Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KH O SÁT QUI TRÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIEU QU KINH TÊ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH TI XÃ LIÊU TÚ HUYEN LONG PHÚ TNH SÓC TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH
TẠI XÃ LIÊU TÚ - HUYỆN LONG PHÚ - TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên: BÙI ĐÌNH CƯƠNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 08/2008


KHẢO SÁT QUI TRÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ
HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH TẠI XÃ LIÊU
TÚ - HUYỆN LONG PHÚ - TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả

BÙI ĐÌNH CƯƠNG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN VĂN TƯ

Tháng 8 năm 2008


i


TÓM TẮT
Để tìm hiểu sự phát triển và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú thâm canh,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát qui trình và phân tích hiệu quả kinh
tế mô hình tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh tại xã Liêu Tú - huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng”.
Sau ba tháng điều tra chúng tôi nhận thấy rằng:
- Trình độ nuôi tôm sú thâm canh của các hộ nuôi khá cao, năng suất trung bình
đạt 5.531 kg/ha/vụ nuôi.
- Chi phí đầu tư trung bình cho một ha ao nuôi là: 394.975.000 đồng/vụ
- Lợi nhuận trung bình trên một ha ao nuôi là: 91.905.000 đồng/vụ.
- Thu nhập của hộ nuôi bị giảm đi do sự biến động giá cả trung bình trên một ha
ao nuôi là 17.374.000 đồng/vụ
- Nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh đã làm cho nhiều hộ nuôi thất bại. Để phát
triển bền vững người dân phải có ý thức hơn tới bảo vệ môi trường chung.

ii


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm và các Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
- Thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
- Ông Đinh Thiên Cần, chủ trại nuôi tôm, kỹ sư Nguyễn Minh Tùng, kỹ sư
Nguyễn Quốc Huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình thực hiện

đề tài.
- Trung tâm khuyến ngư tỉnh Sóc Trăng
- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Phú
- Cùng toàn thể các anh chị em, các bạn sinh viên đã giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Đề tài được thực hiện với rất nhiều sự cố gắng và nhiệt tình, tuy nhiên không
tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn.

iii


MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

TÓM TẮT

ii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH


viii

Chương 1 GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt Vấn Đề ........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu .............................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Tỉnh Sóc Trăng.............................................................2
2.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................2
2.1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................2
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình .................................................................................3
2.1.1.3 Khí hậu..................................................................................................4
2.1.1.4 Chế độ thuỷ văn ...................................................................................4
2.1.1.5 Độ mặn..................................................................................................4
2.1.2 Diện tích và dân số.......................................................................................5
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên................................................................................5
2.2 Tình Hình Nuôi Tôm Sú Trên Thế Giới Và Việt Nam ........................................6
2.2.1 Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới .............................................................6
2.2.2 Tình hình nuôi tôm sú tại Việt Nam .............................................................7
2.2.3 Tình hình nuôi tôm sú tại Sóc Trăng ............................................................9
2.2.3.1 Tình hình nuôi tôm sú tại Sóc Trăng......................................................9
2.2.3.2 Tình hình nuôi tôm sú tại Huyện Long Phú .........................................11
2.2.3.3 Công tác khuyến ngư năm 2007 của tỉnh Sóc Trăng ............................12
2.3.1 Phân loại ...................................................................................................15
2.3.2 Phân bố......................................................................................................15

2.3.3 Tập tính sống .............................................................................................16
2.3.4 Chu kỳ sống ...............................................................................................16
2.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng.................................................................................16
iv


2.3.6 Đặc điểm sinh trưởng.................................................................................16
2.3.7 Đặc điểm sinh sản ......................................................................................16
2.3.8 Khả năng thích nghi với môi trường sống ..................................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1 Thời Gian và Địa Điểm ....................................................................................18
3.2 Phương Pháp Điều Tra và Thu Thập Thông Tin ...............................................18
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................18
3.2.2 Nội dung điều tra .......................................................................................18
3.2.3 Xử lý số liệu ..............................................................................................18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

4.1 Hiện Trạng Kinh Tế Xã Hội Của Xã Liêu Tú Huyện Long Phú Sóc Trăng.......20
4.1.1 Sự phân bố theo độ tuổi .............................................................................20
4.1.2 Số lao động trong nông hộ .........................................................................20
4.1.3 Diện tích nuôi của nông hộ ........................................................................21
4.1.4 Trình độ học vấn ........................................................................................22
4.1.5 Tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư ......................................................23
4.1.6 Kinh nghiệm nuôi tôm sú của nông hộ .......................................................23
4.2 Sơ Lược Chung Về Qui Trình Nuôi Tôm Sú Của Nông Hộ..............................24

4.2.1 Ao nuôi......................................................................................................24
4.2.2 Cải tạo ao...................................................................................................25
4.2.3 Ao lắng, xử lý nước và gây màu nước........................................................26
4.2.4 Giống.........................................................................................................28
4.2.5 Quản lý và chăm sóc ao nuôi......................................................................30
4.2.6 Thu hoạch ..................................................................................................34
4.2.7 Khó khăn trong quá trình nuôi ...................................................................36
4.3.1 Chi phí cố định ..........................................................................................36
4.3.2 Chi phí biến đổi .........................................................................................36
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi......................................................................40

v


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

42

5.1 Kết Luận ..........................................................................................................42
5.2 Đề Nghị............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung


Trang

Bảng 2.1 Sự biến đổi khí hậu trong năm của tỉnh Sóc Trăng ........................................4
Bảng 2.2 Sự biến động độ mặn (‰) tại một số nơi tại Sóc Trăng năm 2002 ................4
Bảng 2.3 Diện tích đất nông nghiệp phân theo huyện, thị.............................................5
Bảng 2.4 Sản lượng tôm trong năm 2003 .....................................................................6
Bảng 2.5 Diện tích nuôi tôm sú năm 2007 tỉnh Sóc Trăng phân theo các huyện...........9
Bảng 2.6 Sản lượng tôm sú của các huyện năm 2007.................................................10
Bảng 4.1 Tuổi của các hộ nuôi...................................................................................20
Bảng 4.2 Diện tích nuôi của nông hộ .........................................................................21
Bảng 4.3 Trình độ học vấn và năng suất ....................................................................22
Bảng 4.4 Kinh nghiệm nuôi và năng suất...................................................................24
Bảng 4.5 Tỷ lệ phần trăm diện tích ao lắng so với tổng diện tích nuôi........................27
Bảng 4.6 Sử dụng thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn...............................................30
Bảng 4.7 Các loại thức ăn mà hộ nuôi sử dụng ..........................................................31
Bảng 4.8 Tương quan giữa ngày nuôi và hệ số thức ăn ..............................................34
Bảng 4.9 Chi phí trang thiết bị dụng cụ cho 1 ha ao nuôi ...........................................36
Bảng 4.10 Chi phí cho cải tạo 1 ha ao nuôi ................................................................36
Bảng 4.11 Chi phí cho con giống ...............................................................................37
Bảng 4.12 Giá thức ăn ...............................................................................................38
Bảng 4.13 Chênh lệch chi phí do giá thức ăn tăng......................................................38
Bảng 4.14 Lợi nhuận của hộ nuôi qua việc sử dụng các loại thức ăn ..........................39
Bảng 4.15 Chi phí thuốc, vi sinh, hoá chất trung bình của hộ nuôi .............................39
Bảng 4.16 Chi phí và lợi nhuận bình quân trên 1 ha...................................................41

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH

Nội dung

Trang

Biểu đồ
Biểu đồ 4.1

Mối tương quan giữa diện tích nuôi và năng suất

21

Biểu đồ 4.2

Mối tương quan giữa trình độ học vấn và năng suất

23

Biểu đồ 4.3

Mối tương quan giữa kinh nghiệm nuôi và năng suất

25

Biểu đồ 4.4

Năng suất của hộ nuôi qua việc sử dụng các loại thức ăn

32

Biểu đồ 4.5


Tương quan giữa ngày nuôi và hệ số thức ăn

36

Bản đồ
Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng .................................................................. 3
Bản đồ 2.2 Bản đồ thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng .................................................................... 11
Hình
Hình 3.1

Tôm sú (Penaeus monodon )

15

Hình 4.1

Phơi đáy ao

26

Hình 4.2

Xử lý nước trong ao lắng bằng chlorine

27

Hình 4.3

Thuần hóa và thả tôm giống


30

Hình 4.4

Kiểm tra nhá

31

Hình 4.5

Bón vôi cho ao

33

Hình 4.6

Quạt nước

35

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Song song với sự phát triển của ngành thuỷ sản nước ta, nghề nuôi tôm sú ở
Đồng bằng Sông Cửu Long đang phát triển mạnh mẽ vào những năm gần đây.
Sóc Trăng một trong những tỉnh có sản lượng và diện tích nuôi tôm sú đứng

đầu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đang có những bước tiến dài trong công nghệ
nuôi tôm sú, điển hình là mô hình nuôi tôm sú thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế rất
cao cho người nuôi.
Huyện Long Phú là một trong những huyện có sản lượng tôm nuôi lớn trong
tỉnh Sóc Trăng với phần lớn diện tích nuôi áp dụng mô hình nuôi tôm sú thâm canh và
những hộ nuôi tôm sú tại xã Liêu Tú của huyện Long Phú cũng áp dụng mô hình nuôi
tôm sú thâm canh này. Trong thời gian gần đây giá cả thị trường luôn biến động đã
ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người nuôi tôm sú.
Được sự phân công của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát qui trình và phân tích
hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh tại xã Liêu Tú huyện Long Phú - tỉnh Sóc Trăng”.
1.2 Mục tiêu
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu như sau:
- Tìm hiểu một số yếu tố kỹ thuật trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại xã
Liêu Tú - huyện Long Phú, và
- Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ nuôi tôm.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi tôm sú thâm canh.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Tỉnh Sóc Trăng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối hạ lưu sông Hậu, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long,
có 72 km bờ biển, với 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.
Phía Bắc và phía Tây giáp Thành phố Cần Thơ
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh

Phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu
Phía Nam giáp Biển Đông.
Đơn vị hành chính của tỉnh Sóc Trăng gồm 8 huyện và 1 thành phố, với 105 xã,
phường, thị trấn.

2


Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 –
1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài.
Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và
biển Đông thấp dần vào trong, có những giồng cát tương đối cao dọc theo bờ biển của
huyện Vĩnh Châu kéo dài đến Long Phú và vùng cù lao nằm trên sông Hậu. Vì vậy để
đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp thì Sóc Trăng phải có hệ thống đê bao chống lũ
chắc chắn.
3


2.1.1.3 Khí hậu
Bảng 2.1 Sự biến đổi khí hậu trong năm của tỉnh Sóc Trăng
Hạng mục

Trung bình cả năm

Cao nhất

Thấp nhất


Nhiệt độ (0C)

26,8

28,6

24,6

Độ ẩm (%)

84

89 (T.7)

79 (T.3)

Lượng mưa (mm) 2105 cả năm

419 (T.7)

0 (T.1)

Nắng (giờ)

290,1 (T.3)

207,4

117,2 (T.12)


(Nguồn: Trung tâm khuyến ngư tỉnh Sóc Trăng, 2005)
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình của Sóc Trăng năm 2005 là
26,80C, độ ẩm 84%, lượng mưa cả năm là 2.105,2 mm, số giờ nắng trung bình các
tháng trong năm là 207,4 giờ, là điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp và đặc biệt là
phát triển nuôi trồng thuỷ sản...
2.1.1.4 Chế độ thuỷ văn
Hệ thống sông rạch của tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều
không đều của biển Đông, mực nước triều dao động từ 0,4 m đến 1,0 m.
2.1.1.5 Độ mặn
Tỉnh Sóc Trăng, với điều kiện địa hình nằm ven biển, nên độ mặn hằng năm
cũng biến động với mùa nước ngọt (mùa mưa) và mùa nước lợ (mùa nắng). Sự biến
động độ mặn tại một số nơi tại Sóc Trăng năm 2002 được trình bày qua Bảng 2.2
Bảng 2.2 Sự biến động độ mặn (‰) tại một số nơi tại Sóc Trăng năm 2002

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Mỹ Xuyên
Long Phú
Vĩnh Châu

Dù Tho
Chàng Ré
6,0
4,5
8,5
9,0
8,0
10,0
20,0
5,9
8,5
6,0
21,5
10,5
10,0
7,5
22,5
15,0
14,7
12,3
20,3
16,7
6,3
3,0
18,0
14,0
4,5
2,0
18,0
10,0

2,0
0,75
10,75
2,0
0
0
3,25
0
0
0
3,0
0
0
0
0
0
7,0
4,5
11,0
6,0
(Nguồn: Trung tâm khuyến ngư tỉnh Sóc Trăng, 2005)
4


- Sự biến động độ mặn ở tỉnh Sóc Trăng khá lớn, độ mặn cao nhất là 22,5‰ và
thấp nhất là 0‰. Nơi có độ mặn cao và ổn định là tại huyện Long Phú rất phù hợp với
sự phát triển của tôm sú (Penaeus monodon).
2.1.2 Diện tích và dân số
Diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 331.003 ha, bằng 8,33% diện tích vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó diện tích mặt nước có thể đưa vào nuôi thuỷ sản

khoảng 100.000 ha (Theo Qui hoạch và phát triển nuôi trồng thuỷ sản năm 2003, tỉnh
Sóc Trăng)
Dân số của tỉnh Sóc Trăng là 1.287.300 người (năm 2006); trong đó dân tộc
Kinh chiếm 65,16%, Khmer 28,92%, Hoa 5,88%.
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Bảng 2.3 Diện tích đất nông nghiệp (ha) phân theo huyện, thị của tỉnh Sóc Trăng (đo
đạc ngày 1/1/2005)
Trong đó
Tổng số

Đất sx nông

Đất lâm

Đất nuôi

nghiệp

nghiệp

trồng thuỷ sản

278.153,5

220.840,7

12.228,6

44.503,7


Tp. Sóc Trăng

6.087,9

6.049,9

0

38,3

Kế Sách

27.466,7

27.343,3

23,7

87,2

Long Phú

37.585,5

32.830,8

942,4

3.774,9


Cù Lao Dung

14.831,7

12.752,7

1.183,6

889,6

Mỹ Tú

54.775,7

49163,9

5.472,2

123,9

Mỹ Xuyên

49.437,7

39.025,3

86,5

10.325,8


Thạnh Trị

26.105,1

25.864,6

132,6

10,2

Ngã Năm

21.960,9

21123,1

827,6

10,2

Vĩnh Châu

39.892,2

6.688,2

3.560

29.145,8


Toàn tỉnh

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005)
Với diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản: 44.503,7 ha, chiếm gần 16% tổng diện tích
đất nông nghiệp. Đây là một thế mạnh cho định hướng phát triển thuỷ sản lâu dài của
tỉnh.

5


Hơn nữa Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối hạ lưu sông Hậu, có 72 km bờ biển, với 3
cửa sông lớn (Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh), hệ thống sông rạch tương đối phong phú
rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản nước lợ, nước mặn và đánh bắt thuỷ sản.
2.2 Tình Hình Nuôi Tôm Sú Trên Thế Giới Và Việt Nam
2.2.1 Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
Theo Nguyễn Văn Hảo (2003) thì sản lượng tôm nuôi thâm canh hàng năm trên
thế giới khoảng 258.000 tấn (chiếm 36% sản lượng thu hoạch), với tổng diện tích nuôi
là 52.000 ha (Chiếm 5% tổng diện tích nuôi tôm). Từ đây ta có thể thấy được hiệu quả
của mô hình nuôi thâm canh rất cao và hiệu quả cả về kinh tế và hiệu quả sử dụng đất.
Bảng 2.4 Sản lượng tôm (tấn) trong năm 2003
Năm 2002

Năm 2003

Trung Quốc

280.000

400.000


Thái Lan

250.000

350.000

Việt Nam

85.000

140.000

Indonesia

102.000

168.000

Ấn Độ

125.000

160.000

Malaysia

20.000

32.000


Trung và Nam châu Mỹ

93.000

320.000

225.800

270.000

1.180.800

1.840.000

Quốc gia

Các quốc gia khác
Tổng cộng

(Nguồn Chalor Limsuwan, 2005)
Từ bảng chúng tôi nhận thấy sản lượng tôm sú của hai nước Trung Quốc và
Thái Lan là rất lớn. Công nghệ nuôi tôm của Thái Lan những năm gần đây rất phát
triển và đạt năng suất rất cao.
Do nhu cầu thị trường đối với tôm rất cao nên trong những năm qua lợi nhuận
mang lại từ xuất khẩu đã tác động rất lớn đến các quốc gia nuôi tôm trên thế giới. Năm
1998, Bangladesh đã chọn nuôi tôm sú xuất khẩu là quốc sách. Ấn Độ khuyến khích

6



người dân nuôi tôm bằng các chính sách như: hỗ trợ vốn vay, phát triển dịch vụ kỹ
thuật, giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu phục vụ nuôi tôm …
Công nghệ nuôi tôm ở Châu Á tuy phát triển rất mạnh nhưng cũng mang lại
những vấn đề về dịch bệnh, suy thoái môi trường do phát triển ào ạt và không quy
hoạch. Kết quả đưa tới nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.
2.2.2 Tình hình nuôi tôm sú tại Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang với
nhiều cửa sông, rừng ngập mặn, đầm, phá,… rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, đặc
biệt là tôm sú. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (cũ) năm 1999 thì diện tích nuôi tôm
cả nước tăng từ 50.000 ha năm 1985 lên 295.000 ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi tôm
sú.
Sự bùng nổ của nghề nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, cho phép chuyển đổi một phần diện
tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện
tích nuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và
540.000 ha năm 2003. Chỉ trong vòng 1 năm sau khi ban hành Nghị quyết 09, đã có
235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất
hoang hoá ngập mặn được chuyển đổi thành ao nuôi tôm. Cho đến nay, diện tích nuôi
tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ đã có phần chững lại. Theo số liệu
hiện có, Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn trên thế giới, vượt xa
Inđônêxia, nước có diện tích nuôi tôm lớn nhất vào năm 1996, khoảng 360.000 ha
(Hanafi và Ahmad, 1999). Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở Đồng
bằng sông Cửu Long, rải rác dọc các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung và ở
Đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc.
Tuy nhiên năng suất nuôi tôm trung bình vẫn còn thấp với hơn 80% diện tích
nuôi quảng canh. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trong những năm qua cũng gây tổn thất
không nhỏ cho người nuôi tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng trên tôm sú.
Theo Bộ Thủy Sản (cũ) (2003) thì tổng diện tích tôm nuôi cả bước khoảng
546.757 ha. Trong đó:
- Khu vực miền Bắc là 41.372 ha chiếm tỉ lệ 7,6% cả nước, do thời tiết không

phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ thường thấp hơn 200C. Trong khi
7


nhiệt độ thích hợp cho tôm sú phát triển là 25 – 350C. Năm 1989 mô hình nuôi tôm sú
thử nghiệm ở Hải Phòng đạt hiệu quả rất thấp. Tuy nhiên trong năm 1995 nghề nuôi
tôm sú ở Hải Phòng đã cải thiện đáng kể và có khả năng phát triển trở thành nghề nuôi
chủ lực của thành phố. Đây cũng là động lực thúc đẩy các địa phương khác trong khu
vực phía Bắc mạnh dạn đầu tư vào nuôi tôm, mở rộng sản xuất.
- Khu vực miền Trung là 28.803 ha, chiếm tỉ lệ 5,3% thấp nhất cả nước, do nơi
đây có rất ít sông lớn, hạn hán thường xuyên xảy ra. Hệ thống sông thường ngắn, dốc
nên nguồn nước thường cạn kiệt vào mùa khô và lũ lụt thường xuyên xảy ra vào mùa
mưa. Tuy nhiên, do mực nước ven bờ sâu, độ mặn cao nên rất thích hợp cho việc sản
xuất giống.
- Khu vực miền Nam có tổng diện tích nuôi tôm là 476.582 ha chiếm tỉ lệ
87,1%, do nơi đây có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho tôm tăng trưởng. Theo số
liệu của Bộ Thủy Sản (cũ) thì Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với
105.520 ha, lớn hơn cả diện tích nuôi tôm của Thái Lan, nhưng do trình độ kỹ thuật
còn lạc hậu, chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến nên năng suất đạt rất
thấp, tình hình dịch bệnh cũng thường xuyên xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại về
kinh tế rất lớn cho người dân.

8


2.2.3 Tình hình nuôi tôm sú tại địa phương
2.2.3.1 Tình hình nuôi tôm sú tại Sóc Trăng
Với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi thì tỉnh Sóc Trăng
trong những năm gần đây không ngừng cải tiến qui trình nuôi, thu hẹp dần diện tích
nuôi tôm quảng canh đồng thời tăng diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh

nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao nhất cho người nuôi.
Bảng 2.5 Diện tích nuôi tôm sú (ha) năm 2007 tỉnh Sóc Trăng phân theo các huyện
Nuôi tôm

Nuôi tôm sú

Nuôi tôm sú

Tổng diện tích

sú QCCT

BTC

TC

nuôi tôm sú

Vĩnh Châu

7188

15666

2053

24907

Mỹ Xuyên


12830

5305

-

18135

Long Phú

918

-

2882

3800

Cù Lao Dung

360

-

596

956

Mỹ Tú


630

-

-

630

-

-

-

0

Thạnh Trị

105

-

-

105

Ngã Năm

-


-

-

0

59

-

49,9

108,9

22090

20971

5580,9

48641,9

Địa phương

Kế Sách

Tp. Sóc Trăng
Tổng Cộng

(Nguồn: Sở Thuỷ Sản tỉnh Sóc Trăng, 2007)

Tổng diện tích nuôi tôm sú năm 2007 là 48.641,9 ha, tăng 3% so với năm
2006, với lượng giống thả 5 tỷ 946 triệu con, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh
(TC) và bán thâm canh (BTC) là: 26522 ha, tăng 4025 ha so với năm 2006 với tổng
sản lượng nuôi tôm sú của các vùng được thể hiện ở Bảng 2.6.

9


Bảng 2.6 Sản lượng tôm sú (tấn) của tỉnh Sóc Trăng năm 2007
Địa phương

QCCT

BTC

TC

Tổng

Vĩnh Châu

3594

18799,2

6569,6

28962,8

Mỹ Xuyên


6415

10344,8

-

16579,8

Long Phú

459

-

10087

10546

Cù Lao Dung

180

-

1907,2

2087,2

Mỹ Tú


315

-

-

315

-

-

-

0

Thạnh Trị

52,5

-

-

52,5

Ngã Năm

-


-

-

0

29,5

-

159,7

187,2

11045

29144

18723,5

58912,7

Kế Sách

Tp. Sóc Trăng
Tổng cộng

(Nguồn: Sở Thuỷ Sản tỉnh Sóc Trăng, 2007)
Diện tích nuôi tôm sú thâm canh: 5.580,9 ha, chiếm gần 11,5% tổng diện tích

nuôi tôm sú của tỉnh Sóc Trăng nhưng với sản lượng đạt là 18.723,5 tấn chiếm 31,8%
tổng sản lượng nuôi, đạt năng suất trung bình: 3.355 kg/ha. Từ đây ta có thể thấy được
hiệu quả rất cao của mô hình nuôi thâm canh, cần phải qui hoạch cụ thể với chiến lược
lâu dài để tăng thu nhập cho người dân.

10


Bản đồ 2.2 Bản đồ thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng
2.2.3.2 Tình hình nuôi tôm sú tại Huyện Long Phú
Từ các Bảng 2.5 và 2.6 về diện tích và sản lượng tôm sú, cho thấy rằng huyện
Long Phú với diện tích nuôi chỉ 3.800 ha, chiếm hơn 7,8% tổng diện tích nuôi tôm sú
của tỉnh, nhưng với sản lượng 10.546 tấn, chiếm tới 17,9% tổng sản lượng nuôi, với
năng suất trung bình 2.775 kg/ha (qui mô thâm canh năng suất đạt 3.500 kg/ha), là
huyện có năng suất cao nhất trong tỉnh Sóc Trăng.

11


2.2.3.3 Công tác khuyến ngư năm 2007 của tỉnh Sóc Trăng
Hoạt động khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật được Trung tâm khuyến ngư tỉnh
triển khai xuyên suốt trong vụ nuôi, từ khâu cải tạo công trình, quản lý chăm sóc đến
khi thu hoạch với hình thức, nội dung thường xuyên được cải tiến, có hình ảnh minh
hoạ trực quan, hỏi - đáp… giúp cho nông dân dễ hiểu, tiếp thu nhanh. Kết quả trong
năm 2007 đơn vị phối hợp với địa phương tổ chức triển khai 561 lớp tập huấn kỹ thuật
và hội thảo có 17.174 lượt người dự.
Trong năm 2007 đơn vị tổ chức được 2 lớp đào tạo kỹ thuật viên 3 tháng, dành
cho đối tượng cán bộ chủ chốt địa phương (xã, CLB, HTX và hiệp hội). Ngoài ra
chuyển giao kỹ thuật thông qua nhiều hình thức khác như hướng dẫn cho hơn 100 học
sinh, sinh viên thực tập chuyên về thuỷ sản. Ký kết hợp đồng với trường dạy nghề tỉnh

Sóc Trăng tổ chức sản xuất giống tôm càng xanh cho học sinh thực tập.
Xét nghiệm được 1.181 mẫu, trong đó có 302 mẫu xét nghiệm kiểm tra các yếu
tố môi trường, đánh giá mức độ cảm nhiễm; bên cạnh phối hợp tốt với Đài thủy văn
Nam Bộ, cảnh báo kịp thời tình hình diễn biến môi trường thời, tiết đến từng địa
phương, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, góp phần tăng hiệu quả cho sản xuất.
Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, tác động qua nhiều kênh thông
qua toạ đàm, hỏi đáp trực tiếp với nông dân... báo, đài; các chuyên đề kỹ thuật được
phát thường xuyên trên đài phát thanh địa phương. Kết quả thông tin tuyên truyền trên
đài 384 lượt (phát hình mỗi tuần 2 lượt và phát trên đài phát thanh 6 lượt).
Mô hình trình diễn có tập trung theo hướng đa canh, nhiều đối tượng được triển
khai và có ưu tiên triển khai mô hình theo vùng dự án, vùng qui hoạch nhằm tác động
tốt đến phong trào nuôi. Trong năm 2007 triển khai 10 mô hình trình diễn, gồm các đối
tượng tôm, cá; trong đó, ngân sách tỉnh đầu tư 4 mô hình, Trung tâm Khuyến ngư
Quốc gia (cũ) 6 mô hình. Các mô hình đang trong giai đoạn phát triển tốt.
Bên cạnh đó nhằm nâng cao năng lực của cán bộ kỹ thuật, cán bộ địa phương
trong công tác khuyến ngư, đơn vị đã tổ chức 9 lượt cán bộ kỹ thuật và các địa phương
đi tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình nuôi cá chẽm, cá chình, cá bống
tượng, … tại các tỉnh lân cận.

12


Đơn vị tổ chức mời giảng viên Trường Đại học Nông Lâm về trao đổi kỹ thuật
cũng như kinh nghiệm làm công tác khuyến ngư cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật.
Đây là việc lần đầu tiên Trung tâm Khuyến Ngư thực hiện được.
Phát triển mạng lưới cộng tác viên
Nhằm phát huy tính cộng đồng trong sản xuất thủy sản, quản lý môi trường,
thông tin được hai chiều về diễn biến tình hình phát triển thủy sản, tạo thuận lợi cho
công tác khuyến ngư, đơn vị đã ký kết hợp đồng với 45 cộng tác viên. Bên cạnh đó
trung tâm cùng hội nghề cá vận động địa phương thành lập tổ hợp tác, toàn tỉnh đến

nay tổng số 158 câu lạc bộ và 32 hợp tác xã, diện tích canh tác 7.880 ha với 6.490 hộ
tham gia.
Những mặt làm được
Quản lý chặt chẽ được diễn biến môi trường, công tác cảnh báo dự báo thực
hiện tốt, xác định mùa vụ phù hợp, hầu hết các hộ chấp hành tốt lịch xuống giống của
ngành khuyến cáo, thả giống không ồ ạt tập trung như nhũng năm trước.
Công tác khuyến ngư được triển khai đồng bộ, luôn được cải tiến về nội dung,
hình thức chuyển giao, thông tin tuyên truyền được tăng cường; đơn vị tổ chức được
nhiều cuộc hội thảo nhân rộng mô hình tiên tiến, mang tính phát triển thuỷ sản theo
vùng quy hoạch.
Đạt được kết quả như nêu ở trên là do sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh
đạo Sở Thuỷ Sản (cũ), bên cạnh được sự ủng hộ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia
(cũ), các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền địa phương; mặt khác đơn vị chủ động
được kế hoạch công việc, sự năng nổ tích cực của toàn thể cán bộ viên chức của Trung
tâm Khuyến ngư, nên công tác khuyến ngư triển khai khá tốt và mang lại hiệu quả, các
chỉ tiêu được giao đều đạt vượt kế hoạch.

13


Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Công tác khuyến ngư về lĩnh vực khai thác, chế biến còn nhiều hạn chế, một mặt
thiếu thông tin, mặt khác lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức. Tài liệu còn thiếu, nhiều
đối tượng nuôi chưa có qui trình cụ thể.
Tỉnh chưa có trung tâm giống. Cơ sở kinh doanh giống chủ yếu của nông hộ,
hình thức ương là chủ yếu; không chủ động được nguồn giống, nhiều đối tượng rất khó
tìm nguồn giống, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên... Bên cạnh đó đơn vị chưa phát huy hết
tiềm năng của Trại giống thực nghiệm Mỹ Thanh;
Công tác phối hợp giữa các bộ phận đôi lúc chưa tốt nhất là việc thu mẫu và
đưa ra giáp pháp xử lý. Thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác, nhất là các dụng cụ

đo các yếu tố môi trường. Kinh phí hoạt động được giao hàng năm còn thấp chưa đáp
ứng cho sự phát triển của phong trào, làm hạn chế một số hoạt động khuyến ngư. Tổ
chức biên chế đơn vị còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng kịp yều cầu phát triển chung.
Mặc dù ngành đã khuyến cáo không nên thả sớm, thả nuôi ngoài vùng qui
hoạch hoặc thả tôm vụ 2 sẽ ảnh hưởng môi trường nuôi cho vụ sau, nhưng không ít
nông hộ còn chủ quan thực hiện không đúng qui trình trong sản xuất, hiệu quả mang
lại không cao; ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường một số nơi chưa tốt…
Vai trò lãnh đạo một số địa phương chưa có giải pháp xử lý vấn đề này, nên hàng năm
việc ngành chức năng khuyến cáo nhưng địa phương nuôi vẫn thả nuôi.
Nông ngư dân còn thiếu vốn trong sản xuất. Giá cả tiêu thụ sản phẩm chưa ổn
định nhất là đối tượng cá, khâu hậu cần còn nhiều hạn chế.
Hiện tượng phân trắng, sâu đuôi trên tôm sú chưa có biện pháp khắc phục cụ
thể rõ ràng, nhất là bệnh phân trắng chưa có biện pháp điều trị cụ thể. Chỉ có phương
pháp phòng ngừa, nhưng tâm lý người dân ít chịu phòng mà chỉ khi nào có dấu hiệu
bệnh mới tham gia điều trị nên thiệt hại vẫn xảy ra. (Nguồn: Trung tâm Khuyến ngư
tỉnh Sóc Trăng, 2007)

14


2.3 Sơ Lược Về Tôm Sú
2.3.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon (Fabricius, 1798)
Tên tiếng Việt: Tôm sú

Tên tiếng Anh: Giant tiger shrimp

Hình 3.1 Tôm sú (Nguồn www.fao.org)
2.3.2 Phân bố
Tôm sú phân bố rộng rãi ở các thủy vực thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
phân bố tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Châu
Phi, Pakistan đến Nhật Bản, Nam Châu Phi đến Bắc Australia.
Ở vùng biển các nước Đông Nam Á, tôm sú phân bố nhiều ở Indonesia, Việt
Nam, Malaysia, Philippine.
Tại vùng biển Việt Nam tôm sú phân bố nhiều ở vùng biển miền Trung và miền
Bắc, ít ở miền Nam.

15


2.3.3 Tập tính sống
Tôm sú sống chủ yếu ở môi trường nước mặn và nước lợ ở vùng cửa sông ven
biển. Sống đáy, nơi có bùn cát hoặc cát bùn. Hoạt động bắt mồi mạnh về đêm, sống
vùi mình và lột xác để tăng trưởng.
2.3.4 Chu kỳ sống
Tôm sú có tập tính là di cư sinh sản, thành thục và đẻ trứng ở biển khơi. Sau
nhiều lần lột xác ấu trùng biến thái qua các giai đoạn Nauplius – Zoea – Mysis −
Postlarvate. Ấu trùng sống trôi nổi trong nước và được thủy triều đưa vào vùng ven
bờ, rừng ngập mặn, cửa sông để phát triển và trưởng thành. Khi trưởng thành (khoảng
1 năm tuổi) tôm tiếp tục di cư ra biển khơi để bắt cặp và sinh sản.
2.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm sú là loài ăn tạp. Trong tự nhiên ở giai đoạn trưởng thành tôm sú ăn loại
thức ăn như: giáp xác sống ở dưới đáy, giun nhiều tơ, loài hai mảnh vỏ, ấu trùng của
động vật đáy… Trong ao nuôi thâm canh và bán thâm canh, thức ăn chính cho tôm sú
là thức ăn viên công nghiệp.

2.3.6 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm sú lột xác theo chu kỳ để tăng trọng lượng và kích thước cơ thể. Chu kỳ lột
xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp. Chu kỳ này phụ thuộc vào giai đoạn phát
triển của cơ thể, điều kiện dinh dưỡng và môi trường sống…
2.3.7 Đặc điểm sinh sản
Ngoài tự nhiên, khi đạt đến tuổi trưởng thành và thành thục về sinh dục tôm bắt
đầu di cư ra biển để giao vĩ. Tôm thường đẻ trứng về đêm lúc gần sáng, số trứng đẻ
tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng của tôm mẹ. Sức sinh sản của tôm ngoài tự
nhiên khoảng từ 200.000 – 1.200.000 trứng/con tôm mẹ.
Ngoài tự nhiên, tôm thường đẻ quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào hai
thời kỳ chính: tháng 3 đến tháng 4 và tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

16


×