Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN LỎNG ĐA – VI LƯỢNG PHỐI HỢP NHIỀU YẾU TỐ TÁC DỤNG LÊN CÂY DƯA LEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN LỎNG ĐA – VI LƯỢNG PHỐI HỢP
NHIỀU YẾU TỐ TÁC DỤNG LÊN CÂY DƯA LEO

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG VĂN LỢI
Ngành: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 10/2008


NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN LỎNG ĐA – VI LƯỢNG PHỐI
HỢP NHIỀU YẾU TỐ TÁC DỤNG LÊN CÂY DƯA LEO

Tác giả

TRƯƠNG VĂN LỢI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ Hóa học

Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHẠM THÀNH TÂM

Tháng 10 năm 2008



CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp kĩ sư Công nghệ Hóa chuyên ngành Công nghệ Hóa học với đề tài
“ Nghiên cứu sản xuất phân bón lỏng đa – vi lượng phối hợp nhiều yếu tố tác dụng lên
cây dưa leo” là sự thể hiện kiến thức đã được thu nhận của tác giả trong 3 năm học tại
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của các
thầy cô trong trường và đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Công nghệ Hóa học
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến Thầy Th.S Phạm Thành Tâm –
Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trưởng bộ môn cùng các thầy cô bộ môn Công nghệ
Hóa học đã mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến thầy Cậu – quản lý Trại Thực Nghiệm khoa Nông Học, sinh
viên Phúc – khóa 30 – ngành Nông Học đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến công ty Phân Bón Bình Điền đã giúp đỡ một phần nguyên
liệu, kỹ thuật cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã khích
lệ động viên tôi hoàn thành khóa luận này.
TP HCM, tháng 10 năm 2008
Trương Văn Lợi


TÓM TẮT
Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn
chế và ở trình độ khá thấp. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp đa số nguồn dinh dưỡng
thấp, bạc màu, người nông dân canh tác không hợp lý dẫn đến đất nguồn dinh dưỡng
trong đất cạn kiệt, ô nhiễm nguồn đất.
Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu
hẹp do đó nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm của mỗi người ngày càng tăng. Để

đáp ứng các nhu cầu cấp thiết đó cần phải sản xuất ra càng nhiều lương thực phẩm.
Giải quyết vấn đề trên, trong quá trình sản xuất cần phải tăng cường sử dụng phân bón
hữu cơ – nhằm duy trì nguồn dinh dưỡng và cải tạo đất lâu dài và phân vô cơ – tăng
năng suất tối đa, tức thì cho cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó quá trình
sử dụng phân bón lỏng kết hợp các yếu tố đa – vi lượng có nhiều thuận lợi .
Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi tiến hành thí nghiệm “ Nghiên cứu sản xuất phân
bón lỏng đa – vi lượng phối hợp nhiều yếu tố tác dụng lên cây dưa leo ”.
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01/04/2008 đến ngày 05/07/2008.
Thí nghiệm được tiến hành theo hai công đoạn :
Công đoạn 1 – Nghiên cứu & điều chế công thức phân bón tại phòng thí nghiệm I4,
Khu chữ I, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công đoạn 2 – Thực nghiệm tưới phân bón cho cây dưa trồng ngoài đồng ruộng được
tiến hành tại Trại Thực Nghiệm, khoa Nông Học, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Thí nghiệm này được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn đầy đủ
(RCBD) trong điều kiện đất trồng ngoài trời, với 7 nghiệm thức, 3 lần lặp lại:
-

Nghiệm thức 1: Không tưới phân (tưới nước lạnh)
Nghiệm thức 2: 5 ml Công thức(1) + 2 lít nước
Nghiệm thức 3: 10 ml Công thức(1) + 2 lít nước
Nghiệm thức 4: 15 ml Công thức(1) + 2 lít nước
Nghiệm thức 5: 5 ml Công thức(2) + 2 lít nước
Nghiệm thức 6: 10 ml Công thức(2) + 2 lít nước
Nghiệm thức 7: 15 ml Công thức(2) + 2 lít nước

Qua kết quả thí nghiệm ngoài đồng ruộng, thu được kết quả :
+ Nghiệm thức 1 : đạt 0,70 kg/gốc
+ Nghiệm thức 2 : đạt 2,13 kg/gốc
+ Nghiệm thức 3 : đạt 2,80 kg/gốc
+ Nghiệm thức 4 : đạt 2,37 kg/gốc

+ Nghiệm thức 5 : đạt 2,25 kg/gốc
+ Nghiệm thức 6 : đạt 1,90 kg/gốc
+ Nghiệm thức 7 : đạt 1,96 kg/gốc
NT 3(CT 1+2 lít nước) cho năng suất cao nhất 2,80 kg/gốc, NT 1(không dùng phân bón
lá) cho năng suất thấp nhất (0,7 kg/gốc).


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ....................................................................................................................i
Cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt .......................................................................................................................iii
Mục lục .......................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................vii
Danh sách các hình và đồ thị .....................................................................................viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu – yêu cầu nghiên cứu thí nghiệm .......................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu .......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Khái niệm phân bón ............................................................................................. 3
2.2 Các loại dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng ....................................................... 3
2.3 Vai trò sinh lý của nguyên tố dinh dưỡng ............................................................ 4
2.3.1 Vai trò của đạm ................................................................................................. 4
2.3.2 Vai trò của lân ................................................................................................... 4
2.3.3 Vai trò của kali .................................................................................................. 4
2.3.4 Vai trò của Magie .............................................................................................. 5

2.3.5 Vai trò của lưu huỳnh ........................................................................................ 5
2.3.6 Vai trò của Canxi .............................................................................................. 5
2.3.7 Vai trò của Bo ................................................................................................... 5


2.3.8 Vai trò của Đồng ............................................................................................... 5
2.3.9 Vai trò của Kẽm ................................................................................................ 5
2.3.10 Vai trò của Mangan ......................................................................................... 6
2.3.11 Vai trò của Molipden ...................................................................................... 6
2.3.12 Vai trò của Sắt ................................................................................................. 6
2.3.13 Vai trò của Clo ................................................................................................ 6
2.4 Phân loại phân bón ............................................................................................... 6
2.5 Đặc điểm và ưu điểm của phân bón lá so với loại phân khác .............................. 7
2.6 Nguyên liệu sử dụng sản xuất phân bón lá .......................................................... 7
2.6.1 Nguyên liệu cung cấp đạm ................................................................................ 7
2.6.2 Nguyên liệu cung cấp lân .................................................................................. 8
2.6.3 Nguyên liệu cung cấp kali ................................................................................. 8
2.6.4 Nguyên liệu cung cấp trung – vi lượng ............................................................. 8
2.6.5 Các chất kích thích sinh trưởng ........................................................................ 9
2.6.6 Phụ gia ............................................................................................................... 10
2.7 Đặc điểm cây dưa leo ........................................................................................... 10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 11
3.1 Nghiên cứu điều chế phân bón lá ......................................................................... 11
3.1.1 Phương pháp điều chế ....................................................................................... 11
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 11
3.1.3 Nghiên cứu đặc điểm đất, cây trồng ................................................................. 13
3.1.4 Nghiên cứu công thức phân bón lá ................................................................... 14
3.2 Thực nghiệm trên cây dưa leo .............................................................................. 23
3.2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm ...................................................... 23
3.2.2 Điều kiện chung trong thời gian thực hiện thí nghiệm ..................................... 24

3.2.2.1 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm ................................................................... 24
3.2.2.2 Khí hậu và thời tiết ......................................................................................... 25
3.2.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ................................................................. 26
3.2.3.1 Vật liệu ........................................................................................................... 26
3.2.3.2 Dụng cụ .......................................................................................................... 26


3.2.3.3 Các nghiệm thức thí nghiệm .......................................................................... 26
3.2.3.4 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 27
3.2.3.5 Diện tích khu thí nghiệm ................................................................................ 27
3.2.3.6 Quy trình kỹ thuật .......................................................................................... 27
3.2.3.7 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 31
4.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến khả năng sinh trưởng của
dưa leo ........................................................................................................................ 31
4.1.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến khả năng tăng trưởng
chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................... 31
4.1.2 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến khả năng ra lá và tốc độ ra
lá trên thân chính ........................................................................................................ 36
4.2 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến khả năng phát dục ...... 41
4.2.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến thời gian phát dục của dưa
leo ............................................................................................................................... 41
4.2.2 Tỷ lệ đậu hoa, tỷ lệ đậu quả ở các mức độ phân bón lá khác nhau ở cây dưa leo
..................................................................................................................................... 42
4.2.3 Tỷ lệ dưa đèo ở các nghiệm thức ...................................................................... 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 47
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 47
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 48
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 55



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐHNL TPHCM : Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
2. NSG : Ngày sau gieo
3. đvC : Đơn vị Cacbon
4. ctv : Cộng tác viên
5. LVNH : Luận Văn Nông Học
6. ppm (parts per million) : Phần triệu
7. lđl : Li đương lượng
8. NT : Nghiệm thức
9. NT1 : Đối chứng ( phun nước lạnh )
10. NT2 : 5 ml công thức (1) + 2 lít nước
11. NT3 : 10 ml công thức (1) + 2 lít nước
12. NT4 : 15 ml công thức (1) + 2 lít nước
13. NT5 : 5 ml công thức (2) + 2 lít nước
14. NT6 : 10 ml công thức (2) + 2 lít nước
15. NT7 : 15 ml công thức (2) + 2 lít nước
16. CV (Coefficient of Variation ) : Hệ số biến động
17. Rep (Replication) : Lần lặp lại
18. Công thức (1) : CT 1
19. Công thức (2) : CT 2


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

HÌNH
Hình 3-1: Mẫu phân bón lá – công thức (1) ...............................................................20
Hình 3-2: Mẫu phân bón lá – công thức (2) .............................................................. 21
Hình 5-1: Giai đoạn 21 NSG ( Lô lặp lại 1) ...............................................................49

Hình 5-2: Giai đoạn 21 NSG ( Lô lặp lại 2) ...............................................................50
Hình 5-3: Giai đoạn 21 NSG ( Lô lặp lại 3) ...............................................................51
Hình 5-4 : Toàn cảnh khu thí nghiệm ........................................................................52
Hình 5-5 : Kết quả thu hoạch dưa 56 NSG ................................................................52
Hình 5-6 : So sánh giữa NT 3 và NT 1 (56 NSG) .....................................................53
Hình 5-7 : Quả NT 3 và NT 1 (thu hoạch lần đầu tiên) ............................................. 53
ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá đến khả năng tăng trưởng chiều cao
cây ..............................................................................................................................33
Đồ thị 4.2 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đên tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây ..............................................................................................................35
Đồ thị 4.3 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến đến các động thái ra
lá trên thân chính ........................................................................................................38
Đồ thị 4.4 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến tốc độ ra lá trên thân
chính ..........................................................................................................................40


DANH SÁCH CÁC BẢNG
3.1 Đặc tính của đất thí nghiệm .............................................................................13
3.2 Nhu cầu/ hấp thu chất đa lượng khi trồng ngoài trời của cây............................13
3.3 Số liệu phân tích cây về các các chất đa lượng ................................................14

3.4 Số liệu phân tích cây về các chất vi lượng .......................................................14
3.5 Lựa chọn công thức phân bón lá .......................................................................16
3.6 Kết quả phối liệu sản phẩm phân bón lá ..........................................................19
3.7 Các hoạt chất bổ sung vào sản phẩm phân bón lá ............................................20

3.8 Nồng độ sau pha loãng của phân bón lá cho CT 1.............................................22
3.9 Nồng độ sau pha loãng của phân bón lá cho CT 2.............................................23
3.10 Thành phần lý hóa tính đất trước thí nghiệm ..................................................24

3.11 Khí hậu thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm ...................................25
4.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến khả năng tăng trưởng
chiều cao cây ...........................................................................................................30
4.2 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây ...........................................................................................................................32
4.3 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón khác nhau đến động thái ra lá ...............35
4.4 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến tốc độ ra lá trên thân
chính .......................................................................................................................37
4.5 Ảnh hưởng của các mức độ phân bón lá khác nhau đến thời gian phát dục......39
4.6 Tỷ lệ đậu hoa, tỷ lệ đậu quả ở các mức độ phân bón lá khác nhau của các
nghiệm thức .............................................................................................................40
4.7 Tỷ lệ dưa đèo .....................................................................................................42
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................................43


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề [III]
Cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá, trong khi
diện tích lá của cây gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới.
Sử dụng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
+ Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn phân bón gốc
+ Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn
+ Chi phí thấp hơn
+ Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Ở
Philippin dùng phân bón qua lá cho tăng năng suất 1.5 lần so với dùng phân bón gốc
qua rễ và gấp 3.3 lần khi không bón phân.
Khi dùng phân phân bón lá cây lúa khỏe hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh, không
làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hóa học vào đất. Hạt thóc cũng

nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng kể, làm cho gạo của Philippin phù
hợp với thị trường quốc tế.
Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng ¼ so với bón qua đất.
Ở nước ta, từ những năm 80, Viện Hóa Học Công Nghiệp đã tiến hành tách chiết axit
humic từ than bùn để điều chế một số loại humat dùng làm chất kích thích sinh trưởng
phun cho cây trồng. Kết quả là đã được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, trình độ khoa
học kỹ thuật ngày một cao, khách hàng yêu cầu cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng
đa vi lượng, chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường phải ngày một nâng cao.

Nhu cầu đó hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu của nhiều nước tiên tiến.


Người ta xác định thời kì cây lớn cần nhiều các nguyên tố Ca, K và N. Khi cây tạo hoa,
trái, củ lại cần nhiều nguyên tố P, N, nguyên tố trung lượng và vi lượng.
Xuất phát từ những nhu cầu trên, với nguồn nguyên liệu phân bón có sẵn trong nước.
Được sự định hướng của thầy Phạm Thành Tâm – Đại Học Công Nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh, được sự cho phép của Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự giúp đỡ của Khoa Nông Học, tôi tiến
hành thực hiện thí nghiệm: “ Nghiên cứu sản xuất phân bón lỏng đa – vi lượng phối
hợp nhiều yếu tố tác dụng lên cây dưa leo”
1.2 Mục tiêu – yêu cầu nghiên cứu thí nghiệm
1.2.1 Mục tiêu
Tìm công thức phân bón lá với thành phần, hàm lượng, nồng độ thích hợp tưới lên cây
sao cho cây dưa leo đạt năng suất cao
1.2.2 Yêu cầu
Tìm công thức phân bón thích hợp trong phòng thí nghiệm
Xác định hiệu quả của phân bón khi phun trên cây dưa leo ngoài đồng ruộng.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 07 năm 2008
Phân bón được dùng phun trên lá hoặc tưới qua gốc mà thời tiết vào thời điểm trồng

cây dưa leo luôn mưa nhiều nên ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm. Do đó khó có thể
xác định một cách chính xác hiệu quả của việc sử dụng phân bón qua lá.
Địa điểm tiến hành thí nghiệm :
-

Phòng thí nghiệm I4, Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học, ĐHNL TP HCM

-

Trại thực nghiệm Khoa Nông Học, ĐHNL TP HCM


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm phân bón [1]
Là những chất hay hợp chất có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng khoáng
thiết yếu với cây trồng, nó có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng
hoặc cải tạo đất .
Phân bón thương mại được hiểu là có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu ở dạng
hữu hiệu cho cây trồng với hàm lượng đáng kể được biết rõ .
2.2 Các loại dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng [1]
Trong thành phần cây trồng có mặt hầu hết các chất hóa học tự nhiên, nhưng chỉ
có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, trong đó có 13 nguyên tố khoáng. Tất cả các
nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đều quan trọng như nhau cho sự sinh trưởng của cây
trồng. Sự thiết hụt của bất kỳ nguyên tố nào xuất hiện trong quá trình sinh trưởng,
phát triển của cây thì cây đều bị ảnh hưởng bất lợi .
Tuy nhiên có chất cây trồng cần nhiều, có chất cây trồng ít, do vậy có thể chia
nhóm các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng theo số lượng cây cần (cây
trồng hút/lấy đi) như sau:

 Nhóm nguyên tố hữu cơ
C, H, O : là 3 nguyên tố chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cây (khoảng 95%), 3
chất này được cây hút trực tiếp từ nước và không khí
 Nhóm nguyên tố đa lượng
Đạm(N), lân(P), kali(K) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn
 Nhóm nguyên tố trung lượng
Ca , Mg, S được cây trồng hút/lấy đi với số lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể


 Nhóm nguyên tố vi lượng
Fe, Zn, Mn, Cu, B, Mo, Cl được cây trồng hút/ lấy đi với số lượng nhỏ
Ngoài ra còn có một số nguyên tố không phải là thiết yếu với cây trồng nhưng là
nguyên tố có ích cho một số loại cây như : Na, Si, Co, Al. Na có thể thay thế cho K đối
với cây dừa, Co : có lợi cho cố định đạm ở cây họ đậu

2.3 Vai trò sinh lý của nguyên tố dinh dưỡng [9.2]
2.3.1 Vai trò của đạm (N)
+ Là một trong những chất hình thành tế bào, tham gia vào thành phần axid
nuclêic, axit amin vì thế là bộ phận cần thiết của protêin, tham gia tổng hợp các chất
sinh trưởng, nhiều vitamin và enzim, diệp lục…
+ Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây làm cho cây ra nhiều nhánh,
phân cành, ra lá nhiều. Lá cây có kích thước to, màu xanh. Lá quang hợp mạnh do đó
làm tăng năng suất cây.
2.3.2 Vai trò của lân (P2O5)
+ Lân có trong thành phần của protit, cấu tạo nên nhân tế bào vì thế không thể
thiếu cho sự sống của cây, cần thiết cho sự hình thành nên các bộ phận của mầm non,
đẻ nhánh, ra hoa đậu quả và phát triển bộ rễ, ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường – bột
tích lũy về hạt và các bộ phận thu hoạch
2.3.3 Vai trò của kali (K2O)
+ Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng

hóa các chất dinh dưỡng của cây, làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác
động không lợi từ môi trường bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh.
2.3.4 Vai trò của magie (Mg)
Tham gia vào thành phần phân tử diệp lục, tham gia vào hoạt động enzim của
chu trình axit citric, thúc đẩy sự hoạt động của enzim kinaza, thúc đẩy quá trình chuyển
hóa và hấp thu đường của cây.


2.3.5 Vai trò của lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh có vai trò quan trọng đối với cây. Là thành phần của axit amin, giúp
cho quá trình trao đổi chất trong cây, làm cho cấu trúc các protein vững chắc giúp cây
tổng hợp, tích luỹ chất dầu. Lưu huỳnh có tác dụng nhiều đối với cây họ đậu, cây hoa
màu (cải dầu).
2.3.6 Vai trò của Ca
Trong cây, Canxi là thành phần của tế bào, tham gia vào việc hình thành màng tế
bào và bộ máy chứa diệp lục. Trong tế bào canxi ở dưới dạng pectat – canxi. Canxi đảm
bảo cho quá trình phân chia tế bào được diễn ra bình thường.
2.3.7 Vai trò của B(Bo)
+ Bo bảo đảm cho hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn cây. Bo xúc
tiến các quá trình tổng hợp các protit, lignin. Bo xúc tiến việc chuyển hóa các
hydratcacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo đẩy mạnh việc hút canxi của cây,
tăng cường hút Ca cho cây và đảm bảo tỷ lệ K : Ca trong cây.
+ Bón Bo vào thời kỳ cây sắp ra hoa làm tăng tỷ lệ đậu hoa, quả.
2.3.8 Vai trò của Cu
+ Nguyên tố Cu tham gia vào thành phần cấu tạo của enzim thúc đẩy chức năng
hô hấp, chuyển hoá của cây. Đồng thúc đẩy quá trình hình thành Vitamin A trong cây,
loại Vitamin rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của hạt. Các loại cây ngũ cốc
nếu thiếu đồng thì hạt khó hình thành, tỷ lệ hạt lép rất cao.
2.3.9 Vai trò của Zn
+ Kẽm thúc đẩy quá trình hình thành các hoocmôn trong cây

+ Zn làm tăng tính chịu nóng, chịu hạn của cây, làm tăng đặc tính chống chịu
bệnh của cây.
+ Kẽm làm tăng khả năng tổng hợp protit, các axit nuclêic, Zn thúc đẩy việc sử
dụng và chuyển hóa đạm trong cây. Cây bị thiếu kẽm làm năng suất giảm 50%, mặc dù
cây không có biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài.


2.3.10 Vai trò của Mn
+ Tham gia vào sinh tổng hợp diệp lục và đồng hóa đạm, giữ vai trò quan trọng
nhất trong sự điều chỉnh quá trình oxy hóa và khử sắt.
+ Mangan thúc đẩy cây nẩy mầm sớm, làm cho rễ to khỏe, cây ra hoa kết quả
nhiều, lúa trổ bông đều. Bón Mn tốt nhất vào giai đoạn cây đang ra hoa.
2.3.11 Vai trò của Mo
+ Molipđen có vai trò tích cực trong việc làm tăng khả năng quang hợp của cây.
Mo rất cần cho quá trình tổng hợp vitamin C trong cây.
+ Mo giúp cho cây hấp thu được nhiều N và giúp cho quá trình cố định N. Mo
rất cần cho vi sinh vật cố định đạm cộng sinh ở rễ cây và giúp cho sự phát triển nhiều
nốt sần ở rễ cây họ đậu.
2.3.12 Vai trò của Fe
+ Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất diệp lục tố trong cây
+ Là thành phần chủ yếu của nhiều enzyme
2.3.13 Vai trò của Cl
+ Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây
+ Là thành phần của men khử nitrat và men nitrogenase
+ Cần thiết cho vi khuẩn ( Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu
2.4 Phân loại phân bón
Có thể phân loại phân bón thành 3 nhóm chính: phân hóa học, phân hữu cơ, phân
vi sinh.
- Phân hóa học ( phân khoáng, phân vô cơ) là các hợp chất hóa học có chứa các
thành phần dinh dưỡng cần thiết mà cây trồng có thể hấp thu được. Phần lớn ở dạng vô

cơ: SA, DAP, KCl, KNO3...
- Phân hữu cơ: là phân bón mà thành phần của nó có chứa một hay nhiều nguyên
tố dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng khác ngoài oxy, hydro, ánh sáng như : phân
chuồng, phân xanh...


- Phân vi sinh: là phân có chứa vi sinh vật có ích để làm tăng hiệu quả sử dụng
các chất dinh dưỡng của cây.
Ngoài ra còn phân loại phân bón theo công thức hóa học gồm : phân đơn, phân
phức hợp, phân hỗn hợp.
- Phân bón lá thuộc phân hóa học dạng phức hợp ở dạng lỏng hay huyền phù.
2.5 Đặc điểm và ưu điểm của phân bón lá so với loại phân khác [9.1]
Trong cấu trúc của lá có lớp cutin, những tế bào khổng và chất sáp bên ngoài che
phủ lớp bì mô nên trong phân bón lá người ta phải dùng chất có nhú dầu, chất detergent
hoặc chất ướt để giúp chất phân lỏng dính vào lá.
Tổng diện tích lá cây lớn hơn bất kể phần diện tích còn lại của cây. Vì thế, cây
có thể hấp thụ phân bón qua lá rất triệt để. Tuy nhiên ta không thể thay thế hoàn toàn
lượng phân bón gốc bằng phân bón lá.
Bón phân qua lá phát huy hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng
thường đạt mức cao, cây sử dụng tới 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón
qua đất chỉ có 40 – 50 %.
Phân bón lá có tác dụng rõ rệt trong việc tăng năng suất và phẩm chất nông sản,
tăng giá trị thương phẩm nông sản hàng hóa. Để tăng hiệu quả của phân bón lá người ta
thường bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng như Auxin, GA3, Sodium nitro
phenolat…
Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng
Chi phí thấp hơn
2.6 Nguyên liệu sử dụng sản xuất phân bón lá [9.1]
2.6.1 Nguyên liệu cung cấp đạm
Nguyên liệu cung cấp đạm chủ yếu là urê loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất hiện

nay : 44 - 46 % N nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm
được sản xuất ở các nước trên thế giới. Trên thị trường có bán hai loại phân Urê có chất
lượng như nhau là :
+ Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm
mạnh.


+ Loại có dạng viên nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ
bảo quản, vận chuyển và được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
+ Phân Urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên
nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích
hợp trên đất chua phèn.
+ Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác: Amoni sunfat ( (NH4)2SO4-SA) chứa
20-21% N và khoảng 24% S, Amoni nitrat (NH4NO3) chứa 33 - 35% N nguyên chất,
Amoni clorua( NH4Cl) chứa 24 - 25% N nguyên chất.
2.6.2 Nguyên liệu cung cấp lân
+ H3PO4 là nguyên liệu cung cấp lân dạng lỏng, nó cung cấp 61% P2O5. Trên thị
trường hiện nay, Axit Photphoric có nồng độ khoảng 85% H3PO4.
+ Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác : Monoamoni photphat (MAP) (chứa
12%N và 61% P2O5), Diamoni photphat (DAP) ( tỷ lệ đạm/lân = 18/46 (%))
2.6.3 Nguyên liệu cung cấp kali
+ K2CO3(68% K2O) được dùng để cung cấp Kali trong quá trình sản xuất, nó tồn
tại ở dạng tinh thể, tan hoàn toàn trong nước.
+ Ngoài ra còn có: Kali nitrat ( KNO3) (chứa 13% N và 46% K2O), KCl (chứa
50-60% K nguyên chất), K2SO4(chứa 45%K)...
2.6.4 Nguyên liệu cung cấp trung – vi lượng
+ Magie: nguyên liệu cung cấp Magie là Chelate Mg chứa khoảng 6% Mg, công
thức phân tử là C10H12N2O8MgNa2, với khối lượng phân tử là 358,5 đvC. Dạng tinh thể
màu trắng, ít hút ẩm, tan hoàn toàn trong nước, dung dịch 1% có pH từ 6,5 – 7,0.
+ Bo (B): Nguyên liệu cung cấp là: Natri Borat (Na2B4O7.10 H2O), nó là chất bột

màu trắng, tan tốt trong nước và chứa khoảng 11% Bo.
+ Đồng (Cu) : chelate Cu nó chứa 15,0 ± 0,5% Cu. Có công thức phân tử
C10H12N2O8CuNa2 với khối lượng phân tử là 397,7 đvC. Tồn tại dạng tinh thể màu
xanh, tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có pH = 6,5 ± 0,5.


+ Mangan : Nguyên liệu cung cấp là chelate Mn với hàm lượng khoảng 13,0 ±
0,5%, có dạng tinh thể màu trắng, có công thức phân tử là C10H12N2O8MnNa2, có khả
năng tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có pH = 6,5 ± 0,5.
+ Sắt: nguyên liệu cung cấp là sắt sunfat và chelate sắt.
+ Kẽm : chelateZn, có công thức phân tử là C10H12N2O8ZnNa2, có khối lượng
phân tử 399,6 đvC và chứa khoảng 15 ± 0,5% Zn.
+ Molipden : nguyên liệu là Molipđat Amôn (NH4)2Mo7O3.4H2O chứa 54% Mo.
Phân này có dạng tinh thể màu trắng, có khả năng tan hết trong nước.
+ Axit Boric (H3BO3) có hàm lượng B khoảng 17,5%, dạng tinh thể màu trắng,
tan hoàn toàn trong nước, thường ở trạng thái tơi rời, dễ sử dụng để bón cho cây. Được
sử dụng để phun lên lá với nồng độ 0,03 – 0,05% thích hợp cho cây họ đậu và đay.
+ Phèn xanh (CuSO4.7H2O) chứa 25,9% Cu, có dạng tinh thể màu xanh, tơi rời,
ít hút ẩm, hòa tan tốt trong nước nên thường dùng để xử lý hạt giống với dung dịch có
nồng độ 0,01 – 0,02% hoặc phun lên cây với nồng độ từ 0,02 – 0,05%.
+ Kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O) chứa khoảng 22,8% Zn. Nó có dạng tinh thể màu
trắng, tan được trong nước. Thường dùng để xử lý hạt giống với nồng độ 0.1% hoặc
phun lên lá với nồng độ 0,02 – 0,05%. Sunfat mangan (MnSO4.5H2O): Phân có chứa
24,6% Mn, ít tan trong nước. Phân được sử dụng để xử lý hạt giống, phun lên lá, bón
vào đất.
+ Molipdat Natri (NaMoO4.2H2O) chứa 39% Mo. Có tính chất và tác dụng gần
giống như Amoni Molipdat.
2.6.5 Các chất kích thích sinh trưởng
Chất kích thích sinh trưởng thường được sử dụng nhằm các mục tiêu chính sau:
+ Kích thích sự phát triển của rễ cây, rễ cây hút nhiều chất dinh dưỡng trong đất.

Do đó tiết kiệm sử dụng phân bón,chống hạn và tiết kiệm sử dụng nước, rễ to khỏe giúp
cây chống đổ gãy .
+ Kích thích sự phát triển của các đỉnh sinh trưởng làm cho cây nảy mầm sớm,
phát lộc sớm, ra nhiều cành, nhiều lá.
+ Làm tăng và kéo dài sự hình thành các đốt, hoặc làm ngắn các đốt, làm dày các
bó sợi


+ Ảnh hưởng đến sự phát triển mầm hoa làm kéo dài thời gian hoặc rút ngắn thời
gian ra hoa, làm tăng số hoa và số quả, và thay đổi thời vụ thu hoạch.
+ Làm tăng tính chống chịu lạnh, chịu nóng, chịu khô hạn của cây.
Một số chất kích thích sinh trưởng đã thử nghiệm trên thị trường:
-

Axit humic và các humat

-

Axit giberilic ( C9H22O6) (GA3)

-

Axit α naftil axetic (C12H10O2) (NAA)

-

NOA

2.6.6 Phụ gia
Phân lỏng phối hợp nhiều yếu tố thường hai dạng: dung dịch trong suốt và dung

dịch huyền phù, nhằm mục đích làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân vì
rằng nếu hàm lượng cao phân thường bị kết tủa. Các chất tạo huyền phù như: đất sét,
cao lanh liên kết các ion phân bón và giữ ở dạng lơ lửng trong nước
Ngoài ra chất phụ gia còn là một số chất thấm ướt có khả năng làm phân bám
dính được trên lá khi phun.
2.7 Đặc điểm cây dưa leo
Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L, thuộc họ bầu bí ( Cucurbitaceae).
 Dưa leo phản ứng rất nhạy với dinh dưỡng trong đất nhưng không chịu được
nồng độ cao (Võ Hồng Tiến,2002)
 Hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa leo, dưa leo sử dụng phân
kali với hiệu suất cao nhất, đạm rồi đến lân. Phân hữu cơ đặc biệt là phân
chuồng có tác dụng rõ rệt làm tăng năng suất dưa leo (Võ Hồng Tiến, 2002)


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiên cứu điều chế phân bón lá
3.1.1 Phương pháp điều chế, gồm 5 bước:
- Điều chế hỗn hợp chất dinh dưỡng đa lượng
- Điều chế các chất dinh dưỡng vi lượng (các chelat và muối vi lượng)
- Điều chế các chất kích thích sinh trưởng cây trồng
- Điều chế phụ gia giúp phân bón hấp thu tốt qua lá
- Phối trộn các chất theo tỉ lệ được tính toán trước
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm
a. Nguyên liệu
 Nguyên liệu cung cấp đa – trung lượng
- Đạm: Urea (46%N),
- Lân: H3PO4 (61%P2O5),
- Kali: K2CO3 (68% K2O) ,

- Magie : chelateMg (C10H12N2O8MgNa2 – 10%MgO),
- Lưu huỳnh ( từ SA): (NH4)2SO4( 24%S, 20%N),
- Canxi: ChelateCa (C10H12N2O8CaNa2.2H2O).
 Nguyên liệu cung cấp vi lượng
- Bo (B):H3BO3 (axit boric – 17,5%),
- Đồng (Cu): ChelateCu (C10H12N2O8CuNa2) - (15±0,5) %Cu),
- Mangan (Mn): ChelateMn (C10H12N2O8MnNa2) - (13±0,5) %Mn),
- Kẽm: chelateZn, (C10H12N2O8ZnNa2) – (15 ± 0,5)% Zn,
- Sắt (Fe) : ChelateFe (C10H12N2O8FeNa.3H2O) – (13±0,5)% Fe.


 Nguyên liệu cung cấp chất kích thích sinh trưởng
- GA3, NAA, NOA, Penac.
 Phụ gia
- Nhũ dầu, chất làm ướt
 Dung môi pha loãng : Nước
b. Dụng cụ thí nghiệm
- Cân khối lượng: 1 cân phân tích 4 số
- Dụng cụ định mức thể tích :
o 1 ống đong 5 ml
o 1 ống đong 10 ml
o 5 bình định mức 500 ml
o 5 bình định mức 10 ml
- Một bóp cao su


3.1.3 Nghiên cứu đặc điểm đất, cây trồng
 Bảng 3.1 Đặc tính của đất thí nghiệm
Thành phần


Giá trị

Cát (%)

78

Thịt (%)

13

Sét (%)

9

H2O

6.27

KCl

5,76

Nts (%)

0,027

Pts (%)

0,011


Kts (%)

0,01

N (mg/100g đất)

0,36

P (mg/100g đất)

0,016

Mùn (%)

0,93

K+(mg/100g đất)

0,01

Ca2+(lđl/100g đất)

1,90

Mg2+(lđl/100g đất)

0,20

Chỉ tiêu
Thành phần cơ giới


pH

NPK tổng số

NPK dễ tiêu

Cation trao đổi

Nguồn: Võ Hồng Tiến, 2006
 Nhu cầu dinh dưỡng cây dưa leo
 Bảng 3.2 Nhu cầu/ hấp thu chất đa lượng khi trồng ngoài trời của cây
Sản lượng

Kg/ha

tấn/ha
20

N

P2O5

K 2O

MgO

CaO

39


27

70

10

35

Nguồn : Pgs ts Hoàng Minh Châu, 1998, trang 175


 Bảng 3.3 Số liệu phân tích cây về các các chất đa lượng
Giai
Bộ phận

đoạn

cây

tăng

% lượng chất khô

trưởng
Lá non đã
trưởng

Lúc ra
quả


thành

N

P

K

Mg

Ca

S

3,3

0,4

2,8

0,4

1,8

0,3

Nguồn : Pgs ts Hoàng Minh Châu, 1998, trang 175
 Bảng 3.4 Số liệu phân tích cây về các chất vi lượng ( tính theo ppm chất khô)
Lá non

đã

Lúc ra

trưởng

quả

Fe

Mn

Zn

Cu

B

108

60

23

8

25

thành
Nguồn : Pgs ts Hoàng Minh Châu, 1998, trang 176

3.1.4 Nghiên cứu công thức phân bón lá
a. Lựa chọn thành phần nguyên tố dinh dưỡng đa – vi lượng

Dựa vào phân tích về đặc tính đất, về cây trồng ta lựa chọn thành phần dinh dưỡng đa –
vi lượng
+ Đạm (N) – Urea (46%N): dạng rắn – tinh thể, dễ hòa tan trong nước, không để
lại chất thừa nào có hại (trừ phần amon có thể rửa trôi vào nước), không gây hại
cho lá nên thích hợp điều chế phân bón lá. Khi thủy phân tạo ra CO2 có lợi cho
quá trình quang hợp của cây
+ Lân (P2O5) – H3PO4 (61%): dạng lỏng, khả năng hòa tan trong nhiều hợp chất
hóa học


+ Kali (K2O) – K2CO3 (68%): dạng tinh thể, tan hoàn toàn trong nước, độ tinh
khiết cao, không tạo kết tủa với đa số hợp chất ( trừ Ba2+,Ca2+), hàm lượng K2O
cao
+ Magie (MgO) – ChelateMg (C10H12N2O8MgNa2) (10%MgO ) : tan hoàn toàn
trong nước, không tạo tủa với các hầu hết các muối, acid, hấp thu tốt qua lá khi
phun
+ Canxi (CaO) – ChelateCa (C10H12N2O8CaNa2.2H2O)(14%CaO) : tan hoàn toàn
trong nước, không tạo tủa với các hầu hết các muối, acid, hấp thu tốt qua lá khi
phun
+ Sắt (Fe) – ChelateFe (C10H12N2O8FeNa.3H2O)(13% Fe) : tan hoàn toàn trong
nước, không tạo tủa với các hầu hết các muối, acid, hấp thu tốt qua lá khi phun
+ Mangan (Mn) – Chelate Mn (C10H12N2O8MnNa2) (13%Mn) : tan hoàn toàn
trong nước, không tạo tủa với các hầu hết các muối, acid, hấp thu tốt qua lá khi
phun
+ Kẽm (Zn) – Chelate Zn (C10H12N2O8ZnNa2)(15%Zn) : tan hoàn toàn trong
nước, không tạo tủa với các hầu hết các muối, acid, hấp thu tốt qua lá khi phun
+ Đồng (Cu) – ChelateCu (C10H12N2O8CuNa2)(14.5%) : tan hoàn toàn trong

nước, không tạo tủa với các hầu hết các muối, acid, hấp thu tốt qua lá khi phun
+ Bo (B) – H3BO3 (17.5%): tan hoàn toàn trong nước


×