Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

TƯ TƯỞNG cải CÁCH của hồ QUÝ LY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.75 KB, 42 trang )

Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

Đề tài:

TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

0


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới, đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, uy
tín và vai trò quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao. Cùng với quá trình hội
nhập quốc tế, đất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đến nay. Chúng ta đã đạt được
những thành hết sức to lớn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế
xã hội, đang từng bước khắc phục tình trạng nước kém phát triển, nhiều mặt đời
sống xã hội được cải thiện… Khác hẳn với Việt Nam nghèo nàn lạc hậu trong cơ
chế quan liêu bao cấp trước kia. Song cùng với những thành tựu to lớn, hội nhập
nền kinh tế và phát triển kinh tế thị trường có những mặt trái của nó tiềm ẩn những
nguy cơ và thách thức lớn như: nguy cơ tuột hậu về kinh tế, mất định hướng xã hội
chủ nghĩa, ô nhiễm văn hóa, khoảng cách giàu nghèo càng mở rộng, tệ nạn xã hội
ngày càng gia tăng.
Trong hoàn cảnh trên để thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng, đưa đất


nước tiếp tục phát triển trên con đường quá độ đi lên chũ nghĩa xã hội. Đảng ta đã
xác định vẫn kiên định con đường đổi mới đất nước, một cách toàn diện và đồng
bộ. Đổi mới phải dựa trên việc vận dụng sáng tạo chũ nghĩa Mác - Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta. Dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm và có bước đi thích hợp.
Nhận thấy được vai trò của công cuộc đổi mới và để cho công cuộc đổi mới đạt
được kết quả cao thì chúng ta cần thiết phải nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm
quý báu vế cải cách của các vị tiền bồi trong lịch sử.
Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tư tưởng cách tân, cải cách đất nước như
tư tưởng cải cách của Khúc Hạo, Hồ Quý Ly, Quanh Trung, Minh Mạng, tư tương
cách tân của Nguyễn Trường Tộ. Trong đó tư tưởng của Hồ Quý Ly được đánh giá
là dũng cảm táo bạo mạnh mẽ tâm huyết với triều đình và vận mệnh quốc gia lúc
đó. Những tư tương cải cách của ông được thực hiện từ cuối triều đại nhà Trần đến
vài năm đấu nhà Hồ. Hồ Quý Ly cải cách về nhiều mặt tuy chưa trọn vẹn nhưng nó
đã góp phần mở ra một bước phát triển mới trong lịch sử chính trị và lịch sử tư
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

1


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

tưởng Việt Nam. Việc tìm hiểu lịch sử là điều cần thiết cho Đảng và nhân dân trong
khi thực công cuộc đổi mới mở cửa. Từ đấy để chúng ta hiểu được những hạn chế
và nguyên nhân, tìm ra những phương pháp để góp phần vào quá trình đổi mới của
đất nước. Để có thể thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân
chủ văn minh.
2. Tình hình nghiên cứu
Hồ Quý Ly – con người và sự nghiêp là một đề tài lý thú và hấp dẫn. Các nhà
sử học thời trung đại, thời cận hiện đại đã quan tâm nhiều đến Hồ Quy Ly. Cho đến
nay khi nhìn nhận lại lịch sử bằng quan điểm biện chứng người ta nhận ra nhiều

giá trị trong tư tưởng của ông vì thế cũng đã có một số công trình khoa học nghiên
cứu về ông. Có một số cuốn sách đã được xuất bản như:
- Hoàng khôi “ Hồ Quý Ly và vấn đề cải cách giáo dục” NCLS, số 5
- Hồ Quy Ly của tác giả Nguyễn Danh Phiệt do trung tâm khoa học xã hội nhân
văn quốc gia, Viện Sử Học, ấn hành năm 1997.
- Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam do Trần Bá Đệ chủ biên do nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia Hà Nội, ấn hành năm 2007.
- Thể chế chính trị, hành chính và pháp quyền trong cải cách Hồ Quý Ly của
Trương Thị Hòa do Nhà xuất bản chính trị quốc gia Ha Nội ấn hành năm 1997.
- Hồ Quý Ly cách tân hay bạo chúa của tạp chí Sông Huơng năm 2010
- Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam của tác giả Vân Tạo
do nhà xuất bản Đại học sư phạm ấn hành năm 2006
Gần đây nhất là cuốn Họ Hồ và Hồ Q uý Ly trong lịch sử do Nhà xuất bản Văn
hóa Sài Gòn và Tạp chí Xưa Nay kết hợp xuất bản vào tháng 7 năm 2008... và
nhiều công trình nghiên cứu khác.
Phần lớn các tài liệu đều đã đi sâu nghiên cứu về Hồ Quý Ly trên nhiều lĩnh
vực khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh có
hệ thống, thể hiện một cách nhìn bao quát, sâu sắc, mới mẻ về tư tưởng cải cách
của Hồ Quý Ly. Trong quá trình thực hiện tiểu luận tác giả đã cố gắng xem xét,
chọn lọc trên tinh thần cầu thị để có cái nhìn tổng quát về tư tưởng cải cách của Hồ
Quý Ly.
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

2


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về tư tưởng

cải cách của Hồ Quý Ly và khảo sát thực tiễn công cuộc cải cách đó cũng như việc
chỉ ra một số thành công và hạn chế để chúng ta nhận thức rõ hơn ý nghĩa, khảo
cứu một số kinh nghiệm và liên hệ với thực tiễn công cuộc đổi mới dưới sự lãnh
đạo của Đảng ta hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Tiểu luận tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ
bản sau:
Một là: Tình hình, thực trạng xã hội phong kiến thời Trần - Hồ và yêu cầu đòi
hỏi phải tiến hành cải cách.
Hai là: Tìm hiểu quá trình cải cách của Hồ Quý Ly và các lĩnh vực chủ yếu
được cải cách.
Ba là: Chỉ ra những thành công, hạn chế, ý nghĩa của công cuộc cải cách và
liên hệ với công cuộc cải cách do Đảng ta khởi xướng hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận được triển khai trên cơ sở và phương pháp luận cụ thể sau:
- Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: chủ nghĩa
duy vật lịc sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời sử dụng những lý luận,
những quan niệm của Đảng ta về đổi mới.
- Tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp cụ thể: phân tích tài liệu, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch, thống kê...
5. Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận.
Tiểu luận góp phần nâng cao nhận thức về thực tiễn xã hội phong kiến Việt
Nam cuối thế Kỷ XIV đầu thế kỷ XV và tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly. Tiểu
luận có giá trị khảo cứu và bổ sung kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới của Đảng
ta hiện nay.
6. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của
tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly
Chương 2: Nội dung tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly
Chương 3: Ý nghĩa và sự liên hệ với công cuộc đổi mới của Đảng ta hiện nay

Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

3


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Chương 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH
CỦA HỒ QUÝ LY
1.1. Những tư tưởng cải cách trước đó ảnh hưởng tới tư tưởng cải cách
của Hồ Quý Ly
Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng cách tân, cải cách luôn có một vị trí đặc biệt,
được hình thành và phát triển do yêu cầu của lịch sử. Những tư tưởng cải cách đầu
tiên ra đời từ rất sớm gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.
* Khúc Hạo người cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
Nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được hình thành từ thời Bắc
thuộc. Năm 1907, Khúc Thừa Dụ qua đời, con trai là Khúc Thừa Hạo lên thay. Ông
đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng về nhiều mặt. Đường lối chính trị chung của
Khúc Hạo là: “chính trị cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên
vui”[15, tr.35]. Ông đã đề cao việc chăm lo xây dựng bồi dưỡng sức dân tạo nền
tảng cho việc bảo vệ độc lập dân tộc. Ông đã đưa ra tư tưởng cải cách trên nhiều
mặt nhưng nổi bật nhất là những cải cách về kinh tế, hành chính, chính trị. Tư
tưởng cải cách của Khúc Hạo mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt
Nam mà những triều đại sau đó sẽ hoàn thành, kế thừa tư tưởng của ông.
* Lý Thái Tổ đổi mới đế đô
Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1010. Ra chiếu dời đô thể hiên nhận thức chính trị
hết sức sâu sắc trong thời kì xây dựng đất nước. Đổi mới đế đô là một sự kiện lịch
sử trọng đại, có quan hệ đến tiền đồ, vận mệnh quốc gia. Dời đô đến Thăng Long

xây dựng quốc gia giàu mạnh vương chiều bền vững, là nơi “mưu toan việc lớn,
tính kế muôn đời cho con cháu...”. Rõ ràng việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa
kinh tế, chính trị sâu sắc. Thể hiện nhãn quan chính trị sâu sắc, tầm nhìn xa trông
rộng của ông.
Sự nghiệp đổi mới của Lý Công Uẩn là sự mở đầu và có hiệu quả lâu dài nhất
trong lịch sử dân tộc. Từ đổi mới triều đại đến đổi mới đế đô, đổi mới xã hội trong
đó đổi mới đế đô là cơ bản. Đó cũng là nguyên nhân triều Lý tồn tại hơn 200 năm.

Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

4


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

* Trần Thủ Độ đổi mới triều đại
Sự nghiệp lớn lao của ông là đổi mới vương triều, Trần Thủ Độ đã đạo diễn
cho việc đổi mới vương triều từ Lý sang Trần bằng cuộc đảo chính cung đình, gọn
nhẹ, táo bạo, không đổ máu và thành công. Sau đó ông tiến hành hàng loạt hoạt
động đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể.
Những tư tưởng cải cách trên có ý nghĩa mở đường cho sự phát triển của đất
nước và đã để lại kinh nghiệm lịch sử quý báu cho những nhà cải cách sau này mà
trong đó Hồ Quý Ly cũng ảnh hưởng ít nhiều trong tư tưởng cải cách của mình.
1.2. Tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong lịch sử việt nam triều Trần là một triều đại tồn tại khá lâu trong lịch sử
nước ta với nhiều đời vua thịnh trị. Nhà Trần đến Nhân Tông là thời điểm đạt cực
thịnh, rồi đến Anh Tông, Minh Tông kế tiếp vẫn còn sáng tỏ hào khí Đông A. Vậy
mà chỉ 18 năm sau(1341), từ khi Dụ Tông lên ngôi, khủng hoảng kinh tế - xã hội
bắt đầu. Khủng hoảng bộc lộ ngay dưới thời Dụ Tông. Một ông vua mà trong một

đời ngự trị, quãng đầu với niên hiệu Thiệu Phong (1341 - 1357) còn sáng suốt, đến
quãng sau với niên hiệu Đại Trị (1358 -1369) đã suy tàn, dẫn đến mất ngôi nhà
Trần vào tay Dương Nhật Lễ (1369 -1370). Nghệ Tông kế ngôi với tinh thần dân
tộc sâu sắc, đã cố gắng chèo chống trước khủng hoảng xã hội, với mong muốn gìn
giữ được nề nếp ông cha, củng cố được vương triều, nhưng cuối cùng cũng bất lực.
Khủng hoảng diễn ra ngày càng trầm trọng trong tất cả các lĩnh vực về kinh tế,
chính trị, xã hội.
1.2.1. Khủng hoảng trong cơ cấu kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế -xã hội được xây dựng và củng cố từ đời Lý sang đời Trần đến
cuối đời Trần đã bộc lộ những mâu thuẫn nội tại.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu tư hữu hóa ruộng đất đã được nhà Trần thừa nhận từ
đầu thế kỷ XIII ( khi nhà Trần cho phép bán ruộng công thành ruộng tư) với chế độ
công hữu về đất đai vẫn được bảo tồn nghiêm ngặt.
- Mâu thuẫn giữa sự chiếm hữu lớn về đất đai và sức lao động nô lệ gia đình
( gia nô, nô tì của quý tộc phong kiến nhà Trần) với sở hữu vừa và nhỏ của đại chủ
bình dân và địa chủ quan liêu mới phát triển. Do nhà Trần cho phép mua bán ruộng
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

5


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

đất công nên thông qua mua bán trao đổi đã hình thành một tầng lớp đặc biệt khá
phổ biến trong xã hội đó là địa chủ thường hay địa chủ thứ dân và một tầng lớp
tiểu nông tư hữu nhỏ. Chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân ngày càng mở rộng tuy
nhiên sự bóc lột của tầng lớp địa chủ không tạo nên địa vị thống trị, họ cũng chỉ
được nhà nước coi là dân thường như những tầng lớp lao động khác. Cuộc sống
của họ không ổn định, khi đói kém lại phải bán đất cho địa chủ và trở thành nô tì.
Vì vậy tầng lớp này mâu thuẫn sâu sắc với phong kiến quý tộc nhà Trần.

- Và bao trùm lên tất cả là mâu thuẫn giữa kinh tế hàng hóa - tiền tệ đã phát triển
đến chừng mực nhất định trong thời “ thịnh Trần” với kinh tế còn bảo lưu phương
thức sản xuất Châu Á có tính đặc thù Việt Nam là chế độ nô lệ gia đình ( gia nô, nô
tì ), chế độ điền trang, thái ấp của quý tộc và việc bảo tồn chế độ công hữu.
Các mâu thuẫn đó được bộc lộ cụ thể ở các sự kiện lịch sử sau:
* Lệ “sa châu tiệt cước” đặt ra rồi lại hủy bỏ
Để hạn chế sự chiếm hữu lớn của vương hầu, quý tộc: “Trước đây các nhà
vương hầu , công chúa lập điền trang ở ven sông, thì đất phù sa mới bồi đều thuộc
về người chủ điền trang. Thái hậu Chiêu Từ mới lập thành phép cắt chân bãi
bồi”[12, tr.81]. Nhưng đến năm 1371 ( dưới đời vua Nghệ Tông ) lại bãi bỏ phép
cắt chân bãi bồi tức là vẫn duy trì sự chiếm hữu lớn của vương hầu quý tộc.
* Việc bảo vệ quyền chiếm hữu lớn sức lao động gia nô, nô tì của quý tộc
phong kiến
Một mặt triều đình vẫn cho phép những kẻ thế gia phát triển nô tì mặt khác lại
ra sức bảo vệ gia nô của các vương hầu, quý tộc: Năm 1360 ( tháng 12 âm lịch)
“Xuống chiếu bắt gia nô của các vương hầu, công chúa đều phải thích chữ vào
trán và phải gọi theo loại hàm. Kể nào không thích chữ , không khai sổ bị coi là
giặc cướp, lớn thì trị tội, bé thì sung công”[ 7, tr.140]
* Thành phần kinh tế tư hữu tăng lên, kinh tế hàng hóa - tiền tệ, nội ngoại
thương phát triển lên một bước nhất định, đòi hỏi sức sản xuất phải được giải
phóng.
Tư liệu lịch sử về kinh tế được ghi lại không nhiều nhưng cũng cho thấy đồng
tiền được sử dụng ngày càng phổ biến thay cho “ vật đổi vật” như trước đây. Tuy
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

6


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly


nhiên lệ phạt tiền được thực hiện bừa bãi, vua quan ăn tiêu xa xỉ, thuế má tăng và
đều đánh bằng tiền…
Nội thương phát triển, hàng hóa trong và ngoài nước phong phú hơn. Ngoại
thương được đẩy mạnh, năm 1349 thuyền buôn nước ngoài như Trung Quốc, Ja Va
đến cống sản vật cũng với mục tiêu buôn bán, và nhiều nước khác.
Trong khi mà phong kiến, quý tộc quan liêu, lại đến lúc suy tàn, ăn chơi vô độ,
tham ô, hối lộ, thuế má đều tăng, dân tình cực khổ, nông dân nổi dậy khắp nơi.
Kinh tế khủng hoảng là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất để dẫn tới sự suy
tàn của một chế độ. Vì vậy muốn cứu đất nước ra khỏi cảnh suy vong thì cần phải
tiến hành một cuộc cải cách đúng đắn. Đây chính là tiền đề thực tiễn cho sự hình
thành tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.
1.2.2. Về tình hình chính trị
Kinh tế khủng hoảng là nguyên nhân kéo theo mọi sự mất ổn định về chính trị.
Vì vậy mà trong thời hậu Trần đã diễn ra một cuộc khủng hoảng về hệ tư tưởng
phong kiến và thiết chế chính trị - xã hội. Vì thế trong giai đoạn này sự mất ổn
định về chính trị liên tiếp xảy ra. Đó cũng là một yếu tố cơ bản làm nảy sinh tư
tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.
- Khủng hoảng hệ tư tưởng phong kiến
Tư tưởng phong kiến mang nặng tàn dư phương thức sản xuất Châu Á lấy Phật
giáo làm Quốc giáo, từng phát huy tác dụng dưới thời Lý và thời “Thịnh Trần” nay
không còn thích hợp với sự đổi mới của kinh tế - xã hội như đã nói ở trên. Chế độ
phong kiến quan liêu theo Tống Nho đang hình thành đã tấn công vào hệ tư tưởng
phong kiến quý tộc mà Nghệ Tông đã ra sức bảo vệ.
Mặc dù Nghệ Tông phê phán nhưng Khổng giáo ( thích hợp với xã hội phong
kiến quan liêu và kinh tế tiểu nông hơn là phong kiến quý tộc), nhưng nó vẫn ngày
càng đóng vai trò quốc giáo. Trong khi đó Phật giáo lại luôn bị các nhà khoa bảng
Tống Nho chỉ trích.
- Khủng hoảng thiết chế chính trị.
Như vậy có thể nói, sự phát triển của kinh tế - xã hội kể trên dẫn đến một tất
yếu là phong kiến quan liêu Tống Nho sẽ thắng phong kiến quý tộc Phật giáo.

Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

7


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Thiết chế chính trị thời “thịnh Trần” vững chắc nhờ ở chỗ “ Vua tôi đồng lòng,
anh em hoà mục”. Vua anh minh, cần mẫn, tôi tận tụy liêm trung. Chính lệnh
lúc ‘thường thì khoan sức cho dân’ được tôn trọng. Trật tự trị an các hương, xã
được giữ vững. Còn nay, lúc Trần suy thì bộ máy Nhà nước rệu rã:
Vua chơi bời vô độ khiến triều đình bạc nhược, trộm cướp không từ ai, cướp
bóc cả vua. Quan tham nhũng vô bờ, nịnh thần hoành hành, hiền thần bất lực: “Dụ
Tông ham chơi bời, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu
Văn An khuyên Dụ Tông không nghe, bèn dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Sớ
dâng lên nhưng không được trả lời ông bèn treo mũ về quê” [ 7, tr.160]. Trần
Nguyên Đán thì lui về Côn Sơn chí sĩ để “ tránh mối hoạ sau này”.
Thuế má ngày càng nặng nề, nhất là đời Phế Đế, trước thì chỉ đánh thuế ruộng
( bằng vàng, bạc, tiền, lụa) nay đánh cả thuế đinh ( tức thuế thân).
Chính vì sự vô trách nhiệm của vua chúa, sự nhiễu nhương của quan lại đã làm
cho cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nông dân đã nổi dậy khắp nơi, ngoại
xâm đánh chiếm bờ cõi, cướp bóc nhân dân. Triều đình bạc nhược “quân hôn, nịnh
thần” rối loạn cung đình. Như vậy một tất yếu lịch sử phải diễn ra là muốn giải
quyết khủng hoảng toàn diện của xã hội thì không phải chỉ bằng cách thay ngôi
vua, mà phải bằng cách mạng quan hệ sản xuất, hay chí ít cũng phải bằng cải cách
xã hội. Sự nghiệp cải cách của Hồ Quý Ly đã ra đời trong điều kiện như thế.
1.3. Vài nét về thân thế sự nghiệp của Hồ Quý Ly
1.3.1. Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp
a. Tiểu sử:
Theo gia phả họ Hồ, tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Dưng Dật vốn người Chiết

Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947 - 950),
tương đưong thời Dương Tam Kha ở Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và
định cư ở hương Bào Đột nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An. Đến thời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công
chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh
Hoá làm con nuôi tuyên uý Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu
bốn đời của Lê Huấn. Ông sinh năm 1336 và chưa rõ năm mất, ông có hai người
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

8


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

cô đều dược vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua
nhà Trần nên ông sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần.
b. Sự nghiệp:
Năm 1371 vua Trần Dụ Tông cho ông làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần
Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ và gả em gái là công chúa Huy Ninh
cho. Đến năm 1395 Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư
nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, từ đó Hồ Quý Ly nắm trọn
quyền hành trong nước.
Hồ Quý Ly bức vua Trần dời đô từ thăng Long vào Tây Đô, việc này thúc đẩy
một số quần thần trung thành với nhà Trần mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ.
Nhưng Hồ Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này. Tháng 2 năm Canh Thìn
1400, Hồ Quý Ly truất ngôi cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy Quốc
hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Chưa được một năm, Hồ Quý Ly theo cách nhà Trần, nhường ngôi cho con là Hồ
Hán Thương lên làm Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi việc.
Sau đó ông tiến hành nhiều cải cách quan trọng trên nhiều lĩnh vực và đã tạo

nên những thay đổi nhất định trong đời sống chính trị xã hội. Khi công cuộc cải
cách đang được tiến hành mạnh mẽ thì năm 1405 nhà Minh sang xâm lược nước ta.
Do nhiều nguyên nhân nên cha con Hồ Quý Ly thất bại, bị giặc Minh bắt về Trung
Quốc. Công cuộc cải cách bị nhà Minh phá hoại.
1.3.2. Vị thế xã hội của Hồ Quý Ly và thời điểm tiến hành cải cách
a. Vị thế xã hội của Hồ Quý Ly
Xã hội khủng hoảng thường là tiền đề dẫn tới các cuộc cải cách. Nhưng thời
điểm nổ ra cải cách lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác, nhất là phụ
thuộc vào vị thế của người chủ trì việc cải cách.
Vị thế xã hội của Hồ Quý Ly nổi lên ngay sau sự biến Dương Nhật Lễ (1370)
Tháng 3 âm lịch năm 1371, Hồ Quý Ly được phong làm Khu mật viện đại sứ.
Đến tháng 9 cùng năm lại được gia phong làm Trung tuyên quốc thượng hầu. Lúc
này đất nước luôn bị Chiêm Thành quấy phá. Lớn nhất là cuộc đột nhập Thăng
Long năm 1371. Trong tình thế ấy, triều đình cần một người có khả năng và quyền
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

9


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

lực để đảm đương sứ mệnh giúp vua cai quản đất nước, chống giặc ngoại xâm.
người đó lúc này không còn ai hơn Hồ Quý Ly. Bởi vì:
* Ông xuất hiện như một người “trung hoà” trong mâu thuẫn giữa phong kiến
quý tộc và phong kiến quan liêu, bởi vì ông vừa có vị trí cao trong hàng ngũ quý
tộc lại vừa có vị trí cao trong hàng ngũ phong kiến quan liêu:
Là quý tộc, Hồ Quý Ly đang là người có quyền thế nhất trong đám hoàng thân
quốc thích, có hai bà cô đều là hoàng hậu vợ của Minh Tông và bản thân vợ của
Hồ Quý Ly cũng là công chúa.
Là quan liêu, ông thuộc giới quan liêu ngoại tộc, có tinh thần cải cách đã có

một số thể nghiệm được giới quan liêu chấp nhận.
* Trong lúc đất nước đang cần người kiêm văn võ để vừa được bọn “học trò
mặt trắng” kính nể vừa có thể khống chế được nạn ngoại xâm. Hồ Quý Ly là
người duy nhất trong đám quần thần có thể đáp ứng.
Mặc dầu ông cũng có nhiều hạn chế và việc vua Nghệ Tông tặng ông mấy chữ
“văn võ toàn tài, quân thần đồng đức” là đánh giá quá cao. Nhưng nhà Trần đến
giai đoạn suy tàn cực độ này, trong đám tôn thất không ai có thể đảm đương nổi thế
sự quá rối ren, phức tạp.
* Yêu cầu lịch sử lúc này là cứu nước, cứu dân chứ không phải duy trì hay
khôi phục những dòng họ đã có công với nước.
Nếu cứu nước phải chống ngoại xâm thì cứu dân phải giải quyết khủng hoảng
xã hội mà Hồ Quý Ly đã thể nghiệm bằng những cải cách bước đầu. Do đó mà vị
thế xã hội của ông lại được chính họ Trần cất nhấc: từ Khu mật đại sứ, Trung tuyên
quốc trượng hầu lên Tiểu tư không rồi Đồng Bình Chương sự và liên tiếp gia
phong tới Phụ chính Thái sư Nhiếp chính, Khâm đức hưng liệt Đại vương, Quốc tổ
chương hoàng, tức tột đỉnh quyền uy cuối thời Trần.
b. Thời gian lịch sử tiến hành cải cách.
Hồ Quý Ly giữ địa vị xã hội của cuối đời Trần khá cao và có ảnh hưởng to lớn
tới nhiều hoạt động của đất nước vì vậy thời điểm lịch sử bắt đầu cải cách của Hồ
Quý Ly không thể chỉ kể trong 7 năm từ khi lên ngôi năm Canh Thìn - 1400 đến
năm Đinh Hợi 1407 mà phải kể từ khi ông bắt đầu thi thố tài năng, chậm nhất cũng
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

10


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

là từ năm Nghệ Tông mất. Năm 1395 khi ông lên làm Nhập nội phụ chính Thái sư,
Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc đại vương” ông bắt đầu

thực hiện quyền uy tối thượng,thẳng tay giết hoặc bắt đổi họ những người trong
tôn thất nhà Trần có nghi vấn là chống đối (tức bước đầu đi vào giải quyết khủng
hoảng cung đình)
Chép thiên “ Vô dật” do danh Nho Chu Công Đán soạn để dạy vua, khuyên
vua xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi( tức tăng cường Nho học,
hạn chế Phật giáo - bắt đầu giải quyết khủnghoảng hệ tư tưởng phong kiến )
Phát hành tiền giấy Thông bảo Hội sao (cải cách tiền tệ mong giải quyết khủng
hoảng kinh tê - xã hội). Từ đây cải cách được tiếp tục đẩy mạnh.

Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

11


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Chương 2

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
Nội dung cải cách tất nhiên phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội của nhà Trần yêu cầu đổi mới đất nước đã
được đặt ra một cách cấp thiết. Hồ Quý Ly đã đề ra hàng loạt các cải cách táo bạo
về tất cả các mặt trong đời sống xã hội bao gồm thiết chế chính trị, quân sự, kinh
tế, xã hội, giáo dục… nhằm vực dậy đất nước đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng, tạo điều kiện cho đất nước phát triển.
2.1. Cải cách chính trị, luật pháp
Công cuộc cải cách phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết khủng hoảng mà trước
hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đó là quy luật tất yếu khách quan của mọi
cuộc cải cách vì kinh tế là yếu tố quyết định đối với sự thịnh trị của một vương
triều cũng như sự ổn định chính trị. Tuy nhiên trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội

Việt Nam trong giai đoạn này (vua ăn chơi vô độ, nịnh thần hoành hành, nạn cướp
bóc diễn ra khắp nơi) thì Hồ Quý Ly phải lên ngôi vua. Khi ông lên ngôi vua tức
là đã giải quyết khủng hoảng cung đình lần thứ hai, đi đôi với việc giải quyết
khủng hoảng thiết chế xã hội và hệ tư tưởng phong kiến.
2.1.1. Đổi mới triều đại, giải quyết khủng hoảng cung đình.
Nếu trong các cuộc đổi mới từ Tiền Lê sang Lý, từ Lý sang Trần, khủng hoảng
cung đình được giải quyết một cách êm thấm bằng những cuộc hôn nhân truyền
ngôi và được các sử gia phong kiến coi là thuận đạo trời, hợp lòng người, thì cuộc
lên ngôi của Hồ Quý Ly nay lại bị coi là đại nghịch và nhà Hồ bị nêu danh là
“Nhuận Hồ”.
Nhưng có một thực tế là, từ đời Dụ Tông đến thời Nghệ Tông, những người có
đức như Hiến từ Hoàng Thái hậu, cũng như người có trí, có nhân, có tinh thần dân
tộc như Nghệ Tông, đều đã tự nguyện trao ngôi vua cho người khác.
Trong cuộc khủng hoảng cung đình lần thứ nhất, Hiến từ Hoàng Thái hậu
đã chủ động đưa Dương Nhật Lễ lên ngôi. Đây đã như một tiền lệ để đến cuộc
khủng hoảng cung đình lần thứ hai, Nghệ Tông đã đi tới muốn truyền ngôi cho
Hồ Quý Ly .
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

12


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Vì vậy sự lên ngôi của Hồ Quý Ly năm 1400 như một sự chín muồi trong yêu
cầu giải quyết khủng hoảng cung đình. Nhà Hồ lên thay nhà Trần. Đây cũng như là
một tất yếu lịch sử vì khi một triều đại đã khủng hoảng đến mức tột cùng không thể
cứu vãn được thì triều đại khác với những ngưới tài năng có khả năng lãnh đạo đất
nước lên thay để cứu đất nước,
Tuy nhiên sự lên ngôi của Hồ Quý Ly theo sử chép thì cũng gây đổ máu và làm

hại tới nhiều người. Chính vì những sự việc đó nên việc lên ngôi của Hồ Quý Ly bị
lên án một cách kịch liệt.
Hồ Quý Ly lên ngôi - người có ảnh hưởng to lớn nhất đối với chính trị trong
giai đoạn này là sự lựa chọn của lịch sử và sự đổi mới cung đình này cũng là một
cải cách quan trọng nhất. Vì nếu như không phải là Hồ Quý Ly nắm quyền thì sẽ
không thể tiến hành những cải cách toàn diện và vô cùng táo bạo trong lịch sử.
2.1.2. Cải cách thiết chế chính trị - xã hội và hệ tư tưởng phong kiến.
Đồng thời với giải quyết khủng hoảng cung đình là giải quyết khủng hoảng
thiết chế chính trị và hệ tư tưởng phong kiến.
a. Cải cách thiết chế chính trị
Vua nắm quyền lực tối cao, quyết định mọi công việc cả về lập pháp, hành
pháp và tư pháp, đứng đầu quân đội và ra quyết định ngoại giao. Bên cạnh đó bộ
máy của Thái Thượng Hoàng vẫn có quyền lực nhất định. Sự lãnh đạo tối cao của
nhà vua và sự giám sát của Thái Thượng Hoàng đảm bảo sự cai trị thống nhất và
ổn định. Sự nhường ngôi của các vua khi còn sống không những làm giảm tranh
chấp quyền lực giữa các hoàng tử, mà còn dìu dắt được các vị vua trẻ tuổi bồng
bột, nông nổi chưa có những quyết định đúng đắn. Đây là một thiết chế có nhiều
ưu điểm. Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng tối đa trong thời “ Thịnh Trần” càng
về sau các vua càng không giữ được nguyên bản chất của nó.[ 1, tr.80]
Cuối thời Trần phần lớn đất đai thuộc sở hữu của tầng lớp quý tộc. Các điền trang
thái ấp của quý tộc họ Trần ngày càng được mở rộng, số nô tì, nông nô làm việc
trong đó ngày càng tăng. Nền kinh tế đất nước bị phân tán. Triều đình không nắm
được kinh tế nên không tập trung được sức mạnh của cộng đồng, triều đình bất ổn,
nạn trộm cướp được dịp nổi lên. Vì vậy trong những năm cầm quyền Hồ Quý Ly đã
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

13


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly


thực hiện những cải cách táo bạo trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực và loại bỏ
những yếu tố bảo thủ không phù hợp của thể chế chính trị triều Trần.
Hi vọng lớn lao của ông nhằm mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân
dân bằng những cải cách của mình thể hiện qua việc tự nhận mình thuộc dòng dõi
vua Ngu Thuấn bên Trung Quốc, nên khi lên ngôi đặt tên nước là Đại Ngu ( có
nghĩa là niềm vui lớn, là an lành hạnh phúc bền lâu). Ông cho dời đô đến thành An
Tôn (hay thành Tây Đô) ở Thanh Hoá. Công việc đầu tiên mà ông dồn tâm huyết
thực hiện là tiền hành cải cách bộ máy Nhà nước, nhằm tập trung sức mạnh vào
trung ương. Ông đã quy tụ những người có cùng chí hướng làm hậu thuẫn để giành
quyền lực tối cao. Thời Hồ vua được gọi là quan gia như thời Trần, là trung tâm
của triều đình, nắm quyền lực tối thượng.
*Về mặt đối nội
Hồ Quý Ly tập trung triệt để quyền lực nhà nước trong tay mình bằng sự lãnh
đạo tối cao, kiên quyết, tuyệt đối. Các biện pháp trị nước của ông thể hiện rất rõ tính
chất quyết liệt, độc tôn, toàn diện và đa chức năng. Để củng cố vai trò thiêng liêng và
bất khả xâm phạm của vua, từ năm 1402, nhà Hồ tái lập lại lễ Tế giao mà nhà Trần
đã bãi bỏ. Cũng như nhà Trần, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con để giữ vai trò Thái
Thượng Hoàng. Thể chế “ lưỡng đầu chế” được duy trì. [ 1, tr.86, 87]. Việc hôn nhân
nội tộc trước đây được nhà Trần khuyến khích thì nay lập tức bị xoá bỏ.
Bộ máy quan lại nhà Hồ về cơ bản không thay đổi so với nhà Trần, bao gồm:
các quan đại thần, các bộ, các cơ quan chuyên môn ( quán, các sảnh, cục , đài,
viện, giám, ty..). Phát triển độ ngũ quan lại phong kiến quan liêu thay dần phong
kiến quý tộc: Năm 1375, Nghệ Tông “xuống chiếu chọn lọc các quan viên biết
luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là người tôn thất, đều cho
làm tướng coi quân”[ 12, tr 92].
Chế độ tể tướng được kế thừa từ nhà Trần, tuy nhiên đã đổi tên gọi từ Đồng
bình chương sự thành tả, hữu tướng quốc, và thường được giao cho người thân
cận nhất trong hoàng tộc: đó là tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (con cả của Hồ
Quý Ly) và hữu tướng quốc Hồ Quý Tỳ (em Hồ Quý Ly). Tả, hữu tướng quốc

thay mặt vua chỉ huy mọi hoạt động của quan lại và trông coi mọi việc. Khi nhà
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

14


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

vua bất tài thì quyền bính nằm gọn trong tay tể tướng, như Hồ Quý Ly đã làm cuối
đời Trần.
Thêm nữa ở trong triều Hồ Quý Ly “ quy định lại phẩm phục của các quan;
nhất phẩm mặc áo sắc tía; nhị phẩm sắc đỏ; tam phẩm sắc hồng; tứ phẩm sắc
lục; ngũ lục, thất phẩm sắc biếc; cửu phẩm sắc xanh; vô phẩm và hoằng nô sắc
trắng”.[ 6, tr.174]
Bên cạnh các cơ quan đã có từ trước, nhà Hồ lập ra một số cơ quan mới như:
đăng văn triều chính, phong quốc giám, đại lý tự, quảng tế thự…Trong đó, Quảng
tế thự là cơ quan trông coi việc y tế, chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho dân. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhà nước đặt ra cơ quan y tế chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng. Chỉ sau 6 tháng nắm quyền, năm 1400, nhà Hồ tổ chức khoa thi
thái học sinh, trong đó có 20 người thi đỗ.
Ở địa phương vẫn giữ như thời Trần, bao gồm: lộ (trấn), phủ, châu, huyện, xã.
Để củng cố quyền lực của mình và đối phó với giới quý tộc nhà Trần vẫn còn khá
mạnh, nhà Hồ đã đặt lệ cử quan ở Tam quan và Nội nhân đi về các địa phương để
thăm hỏi cuộc sống của dân, xem xét tình hình quan lại để thăng hoặc giáng. bộ
máy an ninh hành chính kiểm tra, giám sát cả quan lẫn dân, thanh trừ những người
chống đối.
*Về mặt đối ngoại
Đối với phương Bắc ông tìm cách hoà hoản tranh thủ thời gian chuẩn bị lực
lượng và tìm biện pháp bình ổn phía nam. Nhà Hồ xây dựng mạng mưới do thám,
tình báo đối ngoại: do thám trên đất địch, mua chuộc quân dân của địch cảnh giác

với những người nước ngoài vào ta.
b. Giải quyết khủng hoảng về hệ tư tưởng phong kiến
Ông đã cải cách mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng bằng cách đề cao Khổng
giáo, mở nhiều khoa thi ( từ thời Nghệ Tông đến những khoa thi 1400 -1405, sau
khi nhà Hồ dựng nghiệp) tuyển chọn nhân tài từ bình dân thay thế quý tộc.
Hạn chế Phật giáo, không ưu đãi tăng ni và phát triển chùa chiền như thời
Trần mà còn có những biện pháp giảm thiểu: “ năm 1396, tháng giêng, xuống
chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến tuổi 50 trở lên, bắt phải hoàn tục” [ 12, tr.93]
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

15


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Không theo nếp Tiền Lê, Trần phong tặng quan tước cho quý tộc tôn thất.
Không đưa nhiều tôn thất họ Hồ vào bộ máy nhà nước
Hồ Hán Thương “ cấm người tôn thất, cung nhân không được xưng quý hiệu,
người vi phạm bị trị tội”[7, tr.205]
Trong giữ nước, nếu nhà Trần triệu tập hội nghị Bình Than chỉ có vương hầu,
quý tộc đến bàn việc chống giặc, thì nhà Hồ trong chuẩn bị chống Minh, lại chỉ
triệu tập quan lại trong triều và quan lại đứng đầu các lộ tham dự Hội nghị Tây
Đô, nhằm đề cao tác dụng và trách nhiệm của hệ phong kiến quan liêu.
Năm 1401, Hán Thương định quan chế và hình luật của nước Đại Ngu lấy
Nguyễn Phi Khanh - ông thân sinh ra Nguyễn Trãi ( không phải người tôn thất)
làm Hàn lâm học sĩ.
Trong quan hệ vua - tôi, đạo quân - thần đã hoàn toàn thay thế quan hệ tông
tộc và tất nhiên là theo tam cương, ngũ thường Nho giáo chứ ít dựa vào nhân ái, từ
bi Phật giáo.
Các biện pháp đổi mới triều đại, cải cách thiết chế chính trị, giải quyết khủng

hoảng hệ tư tưởng phong kiến kể trên là những điều kiện quan trọng và cần thiết
để thực hiện cải cách kinh tế - xã hội.
Như vậy, vào cuối thời Trần, mô hình thể chế chính trị quân chủ quý tộc với
quyền lực lỏng lẻo thuộc về các thân vương, quý tộc, dựa trên kinh tế điền trang,
thái ấp đã không còn phù hợp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải xây dựng một thể
chế chính trị mạnh mẽ, tập trung quyền lực vào trung ương củng cố nhà nước
thống nhất. Hồ Quý Ly đã dương cao hệ tư tưởng Nho giáo, thiết lập thể chế quân
chủ trung ương tập quyền. Mặc dù cầm quyền trong một thời gian ngắn ( 7 năm),
nhưng chình Hồ Quý Ly là người đầu tiên đã vận dụng triệt để những nguyên tắc
trị nước cơ bản của tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam.
Cải cách thể chế chính trị của Hồ Quý Ly trong giai đoạn này theo tư tưởng
khôi phục củng cố chính quyền trung ương. Trong bộ máy nhà nước, vua nắm
quyền lực tuyệt đối, không phân chia. Nhà Trần cũng áp dụng thể chế chính trị
“lưỡng đầu chế” như nhà Trần, song ảnh hưởng của Thái Thượng hoàng Hồ Quý
Ly mạnh mẽ hơn. Ông đã biết tập hợp lực lượng, sử dụng người hiền tài, bổ sung
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

16


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

vào phe của mình không chỉ khi giành mà còn cả khi đã nắm giữ quyền bính tối
cao. Việc tuyển chọn quan lại chủ yếu dựa vào năng lực thực tế chứ không phải
nguồn gốc xuất thân như trước đây
2.1.3. Cải cách về luật pháp
Chỉ trong vòng 7 năm (1400-1407), nhà Hồ đã ban hành nhiều luật lệ và thực thi
nó làm công cụ tích cực cho việc thực hiện cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị,xã hội, văn hóa. Nhà Hồ có tới 30 lần ban hành luật lệ đươc ghi trong thư tịch cổ.
Hoạt động luật pháp được chú ý tăng cường. Nhà Hồ chủ trương tăng cường

pháp trị nhắm khôi phục lại kỹ cương xã hội bị rối loạn cuối thời Trần. Các luật lệ
của nhà Hồ còn tập chung vào mục đích xây dựng và cũng cố chế độ quan liêu
chuyên chế vừa mới được thiết lập còn thiếu cơ sở kinh tế – xã hội vững chắc,
chấn áp tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần chống đối chống lại các cuộc khởi nghĩa
của nhân dân. Luật lệ của nó nhà Hồ vừa có sự kế thừa các quy định pháp luật Thời
Lý, Trần vừa có sự phát triển cao hơn vế trình độ, kĩ thuật pháp lý, thể hiện tính cụ
thể tính chặt chẽ trong quy các điều luật.
2.2. Cải cách quân sự
Trước hết cần nhấn mạnh rằng tư tưởng cải cách về chính trị - quân sự là phần
rất quan trọng trong hệ tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly. Tư tưởng cải cách này
hầu như bao trùm lên tất cả các mặt hoạt động của ông, là động lực quan trọng
nhất và cũng là sự trăn trở lớn của Hồ Quý Ly trong suốt thời gian ông tham chính
dưới vương triều Trần và 7 năm trong triều đại nhà Hồ do ông tạo dựng.
2.2.1. Về xây dựng lực lượng quân đội
Trong hoàn cảnh lịch sử đương thời Hồ Quý Ly lại càng dốc sức tập trung xây
dựng lực lượng quân sự, bởi sự đe dọa xâm lược quân sự của nhà Minh ở phía Bắc
lúc bấy giờ đã trở nên nghiêm trọng. Sau nhiều năm thực hiện chính sách ngoại
giao mềm mỏng và được vua Minh phong cho Hồ Hán Thương là An Nam Quốc
Vương thì đến năm 1404 mối quan hệ ngày càng xấu đi.
Tuy dùng mọi cách để cầu hòa nhưng Hồ Quý Ly đã biết trước dã tâm của vua
Minh và ông chỉ tim cách để kéo dài thời gian cho sự chuẩn bị của An Nam mà
thôi. Từ trước đó ông đã có hàng loạt sự chuẩn bị và cải cách về quân sự. Ông
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

17


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

thường hỏi các quan: “Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để đánh giặc Bắc”.

Điều đó thể hiện quyết tâm cao của ông. Hồ Quý Ly mong muốn xây dựng được
một lực lượng quân đội với hàng trăm vạn quân, đủ sức đối địch với giặc phương
Bắc. Ông cho đắp thành Đa Bang (bây giờ ở xã Cổ Pháp, huyện Tiên Phong, tỉnh
Sơn Tây), lấy gỗ đóng ở sông Bạch Hạc để chặn đường quân Minh sang, chia các
vệ quân ở Đông Đô ra giữ mọi đường hiểm yếu. Ông cho triệu tập Hội nghị Tây
Đô gồm cả bách quan văn võ bàn việc nên đánh hay nên hòa. Người thì bàn đánh,
người thì bàn hòa, nhưng Quý Ly nhất định đánh.
Để có lực lượng quân đội hùng mạnh, năm 1401 Hồ Quý Ly ra lệnh làm sổ hộ
tịch điều tra bắt mọi người cứ 2 tuổi trở lên phải kê khai, nếu ẩn náu thì bị phạt.
Như thế nhằm nắm chắc dân số để tuyển binh lính. Hộ tịch làm xong, số người từ
15 tuổi đến 60 tuổi hơn gấp mấy lần trước, quân số do vậy tăng thêm. Năm 1406,
khi quân Minh chuẩn bị kéo vào xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly lại tăng thêm thêm
số quân bằng cách “ hạ lệnh cho người có phẩm tước chiêu mộ những người vong
mệnh ( dân phiêu tán) làm quân dũng hãn”[6, tr.180]. Quân đội nhà Hồ lúc đó là
quân đội có số lượng rất lớn trong lịch sử nước ta.
Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt biển.
Ông cho đóng những con thuyền đinh sắt mang hiệu Trung tàu tải lương, có lâu
thuyền tải lương, trên có sàn đi lại để chiến đấu, dưới thì hai người cầm một mái
chèo. Và ở các cửa sông thì đóng cừ lại, để giữ quân giặc ở mặt bể vào. Về phía
nam ngạn sông Nhị Hà ( tức sông Hồng ngày nay) thì đóng cừ dài hơn 700 dặm.
Ông cho dân ở Bắc Giang và Tam Đái sang làm nhà sẵn ở phía nam sông lớn để
phòng khi giặc đến, thì bỏ sang bên này mà ở.
Về biên chế quân đội, Quý Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân
ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân có
20 đội. Mỗi doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn có 5 đội cấm vệ
quân. Tất cả do một đại tướng thống lĩnh. Đặt 4 kho quân khí, sung người khéo
tay, không kể quân hay dân vào làm.
2.2.2. Về phát triển kĩ thuật quân sự
Song song với những biện pháp về tổ chức lực lượng quân đội và tăng cường
sức mạnh về số lượng, nhà Hồ còn rất chú trọng việc cải tiến vũ khí kĩ thuật, trang

bị quân sự. Hồ Quý Ly ra lệnh mở xưởng đúc vũ khí, phát hành tiền giấy, thu hồi
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

18


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

tiền đồng để đúc súng, tuyển thợ giỏi vào làm việc trong các công xưởng. Vũ khí,
thiết bị quân sự vào thời kì này của nước ta do vậy, đã có những bước tiến quan
trọng về mặt kĩ thuật và tính năng quân sự. Khi đó Hồ Nguyên Trừng (con cả của
Hồ Quý Ly) cũng đã sáng chế ra được một loại súng thần cơ có sức công phá
mạnh mẽ, hơn hẳn các loại khí giới đương thời. Trong các cuộc chiến tranh với
Chiêm Thành, quân ta thu được khá nhiều voi chiến; vì vậy quân đội nhà Hồ lại có
thêm lực lượng tượng binh đáng kể, tạo nên sức mạnh mới trong chiến đấu.
Bên cạnh đó nhà Hồ còn chủ trương xây dựng các phòng tuyến trên mặt đất để
phòng thủ quốc gia. Trước họa xâm lăng, nhà Hồ đã khởi dựng thành Tây Đô
(Thanh Hóa), tuy là Đô thành nhưng mang nhiều tính chất phòng vệ trong hoạt
động quân sự. Cùng với việc xây dựng thành Đa Bang, nhà Hồ có cả một hệ thống
công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 400 km kéo dài từ núi Tản Viên men
theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình. Đó là một hệ thống
chướng ngại vật bao gồm những bãi cọc, những xích sắt cùng các đồn quân chốt
chặn khắp các cửa sông, cửa nguồn, quan ải...
Có thể khẳng định, đối với lịch sử quân sự, đây là thời kỳ mà chúng ta xây
dựng được một công trình phòng ngự có quy mô lớn nhất, trên một chính diện
rộng, chiều sâu lớn và đồ sộ gấp nhiều lần phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý chống
giặc Tống. Nhìn chung những cải cách quân sự của Hồ Quý Ly vào thời kỳ này đã
có những điểm tiến bộ, thậm chí có mặt còn vượt trước thời đại. Đây cũng là một
biện pháp thực tiễn để tăng cường quyền lực cho nhà Hồ trong thời kỳ đổi mới,
xây dựng chính quyền, bảo vệ đất nước.

2.3. Cải cách kinh tế - xã hội
Trung tâm cuộc cải cách của Hồ Quý Ly là cải cách kinh tế xã hội, bởi vì
khủng hoảng cuối Trần về cơ bản là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sự rối loạn ở
thượng tầng kiến trúc chỉ là phản ánh của rối loạn cơ sở kinh tế - xã hội.
Những biện pháp chủ yếu mà Hồ Quý Ly đã thực hiện là :
2.3.1. Về kinh tế.
Về mặt kinh tế, ông đã tiến hành một số biện pháp cải cách nhằm hạn chế
quyền lực kinh tế của quý tộc nhà Trần và địa chủ quan lại, một mặt nhằm xoa dịu
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

19


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

nỗi bất bình cuả nhân dân, mặt khác, chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích cho tập đoàn
thống trị mới là tầng lớp quý tộc quan liêu, nho sĩ của triều đình nhà Hồ. Các
chính sách có tính cách tân về mặt kinh tế - xã hội là: chính sách hạn điền, chính
sách hạn nô, cải cách tiền tệ phát hành tiền giấy và chính sách thuế.
a. Cải cách quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, chủ yếu là quan hệ ruộng đất
bằng chính sách “hạn điền”.
Mục tiêu của “ hạn điền” là hằm hạn chế sở hữu lớn về ruộng đất của địa chủ,
quý tộc phong kiến.
Dưới thời Trần chiếm hữu lớn về ruộng đất của địa chủ quý tộc vừa là do phân
phong vừa là do chiếm dụng: Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tì đắp đê bồi
ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai, ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy
nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang. Năm 1397, tháng 6 ( âm lịch)
xuống chiếu hạn chế danh điền ( danh điền tức ruộng có người đúng tên, đó là ruộng
tư). Riêng Đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế.
Đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu. Người nào có nhiều thì tùy ý được lấy

ruộng để chuộc tội. Bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng
thừa phải hiến cho nhà nước.”[11, tr.96,97]
“Hạn điền” đánh vào nền tảng kinh tế quyền uy chính trị của phong kiến quý
tộc. Có thể nói, chính sách này đã góp phần hạn chế quyền chiếm hữu ruộng đất
của địa chủ, quý tộc, quan lại nhà Trần, thu hồi số lớn ruộng đất tư nhân, bổ sung
vào đất công do nhà nước quản lý, tạo cho quốc gia một tiềm lực dể phát triển kinh
tế nông nghiệp.
Thực hiện chính sách này, Hồ Quý Ly ra lệnh tiến hành tổng đo đạc ruộng đất
của dân. Biện pháp này mang lại lợi ích thiết thực đối với một đất nước nông
nghiệp, vì nhờ đó mà nhà nước có thể nắm chắc và biết rõ số diện tích ruộng đất
trong cả nước, lập đầy đủ được danh sách ruộng đất và các chủ sở hữu một cách
chính xác. Trên cơ sở đó nhà nước có thể bảo đảm việc thực hiện chính sách thuế
một cách công bằng, hợp lý và thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai, tạo
thuận lợi cho việc đề ra những chính sách mới về ruộng đất, về phát triển nông
nghiệp và những chính sách kinh tế khác.
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

20


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Tuy vậy cải cách này cũng chỉ là nửa vời. Bởi vì trong khi xã hội có yêu cầu tư
hữu hóa ruộng đất để phát triển kinh tế hàng hóa - tiền tệ và giải quyết nạn thiếu
đói thì số ruộng đất ngoài 10 mẫu được lấy ra lại bị xung hiến cho Nhà nước biến
thành quan điền.
Việc đưa ruộng đất rút ra từ “hạn điền” vào sở hữu chung của Nhà nước phong
kiến quan liêu như vậy là tiến bộ hơn sở hữu lớn của phong kiến quý tộc, nhưng
nó cũng chỉ có tác dụng củng cố quyền lực Nhà nước chứ không phát triển được
kinh tế, cải thiện được dân sinh, tăng cường được khối đoàn kết chống ngoại xâm.

b. Cải cách quan hệ sở hữu sức lao động bằng biện pháp “hạn nô”
Chính sách “hạn nô” được ban hành sau “hạn điền” 4 năm ( vào năm 1401, tức
1 năm sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi và đã truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương,
lên làm Thái thượng hoàng), tức phải tới khi quyền uy của họ Hồ đã được xác lập
vững chắc.
Chính sách này được tiến hành như sau:
Năm 1401 Hán Thương lập phép hạn chế gia nô: “ Chiếu theo phẩm cấp được
số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên. Mỗi tên được trả 5 quan tiền. Người
nào đáng được có gia nô phải xuất trình chúc thư 3 đời. Nô người nước ngoài thì
không theo lệ này. các nô đều thích vào trán để đánh dấu ”[12, tr.95].
Mục tiêu của “ hạn nô” cũng đồng nhất với mục tiêu “ hạn điền” là đánh vào
cả thế lực của phong kiến, quý tộc. Chính sách này khônng chỉ nhằm giảm ưu thế
về kinh tế, mà còn nhằm giảm sức mạnh về quân sự của quý tộc. Sức mạnh quân
sự của gia nô, nô tì thới Trần đã được biểu lộ trong cuộc chiến thắng Nguyên
Mông, nay quý tộc có thể dùng sức mạnh đó đánh vào “kẻ tiếm ngôi” là Hồ Quý
Ly, buộc họ Hồ phải đề phòng. Mặt khác cũng hạn chế sự rối loạn xã hội bởi vì
trong khủng hoảng, nhiều gia nô đã bỏ chủ đi theo khởi nghĩa nông dân.
Nhưng có thể đánh giá khách quan rằng, chính sách hạn nô là cần thiết và gần
với chính sách hạn điền, tạo ra chế độ sở hữu mới góp phần phục vụ mục tiêu cải
cách kinh tế - xã hội.
Đáng lẽ “hạn nô” là chính sách để giải phóng sức sản xuất xã hội thì đây lại
“đưa nô xung công” và “xung vào quân dịch” để củng cố chế độ phong kiến quan
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

21


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

liêu. Như vậy vẫn là duy trì tàn dư của phương thức sản xuất châu á về công hữu

hóa sức lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế hàng hóa - tiền tệ.
c. Cải cách tiền tệ - phát hành tiến giấy
Cải cách tiền tệ là một biện pháp mới, lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta.
Có vẻ như đây là một biện pháp tiến bộ, bởi kinh tế hàng hoàng hóa - tiền tệ đã có
phần nào khởi sắc ở thời Trần. Hơn nữa lại cần đưa kinh tế Đại Việt hội nhập với
kinh tế thế giới nhất là kinh tế Đông Nam Á lúc này - nơi mà kinh tế hàng hóa tiền tệ đang lên.
Cải cách tiền tệ được tiến hành cụ thể như sau:
“Năm 1396, tháng 4, bắt đầu phát hành ( tiền giấy). Thông báo thể thức ( tiền
giấy): tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ
3 tiền vẽ lâ,. 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng” [10, tr.55 ].
Đề ra những biện pháp nghiêm ngặt để thực thi:
“Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản bị tịch thu”.
“ Cấm tuyệt tiền đồng , không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho
Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như trên”
[12, tr.97].
Nguyên nhân cải cách thì nhiều có thể do bắt trước Trung Quốc, cũng có thể do
nhu cầu phát triển kinh tế đại việt mà ông cảm nhận đươc. Việc thu lại tiền đồng,
không những nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính mà còn mục đích dùng dúc
vũ khí phục vụ cho nền an ninh quốc phòng. Vì lúc nay giặc Minh đang tìm cớ để
dánh xuống nước ta, vì vậy việc chuẩn bị trước của ông thể hiện tầm nhìn xa của
một người trị nước. Chủ chương táo bạo này không được nhân dân ủng.
Chúng ta cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, việc ban hành tiền giấy đã
vượt quá yêu cầu của xã hội lúc đó, cả về nhận thức cũng như thực tiễn nền kinh
tế đất nước. Vì thực tế là ngay từ thời “Thịnh Trần” (có thể kể đến Anh Tông,
Minh Tông) tuy đồng tiền đã được sử dụng rộng rãi nhưng chưa có nhu cầu phải
phát hành tiền giấy, huống chi cuối Trần kinh tế đã suy thoái, tiền giấy ra đời
không những chưa cần thiết mà còn gây phiền hà cho dân chúng ( người giàu,
thương nhân không muốn thi hành vì không tin vào giá trị của tiền giấy. Người
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị


22


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

nông dân thì ít tiền nên khó mua được hàng hóa. Người có thể tích lũy được tiền tệ
thì lo lắng, không yên tâm...) việc thay thế tiền giấy được coi là một trong những
cải cách quan trọng trong lĩnh vực kinh tế tài chính của nhà Hồ. Thực tế rằng, việc
ban hanh tiền giấy đã vượt quá yêu cầu của xxã hội lúc đó cả về nhận thức cũng
như thực tiễn nền kinh tế đất nước, nên hiệu quả cũng không được như mong
muốn của Hồ Qúy Ly.
d. Chính sách thuế.
Một cải cách quan trọng khác của Hồ Quý Ly về kinh tế nữa là đổi mới về việc
thực hiện chính sách thuế. Xuất phát từ tình hình tài chính cuối triều Trần rất khó
khăn, do số lượng công điền giảm thiểu đáng kể nên nguồn thu nhập quốc dân từ
thuế cũng giảm xuống. Hồ Quý Ly đã ban hành “Thuế pháp”. Tư tưởng này của
ông là đúng đắn và cũng thu được những kết quả nhất định. Thế nhưng, chính sách
thuế mới này khi ban hành đã chưa chú ý tới tình cảnh của người dân lúc bấy giờ,
còn có những yếu tố chưa hợp lý. Chẳng hạn như thuế thu đối với ruộng đất có
phần hơi nặng. Nhưng đối với loại đất trồng dâu và thuế đinh đã có sự chi tiết hơn
trong mức thu thuế và cũng hoàn toàn thấp hơn mức thuế suất dưới triều Trần. Đó
chính là chính sách thuế xây dựng theo hướng “ khoan thư sức dân”, tức là giảm
thuế đối với người có ít ruộng canh tác, trồng trọt. Chính sách thuế này bắt đầu
kích thích kinh tế nông nghiệp phát triển hơn so với giai đọan trước.
Đối với việc thu thuế trong lĩnh vực thương mại, buôn bán, dưới vương triều
nhà Hồ, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “ Hán Thương đánh thuế thuyền buôn,
định ba bực thượng, trung, hạ. Bực thượng, mỗi chuyến thuyền 5 quan , bực trung
4 quan, bực hạ 3 quan”. Việc thu thuế thuyền buôn và thuế suất có tăng lên như
vậy. Một số nhà sử học cho rằng Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách “ức thương”.
Tuy nhiên có lẽ sự nhận định như vậy là chưa thỏa đáng vì việc tổ chức đánh thuế

thuyền buôn dưói triều Hồ trong một chừng mực nào đó thể hiện được sự công
bằng, bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế của mọi công dân đối với Nhà nước, và
đó cũng là điều hoàn toàn cần thiết.
2.3.2. Cải cách xã hội và văn hóa giáo dục.
a. Về các vấn đề xã hội.
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

23


Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Bên cạnh những chính sách cải cách về chính trị - quân sự - kinh tế thì Hồ Quý
Ly còn tiếp tục thực hiện một số chính sách xã hội khác có tính chất cải cách mạnh
mẽ. Chẳng hạn năm 1401, Hồ Quý Ly cho xây dựng kho “thường bình” như một
hình thức dự trữ quốc gia về lương thực. Nhà nước sử dụng tiền công quỹ khi thóc
lúa rẻ thì cho mua tích trữ, khi mất mùa đói kém, giá thóc gạo lên cao, Nhà nước
sẽ xuất gạo ra bán cho nhân dân, hoặc phân phát cứu trợ người đói kém. Khi có
nhu cầu cho quốc phòng, an ninh cần thiết thì các kho dự trữ này chính là nơi cung
ứng quan trọng về hậu cần, giữ an ninh lương thực, bảo đảm sức mạnh cho quốc
phòng. Đây có thể coi là chủ trương có tính chiến lược “ tính cốc phòng cơ ” nhằm
tạo ra sự bình ổn về lương thực trong xã hội.
Ngoài ra nhà Hồ còn thực hiện hàng loạt các chính sách cách tân khác. Với
mục tiêu an dân như: lần đầu tiên trong lịch sử nước ta , năm 1403, nhà Hồ thành
lập cơ quan “ Quảng Tế thự” ( giống bộ y tế ngày nay), và cử Nguyễn Đại Năng,
một thái y làm “ quảng tế thự thừa” chuyên chăm lo việc quản lý tổ chức chữa
bệnh trong nhân dân, chăm sóc sức khỏe trong nhân dân.
b.Về văn hóa giáo dục.
Trong khi kinh tế còn khó khăn ngoại xâm càng đến gần, Hồ Qúy Ly vẫn cố
gắng cải cách một phần nào đó về văn hóa giáo dục;

Tuy không thành hệ thống lý luận về cải cách giáo dục mà chỉ bằng những
chiếu chỉ, bằng nhưng việc làm cụ thể, Hồ Qúy Ly trong15 năm trong lĩnh vực giáo
dục, với những nội dung và hình thức giáo dục mới đã tạo nên một lớp người có
văn hóa cuối thời Trần. Có thể nói so với các mặt khác về cải cách (chính trị, quân
sự, kinh tế) thì chính sách cải cách về giáo dục là tién bộ nhất, và được nhân dân dễ
dàng chấp nhận. Theo cách nhìn mới thì ông da góp phần quan trọng trong việc đổi
mới về mục tiêu giáo dục (đào tạo ra người có thực tài, có tác dụng thực tế đời
sống.
Kiến trúc thượng tầng cũng được Hồ Quý Ly quan tâm cải cách ngay từ lúc
ông còn tham chính dưới triều Trần với tư cách một đại thần. Những tư tưởng cải
cách về văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Ly được thể hiện từ năm 1392, khi ông viết
sách Minh Đạo, gồm 14 thiên . Rất tiếc sách Minh Đạo đến nay không còn lưu giữ
Tiểu luận môn Lịch sử tư tưởng chính trị

24


×