Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỰ SỐNG CỦA CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) GIAI ĐOẠN TỪ 5 ĐẾN 26 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.33 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ
SỰ SỐNG CỦA CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang,
1949) GIAI ĐOẠN TỪ 5 ĐẾN 26 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THANH TÂM
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN chuyên ngành NGƯ Y
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 9 / 2008

i


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỰ
SỐNG CỦA CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) GIAI
ĐOẠN TỪ 5 ĐẾN 26 NGÀY TUỔI

Thực hiện bởi

LÊ THỊ THANH TÂM

Khóa luận đươc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Ngô Văn Ngọc
Võ Thanh Liêm



Tháng 9 năm 2008

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường ĐH
Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động
viên của nhiều tổ chức và cá nhân để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- BGH Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM đã tạo điều kiện giúp tôi có thể
thực hiện đề tài.
- BCN Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
- Thầy Ngô Văn Ngọc và anh Võ Thanh Liêm đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo chúng tôi trong suốt quá trình thực tập tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản. Đồng
thời cũng đã tạo nhiều thuân lợi để chúng tôi có thể tiến hành nghiên cứu.
- Chúng tôi xin chân thành cảm ơn CBCC Trại Thực Nghiệm Thủy sản đã
tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tập.
- Chúng tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ và động viên để có thể
hoàn thành khóa luận.
- Xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp DH04NY đã động viên chúng tôi
trong thời gian học tập.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Ảnh Hưởng của Mật Độ lên Sự Tăng Trưởng và Tỉ Lệ

Sống của Cá Lăng Nha ( Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) Giai Đoạn từ 5
đến 26 Ngày Tuổi ” được tiến hành nhằm so sánh tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống
của cá lăng nha ở hai mật độ ương 200 con/m2 và 300 con/m2.
Đề tài được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại học
Nông Lâm, thời gian từ 4/2008 đến 7/2008.
Thí nghiệm bao gồm hai nghiệm thức theo mật độ:
NTI: 200 con/m2
NTII: 300 con/m2
Mỗi nghiệm thức gồm 3 lô (tương ứng là 3 ao).
Thí nghiệm được tiến hành trong cùng một thời điểm và được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên với một yếu tố về mật độ. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Cá lăng nha được nuôi ở NTI cho tăng trưởng tốt hơn, đạt chiều dài trung
bình là 3,98 cm và trọng lượng trung bình là 1,03 g so với cá được nuôi ở NTII có
chiều dài trung bình là 3,57 cm và trọng lượng trung bình là 0,74 g.
Tỉ lệ sống trung bình của cá ở NTI là 71,67 % cao hơn so với NTII là 55 %.
.

iii


MỤC LỤC

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

viii

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học

3


2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Phân bố

4

2.1.3 Đặc điểm hình thái

4

2.1.4 Đặc điểm tăng trưởng

5

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

5

2.1.6 Tập tính sống

5

2.1.7 Đặc điểm sinh sản

6

2.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Sự Sinh Trưởng và Sự Sống của Cá Lăng Nha 7
2.2.1 Các yếu tố thủy lý hóa


7

2.2.2 Thức ăn

9

2.2.3 Kỹ thuật chăm sóc

9

Chương 3.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

11

3.1 Thời Gian, Địa Điểm và Đối Tượng Nghiên Cứu

11

3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu

11

3.2.1 Vật liệu

11

3.2.2 Trang thiết bị nghiên cứu

12


3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

i


13
3.3.1 Bố trí thí nghiệm

13

3.3.2.Phương pháp tiến hành

15

3.3.2.1 Chuẩn bị ao

15

3.3.2.2 Chuẩn bị thức ăn và chế độ cho ăn

16

3.3.2.3 Chăm sóc và quản lý

18

3.3.2.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi

18


3.4 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu

22

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1 Các Yếu Tố Thủy Lý Hóa trong Ao Ương

23

4.1.1 Nhiệt đô

24

4.1.2 Độ trong

24

4.1.3 Amonia

25

4.1.4 Hàm lượng Oxy hòa tan

25

4.1.5 pH


26

4.2 Ảnh Hưởng của Mật Độ lên Sự Tăng Trưởng của Cá lăng nha

26

4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ lên sự tăng trưởng chiều dài

27

4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ lên sự tăng trưởng trọng lượng

31

4.3 Ảnh Hưởng của Mật Độ Lên Tỉ Lê Sống của Cá lăng nha

34

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

36

5.1 Kết luận

36

5.2 Đề xuất ý kiến

37


TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

PHỤ LỤC

40

ii


DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Cá lăng nha

3

Hình 2.2 Phân biệt cá lăng nha đực, cái

7

Hình 3.1 Chế phẩm sinh học

12

Hình 3.2 pH Test- kit


13

Hình 3.3 NH4/ NH3 Test- kit

13

Hình 3.4 O2 Test- kit

13

Hình 3.5 Ao ương thí nghiệm

14

Hình 3.6 Phun Sanmol- f

15

Hình 3.7 Thức ăn chế biến

16

Hình 3.8 Moina

17

Hình 3.9 Trùn chỉ

17


Hình 3.10 Cấp nước vào ao

18

Hình 3.11 Đo chiều dài cá lăng nha

20

Hình 3.12 Cân trọng lượng cá lăng nha

20

Đồ thị 4.1 Tốc độ tăng chiều dài cá ở hai NT

28

Đồ thị 4.2 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối

29

Đồ thì 4.3 Tăng chiều dài tuyệt đối

30

Đồ thị 4.4 Trọng lượng trung bình của cá ở 2 NT

31

Đồ thì 4.5 Tỷ lệ tăng trọng lượng tương đối


33

Đồ thì 4.6 Mức tăng trọng lượng tuyệt đối

34

iii


DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Thành phần dưỡng chất của Moina biểu diễn theo phần trăm khối lượng tươi.
17
Bảng 3.2 Thành phần dưỡng chất của trùn chỉ biểu diễn theo phần trăm khối lượng
tươi

17

Bảng 3.3 Tần suất theo dõi các yếu tố môi trường

19

Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý hóa trong thí nghiệm

23

Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng trung bình của cá lăng nha


27

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối và tuyệt đối

29

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trọng lượng tương đối và tuyệt đối

32

Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của cá lăng nha

35

iv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Cá lăng nha (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) là một đối tượng nuôi
thủy sản có tiềm năng kinh tế lớn nhờ vào những đặc tính ưu việt như kích thước lớn
hơn nhiều so với các loài cá lăng khác, thịt trắng chắc, thơm ngon, không xương dăm
và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, có giá trị thương phẩm rất cao
(120.000 – 150.000 đồng/kg) nên được nhiều người yêu thích. Đây là một trong những
loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu.
Trước đây, nguồn cá lăng nha giống và thương phẩm chủ yếu thu ngoài tự
nhiên (lồng hồ Trị An) nhưng sản lượng ngày càng hiếm, không đủ đáp ứng cho nhu
cầu nuôi và tiêu dùng. Vì vậy, việc sản xuất nhân tạo giống cá lăng nha đã trở thành
mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu.

Năm 2003, Ngô Văn Ngọc và nhóm nghiên cứu (Trường ĐHNL Tp. HCM) đã
nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình sản xuất nhân tạo giống cá lăng nha và
đã chuyển giao kỹ thuật cho tỉnh An Giang, giúp người nuôi chủ động về nguồn giống.
Tuy nhiên, việc ương nuôi cá lăng nha còn gặp nhiều khó khăn do giai đoạn
ương chưa đạt hiệu quả cao, tỉ lệ sống của cá trong giai đoạn này còn thấp, hiệu quả
kinh tế chưa cao. Do đó, việc nghiên cứu nhằm làm tăng tỉ lệ sống nhưng vẫn giữ được
tốc độ tăng trưởng của cá lăng nha trong giai đoạn ương cá bột là vấn đề được rất
nhiều người quan tâm.

1


Đây được xem là một nghiên cứu nhằm xác định mật độ thích hợp để nâng cao
sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng nha trong giai đoạn từ cá bột lên cá giống.
Trước những nhu cầu đó, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản, ĐHNL Tp.HCM,
chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh Hưởng của Mật Độ lên Sự Tăng Trưởng và Sự Sống
của Cá Lăng Nha Giai Đoạn từ 5 đến 26 Ngày Tuổi ” được thực hiện.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu là xác định mật độ ương thích hợp để
nâng cao hiệu quả kinh tế của việc ương cá lăng nha.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Lăng Nha
2.1.1 Phân loại
Cá lăng nha thuộc:

Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949
Tên địa phương: Cá lăng nha, cá lăng đuôi đỏ
Tên tiếng Anh: Red Tailed Catfish.

Hình 2.1: Cá lăng nha
3


2.1.2 Phân bố
Theo Rainboth, 1996 (trích bởi Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007), cá lăng
nha phân bố rộng rãi ở các thủy vực tự nhiên thuộc Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Chúng phân bố chủ yếu ở lưu vực các con sông lớn, từ thượng nguồn đến tận vùng cửa
sông, thuộc lưu vực sông Mekong và Salween (dài 2.400 km chảy qua Trung Quốc,
Thái Lan và Myanmar), đôi khi chúng được tìm thấy ở vùng biển hồ (Tonlé Sap).
Cũng theo tác giả này, trong tự nhiên chúng thường sống ở những nơi có nền đá và ở
độ sâu khác nhau. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở vùng biển hồ Campuchia và vùng
hạ lưu sông Mekông.
Ở Việt Nam, cá lăng nha sống trong các lưu vực nước ngọt và nước lợ nhẹ ở
miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, chúng phân bố nhiều
trong các thủy vực tự nhiên như sông Đồng Nai (hồ Trị An), sông Sài Gòn và Sông
Cửu Long (Theo Mai Đình Yên và ctv.,1992).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá lăng có thân thon dài đầu dẹp ngang về phía đuôi, đuôi dẹp bên. Đầu hình
nón, đỉnh đầu hơi nhám, mắt trung bình và nằm gần đỉnh đầu. Miệng rộng và thuộc

dạng miệng dưới. Môi trên dày và nhỏ hơn môi dưới. Hàm trên và hàm dưới đều có
răng nhỏ, ngắn với số lượng lớn tạo thành dạng răng tấm. Số lược mang là 11 – 15,
màng mang tách khỏi eo mang và phần lớn tách rời nhau. Cá lăng nha có 4 đôi râu
gồm: một đôi râu mũi kéo dài tới mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên có màu
trắng đục to và rất dài đến vây hậu môn.Vây lưng và vây ngực có một tia cứng, tia
cứng của vây ngực to, khỏe, dạng răng cưa và sắc nhọn. Tia cứng của vây lưng nhỏ và
được bao phủ bởi lớp biểu bì và không có răng cưa, mép vây lưng kéo dài đến gốc vây
mỡ (Trần Nguyễn Thanh Phương, 2005). Vây mỡ ngắn và không kết dính với vây hậu
môn
Cá lăng nha giống có màu xám đen hơi đậm, đến giai đoạn trưởng thành cả thân
có màu xám đen nhạt hơn, mặt bụng có màu trắng. Vây đuôi và ria mép của vây lưng,
vây bụng và vây hậu môn có màu đỏ hồng...

4


2.1.4 Đặc điểm tăng trưởng
Theo Mai Đình Yên và ctv., 1992 họ Bagridae có kích cỡ tối đa đạt 80 cm.
Theo Smith (1945; trích bởi Đào Phạm Minh Hòa, 2004), giống Mystus trong tự nhiên
có thể đạt kích thước hơn 60 cm nhưng chiều dài thông thường thì từ 25 – 30 cm.
Trong lòng hồ Trị An (Đồng Nai) thỉnh thoảng ngư dân bắt được những con cá
có trọng lượng đến 10kg. Vào cuối tháng 04/2005, một ngư dân đã bắt được một cá cái
nặng 18kg trong lòng hồ Trị An (Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lăng nha mới nở có kích thước rất lớn và bọc noãn hoàng rất to (cá mới nở
có chiều dài 7mm). Khi cá 3 ngày tuổi thì tiêu hết noãn hoàng và cá bắt đầu ăn thức ăn
ngoài, cá lăng nha có tập tính chủ động tìm thức ăn. Do cơ thể cá lăng nha có kích
thước lớn nên thức ăn thích hợp nhất là Moina lúc cá mới biết ăn.
Theo Rainboth, 1996 (trích bởi Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình.,2007) cá lăng là
loại cá dữ, miệng rộng, răng hàm sắc nhọn, dạ dày lớn. Ngoài tự nhiên, thức ăn của

chúng khi còn nhỏ là các loài côn trùng có trong nước như: ấu trùng muỗi lắc, giun ít
tơ, rễ cây,… Khi cá lớn thức ăn chủ yếu là tôm tép, cua, cá con, giun đất,...Trong điều
kiên nuôi, cá lăng nha hoàn toàn chấp nhận thức ăn viên dạng nổi (FFRC, 1996; Ngô
Văn Ngọc, 2002). Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi, để cá phát triển tốt ngoài thức ăn
viên có hàm lượng đạm cao ( >35%) thì việc bổ sung nguồn đạm tươi sống từ cá,
ốc,…là điều cần thiết ( Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007).
2.1.6 Tập tính sống
Cá lăng nha là loại cá ưa tối, sống đáy, chui rúc vào bụi rậm, hốc đá, hang
hốc,…Và không thích hợp nuôi trong bể kiếng (Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007).
Cá lăng nha thích sống ở những nơi nước sạch và có dòng chảy nhẹ, có thể nuôi
trong ao, bè. Thích nghi với môi trường nước ngọt hoặc lợ nhẹ.
Điều kiện thích hợp để cá lăng nha phát triển (Ngô Văn ngọc và Lê Thị Bình,
2007) là:

5


Nhiệt độ: từ 24 – 34oC (tốt nhất là 28 – 32oC)
pH: 6 – 8 ( tối ưu 6,5 – 7,5)
Oxy hòa tan: trên 3 mg/L
Độ trong: 30 – 40 cm
Độ mặn: 0 – 7 ‰
NH3: dưới 0,01 mg/L
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá lăng nha là loài đẻ trứng dính, trứng bám trên các giá thể lá rễ cây hay các
tấm lưới,..
Cá lăng nha có chiều dài từ 30cm trở lên có thể tham gia sinh sản (Mai Thị Kim
Dung,1998), cá vào bờ sinh sản sau khi nước lên.
Theo Phạm Báo và Nguyễn Đức Tuấn (1998) (trích bởi Đào Dương Thanh,
2004), cá lăng có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48%, sức sinh sản

tuyệt đối tăng theo tuổi cá từ 3 – 11 tuổi đạt 6.342 – 54.575 trứng, sức sinh sản tương
đối trung bình đạt 3.750 trứng/kg cá cái.
Theo Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007 thì sức sinh sản thực tế của cá lăng
nha khoảng 12.560 – 17.688 trứng/kg cá cái
Thời gian tái phát dục từ 2 – 2,5 tháng. Thời gian phát triển phôi từ 24 – 26 giờ
(ở nhiệt độ 28 – 320C).
Không như các loài cá khác (kể cả cá lăng vàng M. nemurus và cá lăng hầm M.
filamentus) trong quá trình rụng trứng, cá lăng nha cái có đặc tính hút nước từ môi
trường ngoài vào trong xoang bụng của chúng với nhiều mức độ khác nhau tùy theo
từng cá thể. Những cá cái có mức độ hút nước thấp trong quá trình rụng trứng sẽ cho
tỷ lệ thụ tinh rất cao ( 87,8%) và ngược lại (Ngô Văn Ngọc, 2003).
Theo Rainboth, 1996 (trích bởi Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007) vào mùa
vụ sinh sản cá lăng nha di lưu và các cánh rừng ngập nước để bắt cặp sinh sản. Ở trên
6


lưu vực sông Tonlé Sap, hằng năm cá lăng nha con được tìm thấy từ tháng 8 và đến
tháng 10 - 12 chúng trở ra dòng sông chính. Theo Ngô Văn Ngọc và Phùng Cẩm Hà
(2006), trong điều kiện nhân tạo mùa vụ sinh sản của cá lăng nha diễn ra từ tháng 5
đến tháng 11, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10.
 Phân biệt giới tính
Sự khác biệt giới tính ở cá lăng nha có thể dễ dàng nhận biết thông qua các đặc
điểm bên ngoài:
Cá cái có phần bụng to và bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh
dục hình tròn màu hồng hơi lồi ra.
Cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút, độ dài của gai sinh dục là một
trong những yếu tố thể hiện mức độ thành thục của cá đực

Lỗ sinh dục


Gai sinh dục

Hình 2.2: Phân biệt cá lăng nha đực, cái

2.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Sự Sinh Trưởng và Sự Sống của Cá Lăng Nha
2.2.1 Các yếu tố thủy lý hóa
Theo Hatt, 1983 (trích bởi Lao Công Nghĩa, 2007) vấn đề chất lượng nước
chiếm vai trò quan trọng trong quá trình ương. Thành phần và nồng độ các ion trong
nước ảnh hưởng lớn đến sinh sản và sinh tồn của động vật ở các giai đoạn khác nhau
(Karpevits A.P, 1983) (trích bởi Lao Công Nghĩa, 2007).
7


Fujimura 1966, 1974 (trích bởi Lao Công Nghĩa, 2007) đã nêu bật tầm quan
trọng của việc chọn vị trí trại giống, trong đó chất lượng nước tại chỗ là yếu tố quyết
định đặt trại giống vì chất lượng nước phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện khí hậu.
Chất lượng nước cần đặc biệt quan tâm tới các yếu tố như: pH, DO, NH3,
NO2,…
 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cường độ hô hấp của cá. Đồng thời là
yếu tố chi phối sự hòa tan oxy trong nước, nhiệt độ càng tăng thì tốc độ hòa tan oxy
trong nước càng giảm.
Nhiệt độ thích hợp cho cá lăng nha tăng trưởng và phát triển là 24 -340C, tốt
nhất là 32 -380C. Ở nhiệt độ thấp hơn 24 hoặc cao hơn 34, cá hoạt động chậm, giảm ăn
và dễ nhiễm bệnh (Trần Nguyễn Thanh Phương, 2006).
 Độ trong
Đây là yếu tố tương đối đơn giản, thông qua yếu tố này chúng ta có thể đánh giá
được tình trạng ao nuôi và có biện pháp xử lý thích đáng.
Khi độ trong thấp hơn 20 cm cho thấy ao quá đục. Nếu ao đục do tảo phát triển
quá mạnh sẽ làm ao nuôi thiếu oxy vào buổi sáng sớm, pH sẽ tăng cao vào buổi trưa.

Điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cá, do cá lăng nha không có cơ quan hô hấp
phụ nên rất dễ dẫn đến hiện tượng nổi đầu vào buổi sáng.
Nếu ao đục do các chất lơ lửng trong nước thì năng suất ao nuôi sẽ không cao.
Sự hiện diện của các vật chất lơ lửng này thường rất bất lợi do hạn chế sự xâm nhập
của ánh sáng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các nhóm vi sinh vật và tiêu thụ một
lượng khá lớn oxy hòa tan.
Cá lăng nha là loài thích sống ở những nơi nước sạch. Độ trong thích hợp nhất
để cá phát triển là từ 30 – 40 cm. Ao có độ trong lớn hơn 50 cm là ao nghèo dinh
dưỡng, có nhiều ánh sáng giúp tảo đáy ao phát triển tốt, khi tảo chết sẽ làm ô nhiễm
đáy ao nuôi.

8


 Oxy hòa tan
Cá lăng nha là loài cá không có cơ quan hô hấp phụ, ngưỡng DO của cá khoảng
>3 mg/L (Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007).
Nếu oxy quá thấp (< 2 mg/L) hoặc quá mức bão hòa thì sẽ có ảnh hưởng xấu
đến cá (Trần Nguyễn Thanh Phương, 2006).
 pH
pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Cá
lăng nha có thể phát triển trong điều kiện pH từ 6 - 8, tốt nhất là từ 6,5 – 8; ngoài
khoảng này có thể ảnh hưởng không tốt đến cá (Rainboth, 1996, trích bởi Ngô Văn
Ngọc và Lê Thị Bình, 2007)
 NH3
Hàm lượng NH3 cao sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sự sống của cá. Hàm
lượng cho phép đối với cá là < 0,01 mg/L.
Nếu hàm lượng NH3 trong khoảng từ 0,01 – 0,1 mg/L thì sẽ gây hại cho cá
nhưng không đáng kể.
Hàm lượng NH3 > 0,1 mg/L thì sẽ gây độc mạnh cho cá (Nguyễn Phú Hòa,

2002).
 NO2
Nitrite là khí rất độc, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của cá. Nó làm
giảm khả năng kết hợp giữa hemoglobin với oxy ngoài môi trường. Đồng thời, làm
giảm khả năng trao đổi chất của cá.
Khi hàm lượng nitrite cao sẽ kéo theo nồng độ oxy trong nước giảm do sự kết
hợp của nó với oxy tạo thành nitrate vô hại.
NO2 + 1/2O2 = NO3
Trong thủy vực có chất hữu cơ nhiều hoặc có nhiều tảo thì hàm lượng nitrite
càng cao và ngược lại. Nồng độ nitrite cho phép là <1 mg/L. Khi lớn hơn 1 mg/L nó
bắt đầu gây hại cho cá.
9


2.2.2 Thức ăn
Ngoài các yếu tố môi trường thì thức ăn cũng giữ một vai trò vô cùng quan
trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá lăng nha trong quá trình ương nuôi. Do
cá lăng nha là loài cá dữ, có tập tính ăn lẫn nhau, nếu ta không cung cấp đủ thức ăn
cho cá thì sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng cũng như là giảm tỉ lệ sống.
Cá tăng trưởng tốt nếu được cung cấp thức ăn phù hợp. Giai đoạn cá từ 4 – 10
ngày tuổi thức ăn thích hợp nhất là Moina vì chúng có kích thước vừa với cỡ miệng
của cá, có khả năng chuyển động thụ động nên kích thích cá bắt mồi nhanh, đồng thời
có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó, Moina là một loại thức ăn quan trọng không thể thay
thế được bằng các loại thức ăn công nghiệp khác đối với hầu hết các loài cá ở giai
đoạn cá bắt đầu biết ăn.
Thức ăn chế biến để lâu hoặc bảo quản không tốt dễ bị nhiễm các loại nấm có
độc tố, gây ảnh xấu đến cá. Vì vậy, thức ăn cần được lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ
thấp, không sử dụng thức ăn quá hạn.
2.2.4 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý
Kỹ thuật chăm sóc liên quan đến vấn đề vệ sinh, vấn đề quản lý vật nuôi và con

giống, đặc biệt là thao tác của các kĩ thuật viên, quyết định sự thành bại trong công tác
sản xuất giống cũng như là quá trình ương nuôi cá.
Các nguyên nhân làm cho cá bị hao hụt ngoài bệnh tật, địch hại còn do những
lỗi đơn giản của kĩ thuật viên trong quá trình thay nước, cho ăn quá thừa…hay việc sử
dụng các dụng cụ qua lại giữa các bể làm lây lan mầm bệnh.

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian, Địa Điểm và Đối Tượng Nghiên Cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 25/4/2008 đến ngày 15/7/2008 tại Trại Thực
Nghiệm khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh.
Đối tượng: Cá được sử dụng trong thí nghiệm là cá lăng nha (Mystus
wyckiioides. Chang và Faux, 1949) được sản xuất tại Trại Thực Nghiệm khoa Thủy
Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Cá sau khi tiêu hết noãn hoàng (3
ngày tuổi) được ương trong bể composite, cho ăn Moina. Khi cá đạt 5 ngày tuổi thì
tiến hành đưa xuống ao đất có diện tích 300 m2 để thí nghiệm.
3.2 Trang Thiết Bị và Vật Liệu Nghiên Cứu
3.2.1 Vật liệu
- Nguồn nước ngọt: được lấy từ hồ Đất. Nước được dẫn vào ao thông qua hệ
thống ống cấp có lưới lọc để ngăn cá tạp và chất bẩn vào ao.
- Thức ăn sử dụng:
Thức ăn sống: Moina và trùn chỉ
Thức ăn chế biến: 75 % cá tạp + 25% thức ăn viên
 Hóa chất:
Vôi bột: bột màu trắng, tan tốt trong nước, có tác dụng diệt khuẩn, làm trong
nước và hạ phèn.

11


Sanmolt - F: dung dịch màu trắng trong suốt có tác dung sát trùng, tiêu diệt
bệnh kí sinh.
 Chế phẩm sinh học:
BIOPOND: dạng viên của công ty Vĩnh Thịnh, là chế phẩm sinh học xử lý ô
nhiễm đáy ao.

Hình 3.1: Chế phẩm sinh học

Thành phần: (trong một 1kg sản phẩm)
Lactobacillus acidophilus....................................... 5 x 1011 cfu
Bacillus subtilis ...................................................... 5 x 1011 cfu
Saccharomyces cerevisiae...................................... 5 x 1011 cfu
Protease.................................................................1.000.000 IU
Amylase................................................................1.000.000 IU
Cellulose ..................................................................200.000 IU
Lipase ......................................................................200.000 IU
Pectinase ..................................................................200.000 IU
Chất đệm(Zeolite) vừa đủ...................................................1 kg

12


 Trang thiết bị nghiên cứu
Hệ thống ao đất: gồm 6 ao, mỗi ao có diện tích 300 m2
Cân điện (d = 0,01), giấy kẻ ô li, cốc thủy tinh 250 mL
Nhiệt kế thủy ngân, đĩa sechi để đo độ trong
pH Test-kit, O2 test-kit, NH3 test-kit (SERRA - Đức)

Cối xây thức ăn chế biến, thau nhựa, vợt, bình xịt salmol - f

Hình 3.2: pH test- kit

Hình 3.3: NH3/NH4 test-kit

Hình 3.4: O2 test-kit

13


3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sự tăng trưởng và tỉ lệ
sống của cá lăng nha giống từ giai đoạn cá 5 ngày tuổi đến 26 ngày tuổi.
Thí nghiệm được tiến hành gồm có 2 nghiệm thức (NT) theo mật độ như sau:
NTI: mật độ ương là 200 con/m2
NTII: mật độ ương là 300 con/m2
Mỗi nghiệm thức gồm có 3 lô (tương ứng với 3 lần lặp lại). Mỗi lô là 1 ao với
diện tích là 300 m2/ao. Các lô trong hai nghiệm thức được thực hiện vào cùng một thời
điểm.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là mật độ.
Loại thức ăn, cách cho ăn và chăm sóc cá ở 6 ao của hai nghiệm thức là như nhau.

Hình 3.5: Ao ương thí nghiệm

14


Các chỉ tiêu theo dõi:

 Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NH3
 Tăng trưởng: chiều dài và trọng lượng được xác định 7 ngày/lần, mỗi lần 30 cá
thể/lô.
 Tỉ lệ sống: xác định sau khi kết thúc thí nghiệm.
3.3.2 Phương pháp tiến hành
3.2.2.1 Chuẩn bị ao
Đối tượng thí nghiệm là cá lăng nha 5 ngày tuổi và được ương trong ao đất nên
rất khó kiểm soát. Cá rất dễ nhiễm mầm bệnh, kí sinh trùng tấn công cũng như bị hao
hụt do các loại cá tạp, ếch nhái, nòng nọc,…Do đó, viêc chuẩn bị ao có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đến kết quả ương nuôi. Nếu chuẩn bị ao tốt thì ta có thể tiêu diệt được
hết cá tạp, cá dữ cũng như là làm cho mầm bệnh khó có cơ hội phát triển.
 Tẩy dọn ao
Sáu ao của hai nghiệm thức được tẩy dọn như nhau.
Ao đuợc bơm cạn nước, làm sạch cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa bờ ao và lấp các
hang hốc, đáy ao được làm phẳng. Sau đó, tẩy ao bằng vôi nông nghiệp (CaCO3) với
liều lượng 15 kg/m2. Vôi được rãi đều khắp đáy ao cũng như là trên thành bờ (đăc biệt
là những nơi còn tụ nước).
Sau đó, phun Sanmolt - f với nồng độ 10 ppm. Sanmolt - f được pha với nước
cho vào bình xịt, phun đều bờ ao và đáy ao.

15


Hình 3.6: Tẩy dọn ao ương

Phơi nắng ao 1 ngày rồi cho nước vào qua hệ thống máy bơm và đảm bảo chiều
sâu mực nước là 1,3 m. Nước cấp vào ao nuôi được lọc qua lưới cẩn thận với mắt lưới
0,1 mm và cống thoát có mắt lưới 1 mm. Khi mực nước cấp được khoảng 2 cm thì ta
bón chế phẩm sinh học Biopond vào với liều lượng 1 kg/1.000 m2.
Sau khi cấp nước một ngày thì tiến hành thả cá xuống ao để ương.

 Gây nuôi thức ăn tự nhiên
Bón hỗn hợp bột đậu nành + cám gạo (tỉ lệ 1:1) với liều lượng 1 kg/1.000 m3.
Đồng thời cho thêm một lon Moina để gây nuôi tăng sinh khối trong ao ương.
Trước khi thả cá bột ta phải vớt thật kĩ trứng ếch, nhái…
3.3.2.2 Chuẩn bị thức ăn và chế độ cho ăn
 Thức ăn chế biến
Thành phần thức ăn chế biến bao gồm: 75% thịt cá tạp + 25% thức ăn viên
(GreenFeed) có hàm lượng đạm là 30% cho vào cối xay nhuyễn rồi trộn với Vitamin C
(1 mg/1kg thức ăn) và men tiêu hóa (theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm) sau đó vo
thành viên và được trữ trong tủ đá.
Cá tạp sử dụng là cá biển thường được mua ở các chợ.

16


Hình 3.7: Thức ăn chế biến

 Thức ăn tươi sống
Trùn chỉ được đặt mua với giá là 5.000 đ/lon. Moina thì được vớt tại Trại.

Bảng 3.1 Thành phần dưỡng chất của Moina (biểu diễn theo phần trăm khối lượng
tươi) (Trần Văn Vỹ, 1995)

Thành phần

Nước

Tỉ lệ (%)

90


Đạm

Mỡ

5

Đường

0,7

0,1

Tro

1,7

Bảng 3.2 Thành phần dưỡng chất của trùn chỉ biểu diễn theo phần trăm khối lượng tươi
(trong 1g) (Phạm Văn Trang, 1983)

Thành phần

Đạm

Mỡ

Tỉ lệ (%)

8,92


2,00

Vật chất vô cơ

13,48
17

Năng lượng

0,7 Kcal/g


×