Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỒ THỦY SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.8 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỒ THỦY SINH

Họ và tên sinh viên: LÂM BẠCH HOÀNG ANH
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên ngành: Ngư Y
Niên khóa: 2004 -2008

Tháng 9/2008


TÁC GIẢ

LÂM BẠCH HOÀNG ANH

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy sản
Chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn: Th.s LÊ THỊ BÌNH


TÓM TẮT

Đề tài: “NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỒ THỦY SINH”. được tiến hành từ
ngày: 30/05/08 đến ngày 30/08/08 theo phong cách thiết kế thủy sinh tự nhiên gồm
5 hồ với các ý tưởng sau:
Hồ 1: “Đồng xanh” được thiết kế phỏng theo thảm thực vật ngoài tự nhiên


gồm những bãi cỏ nằm xanh mướt bên cạnh hòn đá.
Hồ 2: “Cổ thụ” với gốc lũa có dáng khá lạ như hình dáng của một cây cổ thụ
là sự kết hợp giữa Anubias và thanh hồ điệp, với điểm nhấn là trên than cổ thụ có
những cây khác sống bám vào cần che chở.
Hồ 3: “Sông quê” hình ảnh con sông, cây cầu bờ đê làng được thể hiện lại
bên trong hồ nước tạo cảm giác một góc quê được thu nhỏ lại. Bên cạnh dòng sông
là những cánh đồng những rạng cây tạo cảm giác thanh bình.
Hồ 4: “ Ao làng” tiếp nối hình ảnh sông quê thì hình ảnh một cái ao nhỏ,
một vại nước xanh, bên cạnh con đường lối về nhà tạo cảm giác thân thuộc hơn bao
giờ hết.
Hồ 5: “Khoảng sân” hồ được lấy từ hình ảnh một khoảng sân trước nhà với
một số cây thấp thoáng sau một vài con dốc. Để mô phỏng ý tưởng này cho nên
phần tiền cảnh không trồng phủ cây mà để trắng đồng thời phía sau trồng đại bảo
tháp nhìn có vẻ như rặng liễu cạnh bờ ao.
Một số nguyên tắc trong thiết kế: phải có ý tưởng, bố cục phác thảo ra, tạo
lớp nền phù hợp theo ý tưởng cho từng loại cây trồng đã chọn. Thường xuyên cắt
tỉa, chăm sóc, tỉa cây.
Chọn những cá nhỏ, có nhiều màu sắc, đẹp thả trong hồ để không làm rối bố
cục cũng như tăng vẻ mỹ quan cho hồ.

iii


LỜI CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể Quí Thầy Cô đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến cô Lê Thị Bình đã tận tình

hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đề tài này.
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả anh chị ở Trại thực nghiệm Thủy Sản
trường Đại Học Nông Lâm, gia đình cô Lê Thị Bình và các bạn sinh viên cùng lớp
đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Do chúng tôi lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu, kiến thức còn
hạn chế và trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi mong nhận
được những lời đóng góp quí báu từ Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn ngày càng
hoàn thiện hơn.

iv


Đề Mục

Trang

Trang tựa
Tóm tắt ................................................................................................................ iii
Lời cảm tạ.............................................................................................................iv
Mục lục..................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt....................................................................................ix
Danh sách các bảng...............................................................................................x
Danh sách các hình...............................................................................................xi
Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1.

Đặt Vấn Đề.................................................................................................1

1.2.


Mục Tiêu Đề Tài ........................................................................................2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................3
2.1.

Giới Thiệu Một Số Nét về Cây Thủy Sinh ................................................3

2.1.1. Sinh thái quần thể của rong........................................................................3
2.1.2. Cấu tạo của rong ........................................................................................5
2.2.

Phương Pháp Trồng Rong..........................................................................7

2.2.1. Chọn lựa rong.............................................................................................7
2.1.2. Cách trồng ..................................................................................................7
2.3.

Phương Pháp Cắt Tỉa Rong Cảnh ..............................................................9

2.3.1. Cắt tỉa rong cảnh mọc chùm ....................................................................10
2.3.2 Cắt tỉa rong cảnh có thân............................................................................9
2.4

Các Yếu Tố Dinh Dưỡng .........................................................................11

2.4.1 Ba thành phần chính trong phân bón .......................................................11
2.4.2 Nguyên tố vi lượng ..................................................................................12
2.5


Hình Thức Bón Phân................................................................................13

2.5.1 Bón phân nền ...........................................................................................13
2.5.2 Phân bón bổ sung .....................................................................................14
2.6.

Các Yêu Cầu Khác...................................................................................15

2.6.1. Ánh sáng...................................................................................................15
2.6.2. Nhiệt độ....................................................................................................16

v


2.6.3. CO2 và pH ................................................................................................17
2.6.3.1.Bổ sung CO2 ............................................................................................17
2.6.3.2.Mối liên hệ giữa CO2 và pH....................................................................17
2.7.

Yêu Cầu về Thiết Bị.................................................................................18

2.7.1.1. Hồ kính ...................................................................................................18
2.7.1.2. Trọng lượng và kích cỡ ..........................................................................18
2.7.1.2. Độ dày kính ............................................................................................18
2.7.1.3 Giá đỡ......................................................................................................19
2.7.2 Bộ lọc ......................................................................................................19
2.7.2.1. Máy lọc động lực....................................................................................20
2.7.2.2.Máy lọc chìm. ..........................................................................................20
2.7.3 Đèn chiếu sáng .........................................................................................20
2.8.


Yêu Cầu Thiết Kế Tạo Hình Hồ Thủy Sinh ............................................22

2.8.1 Bố cục – Ý tưởng .....................................................................................22
2.8.2. Các nguyên tắc tạo hình ...........................................................................22
2.8.3 Các phong cách trên Thế Giới .................................................................25
2.8.4 Nguyên liệu cho bối cảnh.........................................................................26
2.9

Cá và Hồ Thủy Sinh.................................................................................27

2.9.1 Quan hệ sinh thái giữa cá cảnh và hồ thủy sinh.......................................27
2.9.2 Đặc điểm của cá thả hồ thủy sinh ............................................................28
2.9.3 Những loại cá phổ biến ............................................................................28
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................31
3.1.

Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu .......................................................31

3.2.

Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu .................................................31

3.2.1. Vật liệu .....................................................................................................31
3.2.2. Trang thiết bị ............................................................................................31
3.2.3. Hóa chất ...................................................................................................32
3.3.

Phương Pháp Thiết Kế .............................................................................32


3.3.1. Phong cách thiết kế ..................................................................................32
3.3.2. Chuẩn bị hồ ..............................................................................................32

vi


3.3.3. Cách trộn nền ...........................................................................................33
3.3.4. Cách trồng cây – thả cá ............................................................................34
3.3.4.1. Trồng cây ...............................................................................................34
3.3.4.2. Thả cá.....................................................................................................34
3.4.

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi ............................................................................35

3.4.1. Ánh sáng...................................................................................................35
3.4.2. Nhiệt độ....................................................................................................36
3.4.3. pH, NO3, DO ............................................................................................36
3.4.4. Hàm lượng CO2 hòa tan ...........................................................................37
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................38
4.1.

Kĩ Thuật Thiết Kế Hồ Thủy Sinh ............................................................38

4.1.1. Kiểu thiết kế 1 “Đồng xanh”....................................................................38
4.1.1.1. Ý tưởng ...................................................................................................38
4.1.1.2. Cách đổ nền............................................................................................39
4.1.1.3. Trồng cây ...............................................................................................39
4.1.2. Kiểu thiết kế “Cổ thụ”.............................................................................40
4.1.2.1. Ý tưởng ...................................................................................................40
4.1.2.2. Cách đổ nền............................................................................................41

4.1.2.3. Trồng cây ...............................................................................................41
4.1.3. Kiểu thiết kế 3 “Sông quê” ......................................................................43
4.1.3.1. Ý tưởng ...................................................................................................43
4.1.3.2. Cách đổ nền............................................................................................43
4.1.3.3. Trồng cây ...............................................................................................44
4.1.4. Kiểu thiết kế 4 “Ao làng”.........................................................................44
4.1.4.1. Ý tưởng ...................................................................................................44
4.1.4.2. Cách đổ nền............................................................................................45
4.1.4.3. Trồng cây ...............................................................................................45
4.1.5. Kiểu thiết kế 5 “Khoảng sân” ..................................................................46
4.1.5.1. Ý tưởng ...................................................................................................46
4.1.5.2. Cách đổ nền............................................................................................47

vii


4.1.5.3. Trồng cây ...............................................................................................47
4.2.

Các Chỉ Tiêu Thủy Lý Hóa và Chăm Sóc ...............................................48

4.2.1. Các chỉ tiêu thủy lý hóa............................................................................48
4.2.2. Chăm sóc.................................................................................................49
4.3.

Thả Cá ......................................................................................................50

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................51
5.1.


Kết Luận...................................................................................................51

5.2.

Đề Nghị ....................................................................................................51

Chương 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................53
6.1.

Tài Liệu Tiếng Việt..................................................................................53

6.2.

Tài Liệu Tiếng Anh ................................................................................53

6.3.

Tài Liệu Tham Khảo Từ Internet.............................................................53

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO:

Dissolved oxygen

pH:

Potential of Hydrogen.


0

C:

l:

Degrees centigrade
Litre

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Độ dày thành hồ ............................................................................... 19
Bảng 2.2: Độ dày đáy hồ ................................................................................. 19
Bảng 2.3: Bảng ước tính số lượng đèn. ............................................................ 20
Bảng 4.1: Bảng ghi nhận các chỉ tiêu thủy lý hóa............................................ 48

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

HÌNH


TRANG

Hình 3.1: Cá trong hồ thủy sinh ....................................................................... 35
Hình 3.2: Máy đo cường độ chiếu sáng............................................................ 36
Hình 3.3: Các bộ test sử dụng .......................................................................... 37
Hình 4.1: Phác thảo thiết kế kiểu hồ 1 ............................................................. 38
Hình 4.2: Hồ 1 “Đồng xanh”............................................................................ 40
Hình 4.3: Phác thảo thiết kế kiểu hồ 2 ............................................................. 41
Hình 4.4: Hồ 2 “Cổ thụ”................................................................................... 42
Hình 4.5: Phác thảo thiết kế kiểu hồ 3 ............................................................. 43
Hình 4.6: Hồ 3 “Sông quê” .............................................................................. 44
Hình 4.7: Phác thảo thiết kế kiểu hồ 4 ............................................................. 45
Hình 4.8: Hồ 4 “Ao làng”................................................................................. 46
Hình 4.9: Phác thảo thiết kế kiểu hồ 5 ............................................................. 47
Hình 4.10: Hồ 5 “Khoảng sân” ........................................................................ 48
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 2.1: Vòng tuần hoàn CO2 và O2 trong bể kính...........................................2

xi


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt Vấn Đề

Trong khoảng vài năm gần đây, việc nuôi cá cảnh ở Việt Nam đã phát triển

mạnh mẽ, đặc biệt hiện nay phong trào trồng thủy sinh đang tăng theo nhu cầu của
người chơi. Ở các thành phố lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa,
Cần Thơ, Vũng Tàu,… đang phát triển mạnh mẽ theo nhu cầu giải trí tăng cao.
Việc nuôi cá cảnh và chơi thủy sinh ban đầu xuất phát từ sở thích cá nhân, và
phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Ngày nay việc nuôi cá cảnh và trồng
cây thủy sinh ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vương xa ra tầm thế giới.
Đây là loại hình kinh tế sử dụng diện tích nhỏ hẹp nhất trong tất cả các ngành nuôi
trồng thủy sản khác ở nước ta hiệ nay, tuy nhiên giá trị kinh tế thu lại thì không nhỏ.
Bên cạnh thú chơi thì ngày nay việc cần có một không gian xanh trong lành
trong kiến trúc đô thị quả là một nhu cầu không nhỏ đối ở những thành phố lớn. Vì
thế ngày nay dễ dàng chúng ta phát hiện ra một số cơ sở đã nắm bắt những nhu cầu
cấp thiết này và đã mở các dich vụ thiết kế các loại hồ cá, hồ thủy sinh với đầy đủ
các dạng từ treo tường, đặt bàn, ngăn phòng... cho thiết kế nhà ở dân dụng và cho cả
các dạng nhà kinh doanh. Việc phát triển này ngày càng đa dạng và phong phú với
muôn hình vạn trạng. Việc thực hiện thiết kế một hồ thủy sinh cần rất nhiều yếu tố
kết hợp lại gồm có như: ý tưởng, phần vật liệu, người thực hiện và điều cần nhất
vẫn là những kiến thức của người thực hiện.
Dưới sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Tp.HCM chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu thiết kế hồ thủy sinh”.

1


1.2.

Mục Tiêu Đề Tài
Tìm hiểu tổng quan các bước để thiết kế một hồ thủy sinh, và các xu hướng


thiết kế trên thế giới.
Nghiên cứu thiết kế một số hồ thủy sinh theo các ý tưởng ban đầu và theo dõi
một số chỉ tiêu chất lượng nước trong hồ.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Giới Thiệu Một Số Nét về Cây Thủy Sinh
Thực vật cũng có một số thay đổi phát sinh trong quá trình tíến hóa phát triển

từ nước lên cạn, chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ mật thiết với nhau. Vì
thế mà các nhà thực vật học cho rằng, quần thể thực vật sống trên cạn tuy là tiến hoá
từ nước lên nhưng trải qua sự thuần hóa của bàn tay con người thì một số thực vật
có đặc tính riêng biệt có thể trở lại sống dưới nước. Vì thế rất nhiều nghệ nhân và
những người yêu thích rong cảnh trên thế giới tuân theo qui luật này mà sưu tầm,
thuần dưỡng và đã cho ra đời “loại thực vật” có thể nuôi trong bể kiếng gia đình.
Bên cạnh đó còn có một số thực vật vẫn sống dưới nước, đó gọi là “rong tự nhiên”.
Cả hai loại này được giới chơi thủy sinh khai thác và nuôi dưỡng tạo thành một hệ
thống rong cảnh( cây thủy sinh).
2.1.1. Sinh thái dạng quần thể của rong
Trong giới tự nhiên có rất nhiều chủng loại rong khác nhau nên quần thể sinh
thái của chúng cũng có sự khác biệt. Để có thể thuần hoá và nuôi dưỡng những loại
rong có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế, chúng ta cần hiểu rõ và nắm vững những
đặc tính sinh thái của chúng; dựa vào đó mà sưu tầm và thuần hoá theo mục đích,
tạo ra giống rong cảnh mới có chất lượng tốt.

Rong có thể sống dưới nước do nó có khả năng quang hợp và có thể chịu
được áp lực của dòng nước chảy. Hơn nữa, phiến lá của rong thường rẽ nhỏ ra thành

3


dạng sợi, như vậy có thể tăng thêm diện tích bề ngoài để hấp thu ánh sáng mặt trời,
đồng thời cũng sẽ giảm bớt áp lực của nước. Đa số các loại rong đều có màu xanh
thẫm hoặc màu nâu xám nên có lợi cho việc hấp thu những tia sáng yếu ớt qua nước
chiếu xuống lá.
Yêu cầu về tính chất nước đối với rong cũng rất quan trọng. Bởi vì rong rất
mẫn cảm với độ trong của nước, nước đục sẽ không có lợi cho việc hấp thu ánh
sáng mặt trời của chúng,thậm chí chúng sẽ dần dần úa vàng đi rồi chết. Cho nên,
nước ô nhiễm không những làm cản ánh sáng, mà còn chứa độc tố có hại cho sự
sinh trưởng của rong.Ngoài ra nếu các loại thực vật sống nổi trên mặt nước dày đặc,
thì ánh sáng mặt trời chiếu vào nước yếu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rong,
hoặc có thể làm cho rong chết. Do đó, quần thể rong sẽ bị quần thể thực vật nổi trên
mặt nước thay thế dần; và cũng sẽ xảy ra hiện tượng nhóm thực vật nổi trên mặt
nước sẽ đổi thành nhóm thực vật đứng thẳng trong nước.
Quá trình tiến hóa như sau:
Nhóm rong


Nhóm thực vật nổi trên mặt nước


Nhóm thực vật đứng thẳng trong nước
Do rong có nhiều chủng loại khác nhau nên sự phân bố quần thể sinh thái
cũng khác nhau. Hiện nay chưa có thống kê chi tiết cho tất cả quần thể rong trên thế
giới và Việt Nam.Ví dụ một số quần thể sau:

Quần thể rong đen( Hydrilla vertillata) bao gồm các loại rong đen và một số
loại như cỏ kim ngư, cỏ từ,.. Quần thể này vừa có thể sống ở đầm nước tĩnh vừa có
thể sống ở dòng suối chảy. Chúng có ở khắp nơi, như khe nước nhỏ trên núi, những
ao nhỏ ở đồng bằng, cống nước ở đồng ruộng, cho đến những ao nước cạn, dòng
chảy chậm, đều là nơi chúng có thể tồn tại và sinh trưởng.
4


Quần thể cỏ kim ngư( Ceratophyllum demersum), đây là quần thể đơn cây vì
nếu như cỏ kim ngư phát triển mạnh thì các loài rong khác không có không gian và
ánh sáng cần thiết nên không sinh trưởng được. Nhưng cũng có thể có cỏ đắng, rau
nhãn tử,.. có thể sống chung. Chúng có thể sinh sôi nảy nở ở đầm nước, cống nước
hay hồ nước, khe nước.
Quần thể cây mã đề nước( Ottelia spp.) là quần thể rong lá to, thường sống ở
những đầm nước tĩnh hoặc những dòng nước chảy thật chậm. Quần thể này phân bố
rộng rãi vào những năm 60, nhưng hiện nay thì khó tìm được loài lá to. Đó là do
nước thải công nghiệp chảy tràn lan và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nghiêm trọng,
khiến cho quần thể này giảm đi số lượng lớn hoặc tiêu vong.
2.1.2. Cấu tạo của rong
Rong cảnh ( thực vật chìm trong nước) cũng gọi là cây có mạch bó sống
trong nước. Để thích ứng với môi trường nước, trong quá trình tiến hóa, chúng biến
hóa dần thành kết cấu thủy sinhcó tính thứ sinh để quá trình quagn hợp, hô hấp và
trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Vì thế, cũng tương tự như thực vật sống trên cạn,
chúng đã hình thành những đặc điểm sống riêng biệt.


Cơ quan khí khổng phát triển:
Không khí ở trong nước và trong đất loãng hơn rất nhiều so với không khí

trên mặt đất, để thích nghi với môi trường không khí loãng trong nước, rong dựa

vào cơ quan khí khổng phát triển mạnh của bản thân làm cho không khí đi qua lỗ
khí trên lá vào trong cơ thể, đi thẳng đến cơ quan sinh trưởng, đảm bảo được nhu
cầu trao đổi chất của rong, đồng thời có thể sản sinh ra lực nổi làm cho lá rong nổi
lên hoặc đứng thẳng trong nước. Như vậy nó có khả năng cân bằng lực để thích hợp
trong môi trường nước.

5


Chúng ta thường thấy cơ thể rong thường có màng ngăn cách, đây là bộ phận
thuộc cơ quan khí khổng. Ngoài tác dụng thông khí, phòng bị nước, chống đỡ,… nó
còn là nơi cất giữ chất dinh dưỡng và trao đổi chất.


Cấu tạo thân yếu:
Toàn bộ thân rong cảnh đều chìm trong nước, vì thế thân của chúng không

cần cứng và mạnh để thích nghi với môi trường. Tất cả các loại rong cảnh đều thuộc
loại thân yếu.


Cơ quan thoát nước phát triển:
Trải qua sự thuần hóa của con người, rong cảnh tuy sống trong môi trường

nước nhưng hàm lượng nước quá nhiều cũng có hại cho cây. Khi khí áp bên ngoài
quá thấp hoặc tác dụng thoát hơi giảm đi, rong cảnh sẽ thải lượng nước thừa trong
cơ thể ra ngoài nhờ cơ quan thoát nước, đồng thời có thể làm cho nước và muối
khoáng vận hành từ rễ lên lá.



Bộ rễ kém phát triển:
Do tế bào biểu bì của các bộ phận trên thân rong đều có thể trực tiếp hút

nước và các nguyên tố dinh dưỡng từ môi trường nước, nên chức năng hấp thụ của
bộ rễ cũng kém đi, do đó bộ rễ cũng kém phát triển. Bộ rễ của chúng thường thiếu
lông hút, và không được xum xuê, nó chỉ có tác dụng cố định thân cây.


Sinh sản sinh dưỡng:
Đa số các loại rong cảnh đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng mạnh, như:

rong liễu, thủy cúc,… sau khi chúng đứt ra thành từng đoạn, mỗi đoạn lại có thể
phát triển thành một cá thể mới. Ngoài ra còn một số loại rong còn có khả năng hình
thành những mầm đông và đến khi mùa xuân sang thì chúng lại nảy nở thành những
thân cây mới. Còn một số loại rong cảnh quí hiếm khác còn có thể tiến hành nuôi
dưỡng tế bào. Do chúng có đặc điểm sinh sản vừa nhanh vừa nhiều nên có lợi cho
việc duy trì nòi giống, phòng ngừa thoái hoá giống và lại giống.

6


Ngoài ra cũng có một số loại rong có sinh sản hữu tính thông qua quá trình
nở hoa, thụ phấn, tạo ra hạt giống. Một số loại rong có hoa lưỡng tính, và số còn lại
ra hoa đơn tính. Đại đa số rong đều thụ phấn chéo. Trong tự nhiên để nở hoa chúng
thường vươn cao khỏi mặt nước rồi mới nở hoa và phát tán phấn.
2.2.

Phương Pháp Trồng Rong

2.2.1. Chọn lựa rong

Khi tới cửa hàng cây thủy sinh mua rong, trước tiên phải xác định được mua
những loại rong nào và đặc điểm của chúng ra sao. Do tất cả các loại rong đều mềm
nên rất dễ bị tổn thương nên phải đóng gói và vận chuyển cẩn thận. Rong thuộc họ
cỏ ớt đặc biệt mẫn cảm với nhiệt độ, thường không chịu đựng được sự khác biệt
nhiệt độ lớn, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có thể hại đến cấu tạo tế bào. Thoạt
nhìn bề ngoài sẽ khó phát hiện được nhưng sau khi trồng được một vài ngày cây sẽ
héo úa dần. Vì thế với những loại rong này ta nên cho vào túi nước sẽ tốt hơn. Với
những loại rong có thân mềm, dài và ít bị tác động của nhiệt độ thì nên dùng giấy
cứng gói lại, tránh uốn cong hay bẽ gãy, khi trồng sẽ dễ dàng hơn.
2.2.2. Cách trồng
Trước khi trồng rong ta phải tiến hành đổ nền đáy bao gồm các chất dinh dưỡng
phục vụ cho quá trình phát triển của rong. Phần nền đáy thường dày từ 7-10cm. Sau
đó trồng rong vào bể.khi trồng rong cần đặt theo thứ tự lớn nhỏ hoặc dài ngắn như
vậy sẽ không bị lôn xộn và có bố cục. Nhất là rong có thân nên cắt bỏ phần rễ ở
dưới và phần lá gần rễ nhằm tránh thối rữa. Đặc biệt đối với những loại có thân dài
ta nên cắm chúng phía trên phần phân một đoạn để nó tự mọc dài rễ mới ra như vậy
sẽ không bị thối rữa. Đối với một số rong mọc chùm ta có thể cắt bỏ bớt hoặc chia
ra từng chum nhỏ, trước khi trồng vào bể cần cắt bỏ phần lá úa vàng hoặc thối. Còn
có một số rong cảnh rễ vừa nhiều vừa dài, cần cắt bỏ phần quá dài, nhưng chú ý là
không được cắt bỏ rễ chùm, vì rễ chùm giúp cây sinh trưởng tốt.

7




Rong mọc chùm
Đa số những loại rong mọc chùm đều dễ trồng, chỉ có một số ít là khó trồng.

Trong loại này bao gồm một số loại thông dụng như: cỏ trúc, môn, đại thuỷ lan,

rong đen,… Đa số đều là những loại dễ trồng và có tốc độ sinh trưởng cao. Tuy
nhiên có một số loại rêu thì đòi hỏi nhiệt độ thấp và ánh sáng yếu.


Rong có thân
Rong có thân có rất nhiều chủng loại, cho nên mỗi chủng loại có mỗi cách

trồng khác nhau. Có những loại rất khó trồng như: liễu xanh, cỏ trân châu Nhật, cỏ
hỉ bảo, hồng đăng,… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số loại như thủy trúc,
thủy cúc,… là những loại rất dễ trồng.
Nhưng về yêu cầu về điều kiện chất lượng nước là khác nhau ở từng loại
rong. Vì thế tùy tưng loại rong mà có những đáp ứng khác nhau.


Hoàng quân thảo
Có rất nhiều loại hoàng quân thảo nhưng đa số đều là giống cải tiến. Có loại

ra đời do sự lai giữa giống này với giống khác; có loại ra đời do khống chế gene di
truyền, thể hiện ở một số đặc trưng tiêu biểu, còn có loại thì đột biến thành một
giống lai tạp làm cho màu sắc diễm lệ hơn như đản diệp đỏ. Tóm lại đa số các loại
hoàng quân thảo đều tương đối dễ trồng nhưng chúng có yêu cầu về chất lượng
nước khá khắt khe.


Rong cảnh họ ớt
Đa số các loại rong này đều khó trồng. Tát cả các yếu tố về nhiệt độ nước,

tính chất nước, hàm lượng khí CO2 hoà tan và ánh sáng đều tác động và gây ảnh
hưởng lớn đối với sự tăng trưởng và vẻ đẹp của chúng.



Rong cảnh họ đa
Rong cảnh họ đa tương đối dễ trồng, nhưng dễ trồng nhất là những loại có

trong thiên nhiên như đa nước nhỏ, đa lá tròn,…; còn các loại rong cảnh khác thì

8


phải điều chỉnh nhiệt độ môi trường trong bể nước nếu không dễ dẫn đến tình trạng
thối rễ hoặc khô héo.
2.3.

Phương Pháp Cắt Tỉa Rong Cảnh
Rong cảnh cũng giống như những cây cảnh mọc trên cạn nếu như chúng ta

cứ để mặc chúng thì chúng sẽ phát triển một cách lộn xộn, ảnh hưởng nhiều đến
hiệu quả thưởng thức, vì thế cần phải cắt tỉa tạo hình cho rong. Những loại rong
cảnh khác nhau có hình thái sinh trưởng khác nhau, nên phương pháp cắt tỉa cũng
có sự khác biệt.
2.3.1 Cắt tỉa rong cảnh mọc chùm
Đa số các loại rong cảnh mọc chùm đều được dùng làm tiền cảnh hoặc trung
cảnh, vì thế càng cần phải có hình dáng đẹp. Phải thường xuyên cắt bỏ những nhánh
bò lan hoặc những thân bò lan rộng ra bên ngoài, cản trở sự sinh trưởng của những
loại rong cảnh khác, đồng thời cũng góp phần cho cây phát triển tốt hơn.
Đối với rong cảnh có cành lớn hoặc vừa phải cắt tỉa thường xuyên. Do rễ
chùm có khả năng vươn dài và mạnh, nếu không tỉa bớt kịp thời mỗi cá thể sẽ phát
triển thành cây lớn phá vỡ cảnh quan vốn có. Một số rong cảnh mọc chùm có phiến
lá dài sau một thời gian phát triển, khi già thường có những lá úa vàng và thối rữa,
nổi lềnh bềnh trên mặt nước, ảnh hưởng đến quá trình qung hợp của cây khác, khiến

cho cây phát triển kém. Cho nên cần loại bỏ lá thối rữa kịp thời, tiến hành cắt tỉa
những lá già và chăm sóc những cành lá còn lưu giữ lại.
2.3.2 Cắt tỉa rong cảnh có thân
Rong cảnh có thân không giống với rong cảnh mọc chùm, những cành vươn
dài là đặc điểmchủ yếu để thưởng thức. Trồng rong cảnh trong bể nước được một

9


khoảng thời gian chúng sẽ phát triển cao lớn lên và cành lá vô cùng lộn xộn, ảnh
hưởng đến cảnh quan của bể; cho nên cần cắt bỏ lá úa và những cành mất trật tự.
Thông thường rong cảnh được trồng rải rác trong bể, cần phải nhổ từng cây
lên, dùng kéo cắt bỏ phần mắc ở phía dưới, rồi cắm xuống chỗ cũ. Nhưng có một số
loài rong cảnh có bộ rễ phát triển mạnh, khi nhổ lên cát ở đáy bể sẽ bám theo rễ,
như vậy sẽ làm cho nước trong hồ bị vẫn đục, đồng thời phân bón dưới đáy bể cũng
sẽ giảm sút đi. Vì thế có thể dùng kéo cắt sát với bề mặt tầng cát, rồi cắm xuống lại
sẽ dễ dàng hơn. Phần rễ còn lại dưới đáy không bị thối rữa, nên mấy ngày sau sẽ
mọc ra những mầm non mới.
Đối với loại rong cảnh có thân nhỏ như rong lá tròn, một số phát triển tươi
tốt phần đầu sẽ vươn dài lên tới mặt nước, ảnh hưởng đến mỹ quan. Cây cao cây
thấp không đều nhau, nếu nhổ từng cây lên cắt tỉa sẽ rất khó khăn. Nên nhổ từng 5
cây một, cố gắng đừng để cát bám rễ. Sau đó đặt rong đã nhổ được lên trên tờ giấy,
giữ cho nữa trên của những cây rong thật ngay ngắn, cắt từng rễ dài ngắn cho bằng
nhau rồi cắm từng cụm 5 cây trở lại trong nước. Có một số cây có tốc độ sinh
trưởng chậm, bộ rễ cũng phát triển rất chậm nhưng có một ít cây vượt lên thì chúng
ta nên nhổ chúng lên, cắt bỏ phần đốt phía dưới rồi trồng xuống lại.
Đối với những loại rong cảnh vừa và lớn, cần trồng trong bể nước với
khoảng cách nhất định, so với các loại rong cảnh loại nhỏ cũng không có gì khác
biệt lắm. Tuy nhiên có những cây cá biệt nhô lên hẳn, ảnh hưởng đến cảnh quan của
bể rong, phá vỡ sự cân đối, nên cần phải cắt tỉa. Khi cắt tỉa cần áp dụng vừa cắt vừa

cắm xen kẽ nhau. Do bộ rễ của rong rất phát triển, không tiện nhổ lên, phải dùng
kéo cắt phần rễ sát với bề mặt tầng cát ở đáy bể rồi lại cắm xuống.
2.4.

Các Yếu Tố Dinh Dưỡng
Quá trình sinh trưởng của rong cũng giống như ở thực vật trên cạn, không

chỉ cần đến các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ và CO2 thích hợp, mà còn cần phải
bón phân. Như chúng ta đã biết phân bón cần cho thực vật là tổ hợp 3 thành phần:
đạm, lân, kali. Thực vật trên cạn có thể hấp thu dinh dưỡng trong không khí, nước

10


và đất. Như hấp thu khí hydro và oxy trong nước, cacbon trong không khí; các
nguyên tố đạm, lân, kali và sắt, … đều có trong đất; chỉ khi trong đất thiếu đi một
chất dinh dưỡng nà đó mới bổ sung thêm. Cách thức hấp thu chất dinh dưỡng của
rong cảnh thì khác, do hạn chế về môi trường, chúng chỉ có thể hấp thu từ nước; cho
dù không bón thêm phân ở tầng đáy mà chỉ thêm phân dạng dung dịch trong nước,
rong cảnh cũng có thể sinh trưởng tốt.
2.4.1 Ba thành phần chính trong phân bón
Phân đạm: đạm có thể tạo ra tế bào, là thành phần tạo nên diệp lục tố. Nó có
thể đẩy mạnh quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể thực vật, làm cho thực vật tồn
tại và phát triển trong thời gian khá dài. Vì thế, bón phân đạm điều độ có thể thúc
đảy khả năng quang hợp, kéo dài tuổi thọ của lá.
Thông thường, nếu hàm lượng đạm chứa trong cơ thể thực vật thấp thì cây
sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến sự phát triển của lá, phiến lá lộ màu xanh nhạt, khi
thiếu đạm trầm trọng, lá úa vàng hoặc có gân lá màu đỏ nhạt, những lá mới cũng có
vẻ rút nhỏ lại. Nhưng khi chất đạm quá nhiều, cây sẽ bị lốp, không cứng cáp, dễ bị
đổ rạp.

Phân đạm tồn tại trong nước dưới dạng muối nitrat (NO3-) và muối amoni
(NH4+). Những loại rong khác nhau có phương thức hấp thu đạm khác nhau. Như
loài cỏ ớt có thể hấp thu trực tiếp amoniac (NH3) trong chất thải của cá nhiệt đới;
còn các loại rong cảnh khác như hồ điệp đỏ, dương liễu lá nhỏ, … phải có vi khuẩn
chuyển hoá amoniac thành nitrat mới hấp thu được. Nếu nitrat trong nước nhiều
quá, rong cảnh sẽ không thể nào hấp thu được hết, mà nồng độ nitrat thì tăng lên
theo số lượng chất thải của cá và lá cây bị thối rữa. Do đó, cần thay nước kịp thời để
giảm đi nồng độ nitrat, và để cân bằng các thành phần dinh dưỡng khác.
Phân lân: lân tham gia vào việc trao đổi chất và trao đổi năng lượng tế bào,
làm cho thực vật sinh trưởng và phát triển bình thường, đặc biệt thúc đẩy bộ rễ phát
triển sớm. Vì thế, bón cho một lượng lân thích hợp sẽ cần thiết cho sự phát triển ban
đầu của bộ rễ.

11


Khi thiếu lân, rễ và thân của rong cảnh sẽ phát triển kém; lá sẽ biến thành
màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt. Nếu phân lân trong nước nhiều quá, sẽ thúc đẩy sự
sinh sôi nảy nở của tảo, gây ra sự bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của rong
cảnh. Cho nên khi bón phân lân nên bón vừa phải và kịp thời.
Phân kali: kali có thể đẩy mạnh tác dụng đồng hoá axit cacbonic trong cơ thể
thực vật. Khi có kali rong cảnh tăng cường hấp thu đạm, thúc đẩy hình thành các
hợp chất có chứa chất đạm, làm cho cây phát triển khỏe mạnh.
Khi thiếu kali, những phiến lá ở phần dưới cây rong cảnh xuất hiện những
đốm màu tía hoặc nâu đậm, phần đầu lá hoặc viền lá úa vàng rồi dần dần biến thành
màu nâu, đốt cây ngắn. Ngoài ra thiếu kali còn khiến cho những mầm non mới mọc
trở nên nhạt màu đi, ức chế sự hình thành lục tố.
Vì thế cần bón một hỗn hợp phân lân, đạm, kali một cách thích hợp thì rong
cảnh mới có thể sinh trưởng và phát triển một cách bình thường được. Có thể mua
phân đã trộn sẵn (phân do các cơ sở bán) hoặc mua phân tổng hợp dành riêng cho

hồ thủy sinh.
2.4.2 Ngyên tố vi lượng:
Trong quá trình sinh trưởng của rong cảnh không chỉ cần có 3 nguyên tố
đạm, lân, kali, mà còn cần đến những nguyên tố vi lượng khác như magie, sắt, lưu
huỳnh, mangan… Nếu thiếu các nguyên tố vi lượng này, cũng sẽ khiến cho rong
cảnh kém phát triển.
Magie: là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với việc hình thành diệp lục tố
trong tế bào thực vật. Nếu không có magie, tế bào không thể tạo nên diệp lục tố, lá
cũng sẽ không có màu xanh.
Khi thiếu magie, gân lá trở nên sẫm màu và lá bị úa vàng đi. Thông thường,
rong cảnh cần một lượng magie rất nhỏ; trong nước vốn đã có đủ lượng magie cần
thiết cho cây hấp thụ. Nhưng cần phải thay nước thường xuyên, nếu không magie
trong nước cũng sẽ bị tiêu hao hết.

12


Sắt: là điều kiện cần thiết để tạo nên diệp lục tố trong tế bào, lượng sắt mà
rong cảnh cần hấp thu nhiều hơn magie. Khi hàm lượng sắt tố không đủ, phiến lá có
màu vàng nhạt, khi thiếu trầm trọng lá sẽ biến thành màu trắng, bệnh trạng phát sinh
trên lá non trước, sau dần lan sang lá già. Vi lượng sắt thông thường ở dạng sắt (II)
sunfat, rong cảnh hấp thu sắt rất nhanh nhưng chỉ hấp thu được sắt ở dạng ion Fe2+
hoà tan trong nước. Nếu độ pH trong nước hơi cao, hàm lượng oxy hoặc axit
photphoric quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng oxy hóa Fe2+ thành Fe3+, mà rong
cảnh lại không thể nào hấp thu được Fe3+. Vì thế, khi dùng vi lượng sắt tốt nhất là
dùng sắt EDTA có khả năng duy trì ion Fe2+.
Mangan:có thể đẩy mạnh sự phát triển trong thời kì đầu của rong cảnh. Khi
thiếu mangan, bề mặt lá của rong cảnh có hiện tượng khô héo, úa vàng, nhưng gân
lá vẫn có màu xanh. Khi thiếu mangan nghiêm trọng, trên phiến lá sẽ xuất hiện
những đốm nâu. Điều đó cho thấy sự thiếu mangan và hàm lượng sắt quá nhiều có

liên quan với nhau.
Ngoài những yếu tố vi lượng trên, còn có các nguyên tố vi lượng khác như
lưu huỳnh, caxi, kẽm, đồng, clo,… Chúng cũng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của
rong cảnh, nếu thiếu một nguyên tố nào đó, rong cảnh sẽ khó phát triển tốt. Thông
thường nếu thiếu hoặc thừa một nguyên tố vi lượng nào đo sẽ ức chế sự hấp thụ của
một nguyên tố khác và ngược lại
2.5

Hình Thức Bón Phân

2.5.1 Bón phân nền
Do hồ thủy sinh được thực hiện trong bể kính nên hầu như nền đáy không hề
có chất dinh dưỡng, vì thế ta phải tiến hành đổ nền đáy. Nhằm cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây, đặc biệt là đạm, lân và kali, giúp cây sinh trưởng và
phát triển tốt.
Để thực hiện được nền đáy tốt phải nắm vững được nguyên tắc làm nền và
nguyên tắc đổ nền. Nền đáy của cây thủy sinh thường bao gồm 3 lớp: nền đáy dưới,
nền giữa và nền trên cùng.

13


Lớp nền đáy dưới: phần này là phần chứa các chất dinh dưỡng chủ yếu và là
nơi cung cấp dưỡng chất suốt tuổi thọ của hồ thủy sinh. Tùy theo hồ lớn nhỏ, số
lượng cây, loại cây, và thời gian sử dụng hồ mà ta có thể đổ lớp nền này dày hay
mỏng. Tuy nhiên theo Takashi Amano thì độ dày của nền đáy này là 2 inch.
Về thành phần thường bao gồm hỗn hợp N-P-K và bổ sung thêm các nguyên
tố vi lượng tan chảy F-T-E ( Fritted Trace Elements). Về hàm lượng cụ thể thì
không theo một nguyên tắc cố định nào cả mà dựa theo kinh nghiệm của người chơi
và đòi hỏi của cây là chủ yếu. Nếu nền có dinh dưỡng cao( lấy từ phân thiên nhiên)

tốt nhất nên trộn thêm cát để tạo độ thông thoáng cho nền.
Lớp nền giữa: đây là lớp để giữ lớp phân nền đáy không bị phóng thích quá
mức lên trên mặt nước vì thế nó bao gồm một lớp cát ở mặt trên cùng và phân vi
sinh ở dưới.
Thành phần: phần nền giữa này thường được cho một ít phân vi sinh nhằm
cân bằng môi trường sinh thái trong bể nước. Nó không chỉ có thể phân giải chất
thải của cá mà còn chuyển hoá thành những khoáng chất cần thiết cho rong cảnh.
Đồng thời cũng giúp cho cây ban đầu mới trồng vào phát triển tốt hơn. Độ dày của
phần này là khoảng ( theo Takashi Amano).
Lớp nền trên cùng: đây là lớp giữ cho toàn bộ hệ thống nền đáy cho nên
thành phần chủ yếu của nó là sỏi nhỏ, sỏi to, hoặc đá mài tuỳ theo ý đồ nghệ thuật
của người chơi. Độ dày của lớp này là khỏang 1 inch.
Đồng thời chúng ta cũng tạo bo viền ngoài cho lớp phân và giữ vẻ mỹ quan
cho hồ. Bo viền thường bao gồm lớp cát mịn bao lấy hỗn hợp phân và lớp sỏi hoặc
đá mài bao bên ngoài.
2.5.2. Phân bón bổ sung
Theo thời gian hồ mất dần đi chất dinh dưỡng có trong phân nền, hoặc khi
tiến hành trồng một số loại cây đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao cần bổ sung thêm
thì lúc đó ta có thể tiến hành bón phân bổ sung. Có 2 dạng phân bón bổ sung đó là
phân nhét trực tiếp và phân lỏng.

14


×