Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phương án chữa cháy boyd vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.71 KB, 29 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Mẫu số PC11
Ban hành kèm theo
Thông tư số
66/2014/TT-BCA
ngày 16/12/2014

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)

Tên cơ sở: CÔNG TY TNHH BOYD VIỆT NAM
Địa chỉ: Lô A1, Khu CN Đại Đồng – Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 0222-3848-020

Bắc Ninh, tháng 08/2017


SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CÔNG TY
Sửa thành sơ đồ của cả khu Tùng Lâm, vị trí công ty Boyd tô đậm hoặc có ký hiệu
riêng để phân biệt với các công ty khác trong tùng lâm


A. ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY:
I. Vị trí địa lý:
Công ty TNHH BOYD VIỆT NAM (100% vốn đầu tư nước ngoài) là Công ty
chuyên sản xuất, gia công tape, băng dính, tấm tản nhiệt của điện thoại di động.
Địa chỉ: Lô A1, Khu CN Đại Đồng – Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh


Công ty tiếp giáp:
+ Phía Đông Bắc giáp đường nội bộ KCN và nhà xưởng Cty Tùng Lâm.
+ Phía Tây Nam giáp đường nội bộ KCN và mương điều hòa
+ Phía Đông Nam tiếp giáp Công ty MMT Và S-VINA.
+ Phía Tây Bắc giáp đường nội bộ KCN và nhà xưởng của Cty Tùng Lâm
Trong trường hợp xảy ra sự cố về cháy, nổ nếu tổ chức cứu chữa không kịp
thời thì đám cháy có thể phát triển nhanh gây nhiều nguy hiểm cho mọi người có mặt
trong khu vực cơ sở. Khả năng cháy lan sang các khu vực xung quanh là rất cao sẽ
gây thiệt hại lớn về người, tài sản, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị, an
ninh trật tự của cơ sở vì đây là nơi tập trung đông người với số lượng lớn chất cháy
lớn.
II. Giao thông bên trong và bên ngoài cơ sở:
1. Giao thông bên trong cơ sở:
Khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại cơ sở, xe chữa cháy và các xe chuyên dụng có
thể tiếp cận từ 3 hướng của cơ sở.
Xung quanh cơ sở: Đường đổ đường bê tông, các phương tiện giao thông, ô tô,
xe chữa cháy đi lại thuận tiện.
2. Giao thông bên ngoài cơ sở:
Đường đi từ Đội chữa cháy chuyên nghiệp đến cơ sở theo tuyến đường như sau:
+ Từ Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh đến công ty khoảng 13,5km theo tuyến
đường từ Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh->rẽ trái ->đường Trần Hưng Đạo Đi
thẳng 500m -> rẽ phải ->Quốc lộ 1A mới (hướng Lạng Sơn – Hà Nội)  đi thẳng 12
km  Rẽ phải ->qua cầu vượt Đồng Xép vào KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn -> Rẽ phải
-> Đi thẳng 100 m -> Rẽ phải -> Đi thẳng 50 m rẽ trái -> Đi thẳng 20 m -> rẽ phải
vào cơ sở.
+ Từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 đến cơ sở khoảng 4km theo các tuyến
đường: Đường KCN Tiên Sơn Quốc lộ 1A mới (hướng Lạng Sơn – Hà Nội) đi
thẳng 3,5km  Rẽ phải qua cầu vượt Đồng Xép vào KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn ->



Rẽ phải -> Đi thẳng 100 m -> Rẽ phải -> Đi thẳng 50 m rẽ trái -> Đi thẳng 20 m -> rẽ
phải vào cơ sở.
Lưu ý: Trên các tuyến đường trên thường xuyên có phương tiện giao thông lớn
dừng đỗ, giờ tan tầm các phương tiện giao thông, số lượng công nhân của khu công
nghiệp tan ca đi lại nên lái xe cần phải thận trọng khi đưa lực lượng, phương tiện đến
đám cháy và cần sử dụng quyền ưu tiên hợp lý.
III. Nguồn nước:

TT

Nguồn nước

I

Bên trong cơ sở

01
II

01
02

Bể nước ngầm

Trữ
lượng (m3)
hoặc lưu
lượng (l/s)

Vị trí, khoảng

cách nguồn
nước (m)

Những điểm cần lưu ý

Trong cơ sở

Cấp nước cho hệ thống
họng nước chữa cháy
trong nhà máy ,MBCC
hút được nước chữa cháy

200 m3

Bên ngoài cơ sở
Mương nước điều
hòa trữ lượng

Nhiều

Phía Tây Nam
cách 30 m

Qua đường giao thông

Trụ tiếp nước

25 l/s

Ngoài cơ sở


Xe chữa cháy, MBCC hút
được nước

IV. Tính chất nguy hiểm cháy, nổ, độc:
Đặc điểm kiến trúc công trình:
- Diện tích đất xây dựng 1.920 m2. Bao gồm các hạng mục: Văn phòng liền kề
với nhà xưởng sản xuất, nhà ăn, nhà kho chứa đều được xây dựng kiểu khung thép
chắc chắn, tường gạch 220m, mái có hệ kèo tấm lợp Erouline chống cháy, sàn bê tông
cốt thép sơ chống cháy, dùng cho hoạt động dán tiếp sản xuất.
- Thời gian làm việc: 2ca/ngày
+ Ca 1: (8h đến 17h).
+ Ca 2: (20h đến 5h)
- Tổng số CB, công nhân viên: 80 người.
- Bậc chịu lửa của công trình: Bậc III.
- Đặc điểm kiến trúc, kết cấu xây dựng:


+ Khu văn Phòng: Diện tích khoảng 288 m2, nằm bên trong xưởng sản xuất.
+ Khu nhà kho diện tích 576 m2
+ Khu sản xuất diện tích 720 m2
+ Nhà phụ trợ khác (nhà xe, nhà ăn, phòng nghỉ, nhà vệ sinh )
* Tính chất hoạt động, công năng sử dụng các hạng mục:
- Khu văn phòng: với số lượng khoảng 20 cán bộ nhân viên làm việc hành chính
- Khu sản xuất:
+ Là nơi sản xuất tape băng dính và tấm tản nhiệt điện thoại với số lượng
60 công nhân
+ Nguyên liệu sản xuất là các chất không dễ cháy
Nguồn nhiệt: Chập điện hoặc quá tải của các thiết bị điện động cơ máy móc,
ngọn lửa trần, do sơ xuất bất cẩn, một số yếu tố tự nhiên như sét đánh, do vi phạm

các quy định về an toàn PCCC…
Cụ thể như sau
1/ Nhà xưởng Khoảng 1.920 m2.
Bậc chịu lửa của công trình: Bậc III.
Đặc điểm kiến trúc, kết cấu xây dựng: Nhà xây kiểu khung thép chịu lực
chính; trần lợp mái tôn có thông gió. Xung quanh nhà xưởng có các cửa đi lại rộng,
cao đảm bảo thoát nạn nhanh chóng, thuận tiện.
Tính chất sử dụng, hoạt động: Sản xuất, gia công, tape, băng dính, tấm tản
nhiệt của điện thoại di động.
Số người có mặt: 15 người
Tính chất nguy hiểm cháy nổ: Nhựa, bao bì catton...
- Nhựa tổng hợp: đây là chất dễ bắt cháy, tốc độ cháy nhanh nhiệt lượng tỏa ra
lớn. Nhựa là các polime được điều chế bằng cách trùng hợp dưới tác dụng của ngọn
lửa có nhiệt độ cao polime nóng chảy và phân tích thành hơi và cháy khác nhau.
Nhiệt độ phân hủy của một số polime như sau:

Tên chất

Nhiệt độ phân hủy

Sản phẩm phân hủy


Polietylen
4230K (1500C)
Axit hữu cơ, ete
Polivinul
4330K (1600C)
Hợp chất clo hữu cơ
Vinil(PVC)

4850K (2120C)
Hợp chất clo
Poliakryclonhit
4230K (1500C)
CO, hợp chất hidro
Đặc tính cháy của các chất nhựa này là khả năng nóng chảy và khả năng linh
động của nó dạng lỏng do đó rất dễ gây cháy lan vì vậy đám cháy có thể phát triển
lớn khi các giọt nhựa mang theo lửa rơi chảy sang các khu vực xung quanh gặp chất
cháy gây cháy lan. Sản phẩm cháy của nhựa tổng hợp có nhiều khói, muội và khí độc
như CO, CL2, HCL...
- Nhựa tổng hợp là: những chất polime được điều chế bằng các phản ứng trùng
hợp. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao hợp chất polime sẽ bị cháy và tỏa ra nhiều loại
khói và khí độc khác nhau như: SO2, CO,.....
Chúng ta có thể biết được đặc tính cháy của một số nhựa tổng hợp, khả năng
nóng chảy và đặc tính linh hoạt ở dạng lỏng. Qua các thí nghiệm, người ta khảo sát
được rằng lớp lỏng bình thường có bề dày 1 – 2,10 -3 (Với độ nghiêng và áp lực lớp
lỏng không làm nó bị chảy đi) khi bốc cháy. Trong quá trình cháy, lớp lỏng này được
tăng lên với chiều dày khác nhau. Chính đặc tính chảy dẻo này tạo khả năng cháy lan
và cháy lớn ngày càng nhanh của đám cháy. Sản phẩm của các polime có nhiều khói
độc như: CO, CL, HCL, Anđehit (- CHO).
Ngoài ra thì khả năng cháy của các loại nhựa cũng phụ thuộc vào các chất phụ
gia trong thành phần nhựa (Chất độn). Nếu chất độn này là chất dễ cháy thì nó sẽ làm
tăng tính chất cháy của nhựa và ngược lại. Với sản phẩm cháy của nhựa có nhiều tính
chất độc hại hơn khi xảy ra cháy sẽ gây rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cho người
thoát nạn cũng như cách tổ chức cứu người trong đám cháy.
Biện pháp phòng cháy:
- Công nhân trực tiếp sản xuất phải quản lý chặt chẽ các loại nguồn nhiệt, các
thiết bị máy móc khi hoạt động có thể sinh lửa, nhiệt, các chất sinh lửa, nhiệt. Khi sử
dụng phải có các biện pháp an toàn.
- Công nhân trực tiếp sản xuất phải thao tác vận hành máy móc, thiết bị đúng

quy trình, thường xuyên kiểm tra các bộ phận sinh nhiệt, thực hiện bảo dưỡng định
kỳ thiết bị máy móc.
- Công nhân trực tiếp sản xuất phải nắm vững các tính chất, đặc điểm nguy hiểm
cháy, nổ của các loại nguyên vật liệu, vật tư hoá chất có trong cơ sở.


- Bảo quản, xắp xếp các loại hàng hoá, vật tư thiết bị, hoá chất nguyên vật liệu
theo đúng quy định và theo từng loại riêng biệt. Không xắp xếp chung các loại vật tư
thiết bị nguyên liệu, hàng hoá mà khi tiếp xúc với nhau có thể tạo phản ứng gây cháy,
nổ.
- Những nơi mà trong quá trình sản xuất sinh ra khí, hơi và bụi dễ cháy, nổ thì
phải lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức, hoặc cho thêm các phụ gia
trơ hạn chế nồng độ lượng chất nguy hiểm cháy, nổ xuống dưới giới hạn cháy, nổ.
- Bố trí các thiết bị, dây truyền sản xuất và nguyên liệu có tính chất nguy hiểm
về cháy, nổ tại những khu vực khác nhau. Đảm bảo các khoảng cách an toàn về
PCCC.
- Hạn chế để nguyên vật liệu, hàng hoá tập trung tại nơi sản xuất. Chỉ để các loại
hàng hoá, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Các loại vật tư, nguyên liệu chưa sử
dụng đến hoặc hàng hoá đó sản xuất xong phải để ở các kho riêng biệt, các loại dễ
cháy, nổ phải bảo quản cách xa các khu vực có nguồn nhiệt.
- Không sử dụng nguồn nhiệt, lửa trần trực tiếp ở những nơi có nguy hiểm về
cháy, nổ.
- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trong các khu vực sản xuất.
- Định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức PCCC cho cán bộ công nhân viên và kiểm
tra đôn đốc mọi người thực hiện nghiêm túc về AT - VSLĐ - PCCN.
- Xây dựng các nội quy, quy trình vận hành máy móc thiết bị và dây truyền công
nghệ, nội quy PCCC.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ
hở thiếu sót về PCCC.
Biện pháp chữa cháy:

- Khi phát hiện cháy phải báo động khẩn trương cho toàn cơ sở biết.
- Cắt điện khu vực cháy.
- Điện báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.
- Triển khia lực lượng chữa cháy của cơ sở sử dụng các phương tiện tại chỗ để
chữa cháy.
- Khi cháy xảy ra tuỳ theo diễn biến, kiến trúc, môi trường và chất cháy có thể
sử dụng các phương pháp chữa cháy sau cho phù hợp hiệu quả.
+ Sử dụng phương pháp làm loãng chất tham gia phản ứng cháy bằng cách đưa
vào vùng cháy những chất không tham gia phản ứng cháy như khí cácbonnic( co 2 ),
khí nitơ ( N2 )......
+ Sử dụng phương pháp cách ly hạn chế không cho ôxy vào vùng cháy như bùn,
cát, chăn thấm nước phủ lên bề mặt cháy.


+ Sử dụng phương pháp làm lạnh hạ nhiệt độ trong vùng cháy thấp dưới nhiệt
độ bắt cháy của chất cháy bằng cách phun khí co 2 , phun nước trực tiếp vào đám cháy
và các khu vực xung quanh.
+ Sử dụng đồng thời tổng hợp các phương pháp trên.
* Một số chú ý khi chữa cháy:
+ Thường xuyên chú ý quan sát để bảo vệ an toàn cho người và phương tiện
khi chữa cháy tránh các cấu kiện công trình sụp đổ rơi vào.
+ Tạo các khoảng cách an toàn chống cháy lan sang các khu vực lân cận, xét
thấy cần thiết có thể rỡ bỏ 1 phần công trình để chống cháy lan.
+ Khi chữa cháy phải chú ý chọn hướng đứng chữa cháy cho phù hợp. Không
đứng sau hướng gió để chữa cháy.
2/ Khu vực để xe (bên ngoài nhà xưởng).
Tính chất sử dụng, hoạt động: Nơi để xe cho công nhân và cán bộ trong công
ty: xe ôtô, xe máy, xe đạp.
Chất cháy chủ yếu, số lượng, tính chất nguy hiểm cháy, nổ : Xăng dầu của
xe, cao su xăm lốp xe.

Xăng dầu là chất lỏng bay hơi, nhất là điều kiện ở nước ta có khí hậu nóng ẩm
thì xăng dầu sẽ bị bốc hơi dù có bảo quản bằng cách nào. Hơi xăng dầu nặng hơn
không khí 2 - 5 lần khi khuếch tán vào không khí thường tích tụ lại ở những nơi
trũng, khuất gió và bay là là trên mặt đất. Khi tích tụ lại chúng sẽ tạo thành hỗn hợp
nguy hiểm cháy nổ và bắt cháy khi gặp nguồn nhiệt thích hợp.
Xăng dầu không hoà tan trong nước, tỷ trọng của xăng dầu từ 0,7 – 8% nên khi
hoà vào nước chúng nổi lên trên bề mặt nước và nhanh chóng lan ra xung quanh với
vận tốc Vc = 20 – 30 m/phút. Khi xăng dầu cháy sẽ ảnh hưởng tới một vùng bán kính
rộng lớn, không khí xung quanh bị đốt nóng và nhanh chóng tạo thành những đám
cháy mới gây khó khăn cho con người và phương tiện tiếp cận đám cháy. Tốc độ
cháy của xăng dầu rất lớn, do vậy nếu cháy xảy ra mà không được chữa cháy kịp thời
sẽ diễn ra nhanh chóng ra đám cháy lớn gây khó khăn cho công tác chữa cháy và
công tác thoát nạn.
Tốc độ cháy trên bề mặt thoáng của xăng dầu, trong 1 giờ sẽ cháy hết 195kg.
Qua thực nghiệm cho thấy xăng dầu là chất lỏng có khả năng sinh ra tĩnh điện, xăng
dầu gần như không dẫn điện (Vì điện trở suất của xăng dầu rất lớn từ 10 12 – 1017Ωm).
Khi các phần tử xăng dầu bị ma sát với thành vỏ chứa sẽ sinh ra các điện tích tĩnh


điện, các điện tích tích tụ đến 1 hiệu điện thế đủ lớn bằng 400V sẽ gây ra hiện tượng
phóng tia lửa điện gây cháy hỗn hợp hơi xăng dầu.
Xăng dầu có tính độc hại nhất là loại xăng pha cháy có thể gây chết người.
Trong xăng dầu thường có lẫn lưu huỳnh tác dụng với kim loại thành các sunfua sắt
FeS, FeS2. Các sunfua sắt tác động với O2 trong không khí quá trình phản ứng toả
nhiều nhiệt trong những điều kiện nhất định có thể làm bốc cháy hỗn hợp khí và hơi
xăng bốc ra.
FeS2 + O2

FeS + SO2 + 53.100 kcal


Xăng dầu không hoà tan trong nước, tỷ trọng xăng dầu từ 0,7 – 0,9 nên khi hoà
tan vào trong nước, xăng dầu sẽ nổi lên mặt nước và nhanh chóng ra lan xung quanh.
Xăng dầu khi cháy chúng toả ra một lượng nhiệt lượng rất lớn từ 10.450 –
11.250 Kcal/Kg với vận tốc bề mặt Vc = 20 – 30m/phút và vận tốc cháy khối lượng
Vkl = 185 – 200 kg/m3.h. Đồng thời sẽ ảnh hưởng tới một vùng bán kính rộng lớn,
không khí xung quanh bị đốt nóng và nhanh chóng tạo thành những đám cháy mới
gây khó khăn cho con người và phương tiện chữa cháy tiếp cận gần đám cháy.
Xăng là loại chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy, không tan trong nước, tỷ trọng nhẹ
hơn so với nước: ρ = 728 - 780 kg/m3.
Nhiệt độ ngọn lửa đạt đến tnl= 120 oC – 1250 oC
Tốc độ đốt nóng theo chiều sâu vl = 70cm/h
Với từng loại xăng cụ thể có thông số sau:
* Xăng A.92
- Tỷ trọng: ρ = 745 kg/m3
- Nhiệt độ bắt cháy: tbc = 32 oC
- Giới hạn nhiệt độ bắt cháy:
+ Thấp tbct= -32 oC
+ Cao tbcc = -7 oC
- Giới hạn nồng độ nguy hiểm cháy nổ: C = 0,79 - 5,16 (%V)
* Xăng A 90
- Tỷ trọng: ρ = 728 kg/m3
- Nhiệt độ bắt cháy: tbc = 39 oC


- Nhiệt độ tự bốc cháy: ttbc =225 oC
- Giới hạn nhiệt độ bắt cháy:
+ Thấp tbct = -39 oC
+ Cao tbcc = -8 oC
- Giới hạn nồng độ nguy hiểm cháy nổ: C = 0,76 - 5,03 (%V)* Bảng tổng hợp
tính chát nguy hiểm của một số loại xăng dầu

Tên loại xăng dầu

2- Xăng dung môi
3- Dầu hoả
4- Diesel

Nhiệt độ bùng Giới hạn
cháy OC
nổ % (theo
thể tích)
Từ 39 đến 27
0.76
đến
5.16
Từ -17 đến -33
1.1 đến 5.4
Trên 48
Trên 30
-

5- Mazut

Từ 42 đến 90

-

6- Dầu nhờn

Trên 225


-

1- Xăng ôtô

Các chỉ số nguy hiểm cháy
nổ khác
GHBD 62O đến 69O GHBT
105O đến 119O
GHBD 62O đến 91O
GHBT 119O đến 159O
NTB 340O

Nguyên nhân gây cháy:
Thiết bị chứa xăng xe không đảm bảo để xăng dầu rò rỉ, bay hơi, khi gặp
nguồn nhiệt sẽ cháy.
Để xe máy, ô tô có xăng dầu gần nguồn nhiệt.
Vệ sinh công nghiệp không thường xuyên như để cây cỏ bụi, rác...tạo điều kiện
cho cháy lan từ bên ngoài vào.
CBCNV thiếu hiểu biết về kiến thức PCCC hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm
làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy định khi bảo quản, tiếp xúc, sử dụng xăng dầu như hút
thuốc, sử dụng lửa tại khu vực cấm, mở nắp bình xăng bằng thanh sắt.
Biện pháp phòng cháy:
Thường xuyên vệ sinh công nghiệp đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ tránh để tồn
động nhiều xăng dầu và hơi, khí xăng dầu và cỏ rác.
Quản lý chặt chẽ các nguồn nhiệt, thiết bị máy móc phát sinh nhiệt.
Phải có nội quy, biển cấm tại những khu vực nguy hiểm có bảo quản, vận
chuyển, sử dụng xăng dầu.
Hệ thống điện và thiết bị điện phải là loại an toàn, phòng nổ, không để có hiện
tượng làm phát tia lửa điện.



Trang bị đầy đủ tiêu lệnh, nội quy, phương tiện, vật dụng PCCC.
Biện pháp chữa cháy
Không dùng tia nước đặc phun vào đám cháy xăng dầu, vì dễ gây hiện tượng sôi
trào hoặc làm xăng dầu bắn ra ngoài làm đám cháy phát triển lớn.
Dùng bình chữa cháy loại bột phun trực tiếp vào đám cháy.
Hệ thống điện: Điện chiếu sángđược khống chế bởi cầu giao tổng tại phía
ngoài.
Chú ý khi chữa cháy
+ Khi chữa cháy các đám cháy lỏng như: Xăng, dầu chú ý không phun trực tiếp
tia nước đặc hoặc dùng các phương tiện chữa cháy phun sục vào bề mặt chất lỏng có
thể làm tràn bắn tung ra khu vực xung quanh làm đám cháy càng lan rộng.
+ Để chữa cháy đối với các bình khí hóa lỏng cần chú ý đề phòng bình bị nổ.
3/ Khu văn phòng, nhà ăn:
Bậc chịu lửa của công trình: Bậc III.
Đặc điểm kiến trúc, kết cấu xây dựng: Nhà được xây dựng kết cấu khung
thép chịu lực mái bằng tôn và lắp đặt trần giả bằng thạch cao, có thiết kế hệ thống
thông gió và hút khói.
Tính chất sử dụng, hoạt động: Là nơi làm việc của cán bộ nhân viên văn
phòng của công ty.
Chất cháy chủ yếu:Chất cháy là giấy tờ, bàn ghế gỗ...
* Gỗ là vật liệu dễ cháy thuộc trạng thái rắn, tồn tại rất phổ biến, trong công
trình được sử dụng làm các loại bàn ghế, ốp tường, vách ngăn, cửa sổ, cửa ra vào .
Thành phần chủ yếu của gỗ là Xenlulô (C 6H10O5) gỗ có cấu tạo dạng xốp, phần
xốp chiếm từ 56 - 72% tổng thể tích gỗ. Ngoài Xenlulô ra, gỗ còn có các thành phần
khác và một số loại muối khoáng như KCL, NaCl v.v... Thành phần nguyên tố của gỗ
chủ yếu là Cacbon (C) chiếm 49%, Hiđrô (H 2) chiếm 6%, ôxy (O2) chiếm 40%, Nitơ
(N2) chiếm 1%, độ ẩm (W) chiếm 7%. Khi nhiệt độ đốt nóng tới 110 0C thì gỗ thoát ra
hơi ẩm. Khi nhiệt độ từ 110 0C - 1300C bắt đầu diễn ra quá trình phân huỷ các phần tử
gỗ tạo ra các hơi và khí nhưng giai đoạn này quá trình phân huỷ xảy ra rất chậm, chất

khí và hơi nước thoát ra còn ít.
Ở nhiệt độ 1300C, các phần tử tự phân huỷ rất nhanh, chất khí và hơi nước
thoát ra nhiều. Khi nhiệt độ tăng lên 2000 0c thì quá trình phân huỷ xảy ra nhanh hơn,
thoát ra nhiều khí cháy: CO (8,6%), CO 2 (24%), CH4 (33,9%) lúc đó gỗ có thể cháy
thành ngọn lửa.
Tốc độ cháy theo chiều sâu của gỗ từ 0,2 - 0,5 m/phút.
Tốc độ cháy theo bề mặt của gỗ là 0,5 - 0,55 m/phút.


Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO và CO2 và khoảng 10 - 20% khối lượng
than gỗ. Vì vậy gỗ thường cháy lâu, âm ỉ, tạo than hồng gây khó khăn cho việc dập
tắt đám cháy.
Đây là những chất dễ cháy khi cháy vận tốc lan truyền nhanh, khói khí độc (CO,
CO2, HCL, H2S...) tỏa ra nhiều gây nguy hiểm cho con người.
Diện tích đám cháy phụ thuộc vào thời gian cháy tự do và vận tốc cháy lan.
Thời gian tính từ khi đám Diện tích của đám cháy Vận tốc cháy lan
cháy xuất hiện (ph)
(m2)
(m/ph)
10
108
0,9
20
300
1,6
30
540
2,0
40
680

1,2
Từ các giá trị thông số đám cháy được thể hiện ở trên, có thể nhận thấy: Sau 40
phút kể từ thời điểm phát sinh cháy, đám cháy đó lan truyền ra khắp toàn bộ diện tích
của khu văn phòng với diện tích 680m2, vận tốc cháy lan trung bình là 1,43m/ph.
* Giấy là loại chất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulo, được chế biến qua nhiều
công đoạn của quá trình công nghệ sản xuất.
o

- Giấy có một số tính chất nguy hiểm cháy: T tbc là 184oC, vận tốc cháy là 27,8
kg/m2h, vận tốc cháy lan từ 0,3 – 0,4 m/ph. Khi cháy giấy tạo ra 0,833 m3 CO2,
0,73m3 SO2, 0,69m3 H2O, 3,12m3 N2. Nhiệt lượng cháy thấp của giấy phụ thuộc vào
thời gian và nguồn nhiệt tác động.
- Với nhiệt lượng 53.400W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 3s, nhiệt lượng
41.900W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 5 s.
- Giấy có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn bức xạ nhiệt dẫn đến khả năng dưới
tác động nhiệt của đám cháy, giấy nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ bốc cháy.
- Khi cháy giấy tạo ra sản phẩm cháy là tro, cặn trên bề mặt giấy. Nhưng lớp
tro, cặn này không có tính chất bám dính trên bề mặt giấy, nó dễ dàng bị quá trình đối
lưu không khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy dẫn tới quá trình giấy cháy sẽ
càng thuận lợi hơn.
Từ những điều này càng làm tăng sự nguy hiểm đối với con người tham gia trong
quá trình chữa cháy cũng như người bị nạn trong đám cháy.
Hệ thống điện: Điện chiếu sáng đèn huỳnh quang, dùng cho thiết bị văn phòng,
hệ thống điều hoà
Nguồn nhiệt có thể gây cháy: Do chập điện, vi phạm quy định an toàn PCCC.
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:
1. Tổ chức lực lượng:


- Người đứng đầu cơ sở: Ông Jae Hyun Park– Tổng giám đốc

- Đội PCCC cơ sở:
+ Ban chỉ huy: 03 người
+ Đội viên: 13 người
(Đội trưởng đội PCCC cơ sở là ai, mỗi ca có bao nhiêu người trực)
- Lực lượng PCCC cơ sở: Tất cả mọi người có làm việc ở công ty có trách
nhiệm tham gia chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
- Đội PCCC công ty được thành lập trên cơ sở các cán bộ công nhận viên của
các Phòng, ban, tổ sản xuất,… mà nòng cốt là nhân viên của Tổ Sản xuất ; hoạt động
theo quy chế hoạt động do tổng giám đốc ban hành.
- Khi xảy ra cháy tại bất kỳ địa điểm nào trong phạm vi của công ty, Đội PCCC
cơ sở nhanh chóng tập hợp lực lượng và chủ động tổ chức chữa cháy kịp thời không
để đám cháy lây lan, đồng thời báo ngay cho Tổng giám đốc biết để tổ chức, huy
động lực lượng đến ứng cứu, chữa cháy kịp thời;
- Các trường hợp xảy ra cháy trong giờ hoặc ngoài giờ làm việc, Đội trưởng đội
PCCC cơ sở hoặc các thành viên trong đội xét thấy mức độ đám cháy lớn vượt quá
khả năng tự chữa cháy, đều phải khẩn trương gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp trên địa bàn đến hỗ trợ cứu chữa cháy kịp
thời PCCC.
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động:
01 tổ hợp hệ thống báo cháy tự động 5 kênh.
- Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.
+ Đầu phun sprinkler có sẵn: 93 chiếc
+ Hộp họng nước chữa cháy vách tường: 7 hộp
+ Hệ thống báo cháy tự động, chuông đèn, nút ấn báo cháy, đèn thoát hiểm.
- Hệ thống bơm chữa cháy: gồm 02 bơm điện, 01 bơm Diesel :
+ 01 Máy bơm điện chữa cháy P = 37 KW,
+ 01 Máy bơm Diesel chữa cháy P = 37 KW



+ 01 Máy bơm điện bù áp chữa cháy P = 3 KW,
+ Bể nước chữa cháy: 01 trong cơ sở, khối tích bể là: 200 m3,
* Số lượng bình chữa cháy xách tay, vị trí:
+ Bình khi CO2 MT3: 20 bình.
+ Bình MFZ4BC: 20 bình.
- Hệ thống biển báo, nội qui, tiêu lệnh PCCC: 03 bộ.
- Các loại dụng cụ phương tiện chữa cháy thô sơ.
Các bình chữa cháy được đặt ở những nơi dễ thấy, dễ lấy và các khu vực có
nguy cơ cháy, nổ trong Cơ sở.
Tính năng, tác dụng của từng loại chất chữa cháy chứa trong các loại bình chữa
cháy xách tay cụ thể như sau:
* Bột chữa cháy:
- Là hợp chất hóa học, ở dạng bột mịn, kỵ ẩm, kỵ nước, nếu bị vón cục sẽ
không còn tác dụng chữa cháy.
- Bột chữa cháy có 3 loại. Việc phân loại bột căn cứ vào tác dụng chữa cháy
đối với từng loại chất cháy:
+ Bột “BC” có thành phần chủ yếu là Natri cacbonat (NaHCO 3) dập tắt được
đám cháy chất lỏng, khí cháy và thiết bị điện.
+ Bột “ABC” có thành phần chủ yếu là Amoni Photphat dập tắt được hầu hết
các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy và đám cháy điện, thiết bị điện.
+ Bột “M” có thành phần chủ yếu là các muối của Bari, muối NaCO 3, NaCl
được dùng để dập tắt các đám cháy kim loại tinh khiết.
- Bột chữa cháy hầu như không có hại đối với người, gia súc và cây cối.
- Bột chữa cháy có tính ăn mòn khi bị nhiễm nước, ẩm.
- Bột chữa cháy có 2 tác dụng chữa cháy:
+ Tác dụng kìm hãm phản ứng hóa học.
+ Tác dụng cách ly bề mặt chất cháy với oxy trong không khí và ngăn cản hơi
khí cháy xâm nhập vào vùng cháy.
* Khí CO2 chữa cháy:

- Là loại khí không cháy, không màu, không mùi và nặng hơn không khí.
- Trọng lượng riêng:
+ Ở trạng thái khí: 1,52 g/l
+ Ở trạng thái lỏng ở 20 0C: 0,76 g/l
+ Ở trạng thái rắn ở 56,6 at: 1,53 g/l


- CO2 là loại khí trơ, vì vậy rất khó phản ứng hóa học với các chất khác.
- CO2 dùng để chữa cháy thường được nén với áp suất cao trong các thiết bị
chứa và chuyển thành thể lỏng và khi thoát ra ngoài trở thành dạng tuyết, có nhiệt độ
-78,9oC.
- Tính độc của CO2: ở nồng độ nhất định CO2 có thể gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người và gia súc: làm bỏng lạnh da, đứt niêm mạc mắt, gây đau đầu, ù tai,
thở gấp, thậm chí gây tử vong khi nồng độ CO2 có hàm lượng từ 6- 10%.
- Khí CO2 có 2 tác dụng chữa cháy là:
+ Tác dụng chữa cháy cơ bản của CO2 là làm loãng hỗn hợp cháy: Khi đưa vào
vùng cháy, CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp cháy xuống dưới giới hạn
nồng độ bắt cháy thấp của chất cháy, đám cháy sẽ bị dập tắt.
+ Tác dụng làm lạnh: Khi đưa CO2 ở dạng tuyết vào đám cháy (có nhiệt độ
-78,9 0C) sẽ có tác dụng thu nhiệt (làm lạnh) vùng cháy và chất cháy. Tuy nhiên độ
lạnh này chưa thể làm ngừng sự cháy, nên tác dụng làm lạnh của CO2 không phải là
chủ yếu.
- Ứng dụng chữa cháy chủ yếu của CO 2 là dùng để dập tắt các đám cháy thiết
bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các thiết bị kín, hầm tàu, khoang hàng
kín … khi chữa cháy trong phòng kín, nếu lượng CO2 đạt 30- 70% thể tích đám cháy
sẽ tắt, ví dụ: Meetan (CH 4) - 30%; Etanon C2H5OH - 43%, Ete (C2H5)2O – 46%,
Etilen (C2H2) – 66%.
- Nội quy, tiêu lệnh chữa cháy được niêm yết đúng nơi quy định.

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY

I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất:
- Cháy tại khu vực kho thành phẩm của Cơ sở.
- Nguyên nhân gây cháy: Chập điện và cháy lan vào khu vực hàng hóa dễ cháy.
- Thời gian cháy: 24:00’
- Chất cháy chủ yếu là: nhựa, bìa carton.
Khả năng cháy lan:
Do cháy vào thời gian ban đêm khi trong cơ sở đang ngưng hoạt động ( xem lại)
nên việc phát hiện ra cháy sẽ mất nhiều thời gian hơn trong ca hành chính. Sau khi
đầu báo khói bắt được tín hiệu và kích hoạt báo động thì mọi người phát hiện ra đám
cháy. Thời gian cháy tự do không lớn làm cho đám cháy phát triển chậm, ngọn lửa


lan truyền theo các chất cháy là thùng thành phẩm, bìa carton, các thiết bị điện và tiêu
thụ điện. Đám cháy phát triển theo hai hình thức là bức xạ nhiệt và truyền nhiệt. Vận
tốc cháy lan trung bình vl = 1m/p. Do điểm cháy xuất phát từ giữa kho nên ngọn lửa
phát triển ra các hướng xung quanh, nhanh chóng phát triển thành đám cháy lớn. Sau
khoảng vài chục phút ngọn lửa sẽ lan rộng và bao trùm toàn bộ khu vực bị cháy và
bắt đầu cháy lan sang các phòng xung quanh do bức xạ nhiệt. Mặt khác, khu vực xảy
ra cháy là khu vực nhiều chất dễ cháy do đó công tác cứu chữa cần phải nhanh chóng
và đạt hiệu quả cao nếu không sẽ thiệt hại lớn về người và tài sản.
Dự kiến 1 số yếu tố ảnh hưởng tới công tác chữa cháy:
Lượng bìa và thành phẩm nhiều nên vận tốc lan truyền nhanh, tỏa nhiều khói và nhiệt.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
- Sau khi báo động, báo hiệu khu vực xảy ra cháy. Người đầu tiên phát hiện thấy điểm
cháy hô hoán, báo động cháy cho mọi người biết. Sau đó nhanh chóng dùng bình
chữa cháy xách tay trang bị tại chỗ dập lửa (nếu đám cháy còn nhỏ).
- Khi nhận được tin cháy các đội viên PCCC cơ sở nhanh chóng tập trung tại nơi xảy
ra cháy. Lãnh đạo cơ sở hoặc đội trưởng PCCC cơ sở hay người có trách nhiệm trong
ca trực nhận định tình hình cháy, phân công đồng thời cụ thể cho đội viên đội PCCC,

tổ chức đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phát lệnh báo động cháy bằng còi hay kẻng, nút ấn báo cháy.
+ Cắt điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy.
+ Gọi điện báo cháy cho lực lượng CS-PCCC theo số máy 114 hoặc
02413.822.555. Yêu cầu nói rõ địa chỉ, điểm cháy, chất cháy, diện tích đám cháy ở
thời điểm gọi.
+ Tổ chức cứu người bị nạn (nếu có), hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ
nhanh chóng rời khỏi chỗ làm việc (tránh chen lấn xô đẩy): Cử người hướng dẫn mọi
người bên trong cơ sở thoát nạn theo các lối thoát hiểm của cơ sở, lưu ý nhắc nhở mọi
người di chuyển theo hàng lối và cúi thấp người để tránh tầm ảnh hưởng của khói khí
độc, kiểm tra, điểm danh số người đã di chuyển ra nơi an toàn để loại trừ và xác định
những người có khả năng còn sót lại trong cơ sở.
+ Tổ chức cứu tài sản, di chuyển tài sản và các chất dễ cháy chưa bị cháy ra nơi an
toàn để chống cháy lan và hạn chế thiệt hại do cháy gây ra. Phân công người bảo vệ
những tài sản đã cứu được.


+ Cử người khởi động hệ thống máy bơm chữa cháy phục vụ cho hệ thống họng
nước chữa cháy vách tường của cơ sở.
+ Cử người làm nhiệm vụ đón và hướng dẫn đường cho xe chữa cháy vào đám
cháy.
+ Tổ chức lực lượng bảo vệ cổng, lối giáp với các khu vực khác nhằm phát hiện
ngăn ngừa trộm cắp. Không cho người không có liên quan vào khu vực chữa cháy. Tổ
chức làm trật tự đảm bảo thông suốt đoạn đường từ đầu KCN vào cơ sở nhằm đảm
bảo cho việc tổ chức chữa cháy thuận lợi, xe chữa cháy đi lại được dễ dàng.
+ Tổ chức bộ phận y tế cơ sở làm nhiệm vụ cứu thương chuẩn bị đầy đủ các dụng
cụ y tế để sơ, cấp cứu người bị nạn (nếu có).
- Khi lãnh đạo cấp trên hoặc chỉ huy lực lượng CS-PCCC đến, chỉ huy PCCC cơ sở
báo cáo lại những việc đã làm và kết quả cứu chữa.
- Trong trường hợp đám cháy kéo dài cơ sở cần phải tổ chức công tác hậu cần phục

vụ cho lực lượng tham gia cứu chữa đạt kết quả, đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ chiến
sĩ CS-PCCC và lực lượng PCCC cơ sở.
- Có kế hoạch bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác khám nghiệm điều tra (nếu có
dấu hiệu của tội phạm). Có những biện pháp khắc phục hậu quả do cháy gây ra.
- Tổ chức rút kinh nghiệm hậu quả vụ cháy.
* Chú ý: Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có thiết bị
bảo hộ lao động như thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ ủng, quần áo bảo hộ,….

3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:


4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát PCCC
có mặt để chữa cháy:
Khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt để chữa cháy, chỉ huy chữa cháy của cơ
sở báo cáo tình hình diễn biến đám cháy (cháy cái gì, nơi xảy ra cháy, cháy chất gì, số
người bị nạn, đã cắt điện chưa, khả năng cháy lan….), công tác chữa cháy ban đầu, vị


trí nguồn nước và các vị trí có nguy hiểm cao trong khu vực cháy. Sau đó nhận lệnh
của người chỉ huy chữa cháy của Lực lượng cảnh sát PCCC &CNCH.
Chỉ huy chữa cháy của Lực lượng cảnh sát PCCC phải nắm đầy đủ các thông
tin và tổ chức trinh sát để biết:
+ Có người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy không? Ở đâu, đường vào, ra và
phương pháp cứu họ.
+ Đã cắt điện khu vực xảy ra cháy chưa?
+ Cháy chất gì? khối lượng là bao nhiêu? ở vị trí nào? Có hoá chất, xăng dầu
trong khu vực cháy không?
+ Có nguồn nước chữa cháy không? Xe chữa cháy có hút được nước không?
+ Các hướng phát triển chính của đám cháy.
+ Khả năng sụp đổ của cấu kiện xây dựng. Những khu vực có khả năng bị đổ

nhà, tường, nơi cần dỡ nhà để tạo khoảng cách hay thoát khói.
+ Nơi phát sinh cháy đầu tiên. Những dấu vết vật chứng có liên quan đến
nguyên nhân cháy.
+ Những đồ vật, hàng hóa cần bảo vệ, di chuyển đề phòng lửa nước làm hư
hỏng. Cần chú ý bảo vệ, di chuyển trước những đồ vật, hàng hóa quý nào?
+ Phạm vi cháy, có cần đến lực lượng cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự
tham gia bảo vệ vòng ngoài không?
* Nguyên tắc chữa cháy:
Để hình thành một sự cháy phải hội đủ 4 điều kiện ; nếu thiếu 1 điều kiện thì
đám cháy không hình thành hoặc đám cháy sẽ bị tắt. Các điều kiện đó là:
- Điều kiện chất cháy: hơi, khí cháy phải đủ kết hợp với oxi tạo thành hỗn hợp
cháy.( Tất cả các chất cháy muốn cháy được phải phải hình thành ở trạng thái hơi
hoặc khí. Các chất rắn cháy phải có nhiệt tác động để phân hủy thành hơi và khí. Do
vậy những loại chất cháy nào ở điều kiện nhiệt độ bình thường tồn tại ở thể hơi hoặc
khí là loại chất cháy nguy hiểm nhất, ví dụ như xăng, khí gas, ... )
- Điều kiện nguồn nhiệt: nguồn nhiệt cung cấp cho vật cháy phải đủ nâng vật
cháy đến nhiệt độ tự cháy của vật đó.
- Điều kiện oxy không khí: lượng oxy không khí phải chiếm từ 14% trở
lên( trong không khí oxy chiếm 21%).


- Điều kiện tiếp xúc: Khi có các điều kiện về chất cháy, nguồn nhiêt, oxi không
khí, muốn cháy được thì các điều kiện trên phải tiếp xúc với nhau.
Vậy, biện pháp chữa cháy là sử dụng các trang thiết bị dụng cụ chữa cháy hoặc
các vật dụng khác để loại bỏ một hoặc bốn điều kiện của sự cháy thì đám cháy sẽ tắt.
Các biện pháp được gọi tắt: Làm loãng, Làm lạnh, làm ngạt, cách ly, ức chế phản ứng
cháy.
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG KHÁC:
1. Tình huống 1:
* Giả định tình huống:

- Thời gian cháy: Vào hồi 15 giờ 00 phút, ngày X tháng Y năm Z xảy ra cháy
tại khu vực cắt liệu.
- Nguyên nhân cháy: Vi phạm quy định an toàn PCCC.
- Tóm tắt diễn biến: Công nhân tiến hành hàn cắt sửa chữa mái xưởng, không
có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn PCCC. Vảy hàn nóng đỏ rơi xuống và nung
nóng nguyên vật liệu và sản phẩm bên dưới. Khi công suất nguồn nhiệt tích tụ đủ lớn
thì bùng cháy, ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy vào các chất dễ cháy và gây cháy lớn
tại đây. Ngay khi phát hiện cháy lực lượng PCCC cơ sở đã nhanh chóng sử dụng các
phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy, tuy nhiên không khống chế và dập tắt
được đám cháy.
* Xử lý tình huống:
- Lực lượng PCCC cơ sở: Khi phát hiện cháy lực lượng PCCC cơ sở báo cháy
bằng cách gõ kẻng hoặc bấm chuông báo động và gọi điện thoại báo cháy qua số 114
cho Cảnh sát PCCC; gọi điện báo cho Công an khu vực; tổ chức hướng dẫn thoát nạn
cho CB-CNV và tiến hành cứu người, di chuyển tài sản ra vị trí an toàn. Sử dụng các
phương tiện chữa cháy tại chỗ để khống chế đám cháy.
- Lực lượng Cảnh sát PCCC: Sau khi nhận được tin báo cháy Cảnh sát PC&CC
huy động lực lượng phương tiện, tổ chức chỉ huy điều hành công tác chữa cháy và
CNCH.


* Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy:



2. Tình huống 2:
* Giả định tình huống:
- Thời gian cháy: Vào hồi 9 giờ 30 phút, ngày A tháng B năm C xảy ra cháy
tại Khu vực phòng máy.
- Nguyên nhân cháy: Vi phạm quy định an toàn PCCC.

- Tóm tắt diễn biến: Do chập điện tại khu vực này gây nên hiện tượng phát
sinh tia lửa điện, bắn vào các thiết bị máy móc đang hoạt động bắt cháy, công nhân
không để ý nên không phát hiện kịp thời làm phát sinh đám cháy và toả nhiệt,
nguồn nhiệt này nhanh chóng nung nóng các chất cháy và gây cháy tại đây. Ngay
khi phát hiện cháy lực lượng PCCC cơ sở đã nhanh chóng sử dụng các phương tiện
chữa cháy tại chỗ để chữa cháy, tuy nhiên do phòng máy có lượng hàng và thiết bị
tồn tại lớn, vận tốc lan truyền nhanh nên không khống chế và dập tắt được đám cháy.
* Xử lý tình huống:
- Lực lượng PCCC cơ sở: Khi phát hiện cháy lực lượng PCCC cơ sở báo cháy
bằng cách gõ kẻng hoặc bấm chuông báo động và gọi điện thoại báo cháy qua số 114
cho Cảnh sát PCCC; gọi điện báo cho Công an khu vực; tổ chức hướng dẫn thoát nạn
cho CB-CNV và tiến hành cứu người, cứu tài sản. Sử dụng các phương tiện chữa
cháy tại chỗ để khống chế đám cháy.
- Lực lượng Cảnh sát PCCC: Sau khi nhận được tin báo cháy Cảnh sát PC&CC
huy động lực lượng phương tiện, tổ chức chỉ huy điều hành công tác chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ.
* Vẽ sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy



C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
TT
1

Ngày, tháng,
năm
2

Nội dung bổ sung, chỉnh lý
3


Chữ ký của người xây Cấp trên ký
dựng phương án
duyệt
4
5

D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
TT

Ngày, tháng, Nội dung, hình thức Tình huống Lực lượng, phương Nhận xét,
năm
học tập, thực tập.
cháy
tiện tham gia
đánh giá


×