Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỰC SUSHI TẠI CÔNG TY BÌNH ĐÔNG FISCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.08 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BƯỚC ĐẦU XÁC
ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM MỰC SUSHI TẠI
CÔNG TY BÌNH ĐÔNG FISCO

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TOÀN HỮU
Ngành: CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
Niên khoá: 2004 - 2008

Tháng 10/2008


i

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BƯỚC ĐẦU XÁC
ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM MỰC SUSHI TẠI
CÔNG TY BÌNH ĐÔNG FISCO

Thưc hiện bởi:
Nguyễn Toàn Hữu

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chế Biến Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Phương Hồng


Thành phố Hồ Chí Minh 2008


ii

CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học bốn năm tại trường và khi thực hiện đề tài này, em xin
chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng toàn thể quý thầy cô
trong khoa và ngoài khoa thủy sản đã dậy dỗ tận tình và giúp đỡ em trong suốt thời
gian 4 năm học tại trường.
Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Phương Hồng đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn đến ban giám đốc công ty Cổ Phần Hải Sản Bình Đông, tập
thể phòng QC đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài tại công
ty.
Do thời gian hạn chế nên cuốn luận văn tốt nghiệp này không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn để cuốn luận văn này được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.


iii

TÓM TẮT
Qua ba tháng thực tập tại công ty Bình Đông Fisco, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Khảo sát quy trình chế biến và bước đầu xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm mực sushi.”
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát:
- Quy trình sản xuất.
- Tính định mức chế biến đối với mặt hàng mực sushi.

+ Đinh mức sơ chế.
+ Định mức làm sạch.
+ Định mức cắt, sửa.
- Nhiệt độ tại một số công đoạn của quy trình:
+ Khảo sát nhiệt độ ở khâu tiếp nhận nguyên liệu.
+ Nhiệt độ rửa tại các công đoạn của quy trình sản xuất.
+ Nhiệt độ kho bảo quản.
- Qua khảo sát quy trình chúng tôi đưa ra một vài nhận xét về các yếu tố ảnh
hưởng lên chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến.
+ Nguyên liệu.
+ Phương pháp chế biến.
+ Công nhân.
+ Máy, thiết bị.


iv

ABSTRACT
During 03 months practised at Binh Dong Fisco, we conducted the subject
“Investigate manufacturing process and preliminary define the factors influence on
quality of product squid sushi at Binh Dong Fisco company”.
We had some experiments:
- Describing of manufacturing process.
- Caculating the process norms of product squid sushi.
+ Preliminary process.
+ Put out unsuitable parts.
+ Cutting and trimming.
- Temperature in some steps of manufacturing process:
+ Receiving the raw.
+ Washing the Semi- finished product.

+ Preservation storage.
- After investigate manufacturing process, we comment on factors influence on
quality of product squid sushi in manufacturing process.
+ The raw.
+ Method process.
+ Worker.
+ Machine.


v

MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ.......................................................................................................................... iii
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................................................... iv
TÓM TẮT TIẾNG ANH.................................................................................................. v
MỤC LỤC ....................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. x
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ............................................................................................. xi
I. GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về công ty Bình Đông .................................................................... 3
2.1.1 Sơ lược về công ty............................................................................. 3
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................ 4
2.1.3 Nguồn nhân lực. ................................................................................ 5
2.1.4 Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị.............................................. 6
2.1.5 Sơ đồ mặt bằng và sơ đồ tổ chức ...................................................... 6

2.1.6 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu....................................................... 9
2.2 Tình hình tiêu thụ thủy sản trên thế giới. ........................................................ 9
2.2.1 Mức tiêu thụ ...................................................................................... 9
2.2.2 Mặt hàng tiêu thụ............................................................................. 10
2.2.3 Xu hướng tiêu thụ ở một số thị trường chính.................................. 11
2.3 Giới thiệu về mực ống. .................................................................................. 14
2.3.1 Giới thiệu chung .............................................................................. 14
2.3.2 Phân loại .......................................................................................... 15
2.3.3 Phân bố ............................................................................................ 16
2.3.4 Cấu trúc cơ thịt ................................................................................ 16


vi

2.4 Sự biến đổi của động vật thủy sản sau khi chết............................................. 17
2.5 Kĩ thuật làm lạnh đông thủy sản.................................................................... 17
2.5.1 Mục đích.......................................................................................... 17
2.5.2 Cơ chế.............................................................................................. 18
2.6 Những biến đổi của thủy sản trong quá trình lạnh đông. .............................. 18
2.6.1 Biến đổi vi sinh vật.......................................................................... 18
2.6.2 Biến đổi hóa học.............................................................................. 19
2.6.3 Biến đổi lý học ................................................................................ 20
2.7 Giới thiệu chung về sản phẩm sushi.............................................................. 20
2.7.1 Các loại sushi .................................................................................. 21
2.7.2 Sản phẩm mực sushi........................................................................ 21
2.8 Chất lượng và quản lý chất lượng ................................................................. 21
2.8.1 Định nghĩa ....................................................................................... 21
2.8.2 Các nguyên tắc về quản lý chất lượng ............................................ 22
2.8.3 Những biện pháp năng cao chất lượng sản phẩm ........................... 22
2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm........................................... 23

2.9.1 Nhiễm trong quá trình vận chuyển.................................................. 23
2.9.2 Nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp nhận và chế biến ....................... 23
2.9.3 Nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản........................................... 23
2.10 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của sản phẩm .......................................... 23
2.10.1 Chỉ tiêu về cảm quan..................................................................... 23
2.10.2 Chỉ tiêu về hóa học........................................................................ 24
2.10.3 Chỉ tiêu vi sinh .............................................................................. 24
2.10.4 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển. .................................... 24
III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26
3.1 Thời gian và địa điểm thực tập...................................................................... 26
3.2 Vật liệu .......................................................................................................... 26
3.3 Hóa chất......................................................................................................... 26
3.3.1 Chlorine ........................................................................................... 26
3.3.2 Muối NaCl....................................................................................... 26


vii

3.3.3 Một số hóa chất khác....................................................................... 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 27
3.4.1 Khảo sát quy trình ........................................................................... 27
3.4.2 Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm làm ra ................ 27
3.4.3 Tính định mức chế biến................................................................... 28
3.4.4 Khảo sát nhiệt độ............................................................................. 29
IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 34
4.1 Quy trình chế biến mực sushi........................................................................ 34
4.2 Diễn giải quy trình......................................................................................... 35
4.3 Tính định mức chế biến................................................................................. 64
4.4 Khảo sát nhiệt độ........................................................................................... 67
4.5 Nhận xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ..................... 72

4.6 Nhận xét chung.............................................................................................. 75
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 77
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 77
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 78


viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
QC

Quality Control

KCS

Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm

TKR

Trước Khi Rửa

KG

Khoảng Giữa

TKTN

Trước Khi Thay Nước


TLNL

Trọng Lượng Nguyên Liệu

ĐM

Định Mức

BHLĐ

Bảo Hộ Lao Động

EU

European Unions

HACCP

Hazard Analysis Critial Control Points

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

ppm

Part Per Million (phần triệu)

TCVN


Tiêu Chuẩn Việt Nam


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm.
Bảng 2.2: Xu hướng tiêu thụ ở một số thị trường chính.
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của mực ống.
Bảng 4.1: Định mức khâu làm sạch.
Bảng 4.2: Định mức tại khâu phân cỡ 2.
Bảng 4.3: Định mức cắt sửa.
Bảng 4.4: Nhiệt độ nước rửa tại công đoạn rửa 1 (oC).
Bảng 4.5: Nhiệt độ nước rửa tại công đoạn rửa 2 (oC).
Bảng 4.6: Nhiệt độ nước rửa tại công đoạn rửa 3 (oC).
Bảng 4.7: Nhiệt độ nước rửa tại công đoạn làm mát (oC).
Bảng 4.8: Nhiệt độ nước rửa tại công đoạn rửa 4 (oC).
Bảng 4.9: Nhiệt độ nước rửa tại công đoạn rửa 5 (oC).
Bảng 4.10: Nhiệt độ nguyên liệu tại công đoạn tiếp nhận (oC).
Bảng 4.11: Nhiệt độ nước tại khâu rã đông (oC).
Bảng 4.12: Nhiệt độ kho bảo quản (oC).


x

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ mặt bằng.
Hình 2.2: Sơ đồ nhân sự.
Hình 2.3: Doanh thu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm.

Hình 2.4: Sơ đồ biến đổi của động vật thủy sản sau khi chết.
Hình 4.1: Tiếp nhận nguyên liệu.
Hình 4.2: Nguyên liệu tại bồn rửa 1.
Hình 4.3: Phân cỡ sơ bộ.
Hình 4.4: Làm sạch nguyên liệu.
Hình 4.5: Rửa mực lần 2.
Hình 4.6: Xử lý mực.
Hình 4.7: Phân cỡ 2.
Hình 4.8: Rửa lần 3.
Hình 4.9: Chần mực.
Hình 4.10: Cào mực.
Hình 4.11: Cắt đôi thân mực.
Hình 4.12: Phân cỡ 3.
Hình 4.13: Rửa 4, chờ ráo lần 1.
Hình 4.14: Xử lý hóa chất.
Hình 4.15: Rửa 5, chờ ráo lần 2.
Hình 4.16: Xếp khay.
Hình 4.17: Kiểm tra.
Hình 4.18: Thùng carton.


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề.
Thủy sản hiện nay trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng mang lại nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế kinh tế Việt Nam trên trường quốc
tế.
Sản phẩm thủy sản Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã thực sự
chinh phục được người tiêu dùng trên nhiều quốc gia, ngay cả với thị trường rất khó

tính với mặt hàng thủy sản như thị trường Nhật Bản. Đây là một thị trường rất tiềm
năng, các mặt hàng nhập khẩu có giá trị rất cao mang lại lợi nhuận lớn như các mặt
hàng tươi, sống. Trong đó mặt hàng sushi là một mặt hàng có từ lâu, mang tính truyền
thống, được coi là một mặt hàng cao cấp và được tiêu thụ rất nhiều ở Nhật.
Mặt hàng sushi mực đã góp phần làm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản cũng
như nâng cao giá trị của loài mực ống. Thông qua quá trình xử lý, mực ống có thể
được sử dụng trực tiếp dưới dạng tươi sống mà vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm
cũng như về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để có thể hiểu rõ hơn về quy trình chế biến mực sushi và các yếu tố có khả
năng ảnh hưởng đến mặt hàng sushi, được sự phân công Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy
Sản Trường Đại Học Nông Lâm, sự đồng ý của Ban giám đốc công ty Cổ Phần Hải
Sản Bình Đông với sự hướng dẫn tận tình của cô Lê Thị Phương Hồng, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát quy trình chế biến và bước đầu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng mực sushi tại công ty Cổ Phần Hải Sản Bình Đông”.
1


1.2 Mục tiêu đề tài.
Đề tài chúng tôi thực hiện với mục tiêu:
- Khảo sát quy trình chế biến sản phẩm mực sushi đông lạnh trên thực tế sản xuất
của công ty, qua đó ghi nhận quy trình chế biến sản phẩm.
- Khảo sát các thông số về nhiệt độ ở một số các công đoạn và định mức chế biến
đối với mặt hàng sushi.
- Tìm hiểu, ghi nhận một số các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về công ty Bình Đông.
2.1.1 Sơ lược về công ty.
Công ty Cổ phần Hải Sản Bình Đông nằm trên địa bàn quận 8, là nơi tập trung
giao dịch mua bán các nguồn thuỷ hải sản lớn nhất thành phố như: chợ Hoà Bình, chợ
Xóm Củi, chợ Cầu Ông Lãnh. Công ty có tổng diện tích gần 4000 m2 đối diện đại lộ
Đông Tây, đây là một vị trí thuận lợi trong việc giao thương, mua bán với các tỉnh bạn.
Công Ty Cổ Phần Hải Sản Bình Đông
Tên công ty

(Binh Dong Fisheries Joint Stock Company – Binh Dong
Fisco)

Lĩnh vực hoạt động
Địa chỉ

Điện thoại/Fax

Chế biến thủy hải sản và các loại sản phẩm giá trị cao
49 Bến Bình Đông, phường 11, quận 8, thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Tel: (84.8) 8559437 - 8550371
Fax: (84.8) 9512910 – 8558377

Năm thành lập

1987

Vốn đăng ký kinh


19.000.000.000VND

doanh (pháp lý)
Hệ thống quản lý

HACCP

chất lượng
Những tiêu chuẩn

28TCN – Tiêu chuẩn Việt Nam

chất lượng áp dụng
3217 m2

Diện tích nhà máy
3


Số lượng nhân viên

Hiện tại: 250, tương lai: 600

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Cùng với tiến trình đổi mới kinh tế chung của Đảng và Nhà Nước từ Đại Hội
VI, với phương châm mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực, chủ trương khuyến
khích đẩy mạnh các ngành nghề truyền thống, đặc biệt hướng về xuất khẩu để từng
bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, trong đó ngành nuôi trồng và chế
biến thủy hải sản là một trong những thế mạnh phù hợp với điều kiện phát triển của
nước ta.

Bên cạnh đó, với các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi của thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và quận 8 nói riêng, với hệ thống sông ngòi dày đặc là cửa ngõ tiếp
nhận các nguồn thủy sản từ miền Trung và các tỉnh Nam Bộ và cùng với nhu cầu mở
rộng sản xuất, đầu năm 1986 Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu quận 8
đã trình lên Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM về việc thành lập Xí Nghiệp Quốc Doanh Sản
Xuất Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Quận 8 với số vốn ban đầu 900.000 USD.
Tháng 6/1986 Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM chấp thuận cho thành lập Xí Nghiệp
Quốc Doanh Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Quận 8 theo quyết định thành lập số 62/ QĐ –
UB ngày 17/07/1990.
Năm 1994, Xí nghiệp bắt đầu nhận gia công chế biến hàng thủy sản cho khách
hàng do đó hoạt động gia công các mặt hàng thủy sản đông lạnh trở thành hoạt động
chính yếu của xí nghiệp. Nhằm huy động thêm vốn tác động việc thúc đẩy doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả, nên bắt đầu từ ngày 04 tháng 11 năm 2003
Xí Nghiệp Quốc Doanh Sản Xuất Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Quận 8 tiến hành cổ
phần hóa và chuyển đổi thành: Công ty Cổ phần Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Hải
Sản Bình Đông – BIDOSEP theo quyết định số 4790/ QĐ – UB ngày 04 tháng 11 năm
2003 của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 3 năm 2004 công ty đổi tên thành công ty Cổ Phần Hải Sản Bình
Đông.

4


2.1.3 Nguồn nhân lực.
Công tác tổ chức nhân sự của công ty dựa trên nguyên tắc tuyển chọn và bố trí
lao động một cách hợp lý cho từng công việc. Giám đốc công ty là người trực tiếp chịu
trách nhiệm quyết định cơ cấu tổ chức lao động.
Đến nay công ty đã có một đội ngũ công nhân viên khá đông đảo, có trình độ
quản lý, trình độ nghiệp vụ tiếp thu khoa học kỹ thuật ngày càng cao.
Gián tiếp:


16

Chủ tịch hội đồng quản trị:

01

Ban Giám Đốc:

02

Phòng tổ chức hành chính:

03

Phòng kinh doanh:

05

Phòng kế toán:

05

Quản lý sản xuất:

32

Cơ điện:

12


Điều hành và kỹ thuật:

14

Thống kê:

06

Trực tiếp sản xuất:

231

Thí nghiệm:

03

Vệ sinh:

06

Sơ chế:

31

Phân cỡ:

49

Xử lý:


10

Xếp khuôn:

23

Phòng lạnh:

21

NOBASHI:

58

Bao gói:

16

Kho:

07

Kiểm:

07

5



2.1.4 Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị.
03 máy cấp đông tiếp xúc (contact freezer) công suất 250 kg/giờ.
01 máy đông gió (semi air blast freezer) công suất 200 kg/giờ.
Hệ thống băng chuyền IQF, công suất 500 kg/giờ.
5 kho lạnh sức chứa 310 tấn thành phẩm.
Máy rà kim loại.
Máy làm đá miểng, đá vẩy.
Máy điều hoà trung tâm.
2.1.5 Sơ đồ mặt bằng và sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ mặt bằng:
(1)

Khu vực mạ băng sau khi đông IQF.

(2)

Phòng thay đồ.

(3)

Khu ướp nguyên liệu chờ xử lý.

(4)

Khu tiếp nhận nguyên liệu.

(5)

Phòng bóc vỏ tôm.


(6)

Phòng trụng bán thành phẩm.

(7)

Phòng thay đồ.

6


Kho 4

kho 5
(5)

(6)

phân cỡ sau xử lý

xử lý sushi
(4)
xử lý

(3)

Phòng sạch
Phòng thay đồ

Phân cỡ


(2)

Khu cấp đông
Phòng
ăn

Khu xếp khay + xử lý
Kho 1

kho 2
Khu cấp đông
IQF

(1)
Kho 3

phòng lạnh
(7)

Kho vật tư



Phòng máy

WC
Phòng kỹ thuật
Bãi giữ xe


Phòng kinh tế

Phòng máy

Phòng kế toán
Khu vệ sinh

Phòng tổ chức
BV
Hình 2.1: Sơ đồ mặt bằng.

7


Sơ đồ tổ chức:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chủ tịch: Trần Quốc Nam

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

GIÁM ĐỐC
Trần Thị Như Phượng

PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Thị Hằng

PHÒNG

PHÒNG


PHÒNG

XƯỞNG

PHÒNG

PHÒNG

TỔ

KẾ

KỸ

SẢN



KINH

CHỨC

TOÁN

THUẬT

XUẤT

ĐIỆN


DOANH

ĐỘI HACCP

TỔ QC

Hình 2.2: Sơ đồ nhân sự.

8

KIỂM VI SINH


2.1.6 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
1987  1993: sản xuất 4.500.000 USD/ năm.
1994  2004: : gia công khoảng 400.000 USD/ năm.
Từ tháng 2 tới tháng 9 năm 2005: nâng cấp nhà máy.
Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2005: sản xuất khoảng 1.000.000 USD.
2006 sản xuất khoảng 5.000.000 USD.
2.2 Tình hình tiêu thụ thủy sản trên thế giới.
2.2.1 Mức tiêu thụ.
Kim ngạch xuất khẩu:
Kết thúc năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,756 tỷ USD
(tăng 14% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong tốp 10 nước xuất khẩu thủy sản
lớn nhất thế giới. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản quí I năm 2008 đạt 798
triệu USD, bằng 19% so với kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2007.
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm.
Đơn vị
(nghìn
USD)

Cá tra,
cá basa
Tôm
Các
loại
khác
Tổng
cộng

2006

2005

2004

2003

2002

2001

Tăng
trưởng
tb/năm

690.000

531.849

460.727


405.741

361.646

221.947

20,9%

1.460.000 1.371.556 1.261.123 1.057.862

949.418

777.820

11,1%

1.050.000

711.756

777.718

5,1%

835.595

633.150

736.397


3.200.000 2.739.000 2.359.000 2.200.000 2.022.820 1.777.485

10,3%

Theo www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn

9


4,000,000
3,500,000
3,000,000

USD

2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
0
2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

Năm

Hình 2.3: Doanh thu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm.
2.2.2 Mặt hàng tiêu thụ.
Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn là tôm và cá, mực và bạch tuộc
cũng là một trong những sản phẩm có đóng góp rất lớn cho sức tăng trưởng xuất khẩu
chung của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua.
Hiện nay so với các mặt hàng khác, xuất khẩu mực và bạch tuộc luôn đạt mức
tăng trưởng khá cao, khoảng gần 37%/tháng, chỉ đứng sau mức “bùng nổ” của mặt
hàng cá tra, cá basa.
Trong 10 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu mực và bạch tuộc đạt trên 67,7 nghìn
tấn, trị giá 231 triệu USD, tăng 21% về khối lượng và 31% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2006, chiếm 7,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Thị trường tiêu thụ lớn nhất vẫn là Nhật Bản, tiếp đến là EU và Hàn Quốc. Các
sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất gồm mực cắt khoanh, mực nang sashimi, mực cắt
trái thông, bạch tuộc xếp hoa vv…

10


2.2.3 Xu hướng tiêu thụ ở một số thị trường chính.
Bảng 2.2 Xu hướng tiêu thụ ở một số thị trường chính.
Thị trường
EU

Trong đó: Ðức
Tây Ban Nha
Hà Lan
Italia
Ba Lan
Nhật Bản
Mỹ
Hàn Quốc
ASEAN
Trung Quốc
Trong đó: Hồng Kông
Ôxtrâylia
Nga
Ðài Loan
Các nước khác
Tổng cộng

Năm 2007
GT
KL (tấn)
(triệu USD)
279.793
40.754
48.345
38.081
39.877
39.481
119.194
99.769
91.824

66.866
45.806
26.542
23.994
57.197
31.216
109.288
924.947

908,040
145,202
134,530
129,941
124,634
91,378
745,951
720,524
273,469
178,190
152,710
87,176
120,968
119,066
108,361
435,385
3762,665

So với cùng kỳ 2006 (%)
KL
GT

+27,2
+42,1
+27,7
+24,6
+21,4
+40,0
-3,8
+0,9
+8,2
+10,8
-5,5
+2,8
-1,3
-2,6
+1,9
+77,9
+14,0

+25,5
+39,6
+30,2
+28,8
+31,0
+31,7
-11,5
+8,5
+30,0
+18,0
+4,9
+7,7

-4,4
-5,8
+9,1
+68,2
+12,4

Giới thiệu về một số thị trường chính:
2.2.3.1 Thị trường EU.
Hiện nay, EU giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2007, EU đã nhập trên 279 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá khoảng 908
triệu USD, tăng gần 25,5% về giá trị, chiếm khoảng 25,7% tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Đây là thị trường mà từ đầu năm đến nay luôn duy trì mức
tăng trưởng khá cao, từ 33 - 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
2.2.3.2 Thị trường Nhật Bản.
Thị trường Nhật cho đến nay vẫn là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của thuỷ sản Việt
Nam, mặc dù tiếp tục tình trạng tăng trưởng âm từ cuối năm 2006.
Năm 2007, Nhật nhập khoảng trên 119 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá
gần 746 triệu USD, giảm 3,8% về khối lượng, gần 11,5% về giá trị so với cùng kỳ
năm ngoái, chiếm khoảng 21,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

11


Sự sụt giảm chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật đã có sự thay đổi
khá lớn về thị hiếu tiêu dùng, họ tăng cường nhập khẩu tôm cỡ lớn, tôm chế biến
giá trị gia tăng và tôm chân trắng.
Tôm chân trắng ngày càng được đánh giá cao trước tính cạnh tranh về giá và
Nhật đã có nhiều động thái quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác
(tôm cỡ to, tôm giá trị gia tăng của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Inđônêxia…).
Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2007, vấn đề dư lượng kháng sinh

đã gây ảnh hưởng khá mạnh. Đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp xuất
khẩu và của toàn ngành, bởi thị trường này có vị trí rất quan trọng đối với thuỷ sản
Việt Nam.
Riêng nhập khẩu các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, cá biển và cá ngừ
của Nhật từ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng khá. Nhìn chung trong năm 2007,
nước này nhập khẩu tôm đông lạnh từ các nguồn trên thế giới đều giảm khá mạnh
với tốc độ hai con số/tháng (ít nhất là trên 10%/tháng).
2.2.3.3 Thị trường Mỹ.
Thị trường Mỹ, sau một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng khá vào quí II và
quí III, sang quí IV, nhập khẩu của nước này tiếp tục không ổn định hoặc giảm nhẹ.
Năm 2007, Mỹ đã tiêu thụ gần 100 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá trên 720,5
triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% về giá trị so với năm 2006,
chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Viêt Nam.
2.2.3.4 Thị trường Hàn Quốc.
Hàn Quốc là một thị trường tiêu thụ thủy sản rất đáng quan tâm - nhà nhập
khẩu lớn thứ tư của Thủy sản Việt Nam. Cho đến nay, Hàn Quốc là thị trường đơn
lẻ có sức tăng trưởng rất ổn định và giữ ở mức cao trên 20%/tháng, có ý nghĩa rất
quan trọng về đầu ra đối với thủy sản Việt Nam bởi các mặt hàng và khối lượng
đơn hàng rất phù hợp với các doanh nghiệp thủy sản vừa và nhỏ của Việt Nam, nhất
là ở khu vực miền Trung và miền Bắc.
Năm 2007, Hàn Quốc nhập gần 92 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, tăng gần
8,2%, trị giá 273 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2006, chiếm khoảng 7,7%
tổng giá trị xuất khẩu.

12


2.2.3.5 Thị trường Trung Quốc – Hồng Công.
Năm 2007, Trung Quốc – Hồng Kông đã nhập 45,8 nghìn tấn, giảm 5,5% về
khối lượng, trị giá 152,7 triệu USD, tăng 4,9% về giá trị, chiếm 4,3% tổng giá trị

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặt hàng thủy sản Việt Nam được thị trường này
ưa chuộng là cá biển, hàng khô và tôm đông lạnh. Mức tăng trưởng đạt trung bình
25%/tháng, trong đó mảng Hồng Kông thường đạt từ trên 30% trở lên.
2.2.3.6 Thị trường Nga.
Thị trường Nga năm nay đạt mức tăng trưởng khá thấp do hạn chế nhập khẩu
cá philê của Việt Nam. Năm 2007, nhập khoảng trên 57 nghìn tấn, giảm 2,6% và
đạt giá trị trên 119 triệu USD, giảm 5,8 % so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 3,2%
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
2.2.3.7 Thị trường ASEAN.
Nhập khẩu của khối này tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá từ năm 2006, hiện
tại chiếm trên 4,2% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đạt khối lượng 61 nghìn
tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 17%. Trong đó Singapore và Thái Lan tăng nhập
khẩu cá tra, basa, cá biển, hàng khô còn Malaysia tăng nhập khẩu tôm. Dự đoán thị
truờng này sẽ tiếp tục tiến triển tốt do nhập khẩu cá tra, basa tăng cao.
2.2.3.8 Thị trường Đài Loan, Ôxtrâylia.
Hai thị trường này nhập khẩu không ổn định, nhưng Đài Loan đã tăng khá vào
tháng cuối năm vì vậy tổng giá trị nhập đạt 108,3 triệu USD, tăng 9% về giá trị.
Ôxtrâylia lại tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm dịch tạm thời đối với tôm và các
sản phẩm tôm nhập khẩu.
Các biện pháp mới chặt chẽ hơn, có nhiều điểm bất hợp lý và gây khó khăn
cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Do đó xuất khẩu tôm của Việt
Nam sang thị trường này giảm khá mạnh cả về khối lượng và giá trị, đưa tổng giá
trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam giảm còn gần 121 triệu USD, giảm 4,4% so
với năm 2006.
(Nguồn: />
13


2.3 Giới thiệu về mực ống.
2.3.1 Giới thiệu chung.

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của mực ống.

Kcal

Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sản phẩm ăn được
Thành phần chính
Muối khoáng
Vitamin
G
mg
mg

Calories MoistureProteinLipidGlucidAshCalciPhosphorIron A B1 B2 PP C
71

82,2

15,6

1,0

-

1,2 55

160

1,2 210 0,01 0,04 2,5 0

(Nguồn: />Sản phẩm chế biến : Đông lạnh nguyên con dưới các hình thức đông khối

(Block), đông rời nhanh (IQF), hay đông lạnh semi-IQF, hoặc semi-block. Các sản
phẩm chế biến gồm phi lê, cắt khoanh, tỉa hoa và được làm thành các sản phẩm chế
biến sẵn để nấu, hoặc dưới dạng sản phẩm sushi, sashimi để ăn gỏi, các sản phẩm phối
chế khác và chế biến ăn liền như mực nướng, mực khô nghiền tẩm gia vị.
Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác mực ống trên toàn vùng biển Việt
Nam hằng năm khoảng 24.000 tấn, trong đó vùng biển miền Nam có sản lượng cao
nhất là khoảng trên 16.000 tấn (chiếm 70%), vịnh Bắc Bộ chiếm sản lượng lớn thứ nhì,
khoảng 5000 tấn (20%), còn biển miền Trung có sản lượng thấp nhất khoảng 2.500 tấn
(10%).
Mùa vụ khai thác: Mực ống được khai thác quanh năm, tuy nhiên cũng có 2 vụ
chính: Vụ Bắc ( tháng 12 - 4) và vụ Nam (tháng 6 - 9)
Hình thức khai thác: Các loại nghề khai thác mực ống kết hợp ánh sáng như
nghề câu mực, nghề mành đèn, nghề vó, chụp mực. Lợi dụng tính hướng quang dương
của mực ống, ta đưa nguồn ánh sáng mạnh xuống dưới nước, dễ dàng nhận thấy quần
thể mực tập trung rất đông trong quầng ánh sáng đó. Do đó, ở Việt Nam cũng như các
nước khác đều sử dụng các phương pháp khai thác kết hợp ánh sáng.

14


×