Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tieu luan 3 Tìm hiểu di tích lịch sử Chùa Long Đọi Sơn – Tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.48 KB, 7 trang )

Đề tài : Tìm hiểu di tích lịch sử Chùa Long Đọi Sơn – Tỉnh Hà Nam
A.DẪN NHẬP
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng tre
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mà thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Sau bao nhiêu năm xa quê hương, nay con đã có dịp đủ duyên để trở về cội
nguồn, với mảnh đất linh thiêng quê hương yêu dấu của mình, nơi con hằng mong ước
từ ngày con thơ ấu thời còn chăn trâu cắt cỏ. Đó là chốn tùng lâm Long Đọi Sơn. Khi
con sinh ra Long Đọi Sơn đã có từ bao đời vì vậy mà bao đời nay núi Đọi sông Châu
đã trở thành một biểu tượng của quê hương Hà Nam. Quần thể di tich Long Đọi Sơn
đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Nơi đây cũng là một niềm tự hào về
lịch sử văn hóa tâm linh thiêng liêng của mảnh đất quê hương. Đã từ lâu " Mái chùa
che chở hồn dân tộc – Nếp sống muôn đời với tổ tông".
Hơn nữa nói đến phật giáo Việt Nam thì phải nhắc tới Phật giáo thời Lý. Đây là
thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền Phật giáo nước nhà, như một luồng sinh khí mới
thổi vào hồn dân tộc bằng những chất liệu Từ Bi và Trí tuệ, trên tinh thần vô ngã vị

1




tha đồng hành cùng non sông đất nước. Trải qua bao thăng trầm cùng xứ sở quê
hương, với chân lý mang lại niềm an lạc hướng con người tới chân thiện mỹ. Chính vì
vậy mà ngôi chùa là nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, là chốn quy ngưỡng của đời
sống tâm linh, là nền móng xây dựng đạo đức nhân ái của người Việt. Vì thế mà bao
mái chùa đã xuất hiện giữa nhân thế với mục đích giúp con người tìm về với cội
nguồn chính đạo tu tâm, dưỡng tính, xóa dần những thương đau của cuộc đời đồng
thời cũng là nơi thể hiện tín ngưỡng của mỗi chúng ta. Dưới triều đại Lý – Trần Đạo
phật đã trở thành quốc giáo, thời kỳ này đã phát triển nhiều ngôi chùa đại danh lam
thường do các bậc vương tôn, công hầu hay hoàng thân quốc thích phát tâm xây dựng
tại những nơi đắc địa về cảnh quan, phong thủy, thường là những nơi như đỉnh núi cao
như: Yên Tử, Tây Thiên, Thạch Bàn … Long Đọi Sơn là một trong số những danh
lam như vậy. Dựa trên chất liệu, loại hình cổ vật và các họa tiết hoa văn trang trí còn
lưu lại đến ngày nay cùng với vị trí ngôi chùa có thể khẳng định ngôi chùa cổ Long
Đọi Sơn xưa đã từng là trọng tâm phật giáo lớn của một vùng đồng bằng thuộc địa
bàn xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Sau đây, con sẽ bắt đầu tìm hiểu lich
sử của nơi đây.
B. NỘI DUNG
1.Sơ lược về ngôi chùa
Chùa Long Đọi Sơn được tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi thôn Đọi Nhất – Đọi
Nhì xã Đại Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, là ngôi chùa cổ còn có tên là Sùng
Thiên Diên Linh. Đây là ngôi chùa cổ mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ lịch sử mà có
thể nhiều người chưa tới.
Chùa Long Đọi Sơn nằm trên thế đất Cửu Long, bởi lẽ toàn cảnh núi Đọi trông
xa như một con rồng đất lớn nằm giữa một dải đất rộng bằng phẳng của vùng chiêm
trũng, đầu núi Đọi hơi nhô cao về hướng Thăng Long. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn
thấy chín con đường sông chạy về tựa như 9 con rồng. Mắt rồng là 9 cái giếng hiện
nằm xung quanh dãy núi Đọi trong các khu dân cư dưới chân núi. Theo sử sách ghi lại
chùa Long Đọi Sơn do vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ

năm 1054. Đến đời Lý Nhân Tông, vị vua này tiếp tục xây dựng, tháp Sùng Thiên
Diện Linh xây vào năm 1121. Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm cho đến nay chùa
Long Đọi Sơn vẫn còn được lưu giữ những hiện vậy quý từ thời Lý.

2


2. Lịch sử chùa Long Đọi Sơn
Dưới Thời Lý, Long đọi là một vùng linh sơn được triều đình chọn làm nơi
dựng hành cung và đặt một kho tài vật lớn. Trên núi có một ngôi chùa cổ. Năm 1118
vua Lý Nhân Tông ra lệnh cho xây dựng bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh cao13 tầng
và mở chùa to đẹp hơn.
Khoảng 4 năm sau chùa và tháp hoàn thành, vua cho mở hội ăn mừng, người
đích thân đến lễ và giao hình bộ thượng thư Nguyễn Công Bật soạn văn bia: “ Tháp
này xây dựng từ niên hiệu Hội Tường Đại Khánh Thứ 9 (1118) đến mùa thu niên hiện
Thiên Phù Duệ thứ 3 (1121) thì hoàn thành.” Chùa Long Đọi Sơn và tháp Sùng Thiện
Diên Linh dứng vững trên 300 năm, đến đầu thế kỷ 15, thời nhà Minh, chùa và tháp bị
phá hủy, bia bị đánh dổ. Sau đó bia được dựng lại vào thời nhà Mạc và được các đời
sau tu bổ. Năm 1467, Vua Lê thánh Tông đã phong cho núi Đọi là Nam thiên đệ Tam
động và đề thơ ở mặt sau bia tháp Sùng Thiện Diên Linh. Cuối thế kỷ 16 (1591) dưới
triều nhà Mạc chùa được nhân dân xây dựng lại trở thành một thắng cảnh trong chốn
tùng lâm, khang trang mới mẻ.
Vào Thời Nguyễn, đặc biệt dưới đời sư tổ Thích Chiếu Thường trụ trì xây dựng
(1840) chùa Long Đọi Sơn được mở rộng tới 125 gian, đúc tượng Di Lặc nặng 1000
kg bằng đồng, in ấn và lưu hành nhiều bộ kinh phật. Vào thời điểm này thì chùa là
một trong số ít các địa điểm trên cả nước trở thành trường phật giáo.
Năm 1947, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa lại bị phá hủy, sau
khi hòa bình lặp lại năm 1957, tăng ni phật tử và nhân dân trong vùng đã sửa chữa,
tôn tạo và từng bước khôi phục lại không gian chùa. Năm 1992, ngôi chùa chính thức
được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

3. Kiến trúc
Chùa Long Đọi Sơn được xây dựng với kiến trúc nội công ngoại quốc. Hiện
nay chính diện chùa quay về hướng Nam. Ngoài cùng là tòa Tam Quan được xây
dựng 5 gian với kiến trúc chồng diêm 8 mái, tiếp theo là bàn cờ người với diện tích
khoảng 50m2 , được dùng làm nơi thi đấu cờ khi mở hội. Phía trên là cổng tam quan,
với hai bên là lối lên sân chùa, ở giữa là nhà bia Sùng Thiện Diên Linh.

3


Bước lên 24 bậc đá là tới sân chùa, nơi đặt tượng Quan Âm nhìn ra là 2 cây hoa
Đại với hàng trăm năm tuổi. Dọc theo hành lang ở hai bên sân là hai dãy nhà đồng tội
có đắp cảnh thập điện Diêm Vương, với thế giới của 10 cửa ngục như lời nhắc nhở
người trần chúng ta. Lên tiếp mấy bậc đá nữa là đến cụm kiến trúc chính của chùa
Long Đọi Sơn. Đầu tiên là tòa Tam Bảo, với bảy gian bái đường và ba gian thượng
điện, tầng cao nhất là thờ 3 pho tam thế. Kế tiếp dưới thờ phật Di Đà Đức giáo chủ,
dưới là thờ Di Lặc, tiếp là pho thổ địa thánh tăng, rồi đến tòa Cửu Long. Phật Thích
Ca Mâu Ni nhập niết bàn cuối cùng hai bên là thờ hai ngài Hộ pháp.
Hệ thống vì kèo được làm theo kiểu chồng đấu giá chiêng, hệ thống cột kê chân
tảng đá, dạng cổ bồng với số lượng là 34 cái cột tròn bằng gỗ lim, đường kính 50cm,
cột cao nhất là hơn 4m và thấp nhất là 2m. Phía sau là hai dãy hành lang song song
với hai hàng cột đá vuông có hoa văn khắc trên cột, tổng mỗi dãy là 10 cột, 9 gian
được đặt tượng phật thập bát La Hán.
Hậu diện chùa nối thông với hành lang là nơi thờ Đức chúa Ông, thờ cạnh là ban
Mãnh công Lý Thường Kiệt, Quan Âm Thị Kính, Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan,
Quan Âm Thiên Thủ, ban Vua Lê Đại Hành, ban Đức Thánh Hiền, ban Đức Địa Tạng.
Bên phải chùa là nhà giảng pháp với diện tích chứa được khoảng hơn 2000
người với hàng cửa sổ thoáng mát nhìn xuống thôn Đọi Tam.
Bên trái chùa là năm gian nhà tổ cùng với hai gian hậu cung thờ 13 đời Tổ Tăng.
Một là: Đệ nhất Tổ sư: viên tông tăng thống tăng phong Đại Hòa Thượng thích

thụy tự Hải Triều, thiền sư hóa thân Bồ Tát thuyền tọa hạ, sinh năm 1521 viên tịch
ngày 15/7.
Hai là: Long Sơn đệ nhị tổ sư Phùng Thiện hoằng long điển tông tăng chính tự
Tiêu Khoan đức uy nhân chí thiền sư Thích Tịch Khoan giác linh thuyền tọa hạ, viên
tịch ngày 14/11/1658.
Ba là: Long Sơn đệ tam tổ sư liên đăng tục diệm quang tiền diên hậu tự Chiếu
Tính Đức Hạnh thiền sư Thích Chiếu Tính giác linh thuyền tọa hạ, viên tịch ngày 22/3.
Bốn là: Long Sơn đệ tứ tổ sư chính trực đôn hòa từ nhân quảng tế Phổ Minh
Chiếu Trấn Đức Hạnh thiền sư huyền tọa hạ, viên tịch ngày 22/5.

4


Năm là: Long Sơn đệ ngũ tổ sư từ hòa tháp ân tự đạo điệp ma ha tỷ khiêu tự
chiếu thường đại hòa thượng nhục thân bồ tát thuyền tọa hạ, viên tịch ngày 21/3/1840.
Sáu là: Long Sơn đệ lục tổ sư từ thuận tháp ôn lương, cung nhường bi chí viên
dong tỷ khiêu giới tự phổ đoan pháp hiệu Thanh Tùng Thích bính bính thiền sư tự tại
bồ tát thuyền tọa hạ, viên tịch ngày 22/8.
Bẩy là: Long Sơn đệ thất tổ sư Đồng Văn Tháp tỷ khiêu giới, tự bảo thụ, hy hy
lạc đức, thiền sư bồ tát thuyền tọa hạ, viên tịch ngày 13/10.
Tám là: Long Sơn đệ bát tổ sư tư viên tháp ma ha tỷ khiêu giới, tự thông quyên
thiền sư bồ tát thuyền tọa hạ, viên tịch ngày 25/10/1908.
Chín là: Long Sơn đệ cửu tổ sư viên minh tháp ma ha tỷ khiêu giới, tự phúc
hựu hiệu khoan hòa quảng chí thiền sư bồ tát thuyền tọa hạ, viên tịch ngày 8/9/1929.
Mười là: Long Sơn đệ thập tổ sư từ minh tháp ma ha tỷ khiêu giới, Tự Thông
Trà Thích, hiệu cảnh cảnh tịch đức thiền sư nhục thân bồ tát thuyền tọa hạ, viên tịch
4/01/1945.
Mười một là: Long Sơn đệ thập nhất tổ sư thượng tọa Thích Thanh Bột giác
linh, viên tịch ngày 22/8/1973.
Mười hai là: Long Sơn đệ thập nhị tổ sư thượng tọa Thích Liên Huê giác linh,

viên tịch ngày 05/11/1989.
Mười ba là: Long Sơn đệ thập tam tổ sư hòa thượng Thích Thanh Quảng, sinh
năm 1924, viên tịch ngày 20/3/2006.
Đương cơ trụ trì: Đại Đức Thích Thanh Vũ, sinh năm 1959.
Long Sơn Bút Ký Thiền Sư ( trích lược tiểu sử)
Gian cạnh đó thờ tổ Ni. 5 gian này với số lượng là 20 cột lim với đường kính
40cm, cao nhất là 4m, thấp nhất là 2m. Phía trước là sân có nhiều cây cảnh quý hiếm
tiếp đó bước lên 5 bậc là nhà khách 5 gian quay hướng vào nhà tổ nhìn về phía Đông.
Bước lên là nhà tăng 9 gian quay về hướng Nam cùng hướng với chùa, đằng sau là
nhà Ni 7 gian. Kế tay trái là nhà bếp với các công trình phụ của chùa… hợp thành
cụm kiến trúc có bình đồ hình chữ U. Phía tây là khu vườn tháp hiện còn giữ được
một số tháp đời nhà Nguyễn. Bên phải chùa là điện mẫu, sau chùa là hố khai quật
khảo cổ và cũng là nhà trưng bày một số đồ cổ đã được lưu giữ.

5


4. Di vật ở chùa Long Đọi Sơn.
Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh: Trán, diềm và cạnh bia đều trang trí hình rồng.
Tấm bia cao 2,5m; rộng 1,40m và dày 0,29cm. Tái hiện một cách sinh động bức tranh
Tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống dân gian Thời lý và đến năm 2013 Bia tháp đã được
công nhận là bảo vật Quốc gia. Bệ bia là một khối đá lớn, trên mặt bệ bia có 2 đôi
rồng nước đang quấn lấy nhau, được chạm khắc tinh xảo. Hai đôi rồng đội bia thay
cho rùa đội bia là hình tượng rất độc đáo mà chỉ ở đây mới có. Đặc biệt nội dung văn
bia là nguồn tư liệu quý giá với tên là Đại Việt Quốc dương gia đệ tứ Sùng Thiện diên
linh tháp bi, được viết xong ngày 6 tháng 7 - Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia
chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và
đánh giặc giữ nước.
Tượng Kim Cương: Hiện chùa Long Đợi còn lưu giữ 6 pho tượng thần hộ vệ
Kim Cương, niên đại thời lý, được tạc nổi trên đá theo kiểu phù điêu. Kích thước cao

bằng người thật, mặc trang phục theo lỗi võ quan, áo giáp được trang trí tỉ mỉ bằng
những dải hoa, hình xoắn.
Tượng đầu người mình chim: Gồm 4 pho tượng bằng đá có niêm đại thời Lý,
được điêu khắc rất công phu, độc đáo, mang dáng dấp của những nhạc công. Đây là
các tác phẩm thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa hai nền kiến trúc nghệ thuật Chăm Pa
và Đại Việt thời Lý.
Ngoài ra, chùa Long Đọi Sơn còn lưu giữ những di vật quý khác, như những
mảnh gốm trang trí hình vũ nữ đang múa hay hình rồng mang phong cách nghệ thuật
thời Lý, một chiếc chuông cổ, một chiếc khánh cổ, những lư hương bằng đồng… cùng
hệ thống tượng Phật phong phú.
5. Lễ hội chùa Long Đọi Sơn.
Hàng năm từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 âm lịch lễ hội chùa Long Đọi Sơn
được tổ chức long trọng, thể hiện văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc, thu hút đông
đảo người dân và du khách thập phương về tham dự chiêm bái lễ Phật nơi đây.
Lễ hội có đội rước kiệu đi từ chân núi lên chùa, làm lễ dâng hương tưởng niệm
Lý Nhân Tông. Có đội tế Nam Quan và tế Nữ Quan tạ ơn trời Phật. Phần hội diễn ra sôi
nổi với các trò chơi dân gian như: biểu diễn trống, múa tứ linh, hát đối, đánh cờ người …

6


Trải qua thời gian lịch sử với bao thăng trầm theo năm tháng. Tuy chùa Long
Đọi Sơn Hà Nam không còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc gốc, nhưng đây vẫn là
ngôi chùa cổ kính, bề thế tọa lạc giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và sở hữu một
bề dày lịch sử, gắn bó với cảnh sinh hoạt, lễ hội của cư dân Hà Nam xưa và nay. Hiện
nay chùa Long Đọi Sơn là một quần thể kiến trúc khang trang, khuôn viên xây dựng
hơn 10.000m2 giữa diện tích đồi hơn 1ha. Hệ thống đường từ cổng chùa dưới chân núi
lên đến Tam Quan được xây bậc tam cấp bằng đá sẻ cứng với khoảng 317 bậc uốn
lượn nhiều khúc tựa như con rồng đang nằm bên sườn núi.
C. KẾT LUẬN

Xuyên suốt quá trình tìm hiểu về ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn tại quê hương Hà
Nam, con thực sự cảm động và tự hào khi Hà Nam có một di tích văn hóa thiêng liêng
như vậy. Các vị anh hùng không những có công dựng nước và giữ nước mà còn để lại
cho nền Phật giáo chúng ta nhiều ngôi chùa cổ tâm linh và những di vật quý báu mang
tầm quan trọng đối với quốc gia như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nơi đây. Vua Lý
Thánh Tông, Vua Lý Nhân Tông, Hoàng hậu Vương Phi Ỷ Lan, đó chính là những vị
đã có công góp phần để lại những di tích, những di vật quý báu của ngôi chùa Long
Đọi Sơn này. Qua chiều dày lịch sử các vị cổ Đức đã trùng tu lại ngôi chùa này nhiều
lần, cho đến nay ngôi chùa vẫn giữ được nếp đẹp cổ kính lâu đời với nối kiến trúc cũ
và giờ đây vẫn sừng sững hiên ngang giữa đất trời Hà Nam là một trong những thắng
cảnh tâm linh cho Hà nam nói riêng và cả nước nói chung. Con là hàng hậu học cũng
sẽ cố gắng hết mình chuyên tâm tu tập để được góp phần nhỏ bé của mình cho nền
Phật giáo nước nhà trường tồn, như câu tục ngữ được nhắc ở núi Đọi:
“Đầu gối núi Đọi, Chân dọi Tuần Vương,
Phạt tích Đế vương, Lưu truyền vạn đại”.

7



×