Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C VÀ ΒETA GLUCAN LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CÁ RÔ PHI DÒNG GIFT (Oreochromis niloticus) VÀ CÁ CHÉP (Cyprinus carpio, Linnaeus; 1758)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.15 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C
VÀ ΒETA GLUCAN LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ
SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CÁ RÔ PHI DÒNG GIFT (Oreochromis
niloticus) VÀ CÁ CHÉP (Cyprinus carpio, Linnaeus; 1758)

Họ và tên sinh viên : NGÔ THỊ KIM PHỤNG
Ngành
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH NGƯ Y
Niên khóa
: 2004 - 2008

Tháng 09/2008


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN C VÀ
ΒETA GLUCAN LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC ĐỀ
KHÁNG CỦA CÁ RÔ PHI DÒNG GIFT (Oreochromis niloticus)
VÀ CÁ CHÉP (Cyprinus carpio, Linnaeus; 1758)

Tác giả

NGÔ THỊ KIM PHỤNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi trồng Thủy sản,
chuyên ngành Ngư y


Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Văn Tư

Tháng 9 năm 2008


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ba, mẹ và gia đình đã động viên và hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để con
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng toàn thể quý Thầy Cô đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt cho chúng tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
- Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Thanh Hùng, cô Lưu Thị
Thanh Trúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài
này.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp NY 30 đã nhiệt tình động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức chuyên môn nên khóa
luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Vitamin C và beta glucan (β-glucan) được sử dụng phổ biến để kích thích hệ
miễn dịch không đặc hiệu của động vật thủy sản. Để đánh giá hiệu quả của vitamin C

và β-glucan lên khả năng tăng trưởng, sức đề kháng của cá rô phi dòng GIFT và cá
chép, chúng tôi tiến hành thí nghiệm tại Trại thực nghiệm và Phòng thí nghiệm của
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh từ tháng 4/2008 đến
tháng 7/2008.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1: khảo sát hiệu quả của vitamin C và β-glucan lên tỷ lệ sống, sức
tăng trưởng của cá. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: NT0 (không bổ sung vitamin C và
β-glucan), NT1 (bổ sung 300 mg vitamin C/kg thức ăn), NT2 (bổ sung 0,5% β-glucan)
và NT3 (bổ sung 300 mg vitamin C/kg thức ăn và 0,5% β-glucan).
Sau 2 tháng thí nghiệm cho thấy:
Tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của cá rô phi ở các nghiệm thức thí nghiệm không
có sự sai biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05), NT0 biểu hiện tăng trưởng tốt hơn
NT2 và NT3.
Tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của cá chép thí nghiệm ở các nghiệm thức có sự sai
biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05), NT0 có tỷ lệ sống và sức tăng trưởng kém
nhất.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi và cá chép ở các nghiệm thức thí nghiệm
không có sự sai khác có ý nghĩa (p > 0,05).
Thí nghiệm 2: sau 2 tháng nuôi, cá rô phi và cá chép thí nghiệm được gây bệnh
bằng vi khuẩn Streptococcus agalactiae để đánh giá sức đề kháng của cá với tác nhân
gây bệnh.
Tỷ lệ sống của cá rô thí nghiệm ở các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa về
mặt thống kê (p < 0,05), NT0 có tỷ lệ cá chết cao nhất.
Tỷ lệ sống của cá chép ở các nghiệm thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về
mặt thống kê (p < 0,05), nhưng cá chép không chết do vi khuẩn S. agalactiae.
Dựa trên những kết quả đạt được có thể kết luận khi thức ăn không bổ sung
vitamin C và β-glucan thì tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của cá rô phi không bị ảnh hưởng
nhưng trên cá chép tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng giảm. Sự kết hợp giữa vitamin C
và β-glucan giúp làm tăng khả năng đề kháng trên cả 2 loài cá thí nghiệm.
iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

ii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

x

Danh sách các đồ thị


xi

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề

1

1.2 Mục Tiêu

3

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Phi Vằn

4

2.1.1 Vị trí phân loại

4

2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố

4


2.1.3 Đặc điểm hình thái

5

2.1.4 Đặc điểm sinh học

5

2.1.4.1 Nhiệt độ

5

2.1.4.2 Oxygen hòa tan

6

2.1.4.3 pH

6

2.1.4.4 Độ mặn

6

2.1.4.5 Ammonia (NH3-N) và nitrite (NO2-N)

7

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng


8

iv


2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng

8

2.1.7 Sinh sản

9

2.1.8 Giới thiệu về cá rô phi dòng GIFT

10

2.2 Đặc Điểm Sinh Học Cá Chép

12

2.2.1 Phân loại

12

2.2.2 Nguồn gốc và sự phân bố

12

2.2.3 Đặc điểm hình thái


12

2.2.4 Đặc điểm sinh học

13

2.2.4.1 Nhiệt độ

13

2.2.4.2 Oxygen hòa tan

13

2.2.4.3 pH

13

2.2.4.4 Độ mặn

13

2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng

13

2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng

14


2.2.7 Đặc điểm sinh sản

14

2.3 Giới Thiệu về β-glucan và Nấm Men Saccharomyces cerevisiae

15

2.3.1 Phân loại nấm men

15

2.3.2 Đặc điểm nấm men

15

2.3.3 Ứng dụng

15

2.3.4 Thành phần vách tế bào nấm men

16

2.3.5 Giới thiệu về β-glucan

16

2.3.5.1 Nguồn gốc của β-glucan


16

2.3.5.2 Cơ chế tác động của β-glucan

17

2.3.5.3 Vai trò của β-glucan trong đáp ứng miễn dịch

18

2.4 Giới Thiệu về vitamin C

19
v


2.4.1 Giới thiệu về vitamin

19

2.4.2 Vitamin C (Ascorbic acid)

20

2.4.2.1 Nguồn gốc của vitamin C

20

2.4.2.2 Vitamin C như là yếu tố dinh dưỡng


21

2.4.2.3 Chức năng của vitamin C

22

2.4.2.4 Nhu cầu vitamin C của cá

23

2.5 Liên Cầu Khuẩn Streptococcus sp

24

2.5.1 Đặc điểm phân loại

24

2.5.2 Triệu chứng bệnh tích

25

2.5.3 Dịch tễ của bệnh

26

2.5.4 Phương pháp chẩn đoán bệnh

26


2.5.5 Phương pháp phòng và trị bệnh

27

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu

28

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu

28

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

28

3.2.1.1 Cá thí nghiệm

28

3.2.1.2 Vi khuẩn

28

3.2.2 Vật liệu nghiên cứu


28

3.2.3 Hệ thống bể thí nghiệm

29

3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu

30

273.2.1 Bố trí thí nghiệm

30

3.2.1.1 Thí nghiệm 1

30

3.2.1.2 Thí nghiệm 2

31

vi


3.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng nước và
phương pháp thu thập số liệu

32


3.2.2.1 Các chỉ tiêu chất lượng nước cần theo dõi

32

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

32

3.2.2.3 Phương pháp xử lý thống kê

34

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

35

4.1 Các Thông Số Môi Trường của Thí Nghiệm

35

4.1.1 Các thông số môi trường của thí nghiệm 1

35

4.1.1.1 Nhiệt độ

35

4.1.1.2 Hàm lượng oxygen hòa tan (DO)


36

4.1.1.3 pH

37

4.1.1.4 Nồng độ NH3

38

4.1.2 Các thông số môi trường của thí nghiệm 2

38

4.1.2.1 Nhiệt độ

38

4.1.2.2 Hàm lượng oxygen hòa tan (DO)

39

4.1.2.3 pH

39

4.1.2.4 Nồng độ NH3

37


4.2 Thành Phần Sinh Học của Các Nghiệm Thức Thức Ăn

39

4.3 Thí Nghiệm 1

40

4.3.1 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm

40

4.3.1.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi ở thí nghiệm 1

40

4.3.1.2 Tỷ lệ sống của cá chép ở thí nghiệm 1

41

4.3.1.3 So sánh tỷ lệ sống giữa cá rô phi và cá chép thí nghiệm

43

4.3.2 Tăng trưởng của cá thí nghiệm

43

4.3.2.1 Tăng trưởng của cá rô thí nghiệm


44
vii


4.3.2.2 Tăng trưởng của cá chép thí nghiệm

46

4.3.2.3 So sánh tăng trưởng của cá rô phi và cá chép thí nghiệm

48

4.3.3 Hệ số biến đổi thức ăn của cá thí nghiệm

49

4.3.3.1 Hệ số biến đổi thức ăn của cá rô phi thí nghiệm

49

4.3.3.2 Hệ số biến đổi thức ăn của cá chép thí nghiệm

50

4.3.3.3 So Sánh hệ số biến đổi thức ăn giữa cá rô phi và cá chép thí nghiệm

51

4.4 Thí Nghiệm 2


51

4.4.1 Đặc điểm hình thái, triệu chứng và bệnh tích của cá rô phi và cá chép
sau khi gây bệnh

52

4.4.1.1 Đặc điểm hình thái, triệu chứng và bệnh tích của cá rô phi
sau khi gây bệnh

52

4.4.1.2 Đặc điểm hình thái, triệu chứng và bệnh tích của cá chép
sau khi gây bệnh

53

4.4.2 Kết quả phân lập và định danh sơ bộ

54

4.4.3 Tỷ lệ sống của cá rô phi ở thí nghiệm 2

56

4.4.4 Tỷ lệ sống của cá chép ở thí nghiệm 2

57


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

60

5.1 Kết Luận

60

5.2 Đề Nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

63

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các yêu cầu chất lượng nước của cá rô phi, cá chép và cá trê châu Mỹ

7

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn trong điều kiện nuôi


9

Bảng 2.3 Thành phần vách tế bào nấm men S. cerevisiae

16

Bảng 2.4 Tỷ lệ cá chết sau 8 ngày gây cảm nhiễm theo liều lượng vitamin C

24

bổ sung
Bảng 4.1 Thành phần sinh hóa của hai công thức thức ăn

40

Bảng 4.2 Tỷ lệ sống (%) của cá rô phi thí nghiệm 1

40

Bảng 4.3 Tỷ lệ sống (%) của cá chép thí nghiệm 1

41

Bảng 4.4 Tăng trưởng của cá rô phi

43

Bảng 4.5 Tăng trưởng của cá chép


46

Bảng 4.6 Hệ số biến đổi thức ăn của cá rô phi

49

Bảng 4.7 Hệ số biến đổi thức ăn của cá chép

50

Bảng 4.8 Tỷ lệ sống (%) của cá rô phi thí nghiệm 2

56

Bảng 4.9 Tỷ lệ sống (%) của cá chép thí nghiệm 2

57

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Công thức cấu tạo của beta-1,3 và beta-1,6 glucan

17

Hình 2.2 Cơ chế kích thích miễn dịch của β-glucan

18


Hình 2.3 Công thức cấu tạo của vitamin C

21

Hình 2.4 Hình thái ngoài của vi khuẩn Streptococcus sp

25

Hình 3.1 Hệ thống bể xi măng bố trí thí nghiệm

29

Hình 3.2 Hệ thống bể kính bố trí thí nghiệm

30

Hình 3.3 Tiêm vi khuẩn S. agalactiae cho cá rô phi

31

Hình 4.1 Cá rô phi thí nghiệm bị xuất huyết trên thân sau
3 ngày tiêm vi khuẩn S. agalactiae

52

Hình 4.2 Cá rô phi thí nghiệm có biểu hiện gan nhạt màu,
xuất huyết và lách sưng sau 4 ngày tiêm vi khuẩn S. agalactiae

53


Hình 4.3 Cá rô phi có biểu hiện lồi mắt sau 4 ngày tiêm vi khuẩn S. agalactiae

53

Hình 4.4 Hình dạnh vi khuẩn gram âm được phân lập từ cá chép bệnh

54

Hình 4.5 Khuẩn lạc của vi khuẩn S. agalactiae được phân lập từ gan cá rô phi bệnh 55
Hình 4.6 Hình dạng của vi khuẩn S. agalactiae khi nhuộm gram

x

55


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1 Biến động của nhiệt độ nước (0C) trong quá trình thí nghiệm 1

36

Đồ thị 4.2 Biến động của hàm lượng oxygen hòa tan trong quá trình thí nghiệm 1

37

Đồ thị 4.3 Biến động của pH trong quá trình thí nghiệm 1

37


Đồ thị 4.4 Biến động của hàm lượng NH3 trong quá trình thí nghiệm 1

38

Đồ thị 4.5 Tỷ lệ sống của cá rô phi ở TN1

41

Đồ thị 4.6 Tỷ lệ sống của cá chép ở TN1

42

Đồ thị 4.7 Tăng trưởng của cá rô phi thí nghiệm

44

Đồ thị 4.8 Trọng lượng trung bình cá rô phi cuối TN

45

Đồ thị 4.9 Tăng trưởng của cá chép thí nghiệm

47

Đồ thị 4.10 Trọng lượng trung bình của cá chép cuối TN

47

Đồ thị 4.11 Hệ số biến đổi thức ăn trên cá rô TN


50

Đồ thị 4.12 Hệ số biến đổi thức ăn của cá chép TN

51

Đồ thị 4.13 Tỷ lệ sống cá rô phi TN ở TN2

56

Đồ thị 4.14 Tỷ lệ sống của cá chép ở TN2

58

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Cùng với sự phát triển không ngừng về dân số, nhu cầu thực phẩm của con người
cũng ngày càng tăng cao, nhất là những sản phẩm ít mỡ. Từ đó, dẫn đến nghề nuôi cá
phát triển mạnh, diện tích nuôi được mở rộng hơn. Thịt cá được mọi người ưa chuộng
vì là thực phẩm giàu protein, ít cholesterol nên thịt cá được dần thay thế cho các loại
thịt gia súc và gia cầm.
Cá rô phi là loài được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá
chép (Fitzsimmons và Gonzalez, 2000; trích dẫn bởi Trung Tâm Tin Học - Bộ Thủy
Sản, 2005). Trong số những loài cá thì cá chép thông thường (Cyprinus carpio) là loài
phổ biến nhất và nổi tiếng nhất. Cá chép là loài cá có giá trị kinh tế cao, chúng không

chỉ được sử dụng vào mục đích thương phẩm mà còn được sử dụng làm cá cảnh. Theo
thông tin từ Bộ Thủy Sản (cũ), thị trường cá rô phi trên thế giới mỗi năm tăng 38%
trong suốt thập kỷ qua. Ngoài mục đích cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo, nuôi cá
rô phi còn tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường
thế giới. Rô phi là một trong những loài cá nuôi kinh tế nhất và là loài có sức đề kháng
cao hơn so với các loài khác. Tuy nhiên, với mô hình nuôi thâm canh (mật độ dày), dễ
làm phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp là nguyên
nhân gây nên thiệt hại lớn ở cá rô phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới (Stoffregen và ctv,
1996; Shoemaker và Klesius, 1997). Ước tính thiệt hại hằng năm khoảng 150 triệu
USD (Shoemaker và Klesius, 1997).
Trong bối cảnh hội nhập, hiện nay thế giới đang rất quan tâm đến việc sản xuất
và tiêu thụ các sản phẩm sạch. Và những sản phẩm đáp ứng được điều này đang dần
chiếm lĩnh thị trường quốc tế với giá trị cao hơn nhiều. Trong nuôi thủy sản thì phòng
1


bệnh hơn là trị bệnh, do đó cần tập trung vào cải thiện sức khoẻ vật nuôi bằng cách
duy trì môi trường thích hợp và tăng sức đề kháng cho vật nuôi bằng các chất kích
thích hệ miễn dịch, giúp cho động vật thủy sản chống lại stress và dịch bệnh một cách
tự nhiên thay vì dùng kháng sinh để phòng bệnh hoặc điều trị sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Ngày nay, các chất kích thích miễn dịch nhằm nâng cao sức miễn dịch không đặc
hiệu được sử dụng trong thức ăn nuôi thủy sản ngày càng phổ biến, đặc biệt là những
chất kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
người tiêu dùng như vitamin C, β-glucan,… Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) cho rằng
vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc phòng bệnh, tăng cường sức đề kháng
của cơ thể và được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của các
loài cá khác nhau. Tại Châu Âu trong suốt những thập niên 40 của thế kỷ 20, một loại
men thô ly trích từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae được gọi là

zymosan có khả năng kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu, bất chấp mọi mầm bệnh
xâm nhập (Fitpatril và Dicatlo, 1964; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Tươi, 2006).
Tuy nhiên, cho đến giờ, kết quả thử sinh học trên thực địa của các sản phẩm
thương mại vẫn rất khác nhau, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm để chứng
minh lợi ích và hiệu quả kinh tế của các chất kích thích miễn dịch. Tiêu chuẩn, chất
lượng và tính an toàn của chất kích thích miễn dịch cũng cần được kiểm soát và điều
chỉnh để thay thế thuốc và hóa chất trong thời gian tới nhằm giúp cho ngành thủy sản
phát triển bền vững, đảm bảo được cân bằng sinh thái và ổn định môi trường tự nhiên.
Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại
học Nông Lâm Tp.HCM, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát hiệu quả của việc bổ
sung vitamin C và Beta glucan lên khả năng tăng trưởng và sức đề kháng của cá rô phi
dòng GIFT (Oreochromis niloticus) và cá chép (Cyprinus carpio, Linnaeus; 1758)”.

2


1.2 Mục Tiêu
- Khảo sát ảnh hưởng của vitamin C và β-glucan đến tỷ lệ sống, khả năng tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi dòng GIFT và cá chép.
- So sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn trên 2 loài cá
thí nghiệm.
- Gây bệnh thực nghiệm cho cá để kiểm tra hiệu quả của β-glucan và vitamin C.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Phi Vằn

2.1.1 Vị trí phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus
Tên tiếng Việt: cá rô phi vằn
Tên tiếng Anh: tilapia
Ở giống Oreochromis, khi sinh sản thì cá đực làm tổ và cá cái ấp trứng trong
miệng.
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi. Cho đến năm 1964, người ta mới biết
khoảng 10 loài cá rô phi. Hiện nay thì con số này khoảng 100 loài, trong đó có khoảng
10 loài có giá trị kinh tế.
Những loài được nuôi phổ biến là cá rô phi vằn (O. niloticus), rô phi xanh
(O. aureus), rô phi đỏ (O. niloticus x O. mossambicus) và rô phi đen (O. mossambicus);
trong đó loài nuôi phổ biến nhất là cá rô phi vằn.
Ngày nay cá rô phi không những được nuôi ở châu Phi mà còn được phát tán và
nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt
4


đới. Trong vài chục năm trở lại đây chúng thực sự trở thành những loài nuôi công
nghiệp với sản lượng lớn có giá trị kinh tế cao.
Cá rô phi vằn được nhập vào miền Nam nước ta năm 1973 từ Đài Loan; đến năm
1977 loài cá này được đưa ra nuôi ở Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và các tỉnh
miền Bắc.
Cá rô phi dòng GIFT là một loài cá đã được cải thiện về di truyền. Dự án cải
thiện di truyền cá rô phi nuôi đã tiến hành chọn lọc từ cá rô phi sông Nile và các dòng
khác của cá rô phi vằn nhằm phát triển dòng cá đã được cải thiện sức tăng trưởng. Kết

quả đã cho ra dòng cá GIFT lớn nhanh, sức sinh sản thấp và kích thước thương phẩm
lớn nên đã nhanh chóng được chấp nhận và trở thành một đối tượng nuôi quan trọng.
Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá rô phi hay nuôi ghép với
các loài khác, cá sinh trưởng nhanh và rất ít khi bị bệnh. Cá rô phi có khả năng chống
chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường và cho hiệu quả kinh tế cao.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá rô phi vằn toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có
màu trắng ngà hay xám nhạt. Trên thân có từ 7 - 9 vạch chạy từ phía lưng xuống bụng.
Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ.
Cá rô phi vằn có tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ thưa hơn cá rô phi đen, là loài có
kích thước thương phẩm lớn, có ngoại hình đẹp, đạt yêu cầu cho chế biến xuất khẩu.
Đây là loài được nuôi phổ biến nhất thế giới và ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Ngọc
Tịnh, 2005).
2.1.4 Đặc điểm sinh học
Cá rô phi có khả năng chịu đựng tốt hơn so với các loài cá nước ngọt khác nuôi
phổ biến hiện nay về sự thay đổi độ mặn, nhiệt độ cao, hàm lượng oxygen hòa tan thấp
và nồng độ NH3 cao.
2.1.4.1 Nhiệt độ
Nhìn chung cá rô phi là loài rộng nhiệt, có khả năng chịu đựng được nhiệt độ
xuống tới 8 - 100C trong một thời gian ngắn, nhiệt độ tối hảo là 29 - 310C. Phần lớn

5


các loài cá rô phi sẽ ngừng ăn và sinh trưởng ở nhiệt độ dưới 16 - 170C và không sinh
sản ở nhiệt độ dưới 200C.
Giới hạn nhiệt độ tối hảo cho sự sinh sản của cá rô phi là từ 26 - 290C cho hầu hết
các loài cá rô phi. Khả năng chịu đựng nhiệt độ cao thay đổi từ theo loài, thường là từ
37 - 420C.
2.1.4.2 Oxygen hòa tan

Cá rô phi dường như có một khả năng để lấy oxygen hòa tan từ lớp nước được
bảo hòa ở tầng mặt. Trong những thời điểm mà lớp nước sâu bị thiếu oxygen, cá có thể
nổi lên tầng mặt để lấy nước bảo hòa oxygen qua mang (Nguyễn Văn Tư, 2000).
Cá rô phi vằn có khả năng chịu được hàm lượng oxygen trong nước thấp là 1
mg/L, hàm lượng oxygen thích hợp là 2 - 5 mg/L, hàm lượng oxygen gây chết cá là
0,1 - 0,3 mg/L.
2.1.4.3 pH
Cá rô phi có thể chịu được một giới hạn rộng của pH, từ 4 - 11. Tuy nhiên pH
nhỏ hơn 5 thì ảnh hưởng xấu đến sự kết hợp của máu và oxygen, cá bỏ ăn, ảnh hưởng
đến sự phát triển. pH thích hợp cho sự phát triển của cá rô phi từ 6,5 - 8,5 (Wangead
và ctv, 1988).
2.1.4.4 Độ mặn
Rô phi là loài cá nước ngọt, nhưng có thể sống và phát triển ở nước lợ, nước mặn,
có độ mặn đến 32‰, thích hợp ở 0 - 25‰. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10 25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.
Cá rô phi vằn là loài có khả năng chịu đựng độ mặn kém nhất trong những loài cá
thương mại. Sự tăng trưởng của cá rô phi vằn tốt nhất ở độ mặn nhỏ hơn 15‰ (Popma
và Masser, 1999). Trong khi đó, cá rô phi xanh phát triển tốt nhất trong môi trường
nước lợ có độ mặn nhỏ hơn 20‰, cá rô phi đen thì có thể phát triển tốt ở độ mặn gần
hay bằng độ mặn của nước biển.

6


Độ mặn cao gây cản trở và làm giảm sự ăn mồi ở cá. Độ mặn thích hợp nhất cho
sự phát triển nhanh và có thể sinh sản của cá rô phi vằn là 8,5 - 17‰ và có thể sống
sót khi độ mặn lên đến 35‰ (Balarin và Haller, 1982).
2.1.4.5 Ammonia (NH3-N) và nitrite (NO2-N)
Ammonia rất độc cho cá. Một số công trình nghiên cứu cho thấy cá rô phi có
thể chịu đựng ammonia tốt hơn nhiều so với các loài các loài cá khác. Hiện tượng cá
chết có thể bắt đầu khi hàm lượng ammonia bằng 0,2 mg/L. Hàm lượng ammonia bắt

đầu gây bỏ ăn ở cá rô phi là 0,08 mg/L.
Nitrite là chất độc đối với nhiều loài cá bởi vì nó làm giảm khả năng vận chuyển
oxygen của hemoglobin. Cá rô phi có khả năng chịu đựng nitrite tốt hơn các loài cá
nước ngọt khác (Popma và Masser, 1999). Trong hệ thống tuần hoàn cá rô phi vằn có
thể tồn tại ở nồng độ nitrite khoảng 0,6 mg/L.
Balarin và Haller (1982; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Tư, 2000) đã tổng kết các yêu
cầu của các yếu tố môi trường của cá rô phi được so sánh với các cá khác trong bảng
sau:
Bảng 2.1 Các yêu cầu chất lượng nước của cá rô phi, cá chép và cá trê châu Mỹ
Chỉ tiêu

Cá rô phi

Cá chép

Cá trê châu Mỹ

Nhiệt độ (oC)

8 - 42

6 - 40

1 - 34

Độ mặn (‰)

< 20 - 35

< 12,5


Oxygen hoà tan gây chết (mg/L)

0,1 - 0,3

3

3

4 - 11

4,5 - 12

6,5 - 8,5

> 20

10 - 13

(0,13)*

pH
Ammonia gây chết:
- tổng cộng (mg/L)
- NH3-N (mg/L)

2,3 (0,5)*

Ngưỡng CO2 (mg/L)


> 73

> 25

Ngưỡng LD50 cuả NO2-N (mg/L)

2,1

< 7,55

* Nồng độ bắt đầu gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá rô phi, cá chép và cá trê
châu Mỹ.

7


2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tất cả các loài cá rô phi đều có tính ăn tạp thiên về thực vật. Giai đoạn đầu sau
khi tiêu hết noãn hoàng cá ăn các thức ăn có kích thước nhỏ như phù du động, thực
vật,… Sau một tháng cá có thể ăn được các loại thức ăn có kích thước lớn hơn, ăn
được thức ăn chế biến, rau xanh bằm nhỏ, bèo tấm. Cá trưởng thành ăn tạp, có thể ăn
các loại thức ăn như rau, bèo, mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy ao, ấu trùng côn trùng,
thức ăn nhân tạo, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp.
Cá rô phi có khả năng thích nghi cao đối với những loại thức ăn chế biến do con
người làm ra. Ngoài ra, chúng còn có khả năng sử dụng rất hiệu quả thức ăn tự nhiên
trong môi trường ao nuôi. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tự nhiên được cung cấp trong
ao là rất quan trọng, đặc biệt là trong môi trường không có sự thay nước. Thức ăn tự
nhiên có thể cung cấp 1/3 hay nhiều hơn tổng dinh dưỡng cho sự phát triển của cá.
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô phi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng thay đổi tùy theo

điều kiện môi trường sống và thức ăn. Với cùng một điều kiện nuôi cá đực thường lớn
nhanh hơn cá cái. Theo Popma và Masser (1999) thì trong điều kiện môi trường và
thức ăn tốt, cá rô phi đực có thể đạt trọng lượng 20 - 40 gr trong 5 - 6 tuần, 200 gr
trong 3 - 4 tháng, 400 gr trong 5 - 6 tháng và đạt 700 gr trong 8 - 9 tháng.
Loài O. niloticus có thể đạt trọng lượng trung bình 600 - 700 gr sau vụ nuôi từ
5 - 6 tháng, cao nhất có thể đạt tới 1,2 - 1,4 kg.
Cá rô phi vằn là loài thích hợp nhất cho nuôi thịt bởi cả cường độ tăng trưởng
nhanh và khả năng sử dụng tốt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Cá rô phi vằn đòi
hỏi hàm lượng đạm trong khẩu phần thức ăn từ 20 - 50% tùy theo kích thước.

8


Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn trong điều kiện nuôi
Thời gian nuôi

Trọng lượng trung bình của cá
(g/con)

2 tuần

8

1 tháng

40

2 tháng

145


3 tháng

240

4 tháng

330

5 tháng

470

6 tháng

585

Ghi chú

Sử dụng thức ăn
viên công nghiệp.

Nguồn: Nguyễn Văn Tư (2000)
2.1.7 Sinh sản
Thành thục sinh dục
Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng 3 - 4, đối với cá
cái có trọng lượng thông thường 100 - 150 gr/con. Tuy nhiên kích thước thành thục
sinh dục của cá phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi.
Chu kỳ sinh sản
Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Oreochromis đều tham gia sinh sản nhiều

lần trong một năm. Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy: trong buồng trứng lúc
nào cũng có tất cả các lứa trứng, từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng rụng để đẻ. Vì
vậy trong tự nhiên các ao nuôi cá rô phi chúng ta bắt gặp nhiều cá con ở các kích cỡ
khác nhau. Số lượng mỗi lần đẻ khoảng 2000 trứng, chu kỳ sinh sản của cá thường kéo
dài 3 - 4 tuần.
Tập tính sinh sản
Đến thời kì thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của cá
xuất hiện rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ dưới cằm, viền vây ngực, vây lưng
và vây đuôi. Trong khi đó con cái có màu hơi vàng, ngoài ra con cái còn có xoang
miệng hơi trễ xuống.
9


Trước khi đẻ cá đực đào tổ xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực
nước khoảng 50 - 60 cm. Hố hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 - 40 cm, sâu từ 7 10 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái nhặt
hết trứng vào miệng để ấp.
Ở nhiệt độ 280C thời gian ấp trứng khoảng 4 ngày.
Ở nhiệt độ 300C thời gian ấp trứng khoảng 2 - 3 ngày.
Ở nhiệt độ 200C thời gian ấp trứng khoảng 6 ngày.
Cá sau khi nở lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trứng trong
miệng từ 4 - 6 ngày, cá mẹ nhả con và vẫn tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1 - 2 ngày
đầu. Cá bột khi còn nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát được
vào sáng sớm.
2.1.8 Giới thiệu về cá rô phi dòng GIFT
Rô phi dòng GIFT là sản phẩm một dự án nhằm cải thiện di truyền trên loài
Oreochoromis niloticus của ICLARM (nay là Worldfish Center), bởi lẽ đây là một loài
cá thương mại quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới với những đặc điểm nổi bật
như tốc độ tăng trưởng nhanh, màu sắc sáng và chu kỳ sinh sản ngắn. Chữ GIFT viết
tắt của Genetically Improved Farmed Tilapia. Dự án được ủng hộ và tài trợ của
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Phát triển Châu Á

(ADB) và được chú ý của trên 60 nước.
Mục tiêu của dự án là phát triển một phương pháp hiệu quả cho việc sản xuất
dòng cá rô phi cải thiện với chi phí nuôi thấp, một phương pháp mà có thể ứng dụng
trong một khu vực rộng lớn cho các nước nhiệt đới trong chương trình cải tiến gen. Dự
án GIFT được thực hiện tại Châu Á và Châu Phi dựa trên tình hình cá rô phi hiện có
tại đó để tiến tới việc tạo ra dòng cá có tính chịu đựng và thích nghi trên toàn thế giới.
Philippine được chọn là nơi triển khai dự án chính thức bởi người nông dân nuôi
cá quốc gia này đang cần sản xuất nhiều cá và một hệ thống cung cấp giống tối ưu.
Đồng thời Philippine còn được sự giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức tư nhân và được
sự giúp đỡ kỹ thuật mạnh mẽ bởi nhiều quốc gia khác.

10


Năm 1988 - 1989, dòng GIFT được lựa chọn trên nền tảng là của 4 dòng thuần
hoang dã: Ai Cập, Ghana, Kenya, và Senegal, 4 dòng thương mại: Israel, Singapore,
Đài Loan, Thái Lan, người ta đem 8 dòng này nuôi thí nghiệm ở 11 điều kiện môi
trường khác nhau đại diện cho 11 vùng rộng lớn của hệ thống nuôi cá rô phi ở
Philippine, từ những ao nuôi đơn giản như từ phía sau nhà của người dân cho tới
những hệ thống nuôi thâm canh hơn: những ao được bón phân, những ao được bón
phân với chế phẩm nông nghiệp, hệ thống nuôi kết hợp cá - lúa, chuồng và những
vùng khác trên đảo Luzon. Kết quả được so sánh với các loài cá rô phi hoang dại Châu
Phi thì cho thấy chúng phát triển hơn (Eknath và ctv, 1993).
Tiếp theo, người ta tiến hành giao phối 8 x 8 dòng (lai chéo) sản sinh ra 64 hình
thức con lai nhằm đánh giá mức độ dị hợp tử hay ưu thế lai, khoảng 21000 cá hương
được đánh dấu và được nuôi chung trong 8 điều kiện môi trường khác nhau. Kết quả cho
thấy sự phát triển và tỉ lệ sống thấp. Sau đó người ta chọn ra 25 hình thức tốt từ các dòng
trên cho lai với nhau tạo nên dòng GIFT. Dòng GIFT vẫn được tuyển chọn sau mỗi thế
hệ. Kết quả của sự lựa chọn trên thì sau một thế hệ lựa chọn trong giống tổng hợp, cá
được lựa chọn phát triển nhanh hơn 20% so với thế hệ trước và nhanh hơn 60% so với

các dòng thương mại phổ biến (Eknath và ctv, 1995).
Vào năm 1994, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Bắc Ninh) thuộc Bộ
Thủy Sản (cũ) được chuyển giao công nghệ chọn lọc và các gia đình của cá GIFT ở
thế hệ thứ tư. Sau đó, tại đây các nhà khoa học tiếp tục nhân giống dòng cá này và
phân phối cho các tỉnh trong cả nước với mục đích là cải thiện chất lượng giống cá rô
phi trên phạm vi toàn quốc. Đây là dòng cá có sức tăng trưởng nhanh, sức kháng bệnh
tốt nên hiện nay chúng được nuôi với quy mô lớn nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ
nội địa và cho xuất khẩu.

11


2.2 Đặc Điểm Sinh Học Cá Chép
2.2.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Việt: cá chép
Tên tiếng Anh: common carp.
2.2.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cá chép xuất hiện từ rất lâu và được nuôi phổ trên thế giới. Cá chép phân bố rộng
khắp các châu lục trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Âu và châu Úc.
Ở Việt Nam, cá chép là đối tượng nuôi rất phổ biến. Ở đồng bằng Sông Cửu
Long, cá được nuôi với nhiều hình thức khác nhau: nuôi ao, ruộng lúa,…
Cá chép là loài cá dễ nuôi. Cá cũng được nuôi làm sinh vật cảnh như cá chép
Nhật vì có màu sắc rất đẹp.
2.2.3 Đặc điểm hình thái
Cá chép có thân dẹp bên, đầu thuôn, cân đối, có 2 đôi râu, vây lưng dài, vây hậu

môn ngắn, vây đuôi đồng vĩ, có khoảng 30 - 40 vẩy đường bên. Cá chép có hai đôi râu,
hai râu phía trước ngắn, hai râu phía sau dài hơn, miệng hướng ra phía trước, khá rộng.
Cá chép có rất nhiều loại hình: cá chép bạc, cá chép kính, cá chép hồng, cá chép
lưng gù,…
Màu sắc của cá chép rất đa dạng: màu vàng, màu bạc, màu da cam, màu đỏ nâu,
màu đen và các màu trung gian. Các yếu tố điều kiện nuôi, dinh dưỡng cũng phần nào
ảnh hưởng đến màu của cá (Trần Mai Thiên, 1977).

12


2.2.4 Đặc điểm sinh học
Cá chép là loài cá sống chủ yếu ở tầng đáy, có khả năng chịu đựng cao với sự
thay đổi của môi trường sống.
2.2.4.1 Nhiệt độ
Cá chép là loài cá rộng nhiệt, có thể tồn tại khi nhiệt độ thay đổi từ 2 - 400C. Ở
nhiệt độ 20 - 300C cá có khả năng phát triển bình thường. Nhiệt độ cho sự phát triển
tối ưu là 24 - 280C. Khi nhiệt độ thấp hơn 120C thì khả năng bắt mồi giảm, cá chậm
lớn. Cá không còn khả năng bắt mồi khi nhiệt độ thấp hơn 50C.
Với khả năng chịu đựng nhiệt độ như vậy, cá chép là loài có thể phát triển tốt
trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam nói chung và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.
2.2.4.2 Oxygen hòa tan
Cá chép sống được ở những nơi nước tĩnh có hàm lượng oxygen thấp hay ở
những sông nước chảy thường xuyên.
Ngưỡng oxygen của cá chép là 0,2 mg/L. Ở hàm lượng oxygen hòa tan bằng 3 3,5 mg/L cá chép phát triển bình thường. Khi DO (Dissolved oxygen), ở mức 2 - 3
mg/L cá giảm ăn, hoạt động không bình thường.
2.2.4.3 pH
Cá chép có khả năng chịu đựng pH từ 5,5 - 8,5. Tuy nhiên pH từ 5 - 5,5 cá phát
triển rất chậm và cá trưởng thành không thể sinh sản được ở điều kiện pH này. Khi pH
từ 4 - 4,5 gây chết cho cá. pH thích hợp cho cá là 6 - 8, pH tối ưu là 6,5 - 7,5.

2.2.4.4 Độ mặn
Cá chép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước lợ có nồng
độ muối thấp. Độ mặn bắt đầu gây chết đối với cá chép là 12‰. Cá phát triển tốt nhất
ở độ mặn 3‰.
2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chép là loài ăn tạp thiên về động vật: động vật không xương sống, động vật
đáy (giun ít tơ, ấu trùng, côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác), mùn bã hữu cơ. Cá cũng ăn
được nhiều thức ăn do con người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm,
13


×