Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NUÔI SINH KHỐI BRACHIONUS.SP NƯỚC NGỌT VÀ THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MEN, TẢO, SỮA ĐẬU NÀNH LÊN MẬT ĐỘ LUÂN TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.96 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NUÔI SINH KHỐI BRACHIONUS.SP NƯỚC NGỌT VÀ
THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MEN, TẢO, SỮA
ĐẬU NÀNH LÊN MẬT ĐỘ LUÂN TRÙNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐỨC PHÚC
Ngành học: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH NGƯ Y
Niên khoá: 2004 - 2008

Tháng 10 – 2008


NUÔI SINH KHỐI LUÂN TRÙNG (ROTIFERA) NƯỚC
NGỌT VÀ THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MEN,
TẢO, SỮA ĐẬU LÊN MẬT ĐỘ LUÂN TRÙNG

Thực hiện bởi

NGUYỄN ĐỨC PHÚC

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ THỊ BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
10/2008


i


TÓM TẮT
Để góp phần tăng chất lượng con giống, chúng tôi tiến hành đề tài “Nuôi sinh
khối luân trùng (Rotifera) nước ngọt và thử nghiệm ảnh hưởng men, tảo, sữa đậu lên
mật độ luân trùng” đã được tiến hành từ ngày 24/5/2008 tại trại thực nghiệm Thủy Sản
trường Đại học Nông Lâm Tp HCM với hai thí nghiệm sau:
- Nuôi sinh khối luân trùng nước ngọt trong các thùng xốp ngoài trời. Kết quả
thu được cho thấy, nuôi luân trùng ngoài trời mật độ tương đối cao (mật độ tối đa là
4.327.800 cá thể/lít)
- Thử nghiệm sự ảnh hưởng của các loại thức ăn qua các nghiệm thức:
+ Nghiệm thức I: cho ăn bằng tảo với mật độ tảo 18*103 tế bào/luân trùng/ngày.
+ Nghiệm thức II: cho luân trùng ăn tảo và men bánh mì, với mật độ tảo 14.103
tế bào /luân trùng và 50 mL nước men/ngày.(50 g men pha trong 2 lít nước).
+ Nghiệm thức III: cho ăn tảo và sữa đậu nành, với mật độ tảo 14.103 tế bào
/luân trùng/ngày và 50 mL nước sữa/ ngày ( sữa đậu nành nấu sẵn).
Sau ba đợt nuôi, kết quả thu được cho thấy sự bổ sung thêm men, sữa đậu nành
vào tảo làm thức ăn cho luân trùng mang lại hiệu quả cao. Mật độ luân trùng tối đa đạt
được trong NT II (5.935.200 cá thể/lít) và NT III (8.205.600 cá thể/lít) cao hơn so với
NT I (3.350.000 cá thể/lít). Sự khác biệt giữa ba nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống
kê.

ii


CẢM TẠ
Chúng tôi kính gởi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ nhiệm khoa Thủy sản

Cùng toàn thể quý thầy cô trong trường, khoa đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo
chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường
Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Bình đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn
chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành tốt đề tài.
Đồng thời chúng tôi chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị quản lý phòng thí
nghiệm và quản lý trại đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Sau cùng cảm ơn tất cả các bạn cùng khóa đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài
Do thời gian, điều kiện có hạn và bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu
nên chắc chắn sẽ có những sai sót. Vì thế rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô cùng các bạn.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

TÓM TẮT

i

CẢM TẠ

ii

MỤC LỤC

iii


DANH SÁCH BẢNG

v

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

vi

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

vii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề

2

1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Giới thiệu sơ lược về luân trùng

3


2.1.1 Phân Bố

3

2.1.2 Đặc Điểm Dinh Dưỡng

3

2.1.3 Đặc Điểm Sinh Sản

4

2.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Luân Trùng

5

2.2.1 Nhiệt độ

5

2.2.2 pH

6

2.2.3 Oxy

6

2.2.4 Thức ăn


7

2.2.5 Hàm lượng NH3

7

2.2.6 Yếu tố sinh vật

8

2.3 Vai Trò Luân Trùng trong Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên

8

2.4 Tình Hình Nghiên Cứu Luân Trùng trên Thế Giới vàViệt Nam

10

2.4.1 Trên thế giới

10

2.4.2 Tình hình nuôi trong nước

11

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15


3.1 Thời Gian Và Địa Điểm

15
iv


3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Dùng trong Thí Nghiệm

15

3.2.1 Dụng cụ trang thiết bị

15

3.2.2 Hóa chất

15

3.2.3 Vật Liệu Nghiên Cứu

16

3.4 Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm

16

3.4.1 Nuôi tảo làm thí nghiệm

16


3.4.2 Phương pháp thử nghiệm nuôi luân trùng

21

3.4.3 Phương pháp theo dõi sự tăng sinh khối của luân trùng

22

3.5 Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1 Một Số Yếu Tố Môi Trường Ảnh Hưởng đến Mật Độ Luân Trùng

23

4.1.1 Ảnh hưởng pH lên mật độ luân trùng

24

4.1.2 Ảnh hưởng nhiệt độ lên mật độ luân trùng

27

4.2 Mật Độ Luân Trùng Trong Thùng Xốp


28

4.3 Ảnh Hưởng Của Thức Ăn Lên Mật Độ Luân Trùng

30

4.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên mật độ luân trùng đợt 1

30

4.3.2 Ảnh hưởng thức ăn đến mật độ luân trùng trong đợt 2

36

4.3.3 Ảnh hưởng thức ăn đến mật độ luân trùng trong đợt 3

40

4.4 So Sánh Sinh Khối Luân Trùng giữa Các Nghiệm Thức trong Cả 3 Đợt

44

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47

5.1 Kết Luận

47


5.1.1 Nuôi sinh khối luân trùng nước ngọt

47

5.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên mật độ luân trùng

47

5.2 Đề Nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

PHỤ LỤC

51

v


DANH SÁCH BẢNG
Đề mục

Trang

Bảng 2.1: Ảnh hưởng nhiệt độ lên tuôi thọ luân trùng Branchionus plicatilis


6

Bảng 3.1: Môi trường Hannay cải tiến

17

Bảng 4.1: Kết quả pH và mật độ trung bình của luân trùng ở đợt thí nghiệm 1
(cá thể/lít)

24

Bảng 4.2: Kết quả pH và mật độ trung bình của luân trùng ở đợt thí nghiệm 1
(cá thể/lít)

25

Bảng 4.3: Kết quả pH và mật độ trung bình của luân trùng ở đợt thí nghiệm 3
(cá thể/lít)

26

Bảng 4.4: Biến động mật độ luân trùng (cá thể/lít) theo nhiệt độ (0C) trong ba đợt

28

Bảng 4.5 Mật độ luân trùng trung bình ở các nghiệm thức qua các ngày theo dõi
(cá thể/lít)

29


Bảng 4.6: Mật độ luân trùng trung bình qua các lần kiểm tra ở ba nghiêm thức
(cá thể/lít)

31

Bảng 4.7: Mật độ luân trùng trung bình của ba nghiệm thức trong đợt 1 (cá thể/lít)

34

Bảng 4.8 Mật độ luân trùng trung bình qua các lần kiểm tra ở ba nghiêm thức
(cá thể/lít)

36

Bảng 4.9: Mật độ luân trùng trung bình của ba nghiệm thức trong đợt 1 (cá thể/lít)

39

Bảng 4.10: Mật độ luân trùng trung bình qua các lần kiểm tra ở ba nghiêm thức (cá
thể/lít)

40

Bảng 4.11: Mật độ trung bình của luân trung ở ba nghiệm thức trong 3 đợt

44

vi



DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Đề mục

Trang

Hình 2.1: Chu kì sinh sản vô tình và hữu tính của luân trùng Brachionus plicatilis
(đã sửa đổi theo Hoff và Snell, 1987; trích bởi Patrick và Sorgeloos, 1996)

5

Hình 3.1: Giữ giống tảo trong phòng thí nghiệm

18

Hình 3.2: Khung nuôi tảo

19

Hình 3.3: Bể nuôi tảo ngoài trời

20

Hình 3.4: Nuôi luân trùng trong thùng xốp

21

Hình 4.1: Brachionus sp. mang trứng

30


Hình 4.2: Luân trùng Brachionus sp.

41

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Đề mục

Trang

Biểu đồ 4.1: Biến động mật độ luân trùng theo pH (đợt 1)

24

Biểu đồ 4.2: Biến động mật độ luân trùng theo pH (đợt 2)

26

Biểu đồ 4.3: Biến động mật độ luân trùng theo pH (đợt 3)

27

Biểu đồ 4.4: Mật độ luân trùng trong thùng xốp

29

Biểu đồ 4.5: Mật độ luân trùng ở NT I (đợt 1)


31

Biểu đồ 4.6: Mật độ luân trùng ở NT II (đợt 1)

32

Biểu đồ 4.7: Mật độ luân trùng ở NT III (đợt 1)

33

Biểu đồ 4.8: So sánh mật độ luân trùng giữa ba nghiệm thức (đợt 1)

34

Biểu đồ 4.9: Mật độ luân trùng trung bình của ba nghiệm thức (đợt 1)

35

Biểu đồ 4.10: Mật độ luân trùng ở NT I đợt 2

37

Biểu đồ 4.11: Mật độ luân trùng ở NT II đợt 2

37

Biểu đồ 4.12: Mật độ luân trùng ở NT III đợt 2

38


Biểu đồ 4.13: So sánh mật độ luân trùng giữa ba nghiệm thức đợt 2

39

Biểu đồ 4.14: So sánh mật độ luân trùng trung bình các nghiệm thức đợt 2

40

Biểu đồ 4.15: Mật độ luân trùng ở NT I (đợt 3)

41

Biểu đồ 4.16: Mật độ luân trùng ở NT II (đợt 3)

42

Biểu đồ 4.17: Mật độ luân trùng ở NT III (đợt 3)

42

Biểu đồ 4.18: So sánh mật độ luân trùng giữa 3 nghiệm thức trong đợt 3

43

Biểu đồ 4.19: So sánh mật độ luân trùng trung bình các nghiệm thức đợt 3

43

Biểu đồ 4.20: So sánh sinh khối luân trùng trong 3 đợt


44

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản đóng góp một phần quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, việc nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản nói riêng và
trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp nói chung là điều cần thiết. Muốn vậy, điều trước
tiên phải nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống của con giống. Vì vậy, thức ăn tự nhiên tươi
sống là không thể thiếu trong gian đoạn phát triển. Với tính năng vượt trội hơn so với
các loại thức ăn nhân tạo, phù hợp với tập tính ăn, cỡ miệng của ấu trùng mới nở, ít làm
ô nhiễm nguồn nước. Ngoài khả năng cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng có giá
trị, luân trùng còn là nguồn cung cấp các loại vitamin và một hàm lượng enzyme cần
thiết cho quá trình tiêu hóa của một số ấu trùng thủy sản.
Cho đến nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến kỹ thuật
nuôi nhằm nâng cao sinh khối và chất lượng luân trùng, phục vụ cho nghề nuôi thủy
sản như: hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn sử dụng thức ăn nhân tạo đầu
tiên được phát triển tại Đại Học Gent (Suantika et al., 2000), Hirayama và Hagiwara
(1995) đã ứng dụng hormone trong nuôi sinh khối và tăng kích thước luân trùng, …
Ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật nuôi luân trùng như
nghiện cứu thay thế thức ăn selco bằng men bánh mì trong nuôi luân trùng
(Brachionus plicatilis) thâm canh (Dương Thị Hoàng Oanh, 2006), nghiên cứu thiết lập
hệ thống nuôi kết hợp luân trùng (Brachionus plicatilis) với bể nước xanh (Trần
Sương Ngọc, 2006), … Tuy nhiên, đa số nghiên cứu về luân trùng nước mặn và
thường ở mức độ nghiên cứu và giữ giống, rất ít đưa ra sản xuất với quy mô lớn, đặc
biệt là nuôi luân trùng nước ngọt.
1



Phổ thức ăn của luân trùng bao gồm các loại tảo, vi khuẩn, nấm, … Tuy nhiên,
việc nuôi luân trùng cần có một lượng lớn tảo, mà nuôi tảo tốn rầt nhiều diện tích, dễ
bị nhiễm tạp và tốn kém, nên điều cần thiết được đặt ra là tìm loại thức ăn bổ sung
hoặc thay thế một phần tảo mà hiệu quả vẫn không suy giảm.
Xuất phát từ những mục tiêu trên được sự cho phép của Khoa Thủy Sản trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nuôi sinh khối luân trùng (Rotifera) nước ngọt và thử nghiệm ảnh hưởng men, tảo,
sữa đậu lên mật độ luân trùng”
1.2 Mục tiêu đề tài
-

Thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt ngoài trời bằng tảo

-

Thử nghiệm sự ảnh hưởng của thức ăn men tảo sữa lên mật độ luân trùng

Từ đó, rút ra sơ bộ về ưu, nhược điểm của phương pháp nuôi luân trùng ngoài trời, cũng
như hiệu quả của men, tảo, sữa đậu lên sinh khối luân trùng. Ứng dụng vào thực tế sản
xuất nhằm chủ động nguồn thức ăn tự nhiên, nâng cao khả năng sống của các loài thủy
sản còn nhỏ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Luân Trùng

]2.1.1 Phân bố
Luân trùng phân bố khắp thế giới chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đa
số luân trùng sống ở nước ngọt. Khoảng 5% trong số 1700 loài sống ở nước mặn và
nước lợ, có hai loài sống ở Đại Tây Dương (Pennak, 1961; trích bởi Võ Thị Thanh
Tâm, 1996). Chúng sống phiêu sinh, có thể sống ở những nơi rất sâu trong hồ lớn,
trong đất ẩm ướt, rong rêu, trong các khe hở giữa các bãi cát ướt.
Luân trùng chủ yếu là con cái, con đực rất hiếm gặp và con đực thường xuất
hiện với số lượng lớn vào lúc sinh sản hữu tính.
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Luân trùng dinh dưỡng theo hai hình thức: ăn lọc và ăn động vật.
Walker (1981; trích Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005)
đã tổng kết một số nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ 60, hầu hết đều khẳng định:
trong số các động vật ăn lọc phù du thì luân trùng là loài có đặc điểm ăn tạp không
chọn lọc. Phổ thức ăn của chúng thường là tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu, vi khuẩn và các
lọai nấm. Walker cũng cho rằng theo các nghiên cứu bố trí trong phòng thí nghiệm,
luân trùng có xu hướng chọn các tế bào cỡ bé (12-15 µm).
Trong điều kiện sống tối ưu, ở nhiệt độ 220C, mật độ tảo 2,3*106 tb/mL. Luân
trùng có thể tiêu thụ khoảng 200 tb/cá thể/phút (Lubzens, 1987).
Mật độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến tốc độ lọc thức ăn của luân trùng.
Hirayama và Ogama (1972; trích Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương,
3


2005) xác nhận: tốc độ lọc của luân trùng Brachionus plicatilis giảm khi mật độ tảo
chlorella lớn hơn 2*106 mặc dù lượng tiêu thụ vẫn không đổi. Nguyễn Văn Quyền và
ctv. (1988; trích bởi Võ Văn Nha, 2000) đã kết luận rằng tảo Chlorella là thức ăn thích
hợp cho luân trùng.
2.1.3 Đặc điểm sinh sản
Tuổi đời của luân trùng khoảng 3,4 - 4,4 ngày ở nhiệt độ 250C. Sau 0,5 – 1,5
ngày ấu trùng phát triển thành cá thể trưởng thành và sau đó con cái 4 giờ đẻ trứng một

lần. Các con cái có thể sản sinh mười thế hệ con trước khi chết (Patrick Lavens and
Patrick Sorgeloos, 1996).
Theo Pandian và Marian (1991; trích bởi Milagros Dela Pena, 1995) luân trùng
có hai hình thức sinh sản là sinh sản đơn tính và sinh sản hữu tính luân phiên xen kẽ
nhau có tính chất chu kỳ. Trong điều kiện sống thuận lợi thì sinh sản đơn tính xảy ra.
Khi điều kiện sống bất lợi như nhiệt độ cao, độ mặn cao, thiếu thức ăn, … thì sinh sản
hữu tính.
Khi sinh sản đơn tính, con cái vô phối đơn tính (amictic) đẻ ra trứng vô phối
đơn tính amictic (2n), những trứng này sẽ phát triển đơn tính thành con cái amictic và
sự sinh sản đơn tính tiếp nối qua nhiều thế hệ trong điều kiện thuận lợi.
Khi môi trường sống bất lợi con cái vô phối lưỡng tính (mictic) xuất hiện,
những con cái mictic và amictic có đặc điểm hoàn toàn giống nhau. Con cái vô phối
lưỡng tính sẽ sinh sản ra những trứng đơn bội (có bộ nhiễm sắc thể n) và các ấu trùng
nở từ các trứng không thụ tinh này sẽ phát triển thành con đực có kích thước rất nhỏ.
Những con đực này sẽ thụ tinh với con cái có trứng đơn bội (n) để sản sinh ra những
trứng nghỉ (2n) có vỏ dày, có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt. Khi điều kiện môi
trường thuận lợi trở lại, những trứng nghỉ này sẽ trở thành con cái amictic (Walker,
1981; Dhert, 1997; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn, Hoàng Thanh Phương, 2005).

4


Hình

2.1

Chu




sinh

sản



tính



hữu

tính

của

luân

trùng

Brachionus plicatilis (đã sửa đổi theo Hoff và Snell, 1987; trích bởi Patrick Lavens và
Sorgeloos, 1996)
2.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển của Luân Trùng
2.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng phụ thuộc vào kiểu hình thái và
dòng nuôi. Dòng có kích thước lớn từ 130 – 340 µm, trung bình là 238,4 µm; nhiệt độ
tối ưu là 18 – 250C. Dòng có kích thước nhỏ khoảng 100 – 210 µm thì nhiệt độ tối ưu
là 28 – 350C (Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos, 1996).
Olse và ctv. (1993; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương,
2005) đã kết luận trong điều kiện nhiệt độ thấp (5 – 80C) luân trùng có thể tồn tại

không cần cung cấp thức ăn mà vẫn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và thành phần
dinh dưỡng. Đây là phương pháp lưu trữ lạnh khi thừa luân trùng.
Scott và Bayner (1978; trích từ Hà Tân, 2006) khi nuôi ở nhiệt độ thấp luân
trùng tiêu thụ thức ăn chậm, tốc độ phát triển quần đàn chậm nhưng lại đảm bảo được
5


hàm lượng lipid và cacbohyrate trong thời gian khá lâu, còn khi nuôi ở nhiệt độ cao thì
thành phần sinh hóa biến động rất nhanh, đặc biệt là khi biến động thức ăn.
Trần Thanh Xuân (1993) cho rằng tuổi thọ luân trùng tùy vào nhiệt độ nuôi.
Nguyễn Văn Quyền (1988; trích bởi Võ Văn Nha, 2000; Hà Tân, 2006) khi nghiên cứu
ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và phát triển của luân trùng dòng nhỏ cho biết
nhiệt độ phát triển của luân trùng là 25 ± 20C.
Nhiệt độ cao nhất là 31,50C ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của luân
trùng (Trần Sương Ngọc, 2006), theo Fulks (1991) nhiệt độ thích hợp cho luân trùng là
20 - 300C.
Bảng 2.1: Ảnh hưởng nhiệt độ lên tuổi thọ luân trùng Branchionus
plicatilis (theo Rutner và Klisko, 1972; trích bởi Trần Thanh Xuân, 1993)
Nhiệt độ (0C)

Tuổi thọ trung bình (ngày)

15

10

20

23


25

7

2.2.2 pH
Luân trùng có thể chịu đựng tốt với phạm vi pH từ 5 – 10. Tuy nhiên, pH tốt
nhất nằm trong khoảng 7,5 – 8,5.
2.2.3 Oxy
Luân trùng có khả năng chịu đựng ở điều kiện oxy < 2 ppm. Nồng độ oxy trong
bể nuôi luân trùng sẽ thay đổi rất lớn tùy theo nhiệt độ, mật độ luân trùng, loại thức ăn
và mật độ thức ăn. Vì vậy, trong bể nuôi luân trùng nên sục khí để đảm bảo oxy cho
luân trùng.

6


2.2.4 Thức ăn
Luân trùng là loại ăn lọc không chọn lọc, thức ăn chủ yếu là các loại tảo như:
Chlorella, Dunaliella, …. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ăn nhiều loại thức ăn khác
như: men, bột đậu nành, thức ăn nhân tạo. Giá trị thức ăn quyết định đến giá trị dinh
dưỡng của luân trùng.
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của các loại
thức ăn lên tỉ lệ sống và sinh khối của luân trùng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Tấn Huy và Nguyễn Thanh
Phương (2008) đã khẳng định rằng nuôi luân trùng Brachionus rotundiformis dòng SS
bằng tảo Chlorella hoặc men bánh thì luân trùng đều phát triển tốt với mật độ tương
đương nhau. Tuy nhiên, chất lượng của luân trùng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
thức ăn mà chúng sử dụng.
Nếu luân trùng được cho ăn bằng tảo Chlorella sẽ có chất lượng tốt hơn với
hàm lượng LNA và tổng HUFA tăng một cách có ý nghĩa so với luân trùng được cho

ăn bằng men bánh mì (Dương Thị Hoàng Oanh, 2005).
2.2.5 Hàm lượng NH3
Nhiệt độ và pH có ảnh hưởng đến tỷ lệ NH3/NH4+. Hàm lượng NH3 có tác dụng
độc hại đối với luân trùng. Trong điều kiện nước nuôi hàm lượng NH3 dưới 1 mg/L
được xem là an toàn.
Theo Schuter và Groneweg (1984) thì cường độ tái sản xuất của luân trùng nuôi
bằng nước mặn giảm ở nồng độ amonia từ 3 – 5 mg/L, mặc dù không có cá thể nào
chết. Nếu như nồng độ amoniac trên 5 mg/L thì luân trùng chết trong vòng 2 ngày
(trích bởi Võ Thị Thanh Tâm, 1996).

7


2.2.6 Yếu tố sinh vật
2.2.6.1 Nhóm Bacteria
Hai nhóm sinh vật thường gặp là Pseudomonas và Acinetobacter có thể là
nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng. Tuy nhiên, một số loài thuộc Pseudomonas
như những loài tổng hợp vitamin B12 có thể là điều kiện hạn chế trong nuôi (Yu và tgk.
1988).
Hầu hết các vi khuẩn trong bể nuôi luân trùng không gây hại cho luân trùng
nhưng chúng có thể tham gia vào chuỗi thức ăn và tạo ảnh hưởng có lợi cho các sinh
vật cạnh tranh thức ăn với luân trùng (như trùng tiêm mao) (Gast, 1985; trích Hà Tân).
2.2.6.2 Trùng tiêm mao
Reguera (1984) cho rằng, có hai loài phổ biến là Uronema sp. và Fuplotes sp.
thường tồn tại trong môi trường sống của luân trùng. Mặt có lợi của hai loài này là
chúng có tác dụng làm sạch vi khuẩn và chất mùn trong bể nuôi nhưng lại cạnh tranh
thức ăn với luân trùng, đồng thời sinh ra những sản phẩm thừa trong trao đổi chất làm
tăng NO2 trong nước dẫn đến giảm pH gây hại cho luân trùng.
2.2.6.3 Moina
Luân trùng luôn là thức ăn tốt cho Moina phát triển, cho nên trong quá trình

nuôi ta nên hạn chế tối đa sự hiện diện của Moina. Thường xuyên lọc để giảm bớt số
lượng Moina trong bình nuôi.
2.3 Vai Trò Luân Trùng trong Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên
Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn tự nhiên là bộ phận không thể tách rời khẩu
phần ăn của cá và để có lợi lượng thức ăn tự nhiên phải chiếm một tỉ lệ càng cao càng
tốt. Kiriya (1957; trích bởi Lê Thị Mỹ Hạnh, 1991) cho rằng hiệu quả tăng trưởng của
cá nuôi bằng thức ăn tự nhiên tốt hơn gấp 10 lần khi cho ăn bằng thức ăn nhân tạo.

8


Các loại tôm cá sau khi phát triển đến giai đoạn ấu trùng chúng phải trải qua
nhiều giai đoạn biến thái khác nhau, tập tính ăn thay đổi qua từng giai đoạn. Tuy
nhiên, hầu hết các loài cá thường trải qua một thời kì nhất định sau khi nở từ trứng ra
đều ăn chung một loại thức ăn tự nhiên là động vật phù du, những sinh vật nhỏ nhưng
có giá trị dinh dưỡng cao (Trần Văn Vĩ, 1982).
Thức ăn tự nhiên còn đóng một vai trò quan trọng trong nghề nuôi cá biển như
cá chẽm, bống, mú, ... Kích thước cá bột ở các đối tượng này rất nhỏ nên Rotifer là đối
tượng được chú ý nhiều nhất trong nghề nuôi cá biển ở các nước Đông Nam Á như:
Thái Lan, Philipines và các nước Châu Âu khác. Nguồn thức ăn sống được sử dụng
cho hơn 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác (Nataga, 1989; trích bởi Trần Thanh Xuân,
1993).
Theo Trần Thanh Xuân (1993) có thể lợi dụng cơ thể luân trùng như một túi
chứa vitamin quan trọng, kháng sinh, acid béo để đưa vào cơ thể cá bột.
Theo Rothbard (1979) thì yếu tố giới hạn trong kỹ thuật ương nuôi cá bột là khả
năng sản xuất sinh khối phiêu sinh thực và phiêu sinh động làm thức ăn cho cá bột.
Theo Pasoodee và Sirikul (1983; trích bởi Võ Thị Thanh Tâm, 1996) qua quá
trình nghiên cứu các tác giả cho rằng cá bột của cá bống tượng sau khi tiêu hết noãn
hoàng thì sử dụng Microplankton như là Ciliata và Rotifera.
Luân trùng là một mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tham gia vào chu

trình chuyển hóa vật chất của thủy vực. Chính vì vậy nhiều tác giả trong và ngoài nước
đã tiến hành gây nuôi đối tượng này nhằm nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản
phục vụ sản xuất.

9


2.4 Tình Hình Nghiên Cứu Luân Trùng trên Thế Giới và Việt Nam
2.4.1 Trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh nguồn
thức ăn tự nhiên phục vụ cho nuôi trồng thủy sản đã được công bố nhất là trong lĩnh
vực nuôi sinh khối phiêu sinh động làm thức ăn cho đông vật thủy sản.
Fkusho (1976) và Kurecha (1977) đưa ra quy trình nuôi bể bê tông ngoài trời.
Sau khi mật độ luân trùng đạt 120 - 150 cá thể/mL thì thu hoạch 20 – 30% rồi chuyển
phần còn lại sang bể khác. Quy trình này cũng giống như quy trình nuôi chuyển bể
hằng ngày nhưng ưu điểm là nuôi với quy mô lớn trên bể bê tông ngoài trời.
Theo MS Milagos (1995) cho rằng có 3 phương pháp nuôi luân trùng dựa trên
hệ thống nuôi của Nhật:
- Phương pháp nuôi luân chuyển.
- Phương pháp nuôi tháo cạn.
- Phương pháp nuôi khép kín.
2.4.1.1 Phương pháp nuôi luân chuyển
Phương pháp này có hiệu quả trong việc nuôi sinh khối Rotifera. Tảo Chlorella
được nuôi đến khi đạt mật độ mong muốn, sau đó thả luân trùng vào nuôi. Luân trùng
được thu hoạch ngay sau khi tảo được tiêu thụ hết (theo dõi mật độ tảo trên kính hiển
vi hoặc dựa vào màu tảo). Một phần luân trùng được giữ lại để nuôi tiếp, cho qua bể
khác được chuẩn bị tảo như bể đầu tiên. Đây là phương pháp nuôi tích cực nhưng sản
phẩm Chlorella không thể đáp ứng kịp thời với tốc độ ăn và sự gia tăng mật độ của
luân trùng.


10


2.4.1.2 Phương pháp tháo cạn
Đây là phương pháp quãng canh phổ biến rộng rãi hơn so với phương pháp luân
chuyển mỗi ngày. Hệ thống này được sử dụng cho những bể nuôi ngoài trời với quy
mô lớn và thời gian nuôi có thể duy trì khoảng nửa tháng hoặc một tháng. Trong hệ
thống, khi thu hoạch một thể tích nước với lượng luân trùng nhất định, sau đó thêm
vào một lượng nước bằng với lượng nước đã lấy (có thể thêm tảo). Men bánh mì và
men bia là thức ăn bổ sung phụ cho việc tăng mật độ luân trùng.
2.4.1.3 Phương pháp nuôi khép kín
Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên việc duy trì hệ sinh thái cân bằng
trong bể nuôi. Trong bể, những chất cặn hữu cơ được giữ lại và phân hủy bởi vi sinh
vật trong một bể riêng và được sử dụng lại để nuôi tảo Chlorella và cứ thế chu trình
được tiếp tục.
2.4.2 Trong nước
Theo Trần Thanh Xuân (1993; trích bởi Võ Thị Thanh Tâm, 1996) cho rằng có
hai phương pháp nuôi:
- Phương pháp nuôi từng đợt.
- Phương pháp nuôi liên tục .
2.4.2.1 Phương pháp nuôi từng đợt
Đây là phương pháp thường áp dụng ở các trại sản xuất giống cá biển, sử dụng
tảo Nanochloropis trong các bể. Khi tảo phát triển, luân trùng được thả vào với mật độ
50 – 150 cá thể/mL. Luân trùng ăn tảo và tăng số lượng rất nhanh. Tùy theo yêu cầu
nuôi, chất lượng tảo mà người ta bổ sung thêm men bánh mì. Lượng men bánh mì bồ
sung: 1 g/L triệu luân trùng (lượng này có thể thay đổi). Sau 7 – 14 ngày nuôi luân
trùng tăng mật độ khoảng 300 cá thể/mL thì thu hoạch toàn bộ, và giữ lại một ít để

11



nuôi cho lần sau. Bể nuôi tảo có thể tích 1 – 3 m3, có thể lớn hơn tùy vào mục đích sử
dụng.
2.4.2.2 Phương pháp nuôi liên tục hoặc bán liên tục
Tùy vào yêu cầu sử dụng mà có thể áp dụng phương pháp nuôi liên tục hay bán
liên tục. Nuôi bán liên tục với mục đích giảm bớt sự tiêu thụ của luân trùng. Nuôi liên
tục phải nuôi trong điều kiện ổn định và liên tục để thu hoạch luân trùng liên tục.
Hiện nay, vấn đề nuôi luân trùng trong nước ta đã được công bố. Nguyễn Văn
Hảo và ctv. (1994, 1995) nghiên cứu giải quyết thức ăn cho ấu trùng cá bống tượng;
Trần Thanh Xuân (1993) đã làm thí nghiệm gây nuôi luân trùng làm thức ăn cho ấu
trùng tôm càng xanh (Hà Tân, 2006).
Viện Nghiên Cứu Hải Sản (1977 – 1985) đã thử nghiệm nuôi sinh khối luân
trùng làm thức ăn cho tôm he bằng phương pháp tuần hoàn cải tiến.
Trần Sương Ngọc và Nguyễn Hữu Lộc, Trường Đại Học Cần Thơ (2006) đã
nghiên cứu thành công nuôi luân trùng kết hợp với bể nước xanh. Trần Sương Ngọc,
Quách Thế Vinh và Trần Tấn Huy (2006) đã nghiên cứu nuôi Artemia để hạn chế sự
phát triển của trùng tiêm mao trong bể nuôi luân trùng và kết luận: Artemia có khả
năng lọc được Euplotes và trong phạm vi mật độ Euplotes không vượt quá 5000 cá
thể/mL, Artemia có thể lọc sạch Euplotes trong thời gian một giờ nếu tỉ lệ giữa mật độ
Euplotes/Artemia < 200.
Dương Thị Hoàng Oanh, Trần Công Bình và Trần Tấn Huy trường Đại Học
Cần Thơ (2006) nghiên cứu thay thế thức ăn selco bằng men bánh mì trong nuôi luân
trùng thâm canh, cho rằng đối với hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn, luân
trùng được cho ăn bằng men bánh mì có sức tăng trưởng tương đương với luân trùng
nuôi bằng thức ăn nhân tạo selco. Luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có bổ
sung 3 - 5% tảo Chlorella cho năng suất thu hoạch cao và sự ổn định tương đương với
luân trùng được nuôi bằng thức ăn đặc chế đắt tiền.

12



Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Tấn Huy và Nguyễn Thanh Phương (2008) đã
nghiên cứu thành công nuôi luân trùng siêu nhỏ (Brachionus rotundiformis) bằng tảo
Chlorella và men bánh mì và cho rằng mật độ luân trùng khi cho ăn hai loại thức ăn là
tương đương nhau.
Võ Thị Hương (1985; trích Hà Tân, 2006) thí nghiệm các loại thức ăn gồm
phân gà và nấm men, hỗn hợp phân gà và tảo, hỗn hợp phân gà – nấm men – tảo lục,
thì hỗn hợp phân gà – nấm men – tảo lục thích hợp cho luân trùng hơn các loại thức ăn
còn lại.
2.4.2.3 Một số phương pháp làm giàu luân trùng
Hiện nay ngoài lượng thức ăn chủ yếu là tảo thì để làm giàu luân trùng người ta
thường sử dụng thức ăn tự chế theo một công thức nhất định, bằng các nhũ tương dầu
được lấy từ các loại dầu cá, trứng, … Ngoài ra, người ta còn chú ý đến việc làm giàu
vitamin C và protein cho luân trùng.
Việc làm giàu luân trùng bằng thức ăn tự chế có ưu điểm là nó có thể làm giàu
thức ăn trực tiếp như: lượng acid béo thu được thường ổn định và có thể tái sản xuất,
tổn thất về luân trùng thấp, chi phí lao động có thể giảm.
Các nhũ tương dầu là một trong những cách làm giàu luân trùng rẻ nhất, mặc dù
các nhũ tương tự chế có thể chế biến từ chất lexithin của trứng và các loại dầu cá. Có
hai loại nhũ tương :
- Nhũ tương dầu tự chế .
- Nhũ tương dầu thương mại.
Nhũ tương dầu tự chế đầu tiên được sản xuất từ các loại dầu cá giàu HUFA
(dầu mực, dầu gan cá tuyết vàng, dầu gan cá tuyết, dầu cá trích dầu, …). Gần đây,
người ta sử dụng các loại dầu tinh khiết hơn có chứa hàm lượng đặc biệt cao các acid
béo. Do tính ổn định và bảo quản sản phẩm này tương đối thấp nên chúng thường
được sản xuất tại chỗ và sử dụng ngay. Các nhũ tương dầu thương mại hiện có bán
13



trên thị trường thường là một vài loại thức ăn nhũ tương được pha chế biến theo một
công thức cụ thể. Phổ biến nhất là các chất cô đặc từ nhũ tương hóa (selco, Inve
Aquaculture NV, Bỉ, 2002) chúng có thể làm tăng hàm lượng HUFA của luân trùng
(Philippe Dhert, 2002). Ngoài ra, việc làm giàu vitamin C và protein cũng được nghiên
cứu. Hàm lượng vitamin của luân trùng phản ánh hàm lượng acid ascorbic (AA) trong
thức ăn cả sau khi nuôi và làm giàu. Thí dụ như hàm lượng vitamin trong nuôi luân
trùng bằng men bánh mì là 150 mg vitamin C/g trọng lượng thô, trong khi các luân
trùng cho ăn bằng Chlorella chứa 2300 mg vitamin/g trọng lượng thô. Việc làm giàu
luân trùng được thực hiện bằng cách dùng palmitat ascorbyl (AP) làm nguồn vitamin
để bổ sung cho các chất tăng trọng. AP được các luân trùng chuyển thành các acid
ascorbic hoạt tính với nồng độ tới 1700 mg/g trọng lượng thô và làm giàu sau 24 giờ.
Protein được làm giàu bằng protein selco là loại thức ăn làm giàu duy nhất được
chế biến đặc biệt. Hàm lượng protein cho phép đối tượng nuôi tiếp tục sinh trưởng và
phát triển trong thời gian làm giàu. Thông thường nó được làm theo cách nhũ tương
dầu và được cho vào trong bể với nồng độ 125 mg/L nước biển hai lần cách nhau 3 - 4
giờ.

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 6 năm 2008 tại trại thực
nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu và Trang Thiết Bị dùng trong Thí Nghiệm
3.2.1 Dụng cụ trang thiết bị
- Bình tam giác 1lít, bình nhựa 5 lít.
- Đèn huỳnh quang, máy sục khí.
- Buồng đếm hồng cầu, buồng đếm phiêu sinh động, kính hiển vi.

- Nhiệt kế, cốc đong 25 mL.
- Lưới lọc phiêu sinh có mắt lưới 50 µm, 75 µm, 150 µm, 200 µm, 300 µm,
.v.v…
3.2.2 Hóa chất
- Formol, cồn để cố định mẫu.
- Môi trường dinh dưỡng nuôi tảo: môi trường Hannay cải tiến.

15


3.2.3 Vật Liệu Nghiên Cứu
Tảo giống Chlorella nước ngọt được mua tại Trung Tâm Giống Thủy Sản Miền
Nam, đường Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu, men bánh mì, sữa đậu nành được mua ở
quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.3 Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm
3.3.1 Nuôi tảo làm thí nghiệm
3.3.1.1 Giữ giống tảo
Điều kiện giữ giống
Dụng cụ bằng thuỷ tinh phải được hấp khử trùng ở 1210C, 1 atm trong 20 phút
hoặc sấy khử trùng ở 1800C trong 120 phút. Các bình nhựa khử trùng bằng chlorine và
cồn 960.
Môi trường trước khi nuôi được hấp khử trùng ở 1210C, trong 20 phút. pH môi
trường 5,8 – 7,0 là tốt nhất.
Tảo được chiếu sáng và sục khí liên tục trong suốt quá trình giữ giống.
Các thao tác nuôi cấy tảo được thực hiện trong khu vực có đèn cồn. Tảo luôn ở
pha log khi bắt đầu nuôi cấy tảo.
Môi trường giữ giống :
Do tảo Chlorella nên môi trường giữ giống cần thiết là Hannay cải tiến.

16



×