Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp cđ điện LẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Những buổi thí nghiệm, thực hành và đặc biệt là thời gian đi thực tập là một cơ
hội rất thiết thực và bổ ích cho sinh viên có thể cọ xát với thực tế, làm quen với môi
trường làm việc. Từ đó có những mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và đúng đắn.
Sau thời gian học tập tại trường Cao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội , được sự phân
công của khoa Công nghệ thông tin đi thực tập với mục đích học tập và trao đổi kinh
nghiệm. Sau hơn 3 tháng thực tập tại Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC với
sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong công ty, em đã thu được nhiều kinh
nghiệm quý giá, những hiểu biết về nghề nghiệp, công việc của mình sau khi ra
trường, cũng như những kỹ năng áp dụng kiến thức lý thuyết ra ngoài thực tế ra sao.
Mục đích của đợt thực tập là giúp sinh viên chúng em tìm hiểu thực tế hoạt động của
các công ty trong lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu vị trí công việc sẽ làm trong tương
lai và các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để có thể đáp ứng
được các vị trí công việc đó. Thông qua đợt thực tập sinh viên chúng em sẽ có định
hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp từ đó sẽ tạo nên động lực học tập tốt hơn nữa.
Qua đợt thực tập này bản thân em cảm thấy mình cần cố gắng nhiều hơn, nhiều hơn
nữa trong việc học tập cũng như hoàn thiện thêm những kỹ năng cho bản thân. Em
xin chân thành cảm ơn nhà trường cùng các thầy cô đã tạo điều kiện một khoảng thời
gian cho chúng em tham gia đợt thực tập bổ ích này. Em cũng xin cảm ơn các anh chị
trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian qua.


PHẦN A : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
I.

Giới thiệu về tập đoàn CMC :

CMC là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với 23 năm xây
dựng và phát triển. Được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con với 8 công ty thành
viên, một viện nghiên cứu công nghệ hoạt động tại Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới, Tập đoàn CMC đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và hướng


tới thị trường khu vực, quốc tế thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực như:
- Tích hợp hệ thống
- Dịch vụ phần mềm
- Viễn thông Internet
- Sản xuất, phân phối các sản phẩm ITC

II.

Giới thiệu Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC :

1.

Giới thiệu chung :

- CMC Telecom là một trong 8 công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ CMC.
Với hơn 8 năm xây dựng, phát triển, CMC Telecom là công ty hạ tầng viễn thông
nằm trong TOP 4 các công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam. CMC Telecom là nhà
cung cấp đầu tiên áp dụng công nghệ GPON và sở hữu hạ tầng truyền dẫn 100% cáp
quang.
- CMC Telecom được biết tới là nhà cung cấp dịch vụ toàn diện với các sản phẩm
truyền số liệu chuyên biệt cho doanh nghiệp như Internet Leased Line, dịch vụ Wan
nội hạt; liên tỉnh; quốc tế, Internet cáp quang cho doanh nghiệp và đặc biệt là sản
phẩm Internet trên mạng Truyền hình cáp Việt Nam (VTVnet) cho gia đình. Không


chỉ cung cấp những dịch vụ viễn thông cơ bản, CMC Telecom còn cung cấp cả các
dịch vụ gia tăng cho khối khách hàng doanh nghiệp như Video Conference, Bảo mật
Hệ thống và dịch vụ Managed Service…
- Hai(02) Data Center trung lập tiêu chuẩn Tier3 của CMC Telecom tại Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh (thuộc Liên minh Dữ liệu Á Châu ADCA) đã nhận được chứng nhận về

bảo mật, an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế IEC/ISO 27001.
- Hiện CMC Telecom đã phủ 100% hạ tầng là cáp quang, có hướng backup hệ thống
cáp quang biển Liên Á (IACS) kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines và Hồng
Kông. CMC Telecom cũng sở hữu trực tiếp hơn 18.500 km cáp quang tại Hà Nội, Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng với tốc độ mạng trục Backbone Bắc – Nam có khả năng cung
cấp lên tới 10Gbps, đồng thời hợp tác chia sẻ hạ tầng cung cấp dịch vụ với các đối tác
lớn trong ngành viễn thông, an ninh và truyền hình tại các tỉnh thành trên cả nước.
- CMC Telecom cũng chủ động đầu tư tuyến cáp quang đất liền và coi đây là tuyến
chính với dung lượng lên tới 2,5Gb/s kết nối Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Malaysia và Singapore ngoài tuyến cáp quang biển. Điều này giúp CMC Telecom
đảm bảo độ ổn định cũng như tránh được phần lớn việc suy giảm đường truyền
Internet của DN khi xảy ra những sự cố không mong muốn.
- 08/05/2015, CMC Telecom đã chính thức trở thành Công ty Hạ tầng Viễn thông đầu
tiên của Việt Nam có cổ đông chiến lược quốc tế bằng việc ký kết Thỏa thuận Đầu tư
Chiến lược với Tập đoàn TIME dotCom Berhad (TIME) – công ty viễn thông hàng
đầu tại Malaysia.
- 24/04/2016, CMC Telecom trở thành đối tác chính thức đầu tiên cung cấp dịch vụ
MSS – Managed Security Services của IBM tại Việt Nam.
- Trụ sở: Tầng 15 tòa nhà CMC, Đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. CMC Telecom
hiện có các chi nhánh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
- Nhân sự : Hơn 800 nhân viên.


2.

Năng lực hạ tầng :

2.1

.Hạ tầng viễn thông Quốc Tế :


- CMC Telecom hiện sở hữu 4 hướng kết nối quốc tế.
- Tại Hà Nội: Sở hữu tuyến cáp quang đất liền dung lượng 20 Gbps mở rộng lên đến
40Gbps (tháng 6/2015), kết nối biên giới Việt Nam -Trung Quốc tại 2 cửa khẩu Hữu
Nghị và Tân Thanh chạy qua lãnh thổ Trung Quốc và kết nối với POP CMC đặt tại
HongKong.
- Tại HCM: Sở hữu dung lượng cáp biển AAG từ Vũng Tàu kết nối POP CMC tại
HongKong (5Gbps và mở rộng lên 10Gbps) , sở hữu dung lượng cáp biển IA từ Vũng
Tàu kết nối POP CMC tại HongKong (2.5Gbps và mở rộng lên 10Gbps). Sở hữu
Tuyến cáp quang đất liền dung lượng 20Gbps kết nối biên giới Việt Nam-Campuchia
tại cửa khẩu Mộc Bài và Khánh Bình. Sở hữu thiết bị và đặt POP tại tầng 8, 13 và 32
tại Data Center Mega I HongKong.



2.2

.Mạng đường trục CMC Telecom ( Hiện tại ) :

- Hạ tầng đường trục thuê và trao đổi hạ tầng kết nối Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí
Minh trên ba hạ tầng riêng biệt.
- Năng lực mỗi hướng nâng cấp tối đa 10Gbps.


- Tháng 7/2015 hoàn thành mạng đường Bắc Nam trục riêng.
- Bao gồm 22 trạm (trạm xen rẽ và trạm lặp) dọc trục Bắc Nam. Hệ thống 40 kênh có
thể nâng cấp lên 96 kênh dùng công nghệ 100Gb trên 1 bước song.
- Dung lượng kích hoạt ngày đầu 100GE có bảo vệ.

- Kết nối tuyến APG qua hệ thống DWDM có bảo vệ.



- Phương thức bảo vệ từ mức cổng dịch vụ tới mức đường quang với thời gian
chuyển mạch bảo vệ <50 ms.
- Cung cấp các giao diện thông dụng STM-64/16 và 10GE/1GE; 100GE.
- Phục vụ kết nối kênh truyền trong suốt cho mạng SDH/Metro Ethernet.

- CMC Telecom mang đến sự khác biệt với các nhà cung cấp khác : Có đủ 3 hướng
kết nối đường trục Hà Nội – Hồ Chí Minh (qua hạ tầng đường sắt và EVN) đảm bảo
dự phòng và an toàn. Sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ khác nhau như
SDH/Ethernet… với thời gian và loại hình linh hoạt: thuê 12 tháng, thuê ngắn ngày,


ứng cứu…

2.3

.Năng lực hạ tầng khu vực miền Bắc :

- Tổng số km cáp quang từ 12Fo đến 96Fo (31/12/2014) : 3.210 km.

- CMC Telecom đầu tư 04 Vòng Ring Core Metro tại Hà Nội với tổng số km cáp
quang từ 48Fo đến 96Fo (31/12/2014) : 200 Km & CMC Telecom đã đầu tư các
tuyến Metro kết nối cho các khách hàng Ngân hàng – Tài chính với tổng số Km cáp
quang từ 12 Fo đến 48 Fo lên đến 500 Km.


- Với hơn 2000 km cáp quang trục (bao gồm 600Km - Ring Access) và với hơn 800
tập điểm quang, CMC Telecom có thể cung cấp dịch vụ cho toàn bộ các quận huyện
TP Hà Nội và các Tỉnh Lân Cận.


2.4

.Năng lực hạ tầng khu vực miền Trung :

- Tổng số km cáp quang từ 12Fo đến 96Fo (31/12/2014) : 1.120 km.


- CMC Telecom đầu tư 03 vòng Ring Metro với tổng số km cáp quang từ 12Fo đến
96Fo (31/12/2014): 129km.


- CMC Telecom đã đầu tư 35km cống bể ngầm hoá trong TP Đà Nẵng.


2.5

.Năng lực hạ tầng khu vực miền Nam :

- Tổng số km cáp quang từ 12Fo đến 96Fo (31/12/2014) : 4 520 km.


- CMC Telecom đầu tư Ring Core Metro cho hạ tầng CMC với tổng số km cáp quang
từ 48 Fo đến 96Fo (31/12/2014) : 216Km
- CMC Telecom đầu tư 2 Vòng Ring Metro cho VMS2 (Ring cấp 1 & Ring quán tre)
với tổng số km cáp quang 48Fo (31/12/2014) : 75 Km
- CMC Telecom đã đầu tư các tuyến cáp Ring và P2P kết nối từ CO CMC đến các
BSC/RNC của VMS2 với tổng số km cáp quang từ 12Fo đến 96Fo (31/12/2014) : 80
Km
- CMC Telecom đã đầu tư các tuyến Metro kết nối cho các khách hàng Ngân hàng –

Tài chính với tổng số Km cáp quang từ 12 Fo đến 48 Fo lên đến 1000Km


2.6

.Hạ tầng Trung tâm dữ liệu – Data Center :

3
3.1

Giới thiệu về nhóm thiết kế – phòng kỹ thuật mạng
.Phòng kỹ thuật mạng

Sơ đồ các nhóm làm việc :
Nhóm thiết kế

Phòng KTM
Nhóm Bass

Nhóm đường trục



3.2

.Nhóm thiết kế ( Nơi tham gia thực tập ) :


PHẦN B : NỘI DUNG THỰC TẬP


Trong thời gian thực tập tại Nhóm thiết kế – Phòng kỹ thuật mạng em được tìm hiểu
và làm việc liên quan đến mạng truyền dẫn quang với các công nghệ truyền dẫn
quang đặc biệt là công nghệ GPON. Cùng với việc thiết kế một số bản vẽ cơ bản về
hạ

tầng

mạng

truyền

dẫn

I.

Công nghệ GPON trong mạng cáp quang FTTx:

1.

Giới thiệu chung về công nghệ GPON :

quang.

- Công nghệ GPON thuộc công nghệ FTTH PON là một hệ thống mạng mà các
thiết bị truyền dẫn quang là các thiết bị thụ động (không tiêu thụ điện năng).


- FTTH được xem như là một giải pháp hoàn hảo thay thế mạng cáp đồng
nhằm cung cấp các dịch vụ, ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn (như Internet
băng rộng,VOD HD, IPTV HD).

- FTTH AON hiện nay lại có nhược điểm chính đó là chi phí cho các thiết bị,
vật tư tương đối cao dẫn tới giá thành lắp đặt lớn.
Một trong những giải pháp để khắc phục nhược điểm này triển khai FTTH trên
nền mạng quang có các thiết bị thụ động
- Ưu điểm của GPON : Sử dụng các bộ tách/ghép quang thụ động
+ Giá thành rẻ và có thể đặt ở bất kì đâu, không phụ thuộc vào các điều kiện
môi trường.
+ Không cần phải cung cấp năng lượng cho các thiết bị giữa đài trạm và phía
người dùng.
Nhiều người dùng chia sẻ chung một sợi quang :
+ Giảm chi phí bảo dưỡng, vận hành.
+ Giảm chi phí cáp quang, module phía nhà cung cấp.


2.

Một số đặc điểm của GPON :

- Mạng truyền dẫn GPON: Điểm đa Điểm, Điểm Điểm.
- Tốc độ truyền dẫn 10G.
- Dùng 2 tầng Spliter 1:4, 1:16 hoặc 1:8.
- Quỹ công suất toàn trình (Switch to Switch): 28dBm.
- Suy hao toàn trình: <28 dB (khuyến cáo nên <26dB, 2dB dự phòng công
suất suy giảm theo thời gian).
- Hiện tại nếu OLT đã đấu và cấp tín hiệu thì mức phát của OLT là +3dBm±2.
- Suy hao cho phép: cáp, mối hàn, mối đấu connector
Về lý thuyết :
- Suy hao cho phép cáp :
+ Tại bước sóng 1310nm: 0,22 dB/km
+ Tại bước sóng 1550nm: 0,35 dB/km

- Suy hao mối hàn < 0,1 dB (Thực tế suy hao < 0,05dB).
- Các suy hao do đấu nối connector < 0,5 dB ( Đối với loại đầu connector
SC/APC < 0,3dB).

3.

Cấu trúc mạng cáp quang thuê bao FTTx :

3.1

.Cấu trúc mạng cáp quang thuê bao FTTx :

- Tủ quang phối cấp 1 :
+Tủ quang phối cấp 1 đóng vai trò tập trung dung lượng cáp gốc cần phục vụ
cho 01 khu vực do tủ quang phối cấp 1 này quản lý.
+ Từ đài trạm đến tủ quang phối cấp 1, là tập hợp các sợi cáp quang gốc đến tủ
quang phối cấp 1.


+ Tủ quang phối cấp 1 này sẽ là nơi lắp đặt các bộ chia splitter cấp 1 (S1) trên
mạng.
+ Dung lượng cho 01 sợi cáp quang gốc tiêu biểu đi ra từ đài/trạm đến tủ
quang phối cấp 1 tối thiểu là 48F.O.
- Tủ quang phối cấp 2 :
+ Tủ quang phối cấp 2 đóng vai trò tập trung dung lượng cáp phối cần phục
vụ cho 01 khu vực do tủ quang phối cấp 2 này quản lý.
+ Về cơ bản, 01 tủ quang phối cấp 1 sẽ quản lý nhiều tủ quang phối cấp 2.Từ
tủ quang phối cấp 1 đến tủ quang phối cấp 2, là tập hợp các sợi cáp quang phối
đến tủ quang phối cấp 2.
+ Tủ quang phối cấp 2 này sẽ là nơi lắp đặt các bộ chia splitter cấp 2 (S2) trên

mạng.
+ Dung lượng cho 01 sợi cáp quang phối tiêu biểu đi ra từ tủ quang phối
cấp 01 đến tủ quang phối cấp 2 tối thiểu là 48F.O.
- Tập điểm quang :
+Tập điểm quang là nơi phối cáp quang thê bao đến khách hàng.
+ Từ tủ quang phối cấp 2 đến tập điểm quang là tập hợp các sợi quang phối đến
tập điểm.
+ Dung lượng cho 01 sợi cáp quang phối tiêu biểu đi đến tập điểm quang có
dung lượng tối thiểu là 12F.O.
- Bộ chia (Splitter) :
+ Bộ chia (Splitter) là thiết bị ghép/chia tách quang thụ động không cần
nguồn.
+ Bộ chia (Splitter) sẽ được thiết kế phổ biến trên từng tuyến cáp của mạng cáp
quang thuê bao có tổng tỷ lệ chia tối đa cho phép hiện nay là 1:64.
+ Phân bố bộ chia phổ biến trên mạng theo tỷ lệ chia 1:2 tại tủ quang phối cấp
1 và tỷ lệ chia 1:32 tại tủ quang phối cấp 2.


3.2

.Tổ chức quản lý các thành phần trong cấu trúc mạng cáp

quang thuê bao FTTx :
Việc quản lý các thành phần chính trong cấu trúc sẽ tuân theo một số các
nguyên tắc cơ bản sau:
- 01 tủ cáp quang phối cấp 1 có dung lượng từ 384F.O (có sử dụng kết nối
chéo) sẽ quản lý tối đa 06 tủ quang phối cấp 2.
- 01 tủ cáp quang phối cấp 2 có dung lượng tối đa 96F.O (không sử dụng
cấu trúc đấu nối chéo) sẽ quản lý tối đa 08 tập điểm quang.
- Tập điểm quang sử dụng lọai cơ bản có dung lượng đấu nối tối thiểu 24F.O.

- Cáp quang từ tủ cáp quang phối cấp 2 tới tập điểm có dung lượng tối thiểu
12F.O.
- Cáp quang vào các khu building sử dụng tối thiểu cáp có dung lượng 24F.O.
3.3

.Tổ chức phục vụ :

- Mạng cáp quang thuê bao được phân thành các vùng mạng theo đúng vùng
phục vụ của các đài/trạm tổng đài nội hạt hiện hữu nhằm tạo sự thuận tiện
trong việc quản lý và phát huy hiệu quả các nguồn lực sẵn có (cơ sở hạ tầng,
khả năng đáp ứng, phục vụ khách hàng).
- Vùng phục vụ của một tủ cáp quang cấp 1 và cấp 2 bán kính không quá
1.000m (nội thành) và 1.500m (ngoại thành).Vùng phục vụ của một tập điểm
quang bán kính không quá 300m (nội thành) và 500m (ngoại thành).


- Trên thực tế tùy vào khu vực thuê bao và địa hình lý của khu vực thuê bao cụ
thể, mà có thể bố trí các vị trí S1 và S2 cho phù hợp. Chẳng hạn với các khu
cao ốc văn phòng, thương mại hay chung cư cao cấp, S2 có thể được bố trí bên
trong từng khu. Hoặc S1 được bố trí riêng để phục vụ cho 01 khu công nghiệp
hay khu công nghệ cao
3.4

.Cấu trúc đấu nối cơ bản :

- Cấu trúc đấu nối tại tủ phối quang cấp 1:

Tủ phối quang cấp 1 là nơi đấu nối cáp quang gốc và cáp quang phối. Tủ phối
quang cấp 1 gồm có: khây hàn nối cáp quang gốc vào, vi trí đựng các module
splitter và module hàn nối cáp quang phối đi ra. Với cấu tạo này sẽ cung cấp

chức năng đấu nối linh hoạt khi sử dụng : đấu nối thẳng và đấu nối chéo qua
splitter hoặc không qua splitter giúp thuận tiện trong quá trình khai thác và
chuyển đổi loại hình cung cấp dịch vụ khi cần thiết.
- Cấu trúc đấu nối tại tủ phối quang cấp 2:


Giống như tủ phối quang cấp 1, tủ phối quang cấp 2 có dung lượng thấp hơn và
không có chức năng đấu nối chéo giửa cáp quang phối vào và cáp quang ra đến
tập điểm.
- Cấu trúc đấu nối tại tập điểm :

3.5

.Mô tả tổng quan tính năng kỹ thuật của các vật tư mạng

quang GPON :
- Cáp quang: sử dụng lọai ống đệm lỏng, theo tiêu chuẩn ITU G652.D. Suy hao


sợi quang bao gồm mối hàn:
+ 1310nm và 1490nm: 0.35dB/km
+ 1550nm: 0.3 dB/km
- Mối nối : Sử dụng mối nối cơ khí, yêu cầu kín nước, có khả năng rẽ nhánh,
có thể lắp đặt trong hầm hoặc trên cột, bên trong có các khay hàn nối và lắp
đặt bộ chia quang.
- Bộ chia quang: có khả năng chia ghép công suất quang 1:2,1:4, 1:8,1:16,
1:32, 1:64 có đầu nối SC/APC. Suy hao bộ chia ghép quang:
Tỷ lệ

1

:2

Suy hao lớn nhất
dB

1
:4

3
.6

1
:8

7
.3

1
:16

1
0.5

1
:32

1
3.8

1

:64

1
7.1

2
0.5

- Tủ phối quang cấp 1( S1): Sử dụng lọai lắp trên bệ, có khả năng đấu nhảy
quang, có các khay hàn lắp được các bộ Spliter, có hệ thống đi dây nhảy và lưu
trữ dây thừa, đảm bảo tiêu chuẩn uốn cong của sợi quang.Dung lượng tối đa
384FO có khả năng gắn các module đấu dây quang.Kích thước tủ nhỏ gọn,
quản lý và thao tác khai thác dễ dàng.
- Module đấu dây tại tủ S1: có khay hàn, đầu nối SC/APC, pigtail, tương thích
với vỏ tủ.Hộp gắn bộ chia quang trên cột (S2): Sử dụng lọai lắp trên cột, có
khay hàn chứa được Splitter, đầu nối SC/APC, pigtail, có khả năng gắn tối đa
96 đầu nối SC/APC (không nhảy quang). Kích thước nhỏ gọn có khả năng gắn
trên cột hoặc trên tường.
- Tập điểm quang: Sử dụng lọai lắp trên cột, có khay hàn chứa được Splitter,
đầu nối SC/APC, pigtail, dung lượng thông thường 24, 48 FO. Vị trí cáp vào
và ra có thể đưa cáp vào hộp mà không phải cắt ống đệm lỏng chứa sợi
quang.Kích thước nhỏ gọn có khả năng gắn trên cột hoặc trên tường.


×