Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG BẮP LAI TRIỂN VỌNG TẠI XÃ LONG HÒA – HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.75 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG BẮP LAI TRIỂN VỌNG
TẠI XÃ LONG HÒA – HUYỆN DẦU TIẾNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: Hoàng Mạnh Hùng
Ngành: NÔNG HỌC
Niên Khoá: 2003- 2008

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008


KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG BẮP LAI TRIỂN VỌNG
TẠI XÃ LONG HÒA – HUYỆN DẦU TIẾNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tác giả:

HOÀNG MẠNH HÙNG

Kháo luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư nông nghiệp ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. PHAN THANH KIẾM



Tháng 09 / 2008

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cám ơn
Thầy PGS.TS Phan Thanh Kiếm, Bộ môn di truyền giống Khoa Nông Học
trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã hết lòng tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận này
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm, cùng tất cả quý thầy cô Khoa Nông
học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tới các anh chị Trạm Khuyến nông huyện
Dầu Tiếng đã cung cấp cho tôi những thông tin và số liệu có liên quan đến khóa luận
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc đến các anh chị em cùng toàn thể bạn bè
trong lớp Nông Học khóa I Bình Dương đã động viên giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát một số giống bắp lai (Zea mays L.) có triển vọng
tại xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng” được thực hiện từ ngày 07/05/2008 đến ngày
05/08/2008. Thí nghiệm có 08 nghiệm thức: BB5, BB7, BC2630, C919, KK07-15,
LVN37, TF222, V- 118, với C 919 làm đối chứng.
Kết quả tính toán thống kê cho thấy giống BB5, LVN37, TF222 là các giống tốt
nhất và đạt các chỉ tiêu mà đề tài đặt ra.
+ Các đặc trưng của giống BB5
- Giống BB5 năng suất thực thu đạt 85,73 tạ/ha, vượt đối chứng 27,6 tạ/ ha,
tương ứng với 21%, thời gian sinh trưởng 82 ngày, chiều cao trung bình đạt
200,8cm, ít sâu bệnh khả năng chống đổ ngã tốt, độ đồng đều cao trọng lượng 1000
hạt 365,5 g

- Năng suất lý thuyết và năng suất thực thụ đạt cao nhất trong các giống thí
nghiệm
+ Các đặc trưng của giống LVN37
- Giống LVN37 năng suất thực thu đạt 78,24 tạ/ha, vượt đối chứng 12,8 tạ/ha
tương ứng với 19,6%.Thời gian sinh trưởng 86 ngày, trọng lượng 1000 hạt 360g,
ít sâu bệnh khả năng chống đổ ngã tốt, độ đồng đều cao


+ Các đặc trưng của giốngTF222
- Giống TF222 năng suất thực thu đạt 76,67 tạ/ha, vượt đối chứng 11,27 tạ/ha tương
ứng với 17,2%. Thời gian sinh trưởng 84 ngày, trọng lượng 1000g hạt 350g, ít sâu
bệnh khả năng chống đổ ngã tốt, độ đồng đều cao

MỤC LỤC
trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt đề tài

iii

Mục lục

iv


Danh sách các chữ viết tắt

v

Danh sách các đồ thị

vi

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Tình hình sản xuất bắp trên thế giới

3

2.2. Tình hình sản xuất bắp tại Việt Nam

5

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1. Điều kiện thí nghiệm


10

3.1.1. Đất thí nghiệm

10

3.1.2. Khí hậu thời tiết huyện Dầu Tiếng

11

3.2.

11

Vật liệu thí nghiệm

3.2.1. Giống

11


3.2.2. Phân bón

12

3.2.3. Thuốc bảo vệ thực vật

12


3.3.

12

Phương pháp thí nghiệm

3.4. Quy trình kỹ thuật

13

3.5. Phương pháp lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi

13

3.5.1. Cách lấy mẫu

13

3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi

14

3.5.2.1.Các thời kỳ sinh trưởng phát triển

14

3.5.2.2.Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học

14


3.5.2.3. Khả năng chống đổ ngã

16

3.5.2.4.Tình hình sâu bệnh

16

3.5.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

17

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

17

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1.Thời gian sinh trưởng và phát triển

18

4.2. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học

19

4.3 Khả năng chống đổ ngã


34

4.4.Tình hình sâu bệnh

36

4.5.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

39

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

45

5.1.Kết luận

44

5.2.Đề nghị

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ LỤC

47



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSB

Chỉ số bệnh

CSH

Chỉ số hại

CV

Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

DT

Diện tích

FAO

Tổ chức nông lương Liên Hiệp

Quốc
LAI

Chỉ số diện tích lá lai


NSG

Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TLB

Tỷ lệ bệnh

TLH

Tỷ lệ hại


CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Trang
Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

24

Biểu đồ 4.2: Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm


28

Biểu đồ 4.3:Năng suất lý thuyết và năng suất thực thụ của
các giống bắp trong thí nghiệm

43

Hình 1: Vườn bắp thí nghiệm giai đoạn cây con

47

Hình 2:Toàn cảnh thí nghiệm thời kỳ trổ cờ, phun râu

47

Hình 3: Trái và hạt giống bắp C919

48


Hình 4: Hình dạng trái các giống bắp

49

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích năng suất bắp trên thế giới năm 2005 - 2007

4


Bảng 2.2: Sản lượng bắp sản xuất trên thế giới năm 2005 – 2008

5

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp của việt nam
giai đoạn 2000-2007

6

Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng và năng suất bắp lai ở Việt Nam
giai đoạn 1961 - 2007

8

Bảng 3. 1 Tính chất lý hóa của đất trước khi trồng

10

Bảng 3.2: Khí hậu thời tiết huyện Dầu Tiếng

11


Bảng 3.3: Nguồn gốc của 08 giống bắp lai trong thí nghiệm

11

Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống bắp
lai trong thí nghiệm


18

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây

20

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

22

Bảng 4.4: Động thái ra lá các của giống

25

Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của các giống

27

Bảng 4.6: Diện tích lá bắp trong thí nghiệm

29

Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá

31

Bảng 4.8: Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô

33


Bảng 4.9: Các chỉ tiêu chống ngã đổ

35

Bảng 4.10: Một số sâu bệnh chính trên ruộng thí nghiệm

37

Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất

39

Bảng 4.12: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống
trong thí nghiệm

41


Chương I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Bắp (Zea mays L.) là cây ngủ cốc có vai trò quan trọng nhất được con người trồng hàng
năm với hàm lượng dinh duỡng cao được nhiều nước sử dụng như cây lương thực chính, góp
phần vào sự đảm bảo an ninh lương thực thế giới, bắp còn là cây cung cấp thực phẩm được
dùng để ăn tươi hay đóng hộp xuất khẩu. Ngoài ra bắp còn là nguyên liệu cho các nhà sản
xuất rượu, cồn, các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược, công nghiệp nhẹ.
Bắp đã được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm trước (Ngô Hữu Tình 1977) Bắp là cây
lương thực quan trọng được xếp sau lúa. Ở nước ta bắp đã được trồng gần như khắp cả nước

và được chia thành 08 vùng sản xuất chính.
Với cơ cấu chuyển đổi cây trồng đang diễn ra khắp nơi trong nước, có nhiều địa phương
đã chọn cây bắp làm cây trồng chủ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới. Từ những
năm 1991 đến nay nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật đã chọn lọc và lai tạo những giống
bắp lai có năng suất cao, tính thích ứng rộng đã góp phần cải thiện nâng cao năng suất bắp của
Việt Nam một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để đưa những giống cây mới vào sản xuất đại trà
ở một vùng, một khu vực nào đó thì việc khảo nghiệm để đánh giá khả năng thích nghi của
giống với điều kiện vùng đó nhằm chọn ra những giống bắp lai với đặc tính nông học tốt,
năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ phù hợp với điều
kiện của vùng hoặc khu vực đó. Vì vậy đề tài “Khảo sát một số giống bắp lai có triển vọng tại
xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” được thực hiện.


1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định những giống bắp lai có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm sâu
bệnh ít, có khả năng chống chịu với đổ ngã, thích nghi tốt điều kiện khí hậu Bình Dương.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu:
+ Thời gian sinh trưởng
+ Đặc điểm hình thái cây, trái, hạt
+ Khả năng kháng sâu bệnh
+ Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
- Xử lý số liệu thu thập và xác định được các giống tốt
1.2.3. Giới hạn đề tài
Thí nghiệm chỉ được thực hiện với 08 giống, vụ Hè Thu tại xã Long Hòa, huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương.


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
Ngành sản xuất bắp trên thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong 40
năm gần đây, bắp là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây
lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất bắp trung bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/
ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích bắp đã vượt qua lúa nước,
với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn. Với lúa
nước, năm 1961 có diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 triệu ta/ha và sản lượng là
215,27 triệu tấn: năm 2007:diện tích 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha , sản lượng 626,7 triệu
tấn. Còn lúa mì, năm 1961 có diện tích là 200,88 triệu ha, năng suất 10,9 tạ/ha, sản lượng
219,22 triệu tấn và năm 2007 các số liệu tương ứng là 217,2 triệu ha, 28 tạ/ha và 603,6 triệu
tấn ( FAOSTAT, USDA 2008). Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi ưu
thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải tiến các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Đặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết
hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong
canh tác cây bắp đã góp phần đưa sản lượng bắp thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.
Với 52% diện tích trồng bằng giống được tạo ra bằng công nghệ sinh học, năng suất bắp nước
Mỹ năm 2005 đạt hơn 10 tấn/ha trên diện tích 30 triệu ha.
Năm 2003 có 160 nước trồng bắp trên thế giới với lúa nước là 114 nước, lúa mì là 123
nước. Diện tích, năng suất bắp, trên thế giới 2004 -2007. Được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Diện tích , năng suất bắp trên thế giới năm 2004 -2007.
Năm

Diện tích

Năng suất

(1000ha)


(tấn/ha)


2004 -2005

145,0

4,9

2005 -2006

145,6

4,8

2006 -2007

148,6

4,7

2007 -2008

157,0

4,9
( Nguồn: FAOSAT, USDA 2008 )

ở châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích có năng suất trồng bắp lớn nhất, ở đây bắp được

trồng chủ yếu ở bình nguyên Hoàng Hà (phía Bắc), tây Nam Hồ Nam, phía Bắc Giang Tô,
phía Tây Tứ Xuyên và Mãng Châu.
Châu Mỹ chiếm hơn 40% diện tích trồng bắp trên thế giới trong đó chủ yếu là Mỹ,
Brazil, Mexico, Acgentina. Hiện nay Mỹ là nước luôn dẫn đầu trong sản xuất bắp cả về sản
xuất và sản lượng, với trình độ cơ giới hóa, kỹ thụât thâm canh cao và chủ yếu sử dụng giống
chuyển gen như: giống chuyển gen kháng sâu đục thân, kháng thuốc diệt cỏ. Hiện nay nhu
cầu tiêu thụ nội địa bắp trên thế giới rất lớn, trung bình hàng năm từ 702,5 đến 768,8 triệu tấn.
Trong đó nước Mỹ tiêu thụ 33,52 % tổng sản lượng bắp tiêu thụ. Các nước khác chiếm
66,48%, sản lượng bắp xuất khẩu thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn .
Trong đó, Mỹ xuất khẩu 64,41 % tổng sản lượng và các nước khác chiếm 35,59%. Sản lượng
bắp trên thế giới năm 2007 tăng gấp đôi so với 30 năm trước đây (sản lượng khoảng 349 triệu
tấn vào năm 1977). Trong đó nước Mỹ sản xuất 40,62 % tổng sản lượng bắp và 59,38 % do
các nước khác sản xuất. Sản lượng bắp thế giới giai đoạn 2005-2008 được trình bày trong
bảng 2.2

Bảng 2. 2. Sản lượng bắp sản xuất trên thế giới năm 2005-2008
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm


TT
. 1

2

.3

Sản lượng

2005-2006


2006-2007

2007-2008

Trung bình

Sản xuất

696,2

701,2

771,5

723,3

- Mỹ

282,3

267,6

331,6

331,6

- Các nước khác

413,9


434,6

439,9

439,9

Tiêu thụ nội địa

702,5

722,8

768,3

768,3

- Mỹ

232,1

235,6

267,7

267,7

- Các nước khác

470,5


487,2

501,1

468,3

Xuất khẩu

82,6

84,7

86,7

84,7

- Mỹ

56,1

53.0

54,5

54,5

- Các nước khác

26,5


32,7

30,2

30,1

( Nguồn: Sở khoa học An Giang )
2.2. Tình hình sản xuất bắp tại Việt Nam
Theo nhà bác học Lê Quý Đôn, cây bắp được đưa vào việt nam vào cuối thế kỷ XVII (
thời Khang Hy) do ông Trần Thế Vinh đi sứ sang Trung Quốc đem về trồng tại Sơn Tây. Do
những đặc điểm quý cây bắp sớm được người Việt Nam chấp nhận và được coi như một trong
những cây lương thực chủ yếu trong sản xuất, đặc biệt ở vùng đất cao, ít có điều kiện tưới
nước từ đó cây bắp lan đến các vùng khác của Việt Nam. Trải qua nhiều thế hệ bắp đã trở
thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa. Nó cũng là cây trồng rất có ý nghĩa cho
việc phát triển chăn nuôi, trước đây cây bắp chưa được chú trọng nên chưa phát huy hết tiềm
năng của nó. Từ năm 1990 nhà nước đã chú trọng đến việc phát triển cây bắp nên diện tích,
năng suất và sản lượng ngày một tăng. Một số địa phương có năng suất bình quân 5 - 6
tấn/ha, cá biệt một vài trường hợp đạt 10 tấn /ha.
Từ 1992 việc du nhập và phát triển các giống lai (DK – 888, Pacifie – M, Bioseed –
9670) với năng suất cao, đồng thời kết hợp với chính sách cho vay vốn của ngân hàng, bao
tiêu giá cả sản phẩm của các tỉnh đã kích thích nông dân gia tăng việc trồng bắp, đặc biệt là từ
năm 2001 đến nay diện tích và năng suất, sản lượng bắp của Việt Nam giai đoạn 2001-2007
được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp ở Việt Nam giai đoạn 2001-2007


Năm

Diện tích ( 1.000ha)


Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000tấn)

2001

729.500

2,67

2.161.000

2002

816.000

2,81

2.511.200

2003

912.700

2,97

316.300

2004


991.100

2,97

3.453.600

2005

1.043.300

3,14

375.600

2006

1.031.800

3,17

3.819.200

2007

1.150.000

3,75

4.312.500

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Cuộc cách mạng về giống đã đưa Việt Nam đứng trong hành ngũ các nước trồng bắp lai
tiên tiến ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Từ năm 2000 – 2004 chương trình khuyến nông
phát triển bắp lai đã triển khai hầu hết các tỉnh, nhiều nhất là vùng trung du miền núi phía
Bắc, Đông Nam Bộ và Tây nguyên. Năm 2004 quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và
phát triển kinh tế nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh, sản xuất nông nghiệp phát triển toàn
diện, sản lượng hầu hết các giống đều tăng đặc biệt là cây lương thực chủ lực như: bắp, đậu
nành. Để đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thì chủ yếu tập trung vào các mục
tiêu cơ bản là làm giảm giá thành sản xuất một số ngành hàng trên cơ sở thị trường và lợi thế
cạnh tranh. Cần mở rộng diện tích và quy mô sản xuất đối với nhóm cây, vật nuôi có lợi thế
cạnh tranh và thị trường xuất khẩu như: cây ăn quả, điều, bắp. Đặc biệt cây bắp là sản phẩm
mà thị trường trong nước có nhu cầu lớn cho chế biến thức ăn gia súc
Hiện nay cây bắp đã chiếm một diện tích đáng kể, thích ứng với nhều vùng sinh
thái từ đồi núi đến vùng đồng bằng .
2.2.1. Tình hình sản xuất bắp lai tại Việt Nam
Việt Nam tiếp cận với bắp lai không phải là muộn, từ năm 1960 các nhà khoa học
đã đưa bắp lai vào sản xuất nhưng chưa thành công do vật liệu khởi đầu của ta quá
nghèo nàn và không phù hợp cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng một số khâu
trong quá trình chế biến bắp lai. Việt Nam phát triển bắp lai nhanh từ những năm 90 và
cuộc cách mạng bắp lai đã đưa Việt Nam đứng trong hàng ngũ tiên tiến của châu Á. Gắn
liền với việc không ngừng mở rộng giống bắp lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các


biện pháp kỹ thuật canh tác theo quy trình của giống mới. Năm 1991, diện tích trồng bắp
lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha trồng bắp, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng
95% trong số hơn 1 triệu ha. Năng suất bắp nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao
hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất bắp nước ta
chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/
ha); năm 2000 bằng 60% (25/42); năm 2005 bằng 73% (36/49 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt

81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng bắp ngưỡng 2 triệu tấn, năm 2000 vượt
ngưỡng 2 triệu tấn, và năm 2007 chúng ta đã đạt diện tích, năng suất và sản lượng cao
nhất từ trước đến nay: diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha, sản lượng vượt
ngưỡng 4 triệu tấn (USDA, 2008). Với số liệu trên cho thấy năng suất sản lượng bắp của
chúng ta đang trên đà tăng rất nhanh.
Giống bắp lai rõ ràng đã thể hiện những ưu thế vượt trội hơn các giống bắp địa
phương nên bắp lai ngày càng phát triển, một số lãnh thổ đã ứng dụng thành công. Diện
tích, năng suất, sản lượng bắp lai của Việt Nam được trình bày trong bảng 2.4 .

Bảng 2.4. Diện tích, sản lượng và năng suất bắp lai ở Việt Nam giai đoạn 1961 - 2007
Năm

Diện tích

Sản lượng

Năng suất

(1000 ha)

( 1000 tấn)

( tạ/ ha)

1961

229,20

260,10


11,4

1975

267,0

280,60

10,5

1900

432,0

671,0

15,5

1994

534,0

1143,9

21,4

2000

730,2


2005,9

25,1

2005

1052,6

3787,1

36,0

2007

1072,8

4250,9

39,6


(Nguồn: Viện nghiên cứu ngô Việt Nam)
2.2.2: Tình hình sản xuất bắp của huyện Dầu Tiếng
Huyện Dầu Tiếng nằm về phía tây nam của tỉnh Bình Dương cách trung tâm thị xã
khoảng 50 km, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 07
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 06 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm
2.774mm, nhiệt độ bình quân 29oC, độ ẩm bình quân 76,7% cây trồng chủ yếu là cây công
nghiệp dài ngày như: cao su, tiêu, điều. Cây ngắn ngày như: mì, đậu phộng, bắp.
Hiện nay do tình hình giá cả thị trường một số cây công nghiệp lên xuống không ổn
định nên huyện đã khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cao như:

cao su, tiêu. Vì vậy một số cây công nghiệp ngắn ngày như: mì, bắp, đậu phộng bị thu hẹp
diện tích, hình thức canh tác chỉ là trồng xen với các cây công nghiệp dài ngày, vì vậy sản
lượng không cao, sâu bệnh nhiều không chọn lọc được những giống bắp có năng suất cao,
phẩm chất tốt, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.
Vậy nên trong chính sách mới của huyện tập trung quy hoạch lại diện tích trồng cây
lương thực từ đó lựa chọn những giống có năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh tốt để đưa
vào sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp góp phần tăng thu nhập các hộ nông
dân .
Trong đó cây bắp được nhắc đến như là giống cây trồng mang lại hiệu quả cao vì các
tính ưu việt của nó như: dễ trồng, chi phí thấp, sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ và thu nhập ổn
định vì vậy hiện nay tại Dầu Tiếng các hộ nông dân đang được khuyến khích và mở rộng diện
tích canh tác trồng bắp của mình.


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện thí nghiệm
3.1.1. Đất thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành trên đất xám bạc màu tại xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, Tỉnh
Bình Dương. Đặc điểm đất thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1 về thành phần lý hóa tính
của đất trước khi trồng.
Bảng 3.1: Tính chất lý hóa của đất trước khi trồng.
Chỉ tiêu

Giá trị


1. Thành phần cấu tạo đất (%)
- Cát


20,25

- Thịt

50,40

- Sét

20,35

2. Chất tổng số
- mùn (%)

1, 29

- P2O5 (%)

0,07

- K2O5 (%)

0,02

3. Tính chất hóa học
- pH KCL

6,02

- pH (H20)


6,56
( Nguồn: Phòng nông nghiệp công ty cao su Dầu Tiếng)

3.1.2. Khí hậu thời tiết
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu của huyện Dầu Tiếng
Tháng

Nhiệt độ

Độ ẩm

Tổng số

Tổng lượmg

Tổng lượng

trung bình

trung bình

giờ nắng

bốc hơi

mưa

( oC)


(%)

(giờ)

(mm)

(mm)

183,5

105,3

108,3

5

27,2

88

6

27,5

87

194,9

98,2


120,7

7

27,3

87

198,9

92,7

158,3

( Nguồn: Trạm thủy văn huyện Dầu Tiếng)
3.2: Vật liệu thí nghiệm
3.2.1: Giống
Vật liêu thí nghiệm gồm 08 giống bắp lai có nguồn gốc được trình bày trong bảng 3.3.


Bảng 3.2: Nguồn gốc của 08 giống bắp lai trong thí nghiệm:

Mã số

Tên giống

Nguồn gốc

01


BB5

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

02

BB7

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

03

BC2630

Công ty Bioseed

04

C919 (Đ/C)

Công ty Cargill

05

KK07-15

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

06


LVN37

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

07

TF222

Công ty Asia seed

08

V-118

Viện khoa học nông nghiệp Miền nam

3.2.2. Phân bón:
Công thức bón phân /ha: 05 tấn phân chuồng + 500kg vôi, 160N – 80 P20 - 60K20.
3.2.3. Thuốc bảo vệ thực vật:
Basudin 10H: 10 kg/ ha
Anvil: 0,1 lít/ ha
3.3. Phương pháp thí nghiệm:
Thí nghiệm đựơc bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 08 nghiệm thức
(mỗi giống là một nghiệm thức), 03 lần lặp lại. Tổng số ô thí nghiệm là 24 ô diện tích là
15m2/ô (3,0m* 5,0m) ,diện tích thí nghiệm là 360m2, tổng diện tích toàn bộ khu thí nghiệm là
(kể cả hàng rào bảo vệ) 555m2.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Bảo vệ
LLL1


LLL2

LLL3

1

8

6


6

4

2

3

7

4

8

1

5

4


3

7

5

2

3

7

5

8

2

6

1

Bảo vệ


3.4.Quy trình kỹ thuật:
- Làm đất: Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật vụ trước, cày và tiến hành phân ô theo sơ đồ
bố trí thí nghiệm.
- Gieo hạt: Ngày 07/5/2008. Mỗi hàng 20 hốc, gieo 02 hạt/hốc, lấp đất phun thuốc trừ cỏ

tiền nảy mầm. Sau khi gieo từ 10-12 ngày tỉa bớt chừa lại 01 cây/hốc. Mỗi nghiệm thức gieo
03 hàng, cây cách cây 25cm, hàng cách hàng 70cm, tổng số cây là 60 cây/nghiệm thức tương
ứng với mật độ 57.100 cây/ha.
- Bón phân: Áp dụng phân bón cho 01 ha như sau: 05 tấn phân chuồng/ha, 500 kg vôi,
160N, 80P2O5, 60 K20 tức là khoảng 350 kg Urê, 500 kg Super lân, 100 kg Clorua Kali.
+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân và vôi lúc làm đất lần cuối, xử lý
thuốc kiến, sùng, sâu cắn ngọn trước khi gieo bằng Basudin 10H (10 kg/ha) sau đó theo dõi
thường xuyên phòng ngừa côn trùng phá hoại.
+ Bón thúc lần 1: 15 NSG với lượng phân Urê + ½ KCl.
+ Bón thúc lần 2: 30 NSG với lượng phân ½ lượng Urê còn lại + ½ lượng KCl
+ Bón thúc lần 3: 45 NSG bón lượng phân Urê còn lại.
Khi bón thúc phải kết hợp với làm cỏ và vun gốc, tưới nước giữ ẩm phòng ngừa sâu bệnh
thường xuyên
- Thu hoạch: Thu bằng tay ở hàng giữa mỗi ô thí nghiệm. Để tính năng xuất thực thu và
các chỉ tiêu có liên quan như: đường kính trái, chiều dài trái, số hàng/trái, số hạt/hàng.
3.5. Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1. Cách lấy mẫu: Tất cả các chỉ tiêu được lấy ở hàng chính giữa của mỗi ô thí nghiệm.
Mỗi ô theo dõi 10 cây

3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi.
3.5.2.1. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển.


- Ngày mọc mầm: Khi có 50% số cây trong ô có lá thứ nhất trên mặt đất.
- Ngày tung phấn: Khi có 50% số cây trong ô tung phấn
- Ngày phun râu: Khi có 50% số cây trong ô phun râu, tính từ khi râu dài 2-3cm
- Ngày chín hoàn toàn: Khi các cây trong ô có lá bi và nhiều lá khô, hình thành vết đen ở
chân hạt.
3.5.2.2. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học
* Động thái sinh trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

- Đo chiều cao cây bằng cách đo từ cổ rễ vuốt đến đầu cổ lá của lá cao nhất. Bắt đầu
theo dõi ở giai đoạn 20 ngày sau gieo, sau đó định kỳ 10 ngày đo một lần cho đến đến khi cây
có chiều cao ổn định.
* Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) được tínhtheo công thức:
H = (h2-h1)/ t
Trong đó:
H là tốc độ tăng trưởng chiều cao cây,
h1 là chiều cao cây đo lần trước,
h2 là chiều cao cây đo lần sau,
t là thời gian giữa hai lần đo.
* Số lá và tốc độ ra lá
- Số lá (lá/cây) được tính từ khi bẹ lá xuất hiện cùng với cuống lá và phiếm lá, đếm số lá
bằng cách dùng dấu sơn đánh dấu, lá được tính từ khi thấy rõ cổ lá . Bắt đầu theo dõi từ 20
ngày sau gieo và định kỳ 10 ngày đếm một lần cho đến khi số lá ổn định. Tính tổng số lá trên
cây của mỗi giống.

- Tốc độ ra lá (lá/cây/ ngày) được tính bằng công thức :
L = (Sl2 – Sl1) / t
Trong đó:


L là tốc độ ra lá
Sl1 là số lá đếm lần 1
Sl2 là số lá đếm lần 2
t là thời gian giữa hai lần đếm.
* Diện tích lá:
Tiến hành theo dõi vào thời điểm 20 ngày NSG và định kỳ 10 ngày đo một

.


lần
* Diện tích lá được tính theo công thức Ivanop: S= a* b* k
Trong đó :
S là diện tích lá (dm2)
a là chiều dài lá (dm) đo từ cổ lá đến chóp lá.
b là chiều rộng lá (dm) đo chỗ rộng nhất .
k là (hệ số lá ) = 0,7
Chỉ số diện tích lá (LAI ) = m2 lá /m2 đất
* Trọng lượng chất khô (g/cây) và tốc độ tích lũy chất khô (g/cây/ngày): Mỗi giống nhổ
03 cây đại diện, cân trọng lượng tươi rồi băm nhỏ đều, cân lấy 200g đem sấy đến khô kiệt.
Từ đó tính trọng lượng chất khô của mỗi giống, đánh giá vào giai đoạn chín hoàn toàn.
Trọng lượng chất khô (g/cây) = P/t
P: là trọng lượng chất khô
t: là thời gian sinh trưởng.

3.5.2.3. Khả năng chống đổ ngã:
* Đường kính gốc (cm) dùng thước kẹp đo cách gốc 20cm, mỗi ô đo 03 cây thời kỳ thu
hoạch.
* Chiều cao đóng trái (cm) đo từ cổ rễ đến đốt mang trái dưới cùng.
* Chiều cao cây (cm) đo từ cổ rễ đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên.
* Tỷ lệ đổ ngã = (Số cây đổ ngã / tổng số cây điều tra) x 100


×