Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc Tiểu học ( 2017 2018 )123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 23 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

MỤC LỤC

Lời nói đầu
Trong lịch sử, qua các thời đại, bất kỳ một nền giáo dục nào cũng đều quan
tâm đến giáo dục toàn diện, để phát triển năng lực sẵn có của các thế hệ trở thành
những con người toàn diện về các mặt “ Đức - Trí - Thể - Mỹ ”. Kết hợp cùng với
các bộ môn khác, môn Âm nhạc cũng góp phần giáo dục cho các em để trở thành
những con người phát triển toàn diện về mọi mặt.
Ngày nay trong công cuộc “ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước ”.
Đảng đã xác định “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho giáo sự phát triển ”. Được
làm việc và học tập trong điều kiện xã hội phát triển và lòng nhiệt huyết của tuổi
trẻ, bản thân tôi đã thấy được trách nhiệm của mình, phải ra sức học tập và rèn
luyện để trở thành con người hoàn thiện.
Muốn đạt được những yêu cầu của ngành giáo dục đề ra, người giáo viên
tiểu học cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình là phải làm sao để giờ học đạt
hiệu quả cao, thu hút được học sinh, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho giờ học đạt chất
lượng. Là một giáo viên trẻ tôi luôn tìm hiểu và xây dựng những phương pháp dạy
tốt nhất, để học sinh thêm đam mê và nhiều hứng thú hơn trong giờ âm nhạc.
Qua sáng kiến này tôi rất mong muốn mang lại chút ít những kinh nghiệm
trong thời gian học tập và công tác của mình vào môn nghệ thuật mà bản thân tôi
đang đảm nhiệm trong nhà trường tiểu học.
Để hoàn thành được bài viết này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
lãnh đạo cấp trên, Ban giám hiệu nhà trường nơi tôi công tác, các bạn bè đồng
nghiệp trong và ngoài nhà trường và đặc biệt là các em học sinh trường Tiểu học
Hồ Văn Thanh. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, Ban giám
hiệu nhà trường cùng các em học sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề
tài này. Trong quá trình làm đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu xót.




GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến và sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo cũng
như các bạn đồng nghiệp để sáng kiến nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài :
Như chúng ta đã biết âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao.
Học âm nhạc không chỉ mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải
mái, học mà chơi, chơi mà học, thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ,
âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích
cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng
câu nhạc mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục toàn diện cho học
sinh. Chính vì thế mà việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh cần phải luôn đổi mới,
cải tiến phương pháp, cách thức truyền thụ,…nhằm ngày đem lại lợi ích thiết thực.
Đây là một việc làm không dễ, người dạy cần phải nắm rõ đối tượng mà mình
truyền thụ, hướng dẫn. Đặc biệt là học sinh khối lớp Một, việc này lại càng khó
khăn hơn. Các em phần lớn là chưa đọc được, chủ yếu chỉ đọc theo giáo viên
(truyền khẩu) nên việc dạy cho các em học thuộc lời và hát được bài hát đòi hỏi
nhiều công sức nhưng nếu không khéo dễ làm cho các em thụ động, nhàm chán.
II. Lý do chọn đề tài :

- Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là một món ăn tinh thần không thể
thiếu được trong đời sống con người. Có thể nói âm nhạc là nguồn gốc của tư duy,
nó giúp con người tìm ra vẻ đẹp của thiên nhiên, của quan hệ đạo đức và lao động,
khơi gợi cho các em những biểu tượng về cái đẹp, cá vĩ đại, tuyệt vời của thế giới
xung quanh. Âm nhạc còn mang lại sức mạnh trong chiến đấu, sự hăng say trong
lao động và niềm vui trong cuộc sống.
- Với học sinh tiểu học, sự phát triển qua bộ môn âm nhạc là khả năng biết
nghe, biết hát, biết rung động và phân biệt được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật.
Từ đó phát triển khả năng nhạy cảm của học sinh, luôn hưởng ứng các hoạt động
ca hát một cách tích cực, say mê, hăng hái tìm tòi và sáng tạo, có ý thức cộng đồng
và tinh thần kỷ luật.
- Bên cạnh đó ca hát là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với học sinh.
Với nội dung phong phú, tiết tấu đa dạng của bài hát đã bổ sung thêm vốn kiến
thức cho các em, kích thích sự ham học và yêu thích môn âm nhạc. Từ đó có khả
năng ca hát và sự mạnh dạn chính xác ngôn từ, tư duy phát triển, sức tưởng tượng


GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

mạnh mẽ, phong phú, tác phong nhanh nhẹn sẵn sàng hòa đồng với tập thể. Chính
nhờ những cái hay cái đẹp qua từng giai điệu và sự nhộn nhịp hồn nhiên phong phú
qua từng tiết tấu của bài hát làm cho tâm hồn các em luôn được rộng mở. Đó cũng
là nền tảng của sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này.

- Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn
diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống
hiện đại. Việc giáo dục con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức
tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ,
biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân
biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống
của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là
không thể thiếu được.
- Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là
giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật, trong đó âm nhạc có vị trí rất quan
trọng.Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự
phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ
thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện
hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở
bậc tiểu học, âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ, nhưng
thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc
biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em
phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chuyên âm nhạc và được phân công
trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ
môn này. Qua thực tế giảng dạy từ năm 2010 đến nay, tôi nhận thấy rằng trước một
bài hát, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt
đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến
thức bài học.
- Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ
môn âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Đặc biệt là việc dạy
phân môn âm nhạc ở lớp một, chúng ta biết rất rõ việc học hát của học sinh lớp
Một chủ yếu là truyền khẩu vì các em đọc chưa rành (thậm chí một vài em chưa
đọc được). Do đó giáo viên đọc, học sinh đọc theo từng câu đến khi thuộc bài hát
thì mới có thể dạy các em hát được. Đây là vấn đề dễ gây thụ động cho học sinh

dẫn đến các em chán học hoặc lâu thuộc lời bài hát. Qua nhiều năm dạy chuyên
môn âm nhạc, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giúp học sinh lớp Một học
tốt môn âm nhạc mà thực tế tôi đã vận dụng và đạt hiệu quả rất tốt.
III. Phạm vi, mục tiêu, đối tượng, phương pháp, thời gian nghiên cứu :


GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

1.

Phạm vi nghiên cứu:

- Học sinh khối Tiểu học, Quận 12, TPHCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu một vài phương pháp đổi mới dạy học môn Âm nhạc ở Lớp 1
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tiến hành nghiên cứu những phương pháp mới trong dạy học môn Âm
nhạc đối với khối Lớp 1 Trường Tiểu học Hồ Văn Thanh, Quận 12, TPHCM.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong thời gian nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp trực quan:
- Trong mỗi tiết dạy âm nhạc, dù đó là nội dung gì: Học hát hay phát triển

khả năng âm nhạc, việc học sinh quan sát tài liệu, tư liệu và giáo viên quan sát mức
độ chú ý của học sinh là hết sức cần thiết.
* Phương pháp đàm thoại:
- Trao đổi với học sinh để tìm hiểu tâm tư suy nghĩ và sở thích của các em
khi tham gia học tập môn Âm nhạc. Ngoài ra trao đổi đàm thoại với các bạn bè
đồng nghiệp, tìm ra những giải pháp để lôi cuốn học sinh tham gia học tập môn
Âm nhạc với thái độ tích cực.
* Phương pháp đối chiếu so sánh:
- Dự giờ các bạn bè đồng nghiệp và so sánh, đối chiếu với những tiết học
sử dụng phương pháp cũ.
* Phương pháp điều tra:
- Điều tra chất lượng học môn Âm nhạc của học sinh Lớp 1 sau khi đã sử
dụng những phương pháp mới vào bài dạy.
5. Thời gian nghiên cứu:
Tháng – năm
9 - 10 / 2016


Nội dung thực hiện
- Nghiên cứu và lựa chọn sáng kiến.
- Khảo sát học sinh đầu năm.

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”


11 / 2016 - 4 / 2017

4 - 5 / 2017
10 / 2017

- Lên kế hoạch và thực hiện nghiên cứu sáng kiến.
- Thu thập tài liệu qua sách báo, mạng Internet.
- Điều tra thực trạng, nghiên cứu phương pháp mới trong
dạy học âm nhạc.
-Áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy cụ thể.
- Phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, thu thập kết quả
và hoàn thành sáng kiến.
- Nộp sáng kiến về Ban Giám Hiệu xét duyệt.

IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
- Tất cả học sinh trong lớp học sẽ chủ động trong việc tiếp thu bài mới,
không còn học sinh đứng bên lề lớp học.
- Dễ phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như học sinh còn rụt rè, nhút
nhát từ đó giáo viên có giải pháp phù hợp để bồi dưỡng hay hỗ trợ kịp thời.
- Học sinh rất mau thuộc lời và hát được bài hát.
- Lớp học rất sinh động và vui, thầy và trò dễ gần gũi hơn, thân thiện hơn
( đây là điểm rất quan trọng trong mỗi tiết dạy ).



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018


23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận :
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh học phân môn âm nhạc, đặc biệt là
học sinh lớp 1 : Giai đoạn đầu năm đến giữa học kì I đa số các em chưa đọc trôi
chảy, chỉ đọc theo miệng giáo viên mà thôi. Vì thế, khi dạy học hát mà chúng ta
truyền thụ bằng cách gọi học sinh đọc từng chữ, từng câu thì rất bất lợi (ở đây tôi
chỉ muốn nói là hiệu quả tiết dạy đối với học sinh khối lớp 1 và cả các em học sinh
đọc chậm).
+ Thứ nhất sẽ dễ làm cho học sinh nhàm chán.
+ Thứ hai học sinh rất thụ động trong khi chiếm lĩnh kiến thức.
+ Thứ ba là tự mình làm cho học sinh thụ động khi học.
+ Thứ tư, nếu đợi học sinh đọc hết lời bài hát thì sẽ mất rất nhiều thời gian.
Vì vậy thời gian còn lại không đủ để chuyển tải hết các nội dung của tiết
học. Từ đó dẫn đến tiết học sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn: học sinh không
thuộc bài, thụ động, không hát được bài hát. Chính vì thế mà chúng ta cần cải tiến
phương pháp truyền thụ cho học sinh. Đó chính là cách mà tôi đang thực hiện là sử
dụng các động tác phụ họa phù hợp với lời ca khi dạy bài mới. Cách dạy này mang
lại hiệu quả rất thiết thực tại đơn vị tôi hiện nay.
II. Thực trạng của vấn đề :
- Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu
học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó
không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay
vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn
phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều
kiện của gia đình và toàn thể xã hội.

- Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao,
nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một
cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích,
sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “ năng khiếu ”, điều này không phải học
sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư
giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca,
những cử chỉ, những điệu bộ, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng
âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những
giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc.



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

- Vậy làm thế nào giúp các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài
hát, đúng cao độ, trường độ và đặc biệt là làm thế nào để các em mau thuộc lời và
không gây nhàm chán? Trước tiên phải xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứa
tuổi của các em, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp,
dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau, để phát triển năng lực
nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc. Ngoài việc xác định tầm cữ giọng phù hợp cho học
sinh, để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có
một tâm thế thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc
đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác

giai điệu các bài hát, chọn giọng phù hợp với học sinh, chọn phương pháp dạy học
hợp lí. Em không thụ động khi học, phải giúp các em hiểu được ý nghĩa lời ca, cảm
nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai
điệu từng bài hát, từng hoạt động.
- Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc cấp tiểu học,
qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực
học hỏi của mình, bản thân đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi
nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là
việc học môn âm nhạc của học sinh lớp một nên tôi mạnh dạn đưa ra một số
phương pháp mới giúp các em học tốt hơn để các bạn đồng nghiệp cùng tham
khảo.
III. Một vài phương pháp để tiến hành giải quyết vấn đề :
Trường Tiểu học Hồ Văn Thanh là một trường có phong trào văn hoá văn
nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong nhiều năm
học thông qua các đợt thi đua do trường và ngành tổ chức. Các hoạt động đó được
tác động nhiều bởi bộ môn âm nhạc. Do vậy để các em học tốt và có hứng thú học
tập bộ môn này, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương
pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học. Đại bộ phận các em do ít
được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên còn nhược điểm rất phổ biến là hát
theo thói quen , hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể. Vì vậy người
giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức,
các kỹ năng cơ bản của ca hát, từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng
thể hiện các tính chất âm nhạc.
1/ Khảo sát động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh:
- Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã
tìm hiểu khả năng học tập bộ môn âm nhạc của học sinh tại trường ngay từ đầu
năm học và thu thập kết quả để so sánh vào cuối năm học.




GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

- Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến
thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng
khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo
trong vận dụng kiến thức.

Đầu năm học
Động cơ học tập

Cuối năm học

Số lượng học
sinh

Đạt
tỉ lệ %

Số lượng học
sinh

Đạt
tỉ lệ %


200

80,3

249

100

49

19,7

0

0

Yêu thích môn
âm nhạc
Không yêu thích
môn âm nhạc

2/ Khảo sát trình độ học sinh:
Kỹ năng hát tốt
Giai
đoạn

Phát triển khả năng
âm nhạc


Phát triển khả năng
âm nhạc còn chậm

Số lượng
học sinh

Đạt
tỉ lệ %

Số lượng
học sinh

Đạt
tỉ lệ %

Số lượng
học sinh

Đạt
tỉ lệ %

110

44

20

8

119


48

150

60,2

60

24,1

39

15,7

Đầu
năm học
Cuối
năm học

Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em khá thích học bộ môn, nhưng để
học tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em hát một bài hát bên
cạnh những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái hoặc đọc chuẩn
xác cao độ, trường độ, vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát
với tính chất thuộc lòng gần đúng giai điệu. Việc thể hiện tính chất của bài hát là
rất hạn chế.
3/ Giải pháp:
Để có một tiết học âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên
người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như
xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn âm nhạc. Ở lớp dưới ( lớp Mầm




GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

non ) , các em đã được làm quen với các kĩ năng ca hát, đó là các kĩ thuật cơ bản
như tư thế ngồi hát, kĩ năng phát âm, nghe giai điệu...
Khi lên lớp trên ( lớp Tiểu học ) các em sẽ được học kỹ hơn cũng như có
giáo viên chuyên môn âm nhạc sẽ hướng dẫn cụ thể và đúng với chuyên môn âm
nhạc. Đối với học sinh lớp 1 việc dạy một bài hát mới làm sao để giúp các em tiếp
thu bài có hiệu quả tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp dạy học bài hát mới
sau.
• Cách dạy tập hát bài mới:
Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ âm nhạc nói chung
và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh. Do cao
độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh
quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em
phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây
là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các em
thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện.
Ví dụ:
* Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát, đặc biệt
là đối với học sinh lớp Một. Như chúng ta đã biết, việc học hát một bài hát mới đối

với các em chủ yếu là truyền khẩu. Vì ở lớp này các em chưa đọc được và nếu có
đọc được thì đọc rất chậm. Vậy cách mà chúng ta thường làm là giáo viên đọc một
câu hoặc một phần ngắn trong câu để các em đọc theo cho đến khi các em thuộc cả
lời chúng ta mới bắt đầu dạy các em hát đúng cao độ, trường độ,….
* Nhưng đối với bản thân tôi, qua nhiều năm hướng dẫn các em học hát như
thế, tôi thấy cách trên có nhiều khuyết điểm như: Các em dễ nhàm chán khi học
hát, học sinh thụ động, nhất là đối với các em có tính nhút nhát và lâu thuộc bài…
Từ những khuyết điểm đó, tôi luôn tìm cách để giúp các em học hát tốt hơn. Và tôi
đã hướng dẫn các em học hát một bài hát như sau:
- Các bước đầu tiên của một tiết dạy tôi vẫn tiến hành như bình thường như:
Khởi động giọng, giáo viên hát mẫu. Đặc biệt đến phần hướng dẫn đọc từng câu
của lời bài hát tôi có một số thay đổi. Thay vì chúng ta đọc trước, học sinh đọc
theo. Cách này các em rất lâu thuộc lời và dễ quên, thụ động dẫn đến nhàm chán.
Tôi không thực hiện như thế mà tiến hành như sau:
+ Ở mỗi bài hát, trước khi hướng dẫn các em học hát, tôi luôn tìm động tác
sao cho phù hợp với từng câu hát (có thể nói là động tác phụ họa khi hát) rồi đến
khi hướng dẫn học sinh đọc từng câu tôi lại kết hợp các động tác đó vào. Nghĩa là
khi học sinh đọc lời ( bất cứ câu hát nào) lại kết hợp với một động tác. Điều này


GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

trước tiên sẽ giúp cho các em vận động, tránh thụ động, đặc biệt sẽ giúp cho các

em rụt rè, nhút nhát hòa cùng các bạn từ đó cũng giúp cho các em mạnh dạn hơn.
Hai là, khi các em đọc có kèm động tác (theo từng câu hát) các em rất dễ thuộc lời
bài hát và nhớ rất lâu.
+ Khi các em đã thuộc lời ca, tôi bắt đầu hướng dẫn các em học hát từng
câu, kết hợp câu - đoạn - cả bài một cách rất dễ dàng. Hơn nữa, các em lại hát rất
đúng cao độ, trường độ và cả giai điệu bài hát. Chúng ta rất ít tốn thời gian để sửa
sai cho các em.
+ Khi dạy như trên, đến phần nghỉ giữa tiết hay củng cố, chúng ta có thể
dùng các động tác đã dạy để đố các em động tác đó là câu hát nào trong bài ? Điều
này cũng giúp các em nhớ lâu hơn và lớp học sinh động hơn.
+ Những lúc như vậy tôi đưa một số động tác kết hợp vào những câu hát để
củng cố bài cũng như giúp các em không bị thụ động trong giờ học nhạc.
* Ví dụ: Ở Tiết 4 Bài : Mời bạn vui múa ca ( Nhạc và lời : Việt Anh ).
- Tôi chia bài hát làm 4 câu để dễ hướng dẫn học sinh.
+ Câu 1: Chim ca líu lo hoa như đón chào.
Động tác như sau :
Chim ca líu lo ( Hai tay đưa lên miệng diễn tả động tác chim ca hót, đồng
thời nghiêng qua phải, qua trái theo nhịp bài hát ).



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”


Hoa như đón chào (Hai tay từ dưới đưa lên trên làm bông hoa ).

+ Câu 2: Bầu trời xanh nước long lanh.
Động tác như sau :
Bầu trời xanh ( Tay phải chống hông, tay trái chỉ về về phía bên trái góc 45o ).
Nước long lanh ( Tay trái chống hông, tay phải chỉ về phía góc phải góc 45o ).



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

+ Câu 3: La la lá la, la la lá là.
Động tác như sau : Học sinh vỗ tay theo tiết tấu bài hát và nghiêng người
qua phải, trái theo nhịp.

+ Câu 4: Mời bạn cùng vui múa vui ca.
Động tác như sau : Học sinh làm động tác đưa tay cao lên trên đỉnh đầu vẫy
qua phải, rồi thực hiện qua trái theo chiều ngược lại trên nhịp bài hát.



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG


NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

* Ví dụ: Ở Tiết 7 trong bài “ Tìm bạn thân” ( Nhạc và lời: Việt Anh ). Khi
hướng dẫn đọc lời ca, tôi kết hợp các động tác sau:
+ Câu 1: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi.
Động tác như sau : ( Tay trái chống hông, tay phải chỉ qua góc phải cùng kết
hợp đưa gót chân chạm đất ở góc 45o theo phách của bài hát ).

+ Câu 2: Nào ai yêu những người bạn thân.
Động tác như sau : ( Đổi lại, tay phải chống hông, tay trái chỉ qua góc trái
cùng kết hợp đưa gót chân chạm đất ở góc 45o theo phách của bài hát).



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

+ Câu 3: Tìm đến đây, ta cầm tay. Múa Vui nào.
Động tác như sau : Tìm đến đây ( tay phải làm động tác vẫy gọi ), ta cầm tay

( Tay trái làm động tác vẫy gọi ) Múa vui nào ( Thực hiện động tác nhảy múa: 2
tay qua phải, qua trái ) Và đến lời 2 tôi cũng thực hiện tương tự lời 1.

- Khi các em đã hát tốt bài hát chúng ta hướng dẫn các em hát kết hợp gõ
đệm lại rất nhanh và chuẩn xác. Sau đây tôi sẽ thị phạm bằng hình ảnh trong tiết
dạy học sinh học bài mới ( phần hướng dẫn học sinh đọc lời ca có kèm động tác ).
* Còn ở Tiết 13 Bài : Sắp đến Tết rồi ( Nhạc và lời: Hoàng Vân ).
- Tôi chia bài hát làm bốn câu để dễ hướng dẫn học sinh.
+ Câu 1: Sắp đến Tết rồi đến trường rất vui.
Động tác như sau :
Sắp đến Tết rồi ( Tay trái chống hông, tay phải chỉ về bên phải góc 45 o theo
nhịp bài hát ).
Đến trường rất vui ( Đổi lại, tay phải chống hông, tay trái chỉ về góc phải
góc 45o theo nhịp bài hát ).


GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

+ Câu 2 : Sắp đến Tết rồi về nhà rất vui.
Động tác như sau : Hai tay đưa về phía trước và bung ra sang hai bên rồi kết
hợp nhúng khụy gối theo nhịp bài hát.




GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

+ Câu 3 : Mẹ mua cho áo mới nhé, ai cũng vui mừng ghê.
Động tác như sau : Hai tay đan chéo và áp vào ngực đồng thời người đưa
sang phải rồi trái theo nhịp bài hát.

+ Câu 4 : Mùa xuân nay em đã lớn, biết đi thăm ông bà.
Động tác như sau :
Mùa xuân nay em đã lớn (Hai tay bung ra hai bên đồng thời người đưa qua
phải rồi trái theo nhịp bài hát ).



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”


Biết đi thăm ông bà (Hai tay đan chéo và đặt lên ngực đồng thời nghiêng
người hòa theo nhịp bài hát ).

* Kính thưa các bạn đồng nghiệp, có người bảo tôi rằng, nếu dạy như thế thì
tiết một lại có dạy học sinh vận động phụ họa thì rất nặng cho giáo viên. Xin các
bạn đừng nghĩ thế. Vì động tác mà tôi kèm theo từng câu hát trong bài chỉ hỗ trợ
học sinh nhằm giúp các em mau thuộc bài, lớp học sinh động,…Và không phải tốn
thời gian vì nếu chúng ta chỉ đọc - học sinh đọc theo thì cũng cần khoảng thời gian
như tôi dạy các em đọc có kèm động tác. Mà cách này lại giúp các em rất mau nhớ
lời ca và sẽ ít tốn thời gian hơn cách thông thường. Hơn thế nữa, khi áp dụng cách
dạy này sẽ giúp các em học sinh có năng khiếu có điều kiện phát huy khả năng
diễn đạt của mình trong vận động khi hát. Vì khi dặn dò học sinh, chúng ta yêu cầu
các em dựa vào những động tác mà thầy gợi ý ở lớp để tìm ra động tác phụ họa cho
bài hát theo cảm nhận của các em, điều này phát huy tính độc lập sáng tạo của các
em, các em có điều kiện phát triển hơn.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
1/ Kết quả đạt được :
- Sau nhiều năm giảng dạy thực tế tại trường, tôi đã áp dụng thực hiện giảng
dạy âm nhạc với các phương pháp theo các bước trên và thấy các em rất say mê
hứng thú học tập. Do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Số học sinh lớp Một thuộc bài
và hát được bài hát một cách đúng giai điệu, cao độ, trường độ tại lớp tăng rất cao.
Học sinh có tính rụt rè, nhút nhát ngày trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giờ học
rất sinh động, học sinh rất thích đi học vì : “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui


GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

” . Và đặc biệt là các em học sinh có năng khiếu có điều kiện bộc lộ mình nhiều
hơn.
* Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng, so sánh kết quả thu được như sau:
Qua một thời gian tìm tòi và ứng dụng những phương pháp mới vào giảng
dạy môn Âm nhạc ở Lớp 1, tôi thấy rằng:
- Đa số các em rất hứng thú với môn học năng khiếu này, phương pháp được
áp dụng vào bài học phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh.
* Kết quả điều tra học lực môn Âm nhạc của học sinh Lớp 1 trước khi
áp dụng phương pháp mới:

Hát
Đánh giá học lực

Số lượng học
sinh

Hoàn thành tốt

Phát triển khả năng âm nhạc
Đạt

Đạt

tỉ lệ %


Số lượng học
sinh

tỉ lệ %

90

36,1

60

24,1

Hoàn thành

110

44,2

124

49,8

Cần cố gắng

49

19,7

65


26,1

* Kết quả điều tra học lực môn Âm nhạc của học sinh Lớp 1 sau khi áp
dụng phương pháp mới:

Hát
Đánh giá học lực

Số lượng học
sinh

Hoàn thành tốt
Hoàn thành


Phát triển khả năng âm nhạc
Đạt

Đạt

tỉ lệ %

Số lượng học
sinh

tỉ lệ %

170


68,3

110

44,2

79

31,7

139

55,8

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

Cần cố gắng

0

0

0


0

Từ những kết quả phân tích ở trên đã phần nào giúp bản thân tôi mạnh dạn
hơn trong việc tìm tòi ra những phương pháp mới để ứng dụng vào bộ môn do
mình đảm nhiệm.
2/ Thuận lợi :
- Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy âm nhạc trong trường tiểu học nói chung
và cho học sinh lớp một nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp
thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những
phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của
Bộ giáo dục - Đào tạo tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế
nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả
học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên
rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi tham gia các phong trào.
- Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh tiểu học nói
riêng là rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là giáo viên giảng dạy phải nắm được đối
tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp giáo dục,
giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự
say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3/ Khó khăn :
Tuy bản thân tôi cố gắng tìm phương pháp giảng dạy thích hợp để giúp học
sinh lớp một học tốt phân môn âm nhạc nhưng trong thực tế vẫn còn vấp phải
không ít khó khăn trong giảng dạy. Cụ thể là đối với một số học sinh quá nhút nhát
các em rất khó theo kịp bài vì thời gian ở lớp có hạn hay những em học sinh có
hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình gần như không quan tâm đến việc học của
các em, hay nghỉ học dẫn đến thiếu hụt bài so với các bạn, đối với các em này tôi
rất khó giúp các em theo kịp các bạn trong lớp.

PHẦN KẾT LUẬN




GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

I. Bài học kinh nghiệm :
- Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy, giáo viên phải hoà mình
với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc điểm của
từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì
trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo
viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu
cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh.
- Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học
sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát
và gõ đệm sai. Học sinh trong lớp đều biết cách học thuộc lời ca, điều đó đã tạo
niềm vui cho tôi cũng như các em học sinh khi bước vào lớp.
- Trong quá trình dạy chuyên môn âm nhạc tiểu học, tôi nhận thấy: Chúng ta
phải mạnh dạn trao đổi, thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức
cho bản thân; phải luôn tìm tòi, vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy và thực
hiện ngay thực hiện nhiều lần ở nhiều đối tượng học sinh khác nhau nhằm đúc kết,
lựa chọn những phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao để nâng cao tay nghề, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Hồ Văn Thanh nói riêng
và của Quận 12 nói chung.

II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm :
1/ Đối với bản thân :
- Có được kết quả như thế, là nhờ vào sự nổ lực của bản thân, yêu nghề mến
trẻ, say mê với công việc; luôn tìm tòi học hỏi từ các đồng chí lãnh đạo ngành, lãnh
đạo địa phương; thường xuyên nói chuyện với các em học sinh trong giờ ra chơi
hoặc trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở cuối mỗi tiết học để tìm hiểu về tâm tư,
tình cảm của các em .
- Bên cạnh đó còn có sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu trường;
của các bạn đồng nghiệp trong tổ bộ môn âm nhạc đã tạo điều kiện để anh em thoải
mái, thẳng thắn trao đổi về chuyên môn trong những lần mở chuyên đề, thao giảng
hoặc họp tổ bộ môn.
2/ Đối với các đơn vị bạn:
- Tôi rất may mắn hiện đang nằm trong mạng lưới âm nhạc của Quận 12
điều đó cũng là một lợi thế rất lớn đối với tôi để tiếp cận và chia sẽ những phương
pháp mới của tôi. Ngoài việc áp dụng các biện pháp nêu trên tại đơn vị mình, tôi
còn phổ biến những kinh nghiệm của mình cho các đơn vị bạn qua những lần dự
giờ thăm lớp hoặc mở các tiết dạy thao giảng, chuyên đề cụm tại các trường lân


GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

cận thuộc địa bàn Quận 12 mà tôi được tổ âm nhạc phân công phụ trách để cùng
nhau học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

III. Khả năng ứng dụng, triển khai :
- Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả
quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học
là rèn cho học sinh có hiệu quả. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động
viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng động tác.
- Sáng kiến được áp dụng rộng rãi tại đơn vị trường cũng như tại đơn vị bạn
thuộc địa bàn phụ trách. Trong những lần kết hợp với tổ bộ môn âm nhạc đi dự giờ,
dạy thao giảng hoặc mở chuyên đề tôi thường trò chuyện, trao đổi và thảo luận với
các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra các biện pháp ưu việt nhất, nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt hiệu quả thì chúng ta
cần cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị.
IV. Những kiến nghị, đề xuất :
- Qua thực tế giảng dạy môn Âm nhạc ở Trường tiểu học nói chung và khối
Lớp một nói riêng, tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi
kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò
chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: Lấy học sinh làm chủ thể,
thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc học tập.
- Đảm bảo cho giáo viên có đủ tài liệu, trang bị dạy học theo đúng yêu cầu
của chương trình.
- Bản thân giáo viên cũng phải có ý thức tìm tòi, học hỏi và có tâm huyết
thật sự với việc giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh qua bộ môn Âm nhạc. Hiện
nay, vai trò, vị trí của môn Âm nhạc cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng
phương tiện dạy học đang dần được khẳng định và nhìn nhận đúng mức. Điều quan
trọng là ý thức của giáo viên khi tiến hành giảng dạy.
- Phải biết khai thác tối đa chức năng của phương tiện phù hợp cho giảng
dạy và phù hợp với từng phân môn. Đó là cơ sở ban đầu cho việc nâng cao chất
lượng giảng dạy. Việc trang bị phương tiện dạy học ở trường tiểu học mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn nhưng những sự cố gắng ban đầu đã từng bước đáp ứng yêu
cầu. Bước tiếp theo trong thời gian tới là làm việc thiết thực và cần phải được chú

trọng thực hiện.



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”

- Tăng cường hỗ trợ thiết bị công nghệ thông tin trong trường học. Xây dựng
phòng học Âm nhạc có đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin để khi sử dụng giáo án
điện tử thì giáo viên không mất thời gian lắp ráp máy chiếu.
- Ở trường Tiểu học Hồ Văn Thanh, các hoạt động ngoại khóa chưa được tổ
chức một cách có hệ thống, chưa trở thành một hình thức hoạt động thường xuyên.
Bởi vậy, giáo viên âm nhạc cần tham mưu cho Ban giám hiệu, đề xuất tổ chức
sinh hoạt ngoại khóa theo các hình thức như : tổ chức hát múa tập thể, các nhóm
đội văn nghệ, thành lập các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, tổ chức hoạt động biểu
diễn nghệ thuật và tổ chức các cuộc thi hát. Các hoạt động này vừa tạo được sân
chơi cho học sinh, vừa giúp các em thích ca hát, yêu âm nhạc.
Trên đây là một vài sáng kiến “ Một vài phương pháp đổi mới về dạy học
môn Âm nhạc Lớp 1 ”, chắc chắn rằng nội dung của bài viết này chưa khái quát
đầy đủ, hy vọng phần nào giới thiệu đến đồng nghiệp những phương pháp dạy học
mới đối với môn Âm nhạc ở bậc tiểu học.
Với tinh thần phấn đấu và ham học hỏi nhưng sự tiếp thu, hiểu biết của bản
thân còn hạn chế nên việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót.
Vì vậy, tôi kính mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng

nghiệp đóng góp xây dựng thêm để cho bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quận 12, ngày 15 tháng 10 năm 2017
Giáo viên thực hiện

Trần Quốc Thượng



GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 ”



NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN :

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ :

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN TRỰC TIẾP :

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC THƯỢNG

NĂM HỌC : 2017 - 2018

23



×