Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

cam nang tuoi nuoc cho cay trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.4 MB, 189 trang )

Chế độ tưới nước cho lúa
Lúa là cây trồng ưa nước. Lịch sử trồng lúa của các
nước trên thế giới đều cho
thấy rằng sự phát triển diện tích lúa gắn liền với quá
trình mở rộng và xây dựng hệ
thống tưới tiêu nước. Trên thực tế hầu hết diện tích
trên thế giới đều áp dụng
phương pháp tưới ngập. Đó là biểu hiện đặc thù nhất
của cây lúa so với cây trồng
khác. Vì vậy, chế độ tưới nước là một khâu quan khối
của kỹ thuật trồng lúa. Cũng
chính vì vậy mà nhiều vùng không đủ nguồn nước để
mở rộng diện tích trồng lúa
mặc dầu các điều kiện khác vẫn thuận lợi.
Qua nghiên cứu của rất nhiều tác giả, đã đi đến kết
luận: lúa trồng trong điều


kiện đất khô hoặc ẩm ướt rõ ràng sự hấp thụ chất
dinh dưỡng và năng suất không tốt
bằng trong điều kiện tưới ngập. Điều này cũng giải
thích tại sao 85 % diện tích
trồng lúa trên thế giới được tưới ngập. Nhưng trong
điều kiện tưới ngập không phải
lúc nào cũng có thể tìm được mối quan hệ xác định
giữa độ sâu lớp nước và năng
suất. Thường độ sâu lớp nước thích hợp ở cây lúa
thay đổi phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, đất đai và kỹ thuật nông nghiệp.
Về tưới ngập, tuỳ theo từng vùng mà sử dụng các
hình thức sau:


33
- Thường xuyên tưới ngập một lớp nước trên đồng
ruộng trong suốt quá trình


sinh trưởng của lúa. Hình thức này được sử dụng từ
cổ xưa ở những nước trồng lúa
lâu đời trên thế giới.
- Ngập liên tục một thời gian từ thời kỳ mạ đến lúc
chín sữa hay từ khi lúa đẻ
nhánh đến chín sáp. Hình thức này được sử dụng ở
những vùng thiếu nguồn nước
tưới. Một số vùng do điều kiện khí hậu ẩm ướt, mưa
nhiều và chưa có hệ thống tưới
nhân tạo thì lúa được tưới theo chế độ ẩm tự nhiên.


Chiến lược quản lý tưới nước
Người quản lý trang trại xem xét một số yếu tố để
quyết định khi nào thì tưới
nước hợp lý để tối ưu hóa sản phẩm. Nhiều trong số
các yếu tố đó thay đổi theo sự
sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Sau đây là một
số hướng dẫn chung để xem
xét phát triển một chiến lược quản lý nước và thiết
lập các mức hạn chế thiếu hụt
nước trong đất:
Thường xuyên đảm bảo độ ẩm đất phù hợp cho hạt
nãy mầm và cây con mới
trồng. Nếu đất không đủ độ ẩm thì phải tưới ở vùng

đất có gieo hạt hoặc trồng cây
con. K hi cây sinh trưởng, ẩm độ đất cũng rất cần
thiết cho rễ phát triển, rễ cây sẽ


không phát triển khi đất khô, dí chặt. Tưới nước thúc
đẩy phát triển rễ, tăng khả
năng giữ nước mưa và giảm rủi ro rửa trôi dinh
dưỡng. Ví dụ đối với ngô, giai
đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ nảy mầm đến 10 lá)
thì mức thiếu hụt nước trong
đất có thể là 60 – 65 %. Ở giai đoạn này, bộ rễ chỉ đạt
1/2 đến 2/3 tiềm năng của
cây trồng. Tưới nước giữ ẩm cho ngô ở giai đoạn này
là thúc đẩy rễ phát triển sâu
hơn, tăng khả năng giữ nước khi trời mưa và giảm rủi
ro rửa trôi dinh dưỡng.
Khi cây trồng gần đến giai đoạn sinh trưởng tới hạn
hoặc giai đoạn có nhu
cầu nước cao nhất, cần phải xem xét mức giới hạn
thiếu hụt nước trong đất để


giảm thiểu rủi ro không đáp ứng đủ nhu cầu nước của
cây dẫn đến tổn thất về năng
suất. Đối với hầu hết cây trồng, trước khi vào giai
đoạn sinh trưởng tới hạn (ví dụ:
10 – 12 lá đối với ngô, bắt đầu ra hoa đối với đậu
tương…) thì mức giới hạn thiếu
hụt nước trong đất khoảng 30 – 40 %. Trong suốt giai

đoạn sinh trưởng tới hạn
thường nhu cầu nước cao, vì vậy trong chiến lược
quản lý nước cần thiết phải có
đánh giá nhu cầu nước trong khoảng thời gian 2 - 3
ngày để hạn chế sự khủng
hoảng nước của cây trồng ở bất kỳ phần nào của
ruộng trước khi tưới. Ví dụ, sử
dụng tưới nước bằng trục xoay trong vòng 3 ngày
mới có thể tưới hết ruộng, vì


vậy cần phải biết thiếu hụt nước sẽ như thế nào sau 3
ngày để xác định thời gian
tưới nước tiếp theo. Để giảm thiểu sự rửa trôi nước
khi mưa, cần phải thường
xuyên theo dõi dự báo thời tiết trong thời gian tới để
có kế hoạch tưới nước hợp lý.
Khi cây trồng gần đến giai đoạn chín hoàn toàn, mức
thiếu hụt nước trong
đất có thể tăng cao nhưng không ảnh hưởng đến cây
trồng. Ví dụ, đối với ngô, khi
ngô chín sáp thì mức giới hạn thiếu hụt nước có thể
tăng lên 60 – 70 % nhưng
không ảnh hưởng đến năng suất.
Kế hoạch quản lý nước tưới là để thiết lập cân bằng
giữa thiếu hụt nước trong
đất và lượng nước thực mà hệ thống tưới bình thường
có thể cung cấp. Đối với các



hệ thống tưới cho một loại cây trồng hoặc một loại
đất mà bị hạn chế bởi năng lực
của trạm bơm, cần phải có các chiến lược thay thế
chiến lược quản lý nước khi cần
thiết nhằm giảm thiểu rủi ro khủng hoảng nước của
cây trồng.


Lập kế hoạch quản lý tưới
Kế hoạch quản lý tưới nhằm kiểm soát cân bằng nước
trong đất (tiến đến
ngưỡng thiếu hụt nước) để sử dụng cho kế hoạch tưới
tiếp theo. Kế hoạch này yêu
cầu người quản lý kiểm soát sinh trưởng phát triển
của cây trồng, hàng ngày quan
trắc nhiệt độ cao nhất của không khí, ước lượng sử
dụng nước hàng ngày của cây
trồng, đo lượng mưa hoặc lượng nước tưới vào ruộng
và tính toán sự thiếu hụt mới
về nước trong đất. Để tính toán sự thiếu hụt nước
mới, ghi và lưu trữ dữ liệu của
sự thay đổi hàng ngày, số liệu liên quan đến cân bằng
nước trong đất phải được
31


nghi vào biểu mẫu có sẵn. Thời gian tốt nhất để lấy
số liệu là vào buổi sáng sau
khi đo lượng mưa trên đồng ruộng.
Để quyết định thời gian tưới, cần phải so sánh sự

thiếu hụt nước trong đất
ngày trước đó với chiến lược quản lý nước tưới cho
cây trồng, dự trù nhu cầu nước
của cây trồng và dự báo thời tiết.
Một chiến lược quản lý nước tưới phác thảo kế hoạch
của các nhà quản lý về
tưới nước bao gồm mức hạn chế thiếu hụt nước trong
đất có thể chấp nhận được
đối với các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau
của cây trồng.
Hiệu quả của kế hoạch phụ thuộc vào việc quan sát
và quan trắc thường


xuyên và chính xác đồng ruộng của người quản lý.
Khi ước lượng nước sử dụng
cho cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khí hậu, để
thực hiện kế hoạch thành
công thì thường xuyên thăm đồng (3 – 7 ngày/1 lần)
để xác định thiếu hụt nước
trong đất hiện có, sau đó so sánh với biểu dự đoán
cân bằng nước trong đất. Nếu
có sự khác nhau thì cần phải thay đổi biểu dự đoán
cân bằng nước với sự đánh giá
trên đồng ruộng. Chú ý khi sử dụng bảng biểu sử
dụng nước cho cây trồng, một
tuần sau đó cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với
giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của cây trồng.
Nếu bất cứ nguyên nhân nào gây nên biểu cân bằng

nước trong đất bị gián


đoạn và một khoảng thời gian trôi qua, người quản lý
có thể bắt đầu lập lại biểu
cân bằng nước từ đầu ở bất cứ lúc nào để có kế hoạch
tưới nước trong tương lai.
Cần phải giữ biểu cân bằng nước cho mỗi ruộng vì có
sự khác nhau về đất, cây
trồng, ngày trồng, lượng mưa và tỷ lệ sinh trưởng của
cây trồng.
Để xây dựng và thực hiện một hệ thống tính toán
nước có hiệu quả thì cần
phải hiểu rõ một số đặc điểm về đồng ruộng và yếu tố
liên quan giữa đất – nước –
cây trồng.


Lượng nước cần của cây trồng
Nhu cầu nước trong suốt quá trình sinh trưởng của
cây trồng từ lúc gieo trồng
đến lúc thu hoạch gọi là lượng nước cần của cây.
Mỗi loại cây trồng trong những
điều kiện ngoại cảnh nhất định đều có quy luật dùng
nước khác nhau. Tìm hiểu
được quy luật đó chúng ta mới có khả năng đáp ứng
được nhu cầu sinh lý nước bình
thường của chúng và mới có cơ sở lý luận, thực tiễn
đúng đắn để xây dựng chế độ
nước tưới thích hợp, đảm bảo cây trồng sinh trưởng,

phát triển tốt.
Lượng nước cần bao gồm hai thành phần: lượng nước
bốc hơi mặt lá và lượng
nước bốc hơi khoảng trống (bốc hơi từ mặt đất hay từ
mặt nước).


10
1.2.2.1. Lượng nước bốc hơi mặt lá
Lượng nước rễ cây hút từ đất rồi phát tán qua bề mặt
thân lá gọi là lượng bốc
hơi mặt lá. Cây trồng chỉ sử dụng 0,1 - 0,3 % tổng
lượng nước cây hút để xây dựng
các bộ phận của cây, phần còn lại đều bốc hơi qua bề
mặt thân lá.
Bốc hơi mặt lá là một quá trình rất cần thiết đối với
quá trình sinh trưởng của
cây trồng. Nó có quan hệ chặt chẽ với quá trình hút
nước, hút khoáng từ đất. Bốc
hơi mặt lá còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ mặt lá,
tránh cho cây trồng không bị
hại khi nhiệt độ không khí cao. Vì vậy, giới hạn tối
đa chịu nóng của cây trồng chứa


nhiều nước có thể lên tới 50 - 52oC, nhưng sự sinh
trưởng của chúng bị ức chế khi
nhiệt độ gần 35oC.
Lượng bốc hơi mặt lá khác nhau tuỳ theo giống cây
trồng và tình trạng sinh

trưởng phát triển của nó.
Người ta dùng đại lượng hệ số bốc hơi mặt lá KI để
đánh giá, so sánh lượng
bốc hơi mặt lá của cây trồng. Hệ số bốc hơi mặt lá KI
là lượng nước cây trồng phát
tán qua thân lá (tính bằng m3) để có thể tích luỹ
được một tấn chất khô (toàn cây)
(bảng 3).
Bảng 3: Hệ số bốc hơi mặt lá KI của một số cây
trồng chính
Cây trồng KI(m3) Cây trồng KI(m3)
Lúa nước 395 - 811 Bắp cải 250 - 600


Ngô 339 - 495 Dưa chuột 713 - 820
Đậu 563 - 747 Cà chua 550 - 650
Bông 368 - 660 Lúa mỳ 271 - 639
Ngay cùng một giống cây trồng, qua các thời kỳ sinh
trưởng, tuổi cây và tính
trạng sinh trưởng khác nhau lượng bốc hơi mặt lá
cũng khác nhau. Qua nghiên cứu
của Viện nghiên cứu thuỷ lợi, lượng bốc hơi mặt lá
qua các thời kỳ sinh trưởng của
lúa chiêm như sau (bảng 4):
Bảng 4: Cường độ bốc hơi mặt lá qua các thời kỳ
sinh trưởng của lúa chiêm
Thời kỳ
sinh trưởng Bén rể Đẻ nhánh Đứng cái Làm
đồng Trổ bông Chín
sữa

KI


(mm/ngày)
0,42 0,61 1,3 1,44 3,12 3,15
Lượng bốc hơi mặt lá của cây trồng còn chịu ảnh
hưởng của điều kiện thời tiết
như: nhiệt độ, ẩm độ, gió. Khi nhiệt độ không khí
dưới 6oC, lượng bốc hơi mặt lá
hầu như không đáng kể. Nhưng khi nhiệt độ trên 6oC
lượng bốc hơi mặt lá tương
đương lượng bốc hơi mặt nước.
Lượng bốc hơi mặt lá còn chịu ảnh hưởng của độ ẩm
đất và khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng của chúng trong một giới hạn thích
hợp, ẩm độ đất càng cao khả
năng cung cấp nước cho cây trồng càng dễ dàng,
lượng bốc hơi mặt lá càng tăng.
Điều kiện dinh dưỡng của cây trồng càng tốt thì hệ số
bốc hơi mặt lá càng giảm.


Như vậy, bốc hơi mặt lá vừa là quá trình sinh lý vừa
là một quá trình vật lý
chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sống và quan hệ
chặt chẽ với sự sinh trưởng của
cây trồng. Cung cấp đầy đủ lượng nước bốc hơi mặt
lá trong những điều kiện ngoại
cảnh nhất định là một yêu cầu quan trọng để cây
trồng sinh trưởng bình thường và

cho năng suất cao.
Lượng nước bốc hơi mặt lá có thể xác định theo công
thức thực nghiệm của
U.Bitski:
1,5. ( ) 1 Y F f K
Trong đó: E1: lượng bốc hơi mặt lá (mm)
YK: khối lượng chất khô cây tích luỹ được (g)
F - f: thiếu hụt bão hoà không khí (mmHg)


Từ công thức trên ta có thể xác định hệ số bốc hơi
mặt lá KI
YK


Các phương pháp xác định lượng nước cần của
cây trồng - Xác định theo hệ số bốc hơi mặt lá
Trong cùng một điều kiện phi khí hậu (đất đai, kỹ
thuật canh tác, giống...) thì
lượng nước cần quan hệ chặt chẽ với lượng bốc hơi
mặt nước tự do (số liệu ở các
13
trạm khí tượng vùng). Lượng bốc hơi mặt nước tự do
càng lớn thì lượng nước cây
trồng cần càng cao và ngược lại. Từ đó, Cacpôp đưa
ra đại lượng về hệ số cần nước
.
Hệ số cần nước

là chỉ số cần nước của cây trồng


khi mặt nước tự do bay hơi
một đơn vị, không phụ thuộc vào tổng lượng bốc hơi
mặt nước tự do, có nghĩa là


không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Qua
thực tế nghiên cứu về lượng
nước cần E của một loại cây trồng nào đó trong điều
kiện khí hậu có lượng bốc hơi
mặt nước tự do tương ứng là Eo. Ta có thể xác định
được hệ số cần nước

theo

công thức:
Eo
E
Giá trị của

coi như không phụ thuộc vào điều kiện

khí hậu nên có thể sử
dụng nó để tìm hiểu lượng nước cần của từng loại cây
trồng trong điều kiện khí hậu
thay đổi nhưng các điều kiện phi khí hậu tương tự.
Hệ số cần nước

có thể xác định theo từng thời kỳ


sinh trưởng khác nhau của


cây trồng và cũng có thể xác định chung cho cả quá
trình sinh trưởng.





×