Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CẢNG BIỂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.88 KB, 19 trang )

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CẢNG BIỂN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
I-Một số vấn đề về hệ thống cảng biển
1. Khái niệm cảng biển
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã từng bước
chuyển mình nhằm đưa nền kinh tế quốc gia phát triển đi lên cùng thế giới. Một
trong những điểm mạnh của kinh tế Việt Nam là kinh tế biển với hệ thống cảng
trải dọc suốt chiều dài đất nước. Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là
một quốc gia biển, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có thể xem như " vùng duyên
hải". Biển thực sự gắn liền và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Kinh tế biển theo nghĩa hẹp là những hoạt động trên vùng biển nhằm khai
thác nguồn tài nguyên biển. Như vậy, kinh tế biển bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt
động như : khai thác dầu khí trên biển, đánh bắt hải sản, khai thác thác muối,
vận tải biển...
Kinh tế biển theo nghĩa rộng bao gồm khoáng sản biển khơi, đánh bắt và
nuôi trồng, vận tải tàu biển, quốc phòng, du lịch và giải trí biển, các dịch vụ
biển, nghiên cứu và giáo dục, chế tạo. Các nhà nghiên cứu biển đã thống nhất
coi kinh tế biển là một nền kinh tế hoàn chỉnh gồm 6 lĩnh vực kinh tế thành
phần: kinh tế cảng, kinh tế đóng tàu, kinh tế du lịch biển đảo, kinh tế thuỷ sản,
kinh tế khai thác mỏ và kinh tế lấn biển. Trong đó kinh tế cảng giữ vai trò chủ
đạo.
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được
xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động
để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,
các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước
cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng


đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các
công trình phụ trợ khác.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công
trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng
cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các
dịch vụ khác
2. Phân loại cảng biển
Theo quốc tế cảng container được chia làm hai cấp, một cảng nếu được
xem là cấp một phải có lượng hàng thông qua trên 2.000.000 TEU/ năm, cảng
cấp 2 là một cảng Feeder hàng đầu của một quốc gia hay là cảng cửa ngõ quốc
gia có lượng hàng qua cảng trên 1 triệu TEU/ năm.
Theo quy định của Bộ luật Việt Nam năm 2005 và quyết định số
16/2008/QĐ- TTg công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam . Theo đó
cảng biển được phân loại thành cảng biển loại I, cảng biển loại II, cảng biển loại
III. Việc phân loại này được dựa trên các tiêu chí về tính chất, quy mô và tầm
quan trọng của từng cảng biển (Điều 60), cụ thể là:
Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ
cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho
phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương.
Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp.
3. Đặc điểm của cảng biển.
Hình 1: Sơ đồ đặc điểm hệ thống cảng biển
c

n
g


b
i

n

Khu công nghiệp
Khu thương mại mới tự do
Khu kinh tế mới
Nguồn: sinh viên tự điều tra
Cảng biển là những công trình vật chất được xây dựng nhằm mục đích
phục vụ cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh trong một hệ thống kinh tế xã
hội. Cảng biển là các công trình không trực tiếp tham gia vào một hoạt động sản
xuất kinh doanh cụ thể nào mà chỉ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh có điều kiện diễn ra thuận lợi, nhưng thiếu chúng thì sản xuất, kinh
doanh khó phát triển được.
Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông là nơi
thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các
phương thức vận tải khác và ngược lại. Vai trò cơ bản của cảng là xếp dỡ hàng
hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ
tầng quan trọng của quốc gia. Theo quan điểm hiện đại, cảng biển muốn hoạt
động tốt, phát huy hết khả năng của mình cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất
lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp. Như vậy, ngoài
vai trò xếp dỡ hàng hóa, trung chuyển đơn giản và logistic tạo giá trị gia tăng,
cảng còn có vai trò của chuỗi kinh doanh nên hoạt động của nó gắn liền với hoạt
động của các khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế
xuất...
Các đặc trưng cơ bản của hệ thống cảng biển và hệ thống hạ tầng phục vụ
kinh tế biển:
Tính hệ thống: thể hiện ở chỗ nó tác động lên hoạt động sản xuất xã hội

trên quy mô cả nước hoặc trên những vùng lãnh thổ rộng lớn. Sự trục trặc về hạ
tầng ở một khâu, mắt xích nào đó có thể gây ra ách tắc toàn hệ thống sản xuất,
ảnh hưởng đến nhiều tác nhân tham gia khác.
Tính đồng bộ: các bộ phận cấu thành của hệ thống cảng biển có sự liên
kết đồng bộ, cân đối trong tổng thể hợp lý. Sự thiếu đồng bộ có thể sẽ dẫn đến
làm tê liệt cả hệ thống công trình hoặc làm cho công trình không phát huy được
hết tác dụng.
Tính tiên phong, định hướng: muốn phát triển sản xuất và các hoạt động
xã hội thì hệ thống cảng biển phải được đi trước một bước, nghĩa là phải được
xây dựng xong, hoàn chỉnh sau đó các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội
mới có thể diễn ra. Hệ thống cảng biển còn tác động tới hướng phát triển các
hoạt động sản xuất và mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển.
Tính công cộng : phần lớn sản phẩm do cơ sở hạ tầng cảng biển tạo ra là
những sản phẩm hàng hóa công cộng. Nhiều đối tượng, không phân biệt vị trí
xã hội hoặc kinh tế đều có thể tham gia hưởng lợi.
Tính vùng: việc phát triển hạ tầng phải tính đến và phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên, việc phát triển hạ tầng kinh tế biển phải tuỳ thuộc vào
các điều kiện địa lý có sẵn, vào hướng phát triển kinh tế của từng vùng, khu
vực.
Sự tăng trưởng của kinh tế biển nói chung và của hệ thống cảng biển nói
riêng dựa trên cơ sở tăng trưởng không ngừng của các hoạt động kinh doanh.
Với ý nghĩa đó thì cảng biển tuy không trực tiếp tham gia kinh doanh, nhưng có
vai trò to lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, vì vậy
chúng có ý nghĩa to lớn đối với tăng trưởng kinh tế.
II- Vai trò của cảng biển đối với phát triển kinh tế -xã hội
1. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế
Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được
coi là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng
biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển.
Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh. Trong chiến lược phát triển của

mình nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định, thế kỷ 21 là thế kỷ của đại
dương, hướng mạnh sự phát triển ra biển đảo, đặc biệt chú trọng đến việc khai
thác biển ( kể cả những quốc gia không có biển ). Các nhà nghiên cứu biển cũng
đã khẳng định kinh tế cảng giữ vai trò chủ đạo. Trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới, phát triển công nghiệp được xác định
đóng vai trò then chốt, trong đó phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp
tập trung đóng vai trò hết sức quan trọng. Các khu công nghiệp trước hết tác
động đến đầu tư, đến sản xuất công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng
trong nước, làm tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc GDP, mặt khác bảo vệ
môi trường sinh thái tốt hơn. Đây là lợi ích lâu dài và cơ bản đối với một nước
đang phát triển như nước ta.
Như chúng ta đã biết cảng biển là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, mang
tính phục vụ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Cảng biển là yếu tố
động lực , tạo thị trường, là đầu nối kinh tế giữa các nước, kích thích thị trường
phát triển, chủ động lôi cuốn hấp dẫn các nhà đầu tư, các thương gia, các nhà
sản xuất đến hoạt động kinh doanh.
Trên phạm vi thế giới, xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập khu vực đang
trở thành một xu thế của thời đại. Bất kỳ nền kinh tế nào, nếu không vận hành
theo xu thế này thì chắc chắn sớm muộn cũng bị đào thải ra khỏi sự phát triển.
Trong các con đường vận chuyển trao đổi hàng hoá bằng đường bộ, đường hàng
không và đường biển có thể nói đường biển đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu
vận chuyển bởi nó góp phần phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia
nhất và có chi phí thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn
nhất. chính vì thế trong nhiều năm qua các nước trên thế giới có khả năng phát
triển đường biển họ đều tập trung phát triển rất mạnh hệ thống cảng biển.
Cảng biển giữ vai trò quan trọng trong việc trao đổi hàng hoá ngoại
thương, đảm nhận trao đổi trên 90% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giữa
các nước. Cảng là đầu mối để phục vụ nhập nguyên, nhiên liệu sản xuất và xuất
sản phẩm cho các nhà máy trong khu công nghiệp. Các khu công nghiệp ngược
lại sẽ là nguồn cung cấp hàng hóa cho hoạt động của cảng. Hệ thống cảng và

các khu công nghiệp trở thành hai yếu tố không thể tách rời của một tổ hợp,
cùng thúc đẩy nhau phát triển.
2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh
giá, so sánh các giai đoạn phát triển nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới
nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu
thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế ...Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là
quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chính
là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất
nước.
Cơ cấu ngành kinh tế: là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể
kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tương tác qua lại cả về số và chất
lượng giữa các ngành với nhau.
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành
từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn
với môi trường và điều kiện phát triển.
Trước những năm 70 của thế kỷ trước Việt Nam chỉ là một nước nông
nghiệp lạc hậu việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các nước rất nhỏ bé. Khi hệ
thống cảng biển phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá
thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu xuất
nhập khẩu. Những thành phố có cảng không những kinh tế của tỉnh phát triển
mà còn là vùng kinh tế thúc đẩy các tỉnh khác đặc biệt là các tỉnh giáp ranh phát
triển theo.
Việc phát triển hệ thống cảng sẽ thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngoại
thương và các hoạt động dịch vụ hậu cần cảng khác. Một trong những điều kiện
cơ bản để một cảng hay một khu cảng hoạt động là phải gần một nơi phát sinh
nguồn hàng hay gần những khu vực thu hút hàng hoá từ đó cảng biển mới phát
huy được vai trò là cầu nối tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác cảng biển phát triển là
điều kiện thúc đẩy hình thành nên khu công nghiệp, khu chế xuất và kèm theo

đó là các trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ hàng hải... được hình thành và
phát triển xung quanh hệ thống cảng.
Những hàng hoá xuất khẩu hầu như là như là những hàng hoá nông
nghiệp đã qua chế biến, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng....từ đó thúc đẩy công

×