Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác và ý nghĩa trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.85 KB, 7 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Theo đánh giá của V.I Lênin, lí luận giá trị thặng dư là ‘‘hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của
Mác’’ và học thuyết kinh tế của C.Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác’’. Để đạt được
mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua sức lao động của công nhân kết hợp với tư
liệu sản xuất ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư. Nhưng nhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một
phần giá trị sức lao động cho người công nhân thông qua hình thức tiền lương và bóc lột giá trị
thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất.
Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất,
xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó. Gía trị thặng dư, phần giá trị do lao động
của công nhân làm thuê sáng taọ ra ngoài sức lao động bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối
quan hệ sản cơ bản nhất đó.Gía trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê
sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ
sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc
tạo ra giá trị thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và
tạo ra giá trị thặng dư tương đối.
Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật giá trị
thặng dư. Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh , phát triển
của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư có ý
nghĩa quan trọng, là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Học thuyết giá trị thặng dư của chủ
nghĩa Mác và ý nghĩa trong nền kinh tế thị trường hiện nay” cho bài tiểu luận của mình.
Do thời gian có hạn, nên bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vậy tôi kính
mong các quý thày cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
PHẦN II: NỘI DUNG
1.
LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I:PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1.Bản chất giá trị thạng dư
Nói chung, trong nền sản xuất hàng hóa dự trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng


không phải là mục đích. Giá trị sử dụng được sản xuất chỉ vì nó là vật mang giá trị trao đổi.
Nhà tư bản muốn sản xuất ra một giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là một hàng hóa.
Hơn nữa, nhà tư bản muốn sản xuất ra một hàng hóa có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu
sản xuất và giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua, nghĩa là muốn sản xuất ra một
giá trị thặng dư.
Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử
dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C. Mác viết “ Với tư cách là sự thống nhất giữa
hai quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất


hàng hóa, với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá trình lao động và quá trình là tăng giá trị thì
quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản củ nghĩa của
nền sx hàng hóa’’.
Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng:
Một là, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như nhưng yếu tố
khác của sản xuất được nhà tư bản sủ dụng so cho có hiệu quả nhât.
Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của tư bản, chứ không phải cảu người công nhân.
C.Mác đã lấy ví dụ về việc sản xuất sợi ở nước Anh là đối tượng nghiên cứu quá trình sản xuất
giá trị thặng dư. Để nghiên cứu, Mác đã sử dụng phương pháp giả định khoa học thông qua giả
thiết chặt chẽ để tiến hành nghiên cứu: Không xét tới ngoại thương, giá cả thống nhất với giá trị,
toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đem tiêu dùng chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm và chỉ
nghiên cứu trong nền kinh tế tái sản xuất giản đơn.
Từ thực tiễn nghiên cứu quá trình sản xuất đã rút ra một số kết luận sau:
Một là , nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công
thức chung của tư bản đã được giả quyết.việc chuyển hóa tiền thành tư bản diễn ra trong lĩnh
vực lưu thông và đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó.chỉ có trong lưu thông nhà tư bản
mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt,đó là sức lao động.
Hai là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra chúng ta thấy có hai phần:

Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể hóa của người công nhân mà được bảo

tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới gọi là giá trị cũ.

Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là mới,
phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng them giá trị
thặng dư.
Ba là, ngày lao động của công nhân trong xí nghiệp tư bản được chia thành hai phần:

Một phần gọi là thời gian lao động cần thiết: trong thời gian lao động này người công
nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang tầm với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà
tư bản đã trả cho mình.

Phần thời gian còn lại là thời gian lao động thặng dư: trong thời gian lao động thặng dư
người công nhân lai tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động hay tiền lương nhà tư
bản đã trả cho mình, đó là giá trị thặng dư và bộ phận này thuộc về nhà tư bản.
Từ đó Mác đi đến khái niệm về giá trị thặng dư:
Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra bên ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng
tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà ở đó sức
lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng với giá trị sức lao
động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho họ. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư là
sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó giá trị sức lao động được trả ngang giá.


II:CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư, do đó giai cấp tư sản đã k từ
bất cứ một thủ đoạn nào để bóc lột giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục
đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối.

1.
1. Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối

Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động
trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết ( hay mức tiền công
mà nhà tư bản tả công cho công nhân là không đổi).Mặt khác sức lao động là thứ hàng hóa đặc
biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho những nhu cầu
sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp
vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày.
Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương
pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
1.
2. Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối
Bóc lột giá trị thặng dư tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết
để trên cơ sở đó mà kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài của
ngày lao động không đổi.Cho nên để rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải
tìm ra mọi biện pháp, đặc biệt là áp dụng tiến bộ công nghệ vào trong quá trình sản xuất để nâng
cao năng suất lao động xã hội, giảm giá thành và tiến tới giảm giá cả thị trường của sản phẩm.
đặc biệt nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất ra vật
phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Từ đó tiến tới hạ thấp giá trị sức lao động.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm những
ưu thế, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối
chiếm vị thế chủ yếu. Hai phương pháp trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để
nâng cao trình độ bóc lột công nhân là thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

VAI TRÒ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
I:HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI MÁC – LÊNIN.
Mọi người đều biết, trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác đã có không ít cách tiếp cận, khi
nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội. Xuất phát từ những nhận thức khác nhau, với những ý
tưởng khác nhau mà có sự phân chia lịch sử tiến hóa của xã hội theo những cách khác khau.


Mọi người cũng đã quen với khái niện thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đại cối xay gió, thời

đại máy hơi nước… và gần đây là các nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công
nghiệp, van minh hậu công nghiệp.
Hình thái kinh kế – xá hội là một khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng
giai đoạn nhất định. Với một điều quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một
trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây
dựng trên những quan hệ sản xuất này.
Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về lịch sử, lý luận hình thái kinh tế- xã hội
nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem trên cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức toàn bộ các yếu tố cấu trúc thành bộ mặt của thời đại.Loài
người đã trải qua năm hình thái kinh tê-xã hội theo thứ tự từ thấp đến cao đó là: Hình thái cộng
sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và ngày nay đang quá độ lên
hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.Hình thái kinh tế -xã hội có tính lịch sử, có sự ra đời
phát triển và diệt vong.chế độ lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mớicao hơn sẽ thay thế. Đó là khi
phương thức sản xuất cũ đã trở nên lỗi thời hoặc khủng hoảng do mâu thuẩn cua quan hệ sản
xuất với lực lượng sản xuất quá lớn không thể phù hợp thì phương thức sản xuất này sẽ bị diệt
vong và xuất hiện một phương thức sản xuất mới hoàn thiện , có mối quan hệ sản xuất phù hợp
với lực lượng sản xuất,
Như vậy, bản chất của sự thay thế trên là phụ thuộc vào mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất.
1.Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là biểu hiện trình độ
chinh phục tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử.Lực lượng sản xuất đóng vai trò
quyết định phương thức sản xuất.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người sản xuất vật chất thể hiện ở quan hệ sở
hữu đối với tư liệu sản xuất.Quan hệ sản xuất là do con người tạo ra,song nó được hình thành
một cách khách quan không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan cua con người.Quan hệ sản xuất
mang tính ổn định tương đối với bản chất xã hộivaf phương pháp đa dạng trong hình thức biểu
hiện.
Lịch sử đã chứng minh rằng loài người đã bốn lần thay đổi quan hệ sản xuất gắn liền với bốn
cuộc cách mạng xã hội, dẫn đến sự ra đời nối tiếp nhau của các hình thái kinh tê-xã hội.

Mặc dù hình thức bóc lột của các lãnh chúa phong kiến đuơcj thay đổi lien tục từ địa tô lao dịch
đến địa tô hiện vật, đia tô bằng tiền song quan hệ sản xuất phong kiến chạt hẹp vẩn không chứa
đụng được nội dung mới của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển cùng sự phân
công lao động và tính chất xã hội hóa công cụ sản xuất đã hình thành lao động chung của người
dân có trí thức và trình độ chuyên môn hóa cao. Sự lớn mạnh này của lực lượng sản xuất dẫn
đến mâu thuẩn gay gắt với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Giải quyết mâu thuẩn đó đòi
hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất tư nhân chủ nghĩa, xác lập mối qua hệ mới, quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa.


Sự vận dụng hình thái kinh tế trong xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
công nghiệp ở việt nam
Dựa trên cơ sở những lí luận chung trên đây, phần tiếp theo của đề tài xin phép đuơcj đi sau vào
vấn đề “ hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hóa ở việt nam”. Tính tất yếu của
mục tiêu và thực trạng ở nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội chủ
nghĩa.
1.Tính tất yếu
Loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế. Mỗi hình thái sau tiến bộ hơn, nền văn minh
hơn hình thái trước.
Đầu tiên là hình thái tự nhiên (cộng sản nguyên thủy ) con người chỉ biết săn bắn, hái lượm ăn
thức ăn sống, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.Sau đó là thời kì chiếm hữu nô lệ,ở
thời kì này con người đã văn minh hơn họ không còn ăn tươi sống mà đã biết lao động tạo ra của
cải, xã hội chế độ tư hữu.Xã hội bắt đầu phân chia thành kẻ giàu người nghèo. Hai giai cấp cơ
bản đó là chủ nô và nô lệ. Quan hệ giữa hai giai cấp đó là quan hệ bóc lột hoàn toàn của cải vật
chất và con người. Nô lệ biến thành công cụ lao động.
Tư bản chủ nghĩa ra đời đưa loài người lên nấc thang cao hơn của nền văn minh.Xã hội phong
phú hơn về giai cấp. Giai cấp thống trị là giai cấp cơ bản. Thủ đoạn tinh vi hơn rất nhiều lần so
với sự bóc lột trước đó trong xã hội chiếm hưu nô lệ và phong kiến. Phần lớn con người trong xã
hội tư bản đều mất quyền lợi và mất bình đẳng. Cả ba chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản đều có
những đặc điểm riêng nhưng nó đều là chế độ có các mâu thuẩn đối kháng không thể điều hòa

giữa giai cấp bóc lôt và giai cấp bị bóc lột.
1.

2. Mục đích
Mục tiêu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta hiện nay như Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định là: Xay dựng nước ta thành một nước công nghiệp có
cơ sở vật chất kỷ thuật hiện đại. Cơ cấu kinh tế lập hiến, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp vơi
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh
vững chắc dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, và nước ta đã chuyển sang một thời
kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đây là những nhận định rất
quan trọng đối với những bước đi tiếp theo trong sự nghiệp đổi mới.
Công nghiệp hóa là một quá trình nhằm đưa nước ta từ một nền công nghiệp lạc hậu thành một
nước công nghiệp hiện đại.
Hiện đại hóa là một mục tiêu cơ bản cua nền văn minh hiện đại, thể hiện xu hướng lịch sử tiến
bộ và phát triển.
3. Thực trạng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở
việt nam
Trước đây trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước chung ta đã xác định
công nghiệp hóa” là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” song nước ta
vẫn mắc sai lầm bằng cách nhận thức về công nghiệp hóa.
Từ cuối những năm 70, đất nước đã lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội với những khó khăn
gay gắt và lạm phát.


Khi đó do tư duy lý luận bị lạc hậu,giữa lý luận và thực tiễn có khoảng cách quá xa tư duy cũ về
chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung quan lieu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của thực tiễn
sản xuất, chế độ bao cấp đã dẫn đến tình trạng trì trệ trong công việc: ỷ lại lười nhác, phụ thuộc
vào Nhà nước. Không năng động sang tạo bằng công tác được giao, không quan tâm đến kết quả
đạt được.
Trong sản xuất sản phẩm làm ra không đủ chất lượng lạm phát càng tăng. Kìm hãm sự phát triển

kinh tế đất nước, đời sống xã hội thấp kém, nghèo khó.Đáng tiếc là chúng ta vì muốn rút ngắn
thời kì quá độ nên chúng ta đã tuyệt đối hóa nhân tố chủ quan và chính trị cho rằng chỉ cần nội
dung và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì chúng ta có thể làm cho quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Kết quả cuối cùng đem lại là kinh tế quốc doanh kém hiệu quả còn kinh tế ngoại quốc doanh lại
bị kìm hãm không ngóc đầu lên được.Nền kinh tế tuy đạt được độ tăng trưởng nhất định nhưng
sự tăng trưởng đó không có phát triển vì dựa vào bao cấp. bởi chi ngân sách lạm phát vay nợ
nước ngoài.Con người không được giải phóng và bị lâm vào tình trạng khủng hoảng lạc hậu trì
trệ làm tăng chi phí lớn của cải xã hội.
Trong công nghiệp:
Trong lựa chọ bước đi, đã có chúng ta thiên về “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng coi đó là cơ
sở vật chất-kỹ thuật cho công nghiệp.Mà không coi trọng đúng mức của phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ.
Kế hoạch kinh tế của nước ta hầu như dậm chân tại chổ với những viện nghiên cứu bao cấp chỉ
đạo thì làm sao có thể phát huy được năng lực sáng tạo với đồng vốn ít không đủ để cho việc
nghiên cứu, không cung cấp đầy đủ kinh phí cho các việc ứng dụng nó vào thực tế sản
xuất.Trong khi đó nhìn ra bên ngoài khoa học kỉ thuật của các nước phát triển như vũ bão và trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp thấm vào tất cả các yếu tố của con người.
1.
4. Một số biện pháp
Để thực hiện được mục tiêu Đảng đề ra là làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn
minh, đất nước chuyển mình lên chủ nghĩa xã hội thì đối với việc cũng cố,hoàn thiện quan hệ
sản xuất chúng ta nhất thiết phải phát triển lực lượng sản xuất, vì không có lực lượng sản xuất
hung hậu với năng suất cao thì không thể nói đến công nghiệp xã hội
Khó khăn:
-Chúng ta còn quá lạc hậu, cần phải trang bị mới và hiện đại.
Về nông nghiệp: năng suất thấp. Nông nghiệp chưa thể là chổ dựa để nâng nhu cầu bình quân
đầu người môt cách đáng kể. Nông sản hàng hóa vẫn chưa trở thành nguồn chính mà ta có thể
dựa vào đó để xây dựng công nghệ và cơ cấu hạ tầng.Thuế thu nhập từ nông nghiệp không đang
kể.

-Tiến hành công nghiệp hóa hiên đại hóa trong điều kiện cách mạng khoa học gặp nhiều thử
thách gay gắt.
Thuận lợi:


Nhờ chuyển giao công nghệ nên ta chỉ việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ.Học
hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước không mắc sai lầm như các nước đó…
Dễ hợp tác để tiên hành công nghiệp hóa
Chúng ta có lực lượng dồi dào, con người Việt Nam thông minh sang tạo lại có sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của các nước thông qua pháp luật.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng, mà là sản xuất
ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất kì thủ đoạn nào là mục
đích, động cơ thuc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như toàn bộ xã hội tư sản.Sản
xuất ra giá trị thặng dư quả là động lực vận động cua phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.C.Mác viết:”Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm
tăng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”.
Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, cac nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê
không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế(roi vọt), mà bằng cưỡng bức kinh tế ( kỷ luật đói rét )
dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỷ thuật để tăng cường năng suất lao động, tăng
cường độ lao động và kéo dài ngày lao động.
Vậy sản xuất ra giá trị thẳng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.C.Mác viết: Việc
tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó”.Nội dung chủ yếu
của quy luật này là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã tăng số lượng lao
động làm thuê và tìm mọi thủ đoạn để bóc lột họ.
Trong giai đoạn hiện nay,các nhà tư bản thực hiện cải tiến kỷ thuật toàn thiện tổ chức sản xuất và
tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hóa. Đồng thời thu hút một
đội ngũ các kỹ sư, quản lý, mà chưc năng của họ suy cho cùng là đảm bảo sử dụng có hiệu quả
nhất tất cả các nhân tố của sản xuất mà trước hết là sức lao động, nhờ đó mà tăng giá trị thặng

dư.



×