Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT SẢN LƯỢNG KHAI THÁC MỘT SỐ LOÀI CÁ TỪ NĂM 1995 – 2007 VÀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NĂM 2008 Ở HỒ TRỊ AN – TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SẢN LƯỢNG KHAI THÁC MỘT SỐ LOÀI CÁ
TỪ NĂM 1995 – 2007 VÀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NĂM 2008
Ở HỒ TRỊ AN – TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện : ĐÀO DUY ĐẲNG
Ngành
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa
: 2004-2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2008

1


KHẢO SÁT SẢN LƯỢNG KHAI THÁC MỘT SỐ LOÀI CÁ
TỪ NĂM 1995 – 2007 VÀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NĂM 2008
Ở HỒ TRỊ AN – TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện bởi
ĐÀO DUY ĐẲNG

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy sản


GVHD: Tiến Sĩ NGUYỄN PHÚ HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2008
i


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát sản lượng khai thác một số loài cá từ năm 1995 – 2007 và
thành phần loài cá năm 2008 ở hồ Trị An tỉnh Đồng Nai” đã được thực hiện tại hồ Trị
An từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2008. Đề tài được thực hiện để tạo cơ sở dữ liệu giúp
cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được tốt hơn, đề tài được
thực hiện với mục tiêu cụ thể sau: đánh giá thành phần loài cá của hồ Trị An năm 2008
và đánh giá sự biến động sản lượng khai thác đối với các loài cá đối với các loài chép,
mè vinh, rô phi, trèn, leo, lăng, lóc, bống tượng từ năm 1995 đến năm 2007.
Đề tài được nghiên cứu dựa biểu giá thu thuế khai thác hàng tháng trên Hồ Trị
An của Trung Tâm thủy sản Đồng Nai và ý kiến đánh giá thông qua phiếu điều tra của
người dân sống hoặc làm việc trên hồ Trị An từ năm 1995 đến năm 2007. Kết quả,
chúng tôi đã thống kê được 73 loài gồm 2 nhóm chính: nhóm thành phần cá thả nuôi
và nhóm thành phần cá tự nhiên. Trong 73 loài này có 44 loài cá kinh tế (chiếm 72%).
So với thành phần cá năm 1983, chúng tôi không tìm 26 loài trong đó có 17 loài cá
kinh tế (chiếm 27%).
Qua quá trình điều tra, chúng tôi thấy sản lượng cá khai thác được ở Hồ Trị An
đã và đang giảm sút. Sự quan tâm không đúng mức từ phía chính quyền cùng với sự
khai thác bừa bãi là nguyên nhân dẫn đến hậu quả này.

ii


CẢM TẠ

Trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cám
ơn:
o Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm - Tp Hồ Chí Minh
o Ban Chủ Nhiêm Khoa Thủy Sản
o Cùng toàn thể Quý Thầy Cô trong khoa và ngoài khoa đã giảng dạy và truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tại trường.
Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Phú Hòa đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, gởi lòng cám ơn chân thành đến:
o Tập thể cán bộ, công nhân viên Trung Tâm Thủy Sản Đồng Nai
o Tập thể cán bộ, công nhân viên Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Đồng Nai
o Các Anh, các Chú, các Bác ở Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Trị An
o Anh Mẫn, chị Hương, các chủ vựa tại các bến cá và các hộ ngư dân đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu thực hiện đề tài.
Xin cám ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã cùng trao đổi, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài.
Cho con gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng
con đến ngày khôn lớn và dạy dỗ con nên người.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về kiến thức, do bước đầu làm quen với
công việc nghiên cứu khoa học nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG


TRANG TỰA
TÓM TẮT…………………………………………………………………………...…ii
CẢM TẠ………………………………………………………………………………iii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………....iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG…………………………………………………………..vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ…………………………………………..…..viii
Chương 1. GIỚI THIỆU……..…………..…………………………………………..1
1.1

Đặt vấn đề………………………..………………………………………..1

1.2

Mục tiêu đề tài…………………………………………………………….2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………..………………………3
2.1

Giới thiệu khái quát về hồ chứa………………………..………………….3

2.1.1

Định nghĩa………………………………… .……………………………..3

2.1.2.

Nuôi cá ở hồ chứa……………………………………..…………………..3

2.1.3


Khai thác ở hồ chứa…………………………………….…………………4

2.2

Hồ Trị An………………………………………………...………………..4

2.2.1

Lịch sử hình thành hồ……………………………………..……………….4

2.2.2

Vị trí địa lý……………………………………………….………………..6

2.2.3

Đặc điểm khí hậu thủy văn…………………………………..…………….6

2.2.4

Địa chất thổ nhưỡng…………………………………………..…………...7

2.2.5

Chế độ thủy lý, hóa, sinh của hồ……………………………..……………8

2.2.6

Đặc tính thủy sinh vật…………………………………….……………….8


2.2.7.

Thảm thực vật…………………………………………….……………….9

2.2.8

Những hoạt động thủy sản của hồ………………………..………………..9

2.2.8.1

Nghề nuôi………………………………………………………….………9
iv


2.2.8.2

Khai thác thủy sản………………………………………………….…….10

2.2.9

Các cơ quan quản lý hoạt động thủy sản trên hồ Trị An………………....11

2.2.9.1

Trung tâm thủy sản Đồng Nai...................................................... ........... .11

2.2.9.2

Chi cục thủy sản Đồng Nai ……………………………………………13


Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………...……….14
3.1

Thời gian và địa điểm…………………………………………….……...14

3.2

Đối tượng điều tra

3.3

Phương pháp nghiên cứu …………………………………..…………….14

3.3.1

Phương pháp thu thập số liệu …………………………..………………..14

3.3.2

Phương pháp tính sản lượng cá khai thác……………..……....................15

3.4

Các chỉ tiêu theo dõi……………………………………………...………16

3.4.1

Thành phần loài cá………………………………………….……………16

3.4.2


Sản lượng cá khai thác………………………………………….………..16

3.5

Phương pháp xử lý số liệu………………………………………….....….16

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………...…………17
4.1

Thành phần loài cá ở hồ Trị An…………………………….....…………17

4.1.1

Thành phần loài cá được thả nuôi hằng năm………………………….…17

4.1.2

Thành phần loài cá tự nhiên năm 2008 với 1983 …..................................18

4.1.3

Thông tin về một số loài cá khai thác được ở Hồ Trị An...........................24

4.2

Sản lượng khai thác…………………………………………………..…..30

4.2.1


Sản lượng khai thác theo Trung Tâm Thủy Sản Đồng Nai….. …….……30

4.2.1.1

Sản lượng khai thác cá thả nuôi…………………….……………………31

4.2.1.2

Sản lượng khai thác cá tự nhiên………………………………….………33

4.2.2

Sản lượng khai thác sản lượng khai thác theo phiếu điều tra……….……35

4.2.2.1

Nhóm thành phần cá thả nuôi…………………………………….………36

4.2.2.1.1

Cá rô phi..……………………………...…………………………………36

4.2.2.1.2

Cá chép……………………………………………………………...……36
v


4.2.3.2


Nhóm thành phần cá tự nhiên……………………………………………37

4.2.3.2.1

Cá mè vinh………………………………………………………….....…37

4.2.3.2.2

Cá trèn……………………………………………………………………38

4.2.3.2.3

Cá leo…………………………………………………………...……..…39

4.2.3.2.4

Cá lăng…………………………………………………………...………39

4.2.3.2.5

Cá lóc…………………………………………………………….………40

4.2.3.2.6

Cá bống tượng……………………………………………………………41

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………………..…………42
5.1

Kết luận……………………………………………………...……...……42


5.2

Đề nghị…………………………………………………………...………42

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..43
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Các thông số chính của hồ Trị An………………………………..5

Bảng 2.2

Các thông số môi trường hồ Trị An……………………………...8

Bảng 2.3

Số lựợng giống sổ sung và sản lượng khai thác hồ Trị An
qua các năm……………………………………………………..12


Bảng 4.1

Thành phần loài cá được thả nuôi trong hồ Trị An……………..17

Bảng 4.2

Thành phần loài cá tự nhiên năm 1983 và 2008……………….18

Bảng 4.3

Mùa vụ khai thác một số loài cá ..................................................24

Bảng 4.4

Tỷ lệ đánh giá cá rô phi…………………………………………36

Bảng 4.5

Tỷ lệ đánh giá cá chép…………………………………………..36

Bảng 4.6

Tỷ lệ đánh giá cá mè vinh............................................................37

Bảng 4.7

Tỷ lệ đánh giá cá trèn…………………………………………...38

Bảng 4.8


Tỷ lệ đánh giá cá leo……………………………………………39

Bảng 4.9

Tỷ lệ đánh giá cá lăng…………………………………………..39

Bảng 4.10

Tỷ lệ đánh giá cá lóc……………………………………………40

Bảng 4.11

Tỷ lệ đánh giá cá bống tượng…………………………………...41

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1

Bản đồ Hồ Trị An………………………………………………..4


Hình 4.1

Cyprinus carpio…………………………………………………….....24

Hình 4.2

Oreochromis spp..........................................................................25

Hình.4.3

Ctenopharyngodon idellus...........................................................25

Hình 4.4

Cirrhinus mrigala.........................................................................25

Hình 4.5

Labeo rohita.................................................................................25

Hình 4.6

Aristichthys nobilis.......................................................................26

Hình 4.7

Cichla ocellaris.............................................................................26

Hình 4.8


Cyclocheilichthys repasson……………………………………..26

Hình 4.9

Oxyeleotris marmoratus...............................................................27

Hình 4.10

Mystus mysticentus……………………………………………...27

Hình 4.12

Wallago attu…………………………………………………………...27

Hình 4.11

Masrognathus………………………………………………………….27

Hình 4.13

Channa striata ………………………………………………….28

Hình 4.14

Labiobarbus spilopleura ……………………………………….28

Hình 4.15

Mystus sp......................................................................................28


Hình 4.16

Morulius ......................................................................................28

Hình 4.17

Hyporhamphus unifasciatus.........................................................29

Hình 4.18

Notopterus notopterus..................................................................29

Hình 4.19

Ompok bimaculatus……………………………………………..29

Hình 4.20

Clarias sp ....................................................................................29

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG


Biểu đồ 4.1

Ảnh hưởng của việc thả giống đến sản lượng
khai thác hàng năm ……………………………………………..31

Biểu đồ 4.2.

Sản lượng cá khai thác tự nhiên ………………………………..34

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Khi đề cập đến thủy vực hồ chứa, thường người ta nhằm vào mục đích chính là
tích nước cho hoạt động thủy điện, thủy lợi hoặc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Việt Nam được biết có hơn 4.000 hồ chứa lớn nhỏ với tổng diện tích khoảng 340.000
ha (Nguyễn Thị Diệu Hiền, 2005).Với một diện tích rộng lớn như thế nghề cá hồ chứa
đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản nước ta. Hàng năm, các hồ chứa cung
cấp một lượng sản phẩm thủy sản đáng kể được tiêu thụ trên thị trường, mang lại lợi
nhuận cho ngư dân hoạt động thủy sản trên hồ, đồng thời giải quyết việc làm cho rất
nhiều lao động.
Hồ Trị An với diện tích khoảng 32.400 ha. Hồ được hình thành sau khi ngăn
dòng sông Đồng Nai (tháng 7/1987) và bắt đầu dâng nước vào (tháng 10/1987). Về
mặt tự nhiên, hồ Trị An được xây dựng để làm thủy điện và cấp nước sinh hoạt cho cư
dân khu vực hạ lưu sông Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Về mặt kinh tế và xã
hội, ngay từ những năm đầu mới ngập nước (1987 - 1988) đã cho thấy nguồn lợi thủy
sản trong hồ phát triển dồi dào nên đã thu hút một lượng ngư dân các tỉnh thành trong

cả nước, cùng với Việt kiều Campuchia về đây sinh sống và tham gia hoạt động khai
thác và nuôi thủy sản trên hồ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhu cầu khai thác thủy sản cùng với lượng
ngư dân tham gia khai thác và hoạt động nghề cấm ngày càng gia tăng, diễn biến phức
tạp hơn đã làm cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong hồ càng giảm sút nghiêm trọng,
cạn kiệt, tình hình an ninh xã hội ven hồ ngày càng nảy sinh phức tạp. Trung tâm Thủy
sản Đồng Nai, đại diện cho ngành chức năng của tỉnh, với công tác quản lý và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản đã chủ động can thiệp bằng cách thả bổ sung nguồn cá giống hằng
1


năm vào hồ như: mè trắng, mè hoa, trôi, trắm cỏ v.v… là những loài cá ăn thực vật và
trong đó chiếm một tỉ lệ không nhỏ là các loài cá có khả năng tự sinh sản trong hồ
(chép, mè vinh, rô phi…) để đáp ứng nhu cầu khai thác cho ngư dân. Từ đó, đã làm
ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nơi cư trú cũng như làm biến động sản lượng quần
đàn và thành phần loài cá tự nhiên vốn có của lòng hồ. Đây cũng có thể là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là những loài cá
có giá trị kinh tế trên hồ.
Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường
Đại Học Nông Lâm - Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
sản lượng khai thác một số loài cá từ năm 1995 – 2007 và thành phần loài cá năm
2008 ở hồ Trị An tỉnh Đồng Nai” với mong muốn được góp một phần công sức của
mình vào công cuộc tìm ra giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng như
bảo vệ môi trường thân thiện vốn có của lòng hồ.
1.2 Mục tiêu đề tài
Để tạo cơ sơ dữ liệu giúp cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản được tốt hơn đề tài được thực hiện với mục tiêu cụ thể sau:
-

Đánh giá thành phần loài cá của hồ Trị An vào năm 2008


-

Đánh giá sự biến động sản lượng khai thác đối với các loài cá chép, mè vinh,
rô phi, trèn, leo, bống tượng, lăng, lóc từ năm 1995 đến 2007.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về hồ chứa
2.1.1 Định nghĩa
Hồ chứa là những thủy vực trong nội địa do con người tạo ra bằng cách đắp đập
ngăn dòng chảy của sông, suối. Hồ chứa là một vùng nước đặc biệt vừa mang tính chất
nước đứng vừa mang tính chất nước chảy, hình thái phức tạp và mang nhiều đặc điểm
khác với sông ngòi và hồ tự nhiên. Nó là loại hình công trình có khả năng sử dụng tài
nguyên nước phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế khác nhau như: thủy lợi, thủy
điện, du lịch, cấp nước phục vụ dân sinh, …. Ngoài các lợi ích trên, hồ chứa còn là nơi
sinh sống của các loài thủy sản, đem lại lợi ích về cung cấp thực phẩm cho con người.
Do đó có thể nói hồ chứa là loại hình công trình có rất nhiều ưu điểm đã và đang được
phát triển mạnh ở nước ta.
2.1.2. Nuôi cá ở hồ chứa
Việc thả cá trong hồ chứa được xem là phương thức cổ truyền nhất trong việc
nuôi thả cá quảng canh cũng như quản lý tập trung nghề khai thác cá trong các hồ
chứa. Khi hồ chứa được đắp đập ngăn sông, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh sản tự nhiên
cũng như sự di cư sinh sản tìm bãi đẻ của cá trong hồ và khi nguồn lợi thủy sản bị khai
thác quá mức qui định thì việc thả cá bổ sung vào hồ càng trở nên hữu ích và cần thiết.
Theo Craig và Bodaly, 1988 (trích từ Vũ Cẩm Lương, 2007), có ba hình thức thả cá
trong hồ chứa như sau:

 thả giới thiệu loài cá mới
 thả để duy trì một số loài cá bị hạn chế, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc khôngcòn
khả năng sinh sản tự nhiên trong hồ
 thả để gia tăng sản lượng đàn cá tự nhiên hiện hữu
Theo Vũ Cẩm Lương (2007), ngoài phương thức thả cá vào hồ chứa, còn có ba
mô hình nuôi cá hồ chứa cơ bản, bao gồm: nuôi bè, nuôi lồng và nuôi eo ngách. Trong
ba hình thức nuôi này, việc nuôi bè càng trở nên phổ biến đối với các hồ chứa. Sự gia
3


tăng quá mức số lượng bè nuôi trên các hồ chứa đã tác động tiêu cực đến nguồn lợi
thủy sản và môi trường tự nhiên của lòng hồ. Việc nuôi eo ngách và nuôi lồng mặc dù
mang tính thân thiện với môi trường nhưng nó cũng gồm cả sự xâm lấn, chiếm dụng
mặt nước công cộng và các bãi đẻ tự nhiên của cá, đắp chắn eo ngách làm ao nuôi cá
nên không được chú trọng để phát triển.
2.1.3 Khai thác ở hồ chứa
Khai thác thủy sản hồ chứa chủ yếu vẫn là khai thác đàn cá thiên nhiên có sẵn
trong hồ hoặc từ nguồn cá giống được thả bổ sung hằng năm. Tình hình khai thác thủy
sản trên các hồ chứa chưa được giám sát và quản lý tích cực phù hợp, một số lớn hộ
dân vẫn lén lút sử dụng những loại ngư cụ cấm như: rà điện, chất nổ, lưới mùng v.v…
làm cho sản lượng khai thác đàn cá tự nhiên cũng như số lượng cá đạt kích thước lớn
đã giảm đáng kể theo thời gian
2.2 Hồ Trị An

Hình 2.1. Bản đồ hồ Trị An
2.2.1 Lịch sử hình thành hồ
Hồ Trị An được hình thành do xây đập ngăn dòng sông Đồng Nai (tháng
7/1987) tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu và bắt đầu dâng nước (tháng 10/1987).
4



Thượng lưu của hồ là nơi hợp lưu giữa sông Đồng Nai và sông La Ngà. Ngoài ra, còn
có một số suối nhỏ chảy vào hồ như: suối Cái Nha, suối Bún, suối Sa Mách, suối
Trâu… Hồ được thành lập với nhiệm vụ tích nước phục vụ cho thủy điện và cung cấp
nước sinh hoạt cho cư dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Ngoài ra, hồ
còn kết hợp hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản tự nhiên nhằm phục
vụ nhu cầu đời sống, giải quyết việc làm của cư dân sống ven hồ và phát triển kinh tế
của tỉnh Đồng Nai
Công trình thủy điện được khởi công và xây dựng năm 1982 và chính thức đưa
vào vận hành máy vào năm 1988, trong đó hồ chứa nước được xây dựng xong và bắt
đầu tích nước vào năm 1987. Công trình với bốn tổ máy có công suất 400MW, sản
lượng điện hàng năm là 1,7 tỷ KW cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh và một số
tỉnh lân cận.
Bảng 2.1 Các thông số chính của hồ
Chiều dài trung bình

: 43,5 km

Chiều rộng trung bình

: 7,5 km

Độ sâu lớn nhất

: 34 m

Độ sâu trung bình

: 10 – 12 m


Diện tích ngập nước vào mùa mưa

: 32.400 ha (cao trình Coste 62)

Diện tích ngập nước vào mùa khô

: 7.500 ha (cao trình Coste 48)

Diện tích mặt nước sử dụng có hiệu quả

: 25.000 ha (cao trình Coste 56)

Mực nước cao nhất (so với mặt nước biển)

: 63,9 m

Mực nước thấp nhất (so với mặt nước biển)

: 49 m

Mực nước trung bình (so với mặt nước biển)

: 62 m

Lưu tốc bề mặt trung bình vào mùa khô

: 0,6-0,9 m/s

Lưu tốc bề mặt trung bình vào mùa mưa


: 0,8-1,2 m/s

Lưu lượng nước trung bình

: 477 m3/s

Lưu lượng xả thiết kế

: 21.000 m3/s

Dung tích toàn hồ

: 2.760 tỷ m3

Dung tích hữu ích

: 2.754 tỷ m3

(Nguồn: CCBVNLTS tỉnh Đồng Nai, 2001).

5


2.2.2 Vị trí địa lý
Hồ nằm ở vị trí tọa độ: 11o 09’36”độ vĩ Bắc và 107o08’24” độ kinh Đông. Hồ
cách thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai 40km và cách thành phố Hồ Chí Minh 70
km. Hồ thuộc địa phận của ba huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất và Định Quán – tỉnh
Đồng Nai theo ranh giới như sau:
-


Phía Đông giáp xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Phú Ngọc thuộc huyện Định

Quán.
-

Phía Tây giáp Nhà máy Thủy Điện Trị An và thị trấn Vĩnh An thuộc huyện

Vĩnh Cửu.
-

Phía Nam giáp xã Gia Tân, xã Cây Gáo thuộc huyện Thống Nhất.
Phía Bắc giáp Lâm trường Mã Đà, Lâm trường Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh

Cửu. (Nguồn: CCBVNLTS tỉnh Đồng Nai, 2001).
2.2.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Khí hậu vùng hồ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia hai mùa rõ rệt
(Phùng Chí Sỹ, 2007):
-

Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 11 do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, khí

hậu ẩm ướt, lượng nước lớn nhờ lượng mưa nhiều (chiếm 90 – 95% lượng mưa cả
năm). Lưu tốc dòng chảy trung bình từ 0,6 - 1m/s.
-

Mùa cạn: từ tháng 12 đến tháng 5 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên gần

như không có mưa hoặc lượng mưa rất nhỏ (chiếm 5 - 10% lượng mưa cả năm), cạn
nhất vào tháng 5 đến tháng 6. Lưu lốc dòng chảy trung bình từ: 0,3 - 0,5m/s.
-


Nhiệt độ thay đổi theo không gian nhất là theo độ cao. Nhiệt độ cao nhất ở khu

vực hạ lưu (25,8oC), thấp nhất ở khu vực thượng nguồn (17,9 oC), trung lưu (19,7 oC).
Trong năm, nhiệt độ thường cao vào các tháng 3, 4, 5 và thấp vào các tháng 12 và 1.
Biên độ chênh lệch nhiệt độ bình quân tháng trong năm khoảng 3,5 - 3,7oC; chênh
lệch ngày và đêm khoảng 10oC.
-

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2200 mm phân bố không đều theo

không gian, mưa nhiều từ vùng cao nguyên Bảo Lộc (2779 mm), mưa ít ở khu vực Di
Linh (1717 mm)
 Số ngày mưa : 130 - 150 ngày/năm
 Số ngày nắng: 110 - 112 ngày/năm
6


-

Độ ẩm tương đối của không khí tỉ lệ thuận với lượng hơi nước và tỉ lệ nghịch

với nhiệt độ của không khí cho nên độ ẩm của hồ còn phụ thuộc vào thời tiết mùa mưa
hay mùa khô.
 Độ ẩm tương đối vào mùa mưa : 86 - 87%
 Độ ẩm tương đối vào mùa nắng: 74 - 77%
Trong năm, các tháng ẩm nhất thường là 8 và 9 với độ ẩm bình quân: 88 - 92%;
các tháng khô nhất thường là tháng 2 và 3 với độ ẩm bình quân: 72 - 80%.
-


Chế độ gió: trong năm có hai mùa gió gồm:
 Gió mùa mùa hạ: hoạt động từ các tháng 5 đến tháng 10, Tây và Tây Nam
với tốc độ gió bình quân là 2,5 m/s (thượng lưu); 1,4 m/s (trung lưu); 1,7
m/s (hạ lưu).
 Gió mùa mùa đông: hoạt động vào các tháng còn lại (từ tháng 11 đến tháng
6), hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Bắc ở thượng lưu (2,1 m/s);
trung lưu (1,1 m/s) và Đông Nam ở hạ lưu (1,3 m/s).

-

Chế độ bốc hơi: sự bốc hơi nước mạnh nhất vào các tháng mùa khô (nhất là

tháng 2 và 3) sau đó giảm dần đến các tháng mùa mưa (tháng 8 và 9). Chế độ bốc hơi
bình quân ở thượng nguồn là 4,6 mm/s, trung lưu là 1,7 mm/s, hạ lưu là 3,0 mm/s.
-

Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm là 1990 giờ ở vùng trung

lưu và 2250 giờ ở thượng nguồn.
Ảnh hưởng của bão: lưu vực Trị An hầu như chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
mà chỉ xuất hiện những trận mưa to kéo dài và rơi trên diện rộng
2.2.4 Địa chất thổ nhưỡng
Nền đáy hồ trước đây là rừng núi, gò đồi, chất đất ở hạ lưu hồ là đất sét pha sỏi,
ở trung và hạ lưu là đất thịt. Hiện nay, nền đáy được bồi bằng một lớp đất phù sa và
đất đảo đa phần bị xói mòn lớp đất tầng mặt (Phùng Chí Sỹ, 2007).

7


2.2.5 Chế độ thủy lý, hóa, sinh của hồ

Các thông số môi trường của hồ Trị An được thống kê (bảng 2.9) như sau:
Bảng 2.2 Các thông số môi trường của hồ Trị An
Nhiệt độ

: 29,3oC

pH

: 7,2

Độ trong

: 7,2 cm

Oxy hòa tan

: 5,0 mg/l

Độ mặn

: 4 ppt

Độ kiềm

: 17,4 mg CaCO3

Nitrite

: 0,0005 mg/l


Ammonia tổng cộng

: 0,77 mg/l

Phosphat hòa tan

: 0,17 mg/l

(Nguồn: CCBVNLTS tỉnh Đồng Nai, 2001).
Hàm lượng chất dinh dưỡng hòa tan: mùa mưa cao hơn mùa khô, nhờ lượng
phù sa và mùn bã hữu cơ từ các sông suối đổ về cùng với sự phân hủy các thảm cỏ của
hồ khi bị ngập nước. Từ quá trình hình thành, hồ Trị An ngày càng trở nên giàu các
chất khoáng. Đây là điều kiện thuận lợi cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên phát triển.
Hàm lượng chất dinh dưỡng ở tầng mặt thấp hơn ở tầng sâu do chất dinh dưỡng
ở tầng mặt được phiêu sinh thực vật sử dụng nhiều
Hàm lượng muối dinh dưỡng ở tầng mặt thấp. Không có hiện tượng phân tầng
nhiệt độ và oxy hoà tan theo độ sâu liên quan đến chế độ thủy học của hồ, đặc biệt
không có sự sai biệt lớn giữa vận tốc dòng nước ở tầng mặt và tầng đáy.
2.2.6 Đặc tính thủy sinh vật
Phiêu sinh thực vật ( Phytoplankton)
Có đến 97 loài thuộc 6 nghành, mật độ tảo biến động từ 560.000 – 4.000.000 cá
thể/lít, trong đó các nghành tảo lục, tảo silic, tảo lam chiếm ưu thế. Đó là thành phần
thức ăn có độ dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá.
Phiêu sinh động vật ( zooplankton )
Có 32 loài trong đó nhóm luân trùng chiếm ưu thế. Mật độ bình quân đạt
18.370 – 75.000 con/m3.
Động vật đáy ( zoobenthos)
8



Gồm 6 loài thuộc 3 nhóm: 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ, ấu trùng côn trùng. Mật độ
đạt 175 - 200 con/m2 và khối lượng 100mg/m2.
(Nguồn Phùng Chí Sỹ, 2007)
2.2.7.Thảm thực vật
Thảm thực vật ở lưu vực Đồng Nai rất đa dạng: với độ cao trên 500m chủ yếu
là rừng thông lá kim, khu vực thấp hơn là rừng lá to và rừng tre. Ở các bãi là các loại
bụi, lùm (cây mai dương). Tại khu vực ven bờ, trên các khu đất trống có dộ dốc nhỏ và
thoải là các khu canh tác nông nghiệp (trồng chè, cà phê, rau màu, xoài, bưởi v.v…) (
Phùng Chí Sỹ, 2007).
2.2.8 Những hoạt động thủy sản của hồ
2.2.8.1 Nghề nuôi
a/ Nuôi thả cá trên diện tích mặt nước lớn
Nhằm tận dụng nguồn nước tự nhiên và góp phần làm sạch môi trường lòng hồ
bằng con đường sinh học, trong hai năm 1988 - 1989, UBND tỉnh Đồng Nai, bằng
nguồn vốn ngân sách đã thả 7 triệu con cá giống (cỡ 8 - 12cm) gồm: mè hoa, mè trắng,
trôi Ấn Độ ... Do ở giai đoạn đầu ngập nước, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên cá
thả lớn nhanh, sau 8 tháng cá mè trắng đạt trọng lượng từ 1,2 – 2kg/con; cá mè hoa đạt
từ 2 - 5 kg/con; cá trôi Ấn Độ đạt 1kg/con.
Từ năm 1995, bằng nguồn vốn tự cân đối từ nguồn thu hợp đồng khai thác với
ngư dân, Trung tâm thủy sản đã thả vào hồ các loại giống cá: mè, trôi, chép, mè vinh,
... Những năm về sau, ngoài việc thả các đối tượng cá ăn lọc (sinh vật phù du, mùn bã
hữu cơ có tác dụng làm sạch môi trường nước), Trung tâm thủy sản còn thả các loài cá
có khả năng sinh sản trong hồ nhằm tăng sản lượng khai thác
b/ Nuôi eo ngách
Đây là hình thức mới do tư nhân tiến hành và hình thành những năm gần đây.
Họ trúng thầu và nhận thầu tại một eo ngách nào đó rồi nhận đăng chắn và thả con
giống bổ sung. Đến mùa khô khi nước rút thì tiến hành thu hoạch. Cá bị chặn lại nên
hầu như thu hoạch triệt để. Đây là hình thức nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Tính đến
năm 2003 thì hồ có 21 eo ngách với tổng diện tích 367ha được đề xuất cho tư nhân
hợp đồng. Nhưng hiện nay nghề này đang tạm ngưng do nhiều nguyên nhân phức tạp.


9


c/ Nuôi cá bè
Việc nuôi cá bè trên hồ Trị An đã được hình thành từ năm 1990. Bè được đóng
bằng gỗ kích thước tuỳ theo nguồn vốn, cỡ bè phổ biến lúc này là: 4m x 6m x 1,5m.
Có 149 bè nuôi cá với đối tượng nuôi là: lóc bông (75 bè), bống tượng (35 bè), trê Lai
(38 bè), rô phi (1 bè ). Nguồn thức ăn là cá tạp khai thác tại chổ. Sản lượng bình quân
0,5 - 1tấn/năm /bè. Số lượng bè ngày càng phát triển đến thời điểm năm 1998 là 1.074
bè.
Do số lượng bè nhiều, tập trung thành từng cụm nên đã xảy ra tình trạng ô
nhiểm cục bộ tại một số khu vực nuôi như cầu La Ngà, Phú Lý, Suối Tượng. Trứơc
tình hình đó UBND tỉnh Đồng Nai đã triển khai dự án tái định cư ngư dân cá bè trên
hồ Trị An nhằm giảm số lượng và chuyển một bộ phận ngư dân lên bờ để bố trí ở và
chuyển đổi nghề nên số lượng bè đã giảm đến năm 2005 là 782 bè, tháng 12/2006 là
699 bè.
Mức nước ở hồ Trị An thường biến động nhiều trong năm nên khu vực neo đậu
bè cũng luôn thay đổi nhưng nhìn chung số lượng bè vẫn tập trung nhiều ở khu vực
huyện Định Quán dọc theo hai bờ sông La Ngà thuộc xã Phú Ngọc và La Ngà (do nơi
đây thuận tiện giao thông, kín gió và dòng chảy ổn định).
Xu hướng nuôi bè vào những năm gần đây đang có chiều hướng giảm do nguồn
nước bị ô nhiểm và nguồn cá mồi giảm. Đối tượng chủ yếu là cá rô phi đỏ (điêu hồng),
chép, lóc và một số loài đặc sản khác như lăng, chình,…Việc sử dụng thức ăn cho cá
cũng đã được chuyển dần từ thức ăn tươi sống sang thức ăn được hấp chín và thức ăn
viên. Tổng sản lượng cá nuôi bè hàng năm đạt xấp xỉ 1700 tấn, số lao động nuôi
khoảng 1500 người.
Công tác quản lý đối tượng nuôi, khu vực neo đậu bè, thức ăn, thuốc, dịch bệnh
cá chưa được cơ quan chức năng quan tâm đúng mức. Việc quản lý các bè cá hiện nay
vẫn là mục tiêu không cho phát sinh thêm các bè nuôi mới chờ quy hoạch vùng nuôi.

(Nguồn: Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Đồng Nai, 2007)
2.2.8.2.Khai thác thủy sản
Lực lượng tham gia khai thác chủ yếu là ngư dân, họ đến đ ây từ nhiều nơi và
rất đông Việt kiều trở về từ Campuchia (khoảng 80%) đến sinh sống. Đa số họ đều có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trong đó có khoảng 50% số hộ ngư dân không có đất đai
10


để canh tác nông nghiệp, đời sống của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai
thác thủy sản trên hồ. Vào năm 1993, chỉ có khoảng 300 hộ khai thác, đến năm 2000
số hộ khai thác là 1.078 hộ với khoảng 6.000 nhân khẩu. Hiện nay, đã có hơn 1.100
hộ, nhưng chỉ có khoảng 884 hộ có đăng ký hợp đồng khai thác với Trung tâm thủy
sản Đồng Nai.
Một số ngư cụ tiêu biểu được sử dụng ở hồ Trị An như: lợp tép, lưới rê ba lớp,
câu giăng, chài quăng, chài rê, xúc dồn (ủi dồn), lưới kéo cải tiến, lưới đèn măng sông.
Một số ngư cụ cấm như: chất nổ, các loại lưới rê có kích thước mắt lưới 2a < 4cm, lưới
dớn, đăng chắn eo ngách, chà, rà điện... vẫn có một số ít ngư dân lén lút sử dụng.
2.2.9 Các cơ quan quản lý hoạt động thủy sản trên hồ Trị An
2.2.9.1 Trung tâm thủy sản Đồng Nai
Từ khi hồ Trị An được thành lập, năm 1989 Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã
quyết định thành lập Công ty quản lý kinh doanh tổng hợp hồ Trị An. Đến tháng 12
năm 1993 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai lại ra quyết định đổi tên thành Công ty
Thủy sản Đồng Nai và đến cuối tháng 12 năm 2003 lại chuyển đổi thành đơn vị sự
nghiệp có thu là Trung tâm Thủy sản Đồng Nai. Nhiệm vụ của Trung tâm là: sản xuất,
cung cấp con giống, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, quản lý khai thác và tất cả các
hoạt động thủy sản trên diện tích hồ Trị An. Bên cạnh đó Trung tâm còn có nhiệm vụ
thả cá giống bổ sung vào hồ hàng năm để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên nằm nâng
cao sản lượng thủy sản của hồ. Cá loài cá được thả gồm: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ,
chép, trôi, mè vinh, rô phi, ...


11


Bảng 2.3 Số lựong giống bổ sung và sản lượng khai thác hồ Trị An qua các năm
Năm

Số lượng giống thả (con)

Sản lượng khai thác (tấn)

1988

7.000.000

1995

1.343.000

1.126

1996

1.900.000

1.475

1997

5.006.000


1.696

1998

0

1.270

1999

1.200.000

1.909

2000

1.200.000

3001

2001

1.200.000

3.203

2002

1.170.000


2.862

2003

868.000

2.903

2004

0

3.246

2005

0

2.832

2006

500.000

3.358

2007

982.825


2837

( Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Trung tâm thủy sản Đồng Nai)
Việc khai thác thuỷ sản trên hồ được hợp đồng thông qua hình thức ăn chia sản
phẩm với ngư dân (sản phẩm được quy đổi thành tiền). Về mức thu theo công văn số
277/UBT ngày 13/06/1987của UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Tài Chính, Bộ Thủy sản, đại
diện các ban ngành của tỉnh và UBND các huyện đối với cá thả nuôi thu 50%, cá tự
nhiên thu 25% sản lượng đánh bắt. Từ năm 1999 đến nay, Trung tâm thu 30% đối với
cá nuôi, 15% đối với cá tự nhiên. Song trên thực tế, việc giám sát sản lượng đánh bắt
bao gồm cả cá tự nhiên và cá được thả bổ sung, Trung tâm đã không quản lý được.
Chính vì thế Trung tâm đã tính toán mức thu bình quân cho từng loại ngư cụ trên một
đơn vị thuyền nghề và có thay đổi theo mùa vụ. (Nguồn: Sở Khoa Học và Công Nghệ
tỉnh Đồng Nai, 2007).
Trung tâm tổ chức mạng lưới chốt ghi thu tại các địa điểm cố định nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho ngư dân đến giao nộp giá trị ăn chia sản phẩm khai thác.Mỗi
tháng Trung tâm theo đợt, mỗi đợt 10 ngày, vào các ngày 04, 05, 06, 14, 15, 16, 24,
12


25, 26 trong tháng. Trung tâm còn được trang bị 2 canô và 5 tàu gỗ làm công tác bảo
vệ và làm nhiệm vụ ghi thu, hỗ trợ bảo vệ, trực tiếp bắt giữ và xử phạt những ngư dân
vi phạm trong khai thác. Nhờ có các hoạt động quản lý của Trung tâm mà việc đánh
bắt thủy sản bằng các loại ngư cụ cấm đã giảm nhiều so với trước đây
2.2.9.2 Chi cục thủy sản Đồng Nai
Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1994 với
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tham mưu cho Sở
NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản và phối hợp
với Thanh tra Sở NN&PTNT, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan kiểm
tra hoạt động thủy sản trên hồ.
Trực thuộc Chi cục có hai trạm đặt ở địa phương trong đó một trạm đặt ở hồ Trị

An được gọi là Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Trị An. Trạm được trang bị tàu và
canô để tiện việc quản lý và kiểm tra các phương tiện khai thác thủy sản trên hồ. Trạm
có mạng lưới cộng tác viên ở các xã ven hồ để trực tiếp quản lý hoạt động khai thác,
kiểm tra tàu thuyền, tuyên truyền việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đồng thời trực tiếp
bắt giữ và xử phạt những ngư dân vi phạm trong khai thác thủy sản. Ngoài ra, Chi cục
còn phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an đường thủy, chính quyền địa
phương để tổ chức các đợt kiểm tra ngăn chặn các hoạt động nghề cấm như ngư cụ có
mắt lưới nhỏ, xung điện … đây là nhưng loại nghề có tính hủy diệt làm cạn kiệt nguồn
lợi thủy sản.
Nhìn chung, nhờ có sự quản lý của các cơ quan chức năng nêu trên mà tình
hình sử dụng các ngư cụ trái quy định đã giảm nhiều, góp phần bảo vệ và nâng cao
nguồn lợi thủy sản hồ. Song vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phối hợp quản lý do
nhiều nguyên nhân khác nhau.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Thời gian và địa điểm
- Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2007
- Địa điểm: Hồ Trị An
3.2 Đối tượng điều tra.
Chúng tôi tiến hành điều tra tổng cộng được 34 nguời bao gồm các đối tuợng sau:
 Người buôn bán cá trên hồ từ năm 1995 đến nay
 Các cán bộ ở Trung Tâm, Chi Cục Thủy Sản Đồng Nai làm việc trên hồ từ
năm 1995 đến nay.
 Những ngư dân khai thác trên hồ từ 1995 đến nay
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp đã được thống kê từ Trung tâm thủy sản Đồng Nai và
Chi Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đồng Nai thông qua sản lượng cá được đánh bắt
năm 1995 đến năm 2007.
Thu thập các số liệu về bản đồ, các số liệu thống kê, các báo cáo định hướng
phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Trị An, các báo cáo kinh tế - xã hội có liên quan đến
đời sống và tập quán khai thác, đánh bắt của ngư dân sống vùng ven hồ.
 Thu thập số liệu sơ cấp
Phiếu điều tra (phụ lục 3) cho sản lượng cá khai thác trên hồ của 8 loài được
soạn thảo, thu thập số liệu đối với từng loài cá về năng suất bình quân, sản lượng bình
quân theo năm, sản lượng khai thác cao nhất, trung bình và thấp nhất ứng với loài cá
qua các năm thu thập số liệu tại 6 bến cá xung quanh hồ. Cụ thể các bến cá Phú
Cường, La Ngà, Suối Tượng, Ấp 1, Trung Tâm và Đồi Cá.

14


Ngoài những địa điểm bến cá trên hồ, chúng tôi cũng khảo sát và thu thập số
liệu tại những khu vực thu mua cá với quy mô nhỏ và sản lượng nhỏ hơn so với các
bến cá, điển hình là một số điểm thu mua cá ở các xã: Châu Thành, Hóc Môn… thuộc
huyện Phú Lý, tỉnh Đồng Nai.
3.3.2 Phương pháp tính sản lượng cá khai thác
Tính sản lượng dựa phiếu thu thuế của Trung tâm Thủy sản Đồng Nai
Sản lượng khai thác được tính dựa vào biểu giá thu khai thác hàng tháng trên hồ
Trị An của Trung tâm thủy sản Đồng Nai và dựa vào tính chất từng loại ngư cụ để tính
sản lượng của từng loài cá từ năm 1995 đến 2007.
SLKT

=


TSP * Doanh thu * 10/(Giá trung bình * Tỉ lệ thu)

Giải thích:
-

SLKT là tổng sản lượng khai thác hàng năm của từng loại ngư cụ

-

TSP là tổng số phiếu mà Trung tâm đã thu được cho từng loại ngư cụ

-

Doanh thu là số tiền thuế Trung tâm thủy sản thu cho mỗi loại ngư cụ

-

Giá trung bình là số tiền trung bình tương ứng với giá trị của 1 kg cá của những

loài cá mà ngư cụ đó khai thác được.
-

Tỉ lệ thu là tỉ lệ sản phẩm mà UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Trung tâm thu

trên sản lượng khai thác của 1 đơn vị thuyền nghề là 15%.
-

10 là số ngày được phép khai thác cho mỗi phiếu
Chúng tôi cũng dựa vào đặc tính của mỗi loại ngư cụ, để tính sản lượng trung


bình cho mỗi loài cá chúng tôi chia cho đều theo những loài cá mà ngư cụ đó khai thác
được. Những ngư cụ khai thác của các loài cá là
- Cá chép là lưới gân 4 – 6, lưới mành, chài rê, vó không đèn, lưới rê ba lớp.
- Cá rô phi: lưới gân 4 – 6, lưới gân 7 – 14; lưới kéo bãi.
- Cá mè vinh: lưới gân 4 – 6.
- Cá trèn: lưới xúc cá Kìm, cá Trèn
- Cá lăng: câu giăng, vó không đèn, chụp chà.
- Cá leo: câu giăng, vó không đèn, lưới mành, chụp chà, chài rê.
- Cá lóc: câu giăng, chài rê
15


×