Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO ỐC HƯƠNG (Babylonia areolata Link 1807) TẠI THÔN XUÂN TỰ, XÃ VẠN HƯNG, HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.31 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO ỐC HƯƠNG
(Babylonia areolata Link 1807)
TẠI THÔN XUÂN TỰ, XÃ VẠN HƯNG, HUYỆN VẠN NINH,
TỈNH KHÁNH HOÀ

Họ và tên sinh viên: ĐỖ VĂN ÚT
Ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 9/2008


SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO ỐC HƯƠNG
(Babylonia areolata Link 1807)
TẠI THÔN XUÂN TỰ, XÃ VẠN HƯNG, HUYỆN VẠN NINH,
TỈNH KHÁNH HOÀ.

Tác giả

ĐỖ VĂN ÚT

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ Sư ngành
Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Giáo viên hướng dẫn:


Ths. Trần Văn Phát

Tháng 9 năm 2008


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức khoa học
cho tôi trong suốt thời gian học.
Xin gởi lời biết ơn đến Thầy Trần Văn Phát đã hướng dẫn chúng tôi trong thời gian
làm đề tài tốt nghiệp.
Ông Lê Văn Tòng cùng anh em trong trại giống đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị, các bạn bè sinh viên
trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Do thời gian thực tập có hạn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kiến thức còn hạn chế
nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong sự đóng góp ý
kiến của quý Thầy Cô, anh chị và các đồng nghiệp để cuốn luận văn tốt nghiệp hoàn
chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Sản xuất giống nhân tạo ốc hương (Babylonia areolata Link 1807) tại
thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện từ tháng
4 – 8 năm 2008. Quy trình sản xuất giống nhân tạo ốc hương ít thay nước sử dụng hoàn
toàn thức ăn tổng hợp trong ương ấu trùng bơi. Bao gồm 4 giai đoạn:

Ốc bố mẹ có chiều cao 48 mm – 85 mm. Ốc được nuôi vỗ trong bể xi măng, mật
độ trung bình 45 – 60 con/m2. Cho ăn thức ăn tươi sống như ghẹ, tôm, nhuyễn thể hai
mảnh vỏ... Lượng cho ăn hàng ngày khoảng 5 – 7% trọng lượng ốc.
Thu trứng vào buổi sáng, 2 – 4 ngày/lần. Mỗi ốc mẹ đẻ khoảng 19 – 56 bọc trứng,
mỗi bọc có khoảng 543 – 928 trứng.
Mật độ ương ấu trùng bơi 120 – 140 con/L. Cho ăn bằng thức ăn tổng hợp. Sau 9 –
10 ngày ương thì bắt đầu biến thái. Thời gian ương 14 – 16 ngày.
Mật độ ương ốc con 20.000 – 23.000 con/m2. Cho ăn bằng thức ăn tươi sống như
ghẹ, tôm, nhuyễn thể hai mảnh vỏ… Khẩu phần ăn hàng ngày 10 – 12% trọng lượng ốc.
Tỷ lệ sống từ ấu trùng bơi đến con giống 22,5%. Tỷ lệ tăng trọng đặc biệt của ốc
con: Giai đoạn ấu niên 10 – 20 ngày tuổi là 7,66%/ngày, giai đoạn ấu niên 20 – 30 ngày
tuổi là 4,32%/ngày.
Nhiệt độ cao gây khó khăn trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất giống.
Mật độ ương ốc con cao, thức ăn tươi sống cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu. Mức độ
phân đàn lớn, hao hụt nhiều.

iii


MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

TRANG TỰA

i

LỜI CẢM ƠN


ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

vii

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

vii

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt Vấn Đề


1

1.2

Mục Tiêu Nghiên Cứu

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Đặc Điểm Sinh Học

3

2.1.1

Phân loại

3

3.1.2

Phân bố

3


2.1.3

Hình thái cấu tạo

4

2.1.4

Đặc điểm sinh sản

4

2.1.5

Đặc điểm sinh trưởng

8

2.1.6

Đặc điểm dinh dưỡng

8

2.1.7

Đặc điểm sinh thái

9


2.2

Sơ Lược Về Quy Trình Sản Xuất Giống Nhân Tạo Ốc Hương

10

2.2.1

Vài nét về quy trình

10

2.2.2

Cải tến sản xuất giống nhân tạo ốc hương

10

2.3

Giới Thiệu Về Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng, Huyện Vạn Ninh ….

11

2.3.1

Vị trí

11


2.3.2

Điều kiện tự nhiên

11
iv


2.3.3

Sản xuất giống ốc hương nhân tạo tại địa phương

12

2.3.4

Tình hình sản xuất giống tại trại

13

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

15

3.1

Thời Gian Và Địa Điểm

15


3.1.1

Thời gian

15

3.1.2

Địa điểm

15

3.2

Vật Liệu

15

3.2.1

Ốc bố mẹ

15

3.2.2

Hệ thống trang thiết bị

15


3.2.3

Các dụng cụ cần thiết khác

16

3.2.4

Các loại thức ăn

16

3.3

Phương Pháp Thu Số Liệu

16

3.3.1

Các yếu tố môi trường

16

3.3.2

Tỷ lệ sống

17


3.3.3

Tăng trưởng ốc con

17

3.3.4

Đo kích thước bọc trứng và đếm số trứng

18

3.3.5

Đo chiều cao và cân trọng lượng ốc bố mẹ

18

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

19

4.1

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Nhân Tạo Ốc Hương

19

4.1.1


Kỹ thuật xử lý nước

19

4.1.2

Nuôi ốc bố mẹ

20

4.1.3

Kỹ thuật ương ấu trùng bơi

24

4.1.4

Kỹ thuật ương ốc con

26

4.1.5

Thu hoạch ốc giống

28

4.1.6


Phòng và trị bệnh

29

4.2

Yếu Tố Môi Trường Trong Ương Ấu Trùng Bơi

32

4.2.1

Biến động của pH

32

4.2.2

Biến động của ammonia tổng số

33

4.2.3

Các yếu tố khác

34
v



4.3

Một Số Kết Quả Đạt Được

35

4.3.1

Tỷ Lệ Sống

35

4.3.2

Tăng trưởng của ốc con

35

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

37

5.1

Kết Luận

37

5.2


Đề Nghị

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tiêu đề

Trang

Bảng 2.1: Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng

7

Bảng 4.1: Thuốc và hóa chất dùng trong ương ấu trùng bơi

31

Bảng 4.2: Tăng trọng của ốc con theo thời gian

35

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Tiêu đề


Trang

Hình 2.1: Bản đồ huyện Vạn Ninh

12

Hình 2.2: Sơ đồ khu vực 4

14

Hình 3.1: Dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường

17

Hình 4.1: Ốc bố mẹ

20

Hình 4.2: Ấp trứng

24

Hình 4.3: Nẹp ngăn ốc con bò thành bể

27

Hình 4.4: Ốc giống

29


Hình 4.5: Sự phân đàn ốc con sau 30 ngày ương

36

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Tiêu đề

Trang

Đồ thị 4.1: Biến động pH trong bể ương ấu trùng bơi

33

Đồ thị 4.2: Biến động của hàm lượng ammonia tổng số trong bể ương ấu trùng bơi

34

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Ốc hương (Babylonia areolata) với giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon đã được
sử dụng như một loại thực phẩm cao cấp và có giá cao. Các nước xuất khẩu ốc hương
chính là Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Nước và lãnh thổ nhập khẩu chính là
Trung quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đến năm 2002, các nước như Thái lan, Ấn Độ, Indonesia đã thử nghiệm nuôi ốc
hương thương phẩm nhưng thất bại (Ấn Độ) hoặc không hiệu quả (Thái lan) nên nghề
nuôi ốc hương chưa được mở rộng và phát triển ở các nước trên.

Ở Việt Nam, với mục tiêu duy trì và bảo vệ nguồn lợi ốc hương tự nhiên, thuần
hoá và trở thành đối tượng nuôi xuất khẩu. Bộ Thuỷ sản đã giao cho Trung Tâm Nghiên
cứu Thuỷ sản III (Nay là viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III) thực hiện đề tài cấp
Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi
thương phẩm ốc hương Babylonia areolata (Link,1807)” trong 3 năm (1998 – 2000). Đề
tài do Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv thực hiện. Sự thành công của đề tài là cơ sở phát triển
nghề sản xuất giống nhân tạo, nuôi ốc hương thương phẩm ở nước ta nói chung, và các
tỉnh ven biển miền Trung nói riêng. Năm 2001 sản phẩm ốc hương nuôi đã đóng góp cho
xuất khẩu 30 tấn và năm 2002 tăng lên 210 tấn (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2004).
Đến năm 2000, đạt tỷ lệ sống từ ấu trùng bơi đến ấu niên 18 – 22 ngày tuổi là
12,7%; Từ ấu trùng bơi đến ấu niên 30 – 35 ngày tuổi là 10% . Năm 2001 – 2002 công
nghệ được hoàn thiện với tỷ lệ sống đến con giống đạt trên 22%. Năm 2002 – 2003 công
nghệ được phổ biến cho các tỉnh.
Nghề nuôi ốc hương ra đời trong thời điểm các tỉnh ven biển miền trung gặp khó
khăn trong nuôi tôm sú. Lợi nhuận từ nuôi ốc hương đã thu hút mạnh sự đầu tư của nhiều
hộ dân, nhất là những hộ nuôi tôm sú trước đây. Huyện Vạn Ninh là một trong những địa


phương đi đầu trong nghề nuôi ốc. Năm 2005 toàn huyện có 54 trại sản xuất giống ốc
hương.
Quy trình sản xuất giống được chuyển giao đòi hỏi phải có sự tham gia của quá
trình nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng bơi. Khi chuyển giao đại trà, vấn đề đó gây nhiều
khó khăn cho các hộ nuôi. Gây tảo, nuôi tảo, thu tảo và nhất là năng suất sản xuất từ việc
dùng thức ăn tảo đã hạn chế khả năng ứng dụng của các hộ sản xuất giống ốc hương.
Với kinh nghiệm từ nghề sản xuất giống tôm sú, người dân mạnh dạn thay thế tảo
tươi bằng thức ăn tổng hợp, mang lại sự dễ dàng và nâng cao năng suất sản xuất trong sản
xuất giống. Với thực tế đó, được sự phân công của khoa Thuỷ Sản, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Sản Xuất Giống Nhân Tạo Ốc Hương (Babylonia areolata Link 1807) tại Thôn
Xuân Tự, Xã Vạn Hưng, Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Đánh giá quy trình sản xuất giống nhân tạo ốc hương ít thay nước, sử dụng thức ăn
tổng hợp trong ương ấu trùng bơi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học
2.1.1 Phân loại
Ngành:

Mollusca

Lớp:

Gastropoda

Lớp phụ:

Prosobranchia

Bộ:

Neogastropoda

Họ:

Bucinidae


Giống:

Babylonia Schluter, 1838

Loài:

Babylonia areolata (Link, 1807)

Tên tiếng Anh:

Areolata, babylon snail, sweet snail

Tên tiếng Việt:

Ốc hương

2.1.2 Phân bố
2.1.2.1 Trên thế giới
Ốc hương phân bố chủ yếu ở biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương. Biển Ấn
Độ có loài Babylonia spirata và loài Babylonia zeylonica phân bố ở độ sâu từ 5 – 10 m
nước, chất đáy cát hoặc bùn cát pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Vịnh Thái lan có loài
Babylonia areolata phân bố ở độ sâu 5 – 15 m, chất đáy cát bùn. Ngoài ra ốc hương còn
phân bố ở một số vùng biển thuộc Xrilanca, Trung Quốc và Nhật Bản.
2.1.2.2 Trong nước
Ốc hương phân bố rải rác dọc ven biển từ Bắc vào Nam, trong đó khu vực phân bố
chính thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và đặc biệt
nhiều ở Bình Thuận, Vũng Tàu. Khu vực ốc hương phân bố thường cách xa bờ 2 –3 km,
có nền đáy gồ ghề tương đối dốc, chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu
trung bình 8 – 12 m. Ốc hương sống vùi ở đáy cát, một số yếu tố thủy lý hóa vùng phân
3



bố của ốc hương được xác định như sau: Nhiệt độ nước: 26 – 28oC, độ mặn: 34‰, pH:
7,5 – 8, oxy hòa tan: 6,2 – 8,5 mg/L.
2.1.3 Hình thái cấu tạo
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái
Ốc hương có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng 1/2
chiều dài vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình
chữ nhật, hình thoi. Trên tầng thân có ba hàng phiến vân màu, mỗi vòng xoắn ở tháp vỏ
chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trứng sứ, lỗ trục vỏ
sâu, rõ ràng.
2.1.3.2 Đặc điểm cấu tạo
Đầu phát triển, gồm một đôi xúc tu có mắt ở gốc, giữa hai xúc tu là miệng.
Chân nằm dưới đầu, khá phát triển và đối xứng hai bên. Chân rộng, hình khiên,
chiều dài bằng 1,5 chiều dài vỏ.
Nội tạng gồm các cơ quan chức năng như: cơ quan hô hấp, cơ quan bài tiết, hệ tuần
hoàn, hệ tiêu hóa, hệ cơ, cơ quan sinh dục, hệ thần kinh và cơ quan cảm giác.
2.1.4 Đặc điểm sinh sản
2.1.4.1 Đặc điểm hình thái giới tính
Không phân biệt ốc đực và ốc cái qua màu sắc và hình dạng vỏ.
Con đực: Cơ quan sinh dục đực gồm tuyến tinh màu vàng cam sản sinh ra tinh
trùng. Tinh trùng theo ống dẫn tinh, qua gai giao cấu đưa vào buồng thụ tinh của con cái
để thụ tinh cho trứng. Gai giao cấu là một nếp thịt có thể co giãn nằm ở xúc tu phải, đây là
đặc điểm nhận dạng bên ngoài của con đực.
Con cái: Cơ quan sinh dục cái gồm buồng trứng màu nâu tối nằm ở phần đỉnh vỏ.
Lỗ sinh dục nằm ở mặt dưới bàn chân là đặc điểm nhận dạng bên ngoài của con cái.
2.1.4.2 Tỷ lệ đực cái
Theo Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2002), tỷ lệ đực cái trung bình là 1 : 1,49 qua
kiểm tra 531 mẫu ốc trưởng thành có kích thước > 60 mm


4


2.1.4.3 Kích thước sinh sản lần đầu
Kích thước sinh sản lần đầu của ốc hương tự nhiên được xác định trong khoảng từ
40 – 50 mm chiều cao vỏ và không khác nhau nhiều về kích thước giữa con đực và con
cái.
Ốc hương nuôi trong điều kiện thí nghiệm từ con giống nhân tạo đẻ trứng lần đầu
sau 7 tháng tính từ khi mới nở. Đối với con cái, kích thước từ 40 – 51 mm, trung bình
43,9 mm. Đối với con đực, kích thước từ 37 – 49 mm, trung bình 43,9 mm. Bọc trứng của
lần đẻ đầu tiên nhỏ, kích thước trung bình 12,1 x 4,3 mm. Chứa ít trứng, khoảng 80 – 169
trứng/bọc.
2.1.4.4 Tập tính sinh sản
Trong mùa sinh sản, ốc thường bắt cặp vào chiều tối và ban đêm trước khi đẻ trứng.
Tinh trùng của con đực theo ống dẫn tinh qua gai giao cấu chuyển qua cơ thể con cái và
giữ lại trong buồng thụ tinh. Trứng thành thục giai đoạn IV theo ống dẫn trứng ra buồng
thụ tinh, tại đây trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trước khi đẻ ra ngoài. Ốc đẻ lần lượt từng
bọc trứng và chúng thường đẻ vài chục bọc trong mỗi lần sinh sản. Ốc di chuyển dần về
sau, mỗi lần đẻ một bọc trứng và bọc trứng đẻ ra dính vào đáy cát tạo thành những dải
bọc trứng liên tiếp.
2.1.4.5 Hình thái bọc trứng
Bọc trứng của ốc hương là một túi trong suốt có hình tam giác ngược, bên trong
chứa đầy trứng và dung dịch albumin keo nhầy. Phần cuối của túi trứng dính vào một
cuống nhỏ và bám vào đáy bằng một đế bám.
Kích thước trung bình của bọc trứng: Chiều dài tổng cộng là 29,94 mm, chiều dài
bọc chứa trứng 20,8 mm, chiều rộng bọc trứng 9,75 mm và chiều dài cuống 9,14 mm.
2.1.4.6 Mùa vụ sinh sản
Ốc hương có khả năng thành thục quanh năm. Tỉ lệ thành thục cao nhất 60 – 90%
vào tháng 3 – 10. Tháng 11 và tháng 12 tuy vẫn gặp các cá thể thành thục nhưng tỉ lệ thấp,
không đáng kể.


5


2.1.4.7 Sức sinh sản
Ốc hương cái mỗi lần đẻ khoảng từ 18 – 75 bọc trứng, trung bình 38 bọc. Mỗi bọc
trứng chứa 168 – 1849 trứng, trung bình 743 trứng.
Sức sinh sản trung bình cho một con cái thành thục trong điều kiện tự nhiên là
56.424 trứng/lần đẻ. Sức sinh sản trung bình cho một con cái thành thục trong điều kiện
bể nuôi nhân tạo là 38.677 trứng/lần đẻ.
2.1.4.8 Phát triển phôi và ấu trùng
Phát triển trong bọc trứng: Trứng thụ tinh có hình cầu, đường kính trung bình
khoảng 242 m. Phân cắt tế bào và phôi kéo dài trong 48 giờ. Phôi vị dạng khối hơi dài,
kích thước trung bình 355 x 255 m. Sau 60 giờ, phôi chuyển sang giai đoạn ấu trùng
quay (trochophora). Ấu trùng dài, có vỏ mỏng và đối xứng hai bên. Đĩa tiêm mao hai bên
đầu dày, tiêm mao ngắn, hoạt động quay yếu. Càng về sau vỏ hình thành rõ hơn, hơi tròn
ở đuôi. Đĩa tiêm mao lớn dần, mỏng như hai cánh bướm, tiêm mao rõ, dài, hoạt động liên
tục, quay nhanh. Kích thước ấu trùng từ 336 – 396 m. Giai đoạn Veliger (ấu trùng bơi)
có chiều dài vỏ 395 – 419 m. Vỏ trong suốt, hình bầu dục hơi xoắn (đỉnh và miệng vỏ
nằm trên một mắt phẳng), có nắp vỏ, hai thùy tiêm mao có viền chấm sắc tố vàng đậm, có
thể nhìn thấy rõ chân nhỏ và hai điểm mắt. Nội quan dần dần hình thành và mất đối xứng
hai bên. Ấu trùng hoạt động mạnh trong bọc trứng. Tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 85%.
Hoat động nở trứng: Ở điều kiện nhiệt độ nước 26 – 27oC, sau 6 ngày, ấu trùng bơi
thoát ra khỏi bọc trứng và phát triển tự do trong môi trường nước. Đến thời điểm này, có
một cơ chế sinh hóa nào đó – chưa xác minh được – lỗ thoát (escape aperture) nằm ở mép
trên của bọc trứng mở ra, ấu trùng lần lượt rời khỏi bọc trứng bơi ra ngoài môi trường
nước. Thời gian cho toàn bộ ấu trùng thoát ra khỏi bọc trứng kéo dài khoảng 24 giờ. Do
phôi được bảo vệ và phát triển trong bọc trứng nên tỷ lệ nở khá cao, đạt 90%. Tuy nhiên
khi ấp trứng ở nhiệt độ cao 29 – 31oC, ấu trùng nở sớm hơn nhưng bị dị hình nhiều, sự
xâm nhập của nấm, nguyên sinh động vật làm tỷ lệ nở thấp hơn.

Phát triển ấu trùng sau khi nở: Cũng như các loài động vật thân mềm chân bụng
khác, ấu trùng ốc hương phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn ấu trùng bơi sống trôi nổi
6


và giai đoạn ấu trùng bò lê sống đáy khác nhau về hình thái cấu tạo, phương thức sống và
hình thức dinh dưỡng bắt mồi.
Giai đoạn sống trôi nổi: Ấu trùng bơi mới nở có chiều dài vỏ từ 435 – 440 m sống
phù du và có tính hướng quang. Cơ quan tiêu hóa bắt đầu hoạt động và ấu trùng ăn được
tảo đơn bào. Khoảng 6 – 7 ngày sau khi nở, có thể nhìn thấy rõ hai xúc tu, vỏ ấu trùng dày
hơn và tầng thân hình thành một vòng xoắn, kích thước ấu trùng khoảng 659 m. Ấu
trùng bơi ngày thứ 11 bắt đầu qua trình biến thái, vỏ có hai vòng xoắn, chân dài hơn, hai
cánh tiêm mao teo dần, hình thành ống hút nước. Sau khoảng 18 – 20 ngày sống phù du,
ấu trùng bơi biến thái thành ấu trùng bò lê có chiều dài vỏ khoảng 1349 m.
Bảng 2.1: Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng
Thời gian

Giai đoạn phát triển

Kích thước (µm)
Chiều dài

Chiều rộng

242 ± 3,46

242 ± 3,46

0


Trứng thụ tinh

3 – 4 giờ

Cực cầu 1,2

5 – 7 giờ

Phân cắt 2 tế bào

8 – 12 giờ

Phân cắt 4 tế bào

13 – 18 giờ

Phôi tang

1 ngày

Phôi nang

303 ± 2,96

266 ± 2,92

2 ngày

Phôi vị


355 ± 6,11

255 ± 6,91

3 ngày

Trochophore

369 ± 7,83

269 ± 3,81

4 – 5 ngày

Veliger

419 ± 3,85

270 ± 3,79

5 – 6 ngày

Ấu trùng Veliger mới nở

441 ± 4,80

288 ± 6,43

11 – 16 ngày


Giai đoạn biến thái

949 ± 14,20

731 ± 13,9

18 – 20 ngày

Ấu trùng bò lê

1349 ± 18,31

988 ± 15,52

23 – 25 ngày

Ốc con

1515 ± 17,29

1127 ± 16,08

(Nguồn Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv, 2004)
Giai đoạn sống đáy: Ấu trùng sống đáy thay đổi hình thức vận động. Chân phát
triển dài ra, tiêm mao tiêu biến dần. Chúng chuyển tính ăn từ thực vật sang động vật. Nền
đáy cát mịn trở nên quan trọng đối với ấu trùng để vùi mình. Ngày thứ 3 của giai đoạn
7


này, ấu trùng đã có màu sắc vỏ, có thể bò thành bể lên khỏi mặt nước, thỉnh thoảng treo

ngược mình nổi lên nhờ màng chân để lấy thức ăn. Chúng ăn liên tục và nhanh lớn, tỷ lệ
sống đạt 80 – 100% từ 2 tháng tuổi trở đi.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
2.1.5.1 Các mối quan hệ sinh trưởng
Đặc điểm hình thái của ốc hương tự nhiên và ốc hương nuôi không giống nhau vì
ốc nuôi tăng trưởng nhanh hơn và ít vận động hơn ốc tự nhiên. Điểm khác nhau cơ bản là
tỷ lệ tương quan giữa các chỉ số hình thái và phương trình quan hệ giữa các chỉ số. Vỏ ốc
hương tự nhiên thon dài, vỏ ốc hương nuôi ngắn hơn và hơi tròn. Phương trình chung biểu
thị mối quan hệ giữa chiều cao (H) và chiều rộng (Wd) vỏ ốc hương: H = 1,49Wd + 1,7
(R2 = 0,95); Giữa lượng khối toàn thân (Wtt) và H: Wtt = 0,0002H3,13 (R2 = 0,96).
2.1.5.2 Sinh trưởng theo giai đoạn và nhóm kích thước
Sinh trưởng của ấu trùng bơi: Ấu trùng mới nở có chiều dài 445,9 m và rộng
296,8 m. Sau 19 ngày nuôi dài 949,5 m và rộng 731,7 m. Trong giai đoạn này, bình
quân tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là 26,5 m/ngày và tỷ lệ tăng trưởng là 3,98%/ngày.
Sinh trưởng của ấu trùng bò lê và con non: Giai đoạn bò lê, ốc con bắt đầu lớn rất
nhanh. Ốc con ban đầu có H = 1,58  0,32 mm, Wd = 1,12  0,31 mm, sau 250 ngày nuôi
đạt H = 34,80  2,71 mm và Wd = 22,30  2,58 mm, Wtt = 7,42  1,30 g. Tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối về kích thước 0,13 mm/ngày, về khối lượng 0,037 g/ngày.
2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Giai đoạn phát triển trong bọc trứng, ấu trùng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn
hoàng. Hoạt động của cơ quan tiêu hóa chỉ bắt đầu khi ấu trùng bơi nở ra. Ở giai đoạn này,
ấu trùng có khả năng ăn lọc các loại tảo đơn bào kích thước nhỏ như Nannochloropsis
oculata, Chaetoceros muelleri, Chlorella sp… Sau một tuần nở ra, ấu trùng có thể ăn tảo
có kích thước lớn hơn như Platynomonas sp.
Ấu trùng bò lê sống đáy có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, nhuyễn thể
hai mảnh vỏ. Chúng nhận mùi và tìm đến mồi rất nhanh. Ốc hương cũng có khả năng tấn
công mồi sống như ngêu, bào ngư và một số loài nhuyễn thể khác, nhưng đặc biệt chúng
không ăn lẫn nhau khi còn sống. Ngoài ra ốc hương còn có khả năng lựa chọn loại thức ăn
8



ưa thích. Thực tế trong quá trình nuôi, sử dụng liên tục một loại thức ăn trong một thời
gian dài thì mức độ sử dụng thức ăn của chúng kém hơn so với thay đổi nhiều loại thức ăn
khác nhau. Tốc độ sinh trưởng của ốc phụ thuộc vào khả năng tiêu tốn và sử dụng thức ăn
của chúng.
Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giáp xác và cá.
Hệ số thức ăn dao động tùy thuộc vào môi trường nuôi, loại thức ăn sử dụng và giai đoạn
sinh trưởng, từ 3,5 – 7,2 , trung bình 5,2. Lượng thức ăn tiêu thụ trên ngày dao động từ 5
– 22, trung bình 12 tùy thuộc vào loại thức ăn ưa thích và điều kiện môi trường nuôi.
2.1.7. Đặc điểm sinh thái
2.1.7.1 Chất đáy
Ốc hương trưởng thành sống chủ yếu ở nền đáy cát, cát bùn hoặc cát có pha lẫn vỏ
động vật thân mềm. Những vùng chất đáy cứng như san hô, đá sỏi, vùng đáy có nhiều
mùn bã hữu cơ và khí H2S thường không có ốc hương phân bố.
2.1.7.2 Độ mặn
Ốc hương là loài hẹp muối. Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại
cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của ốc hương.
Trứng ốc hương chỉ có thể thụ tinh và phát triển bình thường đến giai đoạn Veliger
ở độ mặn 30 – 35‰. Ở độ mặn thấp hơn 20‰ trứng không phân cắt được, độ mặn 25‰
trứng phát triển đến phôi vị, độ mặn trên 40‰ trứng có thể phát triển thành ấu trùng
nhưng đa số đều bị dị hình.
Ấu trùng bơi thích nghi với độ mặn từ 20 – 40‰, trong đó độ mặn thích hợp nhất
là từ 30 –35‰. Ấu trùng bò lê, con non và con trưởng thành có khả năng thích nghi với
độ mặn từ 15 – 45‰ nếu được thuần hóa dần dần. Việc tăng hoặc giảm độ mặn đột ngột
đều gây chết cho ốc con và ốc trưởng thành. Độ mặn thích hợp nhất cho phát triển của ốc
hương là từ 30 – 35‰.
2.1.7.3 Nhiệt độ
Ốc hương có khả năng chịu đựng nhiệt độ từ 12 – 35oC. Nhiệt độ thích hợp cho
sinh trưởng và phát triển của ốc hương từ 26 – 29oC.


9


2.1.7.4 pH
pH từ 6 – 9.
2.2 Sơ Lược Về Quy Trình Sản Xuất Giống Ốc Hương
2.2.1 Vài nét về quy trình
Nghề sản xuất giống ốc hương nhân tạo được hình thành trên cơ sở thành công của
đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương” của
Trung Tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản III) do Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv tiến hành. Đây là công trình thành công
đầu tiên trên thế giới về nuôi ốc hương từ nguồn giống nhân tạo. Công trình đã đạt giải
nhì Giải sáng tạo công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2001.
Năm 1998 – 2000: Nghiên cứu quy trình.
Năm 2001 – 2002: Hoàn thiện quy trình.
Năm 2002 – 2003: Ứng dụng sản xuất và chuyển giao công nghệ.
Các tỉnh được chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi ốc hương gồm:
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang vào năm 2001 – 2002; Bình
Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An vào năm 2003 – 2004. Đến
nay, hầu hết các tỉnh đã được triển khai sản xuất giống ốc hương thành công. Một số tỉnh
như Khánh Hòa, Phú Yên, Thừa Thiên Huế đã chuyển giao đến các hộ dân và mở rộng
mô hình sản xuất. Tính đến 5/2004, Khánh Hòa có khoảng 20 trại, Phú Yên có 4 trại,
Thừa Thiên Huế có 2 trại, Ninh Thuận có 2 trại, các tỉnh khác có 1 trại tham gia sản xuất
ốc hương. Tính từ năm 2002, sản xuất dao động từ 10 – 15 triệu giống/năm. Sản lượng ốc
nuôi thương phẩm từ nguồn giống sinh sản nhân tạo đạt 30 – 50 tấn/năm, trong đó chủ
yếu nuôi ở Khánh Hòa và Phú Yên (Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv, 2006).
2.2.2 Cải tiến sản xuất giống nhân tạo ốc hương
2.2.2.1 Hoàn thiện kỹ thuật ương nuôi ấu trùng bơi
a. Sử dụng thức ăn nhân tạo kết hợp tảo tươi để ương nuôi ấu trùng bơi
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2006) được trình bày ở

phụ lục 16, sử dụng thức ăn nhân tạo và tảo tươi trong ương ấu trùng bơi. Trong nghiệm

10


thức 4 và 5 không có tảo tươi cho tỷ lệ sống cao và thời gian ương ấu trùng bơi ngắn hơn.
Hàu và vitamin tổng hợp có tác dụng làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng bơi.
b. Cải tiến phương pháp thay nước
Hạn chế thay nước trong quá trình ương nuôi ấu trùng bơi. Việc thay nước hàng
ngày làm mất đi một lượng thức ăn trôi nổi. Gây ra những tác động về cơ học như ấu
trùng bị ép vào thành lưới, gây sốc cho ấu trùng, tăng tỷ lệ tử vong. Áp dụng quy trình ít
thay nước (thay nước từ 2 – 3 ngày/lần) đã đem lại kết quả tốt.
2.2.2.2 Hoàn thiện ương nuôi ấu trùng bò lê và ốc con
Sử dụng artemia nuôi ấu trùng bò lê là một trong những điểm mấu chốt quan trọng
làm tăng tỷ lệ sống.
Định kì lọc phân cỡ ốc con cùng lúc với việc thay cát giúp giảm mức độ phân đàn,
nâng cao tỷ lệ sống.
2.3 Giới Thiệu Về Thôn Xuân Tự, Xã Vạn Hưng, Huyện Vạn Ninh
2.3.1 Vị trí
Vạn Ninh nằm ở phía bắc của tỉnh Khánh hòa. Huyện có 12 xã (Đại Lãnh, Vạn
Thọ, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Bình, Vạn Khánh, Vạn Phú, Vạn Lương,
Xuân Sơn, Vạn Hưng, Vạn Thắng) và thị trấn Vạn Giã.
Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Nam và Tây Nam giáp huyện Ninh Hòa, Đông
giáp biển Đông.
Diện tích toàn huyện là 550 km2, với khoảng 75% là rừng. Dân cư sống chủ yếu
bằng nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp. Điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam
là Mũi Đôi ở bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, có kinh độ 109o27’55.
2.3.2 Điều kiện tự nhiên
Nằm trong khu vực vịnh Vân Phong, nguồn nước ít biến động, vùng biển khá yên
tĩnh. Đây là nơi phù hợp cho nuôi các đối tượng biển như tôm hùm, cá mú, cá bớp, ốc

hương… Theo Hoàng Văn Duật, Nguyễn Thị Xuân Thu (2004) theo dõi các chỉ tiêu nước
tại Xuân Tự năm 2002 và 2003 đã đưa ra kết luận khu vực Xuân Tự có các điều kiện
tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc hương.

11


Hình 2.1: Bản đồ huyện Vạn Ninh
Tuy nhiên, khu vực biển tại Xuân Tự có sức tải môi trường thấp hơn so với các bãi
dài. Lượng chất thải từ nuôi tôm hùm và ốc hương trong mấy năm qua, cùng với quy
hoạch vùng nuôi chưa hợp lý. Môi trường nước tại đây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Dịch
bệnh sữa tôm hùm xuất hiện tại đây khá sớm, và đây cũng là nơi xảy ra đại dịch ốc hương
đầu tiên trên nước ta.
2.3.3 Sản xuất giống ốc hương nhân tạo tại địa phương
Nghề nuôi ốc hương bắt đầu xuất hiện ở huyện Vạn Ninh từ năm 1999, kể từ khi
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đưa giống ốc hương về nuôi khảo nghiệm.
Năm 2001 toàn huyện có 130 lồng nuôi. Năm 2002 có 500 lồng nuôi và 8 trại
ương. Cuối năm 2002, và năm 2003 xảy ra đợt dịch bệnh ốc hương. Năm 2004, toàn
huyện chỉ còn 25 hộ nuôi cầm chừng, 6 trại giống. Đến năm 2005, hộ nuôi tăng lên 60 hộ,
có 54 trại, và tiếp tục tăng cho đến nay ().
12


Xuân Tự là một trong những địa điểm được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
III chọn làm nơi nuôi khảo nghiệm các mô hình nuôi và sản xuất giống ốc hương. Nhờ
vậy, những cải tiến về kỹ thuật của Viện nhanh chóng được các hộ nuôi nắm bắt và áp
dụng. Đồng thời những cải tiến của các hộ nuôi cũng được Viện chọn lọc và bổ sung để
hoàn thiện quy trình sản xuất giống ốc hương nhân tạo của mình.
Đến nay chưa có thống kê đầy đủ số lượng trại sản xuất giống ốc hương. Do việc
chuyển đổi tự phát từ sản xuất giống tôm sú sang sản xuất giống ốc hương của các trại

giống.
2.3.4 Tình hình sản xuất giống tại trại
Năm 1999, tham gia hợp tác với Trung Tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
nuôi khảo nghiệm ốc hương thương phẩm ngoài ao đất. Năm 2000, thuê 3 trại giống tôm
sú, bắt đầu đi vào sản xuất giống nhân tạo ốc hương. Năm 2004, trại sử dụng thức ăn tổng
hợp thay thế cho tảo trong ương ấu trùng bơi. Năm 2005, xây dựng trại mới theo mô hình
nuôi ốc hương. Năm 2007, trại sản xuất hơn 6 triệu ốc giống. Bốn trại xem như 4 khu vực
sản xuất. Mỗi khu vực đảm nhiệm mỗi giai đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất giống
nhân tạo ốc hương. Bao gồm:
2.3.4.1 Khu vực 1- Khu vực nuôi ốc bố mẹ
Bể xử lý: 4 bể 20 m3, 3 bể 15 m3; Bể lọc: 1 bể 2 m3, lớp cát lọc dày 20 cm; Bể cấp:
2 bể 5 m3; Bể nuôi: 23 bể 2 x 6 m.
2.3.4.2 Khu vực 2 – Khu vực ương ấu trùng bơi
Bể lọc: 1 bể lọc thô 1 m3 với lớp cát lọc dày 25 cm, và 3 bể lọc 10 m3 với ô lọc 1 x
1 x 1 (m); Bể ương: 10 bể 4 m3.
2.3.4.3 Khu vực 3 – khu vưc ương ấu trùng bơi
Bể xử lý: 3 bể 20m3; Bể lọc: 1 bể lọc thô 1 m3 với lớp cát lọc dày 25 cm, và 2 bể
lọc 10 m3 với ô lọc 1 x 1 x 1 (m); Bể ương: 24 bể 5 m3.
2.3.4.4 Khu vực 4 – Khu vực ương ấu trùng và ương ốc con
Bể xử lý: 7 bể 35 m3; Bể lọc: 3 bể 14 m3, với ô lọc cát 1 x 1 x 1 (m); Bể ương ấu
trùng: 8 bể m3; Bể ương ốc con: 16 bể 10 x 1,5 (m), và 1 ao chứa.

13


Hình 2.2: Sơ đồ khu vực 4.
14


Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 8 năm 2008.
3.1.2 Địa điểm
Tại các trại giống của ông Lê Văn Tòng, thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
3.2 Vật Liệu
3.2.1 Ốc bố mẹ
Ốc bố mẹ ngoài tự nhiên được mang về trại có nguồn gốc tại Phan Rang và một ít tại địa
phương. Ốc có kích thước không đồng đều, ốc có chiều dài vỏ từ 40 – 90 mm, trọng lương từ 23
– 88 g/con (trung bình 50 g).

Trại hiện đang có khoảng 450 kg ốc bố mẹ, được đem về trại theo 4 đợt.
3.2.2 Hệ thống trang thiết bị
3.2.2.1 Hệ thống bể nuôi vỗ và bể đẻ
Hệ thống nuôi vỗ được bố trí trong 23 bể xi măng, có kích thước 6 m x 2 m x 0,5
m (dài x rộng x cao). Ốc đẻ ngay trong bể nuôi vỗ.
3.2.2.2 Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng bơi
Gồm có 24 bể 5 m3; 10 bể 4 m3; 12 bể 8 m3. Bể được cấu tạo bằng xi măng. Trứng
được ấp ngay trong bể ương hay bể xi măng nhỏ nằm trong khu vực ương ấu trùng bơi.
3.2.2.3 Hệ thống bể ương nuôi ốc con
Gồm 16 bể xi măng với kích thước 10 m x 1,5 m x 0,8 m.
3.2.3 Các dụng cụ cần thiết khác
Vợt lọc thức ăn cho ấu trùng bơi, vợt thu ốc con, vợt thu ấu trùng bơi.

15


Các loại lưới lọc, dụng cụ thay nước, các loại máy bơm nước, dụng cụ si phông

đáy làm sạch môi trường.
Mỗi khu vực có một máy phát điện, riêng khu vực 1 và 2 dùng chung một máy
phát điện.
Máy thổi khí: khu vực 1 có 8 cái, khu vực 2 có 2 cái, khu vực 3 có 5 cái, khu vực
4 có 7 cái.
3.2.4 Các loại thức ăn
3.2.4.1 Thức ăn tổng hợp
Các loại thức ăn tổng hợp được sử dụng tại trại bao gồm: Fry start, Lansy - Shrimp,
Prippak fresh. Và một số thức ăn bổ sung: ZP-25, TZ-002, Super shrimp power, Ca-P.
Thức ăn tổng hợp được dùng trong ương ấu trùng bơi.
3.2.4.2 Thức ăn tươi sống
Các loại thức ăn tươi sống được sử dụng tại trại bao gồm: ghẹ, tôm, nhuyễn thể hai
mảnh vỏ, …
3.3 Phương Pháp Thu Số Liệu
3.3.1 Các yếu tố môi trường
3.3.1.1 Các dụng cụ
pH Test Kit Thái Lan.
Ammonia Test Kit (Aqua Am) Thái Lan.
Nhiệt kế thủy ngân.
Tỷ trọng kế đo độ mặn.
Alkalinity Test Kit (Aqua Base) Thái Lan.
3.3.1.2 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường bể ương ấu trùng
Hàm lượng ammonia tổng số và pH được đo hàng ngày vào lúc 8 giờ cho tất cả
các bể ấu trùng.
Theo dõi nhiệt độ lúc 8 giờ và 13 giờ
Độ mặn và độ kiềm chỉ được đo cho những lần lấy nước mới.

16



Hình 3.1: Dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường.
3.3.2 Tỷ lệ sống
Để tính tỷ lệ sống, trước tiên cần xác định mật độ ương ấu trùng bơi ban đầu, việc
này khó thực hiện do ấu trùng cho nở trực tiếp trong bể ương, mặc khác ấu trùng phân bố
nhiều ở tầng mặt. Mật độ ấu trùng bơi ban đầu được xác định qua kinh nghiệm của chủ
trại. Không xác định số lượng biến thái thành ốc con, do kích thước nhỏ và khó phân biệt
được đó là ốc hay vỏ ốc. Vì vậy tỷ lệ sống được tính từ giai đoạn ấu trùng bơi đến con
giống khi xuất bán, công thức tính:

3.3.3 Tăng trưởng của ốc con
Sử dụng cân đòn bẫy, cân 5 g/bể, đếm số lượng ốc và tính theo công thức sau:
Trọng lượng trung bình: Ptb(mg) = (5 / n) * 1000
Tăng trọng: W(mg)= Wt - Wo
17


×