Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bai thi liên môn 2017 2018 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.99 KB, 9 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ Thư
- Trường THCS Thanh Phú
- Địa chỉ: Xã Việt Hùng - Vũ Thư - Thái Bình
- Thông tin về giáo viên
Họ và tên: Nguyễn Thị Tươi
Ngày sinh: 08/ 10/1989
Điện thoại: 0976204033
Email:

1


PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên sản phẩm dạy học: “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN”
Bài 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
Môn: Sinh học 8
II. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thông qua kiến thức các bộ môn: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Toán học,
Thể dục, Giáo dục công dân, Lịch sử ... HS cần
- Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và
vận động cơ thể .
- Giải thích được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ
- Nêu được lợi ích của việc luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường
xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức, kĩ năng hợp tác làm việc
theo nhóm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng liên hệ thực tế, phân tích tài liệu thông tin qua kênh hình hoặc


kênh chữ, trình bày sản phẩm của HS.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học với Vật lí, Hóa học, Toán học,
Thể dục, Giáo dục công dân, Lịch sử ... để chứng minh được cơ co sinh ra công, hình
thành được công thức tính công cơ, giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ và đề ra
được các biện pháp rèn luyện cơ, tăng cường sưc khỏe cho bản thân. Cụ thể:
+ Môn Vật lí: HS hình thành được công thức tính công và vận dụng công thức
tính được công sinh ra khi cơ co, biết tư duy suy luận vận dụng tính công sinh ra trong
tình huống, ví dụ thực tế.
+ Môn Toán học: Củng cố kỹ năng tính toán vận dụng trong một vài ví dụ cụ
thể.
+ Môn Thể dục: Biết lựa chọn nội dung, môn thể dục phù hợp với bản thân để
rèn luyện như: Các động tác trong bài thể dục phát triển chung, các bài tập ở các nội
dung chạy bền,…để rèn luyện hệ cơ và sức khỏe bản thân. Giải thích được cơ sở khoa
học của việc tập luyện TDTT đúng cách.
+ Môn Tin học: Tìm nguồn kiến thức trên Internet.
+ Môn Hóa học: Giải thích được nguyên nhân của sự mỏi cơ
+ Môn Giáo dục công dân: Biết được sức khỏe là vốn quý nhất của con người
nên con người phải biết gữi gìn và bảo vệ sức khỏe.
+ Môn Lịch sử: HS cần nắm được trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, quân và dân Việt Nam luôn có tinh thần (trạng thái thần kinh) chiến đấu kiên
cường, bất khuất (trong tình huống đó cơ hoạt động sinh ra công rất lớn.) để chiến
thắng kẻ thù giành lại độc lập cho đất nước.
3. Thái độ - kỹ năng sống:
+ Thái độ:
- Giáo dục học sinh có trách nhiệm với bản thân, yêu quí bản thân, tự chăm sóc bản
thân để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Luôn có ý thức tập luyện và bảo vệ hệ cơ.
- Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiệm túc.
+ Kỹ năng sống:
2



- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu
hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề ra biện pháp chống mỏi cơ.
- Kỹ năng đặt mục tiêu: rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường hoạt động của cơ.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: xác định nguyên nhân và cách khắc phục mỏi cơ.
- Kỹ năng trình bày sáng tạo.
III. Đối tượng dạy học :
- Đối tượng dạy học là học sinh.
- Số lượng học sinh: 26 em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp
- Khối lớp: 8A. Trường THCS Thanh Phú
- Một số đặc điểm :
+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết trong chương trình Sinh Học lớp 8 đồng thời tôi
cũng tiến hành dạy ở hai lớp 8 còn lại trong khối nên có nhiều thuận lợi trong quá trình
thực hiện.
+ Đối tượng là học sinh lớp 8 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức của chương trình
THCS đã được tương đối nhiều. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi
mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá,... mà các thầy cô giáo đã áp dụng
trong quá trình giảng dạy.
+ Các nội dung kiến thức tích hợp ở các môn học khác các em cũng đã được làm
quen lên thuận lợi cho việc vận dụng trong tiết học.
IV. Ý nghĩa của bài học:
- Giúp Học sinh biết được cơ co sinh ra công, nắm được công thức tính công và vận
dụng tính được công sinh ra trong các trường hợp cụ thể.
- Giải thích được cơ sở khoa học của hiện tượng mỏi cơ và đề ra biện pháp luyện tập
để chống mỏi cơ => Giáo dục ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể.
- Đề ra biện pháp luyện tập TDTT tốt nhất, hiệu quả nhất cho bản thân.
- Cũng trong tiết học đó tiết dạy hướng học sinh vận dụng kiến thức của môn Vật lí ,
Hóa học, Lịch sử, Toán học, Thể dục, Giáo dục công dân... đã được học để hoàn thiện

yêu cầu cần đạt một cách dễ dàng.
- Thực tế thông qua thực hiện tiết dạy tích hợp theo chủ đề tôi thấy bài soạn theo
hướng tích hợp đã giúp giáo viên tiếp cận tốt với chương trình- sách giáo khoa, giảm
tải. Bài dạy linh hoạt, học sinh học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến
thức cũng như vận dụng vào thực tế tốt hơn.
- HS biết vận dụng những kiến thức của môn học khác như công thức tính công, khả
năng suy luận tính toán, biết tự ý thức rèn luyện sức khỏe và bảo vệ bản thân,...để tìm
hiểu những kiến thức mới trong bài học từ đó giúp các em vận dụng giải thích một số
hiện tượng trong thực tế, tự mình rèn luyện bảo vệ sức khỏe bản thân và giúp mọi
người trong gia đình cũng như người trong xã hội bảo vệ sức khỏe.
V. Thiết bị dạy học, học liệu
1. Giáo viên:
- Máy ghi công của cơ, các loại quả cân
- Máy chiếu, máy tính
- Tranh ảnh về các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện hệ cơ và sức khỏe.
- Hình ảnh minh họa về hoạt động co cơ phụ thuộc vào trạng thái thần kinh.
- Tư liệu về tác dụng và lợi ích của luyện tập TDTT.
- Bảng phụ, bài kiểm tra đánh giá
3


2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức môn vật lí, toán học về công thức tính công và cách tính toán…,
kiến thức môn thể dục: luyện tập các nội dung nào để cơ phát triển nhất, môn lịch sử:
Ý trí, tinh thần chiến đấu của quân dân Việt Nam trong thời chiến, môn toán học: thực
hiện các phép toán đơn giản như nhân, chia,...
- Nghiên cứu trước bài mới
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức : ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

Câu 1: Trình bày cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Câu 2: Ý nghĩa của hoạt động co cơ ?
Đáp án:
Câu 1:
- Tế bào cơ: gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là 1 đơn vị cấu trúc giới hạn bởi 2 tấm hình
chữ Z. Sự sắp xếp các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tạo nên đĩa sáng và đĩa tối.
+ Đĩa tối: là nơi phân bố tơ cơ dày,
+ Đĩa sáng là nơi phân bố tơ cơ mảnh.
Câu 2: Khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.
3. Bài mới:
* Mở bài (1 phút): Từ ý nghĩa của hoạt động co cơ dẫn dắt đến câu hỏi:
Vậy hoạt động của cơ mang lại hiệu quả gì và cần làm gì để tăng hiệu quả hoạt
động co cơ ? => Câu trả lời đó sẽ được làm sáng tỏ qua Bài 10: Hoạt động co cơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Tìm hiểu công cơ
(10 phút)
- GV Chiếu hình trên máy, yêu cầu
HS quan sát hình và làm bài tập:
? Hãy hoàn thành bài tập: Chọn
từ thích hợp điền vào chỗ trống
(lực kéo, lực hút, lực đẩy, co,
dãn)
- Khi cơ……(1)……… tạo ra một
lực.
- Cầu thủ đá bóng tác động một
………(2)…….vào quả bóng
- Kéo gầu nước, tay ta tác động
một .......…(3)………. vào gầu
nước.
- Khi kéo co hai đội đã tác động

hai ..........(4)............ ngược chiều
nhau
- GV: Chốt kiến thức và yêu cầu
?Từ bài tập trên, em có nhận xét
gì về sự liên quan giữa cơ, lực và

Hoạt động của
học sinh

Nội dung
I. Công cơ

- HS vận dụng kiến
thức Vật lí lớp 6:
Quan sát hình, lựa
chọn từ hoặc cụm từ
trong ngoặc để hoàn
thành bài tập:
Yêu cầu nêu được:
1- co; 2- lực đẩy;
3- lực kéo;4- lực kéo.
.

- HS: Hoạt động của
cơ tạo ra lực làm vật
di chuyển.
4


sự co cơ?

- GV nhận xét và đặt câu hỏi
? Công của cơ là gì?
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- Tích hợp kiến thức môn vật lí,
Toán học: để đưa ra công thức
tính công, vận dụng tính được
công trong một ví dụ cụ thể.
- GV nêu vấn đề: Khi cơ co tạo ra
một lực (F) tác động vào vật là vật
di chuyển được quãng đường (s).
Vậy em cho biết:
? Công cơ (Kí hiệu:A) được tính
như thế nào ?
? Vận dụng công thức tính công
trong ví dụ sau: Xách bao gạo 5kg
lên 0,3 mét.
- GV: Chốt kiến thức và hỏi
? Công của cơ được sử dụng vào
những mục đích gì?
( GV gợi ý bằng hình ảnh )
? Hoạt động của cơ phụ thuộc vào
những yếu tố nào ?
- GV hướng dẫn HS phân tích 1
yếu tố trong các yếu tố đã nêu.
- Tích hợp kiến thức Lịch sử GV
nhấn mạnh yếu tố thần kinh ảnh
hưởng tới hoạt động co cơ.
Chuyển ý: GV hỏi:
? Khi chạy một quãng đường dài
em có cảm giác gì ?

- GV: Giảng: Khi ta hoạt động
( chạy) trong thời gian dài cơ bị
mỏi =>ta có cảm giác mệt. Vậy
nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi
cơ, biện pháp chống mỏi cơ là gì?
Sang mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự mỏi cơ
(12 phút)
- GV: Tổ chức cho HS làm thí
nghiệm trên máy ghi công cơ . =>
Sử dụng máy ghi công cơ yêu cầu.
? Hai HS lên làm thí nghiệm trên

- HS trả lời
- HS theo dõi và ghi
bài

- Khái niệm: Khi cơ co
tạo ra một lực tác động
vào vật làm vật di
chuyển, tức là cơ đã
sinh ra công.

- HS theo dõi

- HS: Công (A) bằng
lực tác động nhân với
quãng đường.
- HS vận dụng kiến
thức vật lí, toán học

đổi đơn vị, áp dụng
công thức tính công
- HS: Quan sát hình
ảnh kết hợp với kiến
thức đã biết về công
cơ học, về lực để trả
lời, rút ra kết luận.
- HS tìm hiểu thông
tin SGK và trả lời
- HS theo dõi và trả
lời
- HS theo dõi và khắc
sâu kiến thức.

- Công thức tính công
của cơ :
A = F.s
Trong đó :
A : Công của cơ (J) hay
Nm
F : Lực tác dụng vào vật
(N)
s : Độ dài quãng đường
vật di chuyển (m)
Lưu ý:
m = 1kg => F = P = 10
niutơn

- Hoạt động của cơ
chịu ảnh hưởng của :

+ Trạng thái thần kinh
(Tinh thần sảng khoái
thì cơ co tốt hơn ...)
- HS liên hệ thực tế và + Khối lượng của vật
trả lời
cần di chuyển.
+ Nhịp độ lao động.

II: Sự mỏi cơ
- HS theo dõi cách tiến
hành thí nghiệm.
- HS: Đại diện lên
thực hiện thí nghiệm
5


máy
+ Lần 1: Co ngón tay nhịp nhàng
với quả cân 500g, đếm xem cơ
ngón tay co bao nhiêu lần thì mỏi?
+ Lần 2 : Với quả cân đó, co ngón
tay với tốc độ tối đa, đếm xem cơ
co được bao nhiêu lần thì mỏi?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo
nhóm bàn hoàn thành bảng 10.
Bảng kết quả thực nghiệm về biên
độ co cơ ngón tay của một em nhỏ
Khối
lượng
quả cân

(g)
Biên độ
co

tay(cm)
Công
co

ngón tay

100

200

300

400

800

7

6

3

1,5

0


?

?

?

?

?

- Tích hợp kiến thức môn toán
học: Hướng dẫn HS vận dụng tính
toán, đổi đơn vị các số liệu cho
trước ra đơn vị của từng đại lượng
và tính công sinh ra trong từng
trường hợp.
- GV: Chốt lại kiến thức đúng và
đặt câu hỏi.
? Qua kết quả trên, em hãy cho
biết khối lượng của vật như thế
nào thì công cơ sinh ra lớn nhất ?
? Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả
cân nhiều lần, có nhận xét gì về
biên độ co cơ trong quá trình thí
nghiệm kéo dài ?
? Hiện tượng biên độ co cơ giảm
khi cơ làm việc quá sức đặt tên là
gì ?
? Thế nào là sự mỏi cơ ?
- GV nhận xét, chốt kiến thức

- GV đặt câu hỏi
? Khi mỏi cơ em cảm thấy như thế
nào?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự
mỏi cơ ?
- Tích hợp kiến thức môn Hóa
học GV giải thích nguyên nhân

- HS: Dựa vào cách
tính công HS trao đổi
nhóm điền kết quả vào
bảng 10.
- Đại diện nhóm trả lời
nhóm khác nhận xét,
bổ sung

- HS dựa vào kết bảng
10 để trả lời
- HS: Biên độ co cơ - Mỏi cơ: Mỏi cơ là
giảm rồi ngừng hẳn.
hiện tượng cơ làm việc
quá sức và kéo dài dẫn
tới biên độ co cơ giảm
- HS: Sự mỏi cơ
dần rồi ngừng hẳn.
- Nguyên nhân dẫn
- HS trả lời
đến mỏi cơ
- HS ghi bài
- Lượng ôxi cung cấp

thiếu.
- HS liên hệ thực tế trả - Năng lượng sản ra ít.
lời
- Sản phẩm được tạo ra
- HS dựa vào TT SGK trong điều kiện yếm khí
trả lời
là Axitlactic bị tích tụ
trong cơ, đầu độc cơ
- HS theo dõi khắc sâu
kiến thức.
6


của hiện tượng mỏi cơ.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các
biện pháp chống mỏi cơ bằng hệ
thống câu hỏi
? Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ
hết mỏi ?
? Trong lao động cần có những
biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và
có năng suất lao động cao?
- GV nhận xét, yêu cầu HS nêu các
biện pháp chống mỏi cơ.

- Biện pháp chống mỏi

- Cần nghỉ ngơi, hít thở
- HS nêu được : cần
sâu,

nghỉ ngơi, xoa bóp cơ - Kết hợp xoa bóp cơ
với uống nước đường
- HS liên hệ thực tế và - Cần có thời gian lao
trả lời
động học tập và nghỉ
- HS: Qua các câu hỏi ngơi hợp lí.
gợi ý nêu được các
biện pháp chống mỏi

III. Thường xuyên
Chuyển ý: Để cơ khoẻ mạnh hệ
luyện tập để rèn luyện
cơ phát triển cần có biện pháp rèn

luyện cơ như thế nào? => sang
mục III
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện
pháp luyện tập để rèn luyện cơ.
(8phút)
- Tích hợp kiến thức môn thể
dục: Nêu được tác dụng của việc
luyện tập TDTT là tăng thể tích cơ,
tăng lực co cơ, làm xương cứng
rắn và tăng khả năng hoạt động
của các hệ cơ quan trong cơ thể.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm - HS làm việc theo
trong 3 phút trả lời các câu hỏi
nhóm, thống nhất câu
? Khả năng co cơ phụ thuộc vào trả lời
những yếu tố nào ?

- Đại diện nhóm ghi
? Những hoạt động nào được coi câu trả lời vào bảng
là sự luyện tập cơ?
phụ
- Thường xuyên luyện
? Luyện tập thường xuyên có tác
tập TDTT và lao động
dụng như thế nào đến các hệ cơ
vừa sức nhằm:
quan trong cơ thể và dẫn tới kết
+ Tăng thể tích cơ (cơ
quả gì đối với hệ cơ?
phát triển)
? Nên có phương pháp luyện tập
+ Tăng lực co cơ
như thế nào để đạt hiệu quả tốt
+ Xương thêm cứng
nhất ?
rắn, tăng khả năng hoạt
- GV yêu cầu 4 nhóm treo bảng - Các nhóm theo dõi,
động của các cơ quan;
phụ, GV đưa đáp án đúng => các sửa chữa
tuần hoàn, hô hấp, tiêu
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
hoá... Làm cho tinh thần
- GV nhận xét, đánh giá.
sảng khoái.
* Liên hệ thực tế:
? Là học sinh em làm gì để rèn - HS: Nêu ra các biện - Tập luyện thường
luyện cơ ?

pháp của bản thân xuyên, bền bỉ và vừa
mình
sức.
7


- GV: Nhấn mạnh về tác dụng của
luyện tập TDTT bằng thông tin,
hình ảnh.
- Tích hợp kiến thức môn giáo
- HS có ý thức tiếp thu
dục công dân: Giáo dục các em
và thực hiện
lối sống lành mạnh như: ngoài thời
gian học tập có thể tham gia các
hoạt động có ích trong xã hội hoạt
động vận động khác như TDTT,
tham gia lao động sản xuất phù
hợp với sức khỏe,...... Có ý thức
chăm sóc bảo vệ bản thân và mọi
người xung quanh.
Hoạt động 4: Củng cố luyện tâp
(2 phút)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức - HS ghi nhớ kiến thức
bài học.
- GV nhấn mạnh các biện pháp rèn
luyện để có một hệ cơ khỏe mạnh.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài
ở nhà ( 1 phút)
- Học bài và trả lời các câu hỏi

- HS lắng nghe ghi
cuối bài
nhớ
- Đọc mục “ Em có biết”
- Chuẩn bị bài 11: Tìm hiểu và
hoàn thành bảng 11/ SGK.
VII: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (7 phút)
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm vững kiến thức bài học và kiến thức liên môn được sử
dụng trong bài.
- Cách thức đánh giá:
+ Cho HS làm bài kiểm tra ngắn theo hình thức trắc nghiệm khách quan
+ GV công bố đáp án
+ HS chấm chéo bài và báo cáo kết quả.
VIII: Các sản phẩm của HS:
- Đáp án thảo luận nhóm cảu 4 nhóm
- Bài kiểm tra trắc nghiệm của HS
- Kết quả bài kiểm tra, đánh giá:
+ 20/26 em đạt điểm từ 8 đến 10
+ Không có bài điểm dưới 5

8


ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH SAU TIẾT HỌC
A: Đề bài:
Bài 1: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Các biện pháp làm tăng cường khả năng làm việc của cơ:
A. Tập thể dục thể thao thường xuyên, tham gia lao động liên tục và nhanh
B. Ăn uống thật nhiều các chất
C. Phải tạo môi trường làm việc nghiêm túc, nhanh để đạt hiệu quả cao

D. Tập TDTT thường xuyên, ăn uống đủ chất và năng lượng cần thiết, học tập và
làm việc trong môi trường vui vẻ, thoáng mát.
Câu 2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ là:
A. Khối lượng của vật cần phải di chuyển, tính cách mỗi người.
B. Trạng thái thần kinh, chiều cao
C. Trạng thái thần kinh, nhịp lao động và khối lượng vật cần mang.
D. Nhịp lao động, cân nặng
Bài 2: : Tính công sinh ra trong các thường hợp ở bảng sau:
Khối lượng quả cân (g)

100

200

300

400

500

800

Biên độ co cơ tay(m)

0,7

0,6

0,3


0,15

0,2

0

?

?

?

?

?

?

Công co cơ tay
B. Đáp án – biểu điểm:
Bài
Đáp án
1
1- D
2- C
2

- Tính công sinh ra áp dụng công thức: A = F . s
TH1 = 0,7J
TH2 = 1,2J

TH3 = 0,9J
TH4 = 0,6J
TH5 = 1,0J
TH6 = 0J

Biểu điểm
Mỗi câu đúng
được 2 điểm
Mỗi trường hợp
tính đúng được


9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×