứng khoán mua bán trên TTCK có thể đem lại
thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông
trên TTCK theo giá cả thị trường, do dó bề ngoài nó được coi như là một tư
bản hàng hóa” [27, tr.46]. Quan điểm này đã chỉ rõ được hai nội dung cơ bản:
1) Thực chất của TTCK là vận động của tư bản tiền tệ
2) Hình thức các chứng khoán lưu thông trên thị trường biểu hiện ra như
một tư bản hàng hóa.
Phân tích những quan niệm của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả
luận văn nhận thức rằng: TTCK là một bộ phận quan trọng của thị trường
vốn, là môi trường trong đó cho phép chuyển hóa trực tiếp từ quyền sở hữu tư
bản thành quyền sử dụng tư bản và tạo lập ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hai
quyền đó thông qua sự vận động của các chứng khoán - một loại hàng hóa tư
bản giả - dưới tác động của các quy luật thị trường.
Với cách định nghĩa như trên, tác giả cho rằng nó không chỉ khẳng định
TTCK là bộ phận trọng yếu của thị trường vốn (ngắn, trung và dài hạn), mà còn
cho biết đó là một môi trường kinh tế cho phép chuyển hóa trực tiếp từ quyền sở
hữu thuần túy đối với tư bản thành quyền sử dụng tư bản và sự kết hợp hai
quyền đó với nhau thông qua sự vận động của chứng khoán, loại hàng hóa đặc
biệt, dưới tác động của các quy luật thị trường. Cũng theo định nghĩa này, người
ta dễ dàng nhận thấy TTCK chính là một phương thức tổ chức sản xuất kinh
doanh mang tính xã hội hóa cao, cho phép một chủ thể thị trường với khối lượng
tư bản không lớn cũng dễ dàng tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.
1.1.1.3. Đặc điểm của thị trường chứng khoán



11
Thị trường chứng khoán là một thị trường có tính đặc thù, nó là một bộ
phận của thị trường vốn. Thị trường chứng khoán có các đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, TTCK là một định chế tài chính trực tiếp. Khác với các hình
thức gián tiếp, đầu tư thông qua chuyển hóa từ tư bản cho vay bởi các định chế
tài chính trung gian như tín dụng ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian
khác, từ đó tư bản sở hữu mới được chuyển hóa thành tư bản sử dụng.
Ở TTCK, thông qua các sàn giao dịch (SGD) chính thức hoặc không

chính thức (OTC) vốn nhàn rỗi của dân cư được đầu tư trực tiếp vào các
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thông qua sự đánh giá trực tiếp của các
NĐT đối với doanh nghiệp trên cơ sở công khai hóa các hoạt động của nó trên
thị trường và dưới tác động của các quy luật thị trường. Qui tắc chi phối mạnh
nhất đối với hành vi của các chủ thể thị trường là lợi nhuận tối đa.
Thứ hai, TTCK là nơi các NĐT luôn gắn được quyền sở hữu vốn, với
quyền sử dụng vốn mà không cần tích lũy được nguồn vốn đủ lớn để đứng ra
tổ chức sản xuất kinh doanh. Tại TTCK, NĐT có thể liên tục và trực tiếp đưa
ra những quyết định đối với việc sử dụng vốn của mình, tức là người có vốn
nhanh chóng di chuyển vốn của mình từ lĩnh vực hay doanh nghiệp này sang
lĩnh vực hay doanh nghiệp khác bằng cách mua bán các cổ phiếu của doanh
nghiệp đó trên SGD.
Thứ ba, trên TTCK, vốn của các NĐT tuy đang ở hình thái máy móc
thiết bị nhà xưởng nhưng được tồn tại dưới các chứng chỉ có giá, là các hình
thức cổ phiếu khác nhau đại diện cho từng phần của nó với mệnh giá nhỏ lưu
thông trên TTCK cho phép các NĐT có thể đa dạng hóa kinh doanh, từ dó tạo
nên sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế,
làm cho tính xã hội hóa của vốn cao hơn.
Thứ tư, TTCK là môi trường tạo ra tính thanh khoản cao cho các luồng
vốn tồn tại dưới hình thức tư bản giả, nhờ đó không chỉ tạo ra tính linh hoạt

trong vận động của các luồng vốn, mà còn tạo ra sự minh bạch trong thẩm


12
định hiệu quả hoạt động của các luồng vốn, do đó hấp dẫn các NĐT hơn.
Thứ năm, TTCK là môi trường thuận lợi, một kênh truyền dẫn năng
động có hiệu quả cho sự chuyển hóa tư bản từ sở hữu tư nhân thành sở hữu xã
hội, làm cho tính xã hội hóa của tư bản ngày càng tăng cao. Sự ra đời của các
loại chứng chỉ có giá, đặc biệt là các cổ phiếu công ty và chúng chỉ được mua
bán trao đổi trên TTCK như những hàng hóa làm cho bản chất của CNTB
đang từng bước chuyển sang những hình thức biểu hiện mới.
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của thị trường chứng khoán
1.1.2.1. Cấu trúc thị trường chứng khoán
Xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu, TTCK có thể phân
loại theo các hình thức cụ thể sau:
Thứ nhất, căn cứ vào quá trình luân chuyển của chứng khoán, thị trường
chứng khoán bao gồm.
- Thị trường sơ cấp (Primary market).
Thị trường sơ cấp là thị trường đầu tiên mua bán các loại chứng khoán
phát hành giữa người phát hành và nhà đầu tư. Trên thị trường sơ cấp, Chính
phủ và các công ty thực hiện việc huy động vốn thông qua việc phát hành và
bán chứng khoán của mình cho nhà đầu tư.
Vai trò của thị trường sơ cấp là tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch
và tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trên thị trường sơ cấp việc phát hành rất
phức tạp cũng như rủi ro lớn nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức
trung gian phát hành: Nhà bảo lãnh phát hành.
- Thị trường thứ cấp (Secondary market).
Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các loại chứng khoán được
phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây là một bộ phận quan trọng của thị
trường chứng khoán gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.

Trong hai bộ phận của thị trường chứng khoán, chỉ có thị trường sơ cấp


13
là đảm nhiệm chức năng huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế còn thị
trường thứ cấp thực hiện vai trò điều hòa lưu thông các nguồn vốn đảm bảo
chuyển hóa các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn. Nhờ có thị trường thứ cấp,
những người có vốn nhàn rỗi tạm thời có thể yên tâm đầu tư mua chứng
khoán và khi cần lại tiền thì họ có thể bán lại chứng khoán cho các nhà đầu tư
khác trên thị trường chứng khoán.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp tồn tại, quan hệ mật thiết với
nhau, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở tiền đề, thị trường thứ cấp là động
lực thúc đẩy. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có chứng khoán lưu
thông, nếu không có thị trường thứ cấp sẽ gây khó khăn cho việc luân chuyển
và chuyển đổi chứng khoán khiến cho người đầu tư ít dám mua chứng khoán
làm hạn chế khả năng huy động vốn trong nền kinh tế. Trong thực tế, khi tổ
chức thị trường chứng khoán không có sự phân biệt giữa thị trường sơ cấp và
thị trường thứ cấp, mà hai thị trường này được tổ chức chung và được gọi là
thị trường chứng khoán.
Thứ hai, Căn cứ theo phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán
bao gồm.
- Thị trường chứng khoán tập trung (The stock exchange).
Thị trường chứng khoán tập trung là một tổ chức có thực thể, có hội
đồng quản trị, có hội viên và có trụ sở riêng, thị trường này hoạt động theo
đúng các quy định của luật pháp. Hình thức biểu hiện của thị trường chứng
khoán tập trung là sở giao dịch chứng khoán được hoạt động theo các thời
biểu mua bán và giá cả được tính theo thể thức công khai, đấu giá có sự kiểm
soát của hội đồng chứng khoán.
Hiện nay, tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều có thị
trường chứng khoán tập trung, điển hình là thị trường chứng khoán New

York ở Mỹ, thị trường chứng khoán Frankfrut ở Đức, thị trường chứng


14
khoán Paris ở Pháp…
- Thị trường chứng khoán phi tập trung (Over the counter market - OTC).
Thị trường chứng khoán phi tập trung là thị trường mà nơi mua bán các
chứng khoán được thực hiện bên ngoài sở giao dịch chứng khoán. Thị trường
này là một tổ chức vô thể, không có trụ sở riêng, không có tổ chức hội dồng
quản trị. Tại thị trường chứng khoán phi tập trung chủ yếu diễn ra các cuộc
trao đổi đối với các cổ phần của các công ty, xí nghiệp nhỏ.
1.1.2.2. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán ra đời từ thế kỷ 15, 16 ở một số nước Châu Âu,
tồn tại và phát triển ra khắp thế giới như ngày nay, nó đã chứng tỏ sự cần thiết
cho đời sống kinh tế - xã hội của các nước.
* Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của thị trường chứng khoán là:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán đóng vai trò tự động điều hòa vốn
giữa nơi thừa sang nơi thiếu vốn. Vì vậy nó góp phần giao lưu phát triển kinh
tế. Mức độ điều hòa này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của từng thị trường
chứng khoán.
Thứ hai, thị trường chứng khoán bảo đảm thông tin chính xác kịp thời,
về tình hình cung cầu, thị giá của từng loại chứng khoán trên các thị trường
cho các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán.
Thứ ba, thị trường chứng khoán bảo đảm cho các loại chứng khoán được
phép lưu hành có nơi mua bán thuận tiện theo quy luật cung - cầu như mọi
loại hàng hóa khác.
Tóm lại, thị trường chứng khoán là phương tiện gắn kết giữa cung và cầu
vốn của nền kinh tế, nó đảm bảo cho nền kinh tế phát triển.
* Vai trò của thị trường chứng khoán đối với phát triển nền kinh tế:
Một là: Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn, khuyến

khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư.
Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân


15
muốn phát triển phải đầu tư. Tự tích lũy chỉ thực hiện được với những doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao.
Huy động vốn từ bên ngoài, chủ yếu qua 2 biện pháp:
+ Vay tín dụng dài hạn.
+ Phát hành cổ phiếu - trái phiếu.
Vay tín dụng có thể trở thành gánh nặng trả nợ nếu kinh doanh không có
lãi, còn huy động vốn qua phát hành chứng khoán cho phép doanh nghiệp tự
chủ hơn trong sử dụng vốn nhất là huy động thông qua phát hành cổ phiếu.
Mặt khác thông qua công cụ của thị trường chứng khoán việc chuyển những
khoản tiền nhàn rỗi tạm thời thành những khoản đầu tư dài hạn dễ dàng hơn
do cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán và do đặc điểm của chứng
khoán. Nhờ có khuyến khích người dân mua chứng khoán. Đồng thời việc
mua bán và nắm giữ chứng khoán cho phép người đầu tư có thể kiếm được
nhiều lợi nhuận hơn do giá chứng khoán tăng đặc biệt là cổ phiếu (nhưng
người đầu tư cũng có thể thua lỗ lớn). Nhờ có thị trường chứng khoán vơi
công cụ thị trường của mình là chứng khoán với mệnh giá nhỏ phù hợp với
thu nhập của người dân và thuộc nhiều lĩnh vực đầu tư, do đó đại đa số dân
chúng có thể tham gia được.
Hai là, thị trường chứng khoán cho phép đầu tư dài hạn được tài trợ
bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Thông qua công cụ chủ yếu của thị trường chứng khoán là cổ phiếu và
trái phiếu, thị trường chứng khoán giúp cho việc chuyển những khoản tiền
nhãn rỗi tạm thời của nhà đầu tư để thành những khoản tiền đầu tư dài hạn dễ
dàng hơn. Bởi vì, cổ phiếu, trái phiếu có thể mua đi bán lại dễ dàng khi nhà
đầu tư cần chứng khoán hay tiền, trong khi đó khoản vốn mà nhà phát hành

huy động vẫn nắm giữ.
Ba là, thị trường chứng khoán thu hút và kiểm soát nguồn vốn đầu tư từ


16
nước ngoàì:
* Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nước
đang phát triển, cũng như những nước đang cần vốn để phát triển kinh tế. Thu
hút vốn đầu tư nước ngoài dưới 2 hình thức:
+ Vay tín dụng.
+ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp.
Hình thức vay tín dụng.
Vay tín dụng, công cụ quan trọng kích thích hoạt động của thị trường tài
chính nhưng gặp phải: rủi ro hối đoái; gánh nặng trả nợ nếu vay đầu tư không
hiệu quả. Điều này đã được thực tế chứng minh tại các nước đang phát triển ở
Châu Phi, Châu Á và Mỹ La Tinh.
Hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp.
Khi đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư quyết định đầu tư thường xem xét tới 3
yếu tố:
+ Rủi ro.
+ Lợi nhuận.
+ Khả năng luân chuyển vốn.
Các nhà đầu tư muốn có lợi nhuận cao, nhưng nếu lợi nhuận cao thì rủi
ro cũng cao, lúc này để đi đến quyết định đầu tư thì nhà đầu tư quan tâm tới
khả năng luân chuyển vốn. Nếu thị trường có sự luân chuyển vốn cao thì nhà
đầu tư quyết định đầu tư, vậy tính luân chuyển cao của thị trường phụ thuộc
vào yếu tố gì? Có rất nhiều yếu tố quyết định tính luân chuyển của thị trường,
nhưng yếu tố quan trọng nhất đó là: thị trường chứng khoán.
* Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài.

Thị trường chứng khoán luôn hoạt động theo nguyên tắc công khai, công
khai toàn bộ thông tin liên quan tới thị trường chứng khoán và khả năng tài
chính trong giao dịch mua bán chứng khoán. Khi Nhà nước muốn kiểm soát


17
vốn đầu tư nước ngoài trong từng lĩnh vực kinh tế thì Nhà nước chỉ việc quy
định tỷ lệ cổ phiếu và trái phiếu tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài (cá thể, tổ
chức) có thể mua đối với mỗi loại chứng khoán của một tổ chức phát hành.
Với sự khống chế đó thì quyền kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài luôn thuộc
nước chủ nhà.
Bốn là, thị trường chứng khoán cung cấp thông tin cho người đầu tư và
là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Bản chất của việc đầu tư vào chứng khoán là để thu lợi ích sau này. Bởi
vì, người đầu tư rất nhạy cảm khi họ đầu tư vào các doanh nghiệp, tất nhiên
họ sẽ đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao. Đối
với các xí nghiệp có tiền đồ ảm đạm, năng lực cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh
tế thấp, làm ăn thua lỗ, sẽ bị các nhà đầu tư rời bỏ, chuyển vốn sang các
doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, do đó thị trường chứng khoán luôn luôn có sự
lưu thông, phân phối và điều chỉnh lại các nguồn vốn đầu tư.
Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải
luôn cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế,
nâng cao sức cạnh tranh và giành lấy sự tín nhiệm của các nhà đầu tư.
Năm là, thị trường chứng khoán là công cụ để Nhà nước thực hiện
chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Để phát triển kinh tế xã hội thì Chính phủ phải chi tiêu, nhưng nguồn thu
từ thuế và vay nợ nước ngoài, ngoài ra còn một biện pháp là phát hành trái
phiếu Chính phủ. Nếu không có thị trường chứng khoán Chính phủ vẫn phát
hành được trái phiếu. Bởi vì trái phiếu Chính phủ có độ an toàn cao và Chính
phủ có đủ khả năng để phát hành và thanh toán trái phiếu đã phát hành.

Nhưng nhờ có thị trường chứng khoán giúp Chính phủ dễ dàng trong việc
phát hành trái phiếu Chính phủ. Bởi lẽ, việc phát hành sẽ được tập trung và
việc mua bán đi lại sẽ đơn giản hơn
Sáu là, thị trường chứng khoán thúc đẩy cổ phần hóa.


18
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thị trường chứng khoán có thêm
một vai trò nữa là thúc đẩy cổ phần hóa. Bởi vì, nhà đầu tư khi họ bỏ tiền ra mua
cổ phần họ quan tâm có thể thu hồi vốn một cách dễ dàng khi cần tiền không.
Vấn đề này chỉ được thực hiện khi có thị trường chứng khoán. Thị trường chứng
khoán diễn ra mua bán chứng khoán hàng ngày hàng giờ, với nguyên tắc đấu giá
và công khai. Do đó, thị trường chứng khoán là cơ sở để cổ phần hóa.
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP QUỐC TẾ

Nội dung hay cơ cấu của bất kỳ một thị trường nào, kể cả TTCK cũng
đều được tạo lập bởi các cấu thành cơ bản là: Cơ cấu hàng hóa trên thị trường;
Lượng cung và cầu hàng hoá trên thị trường; Cơ chế hình thành giá cả của
hàng hóa trên thị trường và vai trò quản lý của nhà nước đối với sự định
hướng phát triển của thị trường chứng khoán.
1.2.1. Cơ cấu hàng hoá trên thị trường chứng khoán
Như đã phân tích, thị trường chứng khoán là nơi trao đổi, mua bán các
chứng chỉ có giá gọi chung là chứng khoán. Về bản chất, chúng đều là các
loại tư bản giả và có thể trao đổi mua bán được như những hàng hóa, song về
hình thức chúng tồn tại dưới nhiều chủng loại khác nhau. Dựa vào vai trò, ưu
thế và tính phổ biến của các hình thức chứng khoán , hiện nay trên TTCK có
các loại hàng hoá chứng khoán sau:
1.2.1.1. Chứng khoán

Khái niệm: chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản
hoặc vốn của tổ chức phát hành. [Nghị định số 48/1998/NĐ - CP]
- Căn cứ vào nội dung của chứng khoán, chứng khoán được chia thành:
Chứng khoán nợ (Debt Securities): là giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn,


19
phát hành nhằm mục đích huy động vốn đầu tư dài hạn, điển hình là các
loại trái phiếu.
Chứng khoán vốn (Equity Securities): là giấy chứng nhận sự tham gia
góp vốn đầu tư vào các công ty cổ phần, đó là các loại cổ phiếu.
- Căn cứ vào lợi tức của các loại chứng khoán, chứng khoán được chia thành:
Chứng khoán có lợi tức cố định (Fied Income Securities): là loại chứng
khoán có lợi tức ổn định theo thời gian, xác định bằng tỷ lệ lãi suất tính trên
mệnh giá của chứng khoán và có thể được hoàn trả cả lãi khi đáo hạn, đó là
các loại trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi…
Chứng khoán có lợi tức biến đổi (Varible Income Securities): là loại
chứng khoán có lợi tức được hưởng không ổn định, lợi tức này tùy thuộc vào
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các loại chứng khoán này thường
mang tính rủi ro cao, điển hình của loại này là loại cổ phiếu thường của các
công ty cổ phần.
1.2.1.2. Cổ phiếu (Stock)
Khái niệm: Cổ phiếu là một loại chứng khoán do pháp nhân phát hành
cho phép người sở hữu cổ phiếu có một hoặc một số quyền đối với pháp nhân
phát hành, trong đó có quyền sở hữu đối với tài sản, quyền được biểu quyết,
quyền nhận cổ tức, quyền ưu tiên mua cổ phiếu phát hành đợt mới.
Cổ đông là một trong những người đồng sở hữu của công ty chỉ chịu
trách nhiệm về số vốn cổ phần và có toàn quyền chuyển nhượng cổ phần trên
thị trường chứng khoán.

Đặc điểm của cổ phiếu:
+ Cổ phiếu là một loại góp vốn đầu tư không có kỳ hạn; nó tồn tại cùng
với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó.
+ Cổ phiếu là loại có thể chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này
sang người khác.


20
+ Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần công ty và có thể
tham gia kiểm soát tình hình tài chính của công ty khi cần thiết.
+ Người mua cổ phiếu được hưởng lợi tức cổ phiếu tùy theo mức độ
kinh doanh của công ty và cũng chịu rủi ro khi công ty làm ăn thua lỗ.
+ Cổ phiếu có thể phát hành lúc thành lập công ty hoặc khi công ty cần
mở rộng và phát triển.
Các loại cổ phiếu:
Cổ phiếu thường (Common stocks): là loại cổ phiếu mà tất cả các công ty
cổ phần đều phát hành, đó là loại chứng khoán phát hành đầu tiên và thu về
cuối cùng của một công ty cổ phần. Cổ đông có quyền kiểm soát lớn nhất đối
với công ty, được quyền tham dự đại hội cổ đông, được quyền bầu cử và ứng
cử vào hội đồng quản trị nếu có đủ số cổ phần cần thiết. Nhưng được hưởng
lợi sau cùng, chia cổ tức sau cùng và trong trường hợp công ty thanh lý thì
cũng được chia tài sản cuối cùng.
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stocks): được hưởng mức lãi cổ phần riêng
biệt có tính cố định hàng năm, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phần
thường, được ưu tiên chia tài sản của công ty trong trường hợp công ty phá
sản trước cổ phần thường. Nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được
phép tham gia vào hội đồng quản trị.
1.2.1.3. Trái phiếu (Bond)
Khái niệm: Trái phiếu là một loại chứng khoán do Chính phủ hay pháp
nhân phát hành xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu trái phiếu đối với

vốn gốc, lãi và được hoàn trả khi ở thời điểm đáo hạn.
Đặc điểm của trái phiếu:
+ Được hưởng lãi suất cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Được thu hồi gốc bằng mệnh giá tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu.
+ Người nắm giữ trái phiếu không có quyền đầu phiếu.


×