Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Môn phương pháp nghiên cứu giảng dạy nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.31 KB, 21 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Mục đích- yêu cầu
1.

Về kiến thức:

Giúp học viên hiểu một số vấn đề cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
văn phòng cấp ủy cơ sở và các nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy ở cơ sở.
2.

Về kỹ năng

Nắm vững kiến thức bài học từ đó có khả năng nhận biết sâu sắc hơn về vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở và các nghiệp vụ công tác
văn phòng cấp ủy ở cơ sở. Nâng cao nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy ở cơ sở
của bản thân, và có khả năng xử lý các tình huống trong thực tiễn nghiệp vụ văn
phòng cấp ủy ở cơ sở
3.

Về thái độ:

Học viên có ý thức coi trọng môn học, tích cực, chủ động học tập để có nhận thức
đúng vận dụng vào thực tiễn hiệu quả nhất từ đó coi trọng và dành sự quan tâm đối
với công tác văn phòng cấp ủy và nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy tại đơn vị
mình công tác .
II. Điều kiện tiên quyết và đối tượng áp dụng
1.


Điều kiện tiên quyết: bài này nối tiếp bài “Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ

luật của Đảng”
2.

Đối tượng áp dụng: học viên lớp trung cấp lí luận chính trị - hành chính

III. Các phương pháp sử dụng trong bài giảng
Bài giảng kết hợp sử dụng các phương pháp giảng dạy:
1


- Các phương pháp giảng dạy truyền thống: Thuyết trình, đối thoại, đàm thoại…
- Các phương pháp dạy học mới: Thảo luận nhóm, trực quan, nêu vấn đề…
IV. Tài liệu tham khảo
1.

Tài liệu bắt buộc: giáo trình “Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở” ,năm 2014

2.

Tài liệu tham khảo:

-

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

-

Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI


-

Sổ nghị quyết và sinh hoạt chi bộ, đảng bộ

-

Sổ ghi chép nghị quyết chi bộ, đảng bộ

-

Sách quản trị hành chính văn phòng

-

Giáo trình nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy

-

Hướng dẫn số 11 – HD/VPTW của văn phòng trung ương.

B. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG

PHƯƠNG
PHÁP

Mở đầu

Trực quan Máy chiếu,

kết hợp
micro, bảng
thuyết trình phấn

I.
CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CẤP ỦY
CƠ SỞ
1.
Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của văn phòng cấp ủy cơ sở
2

PHƯƠNG
TIỆN

THỜI
GIAN
(phút)
7

32


1.1.

Vị trí, vai trò

1.2.
sở.
1.3.


Chức năng của văn phòng cấp ủy cơ
Nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở

2.
Nội dung công tác văn phòng cấp ủy
cơ sở.
2.1. Nội dung của nhiệm vụ tham mưu cho
cấp ủy
2.2. Nội dung của nhiệm vụ giúp việc cấp ủy

Thuyết
trình kết
hợp phỏng
vấn
Thuyết
trình
Phỏng vấn
kết hợp
phân tích

Micro, máy
chiếu, bảng
phấn

10

Máy chiếu,
micro
Máy chiếu,

micro

12
10
23

Thuyết
trình
Thuyết
trình
Thuyết
trình

Máy chiếu,
mico
Máy chiếu,
mico
Máy chiếu,
mico

7

Phỏng vấn
kết hợp
thuyết trình
Thuyết
trình

Máy chiếu, 15
micro, bảng

phấn
Máy chiếu, 10
micro, bảng
phấn
Máy chiếu, 15
micro

10

3.
Các phương thức tiến hành công tác
6
văn phòng cấp ủy cơ sở.
II.
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VĂN
PHÒNG CẤP ỦY CƠ SỞ
1.
Xây dựng chương trình công tác của Phỏng vấn Máy chiếu, 20
cấp ủy
kết hợp
micro, bảng
thuyết trình phấn
2.
Công tác phục vụ hội nghị
40
2.1.

Giúp cấp ủy chuản bị hội nghị

2.2.


Trong hội nghị

2.3.

Sau hội nghị

Thảo luận
nhóm và
thuyết trình

3.
Ghi biên bản hội nghị cấp ủy
3.1. biên bản chi tiết
3.2.

Thuyết
trình
Thuyết
trình

Biên bản kết luận

3

Máy chiếu,
micro
Máy chiếu,
micro


25
15
10


4.

Công tác thông tin

40

4.1. các loại thông tin phục vụ cấp ủy cơ sở
4.2.

Thu thập thông tin

4.3.

Xử lý thông tin

5.

Công tác văn thư lưu trữ

Công tác lưu trữ

6.

Công tác thư từ, tiếp dân


Máy chiếu,
micro

15

Máy chiếu,
micro
Micro, máy
chiếu

10
15
18

5.1. Công tác văn thư
5.2.

Phỏng vấn
kết hợp
thuyết trình
Thuyết
trình
Phỏng vấn
kết hợp
phân tích

Câu hỏi củng cố
Kết luận bài giảng
Câu hỏi ôn tập


Thuyết
trình
Thuyết
trình
Thuyết
trình
Phỏng vấn

Máy chiếu,
micro
Micro, máy
chiếu
Micro, máy
chiếu
micro

10

Chốt kiến
thức
Nêu câu
hỏi

micro

5

Máy chiếu

5


8
10
10

C. NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Mở đầu bài giảng
Xin chào cả lớp hôm nay tôi sẽ tiếp tục cùng các đồng chí đi tìm hiểu một chuyên
đề mới. Trước khi vào chuyên đề mới mời các đồng chí xem một số hình ảnh về
văn phòng cấp ủy.
Vậy tại sao tôi lại cho các đồng chí xem những hình ảnh về văn phòng cấp ủy?
vâng có thể nói rằng đóng góp một phần không nhỏ vào thành công trong công tác
4


lãnh đạo của cấp ủy phải kể đến vai trò to lớn của văn phòng cấp ủy , có người đã
từng ví rằng văn phòng cấp ủy như là “ bộ óc thứ hai” của cấp ủy tương tự như vậy
thì văn phòng cấp ủy cơ sở cũng là “bộ óc thứ hai” của cấp ủy cơ sở có vai trò to
lớn trong hoạt động lãnh, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở. và để các đồng chí giải thích
được tại sao văn phòng cấp ủy lại có vai trò to lớn và được ví như vậy thì ngay sau
đây tôi cùng các đồng chí tìm hiểu chuyên đề: “ Công tác văn phòng cấp ủy cơ sở
và nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy”. Hi vọng qua bài này tôi sẽ giúp các đồng
chí có được những kiến thức hữu ích hỗ trợ đắc lực cho công việc các anh/chị đã,
đang, và sẽ làm.
2. Nội dung bài giảng
PHẦN HỌC VIÊN GHI

PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG
VIÊN


I.
CÔNG TÁC VĂN PHÒNG
CẤP ỦY CƠ SỞ
1.
Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở
1.1. Vị trí, vai trò
Vị trí: Văn phòng cấp ủy cơ sở là Hỏi: các đồng chí hãy cho tôi biết vị trí
bộ phận trong tổ chức bộ máy các cơ
cũng như vai trò của văn phòng cấp ủy
quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cơ cơ sở ?
sở.
- Vai trò: văn phòng cấp ủy cơ sở được
tổ chức để giúp cấp ủy thực hiện nhiệm
vụ công tác văn phòng của cấp ủy, trực
tiếp giúp cấp ủy cơ sở tổ chức, điều
hành công việc lãnh đạo hàng ngày. Khi
nhìn vào cách tổ chức, chất lượng của
đội ngũ cán bộ và hoạt động của văn
phòng cấp ủy cơ sở ta có thể khẳng định
được chất lượng hoạt động của cấp ủy
cơ sở.
1.2.

Chức năng của văn phòng cấp
5


ủy cơ sở.
Chức năng tham mưu của văn

phòng cấp ủy cơ sở là tham mưu về tổ
chức sự hoạt động của cấp ủy cơ sở.
chức năng tham mưu thể hiện ở các
nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở
như giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức
làm việc theo chương trình công tác,
quy chế hoạt động; giúp cấp ủy xây
dựng các văn bản; thông tin tổng hợp
phục vụ sự lãnh đạo; kiến nghị xử lý các
vấn đề thuộc chức năng lãnh đạo của
cấp ủy cơ sở…
Chức năng phục vụ của văn
phòng cấp ủy cơ sở là phục vụ các hoạt
động của cấp ủy cơ sở như: phục vụ các
hội nghị, các cuộc trao đổi làm việc của
cấp ủy với tập thể, cá nhân khác liên
quan đến hoạt động lãnh đạo của cấp
ủy; giúp cấp ủy chuẩn bị tài liệu,
phương tiện đảm bảo sự làm việc của
cấp ủy; làm các công tác đảng vụ theo
yêu cầu của cấp ủy; làm công tác hậu
cần phục vụ hoạt động của cấp ủy…

Có thể dễ dàng nhìn ra hai chức năng cơ
bản của văn phòng cấp ủy nói chung và
văn phòng cấp ủy cơ sở nói riêng đó là
chức năng tham mưu và chức năng phục
vụ.

Hai chức năng trên của văn phòng cấp

ủy cơ sở đan xen, quan hệ mật thiết với
nhau. Tham mưu cũng là để phục vụ, và
trong phục vụ có tham mưu.
Để đổi mới phương thức hoạt động,
xây dựng phong cách làm việc khoa học
không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động của văn phòng cấp ủy cơ sở, sẽ
đảm bảo cho văn phòng cấp ủy cơ sở
thực hiện đúng hai chức năng tham
mưu và phục vụ, khắc phục tình trạng
biến văn phòng cấp ủy cơ sở thành một
bộ phần thuần túy giúp việc đơn giản
cho thường trực cấp ủy.
Xây dựng văn phòng cấp ủy mạnh,
phát huy tốt chức năng nói trên là yếu tố
6


rất quan trọng để giúp cấp ủy đảng đổi
mới phương thức lãnh đạo và nề lối làm
việc, nâng cao hiệu quả công tác lãnh
đạo của cấp ủy và bảo đảm nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt đảng
1.3. Nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy
cơ sở
Bao gồm:
Hỏi: các đồng chí hãy giúp tôi liệt kê
Thường trực để giúp cấp ủy tiếp
những nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy
đón khách, đảng viên và nhân dân đến

cơ sở?
liên hệ công tác, giải quyết các yêu cầu
liên quan đến cấp ủy.
Giúp cấp ủy lập và thực hiện
chương trình công tác tuần, thang, quý,
năm, toàn khóa…
Giúp cấp ủy nắm tình hình và
chuẩn bị báo cáo định kỳ.
Giúp thường trực cấp ủy tổ chức
các hội nghị cấp ủy, các cuộc làm việc;
làm thư ký ghi biên bản các hội nghị cấp
ủy.
Làm công tác văn thư, lưu trữ;
tiếp nhận, đăng ký, quản lý, lưu trữ tài
liệu, công văn đi – đến để trình cấp ủy
xử lý kịp thời, chính xác; quản lý và sử
dụng con dấu…
Giúp cấp ủy thu – nộp đảng phí
theo quy định; làm thủ quỹ của cấp ủy;
quản lý tài sản trong trụ sở cấp ủy.
Ngoài ra còn giúp cấp ủy xử lý những
yêu cầu đột xuất. trong công tác lãnh chỉ
đạo của cấp ủy luôn có những công việc
phát sinh bất chợt mà cấp ủy chưa thể
dự kiến trước và xử lý thì chính lúc này
bộ phận văn phòng sẽ thay mặt, giúp
cấp ủy xử lý khi có yêu cầu. vd: tham
gia các hội nghị cấp trên, cấp dưới, khai
mạc hội nghị, chủ trì hội nghị, kiểm tra
các vấn đề phát sinh ở các địa phương…

2.
Nội dung công tác văn phòng
7


cấp ủy cơ sở.
2.1. Nội dung của nhiệm vụ tham mưu
cho cấp ủy
- tham mưu về tổ chức sự hoạt động của
cấp ủy cơ sở.
- giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức làm
việc theo chương trình công tác,quy chế
hoạt động.
- giúp cấp ủy xây dựng các văn bản.
- thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.
- kiến nghị xử lý các vấn đề thuộc chức
năng lãnh đạo của cấp ủy cơ sở.

Nội dung công tác văn phòng cấp ủy cơ
sở có thể hiểu đơn giản là tất cả các
công việc tạo nên hoạt động của văn
phòng cấp ủy cơ sở. trước hết là nội
dung của nhiệm vụ tham mưu.

Là bộ óc thứ hai của cấp ủy, văn phòng
cấp ủy cơ sở phải dựa trên tình hình
hoạt động thực tế của tổ chức mình, cấp
ủy mình đưa ra các ý kiến đóng góp hữu
ích góp phần vào công tác lãnh, chỉ đạo
của cấp ủy

2.2. Nội dung của nhiệm vụ giúp việc
cấp ủy.
- phục vụ các hội nghị, các cuộc trao đổi
làm việc của cấp ủy đối với cá nhân, tập
thể khác liên quan đến hoạt động lãnh
đạo của cấp ủy.
- giúp cấp ủy chuẩn bị tài liệu, phương
tiện bảo đảm sự làm việc của cấp ủy.
- làm công tác đảng vụ theo yêu cầu của
cấp ủy.
- Làm công tác hậu cần phục vụ hoạt
động của cấp ủy.
3.
Các phương thức tiến hành
công tác văn phòng cấp ủy cơ sở.
Sự phối hợp giữa văn phòng cấp
ủy với các ban đảng của cấp ủy và cấp
ủy tổ chức đảng trực thuộc.
Sự phối hợp giữa văn phòng cấp
ủy với các cấp ủy viên.
Sự phối hợp giữa văn phòng cấp
ủy với các tổ chức chính quyền, chuyên
môn, đoàn thể.

Nội dung nhiệm vụ giúp việc của văn
phòng cấp ủy nói chung , văn phòng cấp
ủy cơ sở nói riêng rất đa dạng.
Vd: Mua sắm trang thiết bị cơ quan
( bàn, ghế, sổ, giấy, trà, nước..), in báo
cáo, tài liệu họp, ghi biên bản cuộc họp

hay cả việc thu đảng phí hàng tháng…

Hiểu một cách đơn giản nhất phương
thức tiến hành công tác văn phòng cấp
ủy cơ sở là tất cả các cách thức mà văn
phòng cấp ủy cơ sở tiến hành nhằm thực
hiện được công tác văn phòng của mình

8


Quan hệ giữa văn phòng cấp ủy
cơ sở với văn phòng cấp ủy cấp trên cơ
sở.
Vd: để xây dựng được lịch công tác tuần
của cấp ủy văn phòng phải có sự liên hệ,
phối hợp với các cấp ủy viên để biết
được họ có thể thực hiện các công việc
vào thời điểm nào, có vấn đề phát sinh
cá nhân hay không, hay văn phòng phải
liên hệ với văn phòng cấp trên để biết
được trong tuần cấp ủy mình phải giải
quyết nhiệm vụ nào từ đó xây dựng lịch
công tác tuần hợp lý khoa học.
II.
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VĂN
PHÒNG CẤP ỦY CƠ SỞ
1.
Xây dựng chương trình công
tác của cấp ủy

Chương trình công tác của cấp ủy là
Hỏi: các đồng chí cho tôi biết chương
những dự kiến khoạt động của cấp ủy là trình công tác của cấp ủy là gì?
những dự kiến hoạt động của cấp ủy
theo một trình tự , theo một thời gian
nhất định nhằm tổ chức hoạt động của
cấp ủy một cách chủ động, đúng định
hướng, từng bước cụ thể hóa việc thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ lãnh đạo
của cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng.
Có nhiều loại chương trình công tác của
cấp ủy có thể đưa ra một số chương
trình công tác cơ bản: chương trình toàn
khóa của ban chấp hành, chương trình
công tác năm, chương trình công tác
tháng, lịch công tác tuần.
Chương trình toàn khóa của ban
chấp hành.
Chương trình công tác toàn khóa là
Hỏi: các đồng chí hiểu thế nào là
sự xác định các hoạt động chính của chương trình toàn khóa?
ban chấp hành nhằm thực hiện
phương hướng, mục tiêu, giải pháp
do đại hội đề ra; dự kiến những vấn
đề quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã
9


hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng
nội bộ đảng, củng cố hệ thống chính

trị mà ban chấp hành cần thảo luận,
đưa ra quyết định lãnh đạo.
Sau mỗi đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở
trên cơ sở nghị quyết được thông qua,
văn phòng cấp ủy cơ sở cần giúp cấp ủy
xây dựng dự thảo chương trình công tác
toàn khóa thể hiện sự lãnh đạo của ban
chấp hành trong suốt nhiệm kỳ.
- Chương trình công tác năm.
Bao gồm hai loại:
+ chương trình công tác năm của ban
chấp hành. Trọng tâm của chương
trình công tác năm của ban chấp
hành là xác định các vấn đề sẽ đem
ra bàn và quyết định trong kỳ họp
ban chấp hành hàng tháng. Do ban
chấp hành thông qua
+ chương trình công tác của ban
thường vụ. trọng tâm của chương
trình công tác năm của ban thường
vụ là ấn định các vấn đề chính mà
ban thường vụ phải thực hiện trong
năm. Các công việc này được sắp
xếp theo tháng và ấn định rõ ủy viên
thường vụ nào chuẩn bị nội dung.
- Chương trình công tác tháng.
Trọng tâm của chương trình công tác
năm của ban thường vụ là ấn định
các cuộc họp ban thường vụ,
Ban chấp hành, các cuộc làm việc

khác trong tháng, ngoài ra phải dự
kiến và ghi rõ một số công việc quan
trọng mà thường trực cấp ủy phải
giải quyết.
- Lịch công tác tuần.
Lịch công tác tuần của cấp ủy cơ sở
thể hiện rõ, đầy đủ các hoạt động của

Căn cứ chủ yếu để xây dựng chương
trình công tác năm là chương trình công
tác toàn khóa, nghị quyết của ban chấp
hành về nhiệm vụ công tác năm, phân
công công tác trong ban chấp hành, ban
thường vụ cấp ủy.

Lịch công tác tuần của cấp ủy cần được
xây dựng một cách cụ thể rõ ràng. Để
xây dựng được lịch công tác tốt văn
10


cấp ủy, họp ban chấp hành, họp ban
thường vụ, hội ý thường trực, giao
ban, lịch làm việc, đi công tác của
đồng chí bí thư và phó bí thư thường
trực hoặc đồng chí thường trực cấp
ủy…
2.
Công tác phục vụ hội nghị
2.1. Giúp cấp ủy chuản bị hội nghị

Phục vụ hội nghị của cấp ủy là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của văn phòng cấp
ủy.
Có nhiều loại hội nghị cấp ủy: hội nghị
ban chấp hành, hội nghị ban thường vụ,
họp giao ban…
Công việc đầu tiên trong công tác phục
vụ các hội nghị cấp ủy đó là giúp cấp ủy
chuẩn bị hội nghị, bao gồm các việc:
Giúp cấp ủy xác định nội dung,
chuẩn bị tài liệu cho hội nghị.

phòng cấp ủy cơ sở cần phối hợp với
văn phòng ủy ban nhân dân, hội đồng
nhân dân và các đoàn thể.

Giúp cấp ủy chuẩn bị chương
trình hội nghị, thông báo thành phần hội
nghị

Trước khi hội nghị diễn ra văn phòng
cấp ủy cần giúp cấp ủy sắp xếp các nội
dung hội nghị theo một trình tự thời
gian hợp lý khoa học và phải ấn định
người thực hiện, bên cạnh đó cần thông
báo cho các thành phần tham dự thời
gian, địa điểm và những thông tin cần
thiết.
Tùy theo phạm vi của từng hội nghị, văn
phòng cấp ủy cơ sở có chương trình cụ


Chuẩn bị các điều kiện vật chất
cho hội nghị.

Hỏi: các đồng chí cho tôi biết có những
loại hội nghị cấp ủy nào?

+ Từ việc phục vụ hoạt động hàng ngày
của cấp ủy, nắm bắt được tình hình hoạt
động của đảng bộ nên văn phòng cấp ủy
có điều kiện và cần có kiến nghị với cấp
ủy về nội dung hội nghị, giúp cấp ủy
xác định đúng nội dung cho từng hội
nghị cấp ủy.
+ trước khi hội nghị bắt đầu văn phòng
giúp cấp ủy chuẩn bị đầy đủ các tài liệu
cần thiết, vd: báo cáo, tở trình, dự thảo
nghị quyết, quyết định, các tài liệu tham
khảo.

11


thể về việc chuẩn bị các điều kiện vật
chất cho hội nghị. Vd: lựa chon phòng
họp, sắp xếp chỗ ngồi, trang trí khánh
tiết, âm thanh, ánh sáng…
2.2. Trong hội nghị
Trước giờ khai mạc hội nghị, văn phòng
giúp thường trực cấp ủy kiểm tra, hoàn

tất công tác chuẩn bị hội nghị và phải
hoàn tất các văn bản về:
Chương trình chi tiết của hội nghị
Phân công tiến hành( nếu hội nghị
lớn)
Những quy định và yêu cầu cần
thiết( nếu có)
Nắm số lượng thành viên dự hội
nghị để báo cáo
Chuẩn bị bài khai mạc khi có yêu
cầu
Bên cạnh đó còn có trách nhiệm đón và
hướng dẫn các đại biểu được mời tham
dự hội nghị vào phòng họp, tổ chức ghi
biên bản, ghi âm, ghi hình, lập hồ sơ hội
nghị khi có yêu cầu.
2.3. Sau hội nghị
Sau hội nghị văn phòng cấp ủy cơ sở
cần làm các việc chủ yếu sau:
Giúp cấp ủy văn bản hóa các
quyết định hội nghị.

Văn bản hóa các quyết định hội nghị tức
là đưa tất cả những quyết định được đưa
ra trong hội nghị vào trong văn bản làm
căn cứ để triển khai, thực hiện các quyết
định đó. Các quyết định của hội nghị
cấp ủy cơ sở tùy theo nội dung, tính chất
của hội nghị, vấn đề được thảo luận,
quyết định có thể được văn bản hóa

dưới hình thức các thể loại như:
+ nghị quyết
+ chỉ thị
+ quyết định
+ thông báo

12


Hoàn chỉnh biên bản, lập hồ sơ và Sau khi kết thúc hội nghị, văn phòng
lưu trữ hồ sơ hội nghị.
phải hoàn tất các loại biên bản hội nghị
và hồ sơ hội nghị. Và chính văn phòng
sẽ là bộ phận lưu trữ các loại biên bản,
hồ sơ đó làm căn cứ để triển khai thực
hiện các quyết định hội nghị và làm tư
liệu khi cần.
Hỏi: các đồng chí thảo luận theo bàn
trong 5 phút và cho tôi biết một hồ sơ
hội nghị cấp ủy hoàn chỉnh bao gồm
Một hồ sơ hội nghị cấp ủy hoàn chỉnh
những văn bản nào?
bao gồm: giấy mời, thành phần hội nghị,
chương trình hội nghị, các tài liệu sử
dụng trong hội nghị( nếu có), biên bản
chi tiết, biên bản kết luận, nhật ký hội
nghị (nếu có),bản tổng hợp ý kiến thảo
luận(nếu có), nghị quyết hội nghị, các
băng ghi âm, ghi hình (nếu có)…
Giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch

Công việc quan trọng không thể thiếu
triển khai thực hiện các quyết định của
sau khi hội nghị kết thúc đó là việc phải
hội nghị.
làm sao các quyết định của hội nghị
được triển khai và đi vào cuộc sống tạo
ra những chuyển biến tích cực vì thế sau
mỗi hội nghị văn phòng cấp ủy cơ sở
phải bắt tay vào việc lên kế hoạch để
triển khai các quyết định của hội nghị
đồng thời có trách nhiệm giúp cấp ủy
theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các
quyết định đó nếu như có vấn đề phát
sinh phải thông tin phản hồi kịp thời.
3. Ghi biên bản hội nghị cấp ủy
Biên bản hội nghị nghị cấp ủy là văn
bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát
biểu và ý kiến kết luận của hội nghị
cấp ủy.
Có hai loại biên bản:
+ biên bản chi tiết
+ biên bản tổng kết
Các hội nghị cấp ủy đều phải ghi biên
bản. Biên bản hội nghị là căn cứ để soạn
13


thảo các quyết định, nghị quyết có liên
quan, là cơ sở để chỉ đạo thực hiện
quyết định của cấp ủy, là tài liệu lịch sử

để tổng kết, đánh giá hoạt động của cấp
ủy.
Biên bản chi tiết
Biên bản chi tiết ghi đầy đủ mọi chi tiết
liên quan đến diễn biến hội nghị.
Bố cục chung của biên bản chi tiết gồm
3 phần:
Phần thứ nhất: tên tổ chức cơ sở
đảng, tiêu đề, trích yếu hội nghị, thời
gian, địa điểm, thành phần hội nghị và
các chi tiết khác nếu có
3.1.

-

Phần thứ hai: diễn biến hội nghị.

Vd: Phần thứ nhất có
- tên tổ chức cơ sở đảng:
ĐẢNG ỦY XÃ NOONG HẸT
- tiêu đề: ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
Phần hai cần ghi rõ các vấn đề:
+ nội dung khái quát báo cáo, tên chức
vụ người viết báo cáo, tài liệu, tư liệu
tham khảo đi kèm
+ những nội dug chính mà chủ tọa hội
nghị đề nghị tập trung thảo luận.
+ ý kiến phát biểu của từng người
+ ý kiến tổng kết hặc kết luận của chủ

tọa hội nghị
+ các vấn đề hội nghị đã quyết định,
nghị quyết được hội nghị thông qua.

Phần thứ ba: ngày, giờ bế mạc và
các thủ tục khác( nếu có). Xác nhận biên
bản hội nghị. Chữ ký của thư ký ghi
biên bản hội nghị; chữ ký của chủ tọa
hội nghị và đóng dấu.
3.2. Biên bản kết luận
Phần đầu : ghi khái quát về hội nghị
cấp ủy như: ngày, tháng, năm, địa điểm,
thành phần, nội dung chính của hội
nghị.
Phần trọng tâm: chủ yếu ghi rõ những
kết luận hay những quyết định của hội
nghị.
14


Phần Cuối : biên bản phải có chữ ký
của thư ký ghi biên bản, chủ tọa và đóng
dấu.
Biên bản kết luận cũng có kết cấu ba
phần tuy nhiên nội dung biên bản kết
luận phải ngắn gọn xúc tích, tóm lược
những ý chính, cơ bản nhất.
Sau hội nghị phải đưa biên bản chi tiết
và biên bản kết luận vào hồ sơ hội nghị
cấp ủy.

4.

Công tác thông tin
Cấp ủy cơ sở với tư cách là cơ quan
lãnh đạo phải có hệ thống thông tin
được tổ chức khoa học nhằm cung cấp
kịp thời, chính xác các thông tin thuộc
tất cả các lĩnh vực để giúp cấp ủy bàn
bạc và đưa ra quyết định đúng. Việc đáp
ứng yêu cầu thông tin của cấp ủy cơ sở
do nhiều tổ chức làm và từ nhiều nguồn
cung cấp, trong đó văn phòng cấp ủy cơ
sở có trách nhiệm trực tiếp thu thập, xử
lý, bảo đảm thông tin đến cấp ủy.

Hỏi: các đồng chí cho biết thông tin là
gì?
Thông tin chính là tất cả những gì mang
lại hiểu biết cho con người. Con người
luôn có nhu cầu thu thập tin tức bằng
nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe
đài, xem truyền hình, giao tiếp với
người khác...Thông tin giúp làm tăng
hiểu biết của con người, là nguồn gốc
của nhận thức và trong hoạt động lãnh
đạo quản lí thông tin là cơ sở của quyết
định

4.1. các loại thông tin phục vụ cấp ủy
cơ sở

Có thể phân thông tin phục vụ cấp ủy cơ
sở thành ba loại thông tin cơ bản:
Thông tin để quyết định các chủ
Là những thông tin giúp cấp ủy nghiên
trương, biện pháp lớn.
cứu, thảo luận quyết định những chủ
trương được đặt ra trong các nghị quyết
đại hội, nghị quyết hội nghị ban chấp
hành, chương trình công tác nhiệm kỳ,
hàng năm của cấp ủy.
Thông tin kiểm tra việc thực hiện
các quyết định của cấp ủy.

Đó có thể là những ý kiến phản hồi của
các cán bộ, đảng viên, các tổ chức, đoàn
thể quần chúng, hay chính những phát
hiện, kiến nghị của văn phòng…về quá
trình triển khai, thực hiện các quyết định
cấp ủy.(mặt làm được, tích cực hay hạn
15


chế tồn tại của các quyết định và quá
trình thực hiên quyết định)
Thông tin phục vụ thường trực
cấp ủy chỉ đạo, giải quyết công việc
hàng ngày.
4.2. Thu thập thông tin
Từ cấp ủy cấp trên: các văn bản
lãnh đạo, chỉ đạo, các tài liệu tham

khảo.
Từ cấp ủy và tổ chức đảng cấp
dưới: các văn bản báo cáo, xin ý kiến.
Từ các cơ quan nhà nước cấp trên
Từ các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở, các tổ chức kinh tế, văn
hóa, xã hội trên địa bàn.
Từ ý kiến của cán bộ, đảng viên,
nhân dân.
Từ các phương tiện thông tin đại
chúng: báo chí, đài phát thanh, truyền
hình, internet,…
4.3. Xử lý thông tin
Xử lí thông tin là quá trình kiểm tra,
chọn lọc, tổng hợp thông tin theo mục
đích, yêu cầu xác định. Xử lý thông tin
là công việc bắt buộc nhằm nâng cao
chất lượng công tác thông tin
Xử lí thông tin bao gồm các công
việc:
Kiểm tra mức độ tin cậy của
thông tin nhận được
Tổng hợp, tóm lược tin và kiến
nghị giải quyết .
Xác định đối tượng và hình thức
truyền tin.

Là những thông tin, ý kiến, phản hồi của
cán bộ, đảng viên, nhân dân, các đoàn
thể chính trị - xã hội…liên quan đến

công tác lãnh chỉ đạo hàng ngày của cấp
ủy
Thông tin có thể thu thập được từ nhiều
nguồn khác nhau, rất đa dạng và phong
phú, điều này giúp cho cấp ủy có cái
nhìn toàn diện, đầy đủ và chính xác về
vấn đề để đưa ra những quyết định đúng
đắn.

Hỏi: các đồng chí hiểu thế nào là xử lý
thông tin?

Việc xử lí thông tin có sức ảnh hưởng
lớn đối với hoạt động lãnh đạo quản lí
của cấp ủy bởi thông tin đưa tới cấp ủy
16


có chính xác, có được tổng hợp một
cách khoa học và đồng thời được truyền
đi đúng đối tượng đúng hình thức thì
các quyết định mới đúng đắn và có tác
dụng và ngược lại việc ban hành các
quyết định của cấp ủy sẽ gặp khó khăn
thậm trí mắc phải sai lầm
5.
Công tác văn thư lưu trữ
5.1. công tác văn thư
Bao gồm các nội dung:
Xây dựng văn bản: thảo văn bản,

duyệt bản thảo, nhân bản, ký văn bản.
Tổ chức việc tiếp nhận, đăng ký,
chuyển giao và theo dõi giải quyết công
văn đến.
Tổ chức phát hành công văn đi:
bảo đảm thể thức văn bản; đăng ký,
trình ký, đóng dấu, gửi công văn đi; thu
hồi các tài liệu quy định phải thu hồi
Tổ chức công tác lập hồ sơ và lưu
trữ hồ sơ.
Bảo quản và sử dụng con dấu của
cấp ủy.

Công tác văn thư trong các cơ quan
Đảng, tổ chức Đảng và các tổ chức
chính trị-xã hội bao gồm toàn bộ các
công việc về soạn thảo, ban hành văn
bản; quản lý và sử dụng con dấu, quản
lý văn bản và tài liệu khác hình thành
trong quá trình hoạt động của các cơ
quan, tổ chức Đảng và các tổ chức chính
trị-xã hội.

Trong quá trình thực hiện nội dung của
công tác văn thư ở các cơ quan, tổ chức
đảng phải đảm bảo các yêu cầu dưới
đây:
a. Nhanh chóng là yêu cầu đối với công
tác văn thư. Quá trình giải quyết công
việc của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ

chức chính trị-xã hội phụ thuộc nhiều
vào việc xây dựng văn bản và tổ chức
quản lý, giải quyết văn bản. Khi thực
hiện yêu cầu này phải xem xét mức độ
quan trọng, mức độ khẩn của văn bản để
xây dựng và ban hành văn bản nhanh
chóng, chuyển văn bản kịp thời, đúng
người, đúng bộ phận chịu trách nhiệm
giải quyết, không để sót việc, chậm việc
và phải quy định rõ thời hạn giải quyết
17


và đơn giản hóa thủ tục giải quyết văn
bản.
b. Chính xác
- Về nội dung: nội dung văn bản phải
đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc và
không trái với các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước, các quy định
của Đảng, dẫn chứng phải trung thực, số
liệu phải đầy đủ, chứng cứ phải rõ ràng.
Văn bản ban hành phải đúng về thể loại,
chính xác về thẩm quyền ban hành, đầy
đủ các thành phần thể thức do Đảng quy
định.
- Về nghiệp vụ văn thư: thực hiện đúng
chế độ công tác văn thư và các khâu
nghiệp vụ cụ thể như đánh máy văn bản,
đăng ký, chuyển giao và quản lý văn

bản...
c. Bí mật là yêu cầu quản lý đối với
công tác văn thư, là biểu hiện tập trung
mang tính chính trị của công tác văn
thư. Trong nội dung văn bản đến, văn
bản đi của các cơ quan, tổ chức đảng, có
nhiều vấn đề thuộc phạm vi bí mật của
Đảng và Nhà nước. Để bảo đảm yêu cầu
này cần thực hiện đúng các văn bản chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ bí
mật nhà nước, như việc sử dụng mạng
máy tính, bố trí phòng làm việc, lựa
chọn cán bộ văn thư đúng tiêu chuẩn,...
d. Hiện đại: Việc thực hiện công tác văn
thư gắn liền với việc sử dụng các
phương tiện và kỹ thuật văn phòng hiện
đại. Hiện đại hóa công tác văn thư là
một trong những tiền đề nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng công tác và ngày
càng trở thành nhu cầu cấp bách của
mỗi các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức
chính trị-xã hội. Tuy nhiên, quá trình
18


hiện đại hóa công tác văn thư phải được
tiến hành từng bước, phù hợp với tổ
chức, trình độ cán bộ và điều kiện của
từng cơ quan, tổ chức. Nói đến hiện đại
hóa công tác văn thư là nói đến việc ứng

dụng công nghệ thông tin trong công tác
văn thư và sử dụng trang thiết bị văn
phòng hiện đại.
5.2. Công tác lưu trữ
Công tác lư trữ bao gồm những công
việc sau:
Thu thập, bổ sung đầy đủ công
văn, tài liệu từ công tác văn thư ngay
sau khi kết thúc năm.
Phân loại, hệ thống hóa các tài
liệu để lưu trữ hoặc hủy bỏ sau mỗi đại
hội nhiệm kỳ.
Bảo quản an toàn, chu đáo, khoa
học các hồ sơ, tài liệu cần lưu trữ.
Phục vụ kịp thời các yêu cầu khai
thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.
6.
Công tác thư từ, tiếp dân
Công tác này bao gồm các việc:
Tiếp đón cán bộ, đảng viên và
nhân dân đến trụ sở đảng phản ánh, kiến
nghị , khiếu nại, tổ cáo và tổ chức để các
đồng chí lãnh đạo tiếp dân.
Tiếp nhận đơn thư gửi đến cấp ủy.
Giúp cấp ủy theo dõi,đôn đốc,
việc giải quyết đơn thư.
Tổng hợp tình hình thư từ, tiếp
dân của cấp ủy.

Công tác lưu trữ là tất cả các công việc

có liên quan tới tổ chức quản lý, khai
thác sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ
các yêu cầu của xã hội.

Công tác thư từ, tiếp dân là trách nhiêm
cao cả của mọi tổ chức Đảng nói chung,
tổ chức cơ sở Đảng nói riêng. Công tác
này nhằm mục đích tiếp nhận các thông
tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những
vấn đề liên quan đến chủ trương, đường
lối của Đảng, hoạt động lãnh chỉ đạo
của cấp ủy, của tổ chức. Giúp tiếp nhận
giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tăng
cường mối liên hệ giữa tổ chức cơ sở
đảng với nhân dân, góp phần phát hiện,
xử lý kịp thời các khuyết điểm, vi phạm,
làm cho cấp ủy và tổ chức đảng trong
sạch vững mạnh hơn, góp phần nâng cao
năng lực và sức chiến đấu của tổ chức
mình củng cố, tăng cường niềm tin của
nhân dân với Đảng. Đây là sự cụ thể
19


hoá quyền dân chủ của nhân dân, là sự
cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra".

D. CÂU HỎI CỦNG CỐ
Sau một thời gian tìm hiểu anh/chị còn nhớ:

1. Vị trí, vai trò của văn phòng cấp ủy cơ sở?
2. Chức năng chính của văn phòng cấp ủy cơ sở?
3. Những nghiệp vụ cơ bản của văn phòng cấp ủy cơ sở
KẾT LUẬN BÀI GIẢNG
Qua một thời gian, tôi và các anh/chị đã cùng nhau tìm hiểu một cách cơ bản
nhất chuyên đề: “Công tác văn phòng cấp ủy cơ sở và nghiệp vụ công tác văn
phòng cấp ủy”, chúng ta cũng đã có cái nhìn tổng quát nhất và khá đầy đủ về văn
phòng cấp ủy cơ sở và những nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy. Hi vọng
anh/chị sẽ tích cực vận dụng các kiến thức trong chuyên đề này vào thực tiễn nghề
nghiệp hiện tại hay trong tương lai.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày vị trí, vai trò của văn phòng cấp ủy cơ sở.
2. Trình bày chức năng chính của văn phòng cấp ủy cơ sở.
3. Phân tích các phương thức tiến hành công tác văn phòng cấp ủy cơ sở.
4. Phân tích nội dung công tác văn phòng cấp ủy cơ sở.

20


5. Trình bày các công việc văn phòng cấp ủy cơ sở phải làm để phục vụ một hội
nghị cấp ủy.
6. Phân tích công tác thông tin phục vụ cấp ủy

21



×