Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ CỎ MỰC ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN ĐỘNG VÂT THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.4 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CHẤT
CHIẾT XUẤT TỪ CỎ MỰC ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI KHUẨN
GÂY BỆNH TRÊN ĐỘNG VÂT THỦY SẢN

Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Ngư Y
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 9/2008


KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ CỎ MỰC
ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN THỦY SẢN

Tác giả

VŨ THỊ BÌNH THUẬN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LƯU THỊ THANH TRÚC
TS. NGUYỄN NGỌC HẠNH

Tháng 9 năm 2008


i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm – TPHCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm – TPHCM
Cùng toàn thể thầy cô trong trường đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
bốn năm học tại trường.
Đặc biệt gởi lời biết ơn sâu sắc đến cô Lưu Thị Thanh Trúc và cô Nguyễn Ngọc Hạnh
đã tận tình hướng dẫn, và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Lòng biết ơn chân thành đến:
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Viện Công Nghệ Hóa Học.
Anh Thiên cùng tất cả các anh chị và các bạn đã cùng làm tại phòng thí nghiệm
bệnh học Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài này.

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của chất chiết xuất từ cỏ mực
đối với một số vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản thủy sản” được tiến hành
tại Viện Công Nghệ Hóa Học và phòng thí nghiệm bệnh học thủy sản Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm – TPHCM, từ ngày 25/4/2008 đến ngày 25/8/2008, Với 2
nội dung chính:
Thử nghiệm kháng sinh đồ ở các nồng độ 3µg/15µl, 30µg/15µl, 300µg/15µl và
3000µg/15µl trên các vi khuẩn: Aeromonas hydrophyla, Staphylococcus spp,
Streptococcus spp, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus và Edwarsiella ictaluri
(VL33, NLF108, NLF109, NLF110, NLF111).

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của các cao cỏ mực đối với các vi khuẩn:
Aeromonas hydrophyla, Staphylococcus spp, và Edwarsiella ictaluri (VL33, NLF108,
NLF109, NLF110, NLF111).
Kết quả cho thấy:
Cao CM2 có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn VL33, NLF108,
NLF109, NLF110 và NLF 111.
Cao CM3 có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn: Staphylococcus
spp, A. hydrophyla, VL33, NLF108, NLF109, NLF110 và NLF111.
Cao CM4 có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn: Staphylococcus
spp, VL33, NLF108, NLF109, NLF110 và NLF111.
Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CM2 đối với vi khuẩn như sau: VL33:
625µg/ml, NLF108: 312,5µg/ml, NLF109:312,5µg/ml, NLF110: 520,833µg/ml,
NLF111: 520,833µg/ml.
Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CM3 với vi khuẩn như sau: Staphylococcus
spp: 2500µg/ml, A. hydrophyla: 1042,667µg/ml, VL33:416,667µg/ml, NLF108:
156,250µg/ml,

NLF109:

208,333µg/ml,

208,333µg/ml.

iii

NLF110:

208,333µg/ml,

NLF111:



Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CM4 đối với vi khuẩn như sau:
Staphylococcus spp: 3333,333µg/ml, VL33: 1250µg/ml, NLF108: 1250µg/ml,
NLF109: 1250µg/ml, NLF110: 1250µg/ml, NLF111: 1250µg/ml.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa
CẢM TẠ

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

x


Chương 1 GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt Vấn Đề

1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Sở Lược Về Vi Khuẩn Aeromonas

3

2.1.1 Dấu hiệu bệnh lý

4

2.1.2 Phân bố

5

2.2 Sơ Lược Về Vi Khuẩn Streptococcus


5

2.2.1 Đặc điểm

5

2.2.2 Phân bố

6

2.2.3 Biểu hiện bệnh do Streptococcus

6

2.3 Sơ Lược Về Vi Khuẩn Edwardsiella

7

2.3.1 Đặc điểm

7

2.3.2 Phân bố

8

2.3.2 Triệu trứng bệnh do E. Ictaluri

9


2.4 Sơ Lược Về Vi Khuẩn Vibrio

9

2.4.1 Đặc Điểm

9

2.4.2 Dấu hiệu bệnh do vi khuẩn Vibrio

10

2.4.3 Phân Bố

11

2.5 Sơ lược về vi khuẩn Staphylococcus

11

2.5.1 Đặc điểm

11

2.5.2 Triệu chứng bệnh

12
v



2.6 Cây Cỏ Mực (Eclipta alba Hassk)

12

2.6.1 Mô tả

13

2.6.2 Phân bố và sinh thái

13

2.6.3 Tác dụng dược lý

14

2.6.3.1 Trong y học dân gian

14

2.6.3.2 Y học và hóa sinh học hiện đại

14

2.7 Hiện Tượng Kháng Thuốc Kháng Sinh

17

2.7.1 Nguyên nhân gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc


18

2.7.2 Cơ chế của sự kháng thuốc

18

2.7.3 Kiểm soát sự kháng thuốc

19

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

21

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

21

3.1.1 Thời gian

21

3.1.2 Địa điểm

21

3.2 Vật Liệu

21


3.2.1 Dụng cụ

21

3.2.2 Vi khuẩn

22

3.3 Môi Trường – Hóa Chất

22

3.4 Phương Pháp

22

3.4.1 Quá trình tách chiết hoạt chất từ cỏ mực

22

3.4.2 Kháng sinh đồ

25

3.4.2.1 Cách tiến hành

25

3.4.3 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu


27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1 Kết Quả Sàng Lọc Kháng Sinh Đồ Của Cao Chiết Xuất Từ Cỏ Mực

31

4.2 Kết Quả Thử Nghiệm Kháng Sinh Đồ Của Cao Chiết Xuất Từ Cỏ Mực Đối Với A.
hydrophyla

32

4.2.1 Cao CM2

32

4.2.2 Cao CM4

33

4.2.3 Cao CM3

33
vi



4.3 Kết Quả Thử Nghiệm Kháng Sinh Đồ Của Cao Chiết Xuất Từ Cỏ Mực Đối Với Vi
Khuẩn Vibrio cholerae và Vibrio parahaemolyticus

34

4.4 Kết Quả Thử Nghiệm Kháng Sinh Đồ Của Cao Chiết Xuất Từ Cỏ Mực Đối Với
Vi Khuẩn Staphylococcus spp

35

4.4.1 Cao CM2

35

4.4.2 Cao CM4

35

4.4.3 Cao CM3

36

4.5 Kết Quả Thử Nghiệm Kháng Sinh Đồ Của Cao Chiết Xuất Từ Cỏ Mực Đối Với
Vi Khuẩn Edwarsiella ictaluri

37

4.5.1 Kết quả sàng lọc nồng độ kháng sinh đồ của cao cỏ mực đối với các chủng E.
ictaluri


37

4.5.2 Cao CM2

38

4.5.3 Cao CM3

41

4.5.4 Cao CM4

42

4.6 Kết Quả Xác Định Nồng Độ Ức Chế Tối Thiểu

44

4.6.1 Cao CM2

44

4.6.2 Cao CM3

45

4.6.3 Cao CM4

46


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47

5.1 Kết Luận

47

5.2 Đề Nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số đặc điểm của các loài Aeromonas di động (Bùi Quang Tề, 2006)

4

Bảng 2.2: Những đặc diểm sinh lý sinh hóa khác nhau giữa E. tarda và E. ictaluri
(Nguồn: Bùi Quang Tề, 2006)

8


Bảng 3.1: Cách pha ống chuẩn McFarland

25

Bảng 3.2 Cách pha loãng cao cỏ mực

30

Bảng 3.3: Cách làm MIC

30

Bảng 4.1: Kết quả sàng lọc kháng sinh đồ của cao chiết xuất từ cỏ mực

31

Bảng 4.2: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM2 ở các nồng độ thử
nghiệm trên vi khuẩn A. hydrophyla

32

Bảng 4.3: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM4 ở các nồng độ thử
nghiệm trên vi khuẩn A. hydrophyla

33

Bảng 4.4: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM3 ở các nồng độ thử
nghiệm trên vi khuẩn A. hydrophyla


34

Bảng 4.5: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM2 trên vi khuẩn Vibrio
cholera và Vibrio parahaemolyticus

34

Bảng 4.6: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM2 trên vi khuẩn
Staphylococcus spp

35

Bảng 4.7: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM4 trên vi khuẩn
Staphylococcus spp

36

Bảng 4.8: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM3 trên vi khuẩn
Staphylococcus spp

36

Bảng 4.9: Kết quả sàng lọc kháng sinh đồ của cao CM2, CM3 và CM4 đối với vi
khuẩn Edwarsiella ictaluri

37

Bảng 4.10: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM2 trên vi khuẩn
Edwarsiella ictaluri


39

Bảng 4.11: Kết quả so sánh mức độ nhạy cảm giữa các chủng vi khuẩn Edwarsiella
ictaluri với các loại cao cỏ mực ở nồng độ 3000 µg/15µl

40

Bảng 4.12: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM3 trên vi khuẩn
Edwarsiella ictaluri

41
viii


Bảng 4.13: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn của cao CM4 trên vi khuẩn
Edwarsiella ictaluri

43

Bảng 4.14: Nồng độ ức chế tối thiểu của cao cỏ mực đối với vi khuẩn

45

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: E. ictaluri dưới kính hiển vi điện tử


7

Hình 2.3: Vi khuẩn Vibrio cholerae

9

Hình 2.4: Cây cỏ mực

12

Hình 3.1: Sơ đồ chiết xuất cao cỏ mực

25

Hình 3.2: Cách đặt đĩa kháng sinh trên mặt thạch (Nguồn: Phạm Hùng Vân)

26

Hình 3.3: Đo đường kính vòng vô khuẩn (Nguồn: Phạm Hùng Vân)

26

Hình 3.4: Sơ đồ thực hiện kháng sinh đồ (Nguồn: Trần Mai Hải Yến, 2005)

27

Hình 3.5: So độ đục của huyền dịch vi khuẩn với ống McFarland số 3

28


Hình 3.6: Cách đọc kết quả MIC

29

Hình 4.1: Kết quả thử kháng sinh đồ của CM3 đối với E. ictaluri

38

Hình 4.2: Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ của CM3 đối với E. ictaluri

42

Hình 4.3: Kết quả thử kháng sinh đồ của CM4 đối với E. ictaluri

43

Đồ thị 4.1:Nồng độ ức chế tối thiểu của hợp chất chiết xuất từ cỏ mực đối với vi khuẩn 44
Hình 4.4: Kết quả MIC của cao CM2 trên vi khuẩn E. ictaluri

45

Hình 4.5: Kết quả MIC của cao CM3 trên vi khuẩn E. ictaluri

46

Hình 4.6: Kết quả MIC của cao CM4 trên vi khuẩn E. ictaluri

46

x



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Những năm gần đây, ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng
đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan
Việt Nam, năm 2007, xuất khẩu Thủy Sản của cả nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị
giá 3,762 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm
ngoái. Năm 2007, Việt Nam tiếp tục đứng trong danh sách 10 nước xuất khẩu thủy sản
lớn nhất thế giới (Sở thương mại An Giang).
Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã cung cấp cho con người
nguồn đạm động vật với giá rẻ. Không chỉ vậy, ngành thủy sản còn tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công
đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao
động của ngành thủy sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8
triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100
nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là
2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm).
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền
đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Tuy nhiên trong những năm
gần đây việc phát triển nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt đã gây nên nhiều trở ngại cho
ngành kinh tế nhiều tiềm năng này, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng
thủy sản đã bộc lộ một số hạn chế:
Sử dụng kháng sinh lâu ngày đã gây nên hiện tượng kháng thuốc ở vi khuẩn, vì
vậy ngày càng phải sử dụng kháng sinh với liều cao hơn.
Kháng sinh gây trở ngại cho việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang nước nhập
vì vấn đề tồn dư kháng sinh.
1



Việc sử dụng kháng sinh còn gây suy thoái môi trường.
Trước thực tế đó một yêu cầu được đặt ra là phải có chất mới vừa có tác dụng
trị bệnh cho thủy sản nuôi vừa thân thiện với môi trường.
Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm chúng tôi
đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của chất chiết xuất từ cỏ
mực đối với một số vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản ”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Kiểm tra mức độ nhạy cảm của một số vi khuẩn: Edwardsiella ictaluri,
Aeromonas hydrophyla, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Streptococcus spp,
Staphylococcus spp đối với hợp chất chiết xuất từ cỏ mực.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sở Lược Về Vi Khuẩn Aeromonas
Giống Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae. Trong giống Aeromonas có hai
nhóm:
Nhóm 1: Aeromonas không di động (A. salmonicida) thường gây bệnh ở cá
vùng ôn đới.
Nhóm 2: Là các loài Aeromonas di động, bao gồm A. hydrophyla, A. caviae, A.
sorbia. Đặc tính chung của các loài vi khuẩn này là di động nhờ có một tiên mao. Vi
khuẩn gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1,0 – 1,5 µm. Vi
khuẩn yếm khí tùy nghi, cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate, không mẫn cảm
với thuốc thử Vibriostat O/129. Tỷ lệ Guanin + Cytozin trong ADN là 57 – 63 mol%.
Ba loài vi khuẩn Aeromonas di dộng có những đặc điểm khác nhau (bảng 2.1).
Sự dung huyết trên máu thỏ của hai loài vi khuẩn A. hydrophyla khác với A. sorbia
(Oliver và ctv, 1981 trích bởi Bùi Quang Tề, 2006). A. hydrophyla dung huyết trên

thạch máu khi nuôi cấy ở nhiệt độ 100C và 300C nhưng A. sorbia chỉ dung huyết ở
300C. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập từ cá nước ngọt nhiễm bệnh,
thường gặp nhất là loài A. hydrophyla. (Bùi Quang Tề, 2006).

3


Bảng 2.1: Một số đặc điểm của các loài Aeromonas di động (Bùi Quang Tề, 2006)
Đặc điểm
A.hydrophyla
A.caviae
A.sorbia
Di động

+

+

+

Thủy phân asculin

+

+

-

Phát triển trong nước KCN


+

+

-

Sử dụng: L. Histidine

+

+

-

L. Arginine

+

+

-

L. Arabinnos

+

+

-


Lên men Salixin

+

+

-

Voges Proskauer

+

-

+

Sinh H2S từ Glucose

+

-

+

Sinh H2S từ Cysteine

+

-


+

2.1.1 Dấu hiệu bệnh lý
o Hoại tử da và cơ: đốm đỏ xuất huyết
o Vây bị phá hủy: Gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần
o Vẩy dựng (rộp) và bong ra, da xuất huyết
o Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn
(dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi
o Đối với từng loài động vật thủy sản có dấu hiệu cụ thể như sau:
Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá
thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Xuất hiện các đốm xuất
huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Xuất
hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh
trùng ký sinh. Mắt lồi đục hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể trướng to, các vây xơ
rách, tia vây cụt dần.
Giải phẫu nội tạng: Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá basa xuất huyết nặng.
Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất
4


huyết. Có trường hợp cá basa hai đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều
dịch nhờn mùi hôi thối.
Cá trê giống bị bệnh thường tách đàn và “treo râu” đầu hướng lên trên vuông
góc với mặt nước.
Cá bống tượng có hiện tượng da mất hết nhớt gọi là bệnh “tuột nhớt”.
Ở ba ba xuất hiện các vết loét xuất huyết, không có hình dạng nhất định ở xung
quanh và trên mai lưng, phần bụng, các chân có thể cụt hết móng. Bệnh nặng cơ thể ba
ba mềm nhũn hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa ba ba không lật sấp lại được. Ba ba ít
ăn hoặc bỏ ăn, sau 1 - 2 tuần chúng bò lên cạn và chết, tỷ lệ chết lên tới 30% - 40%.
Giải phẫu phổi, gan, thận có màu đen (Bùi Quang Tề, 2006).

2.1.2 Phân bố:
Bệnh do A. hydrophila thường gặp ở nhiều loài thủy sản nước ngọt. Ở Việt
Nam các loài cá nuôi lồng, bè và ao nước ngọt thường gặp bệnh đốm đỏ như: trắm cỏ,
cá trôi, cá chép, cá mè, cá basa, cá bống tượng, cá tai tượng, cá trê, cá nheo. Vi khuẩn
có thể gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh. Tỷ lệ
tử vong ở động vật thủy sản thường từ 30 – 70% riêng ở cá giống (ba ba, trê) có thể
chết 100%.
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập chung vào mùa xuân và mùa thu ở
miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa.
2.2 Sơ Lược Về Vi Khuẩn Streptococcus
2.2.1 Đặc điểm
Streptococcus là một giống lớn có dạng hình cầu hay ovan, đường kính nhỏ hơn
2 µm. Gram dương, không di động, hầu hết yếm khí tùy nghi, lên men trong môi
trường Glucose, nhu cầu phát triển phức tạp, thành phần Guanin và Cytozin trong
ADN là 34 - 46 mol%. Streptococcus sinh trưởng tốt trong môi trường Trypticase Soy
agar có thêm 0,5% Glucose, môi trường BHIA (Brain heart infusion agar), môi trường
5


THBA (Todd hewitt broth agar), môi trường thạch máu ngựa (Horse blood agar). Nuôi
cấy ở 20 - 300C, sau 24 - 48 giờ hình thành khuẩn lạc nhỏ đường kính 0,5 – 1,0 mm,
màu hơi vàng, hình tròn, hơi lồi.
Streptococcus phân lập từ cá nước ngọt và cá biển Nhật Bản khuẩn lạc rất nhỏ
và rẻo (độ nhớt cao), dung huyết bêta trên môi trường BHIA. Streptococcus iniae gây
bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi thâm canh. Năm 1991 – 1992 đã phân lập từ cá basa
bị xuất huyết vi khuẩn Streptococcus sp (Bùi Quang Tề, 2006).
2.2.2 Phân bố
Gây bệnh trên các loài cá nước ngọt: basa, rô phi, cá chép…và cá biển. Bệnh
xuất hiện quanh năm nhưng thường tập chung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở
miền Nam bệnh thường phát vào mùa mưa.

2.2.3 Biểu hiện bệnh do Streptococcus
Bên ngoài: Dấu hiệu bệnh thay đổi giữa các loài. Tuy nhiên có một số biểu hiện
bất thường như:
o Lờ đờ, bơi xoay vòng, mất định hướng, cơ thể cong gấp khúc
o Giác mạc mờ đục, lồi một hay hai mắt do tích dịch viêm ở trong làm
nhãn cầu bị đẩy ra ngoài
o Bụng trướng to do tích dịch trong xoang bụng
o Ổ mủ xuất hiện ở hàm dưới, gốc vây. Ổ mủ vỡ ra tạo thành loét
o Xuất huyết điểm quanh gốc vây, quanh miệng, quanh hậu môn
o Cá giảm hay không ăn
o Bệnh thường xảy ra trên cá cỡ lớn, cá chết rải rác.
Bên trong:
o Dạ dày, ruột trống, bóng khí phình to
o Gan nhạt màu, thận, lách sưng rất to
o Viêm phúc mạc nên viêm dính các nội quan với nhau và viêm dính thành
bụng
6


o Viêm màng não
o Viêm màng cơ tim, có huyết khối trong ống mạch
o Nhu mô lách bị vi khuẩn tấn công, hư hại
o Trên cơ có nhiều điểm hoại tử đông đặc.
2.3 Sơ Lược Về Vi Khuẩn Edwardsiella
2.3.1 Đặc điểm

Hình 2.1: E. ictaluri dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn: />Vi khuẩn Edwardsiella thuộc họ Enterbacteriaceae là vi khuẩn gram âm, hình
que, kích thước 1 x 2 – 3 μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tùy nghi, phản
ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, không oxy hóa, lên men trong môi trường

glucose. Thành phần Guanin và Cytozin trong AND là 55 – 59 mol%. Thường gặp hai
loài E. tarda và E. ictaluri (Bùi Quang Tề, 2006). Có 1 - 3 Plasmid liên kết với E.
ictaluri (Speyerer và Boyle, 1987; Newton và ctv,1988) . Những plasmid có thể đóng
vai trò quan trọng trong việc đề kháng với kháng sinh. E. ictaluri là một trong những
loài khó tính nhất của chủng Edwarsiella. Tăng trưởng chậm trên môi trường nuôi cấy,
cần từ 36 - 48 giờ ở 28 - 30oC để phát triển mọc thành khuẩn lạc nhỏ trên BHIA (Brain
heart infusion Agar) và vi khuẩn tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng khi ủ ở
37oC (Valerie và ctv, 1994). Vi khuẩn có thể phân lập từ mẫu cá bệnh (gan, thận, tỳ
7


tạng) trên môi trường TSA (Trytone Soya Agar) hoặc EMB (Eosine Methylene blue
lactase Agar) sau 48 giờ ở 28oC tạo thành khuẩn lạc trắng đục.
E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá không
vảy. E .ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nội tạng gan, tụy, thận của cá
không vảy. Loài E. tarda hầu hết không lên men các loại đường nhưng có một vài
chủng lên men đường khá nhanh (Bùi Quang Tề, 2006)
Bảng 2.2: Những đặc điểm sinh lý sinh hóa khác nhau giữa E. tarda và E. ictaluri
(Nguồn: Bùi Quang Tề, 2006)
Đặc Điểm
E. tarda
E. ictaluri
Di động ở 25oC

+

+

Di động ở 35oC


+

-

Sinh indole

+

-

Methyl red

+

-

Citrate simmons

-

-

Citrate christensens

+

-

Sinh H2S trong triple sugar iron


+

-

Sinh H2S trong pepto iron sugar

+

-

Giới hạn nồng độ muối 1,5%

+

+

Giới hạn nồng độ muối 3,0%

+

-

Tỷ lệ G – C của ADN mol%

55 - 58

53

2.3.2 Phân bố
Vi khuẩn thường gây bệnh ở động vật máu lạnh: Rắn, cá sấu, ba ba, cá và

những động vật thủy sản khác. Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá tra hương (cỡ từ
4 - 6 cm) đến 5 - 6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá từ 60% - 70%, có trường hợp tới
100% (Bùi Quang Tề, 2003). Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu và
trong nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè.

8


2.3.2 Triệu trứng bệnh do E. ictaluri
* Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt
hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là
biểu hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan.
* Mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và
xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá xuất huyết tất
cả các vây hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm trọng, khi nhấc lên
khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá.
Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn, nhỏ trên
da. Số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.
2.4 Sơ Lược Về Vi Khuẩn Vibrio
2.4.1 Đặc Điểm

Hình 2.2: Vi khuẩn Vibrio cholerae
(Nguồn:ci.vbi.vt.edu/.../pathogens/V_cholerae_2.html)
Đặc điểm chung của các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que
thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 µm. chúng không hình thành
bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh.
Tất cả chúng đều yếm khí tùy nghi và hầu hết là oxy hóa và lên men trong môi
trường O/F Glucose. Thiosulphate citrate bile salt agar (TCBS) là môi trường chọn lọc
của Vibrio. Hầu hết các loài đều phát triển trong môi trường nước biển cơ bản, Na+
kích thích cho sự phát triển của tất cả các loài Vibrio và nhiều loài là nhu cầu tuyệt đối,

chúng không phát triển trong môi trường muối (NaCl), không sinh H2S. Chúng mẫn
9


cảm với Vibriostat 2,4 diamino – 6,7 diisopropyl pteridine phosphate (O/129). Cơ bản
chúng đều sống trong môi trường nước, đặc biệt là nước biển và cửa sông, liên quan
đến động vật biển, một số loài là tác nhân gây bệnh cho người và động vật biển. Tỷ lệ
Guanin + cytozin trong ADN là 38 – 51 mol% (Bùi Quang Tề, 2006).
V. cholerae có phản ứng oxidase (+), tăng trưởng được trong môi trường canh
trypton ở 420C , arginine dehydrolase (-), lysine dercarboxylase (+), lên men được
sucrose (saccharose), khử nitrate thành nitrite, có thể tăng trưởng được trong môi
trường chứa 0 – 3% NaCl, không phát triển được trong môi trường chứa 6, 8, 10%
muối.
V. parahaemolyticus có phản ứng oxidase dương, phát triển được trong môi
trường canh trypton ở 240C, phản ứng ADH (-), LDC (+), có khả năng khử nitrate
thành nitrite nhưng không lên men sucrose, sử dụng được một số nguồn carbohydrate
khác để lên men nhưng không sinh hơi, không tăng trưởng được trong môi trường
không có muối, tăng trưởng tốt trong môi trường có đến 8% muối nhưng bị ức chế
trong môi trường chứa 10% muối.
Môi trường phân lập Vibrio là TCBS (Thiosulphate Citrate Bile Salt Sucrose).
Các vi khuẩn lên men được sucrose trong môi trường này sẽ cho khuẩn lạc màu vàng
và làm acid hóa môi trường bên dưới khuẩn lạc. Nếu vi khuẩn không lên men được
đường sucrose sẽ cho khuẩn lạc màu xanh.
Đối với Vibrio spp gây bệnh nhiễm khuẩn máu là chủ yếu. Đối với tôm Vibrio
gây bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn mòn vỏ kitin.
2.4.2 Dấu hiệu bệnh do vi khuân Vibrio
Tôm ở trạng thái không bình thường : Nổi lên mặt ao, dạt bờ, kéo đàn bơi vòng
vòng.
Tôm có sự biến đổi màu đỏ hay màu xanh. Tôm cua vỏ bị mềm và xuất hiện các
vết thương hoại tử, ăn mòn trên vỏ và các phần phụ.

Ấu trùng tôm và tôm giống có hiện tượng phát sáng khi nhiễm V.
parahaemolyticus và V. harveyi.
10


Xuất hiện các điểm đỏ ở gốc râu, phần đầu ngực, thân, các phần phụ của ấu
trùng giáp xác khi nhiễm V. alginolyticus.
Ấu trùng bào ngư khi nhiễm Vibrio spp chuyển từ màu hồng sang màu đỏ.
Cua nhiễm Vibrio spp sau 24 – 48 giờ trong máu có hiện tượng vón cục (kết
tủa) gồm tế bào máu và vi khuẩn.
2.4.3 Phân Bố
Vibrio spp thường gây bệnh ở động vật thủy sản nước mặn và nước ngọt: Cá,
giáp xác, nhuyễn thể… Những vi khuẩn này thường là tác nhân cơ hội, khi động vật
thủy sản bị sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như: virus,
nấm, ký sinh trùng. Động vật thủy sản yếu không có sức đề kháng, các loài vibrio spp
cơ hội gây bệnh nặng làm động vật thủy sản chết rải rác tới hàng loạt.
Mùa vụ xuất hiện bệnh tùy theo loài và địa điểm nuôi. Theo nghiên cứu của tác
giả nước ngoài và Việt Nam Vibrio spp tìm thấy phổ biến ở nước biển và ven bờ, trong
nước bể ương tảo, bể ương Artemia, trong bể ương ấu trùng.
Trong bể ương ấu trùng Vibrio tăng theo thời gian nuôi, tầng đáy cao hơn tầng
mặt, do đó khi xi phông đáy có tác dụng giảm mật độ Vibrio trong bể ương.
2.5 Sơ lược về vi khuẩn Staphylococcus
2.5.1 Đặc điểm
Staphylococcus là vi khuẩn gram dương, hình cầu, đường kính vi khuẩn từ 0,5 –
1,5 µm, có thể đứng riêng lẻ, từng đôi, từng chuỗi ngắn hoặc từng chùm không đều
giống như chùm nho. Đây là loại vi khuẩn không di động, không sinh bào tử thường
cư trú trên da và màng nhầy của động vật máu nóng. Staphylococus là những vi khuẩn
hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi, có cả sự hô hấp, trao đổi khí và lên men. Chúng cho phản
ứng catalase dương tính và có thể sử dụng nhiều loại carbohydrat khác nhau tạo acid
lactic nhưng không sinh hơi. Khuẩn lạc trên môi trường TSA (Triptic Soy Agar)

thường từ màu kem đến màu cam. Staphylococus có thể mọc trên nhiều điều kiện môi
11


trường khác nhau nhưng tốt nhất ở nhiệt độ 30 – 370C, pH gần trung tính. Chúng
kháng được với các chất diệt trùng, độ khô nóng và có khả năng tăng trưởng trong môi
trường chứa đến 15% NaCl.
2.5.2 Triệu chứng bệnh
Cá bị bệnh thì bụng bị trương to, hậu môn lồi, sưng đỏ, vây bụng xuất huyết, cá
biếng ăn, bơi tách đàn. Khi giải phẫu nội tạng thấy đường ruột bị xuất huyết, cơ xoang
bụng cũng bị xuất huyết, đôi khi mỡ cũng có màu hồng.
Để phòng bệnh, dùng cây cỏ mực băm nhỏ, nấu chung với thức ăn, đã phòng
bệnh cho cá vào đầu mùa khô rất tốt. Lượng dùng: 1 kg cỏ mực + 0,5 g muối + 70 kg
cám. Cứ cách một tuần cho ăn một lần. Cách trị bệnh Dùng Sulfathiazone 6 g +
Thiromin 0,5 g/100 kg cá bệnh Hoặc Sulfaguanin 5 – 10 g + 70 kg cám/100 kg cá
bệnh, cho ăn đến ngày thứ 3 thì giảm đi 1/2 liều, đến ngày thứ 5 cá sẽ hết bệnh
2.6 Cây Cỏ Mực (Eclipta alba Hassk)
Tên khác: Cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo
Tên khoa học: Eclipta alba Hassk
Họ cúc: Asteraceae (Bùi Quang Tề, 2006)

Hình 2.3: Cây cỏ mực
12


2.6.1 Mô tả
Cỏ mực, còn gọi là cỏ nhọ nồi, thuộc loại thân thảo hằng niên là một loài cỏ
mọc bò, hoặc có khi gần như thẳng đứng có thể cao tới 80 cm.
Thân hình trụ, có khía dọc, dài khoảng 30 - 50 cm, đường kính 2 - 5 cm. Mặt
ngoài thân màu tím nâu nhạt và mang lông cứng, trắng.

Lá nguyên, mọc đối, hình mũi mác, màu xám đen và nhăn nheo, dài 2,5 – 5 cm.
Hai mặt lá đều có lông cứng ngắn, màu trắng. Mép phiến lá có răng cưa to và nông.
Gốc phiến lá men xuống nên trông như không có cuống lá.
Cụm hoa hình đầu, màu trắng, đường kính 4 - 8 cm, mọc ở kẽ lá hay ngọn cành.
Đầu mang hai loại hoa: hoa cái hình lưỡi nhỏ ở ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở trong,
có khi các hoa đã rụng, chỉ còn lại bao hoa và trục cụm hoa. Cây ra hoa từ tháng 7 đến
tháng 9.
Quả đóng hình trái xoan hơi hẹp, đầu cụt, có màu đen, dài 3 mm, rộng 1 - 1,5
mm. Quả từ tháng 9 đến tháng 10.
Cây rất đa dạng. Thân có thể thắt lại ở mấu và phình ra ở dóng. Lá có khi to
bản, hình bầu dục hoặc hình trứng.
2.6.2 Phân bố và sinh thái
Ở Việt Nam, cỏ mực phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung du
và miền núi, đến độ cao 1500 m (ở các tỉnh phía Nam). Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể
chịu bóng râm, thường mọc lẫn với các loại cỏ thấp, trên đất ẩm ở bãi sông, ruộng
trồng hoa màu, ven đường đi, bãi hoang quanh làng bản… Ra hoa quả nhiều hàng
năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Bên cạnh đó với khả năng mọc chồi gốc và
phân cành nhiều, cây dễ dàng phát triển, tạo thành đám bò lan trên mặt đất.
Ngoài việc thu hái từ nguồn hoang dại, trước đây cỏ mực chỉ được trồng lẻ tẻ
với quy mô ở các gia đình. Gần đây, cây đã bắt đầu được trồng phổ biến hơn ở một số
nơi.
Cỏ mực được nhân giống bằng hạt. Hạt chín rải rác vào mùa hè và mùa thu, vì
vậy hạt chín đến đâu thu ngay đến đó, đem phơi khô và bảo quản đến mùa xuân năm
13


sau thì gieo. Hạt cỏ mực rất nhỏ nhưng tỷ lệ nảy mầm cao. Thường áp dụng cách gieo
hạt trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng. Đất vườn ươm và đất trồng cần làm
thật tơi nhỏ. Nên bón phân lót (10 – 15 tấn phân chuồng/ha), lên luống như luống cải
rồi trồng với khoảng cách 20 x 10 cm hay 20 x 15 cm. Sau khi cây bén rễ, có thể dùng

nước phân, nước giải hoặc đạm pha loãng định kỳ cách 20 ngày tưới thúc một lần.
Cỏ mực không có sâu bệnh, nhưng cần chú ý làm cỏ và giữ ẩm. Cây có thể
trồng được trong điều kiện che bóng một phần.
2.6.3 Tác dụng dược lý
2.6.3.1 Trong y học dân gian
Cỏ mực thường được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài,
chữa ho ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ ra máu, nôn ra máu, đái ra
máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, lao phổi,
di mộng tinh, bệnh nấm ở da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà
bôi) và nhuộm tóc.
Mỗi ngày dùng 20 g cây khô, dưới dạng thuốc sắc uống. Dùng tươi 30 – 50 g,
giã vắt lấy nước uống, còn bã đắp vết thương.
Cỏ mực được dùng ngoài làm thuốc sát trùng chữa các vết thương và vết loét ở
gia súc.
2.6.3.2 Y học và hóa sinh học hiện đại
Cỏ mực có tác dụng cầm máu do làm tăng tổng lượng prothrombin trong máu,
giống như cơ chế tác dụng của vitamin K. Hoạt tính cầm máu của 1 g bột cỏ mực khô
tương đương 1,33 mg vitamin K.


Khi dùng dài ngày, có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng histamin và giảm
viêm. Khác với các thuốc kháng histamin tổng hợp, cỏ mực không kháng được
tác dụng của histamin liều cao, gây choáng và chết.
14


×