Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Xây dựng nội dung chương trình phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành sư phạm thể dục – trường đại học TDTT bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.62 KB, 24 trang )

1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Đổi mới chương trình, phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng, đại
học nước ta hiện nay là vấn đề cấp bách. Mục tiêu của sự thay đổi là nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập, phù hợp với
các Nghị quyết Trung ương “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc”.
Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Đã có sự thay đổi về
chương trình đào tạo, nhưng nội dung các chương trình môn học hầu như chưa
được chú trọng nghiên cứu một cách nghiêm túc và vì vậy, vẫn luôn là công tác
cần được quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải
quyết.
Từ thực tiễn đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng nội dung
chương trình phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư
phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án lựa chọn nội dung tập luyện phù
hợp vào chương trình môn học nhằm phát triển thể lực cho sinh viên chuyên
ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT BN, góp phần nâng
cao kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường trong những
năm tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu luận án xác định những nhiệm vụ
sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa SPTD - Trường ĐH
TDTT BN.


Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng chương trình và thể lực của sinh
viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh.
Nhiệm vụ 3: Lựa chọn và ứng dụng nội dung trong chương trình phát
triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường
ĐH TDTT BN.


2

2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦ LUẬN ÁN
Luận án đã hệ thống hóa và tổng quan tương đối đầy đủ những vấn đề
có liên quan đến vai trò ý nghĩa, về đặc điểm tập luyện và thi đấu của môn học
này.... Đồng thời khái quát được các công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc xác định phương
pháp đánh giá cũng như xây dựng bổ sung chương trình phát triển thể lực cho
nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa SPTD, trường ĐH TDTT BN.
Luận án đã lựa chọn được 12 test thuộc 04 nhóm yếu tố thành phần, 04
bảng phân loại và 04 bảng điểm theo thang điểm 10 ở từng chỉ tiêu và 01 bảng
điểm tổng hợp, đồng thời đánh giá được thực trạng thể lực của nam sinh viên
chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục. Nghiên cứu cho thấy thể lực của sinh
viên Judo đã tăng dần theo từng năm học nhưng vẫn còn thấp, đa số mới đạt ở
mức trung bình dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao.
Luận án đã phân phối lại nội dung thể lực bổ sung vào chương trình
giảng dạy chuyên ngành Judo và lựa chọn được 76 bài tập phát triển thể lực cho
nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT
Bắc Ninh, đã được kiểm nghiệm thông qua thực nghiệm sư phạm cho thấy hiệu
quả rõ rệt.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 109 trang A4 bao gồm: Mở đầu (4 trang);

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (49 trang); Chương 2: Phương
pháp và tổ chức nghiên cứu (10 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn
luận (48 trang); Kết luận và kiến nghị (3 trang). Trong luận án có 52 biểu bảng,
12 biểu đồ. Ngoài ra luận án sử dụng 88 tài liệu tham khảo, trong đó có 12 tài
liệu bằng tiếng nước ngoài và phần phụ lục.


3

B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của môn học Judo.
1.2. Đặc điểm tập luyện và thi đấu môn Judo.
1.3. Đặc điểm huấn luyện thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo
Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên chuyên ngành Judo khoa
Sư phạm thể dục – Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
1.5. Chương trình môn học.
1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới môn Judo ở trong
nước và ở nước ngoài.
(Các vấn đề nghiên cứu trong phần tổng quan đã được chúng tôi trình
bày khoa học và chi tiết trong luận án)
Trên đây là tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án mà chúng tôi thu
thập được nhờ quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn. Đây là những căn
cứ khoa học rất quan trọng trong các công trình nghiên cứu về nội dung phát
triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường
Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 06 phương pháp nghiên cứu sau:(1)

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; (2) Phương pháp phỏng vấn - toạ
đàm; (3) Phương pháp quan sát sư phạm; (4) Phương pháp kiểm tra sư phạm; (5)
Phương pháp thực nghiệm sư phạm; (6) Phương pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng chủ thể:
Nội dung chương trình nhằm phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành
Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Đối tượng quan trắc gồm:
Các nhà chuyên môn đang trực tiếp quản lý, giảng dạy, huấn luyện về môn
Judo (25 giáo viên, 27 huấn luyện viên, 21 trọng tài, 12 cán bộ quản lý về Judo).
Đối tượng thực nghiệm (đối tượng theo dõi dọc): 36 nam sinh viên chuyên
ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục -Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (do đối
tượng sinh viên nữ Judo Khoa sư phạm thể dục là rất ít, chỉ có một vài em nên
không đủ làm căn cứ khoa học để nghiên cứu nên luận án không đề cập đến).


4

2.2.2. Thời gian nghiên cứu.
Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 12
năm 2015 chia làm 4 giai đoạn nghiên cứu:
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.
Luận án được nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
3.1.1 Xác định hệ thống test thể lực nam cho sinh viên chuyên ngành
Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Thông qua tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan, quan sát sư

phạm, phỏng vấn các chuyên gia. Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các test vào
ứng dụng, luận án đã xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá
trình độ tập luyện của sinh viên chuyên ngành Judo Khao Sư phạm thể dục Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, qua đó đã lựa chọn được 12 test cụ thể gồm:
Các test sức mạnh:
(1). Co tay xà đơn 20s (lần)
(2). Lực kéo cơ lưng ( kG)
(3). Morote soie Nage với nộm đồng cân 20s (lần)
(4). Ippon soie Nage với nộm đồng cân 20s (lần)
Các test sức nhanh:
(1). Chạy 30m XPC (s)
(2). Phản xạ đơn (ms)
(3). Mô phỏng Tai otoshi 15s (lần)
Các test sức bền:
(1). Chạy 1500m (p)
(2). Seoi Otoshi với nộm đồng cân lặp lại tối đa (lần)
(3). Uki goshi với nộm đồng cân lặp lại tối đa (lần)
Các test khéo léo:
(1). Chạy zich zắc 30m (s)
(2). Nhảy dây 30s (lần)


5

3.1.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố thành phần của tố chất thể lực và tỷ
trọng ảnh hưởng của chúng đến kết quả thi (phần thể lực) của nam sinh viên
chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao
Bắc Ninh.
Sau khi đã xác định được 12 test thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành
Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (mục 3.1.1), luận
án tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố thành phần của tố chất thể lực

với nhau và với kết quả thi học phần. Cần lưu ý rằng, những test đã lựa chọn
thuộc nhóm yếu tố thành phần là những test có đủ phẩm chất, đảm bảo độ tin
cậy và tính thông báo ở cả 4 khoá.
Bằng phương pháp xác định mối tương quan của từng cặp test với nhau
(mối tương quan cặp giữa các test) chúng tôi thu được kết quả trình bày tại bảng
3.6, 3.7, 3.8, 3.9 thứ tự các test được sắp xếp theo thứ tự như ở bảng 3.6, sang
bảng 3.7, 3.8, 3.9 được sắp xếp tương tự theo hàng ngang và cột dọc (phụ lục 6)
và cho thấy, hầu hết rtính của 12 test kiểm tra ở cả 4 khoá đều lớn hơn r bảng với
P < 0.05. Vậy, ở cả 4 khoá các test đều có mối tương quan mạnh, chỉ có một vài
test có mối tương quan yếu với test này nhưng lại có tương quan mạnh với test
kia. Từ các mối tương quan của các test thể lực dễ thấy rằng để phát triển thể lực
cho sinh viên phải phát triển đồng bộ các mặt khác nhau của thể lực.
Để khẳng định điều này, luận án tiếp tục xác định mối tương quan giữa các
yếu tố thành phần với nhau và với kết quả thi học phần, đồng thời xác định tỷ
trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần thể lực đến kết quả thi kết thúc học
phần. Luận án đã sử dụng phương pháp của Panma I.C, Engo L.G, phương pháp
này xác định tỷ trọng ảnh hưởng () của từng yếu tố thành phần đến kết quả thi
học phần, từ đó xác định được hệ số tương quan đa nhân tố.
Kết quả thu được trình bày ở các bảng 3.10, 3.11, 3.12, 3.13.
Vấn đề tiếp theo là các yếu tố thể lực tác động đến kết quả thi kết thúc
học phần tới mức độ nào? Giải quyết vấn đề này đề tài đã xác định tỷ trọng ảnh
hưởng của chúng đến kết quả thi kết thúc học phần của sinh viên chuyên ngành
Judo khoa SPTD ở 4 năm học (bảng 3.14).


6

BẢNG 3.14. TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG () CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ
THÀNH PHẦN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC VỚI KẾT QUẢ HỌC
TẬP THỰC HÀNH (PHẦN THỂ LỰC) CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN

NGÀNH JUDO KHOA SPTD - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH
Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần
Năm
học

Sức mạnh

Sức nhanh

Sức bền

Khéo léo

Hệ số

% quy
đổi

Hệ số

% quy
đổi

Hệ số

% quy đổi

Hệ số

% quy đổi


Thứ
nhất

0.236

23.60

0.219

21.90

0.211

21.10

0.154

15.40

Thứ
hai

0.241

24.10

0.227

22.70


0.218

21.80

0.161

16.10

Thứ
ba

0.246

24.60

0.231

23.10

0.221

22.10

0.171

17.10

Thứ



0.252

25.20

0.241

24.10

0.224

22.40

0.174

17.40

Từ bảng 3.14 có thể đưa ra nhận định rằng, các yếu tố thể lực đều có tác
động đến kết quả thi kết thúc học phần của sinh viên chuyên ngành Judo khoa
Sư phạm thể dục. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố có khác nhau:
Khéo léo có ảnh hưởng thấp nhất ở cả 4 khoá (15.40%, 16.10%,
17.10%,17.40%) và yếu tố sức mạnh có ảnh hưởng nhiều hơn cả (23.60%,
24.10%,24.60% và 25.20%). Song có thể nói rằng, các tố chất thể lực tác động
lên kết quả thi kết thúc học phần về cơ bản khác nhau không nhiều, chứng tỏ để
có kết quả tốt trong tập luyện cần hết sức quan tâm phát triển đồng đều các tố
chất thể lực nói trên.
Tổng tỷ trọng ảnh hưởng đến thành tích của các yếu tố thành phần tăng dần
theo năm học: Năm thứ nhất là 82.00%; năm thứ hai là 84.70%; năm thứ ba là
86.90%; năm thứ tư là 89.10%. Kết quả này cho thấy ở cả 4 khoá tổng tỷ lệ phần
trăm của các yếu tố thành phần đều nhỏ hơn 100%. Điều đó chứng tỏ, vẫn còn

có sự tác động của yếu tố thành phần khác nữa mà luận án chưa nghiên cứu
được.


7

3.1.3 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam sinh viên
chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể
thao Bắc Ninh.
3.1.3.1 So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực của 4 khoá sinh viên
chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao
Bắc Ninh.
Vấn đề đặt ra là xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chung cho cả 4 khoá
hay mỗi khoá phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá riêng? Giải quyết vấn đề này
không có cách nào khác là phải so sánh trình độ thể lực đối tượng nghiên cứu có
hơn kém nhau không?
Từ phân tích ở trên, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả của 12 test thể lực
của 4 khoá sinh viên, kết quả được trình bày tại bảng 3.15
BẢNG 3.15. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH JUDO KHOA SPTD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH THEO TỪNG NĂM HỌC
(t0.05 = 2.179, 2.131, 2.120, 2.160)

TT

1

2

3


4

Test
Test sức
mạnh
Co tay xà
đơn 20s
(lần)
Lực kéo

lưng
(KG)
Morote
seoi Nage
với nộm
đồng cân
20s (lần)
Ippon seoi
Nage với
nộm đồng
cân
20s
(lần)
Test Sức
nhanh

Kết quả kiểm tra theo năm học ( x  )
Thứ nhất
Thứ ba

Thứ tư
Thứ hai
(n = 8)
(n = 11) (n = 7)
(n = 6) (2)
(1)
(3)
(4)

t1,2

t2,

t3,4

t1,4

P

3

9.750.
42

10.330.
45

10.92
0.46


11.45
0.47

2.458

2.5
2.342 7.300 <0.05
72

141.63
5.82

149.895
.87

156.55
5.89

163.69
5.91

2.616

2.2
2.503 7.264 <0.05
34

9.750.
30


10.150.
33

10.61
0.34

11.11
0.35

2.336

2.7
2.985 7.972 <0.05
35

10.11
0.32

10.580.
34

11.13
0.35

11.64
0.36

2.617

3.1

2.946 8.612 <0.05
42


8
5
6
7

8

9

1
0

1
1
1
2

Chạy 30m
XPC (s)
Phản xạ
đơn (ms)
Mô phỏng
Tai otoshi
15s (lần)
Test sức
bền

Chạy
1500m
(phút)
Seoi
Otoshi với
nộm đồng
cân lặp lại
tối đa (lần)
Uki Goshi
với nộm
đồng cân
lặp lại tối
đa (lần)
Test khéo
léo
Chạy zich
zắc 30m
(s)
Nhảy dây
30s (lần)

4.590.
14
228.33
8.11

4.410.1
3
217.367
.13


4.260.
13
206.82
6.65

4.070.
13
198.11
6.16

2.2
3.093 7.603 <0.05
52
2.9
2.685
2.835 8.184 <0.05
81

9.380.
29

9.860.3
2

10.26
0.33

10.82
0.35


2.865

2.4
3.375 8.577 <0.05
16

5.510.
17

5.310.1
6

5.120.
16

4.880.
15

2.212

2.3
3.173 7.458 <0.05
11

26.75
0.90

28.251.
02


30.82
1.07

32.09
1.13

2.863

4.8
2.371 10.012 <0.05
83

31.53
1.15

33.881.
20

35.55
1.22

37.27
1.24

3.701

2.7
2.880 9.239 <0.05
31


6.090.
20

5.810.1
9

5.590.
18

5.280.
17

2.703

2.3
3.620 8.404 <0.05
49

53.12
1.41

55.751.
54

57.55
1.60

60.27
1.67


3.273

2.2
3.424 8.889 <0.05
69

2.463

Kết quả thu được tại bảng 3.15 cho thấy: t tính tìm được ở 12 test thể lực của
4 khoá đều lớn hơn tbảng. Vậy sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra thể lực của nam
sinh viên 4 khoá là có ý nghĩa thống kê với P < 0.05. Cho thấy, cần phải tiến
hành phân loại, xây dựng thang điểm và tiêu chuẩn riêng cho từng khoá.
Sau khi có được 12 test đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo, tính tỷ trọng
ảnh hưởng của các tố chất thể lực đến yếu tố thành phần trong từng năm học,
chúng tôi tiến hành chao đổi, đàm luận và phỏng vấn các nhà chuyên môn để
chọn ra từng test và xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá cho từng học kỳ
tương ứng, từ đó xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá phần thể lực cho từng
kỳ học riêng biệt (theo quy tắc 2 xích ma và thang độ C) . Kết quả được trình
bày tại (phụ lục 8)
Còn để đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên chuyên ngành Judo khoa
Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT BN theo từng khóa và tính tỷ trọng
ảnh hường của từng thành phần thể lực, từ đây làm căn cứ để phân phối chương


9

trình thể lực cho phù hợp và khoa học thì chúng tôi vẫn sử dụng cả 12 test đạt
chuẩn vào nghiên cứu.
3.1.3.2 Phân loại kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nam sinh viên

chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao
Bắc Ninh.
Kết quả phân loại của các test theo năm học được trình bày tại bảng
3.16, 3.17, 3.18 và 3.19. (phụ lục 9)
Với các bảng xếp loại trình độ thể lực theo từng năm học trên, khi tra cứu
trước hết ta cần xác định năm học của sinh viên được kiểm tra để chọn bảng
phân loại phù hợp, sau đó tìm test cần kiểm tra bằng cách dóng theo hàng ngang
ta sẽ xác định được mức độ đạt được của sinh viên.
3.1.3.3 Xây dựng thang điểm đánh giá trình độ thể lực cho nam sinh viên
chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao
Băcs Ninh.
Trước hết đề tài xây dựng thang điểm 10 để đánh giá trình độ thể lực
thông qua thang độ C. Bảng điểm đánh giá được trình bày tại bảng 3.20, 3.21,
3.22 và 3.23.
3.1.3.4 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp tố chất thể lực cho nam sinh
viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường ĐH Thể dục Thể thao
BN.
Luận án tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực có tính tới tỷ trọng
ảnh hưởng cho sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục theo 5 mức
độ: tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Kết quả được trình bày tại bảng 3.29.
BẢNG 3.29. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔNG HỢP
TRONG ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CỦA NAM SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH JUDO KHOA SPTD TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC
NINH THEO TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NHÓM YẾU TỐ
THÀNH PHẦN
Năm thứ hai
Năm thứ nhất
Năm thứ ba
Năm thứ tư
Xếp

(Tổng điểm
(Tổng điểm tối
(Tổng điểm tối (Tổng điểm tối
loại
tối đa là
đa là 82.00)
đa là 86.90)
đa là 89.10)
84.70)
Tốt

≥73.80

≥76.23

≥78.21

≥80.19

Khá

57.41 <73.80

59.30<76.
23

60.84<78.21

62.37<80.19



10

Trung
bình

41.01 
<57.40

Yếu

24.60<41.00

Kém

<24.60

42.35<59.
29
25.41<42.
34

43.46<60.83

44.55<62.36

26.07<43.45

26.72<44.54


<26.07

<26.72

<25.41

Bảng xếp loại tổng hợp (bảng 3.29), giúp chúng ta đánh giá được kết
quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu theo từng giai đoạn của quá trình thực
nghiệm. Trên cơ sở đó, xác định nhịp tăng trưởng của các nhóm khách thể
nghiên cứu, kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng của hệ thống nội dung phát triển
thể lực áp dụng trên nhóm thực nghiệm. Đồng thời, đây cũng là tài liệu quan
trọng giúp các giáo viên trong công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tập luyện
của sinh viên.
3.2. Nghiên cứu thực trạng chương trình môn học Judo và thể lực
của nam sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại
học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
3.2.1. Thực trạng chương trình lý luận và phương pháp giảng dạy môn
Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Căn cứ và chương trình khung mà Bộ giáo dục và Đào tạo quy định,
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giao cho Bộ môn Vật – Judo xây dựng
chương trình giảng dạy môn học Judo áp dụng cho khoa Sư phạm thể dục
- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh gồm 07 học phần tương đương với 07
học kỳ cụ thể được trình bày và phân phối tại (phụ lục 14). Ở đây chúng
tôi chỉ tóm lược tổng hợp trình bày tại bảng 3.30.
BẢNG 3.30. THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Học kỳ
I
II
III
IV

V
VI
VII

Tổng thời
gian
(tiết học)
60
60
60
60
60
60
60

Hình thức / Thời gian
Lý thuyết

Thảo luận

Tập luyện

Tự học

8
10
8
10
8
10

10

6
5
7
2
6
4
6

32
27
27
30
32
28
26

14
18
18
18
14
18
18


11

Bảng 3.30 cho thấy; nhìn về tổng thể thì chương trình phân phối tương

đối phù hợp và khoa học, chỉ riêng phần phát triển thể lực vẫn còn những
điểm bất cập chưa hợp lý, chưa phân chia dõ dàng và cụ thể nội dung
phát triển thể lực của sinh viên. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho việc
kiểm tra đánh giá người học. Vậy, cần phải bổ sung vào chương trình nội
dung phát triển thể lực cho phù hợp, khoa học hơn. Theo chương trình
đang áp dụng giảng dạy cũ thì tổng thời gian cho việc phát triển thể lực
của từng kỳ (học phần) là khoảng 450 phút, tương đương với 10 giờ học
(tiết học), khoảng 20 phút vào cuối phần trọng động của 02 giờ học (01
giáo án), đây là việc mà giáo viên trong bộ môn vẫn áp dụng để nâng cao
thể lực cho sinh viên nhưng trong chương trình và kế hoạch giảng dạy
không đề cập đến, về phần phân phối thời gian như vậy chúng tôi cũng
nhận thấy tương đối hợp lý và cũng là hướng mà luận án cũng sẽ phân
chia tương tự.
3.2.2.Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực trong giảng dạy
cho sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học
Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Qua quan sát sư phạm và khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp, việc sử
dụng bài tập trong quá trình giảng dạy nhằm phát triển thể lực cho sinh viên
chuyên ngành Judo Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi thống kê được
tổng số 28 bài tập được sử dụng ở 07 học kỳ như trình bày tại bảng 3.31. Cho
thấy: Số lượng bài tập phát triển thể lực ít, thiếu phong phú và đa dạng (28 bài
tập). Việc sử dụng bài tập thiếu tính kế hoạch (không theo tiến trình) đây là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến thể lực của sinh viên Judo còn nhiều hạn chế. Từ
đây chúng tôi đi đánh giá thực trạng trình độ thể lực của nam sinh viên chuyên
ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3.2.3. Thể lực của nam sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm
thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Để đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên chuyên ngành Judo
khoa sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi đối chiếu kết
quả kiểm tra với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (bảng 3.29) để xếp loại trình độ

thể lực của nam sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh, sau đó xác định tỷ lệ % của từng loại ở từng khoá. Kết
quả đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên chuyên ngành Judo khoa sư phạm
thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được trình bày tại bảng 3.33.


12

BẢNG 3.33. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ XẾP LOẠI TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH JUDO KHOA SPTD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH
Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba
Năm thứ tư
(n
=
24)
(n
=
14)
(n
=
12)
(n = 17)
Xếp loại
n

%


n

%

n

%

n

%

Tốt

1

4.17

0

0.00

1

8.33

0

0.00


Khá

5

20.83

3

21.43

1

8.33

4

23.53

Trung bình

12

50.00

8

57.14

7


58.33

8

47.06

Yếu

4

16.67

2

14.29

2

16.67

3

17.65

Kém

2

8.33


1

7.14

1

8.33

2

11.76

Những số liệu ở bảng 3.33 chứng tỏ, tỷ lệ loại khá và tốt không cao:
Sinh viên năm thứ tư loại khá chiếm 23.53%; năm thứ ba loại tốt chiếm 8.33%,
loại khá chiếm 8.33%, Năm thứ hai loại khá chiếm 21.43%; Năm thứ nhất loại
khá chiếm 20.83%, loại tốt chiếm 4.17%. Còn lại mức trung bình chiếm đa số
cho cả 4 năm từ 47.06% đến 58.33%. Như vậy có thể nói thể lực của sinh viên
chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh tập
trung chủ yếu ở mức trung bình.
3.3 Lựa chọn và ứng dụng nội dung trong chương trình phát triển thể
lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh
3.3.1 Xây dựng bổ sung chương trình phát triển thể lực cho sinh viên
chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh
Sau khi đã có những căn cứ khoa học, nhưng để làm sáng tỏ và khách quan
hơn nữa, chúng tôi tiếp tục phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia đầu ngành
và các huấn luyện viên có uy tín, nhiều kinh nghiệm về vấn đề sắp xếp và phân
bổ tỷ lệ cũng như nội dung phát triển thể lực của sinh viên Judo. Kết quả được
trình bày tại bảng 3.34



13

BẢNG 3.34. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TỶ LỆ
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC THEO TỪNG NĂM HỌC
(n = 15)
TT

Năm thứ
nhất

Năm thứ
hai
Năm thứ
ba
Năm thứ


Tỷ lệ phát triển giữa thể lực
chung và thể lực chuyên môn
80% ưu tiên phát triển thể lực
chung
20% phát triển thể lực chuyên
môn
60% ưu tiên phát triển thể lực
chung
40% phát triển thể lực chuyên
môn
60% ưu tiên phát triển thể lực

chuyên môn
40% phát triển thể lực chung
80% ưu tiên phát triển thể lực
chuyên môn
20% phát triển thể lực chung

Đồng ý

Không đồng ý

mi

%

15

100

mi

%

0

0

100

0


0

15

100

0

0

15

100

0

0

15

Kết quả bảng 3.34 cho thấy 100% ý kiến của các chuyên gia đồng tình với
các căn cứ và ý kiến của nhà nghiên cứu đưa ra.
Các nội dung phát triển thể lực được sắp xếp theo chu kỳ giảng dạy từng kỳ
học cho nhóm thực nghiệm.
- Năm thứ nhất: Sắp xếp các nội dung phát triển thể lực chung là chính, các
nội dung phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo, các trò chơi vận
động để nâng cao nền tảng thể lực chung (thể lực chung chiếm 80%, thể lực
chuyên môn chiếm 20%).
- Năm thứ hai: Sắp xếp các nội dung phát triển nền tảng thể lực chung kết
hợp với thể lực chuyên môn (thể lực chung chiếm 60%, thể lực chuyên môn

chiếm 40%).
- Năm thứ ba: Các nội dung thể lực bổ trợ chuyên môn (các bài tập với dây
chun, mô phỏng thực hiện kỹ thuật có lực cản, các nội dung thể lực bổ trợ có


14

người phục vụ...). Các nội dung thể lực chuyên môn, gần giống với hoạt động thi
đấu chiếm phần lớn (thể lực chung chiếm 40%, thể lực chuyên môn chiếm 60%).
- Năm thứ tư: Các bài tập chuyên môn, các bài tập đấu tập (đấu tập với 1
người, đấu tập với nhiều người, với người nhỏ hơn hoặc nặng cân hơn...). Các
bài tập thi đấu theo luật chuyên môn chiếm đại đa số (thể lực chung chiếm 20%,
thể lực chuyên môn chiếm 80%).
Chương trình phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư
phạm thể dục – Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được chúng tôi phân phối cụ
thể theo từng học trình trong từng học phần tại bảng 3.35 và xây dựng bổ sung
nội dung phát triển thể lực vào trong chương trình giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục – Trường Đại học TDTT Bắc Ninh,
được trình bày cụ thể tại bảng 3.36.
BẢNG 3.35. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THỂ LỰC CHO SINH
VIÊN CHUYÊN NGÀNH JUDO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

Học trình
1
2
3
4
Tổng

Học trình

5
6
7
8
Tổng

Học trình
9
10
11
12
Tổng

Tổng thời TL chung
gian (phút) (phút)
0
0
150
120
150
115
150
110
450
345

HỌC PHẦN I
TL chuyên Sức mạnh Sức nhanh Sức bền
môn (phút)
(phút)

(phút) (phút)
0
0
0
0
30
43
40
39
35
43
40
39
40
43
40
39
105
129
120
117

Khéo léo
(phút)
0
28
28
28
84


Tổng thời TL chung
gian (phút) (phút)
0
0
150
105
150
100
150
95
450
300

HỌC PHẦN II
TL chuyên Sức mạnh Sức nhanh Sức bền
môn (phút)
(phút)
(phút) (phút)
0
0
0
0
45
43
40
39
50
43
40
39

55
43
40
39
150
129
120
117

Khéo léo
(phút)
0
28
28
28
84

Tổng thời TL chung
gian (phút) (phút)
0
0
150
90
150
85
150
80
450
255


HỌC PHẦN III
TL chuyên Sức mạnh Sức nhanh Sức bền
môn (phút)
(phút)
(phút) (phút)
0
0
0
0
60
43
40
38
65
43
40
38
70
43
40
38
195
129
120
117

Khéo léo
(phút)
0
29

29
29
84


15

Học trình
13
14
15
16
Tổng

Học trình
17
18
19
20
Tổng

Học trình
21
22
23
24
Tổng

Tổng thời TL chung
gian (phút) (phút)

0
0
150
75
150
70
150
65
450
210

HỌC PHẦN IV
TL chuyên Sức mạnh Sức nhanh Sức bền
môn (phút)
(phút)
(phút) (phút)
0
0
0
0
75
43
40
38
80
43
40
38
85
43

40
38
230
129
120
117

Khéo léo
(phút)
0
29
29
29
84

Tổng thời TL chung
gian (phút) (phút)
0
0
150
60
150
55
150
50
450
165

HỌC PHẦN V
TL chuyên Sức mạnh Sức nhanh Sức bền

môn (phút)
(phút)
(phút) (phút)
0
0
0
0
90
42
40
38
95
42
40
38
100
42
40
38
285
129
120
117

Khéo léo
(phút)
0
30
30
30

84

Tổng thời TL chung
gian (phút) (phút)
0
0
150
45
150
40
150
35
450
120

HỌC PHẦN VI
TL chuyên Sức mạnh Sức nhanh Sức bền
môn (phút)
(phút)
(phút) (phút)
0
0
0
0
105
42
40
38
110
42

40
38
155
42
40
38
330
129
120
117

Khéo léo
(phút)
0
30
30
30
84

HỌC PHẦN VII
Học trình
25
26
27
28
Tổng

Tổng thời TL chung TL chuyên môn Sức mạnh Sức nhanhSức bền Khéo léo
gian (phút) (phút)
(phút)

(phút)
(phút) (phút) (phút)
0
0
0
0
0
0
0
150
30
120
42
41
38
29
150
25
125
42
41
38
29
150
20
130
42
41
38
29

450
75
375
129
120
117
84

So sánh với chương trình giảng dạy cũ mà bộ môn đang sử dụng thì
chường trình chúng tôi xây dựng bổ sung có nhiều ưu việt hơn, rễ ràng cho giáo
viên giảng dạy khi sắp xếp cũng như lựa chọn phương tiện giảng dạy phù hợp,
khoa học và cụ thể hóa các nội dung phát triển thể lực và tạo điều kiện thuận lợi
tốt cho việc phát triển thể lực của người học. Đây cũng là căn cứ để đưa các nội
dung thể lực được lựa chọn vào ứng dụng.


16

3.3.2 Lựa chọn bài tập thể lực cho sinh viên Judo khoa Sư phạm thể
dục – Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
3.3.2.1 Thực trạng sử dụng bài tập thể lực trong huấn luyện và giảng
dạy tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh và các đơn vị có phong trào
Judo phát triển mạnh
3.3.2.2. Lựa chọn bài tập thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo
khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Trước khi đưa ra phỏng vấn, các bài tập được phân loại dựa trên nhiều
quan điểm khác nhau.
Theo lý luận và phương pháp huấn luyện chung, các bài tập phát triển
thể lực được chia thành 3 loại: bài tập thi đấu, bài tập thể lực chuyên môn và bài
tập phát triển thể lực chung. Các bài tập thể lực được phân biệt với nhau không

chỉ dựa theo quan điểm môn thể thao chuyên sâu mà còn chú ý đến chức năng
của nó trong việc giải quyết các nhiệm vụ riêng lẻ.
Đề tài đưa 175 bài tập này ra phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giáo
viên, cán bộ quản lý môn Judo bằng phiếu hỏi. Cách thức lựa chọn bài tập, thành
phần đối tượng phỏng vấn và cách thức trả lời đã được trình bày cụ thể ở (phụ
lục 4) của đề tài. Quá trình phỏng vấn đã phát ra 56 phiếu, thu về 52 phiếu trong
đó có 28 HLV và chuyên gia chiếm 53.84%; 10 trọng tài chiếm 19.23%; 12 giáo
viên chiếm 23.07%; 2 cán bộ quản lý môn Judo chiếm 3.8%
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung phát triển thể lực cho nam SV chuyên
ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được trình
bày tại bảng 3.38
Trong tổng số 175 bài tập đưa vào phỏng vấn có 99 bài tập không đạt tới
50% ý kiến trả lời ở mức rất quan trọng, chúng tôi không đưa vào sử dụng. Còn
lại 76 bài tập đáp ứng yêu cầu (đạt từ 50% trở lên ý kiến cho là rất quan trọng)
được chúng tôi lựa chọn đưa vào thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu (phụ
lục 16)
Không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn qua sơ khảo bằng phiếu hỏi, 76 bài
tập còn được đưa ra hội thảo xin ý kiến các giảng viên, HLV và trọng tài Judo ở
trong nước vào ngày 12/10/2012 tại trung tâm TDTT Đồng tháp. Đến dự buổi
hội thảo có 46 HLV và trọng tài Judo trong cả nước. Kết quả buổi hội thảo,
100% ý kiến thống nhất với việc đưa 76 bài tập (trong đó có 30 bài tập phát triển
thể lực chung còn lại 46 bài tập phát triển thể lực chuyên môn) được lựa chọn áp
dụng vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao thể lực cho nam sinh viên chuyên
ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.


17

Để khẳng định chắc chắn tính khả thi của các bài tập thể lực trước khi
đưa vào thực nghiệm, một lần nữa chúng tôi tiến hành trao đổi mạn đàm với 10

HLV và giảng viên Judo có uy tín và nhiều kinh nghiệm ở trong nước, các ý kiến
đều cho rằng 76 bài tập trên có thể sử dụng để phát triển thể lực cho nam sinh
viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục – Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh.
Sau khi lựa chọn được 76 bài tập, chúng tôi đã tiến hành phân tích từng
bài tập cụ thể (phụ lục 21).
3.3.3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập thể lực trong giảng
dạy sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học
Thể dục Thể thao Bắc Ninh
3.3.3.1 Thực trạng điều kiện để ứng dụng thực nghiệm
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, nguyên là những vận động viên
có trình độ kiện tướng trở lên, có tinh thần trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề và
tràn đầy nhiệt huyết. Đây là lực lượng cán bộ đáp ứng tốt quá trình giảng dạy
cũng như thực nghiệm.
Cơ sở vật chất: Được trang bị 02 nhà tập với đầy đủ trang thiết bị, các dụng
cụ bổ trợ, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và đảm bảo đầy đủ các điều kiện trong
quá trình ứng dụng.
Phương tiện giảng dạy là những giáo cụ trực quan của nhà trường và đặc
biệt là 76 bài tập nhằm phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo đã
được đề tài nghiên cứu lựa chọn và áp dụng vào chương trình phát triển thể lực
đã được luận án xây dựng bổ sung.
3.3.3.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
Đối tượng thực nghiệm là 36 nam sinh viên, do số lượng sinh viên nữ Judo
quá ít không đủ làm mẫu nghiên cứu nên luận án không đề cập đến, trong đó
năm thứ nhất (khóa 49) có 24 nam sinh viên, năm thứ ba (khóa 47) có 12 nam
sinh viên. 36 sinh viên này đã được kiểm tra thông qua các test của chúng tôi và
đủ điều kiện làm mẫu nghiên cứu.
Địa điểm thực nghiệm: Tại Bộ môn Vật – Judo, Trường ĐH TDTT BN.
Thời lượng thực nghiệm 2 năm với sinh viên năm thứ nhất và 1,5 năm
với sinh viên năm thứ ba .

Nội dung thực nghiệm là hệ thống bài tập thể lực đã được lựa chọn qua
phỏng vấn (76 bài tập) bổ sung vào chương trình giảng dạy thể lực cho sinh viên
chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục – Trường Đại học TDTT BN.
Phương pháp thực nghiệm luận án sử dụng là thực nghiệm trình tự (theo
dõi dọc).


18

Sắp xếp tiến trình các nội dung thể lực theo các kỳ học, năm học cho sinh
viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục – Trường đại học TDTT Bắc
Ninh.(phụ lục 20)
Công tác kiểm tra, đánh giá: Được tiến hành xuyên suốt quá trình thực
nghiệm. Nội dung kiểm tra, đánh giá là tiêu chuẩn đã được xây dựng (bảng điểm
và xếp loại đã được xác định tại phần 3.1). Những điều kiện đảm bảo tiến hành
kiểm tra:
Nội dung thực nghiệm là 76 bài tập thể lực đã được lựa chọn qua phỏng vấn
và được chúng tôi phân nhóm cụ thể ở (phụ lục 17).
Kế hoạch tập luyện của nhóm thực nghiệm năm học 2013 – 2014 và 2014 –
2015.(phụ lục 20)
Áp dụng từng bài tập cụ thể cho từng kỳ học (phụ lục 19)
3.3.3.3 Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực ứng dụng trong
giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục – Trường đại
học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Sau khi thu thập và lựa chọn được hệ thống gồm 76 bài tập phát triển thể
lực bổ sung vào chương trình cho sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm
thể dục – Trường đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi đã đưa vào ứng dụng trên
đối tượng nghiên cứu.
Kết quả thực nghiệm trên sinh viên khóa 49 năm thứ nhất và thứ hai, được
trình bày tại các bảng từ 3.40 đến 3.43 cho thấy trình độ thể lực của sinh viên

Judo trong những kỳ thực nghiệm đầu có phát triển nhưng tương đối chậm, các
kỳ thực nghiệm sau thể lực đã phát triển lên tương đối rõ ràng. Tương tự như
vậy với sinh viên khóa 47 được thực nghiệm cho năm học thứ ba và thứ tư, kết
quả thể hiện trên các bảng từ 3.45 đến 3.47.
Để xác định mức độ phát triển khoa học và rõ ràng hơn nữa của nội dung
thể lực được lựa chọn, chúng tôi tiếp tục xác định nhịp tăng trưởng thông qua
các test ở các giai đoạn thực nghiệm. Kết quả được trình bày tại các bảng 3.49
và 3.50.
BẢNG 3.49. NHỊP ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM (KHÓA ĐẠI HỌC 49) QUA CÁC KỲ
THỰC NGHIỆM (n = 24)
KQ kiểm tra qua các giai đoạn thực
TT

nghiệm ( x )

Test

Test

Nhịp độ tăng trưởng (W%)

Trước Sau TN Sau TN Sau TN Sau TN
TN 1 học kỳ 2 học kỳ 3 học kỳ 4 học kỳ W1-2
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
sức


W2-

W

W

W1-

3

3-4

4-5

5


19

1
2

3

4

5
6
7


8

9

10

11
12

mạnh
Co tay xà
đơn
20s
(lần)
Lực kéo cơ
lưng
Morote seoi
Nage với
nộm đồng
cân
20s
(lần)
Ippon seoi
Nage với
nộm đồng
cân
20s
(lần)
Test

sức
nhanh
Chạy 30m
XPC
Phản
xạ
đơn (ms)
Mô phỏng
Tai otoshi
15s (lần)
Test
sức
bền
Chạy
1500m
Seoi Otoshi
với
nộm
đồng cân
lặp lại tối
đa
Uki Goshi
với
nộm
đồng cân
lặp lại tối
đa
Test khéo
léo
Chạy zich

zắc 30m (s)
Nhảy dây
30s
Nhịp tăng
trưởng TB

8.87

9.09

9.49

10.0
3

10.5
7

2.411 4.344 5.485 5.291 17.489

128.
88

131.
99

137.8
1

145.

61

153.
71

2.381 4.315 5.504 5.415 17.573

8.87

9.06

9.43

9.96

10.5
1

2.098 4.037 5.410 5.415 16.922

9.20

9.40

9.80

10.3
2

10.9

4

2.186 4.123 5.192 5.815 17.276

4.96

4.88

4.66

4.41

4.18

1.521 4.614 5.645 5.375 17.117

246.
60

241.
64

231.9
5

219.
84

207.
68


2.030 4.092 5.360 5.692 17.136

8.54

8.73

9.11

9.60

10.1
1

2.284 4.219 5.286 5.101 16.853

5.90

5.77

5.53

5.21

4.91

2.195 4.260 5.878 5.959 18.245

24.3
4


24.9
2

26.01

27.4
9

28.9
2

2.343 4.278 5.523 5.101 17.205

28.6
9

29.2
7

30.45

32.1
1

33.9
6

2.000 3.941 5.296 5.623 16.823


6.57

6.44

6.18

5.86

5.56

2.030 4.092 5.381 5.283 16.750

50.1
4

50.7
8

52.05

53.8
2

55.8
1

2.098 4.037 5.372 5.728 17.195
2.131 4.196 5.444 5.483 17.215



20

BẢNG 3.50. NHỊP ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM (KHÓA ĐẠI HỌC 47) QUA CÁC KỲ
THỰC NGHIỆM (n = 12)
KQ kiểm tra qua các giai
TT

1

2

3

4

5
6
7

8

Test

Test sức
mạnh
Co tay xà
đơn 20s
(lần)
Lực kéo


lưng
(KG)
Morote
seoi Nage
với nộm
đồng cân
20s (lần)
Ippon seoi
Nage với
nộm đồng
cân
20s
(lần)
Test sức
nhanh
Chạy 30m
XPC (s)
Phản xạ
đơn (ms)
Mô phỏng
Tai otoshi
15s (lần)
Test sức
bền
Chạy
1500m
(phút)

đoạn thực nghiệm ( x )

Trước Sau TN Sau TN Sau TN
TN
1 học 2 học 3 học
(1) kỳ (2) kỳ (3) kỳ (4)

Nhịp độ tăng trưởng (W%)
W1-2

W2-3

W3-4

W1-4

9.94

10.1
8

10.8
7

11.5
0

2.411

6.520

5.674


14.583

142.
46

145.
89

154.
81

164.
03

2.381

5.929

5.788

14.078

9.66

9.86

10.4
2


11.0
3

2.098

5.561

5.693

13.335

10.1
3

10.3
5

10.9
1

11.5
5

2.186

5.268

5.665

13.102


4.60

4.53

4.28

4.03

1.521

5.666

5.963

13.135

223.
37

218.
88

205.
50

193.
54

2.030


6.303

5.994

14.307

9.34

9.55

10.2
0

10.8
1

2.284

6.586

5.759

14.607

5.48

5.36

5.03


4.73

2.195

6.367

6.175

14.715


21

9

10

11
12

Seoi
Otoshi với
nộm đồng
cân lặp lại
tối đa
Uki Goshi
với nộm
đồng cân
lặp lại tối

đa
Test khéo
léo
Chạy zich
zắc 30m
(s)
Nhảy dây
30s (lần)
Nhịp tăng
trưởng
TB

28.0
5

28.7
1

30.3
4

32.2
7

2.343

5.515

6.164


14.002

32.3
5

33.0
0

35.1
6

37.2
4

2.000

6.314

5.769

14.063

6.03

5.91

5.57

5.25


2.030

5.878

6.016

13.905

54.1
7

54.8
9

56.9
3

59.4
1

2.098

5.655

6.502

14.235

2.131


5.963

5.930

14.006

Kết quả ở bảng 3.49 (nhịp tăng trưởng của khóa Đại học 49) cho thấy,
nhịp tăng trưởng trung bình sau học kỳ thực nghiệm có sự tăng tương đối rõ
như: W1-2 . 2.131 đến W2-3. là 4.196 đến W3-4 5.444 đến W4-5 5.483 và W1517.215.
Tương tự ở bảng 3.50 (nhịp tăng trưởng của khóa Đại học 47) cho thấy.
Nhịp tăng trưởng trung bình sau học kỳ thực nghiệm có sự tăng tương đối rõ
như: W1-2 . 2.131 đến W2-3. là 5.963 đến W3-4 5.930 và W1-4 là 14.006.
Điều này chứng tỏ trình độ thể lực của đối tượng thực nghiệm phát triển
tương đối tốt, các bài tập thể lực được lựa chọn đưa vào ứng dụng là phù hợp và
khoa học.
Tóm lại: Luận án đã vận dụng khoa học, tối đa các phương pháp nghiên
cứu để lựa chọn được 12 test đảm bảo các điều kiện kiểm tra đánh giá cho sinh
viên chuyên ngành Judo, đã xây dựng được các bảng điểm cho từng năm học,
bảng điểm tổng hợp có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần
thể lực.
Đánh giá được thực trạng thể lực của sing viên chuyên ngành Judo
khoa Sư phạm thể dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh chủ yếu tập chung ở
mức trung bình. Luận án cũng đánh giá được thực trạng chương trình giảng dạy


22

Judo vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là về nội dung phát triển thể lực, trên cơ sở
đó chúng tôi đã xây dựng phần phát triển thể lực bổ sung vào chương trình giảng
dạy môn Judo Khoa sư phạm thể dục và đã lựa chọn được 76 bài tập phát triển

thể lực, áp dụng vào chương trình xây dựng bổ sung đã cho thấy tính phù hợp và
hiệu quả của chương trình bổ sung và các bài tập được lựa chọn, biểu hiện ở
trình độ thể lực của sinh viên Judo tăng lên rõ dệt qua mỗi kỳ thực nghiệm.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đi đến các kết luận và kiến nghị
của luận án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Từ những kết quả nghiên cứu thu được ở trên, rút ra một số kết luận
sau:
(1). Luận án đã lựa chọn được 12 test đặc trưng thuộc 4 nhóm yếu tố
thành phần thể lực, đảm bảo đủ độ tin cậy (r tính = 0.809 đến 0.964) và tính thông
báo (rtính=0.722 đến 0.898) cho nam sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm
thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, bao gồm:
Nhóm sức mạnh : 04 test.
Nhóm sức nhanh: 03 test.
Nhóm sức bền: 03 test.
Nhóm khéo léo: 02 test.
(trong đó 07 test đánh giá thể lực chung và 05 test đánh giá thể lực chuyên môn)
Trên cơ sở đó, đã xây dựng được 04 bảng phân loại và 04 bảng điểm
theo thang điểm 10 ở từng chỉ tiêu, 04 bảng điểm quy đổi cho từng tố chất thể
lực và 01 bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp trình độ thể lực của nam sinh viên
chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có
tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần thể lực cùng với
những chỉ dẫn cụ thể khi áp dụng. Hệ thống các tiêu chuẩn này đã được kiểm
nghiệm trong thực tiễn kiểm tra đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu và đã
thể hiện tính hiệu quả rõ rệt.
(2). Trình độ thể lực của nam sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư
phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có sự tăng dần và đồng đều hơn
theo các khóa học. Tuy nhiên, vẫn còn ở mức độ thấp so với tiêu chuẩn đánh giá
trình độ thể lực mà luận án đã xây dựng, phần nhiều vẫn còn ở mức trung bình

và tỷ lệ loại khá và tốt không cao: Sinh viên năm thứ tư loại khá chiếm 23.53%;
năm thứ ba loại tốt chiếm 8.33%, loại khá chiếm 8.33%, năm thứ hai loại khá


23

chiếm 21.43%; năm thứ nhất loại khá chiếm 20.83%, loại tốt chiếm 4.17%. Còn
lại mức trung bình chiếm đa số cho cả 4 năm học từ 47.06% đến 58.33%.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là sự thiếu phong
phú, đa dạng và phân phối chưa hợp lý của các nội dung thể lực trong chương
tình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục – Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh, từ đó dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao.
(3). Dựa trên thực trạng chương trình cũ còn nhiều hạn chế, luận án đã phân
phối lại nội dung thể lực và bổ sung vào chương trình giảng dạy sinh viên
chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể dục – Trường Đại học TDTT Bắc Ninh,
ưu tiên phát triển thể lực chung trong những năm học đầu, làm quen và dần phát
triển với thể lực chuyên môn. Các năm học tiếp theo tăng phát triển thể lực
chuyên môn và giảm dần phát triển thể lực chung.
Luận án đã lựa chọn được 76 bài tập áp dụng vào chương trình đã bổ sung,
thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, đã khẳng định được tính hiệu quả trong việc
phát triển thể lực cho đối tượng nghiên, thể hiện qua nhịp độ tăng trưởng (khóa
Đại học 49), trung bình sau học kỳ thực nghiệm có sự tăng tương đối rõ như: W 12 . 2.131 đến W2-3. là 4.196 đến W3-4 5.444 đến W4-5 5.483 và W1-517.215. (khóa
Đại học 47), nhịp tăng trưởng trung bình sau học kỳ thực nghiệm có sự tăng
tương đối rõ như: W1-2 . 2.131 đến W2-3. là 5.963 đến W3-4 5.930 và W1-4 là
14.006).
Kiến nghị.
Từ những kết luận trên, luận án đi đến một số kiến nghị sau:
(1). Để kiểm tra đánh giá thể lực của sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư
phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, có thể sử dụng 12 test, các
bảng xếp loại, bảng điểm và bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp của đề tài.

(2). Thông qua phương pháp kiểm tra đánh giá, các giáo viên nên theo dõi
nhịp tăng trưởng về trình độ thể lực của các sinh viên. Từ đó sẽ có những biện
pháp phù hợp hơn trong việc nâng cao thể lực cho các sinh viên chuyên ngành
Judo khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
(3). Các nội dung thể lực được lựa chọn ứng dụng trên đối tượng thực
nghiệm theo chương trình kế hoạch của luận án, bước đầu đã có ảnh hưởng tốt
đến việc nâng cao thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo khoa Sư phạm thể
dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Rất có thể cũng sẽ có ảnh hưởng tốt đối
với các sinh viên chuyên ngành Judo trong các trường có đào tạo Judo trong cả
nước. Vì vậy, các giảng viên nên sử dụng các nội dung thể lực này trong công
tác giảng dạy cho sinh viên ở đơn vị mình.


24

Các trường Đại học, Cao đẳng thể dục thể thao và các đơn vị chức năng
cho phép xuất bản dưới dạng giáo trình hoặc tài liệu tham khảo chuyên môn phục
vụ công tác giảng dạy sinh viên chuyên ngành Judo.



×