Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.02 KB, 50 trang )

Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Dự án được bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số số 2461/QĐ-BGTVT
ngày 27/06/2014
Tên dự án:
Đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 các đoạn
Km1525+000÷Km1551+400,Km1563+000÷Km1567+500,
Km1573+350÷Km1574+500,Km1581+950÷Km1584+550,Km1586+000÷Km1588+500,
tỉnh Ninh Thuận theo hình thức hợp đồng BOT.
Mục tiêu đầu tư xây dựng
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn
giao thông trên QL1 khu vực tỉnh Ninh Thuận, đồng thời phục vụ phát triển
kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực nói chung và tỉnh Ninh
Thuận nói riêng, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển GTVT.
Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng.
+) Phạm vi dự án
- Điểm đầu tại Km1525+000, QL1 (điểm giáp ranh giữa tỉnh Khánh Hòa
và tỉnh Ninh Thuận).
- Điểm cuối tại Km1588+500, QL1 (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận).
- Không bao gồm các đoạn đầu tư bằng nguồn vốn TPCP (đã được Bộ
GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1398/QĐ-BGTVT ngày 23/05/2013) và
tuyến tránh QL1 đoạn qua TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
- Tổng chiều dài khoảng 37 Km.
+) Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Cấp đường: Đoạn ngoài đô thị theo tiêu chuẩn đường cấp III - Đồng
bằng, tốc độ thiết kế Vtk = 80km/h (TCVN 4054: 2005); châm chước tốc độ


thiết kế Vtk = 60km/h theo TCXDVN 104: 2007 đối với đoạn địa hình khó
khăn, khu đông dân cư; đoạn qua khu đô thị theo tiêu chuẩn đường phố chính
đô thị thứ yếu, tốc độ thiết kế Vtk = 60km/h (TCXDVN 104: 2007).

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 1/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Quy mô mặt cắt ngang: Bề rộng nền đường Bnền = 20,5m; bao gồm 4 làn xe
cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp; riêng những đoạn qua khu vực đô thị và khu đông
dân cư tập trung bên đường có xây dựng thêm hệ thống thoát nước dọc
- Mặt đường: Cấp cao A1, mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc  160Mpa
- Công trình cầu
+ Khổ cầu: Phù hợp với khổ nền đường.
+ Tải trọng thiết kế: HL93
- Hệ thống an toàn giao thông trên tuyến: Tận dụng tối đa hệ thống hiện có,
chỉnh trang và bổ sung đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
41: 2012/BGTVT
Giải pháp thiết kế.
+) Phần đường
- Bình đồ: Cơ bản mở rộng về một bên riêng những đoạn qua khu vực đô thị
và khu đông dân cư cơ bản mở rộng về hai bên để thuận lợi trong công tác giải
phóng mặt bằng và tổ chức thi công.
- Trắc dọc: Thiết kế trên cơ sở tận dụng tối đa mặt đường hiện hữu, giảm
thiểu khối lượng bù vênh và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường; có
thực hiện theo Văn bản số 6112/BGTVT-CQLXD của Bộ GTVT.

- Trắc ngang:
+ Đoạn qua khu vực đô thị (thị trấn Phước Dân) và các đoạn qua khu đông
dân cư tập trung bên đường: Chiều rộng nền đường Bnền = 20,5m (bao gồm
4 làn xe cơ giới Bcg = 4x3,5m=14m; 2 làn xe hỗn hợp B hh = 2x2,0m=4m;
dải phân cách và dải an toàn B pcat = 1,5m; lề đường 2x0,5 = 1m) và hệ
thống thoát nước dọc.
+ Các đoạn còn lại: Chiều rộng nền đường B nền = 20,5m, bao gồm 4 làn xe
cơ giới Bcg = 4x3,5m = 14m; 2 làn xe hỗn hợp Bts = 2x2,0m = 4m; dải phân
cách và dải an toàn Bdpc = 1,5m; lề đất Blđ = 2x0,5m = 1,0m.
- Nền đường: Tối thiểu 30cm phần đất trên cùng đầm nén đảm bảo độ chặt
K≥ 0,98; 50cm tiếp theo đầm nén đảm bảo độ chặt K ≥ 0,95.
- Mặt đường: Đảm bảo mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc  160Mpa; mặt đường
cấp cao A1, lớp mặt bằng bê tông nhựa chặt, rải nóng; lớp móng bằng cấp
phối đá dăm. Đối với những đoạn có yêu cầu hạn chế tôn cao, cường độ mặt
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 2/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

đường hiện tại thấp hoặc hư hỏng nhiều thực hiện theo Văn bản số
6112/BGTVT-CQLXD của Bộ GTVT.
- Nút giao, đường giao: Theo dạng giao cùng mức, tổ chức giao thông tự
điều khiển bằng vạch sơn và đảo dẫn hướng; bố trí đầy đủ biển báo hướng dẫn
giao thông. Các vị trí giao nhau với đường ngang được vuốt nối êm thuận
- Các công trình phòng hộ và an toàn giao thông: Tận dụng tối đa hệ thống
hiện có, chỉnh trang và bổ sung đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 41: 2012/BGTVT.

+) Công trình thoát nước:
- Cống thoát nước ngang: Nối các cống cũ còn tốt, đủ khẩu độ thoát nước;
xây dựng mới thay thế các cống không đủ khẩu độ hoặc hư hỏng và tại các vị trí
cần thiết.
- Cống, rãnh thoát nước dọc:
+ Các đoạn qua khu đô thị và khu đông dân cư tập trung bên đường: Xây
dựng hệ thống thoát nước dọc dạng rãnh mặt cắt chữ nhật bằng BTCT có
nắp đậy.
+ Các đoạn còn lại: Xây dựng rãnh thoát nước mặt cắt hình thang có gia cố
ở những đoạn nền đường đào hoặc đắp thấp.
- Công trình cầu: Tận dụng các cầu hiện đang khai thác bình thường, có gia
cường, sửa chữa đảm bảo khai thác an toàn; xây dựng thêm 01 đơn nguyên
bên cạnh cầu cũ đảm bảo khổ cầu phù hợp khổ nền đường.
Địa điểm xây dựng
Các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Diện tích sử dụng đất:
Khoảng 60ha (chỉ tính riêng phần mở rộng).
Diện cấp công trình:
- Loại công trình: công trình giao thông đường bộ.
- Cấp công trình: Cấp II.
Giải phóng mặt bằng và tái định cư:
- Phạm vi giải phóng mặt bằng: Từ mép ngoài cùng của nền đường ra mỗi
bên 2m; riêng các đoạn qua khu đô thị và khu đông dân cư tập trung bên
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 3/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT


đường phạm vi GPMB tại mép ngoài cùng của nền đường hoặc hệ thống thoát
nước dọc.
- Tổng mức đầu tư dự án thành phần GPMB và TĐC (đã bao gồm chi phí
dự phòng): 220.840.000.000 đồng
- Phương án tổ chức thực hiện: tách thành dự án thành phần riêng do
UBND tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện.
Thời gian thực hiện dự án:
- Dự kiến khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2015.
- Thời gian thu phí hoàn vốn: khoảng 22 năm 2 tháng.
Tổng mức đầu tư:
2.110.800.000.000 đồng.
( Hai nghìn, một trăm mười tỷ, tám trăm triệu đồng)
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:

1.293.769.000.000 đồng

- Chi phí bồi thường GPMB, TĐC:

181.672.000.000 đồng

- Chi phí QLDA + Tư vấn + khác:

129.377.000.000 đồng

- Chi phí dự phòng:

345.999.000.000 đồng


- Lãi vay trong thời gian thi công (tạm tính): 159.983.000.000 đồng
Hình thức đầu tư:
Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)
II. QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN VỀ
KHẢO SÁT THIẾT KẾ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.
Khung tiêu chuẩn áp dụng theo quyết định số 1094/QĐ-BGTVT ngày
16/5/2012 của Bộ GTVT về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
cho các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Tĩnh (Vũng Áng) đến Cần Thơ và điều
chỉnh bổ sung tại Quyết định số 2639/QĐ-BGTVT ngày 30/8/2013:
STT
I
1
2
3
4

TÊN TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn áp dụng trong công tác khảo sát
Quy trình khảo sát đường ô tô
Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công
trình

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

MÃ HIỆU
22TCN 263-2000
TCVN 4419:1987
TCXDVN 309:2004

TCXDVN 364:2006
Trang 4/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT
5
6
7
8
9
10
11

Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000;
1:5000; 1:10000; 1:25000
Đất xây dựng - phân loại
Khảo sát kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc
Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn
định nền đường và vùng hoạt động sụt trượt lở
Tiêu chuẩn khảo sát và lấy mẫu máy khoan
Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu (Áp
dụng cho khảo sát và thiết kế)
Chống ăn mòn trong xây dựng. Kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép. Phân loại môi trường xâm thực

13
14

Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án khả thi và

thiết kế xây dựng các công trình giao thông
Quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường
Quy trình thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT và CPTU)

15

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn và lấy mẫu đất trong ống chẻ

12

II
A
1
2
3
4
5
6

Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu
bằng cần đo võng Benkelman
Tiêu chuẩn áp dụng thiết kế
Tiêu chuẩn thiết kế đường
Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế
Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế
Áo đường cứng ô tô - Yêu cầu thiết kế
Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế
Đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế
Đường cứu nạn ô tô


7

Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước

8

Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ
Quyết định số 2969/QĐ-BGTVT ngày 16/11/2012 của Bộ GTVT
ban hành quy định tạm thời về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp
tái sinh nguội tại chỗ bằng nhũ tương nhựa đường cải tiến trong
kết cấu áo đường ô tô
Quyết định số 858/QĐ-BGTVT ngày 26/03/2014 của Bộ GTVT
về việc ban hành Hướng dẫn áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn kỹ
thuật hiện hành nhằm tăng cường quản lý chất lượng thiết kế và
thi công mặt đường BTN nóng đối với các tuyến đường ô tô có
quy mô giao thông lớn.
Tiêu chuẩn thiết kế cầu và công trình
Tiêu chuẩn thiết kế cầu
Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế
Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo tiêu
chuẩn TCVN 2737:1995
Công trình giao thông trong vùng có động đất - Tiêu chuẩn thiết
kế
Thiết kế công trình chịu động đất
Quy trình thiết kế các công trình phụ trợ thi công cầu
Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

16

9


10
B
1
2
3
4
5
6
7

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

96TCN 43-90
TCVN 5747:1993
22TCN 160-87
22TCN 171-87
TCVN9437-2012
22TCN 262-2000
TCVN 3994-1995
22TCN 242-98
22TCN 355-06
22TCN 317-04
TCVN 9351-2012
TCVN 8867:2011

TCVN 4054-05
TCXD VN 104-2007
22TCN 223-95
22TCN 211-06

22TCN 210-92
TCVN 8810:2011
TCVN 9355:2012
22TCN 220-95

22TCN 272-05
TCVN 2737:1995
TCXD 229:1999
22TCN 221-95
TCXDVN 375:2006
22TCN 200-89
TCVN 5664-2009
Trang 5/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT
C

Tiêu chuẩn thiết kế trung tâm dịch vụ, nhà hạt quản lý đường,
trạm thu phí, các công trình phụ trợ

1

Tiêu chuẩn cơ sở về trạm thu phí đường bộ (Trạm thu phí một
dừng sử dụng ấn chỉ mã vạch)

TCCS 01:2008/VRA

2


Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng
trường đô thị

TCXDVN 259:2001

3

Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các công trình đô
thị - Tiêu chuẩn thiết kế

TCXDVN 362:2005

4

Quy phạm trang bị điện

5

Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện
Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra,
bảo trì hệ thống
Kết cấu bê tông và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế
Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán
Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết

kế
Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết
kế
Đặt đường dẫn điện trong nhà và công trình công cộng - Tiêu
chuẩn thiết kế

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

18

Đặt đường thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng - Tiêu
chuẩn thiết kế
Chiếu sáng nhân tạo công trình dân dụng

19

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

20
III


Màn phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ
Tiêu chuẩn áp dụng thi công và nghiệm thu
Quy trình thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng
công trình nền đất yếu

17

1

11TCN - 18 - 2006
11TCN - 19 - 2006
11TCN - 20 - 2006
11TCN - 21 - 2006
TCVN 4756:1989
TCXDVN 46:2007
TCXDVN 356:2005
TCXDVN 338:2005
TCVN 5573:1991
TCXD 40:1987
TCVN 4451:1987
TCVN 4601:1988
TCXD 45:1978
TCXDVN 33:2006
TCVN 7957:2008
TCXD 25:1991
TCXD 27:1991
TCXD 16:1986
QCVN
41:2012/BGTVT

TCVN 7887:2008
22TCN 248-98

Quy trình thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng công
trình nền đất yếu
Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu
Hỗn hợp bê tông nhựa nóng - Thiết kế theo phương pháp Marshall
Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng
đường bằng vật liệu rời tại hiện trường

TCVN 8819:2011
TCVN 8820:2011

6

Móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng
trong kết cấu áo đường ô tô - Thi công và nghiệm thu

TCVN 8858:2011

7

Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu,
thi công và nghiệm thu

TCVN 8859:2011

8

Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp

kết cấu áo đường bằng phương pháp sử dụng tấm ép cứng

TCVN 8861:2011

2
3
4
5

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

22TCN 236-97

TCVN 8821:2011

Trang 6/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

10
11

Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên - Vật liệu,
thi công và nghiệm thu
Mặt đường láng nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu
Mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa nóng thi công và nghiệm thu

12


Tiêu chuẩn thi công cầu

13
14
15

Cống hộp BTCT đúc sẵn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Ống cống BTCT thoát nước
Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công
và nghiệm thu
Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu
Quy trình thi công bê tông dưới nước bằng phương pháp vữa dâng
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, điều kiện thi công và nghiệm
thu
Sản phẩm bê tông ứng lực trước - Yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công
và nghiệm thu
Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tông dự ứng lực
Kết cấu BT&BTCT, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt
Kết cấu BT&BTCT, hướng dẫn công tác bảo trì
Bê tông, yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
Tiêu chuẩn kỹ thuật hàn cầu thép
Dầm cầu thép và kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật chế tạo và
nghiệm thu trong công xưởng

9

16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu thép liên kết bằng bu
lông cường độ cao
Cọc khoan nhồi, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
Quy trình thử nghiệm cầu
Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô
Đóng và ép cọc, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
Thi công và nghiệm thu neo trong đất dùng trong công trình giao
thông vận tải
Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm thu
Sơn tín hiệu giao thông - Vật liệu kẻ đường phản quang dẻo - Yêu
cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu

37

Sơn tín hiệu giao thông

38

Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại Phần 1 - 14

39

Mặt đường ô tô - Xác định độ nhám mặt đường bằng phương
pháp rắc cát

40
41
42

Mặt đường ô tô - Phương pháp đo và đánh giá xác định bằng
phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI
Mặt đường ô tô xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m
Quy trình lấy mẫu vật liệu nhựa dùng cho đường bộ, sân bay và
bến bãi

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

TCVN 8857:2011

TCVN 8863:2011
TCVN 8809:2011
TCCS
02:2010/TCĐBVN
TCXD VN 392:2006
TCXD VN 372:2006
TCVN 4085-85
TCVN 4453-1995
TCXDVN 305-2004
22TCN 209-92
TCVN 5724-93
TCXDVN389:2007
TCXDVN 390-2007
22TCN 247-98
TCXDVN 313-2004
TCXDVN 318-2004
TCXDVN 391-2007
22TCN 280-01
22TCN 288-02
22TCN 24-84
TCXDVN 326:2004
22TCN 170-87
22TCN 243-98
TCVN 286-2003
TCVN 8870:2011
TCVN 8789:2011
TCVN 8790:2011
TCVN 8791:2011
TCVN 8786:2011
TCVN 8788:2011

TCVN 8785-1:2011
TCVN 8785-14:2011
TCVN 8866:2011
TCVN 8865:2011
TCVN 8864:2011
22TCN 231-1996

Trang 7/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT
43

Quy trình thí nghiệm và đánh giá cường độ nền đường và kết cấu
mặt đường mềm của đường ô tô bằng thiết bị đo động FWD

44

Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo ép chẻ của vật liệu
hạt liên kết bằng các chất kết dính

TCVN 8862:2011

45

Phương pháp không phá hủy sử dụng kết hợp máy dò siêu âm và
súng bật nẩy để xác định cường độ nén của bê tông xi măng

TCXD 171-89


46

Bê tông nặng - đánh giá chất lượng bê tông - Chỉ dẫn phương
pháp xác định vận tốc xung siêu âm

54

Phương pháp xung siêu âm xác định độ đồng nhất của bê tông cọc
khoan nhồi
Phương pháp thử tải cọc bằng tải trọng ép dọc trục
Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp biến dạng
nhỏ
Thí nghiệm theo phương pháp P.D.A
Thí nghiệm xác định sức kháng cắt không cố kết - Không thoát
nước và cố kết - Thoát nước của đất dính trên thiết bị nén ba trục
Quy trình đo áp lực nước lỗ rỗng trong đất
Đất xây dựng - Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản
mẫu
Chất lượng đất - Xác định pH

55

Đất xây dựng - phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý

56

Chất lượng đất- Lấy mẫu - Yêu cầu chung
Đất xây dựng - phương pháp xác định mô đun biến dạng tại hiện
trường bằng tấm nén phẳng


47
48
49
50
51
52
53

57
58

Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn
chảy trong phòng thí nghiệm

59

Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền móng đường bằng phễu
rót cát

60
61
62

Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong
phòng thí nghiệm
Cấp phối đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm
Cấp phối đá dăm - phương pháp thí nghiệm xác định độ hao mòn
Los-Angeles của cốt liệu (LA)


22TCN 335-06

TCXD 225-2000
TCXDVN 358:2005
TCXDVN 269-2002
TCXDVN 359-2005
ASTM D4945-89
TCVN 8898:2011
TCVN 8869:2011
TCVN 2683:1991
TCVN 5979:1995
TCVN 4195:1995
TCVN 4202:1995
TCVN 5297:1995
TCXD VN 80:2002
TCVN 4197:1995
22TCN 346-06
22TCN 332-06
22TCN 333-06
22TCN 318 - 04
TCVN 8871-1:2011
TCVN 8871-6:2011

63

Vải địa kỹ thuật phần 1 - 6 Phương pháp thử

64

Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc - Yêu cầu kỹ thuật và phương

pháp thí nghiệm

65

Bitum - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm

TCVN 7494:2005
TCVN 7504:2005

66

Nhũ tương nhựa đường polime gốc axit

TCVN 8816:2011

67

Nhũ tương nhựa đường axit (Từ phần 1 đến phần 15)

68

Bê tông nhựa - Phương pháp thử (Từ phần 1 đến phần 12)

69

Nhựa đường lỏng (Từ phần 1 đến phần 5)

70

Xi măng Pooclăng -Yêu cầu kỹ thuật


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

22TCN 279-01

TCVN 8817-1:2011
TCVN 8817-15:2011
TCVN 8860-1:2011
TCVN 8860-15:2011
TCVN 8818-1:2011
TCVN 8818-5:2011
TCVN 2682:2009
Trang 8/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT
71
72
73
74
75
76
77
78

80
81
82
83

84

Xi măng Pooclăng hỗn hợp -Yêu cầu kỹ thuật
Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Xi măng - Phương pháp phân tích hóa học
Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn
Xi măng - Phương pháp xác định nhiệt thủy hóa
Xi măng - Yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý
Xi măng - Phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén
Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ bền
Xi măng - Phương pháp thử - Xác định thời gian đông cứng và độ
ổn định
Cát tiêu chuẩn để thử xi măng
Cát tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ của xi măng
Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp kỹ thuật
Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử
Đá vôi - Phương pháp phân tích hóa học

85

Bê tông nặng - Các phương pháp xác định chỉ tiêu cơ lý

86

Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và mô
đun đàn hồi khi nén tĩnh

TCVN 5726:1993

87


Bê tông nặng - đánh giá chất lượng bê tông - Chỉ dẫn phương
pháp xác định vận tốc xung siêu âm

TCVN 225:1998

88

Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu
công trình

TCVN 239:2000

79

89
90
91
92

Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật
nẩy
Bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết
Bê tông và vữa xây dựng - Phương pháp xác định pH
Cốt liệu bê tông - Phương pháp hóa học xác định khả năng phản
ứng kiềm - silic

94
95
96

97
98
99
100

Bê tông cốt thép - Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt
thép bị ăn mòn
Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
Chi dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền
Phụ gia hóa học cho bê tông
Nước dùng trong xây dựng - Các phương pháp phân tích hóa học
Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
Vữa xây dựng, các chỉ tiêu cơ lý
Thép kết cấu dùng cho cầu

101

Thép cường độ cao

102
103
104
105
106
107
108
109
110

Thép cốt bê tông cốt thép cán nóng

Thép cacbon cán nóng dùng cho xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
Thép cốt bê tông dự ứng lực
Thép cốt bê tông- Thép thanh vằn
Thép cốt bê tông - Lưới thép hàn
Thép thanh cốt bê tông - Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn
Thép tấm kết cấu cán nóng
Thép tấm kết cấu cán nóng có giới hạn chảy cao
Vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ bình thường

93

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

TCVN 6260:2009
TCVN 4787:2009
TCVN 141:1998
TCVN 4030:2003
TCVN 6070:2005
TCVN 4029:1985
TCVN 4032:1985
TCVN 6016:1995
TCVN 6017:1995
TCVN 139:1991
TCVN 6227:1996
TCVN 7570:2006
TCVN 7572:2006
TCXDVN 312:2004
TCVN 3105:1993
TCVN 3120:1993


TCXD VN 162:2004
TCXDVN 376:2006
TCXDVN 329:2004
TCVN 238:1999
TCXDVN 294:2003
TCXDVN 302:2004
TCXDVN 322:2004
TCXDVN 325:2004
TCVN 81:1991
TCVN 4314:2003
TCVN 3121-2003
ASTM A709M
ASTM A416
TCVN 1651:2008
TCVN 5709:1993
TCVN 6284:1997
TCVN 6285:1997
TCVN 6286:1997
TCVN 6287:1997
TCVN 6522:1999
TCVN 6523:1999
TCVN 197:2002
Trang 9/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT
111

Kim loại - Phương pháp thử uốn

Thép dùng trong bê tông cốt thép - Phương pháp thử uốn và uốn
lại
Que hàn điện dùng cho thép các bon thấp và thép hợp kim thấp Phương pháp thử

112
113

Kiểm tra không phá hủy - Kiểm tra chất lượng mối hàn ống bằng
phương pháp siêu âm
Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử uốn
Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử va đập
Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử kéo ngang
Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử kéo dọc
Sơn - Phương pháp không phá hủy xác định chiều dày màng sơn
khô
Sơn tường - Sơn nhũ tương - Phương pháp xác định độ bền nhiệt
ẩm của màng sơn
Sơn tường - Sơn nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp
thử
Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng - Yêu
cầu sử dụng

114
115
116
117
118
119
120
121

122
123

Tiêu chuẩn kỹ thuật gối cầu cao su cốt bản thép

124
125
126

Tiêu chuẩn kỹ thuật gối cầu dạng chậu
Tiêu chuẩn kỹ thuật khe co giãn
Yêu cầu kỹ thuật - Bộ neo dự ứng lực T13, T15 và D13, D15

TCVN 198:2008
TCVN 224:1998
TCVN 3909:2000
TCVN 165:1998
TCVN 5401:2010
TCVN 5402:2010
TCVN 8310:2010
TCVN 8311:2010
TCXDVN 352:2005
TCXDVN 341:2005
TCVN 6934:2011
TCXDVN 290:2002
AASHTO M251-06
ASTM D4014
ASTM D5212
AASHTO M297-06
22TCN 267-2000


B. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
1. Giải pháp kỹ thuật của tuyến đường.
1.1.

Phần đường

- Bình đồ: Cơ bản mở rộng về một bên riêng những đoạn qua khu vực đô thị
và khu đông dân cư cơ bản mở rộng về hai bên để thuận lợi trong công tác giải
phóng mặt bằng và tổ chức thi công.
- Trắc dọc: Thiết kế trên cơ sở tận dụng tối đa mặt đường hiện hữu, giảm
thiểu khối lượng bù vênh và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường; có thực
hiện theo Văn bản số 6112/BGTVT-CQLXD của Bộ GTVT.
- Trắc ngang:
+ Đoạn qua khu vực đô thị (thị trấn Phước Dân) và các đoạn qua khu đông
dân cư tập trung bên đường: Chiều rộng nền đường Bnền = 20,5m (bao gồm
4 làn xe cơ giới Bcg = 4x3,5m=14m; 2 làn xe hỗn hợp B hh = 2x2,0m=4m;
dải phân cách và dải an toàn B pcat = 1,5m; lề đường 2x0,5 = 1m) và hệ
thống thoát nước dọc.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 10/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

+ Các đoạn còn lại: Chiều rộng nền đường B nền = 20,5m, bao gồm 4 làn xe

cơ giới Bcg = 4x3,5m = 14m; 2 làn xe hỗn hợp Bts = 2x2,0m = 4m; dải phân
cách và dải an toàn Bdpc = 1,5m; lề đất Blđ = 2x0,5m = 1,0m.
- Nền đường: Tối thiểu 30cm phần đất trên cùng đầm nén đảm bảo độ chặt
K≥ 0,98; 50cm tiếp theo đầm nén đảm bảo độ chặt K ≥ 0,95.
- Mặt đường: Đảm bảo mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc  160Mpa; mặt đường
cấp cao A1, lớp mặt bằng bê tông nhựa chặt, rải nóng; lớp móng bằng cấp phối đá
dăm. Đối với những đoạn có yêu cầu hạn chế tôn cao, cường độ mặt đường hiện tại
thấp hoặc hư hỏng nhiều thực hiện theo Văn bản số 6112/BGTVT-CQLXD của Bộ
GTVT.
- Nút giao, đường giao: Theo dạng giao cùng mức, tổ chức giao thông tự
điều khiển bằng vạch sơn và đảo dẫn hướng; bố trí đầy đủ biển báo hướng dẫn giao
thông. Các vị trí giao nhau với đường ngang được vuốt nối êm thuận
- Các công trình phòng hộ và an toàn giao thông: Tận dụng tối đa hệ thống
hiện có, chỉnh trang và bổ sung đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 41: 2012/BGTVT.
1.2.

Công trình thoát nước:

- Cống thoát nước ngang: Nối các cống cũ còn tốt, đủ khẩu độ thoát nước; xây
dựng mới thay thế các cống không đủ khẩu độ hoặc hư hỏng và tại các vị trí cần thiết.
- Cống, rãnh thoát nước dọc:
+ Các đoạn qua khu đô thị và khu đông dân cư tập trung bên đường: Xây dựng
hệ thống thoát nước dọc dạng rãnh mặt cắt chữ nhật bằng BTCT có nắp đậy.
+ Các đoạn còn lại: Xây dựng rãnh thoát nước mặt cắt hình thang có gia cố ở
những đoạn nền đường đào hoặc đắp thấp.
- Công trình cầu: Tận dụng các cầu hiện đang khai thác bình thường, có gia
cường, sửa chữa đảm bảo khai thác an toàn; xây dựng thêm 01 đơn nguyên bên cạnh
cầu cũ đảm bảo khổ cầu phù hợp khổ nền đường.
1.3.


Các công trình khác:

Hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh: Giữ nguyên.
Hè đường: Tận dụng tối đa vỉa hè hiện có, chỉ tiến hành tôn cao theo cao độ mặt
đường ( nếu cần thiết).
2. Biện pháp thi công các hạng mục chính
Trong phần này, Nhà thầu trình bày các hạng mục có tính chất chung, các công
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 11/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

nghệ có tính chất đại diện, phổ biến để thi công phần cầu, phần đường và hệ thống
thoát nước, cụ thể như sau:
2.1.

Thi công đường và hệ thống thoát nước.

2.1.1. Thi công đào bỏ đất không thích hợp, đánh cấp nền đường.
- Dùng máy ủi, máy đào kết hợp với nhân công để đào bỏ đất không thích
hợp, đánh cấp nền đường và đổ lên xe tải chở đến bãi thải tại nơi quy định. Nhà
thầu sẽ lập hồ sơ xin phép cơ quan chức năng về quản lý tài nguyên môi trường tại
địa phương dự kiến sẽ tập kết đất đào bỏ đi.
- Vật liệu đào bỏ được vận chuyển ra bãi đổ vật liệu bằng ôtô tải.
- Sau khi hoàn thành việc vét hữu cơ, tiếp tục đào đánh cấp phạm vi nền
đường mở rộng đến cao độ thiết kế và san gọt làm phẳng mặt bằng để chuẩn bị cho

công thi công đắp đất làm nền đường.
- Đào đất phui cống, hố ga:
 Kích thước đáy hố đào được xác định bằng kích thước của cấu kiện
thi công +0.3m về 4 bên của cấu kiện, đủ chiều rộng để công nhân
tiến hành công tác lắp ván khuôn cho cấu kiện đó.
 Do trên tuyến các đoạn hố móng không tổ chức thi công đóng cừ
larsen nên chỉ tiến hành đào trần. Trong khi đào phải đảm bảo giữ
mái dốc hố đào với hệ số mái dốc là 1/0.5 để chống sạt lở phui đào.
Khi đào đến cách cao trình hoàn thiện hố móng khoảng 20cm thì
dừng đào bằng máy, cho công nhân đào hoàn thiện hố đào bằng thủ
công
- Đào nền đường: dùng máy đào có dung tích gầu đào 0,5 – 0,7m3 kết hợp
với ô tô tự đổ 10T, tiến hành đào giật lùi. Khối lượng đất đào này được đổ trực tiếp
lên ô tô chờ sẵn để vận chuyển khỏi phạm vi thi công đối với các loại đất không
thích hợp hoặc tập kết tại các bãi chứa ngay trên công trường để đắp tận dụng đối
với các loại đất thích hợp (có các chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu theo chỉ dẫn kỹ
thuật của dự án). Cán bộ kỹ thuật của nhà thầu sẽ tính toán chính xác khối lượng
đất điều chuyển để tận dụng cho các hạng mục đắp lề, đắp nền đường. Phần đất
thừa sẽ được ô tô vận chuyển về bãi thải. Khi cao độ đào còn cách cao độ hoàn
thiện khuôn đường khoảng từ 10-15cm thì dừng đào bằng máy đào mà dùng máy
ủi để san ủi hoàn thiện khuôn đường.
- Nhà thầu sẽ mời Tư vấn giám sát nghiệm thu hố đào trước khi thi công các
công tác tiếp theo.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 12/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh

Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

2.1.2. Biện pháp thi công đắp đất nền đường K95
- Đất dùng để đắp nền đường được lấy từ mỏ đất đã được sự chấp thuận của
chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát.
+ Thi công: Dùng ô tô vận chuyển vật liệu đắp từ mỏ tập kết tại vị trí thi công
thành từng đống. Công tác san đất được tiến hành bằng máy ủi và máy san sau
đó tiến hành lu sơ bộ bằng lu lĩnh, lu lèn chặt bằng lu rung 16-24T và lu hoàn
thiện bằng lu tĩnh. Trong quá trình lu lèn nếu thấy vật liệu khô thì cần phải tưới
nước thấm đều mới tiếp tục lu tiếp. Công tác thi công lớp K95 phải luôn đảm
bảo độ bằng phẳng, thoát nước tốt. Ta luy phải đảm bảo độ dốc, độ bằng phẳng
và độ chặt yêu cầu.
- Khối lượng đất đắp theo đúng thiết kế đảm bảo cao trình thiết kế
+ Công tác kiểm tra và nghiệm thu: Kiểm tra độ chặt, cao độ, kích thước hình
học, hướng tuyến
2.1.3. Công tác thi công đắp đất K98
+ Vật liệu: Tất cả vật liệu trước khi đắp đều phải được kiểm tra tính chất cơ lý
và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và TVGS.
+ Thi công: Dùng ô tô vận chuyển vật liệu đắp từ mỏ tập kết tại vị trí thi công
thành từng đống. Công tác san đất được tiến hành bằng máy ủi và máy san sau
đó tiến hành lu sơ bộ bằng lu lĩnh, lu lèn chặt bằng lu rung 16-24T và lu hoàn
thiện bằng lu tĩnh. Trong quá trình lu lèn nếu thấy vật liệu khô thì cần phải tưới
nước thấm đều mới tiếp tục lu tiếp. Công tác thi công lớp K98 phải luôn đảm
bảo độ bằng phẳng, thoát nước tốt. Ta luy phải đảm bảo độ dốc, độ bằng phẳng
và độ chặt yêu cầu.
+ Công tác kiểm tra và nghiệm thu: Kiểm tra độ chặt, cao độ, kích thước hình
học, hướng tuyến
2.1.4. Thi công cống tròn
- San ủi mặt bằng, xác định vị trí cống
- Đào trần hố móng, đến cao độ thiết kế bằng cơ giới kết hợp với thủ công

- Các đốt cống được chế tạo trong công xưởng hoặc nhà máy và chở ra công
trường.
- Rải lớp đá dăm đệm. Dùng cần cẩu lắp đặt móng cống các đốt cống vào vị
trí.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 13/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Thi công sân cống, tường đầu, tường cánh cống, đắp đất hai bên mang cống
theo thứ tự từng lớp với chiều dày trung bình 30-50cm, có kiểm tra độ chặt từng
lớp.
- Hoàn thiện cống.
Lưu ý: Đối với các cống thoát nước tranh thủ thi công vào mùa khô, đối với
những cống qua mương thủy lợi phải làm mương thoát nước tạm trong quá trình
thi công để đảm bảo tưới tiêu.
2.1.5. Thi công cống hộp
- San ủi mặt bằng xác định vị trí cống.
- Đắp đất vòng vây ngăn nước.
- San ủi mặt bằng, xác định vị trí cống.
- Đào trần hố móng đến cao độ thiết kế bằng cơ giới kết hợp với thủ công
- Rải đá dăm đệm, bê tông đệm
- Dựng ván khuôn, lắp đặt cốt thép và đổ bê tông móng cống.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông tường cống, bản nắp cống.
- Thi công sân cống, tường đầu, tường cánh cống, đắp đất hai bên mang cống
theo thứ tự từng lớp với chiều dày trung bình khoảng từ 30-50 cm, có kiểm tra độ

chặt của các lớp.
- Thi công bản quá độ cống
- Hoàn thiện cống.
2.1.6. Thi công lớp cấp phối đá dăm loại 2
Thi công lớp cấp phối đá dăm tuân thủ theo quy trình thi công và nghiệm thu
quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu: TCVN 8859:2011 Lớp
móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm
thu,
a. Yêu cầu vật liệu:
Tính chất của CPĐD được tuân theo đúng yêu cầu của tư vấn thiết kế và được
sự chấp thuận của TVGS, Chủ đầu tư.
b. Thiết bị thi công:
- Ô tô tự đổ
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 14/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Máy san
- Lu tĩnh 8  10T
- Lu rung 14  24T
c. Biện pháp thi công:
- Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra, các thiết bị thi công.
- Chuẩn bị nền, móng phía dưới lớp CPĐD sao cho vững chắc, đồng đều,
đảm bảo độ dốc ngang
- Tổ chức thi công một đoạn rải thử 50  100 m
- Tiến hành rải và lu lèn theo đúng trình tự lu để đảm bảo độ chặt

- Vì bề dầy lớp CPĐD loại 2 thiết kế là 35 cm nên ta tiến hành rải 2 lớp (lớp
1 dày 18cm, lớp 2 dày 17cm) để lu lèn. Trong quá trình san nếu phát hiện có hiện
tượng phân tầng thì phải xúc đi thay cấp phối mới. Khi rải cần rải theo đúng độ
ẩm, nếu chưa đủ ẩm thì cần tưới thêm nước.
- Bề mặt lớp CPĐD loại 2 sẽ được hoàn chỉnh theo đúng cao độ, độ dốc và
kích thước theo bản vẽ yêu cầu.
- Sau khi hoàn thành việc rải & đầm nén, việc phối hợp kiểm tra & đo độ
chặt sẽ được tiến hành để kiểm tra công việc có đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hay
không.
- Việc lu lèn thử sẽ được tiến hành để xác định sự phù hợp của thiết bị lu lèn
và thiết lập một phương pháp đầm nèn thích hợp nhất để đạt được độ chặt yêu cầu
theo quy định.
d. Công tác lu lèn
- Ngay sau khi san rải cấp phối thì tiến hành lu lèn ngay đảm bảo đạt độ chặt
K=0,98. Chỉ tiến hành lu lèn với độ ẩm tốt nhất không sai quá 1%.
- Ban đầu lèn ép lu tĩnh 8  10T với 3  4 lần/điểm .
- Sau đó lèn chặt bằng lu rung (dùng lu rung như đã nói ở trên hoặc lu rung
14 tấn khi rung đạt 24 tấn) với số lần 8  10 lần/điểm và lu bánh lốp 20  25
lần/điểm .
- Lu lèn hoàn thiện bằng lu tĩnh 8  10T.
- Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên tưới ẩm vật liệu và sửa chữa ngay
những chỗ lồi lõm không đạt yêu cầu
- Trước khi thi công đại trà cần lu thí điểm để xác định số lần lu lèn thích
hợp từng loại thiết bị và quan hệ độ ẩm, số lần lu, độ chặt.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 15/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh

Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Thực hiện lu thí điểm trên chiều dài 100m như sau:
- Lèn ép sơ bộ 8  10T với 3  4 lần/điểm với vận tốc 2  3 km/h.
- Lèn chặt: Lu rung 14  24T với 6  8 lần/điểm với vận tốc 2  4 km/h
- Lu lốp với 10  12 lượt/điểm với vận tốc 2  4 km/h
- Lu hoàn thiện lu tĩnh 8  10T với 3  4 lần/điểm với vận tốc 4  6 km/h
- Không cho xe qua lại trên mặt bằng cấp phối chưa được tưới nhựa pha dầu
hoặc nhũ tương.
- Thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt không để các loại hạt mịn bay đi.
2.1.7. Thi công lớp cấp phối đá dăm loại 1
a. Yêu cầu vật liệu:
Tính chất của cấp phối đá dăm được tuân theo đúng yêu cầu của tư vấn thiết
kế.
b. Thiết bị thi công:
- Ô tô tự đổ
- Máy rải, máy san
- Lu tĩnh 6  8T
- Lu rung 14  25T
- Lu bánh lốp
- Lu tĩnh 8  10T
c. Biện pháp thi công:
- Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra, các thiết bị thi công.
- Chuẩn bị nền, móng phía dưới lớp cấp phối đá dăm sao cho vững chắc,
đồng đều, đảm bảo độ dốc ngang
- Tổ chức thi công một đoạn rải thử 50  100 m
- Tiến hành rải và lu lèn theo đúng trình tự lu để đảm bảo độ chặt:
- Bề dầy lớp cấp phối đá dăm loại 1 thiết kế là 30cm, ta tiến hành rải làm 2
lớp, mỗi lớp 15cm để lu lèn, (bề dày khi rải chưa lu lèn phải tính đến hệ số lu lèn,
bằng cách nhân bề dày trên với Kđc). Sử dụng máy rải CPĐD để rải, không sử

dụng máy ủi, máy san để chống phân tầng. Riêng đối với những khu vực phạm vi
thi công hẹp, đoạn thi công ngắn và các trường hợp đặc biệt khác, Nhà thầu đề xuất
thay đổi thiết bị thi công, phải được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận. Trong quá
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 16/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

trình rải nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng thì phải xúc đi thay cấp phối mới.
Khi rải cần rải theo đúng độ ẩm, nếu chưa đủ ẩm thì cần tưới thêm nước.
- Bề mặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 sẽ được hoàn chỉnh theo đúng cao độ, độ
dốc và kích thước theo bản vẽ yêu cầu.
- Sau khi hoàn thành việc rải & đầm nén, việc phối hợp kiểm tra & đo độ
chặt sẽ được tiến hành để kiểm tra công việc có đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hay
không.
- Việc lu lèn thử sẽ được tiến hành để xác định sự phù hợp của thiết bị lu lèn
và thiết lập 1phương pháp đầm nèn thích hợp nhất để đạt được độ chặt yêu cầu
theo quy định.
d. Công tác lu lèn
- Ngay sau khi san rải cấp phối thì tiến hành lu lèn ngay đảm bảo đạt độ chặt
K=0,98. Chỉ tiến hành lu lèn với độ ẩm tốt nhất không sai quá 1%.
- Ban đầu lèn ép lu tĩnh 8  10T với 3  4 lần/điểm .
- Sau đó lèn chặt bằng lu rung (dùng lu rung như đã nói ở trên hoặc lu rung
14 tấn khi rung đạt 25 tấn) với số lần 8  10 lần/điểm và lu bánh lốp (20  25
lần/điểm ).
- Lu lèn hoàn thiện bằng lu tĩnh 8  10T .
- Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên tưới ẩm vật liệu và sửa chữa ngay

những chỗ lồi lõm không đạt yêu cầu
- Trước khi thi công đại trà cần lu thí điểm để xác định số lần lu lèn thích
hợp từng loại thiết bị và quan hệ độ ẩm, số lần lu, độ chặt.
- Thực hiện lu thí điểm trên chiều dài 100m như sau:
- Lèn ép sơ bộ 8  10T với 3  4 lần/điểm với vận tốc 2  3 km/h.
- Lèn chặt: Lu rung 14  24T với 6  8 lần/điểm với vận tốc 2  4 km/h
- Lu lốp với 10  12lượt/điểm với vận tốc 2  4 km/h
- Lu hoàn thiện lu tĩnh 8  10T với 3  4 lần/điểm với vận tốc 4  6 km/h
- Không cho xe qua lại trên mặt bằng cấp phối chưa được tưới nhựa pha dầu
hoặc nhũ tương .
- Thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt không để các loại hạt mịn bay đi.
2.1.8. Công tác thi công mặt đường bêtông nhựa (BTN)
a. Khái quát chung
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 17/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Tiến hành lắp đặt 01 trạm trộn bê tông nhựa ngay tại dự án để tiến hành thi
công.
- Thi công lớp bê tông nhựa hạt mịn và hạt trung tuân thủ quy trình: Mặt
đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu TCVN 8819:2011
- Lớp asphalt mặt đường là lớp mặt bê tông nhựa rải theo phương pháp rải
nóng
b. Yêu cầu vật liệu:
Tất cả các vật liệu sử dụng cho công tác thi công mặt đường BTN đều theo chỉ
dẫn của TVTK và được TVGS, Chủ đầu tư chấp thuân.

c. Thiết bị thi công lớp bê tông Asphalt
+ Lu bánh thép 8  10T (2 và 3 bánh)
+ Lu bánh rung 16  24T
+ Máy ủi
+ Máy xúc
+ Trạm trộn
+ Máy rải thảm
+ Ô tô tự đổ  10T
+ Máy hơi ép
+ Ván khuôn rải thảm
- Thiết bị đảm bảo an toàn giao thông
+ Đèn pha
+ Đèn hiệu
+ Barie
+ Biển báo hiệu công trường
+ Giá đỡ barie
+ Dây thừng có gắn cờ đuôi nheo cho một phân đoạn thi công
- Thiết bị kiểm tra chất lượng:
+ Máy kinh vĩ
+ Máy thuỷ bình
+ Thiết bị khoan lấy mẫu
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 18/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

+ Thiết bị đo độ chặt

+ Thước dài 3m dùng để đo độ bằng phẳng.
d. Trình tự thi công:
- Trước khi rải lớp bê tông nhựa phải làm sạch, khô và bằng phẳng mặt lớp
móng xử lý độ dốc ngang cho đúng với yêu cầu thiết kế.
- Trước khi rải lớp bê tông nhựa, trên mặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 phải
tưới một lượng nhựa dính bám, hoặc nhũ tương phân tích nhanh hoặc phân tích
vừa 1  1.5kg/m2, việc tưới dính bám phải thực hiện trước khi rải lớp bê tông nhựa
từ 3  5 giờ.
- Trong trường hợp không thể dùng nhựa lỏng và nhũ tương được thì có thể
dùng nhựa đặc nấu đến nhiệt độ thi công tưới đều.
- Từng vệt rải trong một phân đoạn thi công của một lớp phải so le nhau,
nhằm đảm bảo trong cùng một mặt cắt ngang các mối nối của các lớp kết cấu
không được trùng nhau, gây hiện tượng lún, gãy cục bộ.
- Các mối nối dọc theo tim đường trong một đoạn thi công phải hoàn thành
xong trong ngày nhằm mục đích mặt đường êm thuận, đảm bảo sự dính kết tốt
giữa vệt rải cũ và vệt rải mới, tránh hiện tượng đọng nước tại vị trí mối nối dọc.
- Khi thi công từng vệt rải trong một lớp phải có ván khuôn & phải dùng
máy cao đạc kiểm tra thường xuyên.
- Trong quá trình thi công phải có thước 3m thường xuyên kiểm tra độ bằng
phẳng, để kịp thời bổ xung những chỗ mặt đường bị thiếu, lồi lõm .
- Tất cả mọi trường hợp khi thi công các hạng mục của công trình đều phải
chú ý công tác an toàn cho người & phương tiện qua lại, tránh ùn tắc giao thông.
Phải có người hướng dẫn và điều phối giao thông.
- Phải có cờ hiệu, bố trí đèn đỏ vào ban đêm. Đặc biệt tại các nút giao thông
nên thi công vào ban đêm; nếu có thể thi công tranh thủ vào ban ngày, phải tránh
giờ cao điểm.
- Khi nhiệt độ 25C: ở nơi kín gió nhà thầu sẽ thi công mỗi vệt rải L = 150
 200m; ở nơi thoáng gió mỗi vệt rải L = 80  100m.
- Hết ngày rải bê tông nhựa nhà thầu sẽ thi công hoàn chỉnh toàn bộ bề rộng
mặt đường, không để xảy ra hiện tượng có mối nối dọc sang ngày hôm sau.

- Chỉ được thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa,
móng khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới 5C
* Vận chuyển hỗn hợp BTN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 19/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp BTN
- Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho hỗn hợp đển nơi rải có nhiệt độ không
nhỏ hơn 120oC
- Thùng xe phải kín, sạch, có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và
thành thùng (hoặc dầu chống dính bám). Không được dung dầu mazut hay các
dung môi hoà tan được bitum . Xe vận chuyển phải có vải bạt che phủ.
- Trước khi đổ hỗn hợp BTN vào phễu máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn
hợp bằng nhiệt kế nếu nhiệt độ nhỏ hơn 120oC thì phải loại đi (chở đến một công
trình phụ khác để tận dụng).
* Tiến hành thi công lớp bê tông nhựa
a. Đối với công tác rải
- Chỉ được rải bê tông nhựa bằng máy chuyên dùng, ở những chỗ cá biệt
máy không thể hoạt động được thì cho phép rải bằng thủ công.
- Khi bắt đầu ca làm việc phải cho máy hoạt động không tải 10 ÷ 15 phút để
kiểm tra máy móc, sự hoạt động của guồng soắn và băng truyền, đốt nóng tấm là
trước khi nhận vật liệu từ xe đầu tiên. Đặt dưới tấm là hai thanh gỗ có chiều cao
bằng 1,25 bề dày thiết kế lớp bê tông nhựa.
- Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa lùi dần tới phễu của máy rải. Từ từ để hai
bánh sau tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với hai trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển

cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu của máy rải.
- Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng soắn của máy rải và ngập tới 2/3
chiều cao guồng soắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt qui định.
Trong quá trình rải luôn luôn giữ cho hỗn hợp ngập 2/3 trục soắn.
- Tuỳ bề dày của lớp bê tông nhựa mà xác định tốc độ của máy rải. Trong
quá trình rải tốc độ phải luôn giữ đều.
- Phải thường xuyên kiểm tra độ dày lớp rải khi muốn thay đổi độ dày phải
thay đổi từ từ để tránh khấc trên vệt rải.
- Trong suốt quá trình rải bắt buộc phải để thanh dầm của máy luôn hoạt
động.
- Tuỳ theo độ rộng của mặt đường mà bố trí 2 hay 3 máy rải họat động đồng
thời trên 2 hoặc 3 vệt rải các máy cách nhau10 ÷ 20m.
- Độ dài ( L) của mỗi đoạn tuỳ thuộc vào thời tiết, khu vực rải; vào mỗi loại
hỗn hợp bê tông nhựa.
- Cuối ngày làm việc máy rải phải chạy không tải ra cuối vệt rải 5 ÷ 7m mới
ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng cáo sắt vun vén cho mép cuối vệt rải đủ
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 20/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

chiều dày và thành một đường thẳng góc với trục đường. Đặt thanh gỗ chắn ở mép
cuối trước khi lu lèn.
- Cuối ngày làm việc phải sửa lại các mối tiếp giáp vệt. Lu lèn lúc hỗn hợp
còn nóng.
- Khi rải vệt mới cần sửa lại chỗ tiếp giáp các vệt và tiến hành quét lớp dính
bám vào chỗ tiếp xúc hay sấy nóng bằng thiết bị chuyên dụng.

- Khi máy rải hoạt động thì bố trí cho công nhân thực hiện các công việc sau:
+ Sửa lại mối nối
+ Thay thế những chỗ hỗn hợp có thừa hay thiếu nhựa
+ Sửa sang mặt rải cho phẳng
- Nếu đang rải gặp mưa thì:
+ Ngừng cung cấp hỗn hợp
+ Nếu đã lu được 2/3 độ chặt yêu cầu thì tiếp tục lu
- Nếu chưa lu được 2/3 độ chặt yêu cầu cần san bỏ hỗn hợp và khi móng
đường khô hết mới được rải tiếp
- Nếu rải bằng thủ công thì:
+ Dùng xẻng đổ hỗn hợp thấp tay (tránh phân tầng).
+ Trải đều hỗn hợp có bề dày1,35 ÷ 1,45 độ dày thiết kế.
- Nếu rải kết hợp với máy thì phải lu lèn chung cả hai vệt.
- Khi vệt rải lớn hơn vệt máy 40 ÷ 50cm liên tục thì cho phép mở má bàn
thép ốp bên đầu guồng soắn để giảm nhân lực xúc hỗn hợp ra khỏi phễu.
- Nếu máy rải hỏng thì có thể dùng máy san thay thế (nếu bê tông dày hơn
4cm) và rải bằng thủ công nếu khối lượng còn lại ít.
- Sử dụng máy san thì cần tuân theo qui định sau:
+ Máy san san thành lớp có độ dày bằng 1,3 ÷ 1,35 thiết kế.
+ Độ dài vệt san bảo đảm hỗn hợp còn nóng khi lu lèn.
+ Khi san hết một vệt mới san vệt tiếp theo.
+ Khi rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp) phải tuyân theo các quy định sau:
- Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp phân
tầng.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 21/50



Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt độ dốc ngang
theo yêu cầu, có bề dầy bằng 1,35  1,45 bề dầy thiết kế
- Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy
với chỗ rải bằng thủ công, đảm bảo mặt đường không có vệt nối
b . Công tác lu lèn bê tông nhựa
- Sử dụng lu bánh cứng 8 ÷10T và lu bánh lốp 14 ÷ 24T. Phải thiết kế sơ đồ
lu trước khi lu lèn.
- Phải tính toán để có thể đạt được tổng số lượt lu cần thiết trước khi nhiệt
độ của lớp bê tông nhựa giảm xuống tới 70C.
- Khi lu lèn bằng lu bánh cứng cần tuân theo:
+ Đầu tiên lu nhẹ 8÷10T đi 3 ÷ 4 lần/điểm, tốc độ lu 1,5 ÷ 2 km/h.
+ Tiếp theo lu nặng 12 ÷ 16T đi 15 ÷ 20 lần/điểm tốc độ 2km/h trong 6 ÷ 8
lượt đầu về sau tăng dần lên 3 ÷ 5 km/h.
+ Khi nhiệt độ hạ thấp <15C hoặc khi rải hỗn hợp hạt trung nhiều đá dăm thì
dùng ngay lu nặng tổng số lượt là 16 ÷ 22 lần/điểm.
- Khi lu lèn bằng lu rung phối hợp với lu bánh cứng cần phải:
+ Đầu tiên lu rung đi 2 ÷ 3 lần/điểm không rung, tốc độ 1,5 ÷ 2 km/h.
+ Tiếp theo đi 3 ÷ 4 lần/điểm có rung tốc độ 2 km/h.
+ Cuối cùng lu bánh cứng đi 6 ÷ 10 lần/điểm tốc độ lu 5 km/h.
- Không dùng lu rung cho lớp mặt đường rải hỗn hợp bêtông nhựa nóng hạt
nhỏ ít đá dăm hay hỗn hợp bêtông nhựa cát thiên nhiên.
- Khi lu lèn bằng lu bánh hơi kết hợp với lu bánh cứng cần tuân theo:
+ Đầu tiên lu nhẹ bánh cứng đi 2 ÷ 3 lần/điểm, tốc độ 1,5 ÷ 2 km/h.
+ Tiếp theo lu bánh hơi 14 ÷ 30T đi 8 ÷ 10 lần/điểm, tốc độ lu 5 lượt đầu 2 ÷
3 km/h về sau tăng lên 5 ÷ 8 km/h.
+ Cuối cùng lu nặng bánh cứng đi 2 ÷ 4 lần/điểm tốc độ lu 2 ÷ 3 km/h.
+ Thi công trong thời tiết lạnh <15C hoặc hỗn hợp nhiều đá dăm thì dùng

ngay lu bánh hơi đi 10 ÷ 12 lần/điểm sau đó dùng lu nặng bánh cứng đi 2 ÷ 4
lần/điểm

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 22/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

- Ở chỗ rải bằng thủ công đầu tiên phải lu bằng lu nhẹ đi 3 ÷ 4 lần/điểm tốc
độ lu 1,5 ÷ 2 km/h. Sau đó mới phối hợp với các loại lu khác. Số lượt lu tăng lên
20 ÷ 30% so với rải bằng máy rải.
- Trong quá trình lu lèn phải bôi ướt các bánh lu bằng nước hay hỗn hợp
nước dầu. Khi bị dính phải bóc ngay và thay thế chỗ bị bóc.
- Nếu không lu được phải dùng đầm kim loại vệt đầm chồng lên nhau 1/3.
- Lu dần từ mép đường vào giữa rồi từ giữa ra mép đè lên nhau >20cm, phải
lu đè ra ngoài lề 15 ÷ 20 cm. Trong lượt lu đầu tiên bánh xe chủ động phải đi
trước.
- Khi khởi động hay đổi hướng tiến lùi cần thao tác nhẹ nhàng không được
làm xô hỗn hợp. Không được đỗ máy lu trên vệt chưa chặt hay còn nóng.
- Sau khi lu lượt đầu cần kiểm tra độ dốc bằng thước mẫu và độ bằng phẳng
bằng thước dài 3m, tiến hành bù phụ ngay.
- Sau khi lu xong những chỗ hỏng cục bộ thì đào bỏ ngay, quét nhựa và thay
thế hỗn hợp tốt rồi lu lèn lại.
c. Kiểm tra và nghiệm thu
- Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa vận chuyển đến nơi rải:
+ Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi đổ
vào phễu máy rải. (nhiệt độ tối thiểu của bê tông nhựa khi đổ vào phễu máy

rải: đối với bê tông nhựa rải nóng là 120C).
+ Kiểm tra chất lượng hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt.
+ Trong quá trình rải hỗn hợp bê tông nhựa, phải thường xuyên kiểm tra độ
bằng phẳng bằng thước dài 3m, và chiều dài lớp rải bằng que sắt có đánh dấu
mức rải qui định và độ dốc ngang của mặt đường bằng thước mẫu.
+ Bề rộng mặt đường không sai quá thiết kế  10cm.
+ Bề dày không chênh lệch quá 10% của thiết kế khi dùng máy rải thông
thường, và không chênh lệch quá 5%khi dùng máy rải có bộ phận kiểm tra
độ bằng phẳng tự động;
+ Độ dốc ngang mặt đường không sai quá  0,5%.
Mặt đường 2 làn xe thì cứ 200 md (hoặc 1.500 m2) khoan lấy 3 mẫu thí
nghiệm đường kính 101,6 mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn. Hệ số độ chặt lu
lèn K của lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng K  0,98.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 23/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

Khoan lấy mẫu xong phải lấp bằng hỗn hợp bê tông nhựa và đầm lèn kỹ ngay.
Nên dùng các thiết bị thí nghiệm không phá hoại để kiểm tra độ chặt mặt đường bê
tông nhựa.
Độ dính bám giữa các lớp bê tông nhựa với nhau và giữa lớp bê tông nhựa với
lớp móng dật yêu cầu (đánh giá bằng mắt khi khoan mẫu để đo bề dày hay để xác
định hệ số độ chặt lu lèn).
Chất lượng các mối nối đạt yêu cầu: bằng phẳng, ngay thẳng, không rỗ mặt,
không có khấc, không có khe hở. Đánh giá bằng mắt.
Nghiệm thu lớp mặt đương BTN: Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường BTN

phải tiến hành nghiệm thu thoả mãn các yêu cầu sau:
- Về kích thước hình học:
+ Bề rộng mặt đường được kiểm tra bằng thước thép
+ Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo các mặt cắt bằng cách cao đạc mặt
lớp BTN so với các số liệu cao đạc các điểm tương ứng ở mặt các lớp móng
(hoặc của lớp BTN dưới )
+ Độ dốc ngang mặt đường được đo theo hướng thẳng góc của tim đường; từ
tim ra mép (nếu 2 mái) từ mái này đến mái kia (nếu đường 1 mái). Điểm đo ở
mép phải lấy cách mép 0,5 m. Khoảng cách giữa 2 điểm đo không cách nhau
quá 10 m
+ Độ dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc tậi các điểm dọc theo tim đường .
* An toàn lao động
Tại xưởng trộn hỗn hợp bê tông nhựa: phải triệt để tuân theo các qui định về
phòng hoả hoạn, chống sét, bảo vệ công trường, an toàn lao động mà Nhà nước và
UBND địa phương đã ban hành. Ngoài ra cần phải chú ý các điều sau:
+ Ở tất cả các nơi có thể dễ xảy ra cháy nổ (Kho, nơi chứa nhựa, nơi chứa
nhiên liệu, máy trộn ...) phải có sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát
khô, bể nước và các lối ra phụ.
+ Nơi nấu nhựa phải cách xa các công trình xây dựng đễ cháy và các kho tàng
khác ít nhất là 50m; ở những chỗ có nhựa rơi vãi phải dọn sạch và rắc cát.
+ Trạm điều khiển phải cách xa máy trộn ít nhất 15m.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 24/50


Biện pháp tổ chức thi công: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh
Thuận theo hình thức hợp đồng BOT

+ Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra các đường dây, các cơ cấu điều khiển ,

từng bộ phận máy móc thiết bị.
+ Khi khởi động phải triệt để tuân theo trình tự đã qui định cho mỗi loại trạm
trộn từ khâu cấp vật liệu vào trống sấy đến khâu tháo hỗn hợp ra vào thùng.
+ Trong lúc kiểm tra cũng như sữa chữa kỹ thuật trong các lò nấu, thùng
chứa... chỉ được dùng các ngọn đèn di điện di động có điện thế 12von. Khi
kiểm tra và sửa chữa trống rang và thùng trộn hỗn hợp phải để các bộ phận
này nguội hẳn.
Ở trạm trộn phải có y tế thường trực, đặc biệt là sơ cứu khi bị bỏng, có trang bị
tối thiểu các dụng cụ và thuốc men mà cơ quan y tế qui định.
Tại hiện trường khi thi công mặt đường bê tông nhựa, cần tuân theo các điều lệ
qui định sau:
+ Trước khi thi công phải đặt biên báo “công trường” ở đầu và cuối đoạn
đường công tác, bố trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các loại
phương tiện giao thông qua lại ; qui định sơ đồ chạy đến và đi của ô tô vận
chuyển hỗn hợp; chiếu sáng khu vực thi công ban đêm.
+ Công nhân phục vụ sau máy rải phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo
lao động tuỳ theo từng phần việc.
* Nhật ký công trường
Nhà thầu sẽ bố trí 1 người có đủ năng lực để giám sát toàn bộ công việc &
hàng tuần nộp cho Tư vấn các thông tin sau:
- Ngày thi công
- Thời tiết
- Khối lượng công việc thực hiện.
2.2.
2.2.1.

Biện pháp thi công chủ đạo phần cầu
Biện pháp thi công đóng cọc:

Đối với cọc thử được đóng theo trình tự sau:

- Chuẩn bị mặt bằng
 Dùng máy ủi san phẳng mặt bằng thi công mố, trụ.
 Chuyển cọc từ bãi đúc đến vị trí thi công mố, trụ.
 Định vị sơ bộ tim dọc và tim ngang mố, trụ.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÁT ĐÔNG

Trang 25/50


×