Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo trình môn chi phí giá thành ngành may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.2 KB, 24 trang )

MÔN 2 : CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
2.1. Những khái niệm cơ bản về chi phí
1. Chi phí:
a. Chi phí:
- Chi phí được định nghĩa bằng nhiều cách. Thông thường chi phí có nghĩa là
sự đo lường phí tổn bằng tiền. Với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí được hiểu là
tổng số các phí tổn phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hoá hay một dịch vụ nào
đó trong một khoảng thời gian nhất định.
- Theo học viện tài chính của Mỹ: Chi phí là sự đo lường bằng tiền tổng số
các nguồn lực được sử dụng vào một mục đích nào đó.

b. Chi tiêu:
- Tổng chi phi của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều khoản chi tiêu.
- Chi tiêu cho một hàng hoá được hình thành bởi hai yếu tố: Số lượng đối
tượng sử dụng và giá của đối tượng đó.
VD: Trong sản xuất hang may mặc, để sản xuất được một chiếc áo sơ mi nam cần 1.2
m vải với giá là 2$/m. Tiền mua vải để sản xuất một chiếc áo khi đó là: 1.2 x 2 =
2.4$.
- Tuy nhiên không phải bất cứ một khoản chi tiêu nào cũng được coi là chi
phí. Chi phí là khoản chi tiêu mang lại lợi ích trong kỳ của doanh nghiệp.

2. Định phí:
- Trên thực tế các thuật ngữ như: Định phí, tính phí và kế toán chi phí rất gần
nghĩa với nhau, tuy nhiên không nên nhầm lẫn định phí với tính phí. Kế toán chi phí
là một nhánh của kế toán, kế toán chi phí được sử dụng nhằm cung cấp thông tin liên
quan đến chi phí cho một hoạt động kinh doanh dưới dạng báo cáo quản lý.

a. Định phí:
- Định phí đề cập đến những kỹ thuật và quá trình xác định chi phí. Các kỹ
thuật gồm các nguyên lý và quy tắc cho việc xác định chi phí cho hàng hoá và dịch



vụ. Quá trình định phí là công việc làm từ ngày này sang ngày khác của việc xác định
các khoản chi phí.

b. Tính phí:
- Tính phí được định nghĩa như là quá trình tính toán các khoản chi phí.
Thông thường hệ thống thu thập chi phí thường tính chi phí theo hai giai đoạn:
+ Tích luỹ chi phí bằng cách phân chia chúng thành các loại nhất định. Ví dụ như:
Lao động, nguyên vật liệu và chi phí quản lý ( hoặc phân chia thành chi phí cố định
và chi phí biến đổi ).
+ Tính các chi phí này cho các đối tượng chi phí.

c. Các phương pháp định phí:
- Định phí là những thủ tục mà chi phí được tập hợp cho các đối tượng sản
phẩm.
- Hai hệ thống định phí được xây dựng dựa vào chi phí thực tế là:
+ Định phí theo công việc.
+ Định phí theo quá trình.
 Định phí theo công việc:
Định phí theo công việc được thiết kế để tập hợp dữ liệu về chi phí cho các đợn
vị sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng.
Các đặc trưng của định phí theo công việc là:
+ Mỗi công việc thường được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
+ Công việc được thực hiện theo những yêu cầu của khách hàng.
+ Mỗi công việc vận động qua các giai đoạn như là một sự đồng nhất. VD như: Công
việc sửa chữa trong gara, các yêu cầu in ấn trong các nhà máy in.
Sử dụng định phí theo công việc:
Định phí theo công việc được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khi nhận
được đơn đặt hàngđơn vị phải quyết định loại công việc, họ phải làm gì, phải cung
cấp cho khách hàng một bản ước tính giá cả cho công việc và ước lượng thời gian để

hoàn thành công việc. Nếu khách hàng chấp nhận những ước lượng ( thường được
xem như là báo giá) thì đơn vị đưa ra một mã số công việc để ghi lại những chi phí
liên quan đến đơn đặt hàng của khách hàng.
Bản kê chi phí công việc:
Bản kê chi phí công việc là một tài liệu dùng để ghi chép lại những chi phí phát sinh
trong từng hoạt động cụ thể của công việc và nó được thực hiện cùng với các thông
tin khác như: Khách hàng, giá bán và các chi tiết khác liên quan tới công việc.



-

Định phí theo quá trình:
Định phí theo quá trình là một phương pháp định phí trong đó các chi phí được

tích lũy ở các giai đoạn .
Khi một sản phẩm trải qua một quá trình liên tiếp, tổng chi phí và chi phí đợn
vị sẽ được xác định cho mỗi giai đoạn.
Những đặc trưng của chi phí theo qúa trình là:
+ Hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, đầu ra của quá trình này chính là đầu
vào của quá trình tiếp theo.
+ Chi phí chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
+ Chúng ta không thể nhận thấy những dấu hiệu của một đầu ra đặc thù từ bất cứ một
đầu vào đặc thù nào.
+ Sản phẩm cuối cùng thường là sản phẩm được yêu cầu.
Phương pháp này phù hợp với công việc về dược phẩm, đường, sản xuất Sơn, công ty
đóng chai và công nghiệp thuộc da…

3. Doanh thu:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế : Là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung

ứng dịch vụ bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp được hưởng.
- Doanh thu thuần: Là doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ của
doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoảngiảm trừ ( chiết khấu, chiết giá, giá trị hàng
bán bị trả lại )

4. Lợi nhuận:
- Nếu lấy doanh thu của doanh nghiệp trừ đi các khoản chi phí thì kết quả thu
được chính là lợi nhuận của doanh nghiệp:
Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí.
Lợi nhuận = PxQ – chi phí.
- Như vậy có 3 cách để doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận là tăng doanh thu
bằng cách tăng giá sản phẩm bán ra, tăng số lượng hàng bán ra và giảm chi phí của
doanh nghiệp.
- Lợi nhuận/thu nhập của một doanh nghiệp sản xuất ( nhà máy) bắt nguồn từ
việc sản xuất và bán ra sản phẩm.
- Chi phí của một nhà máy gồm rất nhiều khoản: Tiền mua nguyên vật liệu,
lương công nhân, lương cho cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, chi phí hoạt


động nhà máy. Doanh nghiệp sản xuất/nhà máy cần thu được một lợi nhuận nhất định
để dần dần thu hồi vốn, chi cho việc mở rộng sản xuất sau này và chi cho việc thay
thế các máy móc lỗi thời bằng thiết bị cho năng suất cao hơn.
- Lợi nhuận/thu nhập của đại lýmua ( buying house ) là tiền hoa hồng mà khách
hàng trả cho đại lýdo đại lý giúp họ xử lý và kiểm tra, giám sát cho đơn hàng của họ
dựa trên giá trị của đơn hàng được giao đi.

5. Tài sản:
- Bất cứ vật sở hữu nào có giá trị bằng tiền của doanh nghiệp đều được gọi là
tài sản.
- Tài sản cố định vô hình: Là các tài sản cố định không hình thái vật chất, thể

hiện những lượng giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư liên quan đến nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao độngcó hình thái vật chất, có
đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài
chính.

6. Khấu hao tài sản:
- Hao mòn tài sản cố định ( TSCĐ ): Là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong
quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ sát, bị ăn mòn hoặc do
tiến độ kỹ thuật…Sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử dụng TSCĐ
các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cáchcó hệ thống nguyên giá của
TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong tổng kỳ hạch toán vá gọi là khấu hao tài sản.
- Vậy khấu hao TSCĐ: Là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm
nhằm tái đầu tư TSCĐ sau khi hết thời hạn sử dụng.
- TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính hao mònkhác
nhau cho nên doanh nghiệpphải áp dụng phương pháptính khấu hao cho phù hợp với
từng loại TSCĐ. Tuy nhiên các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác
nhau về chi phí khấu haoTSCĐ và qua đó ảnh hưởng tới thu nhập chịu thếu của
doanh nghiệp. Do vậy việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐphải nằm trong
khuôn khổ quy định của nhà nước.

7. Nợ:


- Nợ phải trả: Là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ ai đó. Bao gồm: Nợ ngắn hạn,
nợ dài hạn và nợ khác.
- Nợ phải thu: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu từ khách hàng,
từ cán bộ công nhân viên, từ những khoản khác…

2.2 Phân loại chi phí:

Tổng chi phí được phân tích và phân loại theo nhiều cách. Phân loại chi phí giúp
doanh nghiệp kiểm soát các khoản chi tiêu đơn giản và hiệu quả hơn. Trong một số
trường hợp như báo giá cho khách hàng việc phân loại chi phí giúp cho doanh nghiệp
đưa ra những mức gia phù hợp trong 1 khoảng thời gian ngắn.
1.

Chi phí cố định, chi phí biến đổi.

Phân loại theo sự biến động: cách phân loại này dựa vào việc chi phí tăng lên hay
giảm đi theo sự thay đổi của sản lượng.
a. Chi phí cố định ( biểu diễn chi phí cố định trên đồ thị): là chi phí mà ở 1 mức
độ nào đó tổng của chúng không thay đổi theo mức sản lượng.
VD: Tiền thuê địa điểm, bảo hiểm , thuế và lương quản lý…
Vì 1 lý do nào đó và đến 1 mức nào đó chi phí cố định có thể thay đổi (thường là
trong dài hạn). Tuy nhiên chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm lại thay đổi khi sản lượng
thay đổi. Đây là những chi phí thường xuyên và là 1 khoản chi phí không thể tránh
khỏi.
b. Chi phí biến đổi (biểu diễn chi phí biến đổi và chi phí biến đổi đơn vị trên đồ
thị) : : chi phí biến đổi là những chi phí mà tổng của chúng thay đổi theo sự thay đổi
sản lượng.
Khi sản lượng bằng 0 thì chi phí biến đổi cũng bằng 0. Khi sản lượng tăng , chi phí
biến đổi cũng tăng theo 1 tỷ lệ tương đương. Tuy nhiên chi phí cho 1 sản phẩm lại
không thay đổi.
VD: chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp trả lương theo sản phẩm, hoa
hồng bán hàng…
Theo nguyên tắc chung, các chi phí biến đổi dễ kiểm soát hơn chi phí cố định vì chi
phí cố định là những khoản phải trả trước nay được khấu hao lại hay những chi phí
được thoả thuận trong hợp đồng đã ký. Chi phí biến có thể giảm xuống đáng kể nếu
như công ty cố gắng kiểm soat chúng.



c. Chi phí bán cố định: còn được biết đến là chi phí hỗn hợp. đây không hoàn toàn
là chi phí cố định hay chi phí biến đổi. Chúng nằm giữa 2 loại chi phí này, 1 phần là
chi phí cố định, 1 phần là chi phí biến đổi. Chẳng hạn như: tiền điện thoại, sửa chữa
và bảo trì máy móc thiết bị, tiền điện, hao mòn …

2. Chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất:
Phân loại theo chức năng: cách phân loại này dựa vào mục đích mà chi phí phát sinh.
Các chi phí cho 1 đơn vị cá biệt có thể được phân chia thành 2 loại: Chi phí sản xuất
và chi phí ngoài sản xuất.
a. Chi phí sản xuất: gồm tất cả các chi phí phát sinh trong nhà máy tính cho đến thời
điểm hàng hoá sãn sang chuyển đi. Thông thường, chi phí sản xuất được chia thành 3
phần: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, và các chi phí khác
dùng cho nhà máy.
b. Chi phí ngoài sản xuất: bao gồm chi phí tổ chức hành chính, chi phí marketing và
chi phí tài chính.
- Chi phí tổ chức hành chính: là các chi phí cho việc thực hiện chính sách, quản lý
tổ chức và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí marketing: được phân bổ vào chi phí phân phối và chi phí tiêu thụ hàng
hoá, dịch vụ.
• Chi phí tiêu thụ sản phẩm.
• Chi phí phân phối: là các chi phí phát sinh khi vận chuyển hàng hoá từ nhà máy
đến tận tay người tiêu dùng.
- Chi phí tài chính.

3. Chi phí kiểm soát được,chi phí không kiểm soát được:
a. Chi phí kiểm soát được
Đây là những chi phí đặc biệt mà những nhà quản lí có thể chịu trách nhiệm và
kiểm soát được. với sự ảnh hưởng và phạm vi quyền lực nhà quản lý có thể xác định
được các khoản chi phí có thể phát sinh dưới một khoản mục chi phí nhất định.

b. Chi phí không kiểm soát được
Các chi phí mà không bị ảnh hưởng bởi hoạt động chủ quan của nhà quản lý hay
gjám sát được gọi là chi phí không thể kiểm soat được. Thông thường chi phí cố định
là chi phí không thể kiểm soát được. Nhà quản lý rất khó tác động để chúng tăng lên
hay giảm đi, họ chỉ có thể tăng hiệu quả sử dụng chi phí cố định bằng cách tăng sản
lượng hàng hoá sản xuất ra. Khi sản lượng hàng hoá sản xuất ra tăng thì chi phí cố
định cho một đơn vị hàng hoá sẽ giảm đi.


4. chi phí trực tiếp,chi phí gián tiếp:
a. Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là các khoản chi tiêu mà có thể được phân bổ dễ dàng vào một
công việc nhất định, một sản phẩm hay một hoạt động.
b.Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp là những chi phí khó xác định hoặc tốn kém để xác định cho một
công việc, một sản phẩm hay một hoạt động.

5. Chi phí sản phẩm và chi phí giai đoạn:
Chi phí còn được phân loại khi chúng được phân bổ vào giá trị, cách phân loại này
giúp cho nhà quản lý tính toán thu nhập để chuẩn bị cho quyết toán tài chính. Theo
cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại:
a. Chi phí sản phẩm: là chi phí mua 1 sản phẩm để bán lại hoặc để sản xuất ra 1 sản
phẩm hoàn chỉnh. Chi phí nhà máy cũng được xem như là chi phí sản phẩm. Nó bao
gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng trong
nhà máy sản xuất. chi phí sản phẩm duy trì như 1 tài sản cho đến khi sản phẩm hoàn
thành đựơc bán cho khách hàng. Tại thời điểm đó chúng được bao hàm trong chi phí
của hàng hoá đã bán và chi phí của chúng phù hợp với giá trị.
b. Chi phí giai đoạn: là chi phí phát sinh trong1 giai đoạn kế toán và được đưa vào
khoản lỗ lãi của giai đoạn mà nó liên quan. Thông thường, các khoản chi phí cố định
như: khấu hao tài sản, chi phí bảo hiểm, tiền thuế và lãi suất được xem là chi phí giai

đoạn.

6. Chi phí cơ hội: là chi phí cho 1 cơ hội mà doanh nghiệp phải bỏ qua để thực hiện
1 lựa chọn khác. Chi phí cơ hội chỉ nên được ứng dụng với các nguồn lực khan hiếm.
khi các nguồn lực không khan hiếm sẽ không tồn tại sự hy sinh khi sử dụng nguồn
lực này. Và chi đó chi phí cơ hội sẽ bằng 0. Nhưng nếu nguồn lực có sự lựa chọn sử
dụng và khan hiếm thì chi phí cơ hội sẽ tồn tại.

2.3 Chi phí nguyên vật liệu:
2.3.1 Quá trình mua nguyên vật liệu:
Quá trình mua nguyên vật liệu bắt đầu khi:


-

Bộ phận sản xuất nhận được một đơn hàng và thấy có nhu cầu về những

nguyên vật liệu không có trong kho.
-

Bộ phận quản lý kho nhận thấy mức dự trữ đã ở mức thấp nhất hoặc khi họ đã

nhận được một yêu cầu về nguyên vật liệu mà hiện tại chúng không có trong kho.
Khi có yêu cầu về nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất sử dụng một phiếu yêu cầu
nguyên vật liệu có dạng:
Mẫu tiếng Anh phiếu yêu cầu nguyên vật liệu
Material requistion
Charge job

Serial No:…………


Costs centre No:…….
Code No
Description

Date:…………
Quantity
or weight

Cost office only
Rate Unit
$

$

Stores
ledger

Authorized by:
Received by:

Store keeper:
Bin card enter:

Price entered by:
Caculations checked:

Mẫu tiếng Việt phiếu yêu cầu nguyên vật liệu
PHIẾU YÊU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU
Số sêri:……….

Ngày:…………
Mã số
Miêu tả

Số lượng Chi phí
hoặc trọng Đơn Tổng
lượng

giá

tiền

$

$

Sổ
cáiKT


Người lập:
Người nhân:

Thủ kho:
Thẻ vào:

Người vào giá:
Kiểm tra tính toán:

Tài liệu này được sử dụng mỗi khi có yêu cầu nguyên vật liệu và nó được xuất trình

trước thủ kho, người cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu. Nếu mức dự trữ ở mức
thấp thì quá trình mua nguyên vật liệu sẽ bắt đầu.
Thủ kho sẽ lập một yêu cầu và gửi đến bộ phận có trách nhiệm mua nguyên vật liệu.
Yêu cầu này được lập dưới dạng một phiếu yêu cầu mua hàng.
Mẫu tiếng Anh phiếu yêu cầu mua h àng
Purchase resquisition
Date:……….

Serial No:…………….

Purpose:Stock/special/consumables/
Capital equipment/( budget reference…..)
Quantity
Description Material Job
and units

code

or
dept.

Delivery

Purchase order

required
Date Place

No.


Date

Supplier

code

Origination

Department………….

Authorization……………

Mẫu tiếng Việt phiếu yêu cầu mua h àng
PHIẾU YÊU CẦU MUA HÀNG
Ngày:……….

Số:…………….


Mục đích:…………..
Số lượng
Mô tả



số Mã

NVL

số

công

Yêu cầu giao Đơn mua
hàng
Ngày

việc

Địa

Số

Ngày

điểm

Người
cung cấp

hoặc
phòn
g
ban

Phòng:…….
Người lập:..

Bộ phận mua hàng sẽ liên hệ với các nhà cung cấp (ít nhất là 3 người) để nhận báo
giá cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu.
Khi đã lựa chọn được nhà cung cấp người mua sẽ lập một đơn hàng.

Mẫu tiếng Anh đơn đặt hàng
Purchase order
To……………

Serial No:……………..

………………

Date:…………………

………………

Purchase req. No:……

Please supply, in accordance with the attached conditions of purchase:
No. of Particulars
items

Qty

Code
No.

Price
Rate

Date of Remarks
Total

Packaging and dispatching instructions…………………


delivery


Discount allowed:………………………………………
Terms of payment:……………………………………..
Condition regarding empties:………………………….
Excise duty and sales tax:…………………………….
Mẫu tiếng Việt đơn đặt hàng
Đơn đặt hàng
Gửi……………

Số………………

Date:…………………

Phiếu yêu cầu mua hàng số:…………...

Đề nghị cung cấp theo những yêu cầu của đơn đặt hàng :

Số mặt Chi tiết

Số

hàng

lượng

Mã số


Số tiền
Đơn
Tổng
giá

Ngày

Ghi

giao

chú

hàng

Hướng dẫn đóng gói à giao hàng…………………
Chiết khấu cho phép:………………………………………
Điều kiện thanh toán:…………………………………….
Các điều kiện liên quan đến container:………………………….
Thuế môn bài:…………………………….
Khi giao hàng người cung cấp thường gửi kèm một phiếu giao hàng. Phiếu này được
sử dụng chung cho các đơn hàng giao đến kho người mua. Thủ kho có trách nhiệm
kiểm tra việc giao hàng và xác nhận bằng cách ký vào phiếu giao hàng. Sau đó thủ
kho sẽ lập một phiếu nhận hàng và phôtô thêm 2 bản: một bản gửi đến bộ phận mua
hàng, một bản gửi đến phòng kế toán.
Mẫu tiếng Anh phiếu nhận hàng
GOODS RECEIVED NOTE
Supplier:…………

Serial No:………………


Date:……………

Carrier:…………………


Purchase order No.:………
Description
Code

Date of delivery:……...
Quantity
Rate($)
Amount($)

Received by:……………..

Mẫu tiếng Việt phiếu nhận hàng
PHIẾU NHẬN HÀNG
Người cung cấp:…………

Số:………………

Ngày:……………

Nhà vận chuyển:………

Đơn mua hàng số.:………
Miêu tả
Mã số


Ngày giao hàng:……...
Đơn giá ($)
Tổng số($)

Số lượng

Người nhận:……………..
Trước khi chuyển nguyên vật liệu vào kho NVL cần kiểm tra xem có đúng yêu như
yêu cầu trong đơn đặt hàng hay không.
Khi kiểm tra nếu nguyên vật liệu đúng như yêu cầu người kiểm tra sẽ viết ”chấp
nhận” vào biên bản kiểm tra. Nếu có bất cứ lỗi nào thì người kiểm tra sẽ ghi ‘có lỗi’
vào biên bản và chuyển cho bộ phận mua hàng để xử lý.
Biên bản kiểm tra
No:………….

Goods received note No:……

Date:………..

Date:………………………..

Purchases order No:……..

Supplier’s name:……………

Date:…………………….
Serial no. Description Code
No.


Quantity
Recieved Accepted Rejected

Reasons
for
rejection


Special remarls:………

Inspector:…………..

Mẫu tiếng Việt biên bản kiểm tra nguyên phụ liệu
BIÊN BẢN KIỂM TRA NGUYÊN VẬT LIỆU
Số:………….

Goods received note No:……

Ngày kiểm tra:………..

Ngày:……………………….

Đơn mua hàng số:……..

Người cung cấp:……………

Ngày:…………………….
Số sêri

Mieeu tả


Mã số

Số lượng
Nhận

Lý do
Chấp

Lỗi

nhận

Ghi chú:………

Người kiểm tra:………….. ….

Phiếu thanh toán là thủ tục cuối cùng của quá trình mua hàng. Ngay khi nhận được
hoá đơn của người cung cấp được đảm bảo bằng các bản sao của: yêu cầu mua hàng,
đơn đặt hàng, phiếu nhận hàng, biên bản kiểm tra. Hoá đơn sẽ được kiểm tra lại xem
các số liệu như: số lượng, giá, phí vận chuyển, giá container và các khoản chiếu khấu
có chính xác hay không. nếu hoá đơn hợp lệ và không có sai sót thì người mua sẽ ký
và chuyển nó cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán.

2.3.2 Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu sử dụng
(Thêm phần phương pháp tính giá Sp : FOB, CIF, CMT ).
1. Phương pháp FIFO( First in First out).
Trong phương pháp này ta giả định rằng nguyên vật liệu(NVL) mua trước sẽ được
sử dụng trước. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp FIFO không nhất thiết hiểu rằng
NVL nào mua đầu tiên thì được sử dụng đầu tiên. Nó chỉ có nghĩa là giá trả cho NVL

sử dụng trước tiên trong kho thì được sử dụng đầu tiên cho mục đích kế toán.
- Những thuận lợi chủ yếu của phương pháp này là:
+ Nó dễ hiểu và đơn giản để thực hiện.


+ NVL sử dụng được rút ra từ danh mục chi phí một cách logic và hệ thống.
+ Giá trị của NVL sau cùng sẽ ở mức giá mua gần nhất và do đó cũng sẽ gần với giá
thị trường.
- Những bất lợi của phương pháp này là:
+ Khi gía tăng NVL mua đầu tiên, có giá thấp nhất lại được sử dụng đầu tiên. Điều
này dẫn đến mọt chi phí thấp hơn cho hàng bán ra và vì thế sẽ cho một lợi nhuận cao
hơn. Lợi nhuận cao này có thể dẫn đến nhu cầu chia tiền lãi cao hơn, nhiều thưởng
hơn và nhiều khoản phải trả cho thuế thu nhập cũng cao hơn.
Điều này dẫn đến kết quả cuối cùng là sự ăn mòn vốn.
+ Khi gía giảm, chi phí tính cho NVL sản xuất có xu hướng cao. Như là một kết
quả, báo giá có thể sẽ không mang tính cạnh tranh và doanh thu có thể giảm.
+ Chi phí cho hai đơn hang tương tự lại không thể so sánh với nhau bởi vì chúng
được tính với mức giá NVL khác nhau.
Bảng cân đối kế toán kho( theo phương pháp FIFO)
Ngày Chi
tiết

Số nhận được
Số

Đơn

Số xuất kho
Tổng Số


lượng giá $ số $

Đơn

Cân đối
Tổng Số

lượng giá $ số $

Đơn

Tổng

lượng giá $ số $

2. Phương pháp LIFO( Last in First out).
Trong phương pháp này, chi phí của NVL sử dụng và chi phí sản xuất phản ánh giá
hiện hành của thị trường. Chi phí tính cho NVL sử dụng là chi phí của phần mua vào
sau cùng.
Tuy nhiên NVL sử dụng trên thực tế không nhất thiết là NVL mua vào sau cùng.
Vì mục đích kế toán chi phí tính cho NVL nhận được sau cùng sẽ được sử dụng đầu
tiên.
- Những thuận lợi chủ yếu của phương pháp này là:
+ Phản ánh được sự biến động của giá cả thị trường, tối thiểu hoá những khoản
được, mất khó nhận biết của hàng tồn kho.


+ Khi giá tăng, giá của hầu hết các đơn hàng mua ở hiện tại cao được tính giá cho
sản xuất phản ánh giá thấp hơn của NVL.
+Trong thời kỳ tăng, giảm giá, áp dụng phương pháp LIFO góp phần làm nhịp

nhàng sự biến động của lợi nhuận.
- Những bất lợi của phương pháp này là:
+ Hai đơn hàng giống hệt nhau lại hông thể so sánh được bởi vì các đơn hàng khác
nhau có sự tính gía khác nhau cho NVL.
+ Giá trị của NVL còn lại thường được tíhn bằng giá mua ở thời điểm đầu tiên cho
nên rất xa so với mức giá hiện hành trên thị trường.
Bảng cân đối kế toán kho( theo phương pháp LIFO)
Ngày Chi
tiết

Số nhận được
Số

Đơn

Số xuất kho
Tổng Số

lượng giá $ số $

Đơn

Cân đối
Tổng Số

lượng giá $ số $

Đơn

Tổng


lượng giá $ số $

3. Phương pháp bình quân.
Phương pháp này tính giá trung bình các mặt hàng nhận được theo công thức sau:
Giá trung bình = Giá trị hàng hoá trong kho+ Giá trị hàng mua
Số lượng hàng hoá trong kho+ Số lượng mua
Phương pháp này đưa vào kế toán cả số lượng và giá NVL trong kho để xác định giá
cho NVL sử dụng. Giá trung bìhn được tính bằng cách chia tổng chi phí cho NVL
trong kho cho tổng số NVL trong kho.
Giá này được tính tại thời điểm nhận được NVL chứ không phải khi sử dụng NVL.
Vì thế giá này có hiệu lực cho đến khi nhận được một số hàng gửi mới.
- Những thuận lợi chính của phương pháp này là:
+ Thuận tiện trong trường hợp có sự biến động về giá cả NVL và số lượng mua của
các đơn đặt hàng khác nhau.
+ Giá NVL sử dụng không phải tính mỗi khi nhận được một đơn yêu cầu mới.
+ NVL ở thời điểm khép sổ trong phương pháp này phản ánh một giá trị tương đối
hợp lý và có thể sử dụng cho quyết toán tài chính.


+ phương pháp này phù hợp với những nhà máy sản xuất theo nhiều cách thức.
- Những bất lợi của phương pháp này là:
+ Phương pháp này gồm nhiều phép tính khi doanh nghiệp phải mua hàng thường
xuyên.
+ Phải tính giá NVL sử dụng mỗi khi nhận được một lô NVL mới.
+ Mặc dù biến động giá cả được hạn chế nhưng ảnh hưởng của nó không hẳn đã
được giải quyết.
Giá trung bình sau đó được sử dụng cho tất cả các NVL đưa ra sử dụng cho đến khi
nhận được một đơn mua hàng mới. Khi đó giá trung bình sẽ phải tính lại.
Bảng cân đối kế toán kho( theo phương pháp bình quân)

Ngày Chi
tiết

Số nhận được
Số

Đơn

Số xuất kho
Tổng Số

lượng giá $ số $

Đơn

Cân đối
Tổng Số

lượng giá $ số $

Đơn

Tổng

lượng giá $ số $

2.4 Chi phí nhân công:
- Thêm: + Tính chi phí nhân công / sản phẩm may.
+ Chi phí dự trữ, số lượng đặt hàng tối ưu.
2.4.1


1.

Các hệ thống tính công:
Hệ thống trả lương theo thời gian:

Hệ thống này dựa vào nguyên tắc: công nhân sẽ được trả lương theo số giờ họ lao
động. Vì vậy, phải ghi lại tổng số thời gian người lao động bỏ ra tại nơi làm việc.
Lương sẽ được tính bằng cách nhân số giờ làm việc với tỷ lệ lương cho mọt giờ lao
động đã được quy định.
Tuỳ theo tính chất lao dộng khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một thang
lương riêng, ví dụ: thang lương công nhân may, thang lương công nhân lái xe…
Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên
môn mà chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc có một mức tiên lương nhất định.
Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày, lương giờ.

Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương. Thường áp dụng để trả
lương cho nhân viên làm công tác quản lý, nhân viên thuộc các ngành hoạt động
không có tính chất sản xuất như nghiên cứu khoa học.




Lương ngày: trả cho người lao động theo ngày làm việc, tính bằng lương tháng

chia cho số ngày làm việc trong tháng (theo chế độ). Áp dụng cho người lao động
trực tiếp hưởng lương thời gian trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ
khác và là căn cứ để tính trợ cấp xã hội.

Lương giờ: trả cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không

hưởng lương theo sản phẩm. Tính bằng mức lương ngày chia cho số giờ làm việc
trong ngày (theo chế độ).
Vấn đề đặt ra cho nhà quản lý kinh doanh là khi thực hiện hệ thống trả lương theo
thời gian thì phải đảm bảo người lao động sẽ làm việc hiệu quả trong thời gian có mặt
tại nơi làm việc. Có như vậy mới đảm bảo được rằng nhân viên của họ đã làm những
công việc có ích tương ứng với phí tiền lương mà doanh nghiệp bỏ ra.

2.

Hệ thống trả lương theo sản phẩm

Hệ thống này dựa vào nguyên tắc người lao động được khuyến khích làm việc và
được trả lương theo kết quả là số lượng sản phẩm sản xuất ra. Tại đây số lượng sản
phẩm mà mỗi công nhân làm ra cần phải được ghi chép đầy đủ chứ không phải là thời
gian tham gia công việc của mỗi công nhân.
Sự thay đổi của nguyên tắc tính theo sản phẩm là: doanh nghiệp sẽ đưa ra mức
sản lượng định mức hàng ngày và công nhân sẽ được trả lương với một tỷ lệ cao hơn
cho những sản phẩm vượt năng suất định mức.
Hệ thống trả lương cho sản phẩm được sử dụng khi số lượng đầu ra là một yếu
tố quan trọng và quản lý chất lượng có thể được duy trì một cách thoả đáng bằng các
công cụ quản lý khác.
Hình thức trả lương theo sản phẩm còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của
doanh nghiệp mà vân dụng một cách phù hợp theo các hình thức sau:

Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: tính theo tổng sản
phẩm làm ra đảm bảo đúng chất lượng, số lượng sản phẩm không hạn chế. Sử dụng
để trả lương cho lao động trực tiếp tham gia sản xuất.

Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: tính theo năng suất dây chuyền.


Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: sản phẩm đảm bảo cả
về số lượng và chất lượng thì được thưởng, không đảm bảo thì bị phạt.

Hình thức trả lương sản phẩm thưởng luỹ: sản phẩm càng nhiều thì lương càng
cao.




Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc: sử dụng cho những công

việc không có tính định lượng.

Hình thức khoán quỹ lương: đây là một dạng đặc biệt. Căn cứ vào khối lượng
của các phòng ban, số lượng nhân viên có trong phòng ban để tiến hành khoán quỹ
lương.

3.

Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất
cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng

Tiền lương chính: là lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm
vụ chính.

Tiền lương phụ: là tiền phải trả cho người lao động không làm nhiệm vụ chính
nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định.


2.4.1 Hệ thống ghi chép thời gian:
Trong chi phí nhân công có rất nhiều phương pháp tính giá . một trong nhưng
phương pháp hữu hiệu nhất đó là trả lương theo thời gian. Và hệ thống ghi chép thời
gian hữu hiệu nhất đoa la hinh thức ghi chép thời gian bằng thẻ tính giờ
Thẻ tính giờ là loại thẻ được dùng để tính số giờ cho người lao động đã bỏ ra
tại nơi làm việc của mình. Thông thường thì thời gian làm việc được ghi chép bằng
một tấm thẻ tính giờ hoặc các phương tiện ghi chép thời gian khác
Thẻ tính giờ là một thẻ nó có chức năng như là một tài liệu hay nhật ký thời gian làm
việc của người công nhân , nó ghi chép thời gian bắt đầu làm việc và thời gian kết
thúc công việc của một người công nhân. Phương thức chấm thời gian của thẻ này đó
là được người quản lý trực tiếp ghi chép bằng tay hoặc được công nhân quẹt qua một
hệ thống hay phương tiên ghi chép thời gian bằng máy
Nội dung của một thẻ tính giờ đó là:


họ tên người công nhân
thời gian bắt đầu
thời gian kết thúc
tổng số giờ lao động (trên một ca hoặc trên một ngày)
ngày tháng năm
ngươi ký nhận (đối với thẻ ghi chép tay)
mã vạch (đối với thẻ được ghi chép bằng máy)
Ưu điểm của loại tính công theo hệ thống ghi chép thời gian:

Đối với hệ thống ghi chép thời gian bằng tay:


-

không tốn kinh phí đầu tư ban đầu mua máy

Tận dụng được chức năng của người quản lý
Quản lý được thời gian lao động của người lao động để có chính sách khen

thưởng đúng người
Đối với hệ thống ghi chép thời gian bằng máy
Chính sác rõ ràng
Thuận tiện trong việc tính lương vì đã nhập sẵn trên máy tính
Nhanh chóng thuận tiện
Tránh việc ùn tắc chờ đợi của người công nhâ
Công minh, khó khăn đối với công nhân muốn gian lận

Nhược điểm
Đối với hệ thống ghi chép bằng tay
Không chính xác công minh
Thiếu tính công nghiệp
Khó khăn trong việc kiểm soát và tinh lương
Đối với hệ thống tính giờ bằng máy
Vốn đầu tư ban đầu lớn
Bảng mẫu thẻ tính giờ theo tính giờ tiếng anh
Clock card
Name………….
……
Date
In
Monday
Tuesday
Wednesday
Thursday
Friday
Saturday

Sunday

no :
Out

In

Out

Hours

ra

số : ……
Số giờ

Bảng mẫu thẻ tính giờ tiếng việt
Thẻ tính giờ
Tên:……..
ngày
vào
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7

ra


vào


Chủ nhật
2.5

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá sản phẩm may:

Thêm phần: Các điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả:
FOB, CIF như thế nào?
1.

Các nhân tố bên trong công ty.

* Các mục tiêu marketing.
Các mục tiêu marketing đóng vai trò định hướng trong việc xác định vai trò và nhiệm
vụ của giá cả. Mỗi một mục tiêu đòi hỏi các quyết định về giá riêng.
+ Mục tiêu “tối đa hóa lợi nhuận hiện hành”
Nhiều công ty muốn đề ra một mức giá nhằm tối đa lợi nhuận hiện tại. Họ ước lượng
mức cầu và phí tổn đi liền với những mức giá khác nhau và chọn ra mức giá có được
lợi nhuận tối đa hoặc tỷ lệ doanh thu trên vốn đầu tư tối đa.
+ Mục tiêu dẫn đầu tỷ phần thị trường.
Có công ty muốn đạt thị phần cao nhất, họ tin rằng công ty nào có thị phần lớn nhất
sẽ có phí tổn thấp nhất và lợi nhuận về lâu dài là cao nhất. Họ theo đuổi thị phần bằng
cách định giá thấp và một chương trình phối hợp hoạt động marketing đồng bộ để đạt
được mục tiêu này.
+ Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng.
Một công ty có thể lấy mục tiêu dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường,
thường thì điều này đòi hỏi phải đề ra mức giá cao và phí tổn R&D cao.
+ Mục tiêu đảm bảo sống sót.

Khi cạnh tranh khốc liệt, công ty gặp nhiều khó khăn, họ sẽ coi trọng sự tồn tại như
mục tiêu chính. Họ phải định giá thấp, miễn là giá cả đủ trang trải các biến phí và một
số định phí khác để có thể tồn tại, cầm cự được một thời gain nhằm vượt qua giai
đoạn khó khăn này.
* Giá và các biến số khác nhau của marketing – mix.
Giá cả là một trong các công cụ thuộc marketing - mix mà công ty sử dụng để đạt
được mục đích marketing của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp với


những quyết định về mẫu mã, phân phối, cổ động cho sản phẩm để hình thành một
chương trình marketing nhất quán và có hiệu quả. Các quyết định đưa ra cho những
khâu khác thuộc marketting – mix đều có ảnh hưởng đến quyết định về giá. Chẳng
hạn, các nhà sản xuất đang sử dụng nhiều nhà bán lại và mong rằng những người này
sẽ ủng hộ và cổ động cho sản phẩm của mình thì có thể đưa vào mức giá lãi hơn cho
các nhà bán buôn.
Các công ty thường phải định giá sản phẩm trước, từ đó mới đưa ra những quyết định
khác thuộc marketing – mix trên cơ sở mức giá mình muốn cho sản phẩm. Như vậy,
giá là yếu tố định vị chính cho sản phẩm, xác định thị trường của sản phẩm, đối thủ
cạnh tranh và mẫu mã. Giá đó quyết định đặc điểm và phí tổn sản phẩm.
* Chi phí sản xuất.
Phí tổn tạo nền cho việc đánh giá sản phẩm. Công ty muốn đề ra một mức giá có thể
trang trải cho mọi phí tổn về sản xuất, phân phối bán sản phẩm gồm cả một tỷ lệ lời
hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của mình. Công ty phải xem xét các loại phí tổn.
Nếu chi phí của công ty cao hơn chi phí của các nhà cạnh tranh khi sản xuất và bán
một sản phẩm tương đương, công ty phải đề ra một mức giá cao hơn đối thủ cạnh
tranh hoặc kiếm lời ít hơn và phải ở vào một thế bất lợi về cạnh tranh.
* Các yếu tố khác
+ Nhãn hiệu của công ty
+ Sản phẩm có tính dễ hỏng hoặc theo mùa
+ Chu kì sống của sản phẩm

2.

Các yếu tố bên ngoài.

* Khách hàng và cầu hàng hóa.
- Khi định giá, công ty phải xét đến những cảm nhận của người tiêu thụ về giá và
những cảm nhận ấy ảnh hưởng ra sao đến các quyết định mua hàng của họ.
- Khi người tiêu thụ mua một sản phẩm, họ đổi 1 giá trị (giá cả) để lấy một giá trị
khác. Vì vậy việc lập giá định hướng theo người mua bao hàm chuyện hiểu được giá
trị người tiêu dùng muốn có qua những lợi ích họ nhận được từ sản phẩm và chuyện
đề ra một mức giá cả phù hợp với giá trị đó. Các lợi ích bao gồm cả hữu hình và vô


hình. Các nhà marketing phải cố gắng phân tích những động cơ của người tiêu thụ
trong việc tiêu thụ và đề ra những cảm nhận của họ về giá trị sản phẩm. Vì người tiêu
thụ thay đổi các giá trị mà họ dành cho những đặc điểm những sản phẩm khác nhau,
nên các nhà làm marketing thường thay đổi các chiến lược lập giá đối với những mức
giá cả khác nhau.
- Phân tích mối quan hệ giá cả - nhu cầu: Mỗi mức giá mà công ty có thể đưa ra đều
dẫn đến một mức cầu khác nhau. Thông thường nhu cầu và giá cả có tỷ lệ nghịch, tức
là giá càng cao, mức cầu càng thấp và ngược lại.
* Cạnh tranh và thị trường.
- Định giá trong các thị trường khác nhau: sự định giá của người bán thay đổi khác
nhau ở thị trường cạnh tranh thuần túy cả người bán lẫn người mua đều chấp nhận
thời giá thị trường. Việc định giá đặc biệt mang tính chất thách đố trong những thị
trường mang tính độc quyền.
- Giá cả của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của họ về giá ảnh hưởng không nhỏ đến
việc định giá của công ty. Người tiêu dùng đánh giá về giá trị và giá cả của một sản
phẩm dựa trên những giá cả và giá trị của những sản phẩm tương đương. Chiến lược
định giá của công ty cũng có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Một chiến lược giá

cao, mức lời cao, có thể thu hút sự cạnh tranh, trong khi một chiến lược giá thấp, mức
lời thấp có thể làm nản các đối thủ cạnh tranh hay làm họ rút lui khỏi thị trường.
Công ty cần biết giá cả và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Điều này có
thể thực hiện được bằng nhiều cách. Công ty có thể cử người đi khảo giá và so sánh
các sản phẩm của phía cạnh tranh. Công ty có thể kiếm bảng giá của đối thủ, tìm mua
thiết bị của họ và phân tích. Công ty có thể hỏi người mua xem họ cảm nhận thế nào
về giá cả và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Một khi công ty đã biết rõ giá cả và các cống hiến của đối thủ cạnh tranh, công ty có
thể sử dụng nó như một điểm định hướng cho việc định hướng giá của mình. Nếu sản
phẩm của mình tương tự sản phẩm của một đối thủ quan trọng, công ty phải đề sát giá
với các đối thủ ấy, không thì sẽ bị mất doanh số. Nếu sản phẩm của mình tuyệt hơn,
công ty có thể đề ra giá cao hơn đối thủ. Tuy nhiển, công ty phải ý thức được rằng
các đối thủ cạnh tranh cũng có thể thay đổi giá của họ để đối lại với giá của công ty


mình. Về cơ bản công ty sẽ sử dụng để định vị sản phẩm của mình tương quan với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
* Các yếu tố bên ngoài khác
+ Môi trường kinh tế, chi phí hoạt động.
Tình hình kinh tế có thể có một tác động mạnh đến hiệu năng của các chiến lược định
giá khác nhau. Các yếu tố kinh tế như lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái và lãi
suất…đều ảnh hưởng đến các quyết định lập giá. Bởi vì chúng ảnh hưởng đến phí tổn
sản xuất của một sản phẩm lẫn những cảm nhận của người tiêu thụ về giá cả và giá trị
của sản phẩm đó.
Công ty cũng phải xét xem giá cả của mình có ảnh hưởng thế nào đến các thành viên
khác thuộc môi trường của mình. Những người bán lại sẽ phản ứng ra sao trước các
mức giá? Công ty nên định giá sao cho những người bán lại đó có được một lợi
nhuận thỏa đáng khích lệ họ ủng hộ, và giúp họ bán được sản phẩm một cách hiệu
quả.
+ Thái độ và các chính sách của chính phủ.

Chính quyền là một ảnh hưởng quan trọng khác lên quyết định giá. Các nhà
marketing cần phải biết các luật lệ đang ảnh hưởng đến giá cả và đảm bảo rằng các
chính sách định giá sản phẩm của công ty là đúng đắn.
3.

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức giá gia công của các công

ty may mặc.
* Số lượng đặt hàng:
Trong các doanh nghiệp may, trong 2 ngày đầu tiên, doanh nghiệp không thể sản xuất
ngay và sản lượng thường tăng dần sau 4 ngày sản xuất và cần một thời gian nhất
định để đạt năng suất tối đa. Do đó số lượng đặt hàng càng ít thì năng suất càng thấp.
Một đơn hàng hiệu quả là 1 đơn hàng trên 6000 sản phẩm (tối thiểu là 3000 sản
phẩm).
* Đặc tính của sản phẩm:
Tất cả các đặc tính khác nhau của sản phẩm đều tạo ra sự khác nhau về các mức giá
của các sản phẩm như: chất liệu và giá thành của nguyên phụ liệu, loại sản phẩm


(quần áo chuyên dụng hay quần áo thường ngày), cấu trúc các đường may, yêu cầu kỹ
thuật (may chắp lộn rồi mí diễu hay chỉ kê mí),…
Ví dụ như: Với một sản phẩm có cấu trúc phức tap, nhiều lớp, nhiều đường bổ xẻ …
đương nhiên sẽ có giá thành cao hơn do mất nhiều khâu lắp ráp sản phẩm, sức lao
động của tất cả những nhân viên thiết kế, nhảy mẫu, tính toán mặt bằng chuyền phức
tap…
* Số lượng các cỡ.
Số lượng sản phẩm càng nhiều thì thể hiện mức độ phổ biến của sản phẩm càng cao,
kéo theo đó là số lượng sản phẩm cũng nhiều hơn. Do đó giá thành sẽ thấp hơn loại
sản phẩm hay đơn hàng có số lượng ít.
Ngoài ra, nếu có nhiều cỡ, khả năng ghép cỡ trong một sơ đồ là sẽ ghép rất nhiều cỡ

khác nhau trong một sơ đồ. Do đó, sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, từ đó sẽ tiết kiệm
chi phí chung cho sản phẩm.
* Kiểu đóng gói
Đơn hàng của một siêu thị thường gồm 3 kiểu dáng, mỗi kiểu 3 màu và cho
vào thùng carton theo thứ tự cỡ. Cách đóng gói này khó hơn và đòi hỏi nhiều thời
gain đóng gõi hơn. Những đơn hàng kiểu này thường có số lượng lớn nhưng giá thấp.
* Mùa bán được hàng, mùa không bán được hàng.
- Sản phẩm đó có đúng mùa, đúng thời tiết hay không?
- Sản phẩm bán ra có còn phổ biến, còn hợp thời trang hay không hay đã đi vào thời
kì thoái trào?
- Mùa này có nhiều loại sản phẩm cạnh tranh mới hay không?




×