Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

THỬ NGHIỆM BICOMARIN 5% POWDER TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN THẬN MỦ DO Edwarsiella ictaluri VÀ BỆNH NHIỄM KHUẨN DO Aeromonas hydrophila TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.5 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM BICOMARIN 5% POWDER TRONG ĐIỀU TRỊ
BỆNH GAN THẬN MỦ DO Edwarsiella ictaluri VÀ BỆNH
NHIỄM KHUẨN DO Aeromonas hydrophila TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ KIM PHƯỢNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH NGƯ Y
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 09/2008


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ba, mẹ đã hỗ trợ cho tôi về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành nghiên cứu này.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quí thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến thầy Nguyễn Hữu Thịnh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện tốt đề tài tốt
nghiệp.
Đồng thời, tôi xin gởi lời cảm ơn đến chị Huỳnh Ngọc Châu đã tạo điều kiện và
nhiệt tình hướng dẫn để tôi thực hiện nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Thủy Sản lớp DH04NY đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không
tránh khỏi những thiếu xót. Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của


quí thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


TÓM TẮT
Đề tài: “Thử nghiệm kháng sinh bicomarin 5% powder trong điều trị bệnh
gan thận mủ do Edwarsiella ictaluri và bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas
hydrophila trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện từ ngày
01/07/2008 đến 01/09/2008 tại trại Thực nghiệm Thủy Sản khoa Thủy Sản Trường ĐH
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bicomarin có dạng bột trộn vào thức ăn cho cá ăn. Trong đó thành phần chính
là bicomycin benzoate, được cấu thành do sự kết hợp giữa bicozamycin và benzoic
acid. Bicomarin dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa, sau đó phân tán đến các cơ quan
khác bên trong cơ thể cá. Bicomarin có tác dụng chống lại các vi khuẩn gram (-),
chẳng hạn một số vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella, Pasteurella, Haemophilus
(Actinobacilus), Pasteurella piscicida. Từ đó, để ứng dụng và đánh giá hiệu quả của
kháng sinh bicomarin 5% powder, chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở ba liều 10, 20 và
30 mg/kg trọng lượng cơ thể cá/ngày (cho ăn liên tục trong 5 ngày) trong điều trị bệnh
gan thận mủ do E. ictaluri và bệnh nhiễm khuẩn do A. hydrophila trên cá tra đã đem
lại một số kết quả như sau:
Việc sử dụng kháng sinh bicomarin 5% powder ở ba liều 10, 20 và 30 mg/kg
trọng lượng cơ thể cá/ngày trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 ngày không ảnh
hưởng đến khả năng bắt mồi và tiêu thụ thức ăn của cá.
Theo kết quả xử lý thống kê cho thấy:
 Edwardsiella ictaluri
Đối với các nghiệm thức ở liều ĐT20 và 30 mg/kg thể trọng cá/ngày cho ăn liên
tục trong 5 ngày thì tỷ lệ chết (%) thấp hơn so với nghiệm thức ĐC và ĐT10 ở cùng
thời điểm. Nhưng khi so sánh giữa các nghiệm thức với nhau thì cũng không có ý
nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Mặc dù, tỷ lệ chết (%) ở các lô ĐT20 (4,67%) và 30
(8%) có thấy sự khác biệt trong điều trị nhưng do số lượng cá chết dao động giữa các
nghiệm thức quá lớn nên không có ý nghĩa về mặt thống kê.



 Aeromonas hydrophila
Đối với các nghiệm thức ở liều ĐT cho ăn liên tục trong 5 ngày thì tỷ lệ
chết (%) thấp hơn so với nghiệm thức ĐC ở cùng thời điểm. Nhưng sự sai khác giữa
các nghiệm thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Tỷ lệ chết (%) ở lô
ĐT10 thấp nhất (2,67%), cao nhất là ĐC (24,7%) nhưng cũng không có ý nghĩa về mặt
thống kê do số lượng cá chết dao động giữa các nghiệm thức quá lớn.


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt


viii

Danh sách các hình ảnh

ix

Danh sách các bảng

x

Danh sách các sơ đồ và đồ thị

xi

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt Vấn Đề

1

1.2. Mục Tiêu Đề Tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3


2.1. Giới Thiệu về Vi Khuẩn Edwardsiella ictaluri

3

2.1.1 Lịch sử bệnh

3

2.1.2 Quá trình phát triển và nghiên cứu về Edwardsiella ictaluri

3

2.1.3 Đặc điểm sinh hóa và phân loại của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

4

2.1.4 Đặc điểm gây bệnh của Edwardsiella ictaluri

5

2.1.5 Sự xâm nhập vào cơ thể

5

2.2. Giới Thiệu về Vi Khuẩn Aeromonas hydrophila

6

2.2.1 Giới thiệu


6

2.2.2 Đặc điểm phân loại của vi khuẩn Aeromonas hydrophila

7

2.2.3 Phân bố

7

2.2.4 Triệu chứng và bệnh tích

8

2.3. Sơ Lược về Kháng Sinh

8

2.3.1 Định nghĩa

8

2.3.2 Phân loại thuốc kháng sinh

9

2.3.3 Các cơ chế tác động của kháng sinh

9


2.3.4 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh và những trường hợp thất bại khi sử dụng


kháng sinh

11

2.3.5 Các đường cấp thuốc kháng sinh trong thủy sản, ưu khuyết điểm của nó

13

2.3.6 Thuốc bicomarin 5% powder

15

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Thời Gian và Địa Điểm

18

3.1.1 Thời Gian

18

3.1.2 Địa Điểm

18


3.2. Vật Liệu và Đối Tượng Nghiên Cứu

18

3.2.1 Vật liệu

18

3.2.2 Đối tượng

18

3.3. Dụng Cụ - Hóa Chất

19

3.3.1 Dụng cụ

19

3.3.2 Môi trường – hóa chất

19

3.4. Phương Pháp Nghiên Cứu

20

3.4.1 Nội dung nghiên cứu


20

3.4.2 Bố trí thí nghiệm gây cảm nhiễm – điều trị

21

3.4.3 Phương pháp thu mẫu

27

3.4.4 Phân lập và định danh vi khuẩn

27

3.4.5 Phương pháp trộn thuốc

30

3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu

30

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Kết Quả Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Trong Quá Trình Thí Nghiệm

31


4.1.1 pH

31

4.1.2 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)

31

4.1.3 Ammonia (NH3)

32

4.1.4 Nhiệt độ

32

4.2. Ảnh Hưởng của Bicomarin 5% Powder Lên Khả Năng Tiêu Thụ Thức Ăn
của Cá Tra

32

4.3. Kết Quả Kiểm Tra Hiệu Quả Liều Điều Trị Thử Nghiệm với E. Ictaluri

33

4.3.1 Kích thước trọng lượng cá khảo nghiệm

33


4.3.2 Kết quả kiểm tra ký sinh trùng

34


4.3.3 Kết quả đếm khuẩn lạc vi khuẩn sau khi trang đĩa từ bình tăng sinh vi khuẩn 35
4.3.4 Kết quả cảm nhiễm

36

4.3.5 Những ghi nhận về kiểm tra cá khỏe khi kết thúc thí nghiệm

40

4.4. Kết Quả Kiểm Tra Hiệu Quả Liều Điều Trị Thử Nghiệm với A. hydrophila

40

4.4.1 Kích thước trọng lượng cá khảo nghiệm

40

4.4.2 Kết quả kiểm tra ký sinh trùng

0

4.4.3 Kết quả đếm khuẩn lạc vi khuẩn sau khi trang đĩa từ bình tăng sinh vi khuẩn 41
4.4.4 Kết quả cảm nhiễm

41


4.4.5 Những ghi nhận về kiểm tra cá khỏe khi kết thúc thí nghiệm

44

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

46

5.1. Kết Luận

46

5.2. Đề Nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài Liệu Tiếng Việt
Tài Liệu Nước Ngoài
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A. hydrophila

: Aeromonas hydrophila

API


: Test kit for the identification of enteric bacteria

BHI

: Brain Heart Infusion.

BHIA

: Brain Heart Infusion Agar.

BKC

: Benzalkoniumchloride

CĐCN

: Cường độ cảm nhiễm

Cfu

: Colony forming unit.

Ctv

: Cộng tác viên

ĐC

: Đối chứng


ĐH

: Đại học

DO

: Dissolve oxygen

ĐT

: Điều trị

E. ictaluri

: Edwardsiella ictaluri

IDS 14 GRN

: Indentification System with 14 biochemical reationsfor
indentification of non fastidious Gram Negative Rods.

KST

: Kí sinh trùng

NA

: Nutrient Agar.

NB


: Nutrient Broth.

NT

: Nghiệm thức

N

: Số con cá kiểm tra

pH

: potential hydrogenii

RS

: Rimler Shotts

TB

: Trung bình

TLCN

: Tỷ lệ cảm nhiễm

TLN

: Tỷ lệ nhiễm


TSA

: Trypticase soy agar


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số thứ tự các đĩa giấy sinh hóa trong giếng

28

Bảng 4.1: Lượng thức ăn/con cá/ngày (gam) ở các nghiệm thức trong thời gian bổ
sung bicomarin 5% powder

33

Bảng 4.2: Kích thước, trọng lượng cá trước khi thí nghiệm

34

Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra sán lá mang

35

Bảng 4.4: Kết quả định danh vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ gan cá bệnh

38

Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm tra cá khi kết thúc thí nghiệm


40

Bảng 4.6: Kích thước, trọng lượng cá trước khi thí nghiệm

40

Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra sán lá mang

41

Bảng 4.8: Bảng kết quả kiểm tra cá khi kết thúc thí nghiệm

45


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Con đường đi của Bicomarin 5% powder khi vào cơ thể

16

Hình 3.1: Bố trí bể

23

Hình 3.2: Gây bệnh bằng cách ngâm dung dịch vi khuẩn vào xô chứa cá

26


Hình 3.3: Gây bệnh bằng cách tiêm vào xoang bụng cá

26

Hình 4.1: Cá khỏe, cá bệnh

34

Hình 4.2: Khuẩn lạc E. ictaluri

36

Hình 4.3: Cá thí nghiệm có biểu hiện gan, lách, thận bị mủ sau 5 ngày ngâm vi
khuẩn E. ictaluri

37

Hình 4.4: Khuẩn lạc E. ictaluri trên môi trường thạch BHIA

37

Hình 4.5: Vi khuẩn E. ictaluri nhuộm Gram (Gram âm)

38

Hình 4.6: Kết quả định danh E.ictaluri bằng test IDS 14 GNR

39

Hình 4.7: Khuẩn lạc A. hydrophila


41

Hình 4.8: Cá có biểu hiện xuất huyết nội quan, mắt lồi, mờ đục, thối vây

42

Hình 4.9: Khuẩn lạc A. hydrophila trên môi trường thạch (RS)

42

Hình 4.10: Vi khuẩn A. hydrophila nhuộm Gram (Gram âm)

43

Hình 4.11: Kết quả định danh A. hydrophila bằng kít API 20E

43


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 3.1: Các bước thực hiện thí nghiệm

21

Sơ đồ 3.2: Bố trí thí nghiệm

23


Sơ đồ 3.3: Các bước tiến hành trang đĩa

24

Sơ đồ 3.4: Cách pha vi khuẩn từ bình tăng sinh

25

Đồ thị 4.1: Tỷ lệ cá chết tích lũy mỗi ngày ở các nghiệm thức của phương pháp ngâm
vi khuẩn E. ictaluri

39

Đồ thị 4.2: Tỷ lệ cá chết tích lũy mỗi ngày ở các nghiệm thức của phương pháp tiêm vi
khuẩn A. hydrophila

44


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt Vấn Đề
Cùng với nhu cầu gia tăng chất lượng thực phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng
thủy sản, nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong việc góp
phần cải thiện nguồn dinh dưỡng cho người dân, đồng thời nâng cao thu nhập và phát
triển kinh tế đất nước.
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi
mang lại giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu nhiều nhất trong các loài cá nước ngọt.
Với diện tích nuôi thâm canh không ngừng mở rộng và mật độ nuôi ngày càng

tăng nhanh. Tuy nhiên xu hướng gia tăng diện tích nuôi thâm canh và chỉ tập trung vào
một số đối tượng nuôi sẽ tạo ra những nguy cơ rất lớn về xuất hiện bệnh dịch. Trong
quá trình nuôi nhằm gia tăng sản lượng và giảm bớt tổn thất do bệnh dịch, người dân
đã sử dụng rất nhiều loại thức ăn, thuốc, hóa chất và kháng sinh.
Việc lạm dụng thuốc hóa chất và kháng sinh quá mức trong phòng trị bệnh đã
dẫn đến các hiện tượng vi khuẩn kháng, lờn thuốc. Đáng chú ý dư lượng thuốc kháng
sinh vượt mức cho phép và tồn dư trong sản phẩm thủy sản, đã gây không ít tổn thất
lớn trong việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào các thị trường lớn.
Vấn đề cần đặt ra là cần phải làm gì để giúp người nuôi tránh được những tổn
thất đáng tiếc do bệnh dịch gây ra, mà không ảnh hưởng đến người tiêu dùng và giúp
các mặt hàng thủy sản có cơ hội vững tiến trên con đường hội nhập vào thị trường xuất
nhập khẩu.


Đứng trước thực trạng trên đòi hỏi các nhà quản lí, nhà nghiên cứu, nhà nuôi
trồng thủy sản ngày càng phải hợp tác phối hợp nhịp nhàng, không ngừng tìm tòi, thử
nghiệm và cân nhắc thận trọng hơn trong việc đưa ra những phương pháp khuyến cáo
điều trị bệnh hữu hiệu nhất. Từ đó giúp người dân khống chế được bệnh dịch tránh
được tổn thất ở mức thấp nhất, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giúp
chất lượng sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu quốc tế.
Vì vậy việc nghiên cứu và thử nghiệm điều trị bệnh thủy sản bằng kháng sinh
mới mang lại sự an toàn hơn cho sản phẩm thủy sản hiện đã và đang được ngành Thủy
Sản hết sức quan tâm.
Được sự giúp đỡ của Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản thuộc trường ĐH Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Thịnh,
chúng tôi được thực hiện đề tài: “Thử nghiệm bicomarin 5% powder trong điều trị
bệnh gan thận mủ do E. ictaluri và bệnh nhiễm khuẩn do A. hydrophila trên cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus)”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Mục tiêu chính của đề tài nhằm đánh giá khả năng sử dụng kháng sinh mới có

trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn trên cá tra nói riêng và cá nước ngọt nói chung
để từ đó ứng dụng vào điều trị thực tế.
Với thời gian có hạn nên nội dung đề tài chúng tôi gồm 2 thí nghiệm:
-

Thí nghiệm 1: Thử nghiệm liều điều trị hiệu quả của kháng sinh bicomarin 5%
powder trên cá tra nhiễm khuẩn E. ictaluri.

-

Thí nghiệm 2: Thử nghiệm liều điều trị hiệu quả của kháng sinh bicomarin 5%
powder trên cá tra nhiễm khuẩn A. hydrophila.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới Thiệu về Vi Khuẩn Edwardsiella Ictaluri
2.1.1 Lịch sử bệnh
Các loài vi khuẩn Edwardsiella được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1962 bởi
Sakazaki và đồng sự (Plumb và ctv., 1993). Chúng là những vi khuẩn Gram âm, kích
thước nhỏ (1 x 2 – 3 µm), không sinh bào tử và có thể di động bằng tiêm mao.
Edwardsiella là những vi khuẩn kị khí không bắt buộc, cho phản ứng catalase dương
tính, oxidase âm tính và có khả năng lên men đường glucose.
Hiện nay có 3 loài vi khuẩn Edwardsiella gây bệnh trên cá được biết đến là:
E. ictaluri, E. tarda và E. hoshinae (Reger và ctv., 1993).


E. ictaluri là tác nhân gây bệnh “nhiễm trùng máu và viêm ruột” trên cá nước
ngọt. Chúng có khả năng lây lan cao với tỉ lệ chết 10 – 50 % (Plumb và ctv.,

1993).



E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết trên cá biển và cá nước ngọt
vùng ôn đới đặc biệt là cá da trơn và bộ cá chình, xuất hiện ở Mỹ và một số
nước châu Á.



E. hoshinae gây bệnh trên cá vùng ôn đới.

2.1.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu về E. ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri được báo cáo lần đầu tiên bởi Hawke vào năm 1979, gây
bệnh trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) ở một số bang thuộc miền nam nước này
(Plump và ctv., 1993).


Năm 1981, Hawke và đồng sự đã mô tả nguyên nhân và định danh vi khuẩn.
Bệnh được gọi là “bệnh nhiễm trùng huyết và viêm ruột”, còn có tên khác là “bệnh lổ
đầu”.
Năm 1987, Francis – Floyd đã phát hiện vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh trên cá
trê (clarias bactrachus) ở Thailand. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vi khuẩn E. ictaluri và các vấn đề có liên quan nhằm có được giải pháp
hữu hiệu trong phòng và trị bệnh do vi khuẩn này gây nên.
Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về E. ictaluri:


Năm 1981, Hawke và đồng sự đã mô tả và định danh vi khuẩn E. ictaluri.




Năm 1983, Areechon và Plumb đã chứng minh được hầu hết các tổn thương lớn
do E. ictaluri là ở gan, thận và lách cá.



Jarboe et at. (1984), Miyazaki et at. (1985) và Shotts et at. (1986) đã có những
nghiên cứu về mô học bệnh tích. Năm 1986, Waltmann đã mô tả đặc điểm sinh
lý, sinh hoá của vi khuẩn này.



Năm 1989, Plumb và Vinitnantharat đã tìm thấy đặc điểm kháng huyết thanh
trong phạm vi loài.
Ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về vi khuẩn E. ictaluri như

Lê Thị Bé Năm (2002), Từ Thanh Dung (2004).
2.1.3 Đặc điểm sinh hóa và phân loại của vi khuẩn E. ictaluri
2.1.3.1 Đặc điểm phân loại vi khuẩn E. ictaluri
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammapproteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
Loài: Edwardsiella ictaluri (Bùi Quang Tề, 2006)


2.1.3.2 Đặc điểm sinh hoá và nuôi cấy
E. ictaluri là thành viên của nhóm vi khuẩn đường ruột, hình que, Gram âm,

kích thước 1 x 2 – 3 µm. Chúng có khả năng di động yếu ở nhiệt độ 25 – 30oC nhưng
không di động ở nhiệt độ cao 37oC (Bùi Quang Tề, 2006).
E. ictaluri cho các phản ứng oxidase (-), catalase (+), indol (-), H2S (-). Chúng
có khả năng lên men và sinh hơi glucose ở 20 – 30oC nhưng không sinh hơi ở 37oC.
E. ictaluri là loài vi khuẩn khó phát triển của giống E. ictaluri. Vi khuẩn phát
triển chậm trong môi trường nuôi cấy. Cần đến 36 – 48 giờ, vi khuẩn mới phát triển
thành những khuẩn lạc nhỏ trong môi trường BHIA ở 28 – 30oC và mọc chậm hoặc
không mọc ở nhiệt độ 37oC (Plumb và ctv., 1993).
Có thể nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường BHIA, NA hay TSA + 5% máu. Tuy
nhiên, môi trường BHIA giúp vi khuẩn phát triển tốt hơn. Khuẩn lạc của E. ictaluri có
hình tròn nhỏ, màu trắng đục, ở tâm khuẩn lạc có màu hơi vàng, rìa có răng cưa (Bùi
Quang Tề, 2006).
2.1.4 Đặc điểm gây bệnh của E. ictaluri
Bệnh do E. ictaluri được xem là bệnh đáng lưu ý nhất trong nghề nuôi cá tra và
cá basa. Bệnh lưu hành thường xuyên trong các ao nuôi cá tra và cá basa thương phẩm.
E. ictaluri có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường khi điều kiện thuận lợi.
Ở 25oC, E. ictaluri có thể sống được 95 ngày trong bùn. Sau khi khỏi bệnh, vi khuẩn
có thể tồn tại trong cơ thể cá nhiều tháng ở các cơ quan như gan, thận và não.
Vi khuẩn phát triển và gây bệnh mạnh nhất trong điều kiện nhiệt độ 20 – 28oC.
Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 30oC, tỉ lệ chết (%) giảm. Điều này rất có ý nghĩa
trong việc phòng và trị bệnh do E. ictaluri gây ra (Bùi Quang Tề, 2006).
2.1.5 Sự xâm nhập vào cơ thể
Trong môi trường nước, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể cá bằng
nhiều cách. Khe mũi, mang và ruột là những vị trí có thể cho vi khuẩn tấn công.
E. ictaluri xâm nhập vào cơ quan khứu giác qua khe mũi, di chuyển vào trong
thần kinh khứu giác và sau đó đi đến não. Sự nhiễm trùng bắt đầu và lan rộng từ màng


não đến hộp sọ và vùng da trên sọ. Như vậy tạo thành một lổ lõm ở đầu cho nên còn
gọi là bệnh lổ đầu (Bùi Quang Tề, 2006).

Vi khuẩn có thể đi vào máu cá nhờ sự hấp thụ thức ăn trong quá trình tiêu hoá
hoặc qua các mao mạch ở mang mà kết quả dẫn đến đều là sự nhiễm trùng máu. Như
vậy, vi khuẩn dường như lưu hành trong các mao mạch ở các cơ quan. Đây là nguyên
nhân dẫn đến sự hoại tử và mất sắc tố ở gan, thận và lách (Bùi Quang Tề, 2006).
2.2 Giới Thiệu về Vi Khuẩn Aeromonas hydrophila
2.2.1 Giới thiệu
A. hydrophila là vi khuẩn hiếu khí có trong môi trường nước, phân bố rộng
trong môi trường nước ngọt, được phân lập trên cá nhiễm bệnh, đây là vi khuẩn gây
bệnh cơ hội, khi cá bị stress thì sức đề kháng của cá với bệnh yếu hoặc do môi trường
nuôi không sạch dẫn đến cá dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn, vius, kí sinh trùng (Bùi Quang
Tề, 2006).
Thời gian từ khi vi khuẩn xâm nhập đến khi cá chết kéo dài, trong quá trình
nhiễm bệnh sức khỏe cá yếu nên có các loài vi khuẩn khác xâm nhập.
Một số nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết trước đây được cho là
Pseudomonas, Proteus, Aerobacteria, Achomobacter, Bacillus đều do không định
danh được A. hydrophila. Aeromonas có đặc điểm gen, sinh hóa phức tạp và đặc điểm
kháng nguyên không đồng nhất cho nên khó định danh (Bùi Quang Tề, 2006).
Aeromonas có trong quần thể vi khuẩn đường ruột của cá khỏe mạnh.Yếu tố
stress do nhiệt độ cao và mật độ nuôi dày góp phần làm bệnh bộc phát, nhiệt độ quan
trọng đối với khu vực có bốn mùa rõ rệt, mật độ nuôi dày cá tranh ăn, trầy xướt do kéo
cá, bắt cá, phân loại cỡ cá. Lúc đó, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Aeromonas gây bệnh trên cá vùng ôn đới, nước lợ và nước biển (Bùi Quang Tề, 2006).


2.2.2 Đặc điểm phân loại A. hydrophila
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Aeromonadales
Họ: Aeromonadaceae
Giống: Aeromonas

Loài: A. hydrophila (Bùi Quang Tề, 2006)
A. hydrophila là trực khuẩn ngắn, Gram (-), di động nhờ tiêm mao, kích thước
0,5 – 1 µm, hình que, lên men, có hoặc không có sinh hơi. Khuẩn lạc tròn, nhẵn, lồi.
Cytochrome oxidase (+), đề kháng với vibriostalic agent O/129, khử nitrate (Bùi
Quang Tề, 2006).
2.2.3 Phân bố
Vi khuẩn phân bố trong nước ngọt, tầng nước và lớp bùn bề mặt, vi khuẩn phát
triển tốt trong các chất hữu cơ lơ lửng và các chất cặn bã (Bùi Quang Tề, 2006).
Ở Việt Nam, cá nuôi lồng bè và nuôi ao thường bị bệnh đốm đỏ như cá: Trắm
cỏ, trôi, chép, mè, basa, bống tượng, bệnh đỏ chân ở ếch và bệnh đốm nâu ở tôm càng
xanh. Tỷ lệ chết ở động vật thủy sản 30 – 70%, cá giống 100% (Bùi Quang Tề, 2006).
Bệnh có quanh năm tập trung vào mùa xuân và thu (miền bắc), miền nam là
mùa mưa. Tuy nhiên, nhiều nhất là cuối xuân – đầu hè khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
trong ngày, cá chưa thích nghi nên bị stress tiết ra hormone hydrocortisol từ tuyến
thượng thận dẫn đến việc tăng cường biến dưỡng đường glucose, mùa lạnh cá tích trữ
dinh dưỡng yếu mà tăng cường biến dưỡng nên cơ thể yếu dễ bệnh. Một phần là do tảo
và protozoa có mang vi khuẩn (Bùi Quang Tề, 2006).
2.2.4 Triệu chứng – bệnh tích
Biểu hiện của bệnh ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Độc lực vi khuẩn, mức độ
stress của cá, sức khỏe, khả năng đề kháng bệnh. Biểu hiện bên ngoài: Loét da, tưa vây
đuôi, ngực, bụng, lưng, loét mắt, viêm da xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết, xuất huyết,
đỏ thân, đỏ vây (Bùi Quang Tề, 2006).


Bệnh cấp tính:
-

Mắt mờ đục, lồi, mù một hoặc hai mắt do vi khuẩn tấn công vào thể vàng,

mang xuất huyết.

-

Bụng trướng to do tích dịch ở xoang bụng: thành mạch máu giảm mỡ, hàm

lượng protein trong máu thấp, áp suất thẩm thấu giảm, giữ nước kém.
-

Gan nhạt màu do hemoglobin chuyển thành hemosiderin, thận sưng mềm do

cấu trúc không chặt chẽ. Bên trong lách đại thực bào thực bào vi khuẩn.
-

Ruột sau sưng đỏ lồi ra ngoài hậu môn, ruột trống chứa dịch nhày vàng.

Nhiễm trùng toàn thân và hoại tử lan rộng nhiều nội quan (Bùi Quang Tề, 2006).
Bệnh mãn tính:
-

Thượng bì và hạ bì bị tổn thương, cơ bên dưới viêm loét, da quanh ổ viêm

bội nhiễm, xuất huyết điểm phúc mạc và cơ.
-

Nội quan: Không hoại tử mà chủ yếu sưng to, viêm xuất huyết có ba dạng:

Đốm, tràn lan, chảy máu dưới da. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối
(Bùi Quang Tề, 2006).
2.3 Sơ Lược về Kháng Sinh
2.3.1 Định nghĩa
Kháng sinh là chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hoặc tổng hợp

có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc giết vi trùng trên cơ sở kết hợp với một điểm tiếp
nhận (receptor) trong quá trình biến dưỡng, dẫn đến ngưng trệ quá trình sống của vi
khuẩn bên trong cơ thể, vì vậy kháng sinh thường dùng để điều trị trên cơ thể đã bị
nhiễm trùng (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.2 Phân loại thuốc kháng sinh
2.3.2.1 Theo khả năng diệt khuẩn
Kháng sinh tĩnh khuẩn:


-

Nhóm tetracycline, nhóm macrolides, phenicol, làm ngưng sự phát triển của

vi khuẩn (thích hợp đối với các bệnh có diễn biến chậm, các trường hợp phòng
bệnh).
-

Bạch cầu và đại thực bào tham gia diệt khuẩn có nghĩa là cơ thể cùng tham

gia diệt khuẩn cùng với kháng sinh nhờ đó bệnh khó tái phát sau khi ngưng kháng sinh
(Nguyễn Như Pho, 2004).
Kháng sinh sát khuẩn:
-

Nhóm quinolon, nhóm aminosides, nhóm polypeptides, nhóm betalactam,

sulfamid + trimethoprim, diệt vi khuẩn (thích hợp trong các bệnh nhiễm trùng cấp
tính).
-


Do cơ thể không tham gia chống bệnh, bệnh dễ tái phát sau khi ngưng kháng

sinh (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.2.2 Theo cấu tạo hóa học (xem Phụ lục 1)
2.3.3 Các cơ chế tác động của kháng sinh
2.3.3.1 Tác động lên thành tế bào vi khuẩn
Thành tế bào vi khuẩn có cấu tạo từ chất peptidoglycan gồm nhiều dây thẳng
dọc và những đoạn ngang pentapeptide. Peptidoglycan gồm nhiều phân tử đường
mang amin:
-

N-acetyl-glucosamine và N-acetyl-muramic (có ở vi khuẩn).

-

Peptidoglycan được hình thành từ sự chuyển đổi L. alanin thành D. alanin.

Sau đó, 2 D. alanin kết hợp lại.
-

Tiếp đó, 2 D. alanin nối với 3 acid amin khác và một đường N – acetyl –

muramic acid tạo pentapeptide.
-

Pentapeptide + isoprenyl phosphate di chuyển từ tế bào chất ra ngoài màng

tế bào. Tại đây chúng kết hợp với nhau thành chuỗi peptidoglycan.
Bacitracin gắn với isoprenyl phosphate tạo phức hợp. Vancomycine ngăn cản
sự di chuyển đường pentapeptide từ bên trong tế bào ra ngoài màng tế bào.



Giai đoạn cuối hình thành dây ngang giữa các dây peptidoglycan bằng cách nối
D. alanin của một chuỗi với diaminopimelic acid của chuỗi kế cận enzyme
transpeptidase. β - lactamin ức chế giai đoạn này do cấu trúc của nó giống D. alanin
(một vị trí trên peptidoglycan mà enzyme gắn vào) (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.3.2 Tác động lên màng bào tương
Màng bào tương có nhiệm vụ bao bọc và ngăn cách dịch tương bào với vỏ tế
bào. Có tính thấm chọn lọc, điều hòa sự trao đổi với môi trường bên ngoài.
Kháng sinh thuộc nhóm polypeptide (colistine, polymycine) và polyens (chất
kháng nấm) gắn kết trên các chất hóa học riêng biệt làm xáo trộn chức năng thẩm thấu
khiến các chất trong bào tương như Mg2+, K+, Ca2+ thoát ra ngoài (tác động như một
chất tẩy loại cation) (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.3.3 Tác động lên sự tổng hợp protein
Nhóm aminosides bám vào tiểu đơn vị 30S, ngăn cản sự giải mã di truyền của
ARN vận chuyển.
Nhóm phenicol tương tác với aminoacyl và men peptidotransferase, ngăn cản
các acid amin nối với nhau thành chuỗi.
Nhóm tetracycline ức chế sự phóng thích các acid amin từ ARN vận chuyển
gắn vào tiểu đơn vị 50S (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.3.4 Tác động lên sự chuyển hóa
Sulfamide đối kháng cạnh tranh với paba (p - aminobenzoic acid) tiền chất tổng
hợp dihydrofolat, do cấu trúc tương đồng
Trimethoprim ức chế dihydrofolat reductase ngăn quá trình chuyển hóa
dihydrofolat thành tetrahydrofolat, chất này kết hợp với pteric acid hoặc glutamic tạo
pteroylglutamic acid (PGA). PGA giống như coenzyme trong sự tổng hợp purin và
timin là 2 base hữu cơ chứa nitơ - thành phần acid nhân (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.3.5 Tác động lên sự tổng hợp acid nucleic
Rifampicin ức chế men RNA polymerase.



Nhóm quinolone ức chế men DNA gyrase cần cho sự nhân đôi phân tử DNA, ở
liều cao còn ức chế RNA polymerase - ức chế sự tổng hợp RNA thông tin.
Nhóm nitrofuran bám vào các base của DNA làm đứt đoạn chuỗi xoắn đôi
DNA (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.4 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh và những trường hợp thất bại khi sử dụng
kháng sinh
2.3.4.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Lựa chọn kháng sinh đúng với loại mầm bệnh:
-

Căn cứ trên các triệu chứng điển hình để đoán bệnh, sau đó suy ra vi khuẩn

gây bệnh. Nếu có điều kiện chẩn đoán thì phân lập vi khuẩn từ đó lựa chọn kháng sinh
thích hợp.
-

Trường hợp ghép nhiều bệnh hoặc không có đủ các bằng chứng để suy đoán

bệnh thì có thể sử dụng các kháng sinh phổ rộng.
Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm trùng:
-

Kháng sinh được chọn phải đến được vị trí nhiễm trùng mới có tác dụng.

Cần lưu ý các đặc điểm hấp thụ và sự phân bố của kháng sinh để lựa chọn.
-

Điều trị nhiễm trùng đường ruột: Đường uống chọn kháng sinh không hấp


thu qua ruột: Streptomycine, kanamycine, gentamycine, neomycine, tobramycine,
colistine hoặc kháng sinh hấp thu qua ruột nhưng có chu gan mật ruột như norfloxacin,
enrofloxacin, sulfamide … Đường chích chọn kháng sinh có chu kì gan mật ruột như:
Ampicilline, thiamphenicol, tetracycline, enrofloxacin, norfloxacin, ofloxacin,
trimethoprim + sulfamide, …
-

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, sinh dục … Đường uống chọn kháng

sinh hấp thu qua ruột, đường chích không cần lựa chọn.
-

Điều trị nhiễm trùng xoang khớp: Đường uống chọn kháng sinh hấp thu qua

ruột và phân bố đến xoang khớp: Lincomycine, erythromycine, tyamuline, tylosine,
norfloxacine, ofloxacin, ciprofloxacin, … Đường chích chọn kháng sinh phân bố đến


xoang khớp: Gentamycine, tobramycine, tetracycline, thiamphenicol, norfloxacin,
ofloxacin, ciprofloxacin,…
Dùng kháng sinh đúng liều lượng:
-

Liều phòng bệnh phải có tác dụng diệt khuẩn.

-

Liều điều trị thường cao hơn nhiều lần so với liều phòng bệnh.

-


Liều thuốc và cách dùng ghi rõ trên nhãn, người sử dụng nên làm theo

hướng dẫn không nên tự ý tăng hoặc giảm liều.
Dùng kháng sinh đúng liệu trình:
-

Thời gian phòng bệnh 2 – 3 ngày/đợt, thời gian điều trị tùy loại bệnh.

-

Số lần dùng thuốc trong ngày cũng tuân theo qui định.

Tránh phối hợp với kháng sinh tương kị:
-

Chloramphenicol + penicilline

-

Trimethoprim + furazolidone

-

Trimethoprim + flumequine

-

Lincomycine + thiamphenicol hay florphenicol


-

Erythromycine + thiamphenicol hay florphenicol

-

Spiramycine + thiamphenicol hay florphenicol

-

Tiamuline với monensine, narasine, salynomycine.

Không nên sử dụng kháng sinh cấm (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.4.2 Những trường hợp thất bại khi sử dụng kháng sinh
Liệu pháp kháng sinh được coi là thất bại nếu sau 2 – 3 ngày sử dụng mà không
có cải thiện lâm sàng và vi khuẩn gây bệnh tiếp tục được phân lập từ các mẫu bệnh
phẩm.
Nguyên nhân:
-

Chọn kháng sinh không đúng: Vi khuẩn không mẫn cảm với kháng sinh
hoặc kháng sinh không phân bố đến vị trí nhiễm trùng.


-

Liều kháng sinh quá thấp so với tình trạng nhiễm trùng.

Lưu ý trường hợp nhiễm trùng cấp tính thì liều kháng sinh phải cao hơn so với
các trường hợp nhiễm trùng nhẹ hoặc do không đủ kháng sinh, nồng độ kháng sinh

trong máu do số lần sử dụng trong ngày không hợp lí (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.5 Các đường cấp thuốc kháng sinh trong thủy sản, ưu khuyết điểm của nó
2.3.5.1 Đường uống (đường tiêu hóa) là quan trọng nhất
Thuốc hấp thu qua niêm mạc dạ dày, ruột non mới vào trong máu và đi đến các
cơ quan bên trong cơ thể cá.
Các loại thuốc trong thủy sản thì kháng sinh là thuốc có đặc tính hấp thu khác
nhau đối với từng loại ( có kháng sinh hấp thu và không hấp thu).
Ưu điểm
-

Tiện lợi, dễ thực hiện và an toàn nhất, trong quá trình cấp thuốc không bị

xáo trộn, thường có giá thành thấp.
Khuyết điểm
-

Sự hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng dạ dày ruột, thành

phần thức ăn, tính chất riêng của từng loại kháng sinh.
-

Ở đường cấp này thuốc có thể bị mất tác dụng do độ pH của dịch vị thấp,

enzyme tiêu hóa có thể phá hủy thuốc.
-

Đối với thủy sản, việc cấp thuốc bằng đường uống cần chú ý về liều lượng

vì có sự thất thoát lớn thuốc trong môi trường nước khi trộn vào thức ăn.
-


Đường cấp này không nên sử dụng đối với thuốc có mùi vị khó chịu, gây

kích ứng hoặc làm giảm độ bắt mồi.
-

Đối tượng cần trị không ăn hay ăn ít trong khi đó những con chưa bệnh ăn

nhiều, thuốc chưa đến 100% đối tượng (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.5.2 Đường tiêm chích (rất ít dùng) – đường ngoại tiêu hóa
Thuốc sau khi vào mạch máu theo hệ tuần hoàn đi vào khắp nơi trong cơ thể và
phân bố đến các mô.


Thuốc khuếch tán thụ động từ mô vào máu do chênh lệch nồng độ, do đường
kính mao mạch lớn nên nhiều phân tử thuốc qua được.
Ưu điểm
-

Thuốc được hấp thu nhanh và nhanh có tác dụng.

-

Dùng đúng thuốc, đúng liều hạn chế được những nhược điểm của phương

pháp cho ăn.
Khuyết điểm
-

Đòi hỏi điều kiện vô trùng, người cấp thuốc phải có kỹ thuật.


-

Đường cấp này ít dùng trong thủy sản do không thể kiểm soát từng cá thể,

khó thực hiện do cá khó bắt.
-

Thuốc đắt tiền, kém an toàn và gây đau. Thường áp dụng trên cá bố mẹ đối

với hormon kích thích trứng chín và rụng (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.3.5.3 Đường ngâm (thường dùng)
Áp dụng trong trại giống để xử lý các bệnh nhiễm trùng. Lưu ý đến liều sử
dụng, nguồn cung cấp oxy trong thời gian ngâm thuốc. Thường thời gian ngâm thuốc
thay đổi theo liều dùng, liều càng cao thì thời gian càng ngắn và ngược lại.
Nếu nồng độ thuốc đậm đặc gấp 10 – 20 lần so với xử lý môi trường thì phải
luôn có môi trường nước dự trữ có đầy đủ oxy để cấp cứu khi có sự cố (Nguyễn Như
Pho, 2004).
2.3.6 Thuốc bicomarin 5% powder
Cấu trúc hóa học bicozamycin benzoate


×