Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH THƯƠNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả

NGUYỄN THANH THƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Văn Tư

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2008



i


TÓM TẮT
Đề tài của chúng tôi nhằm khảo sát hiện trạng nghề nuôi cá tra thâm canh tại
tỉnh Đồng Tháp. Chúng tôi tiến hành điều tra 40 hộ nuôi tại 4 huyện và thu được kết
quả như sau:
Về khía cạnh xã hội
Trình độ văn hóa của các hộ nuôi ở khu vực khảo sát khá cao. Người nuôi ở đây
có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới từ các lớp tập huấn hay từ nhiều nguồn
khác nhau như sách, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, báo, đài, tivi,… và áp dụng vào thực
tiễn sản xuất.
Về khía cạnh kĩ thuật
Đa số hộ nuôi có kinh nghiệm lâu năm, có thể nhận biết và dần áp dụng các giải
pháp kĩ thuật nuôi để tạo ra các sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Mật độ thả trung bình 50,45 con/m2, mật độ thấp nhất 20 con/m2, mật độ cao
nhất 86 con/m2.
Thời gian nuôi trung bình 7 – 8 tháng/vụ.
Năng suất bình quân 418,26 tấn/ha.
Về hiệu quả kinh tế
Đầu tư trung bình cho 1 ha ao nuôi là 6.580.947.000 đồng. Doanh thu trung
bình là 6.440.460.000 đồng, bị lỗ 140.487.000 đồng. Trong đó có 20 hộ nuôi bị lỗ, 2
hòa vốn và 18 hộ nuôi có lời.
Với tình hình chung của khu vực, biến động giá cả đầu ra thấp, không ổn định
trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, cá nuôi được tiêu thụ chậm,
thời gian nuôi kéo dài để chờ giá khiến cho người nuôi cá bị lỗ.
ii



CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đai học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm khoa và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã truyền đạt kiến
thức và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Lòng biết ơn sâu sắc được gửi đến:
- Gia đình, người thân đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong
suốt quá trình học tập.
- Thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến gia đình Chú Hải, Chú Hiệp tại huyện Châu Thành, anh
Minh, anh Bình công tác tại Trạm thủy sản huyện Châu Thành, cô Trúc giảng viên
Khoa Thủy Sản, anh Du, anh Lâm công tác ở Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II,
anh Sơn, anh Đức khóa 28, anh Hậu, anh Dũng khóa 26, đã hỗ trợ chúng tôi trong
suốt thời gian điều tra.
Gia đình các hộ dân tại 4 huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình
tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp chúng tôi thực hiện đề tài.
Những người bạn trong lớp đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên khóa luận này không tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC


TRANG

TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1
Đặt vấn đề
1.2
Mục tiêu đề tài
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
Tình hình nuôi cá tra cả nước
2.2
Tình hình nuôi cá tra tại Đồng Tháp
2.2.1
Lịch sử nuôi cá tra ở Đồng Tháp
2.2.2
Vị trí địa lý
2.2.3
Khí hậu
2.2.4
Nguồn nước
2.2.5
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp
2.2.5.1 Dân số - lao động

2.2.5.2 Tình hình sử dụng đất đai
2.3
Diện tích và sản lượng cá tra
2.3.1
Diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp
2.3.2
Sản lượng cá tra
2.4
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
2.5
Đặc điểm sinh học cá tra
2.5.1
Phân loại
2.5.2
Phân bố
2.5.3
Đặc điểm hình thái, sinh lý
2.5.4
Đặc điểm dinh dưỡng
2.5.5
Đặc điểm sinh trưởng
2.5.6
Đặc điểm sinh sản
2.6
Nỗi khổ của người nuôi cá tra hiện tại
2.7
Sự quan tâm của tỉnh về phát triển nghề nuôi cá tra
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.2
Nội dung nghiên cứu
3.3
Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
iv

i
ii
iii
iv
vi
vii
viii
2
4
4
5
5
6
7
8
9
9
9
11
11
11
11
12
12

12
12
13
14
14
15
15
17
17
17
17


3.3.1
Phương pháp điều tra
3.3.2
Thu thập số liệu
3.3.3
Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1
Thông tin chung về các nông được khảo sát tại tỉnh
4.1.1
Kinh nghiệm của các hộ nuôi cá tra
4.1.2
Độ tuổi
4.1.3
Tình hình lao động ở các trại nuôi
4.1.4
Trình độ học vấn

4.2
Thông tin về kỹ thuật nuôi
4.2.1
Các hình thức nuôi cá tra
4.2.2
Ao nuôi
4.2.2.1 Vị trí ao nuôi
4.2.2.2 Diện tích
4.2.2.3 Độ sâu
4.3
Cải tạo ao
4.4
Nguồn nước cấp
4.5
Xây dựng cống
4.6
Con giống
4.7
Mật độ thả
4.8
Thức ăn
4.9
Quản lý chất lượng nước
4.10
Xử lý bùn đáy ao
4.11
Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất
4.11.1
Mục đích sử dụng
4.11.2

Kinh nghiệm sử dụng thuốc
4.11.3
Khuynh hướng sử dụng thuốc
4.12
Cách thức cho cá ăn
4.13
Quản lí sức khỏe cá
4.14
Một số bệnh thường gặp trên cá tra hiện nay
4.14.1
Bệnh nhiễm trùng máu
4.14.1.1 Nguyên nhân
4.14.1.2 Triệu chứng
4.14.1.3 Mùa vụ xuất hiện
4.14.1.4 Biện pháp phòng và trị bệnh
4.14.2
Bệnh nấm da
4.14.2.1 Nguyên nhân
4.14.2.2 Triệu chứng
4.14.2.3 Mùa vụ xuất hiện bệnh
4.14.2.4 Biện pháp phòng trị bệnh
4.14.3
Bệnh gan thận mủ
4.14.3.1 Nguyên nhân
4.14.3.2 Triệu chứng
4.14.3.3 Mùa vụ xuất hiện bệnh
4.14.3.4 Biện pháp phòng và trị bệnh
4.14.4
Bệnh do giun sán nội ký sinh
v


17
18
18
19
19
19
20
21
22
23
24
24
24
25
26
26
27
29
31
32
33
35
36
38
38
39
39
40
42

44
45
45
45
45
45
46
46
46
46
46
47
47
47
47
47
48


4.14.4.1 Nguyên nhân
48
4.14.4.2 Triệu chứng
48
4.14.4.3 Mùa vụ xuất hiện bệnh
48
4.14.4.4 Phòng và trị bệnh
48
4.14.5
Bệnh trắng gan, trắng mang
49

4.14.5.1 Nguyên nhân
49
4.14.5.2 Biểu hiện
49
4.14.5.3 Mùa vụ xuất hiện bệnh
49
4.14.5.4 Phòng và trị bệnh
49
4.14.6
Bệnh cá vàng da
49
4.14.6.1 Về nguyên nhân gây ra bệnh
49
4.14.6.2 Triệu chứng của cá vàng da
50
4.14.6.3 Về thiệt hại
50
4.15
Thu hoạch
50
4.16
Hiệu quả kinh tế
51
4.16.1
Chí phí đầu tư cơ bản cho 1 ha ao nuôi
52
4.16.2
Chi phí sản xuất cho 1 ha ao nuôi
52
4.16.2.1 Chi phí thức ăn

53
54
4.16.2.2 Chi phí về con giống
4.16.2.3 Chi phí thuốc hóa chất
54
4.16.2.4 Chi phí lãi suât
54
4.16.2.5 Các chi phí khác
55
4.16.3
Hiệu quả kinh tế tính trung bình cho 1 ha/vụ
55
4.17
Những thuận lợi và khó khăn của người nuôi cá tra
58
4.17.1
Thuận lợi
58
4.17.2
Khó khăn
59
4.17.2.1 Nguồn vốn
59
4.17.2.2 Thị trường tiêu thụ và giá bán
60
4.17.2.3 Một vài khó khăn khác
60
4.18
Phương hướng giải quyết khó khăn – định hướng phát triển
62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
65
5.1
Kết luận
65
5.2
Đề nghị
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
68
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
Phiếu điều tra nông hộ nuôi cá tra
PHỤ LỤC 2:
Bảng thông tin cá nhân
PHỤ LỤC 3:
Bảng thông tin kĩ thuật ao nuôi
PHỤ LỤC 4:
Bảng thông tin kĩ thuật – quản lí ao nuôi
PHỤ LỤC 5:
Bảng thông tin xử lí đáy ao
PHỤ LỤC 6:
Bảng thông tin con giống
PHỤ LỤC 7:
Bảng thông tin về thức ăn và thu hoạch
PHỤ LỤC 8:
Bảng thông tin về chi phí trung bình trên 1 ha ao nuôi
PHỤ LỤC 9:
Hiệu quả kinh tế trung bình trên 1 ha ao nuôi


vi


DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2

NỘI DUNG
Tình hình lao động ở tỉnh Đồng Tháp

Hiện trạng sử dụng đất ở Đồng Tháp
Thành phần thức ăn của cá tra
Kinh nghiệm của các hộ nuôi cá tra
Độ tuổi của các hộ nuôi
Số lao động thuê mướn ở các hộ nuôi
Quy mô diện tích của các nông hộ
Độ sâu ao nuôi
Sử dụng hóa chất cải tạo ao
Số cống được xây dựng trong 1 ao nuôi
Nguồn gốc con giống
Mật độ cá giống
Số lần cho cá ăn/ngày
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí sản xuất
Hiệu quả kinh tế trung bình cho 1 ha
Số hộ nuôi lời và lỗ
Số hộ nuôi có lời
NỘI DUNG
Cơ cấu đất tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
Trình độ học vấn của các nông hộ
Về các chi phí nuôi cá tra

vii

TRANG
9
10
14
20
21

22
25
26
27
29
31
33
40
52
53
56
56
58
TRANG
11
23
55


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH
Hình 2.1
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8

Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14

NỘI DUNG
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Ao nuôi cá tra
Vị trí ao nuôi kề kênh
Sông Tiền – nguồn nước cấp cho ao nuôi cá tra
Máy bơm nước
Cống cấp nước
Cống thoát nước
Hệ thống bọng đáy ao
Thức ăn viên cho cá tra
Hút bùn đáy ao
Hoạt động cho cá ăn
Tảo xuất hiện ở một góc ao
Chế phẩm sinh học
Thuốc tăng cường dinh dưỡng cho cá tra
Thu hoạch cá tra

viii

TRANG
7
24
25

28
29
30
30
31
33
37
41
42
43
44
51


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cả năm 2007, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam đã đạt sản lượng 383,2
nghìn tấn, với giá trị 974,12 triệu USD, tăng 31% về lượng và 26,07% về giá trị so với
năm 2006. Tổng sản lượng cá tra xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 là 260.000 tấn, tăng
gần 90.000 tấn, tức là tăng 52% so với 6 tháng đầu năm 2007. Giá trị xuất khẩu đạt
hơn 610 triệu USD, tăng khoảng 35% so với 6 tháng đầu năm 2007; dự kiến giá trị
xuất khẩu cá tra năm 2008 sẽ vượt 1,2 tỉ USD (Nguồn: ), đánh dấu
một xu hướng sản xuất mới trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2007 xuất
khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,6 tỉ USD. Thứ trưởng Bộ Thủy Sản (cũ) - Nguyễn Hồng
Minh cho biết Việt Nam dự kiến thu về 4 tỉ USD vào năm 2010 và 4,5 – 5 tỉ USD vào
năm 2020. Từ những số liệu trên cho thấy thủy sản Việt Nam hiện đóng vai trò rất
quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, là một ngành kinh tế mũi nhọn. Cá
tra đã trở thành đối tượng nuôi chủ lực, cùng với tôm sú, trong quá trình phát triển của
ngành thủy sản Việt Nam.

Riêng đối với đồng bằng sông Cửu Long, theo thống kê hiện nay, toàn vùng có
3.458 ha nuôi cá tra hầm. Năm 2007, sản lượng đạt 800.000 tấn cá tra. Theo báo cáo
của Hiệp hội chế biến và nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp, 4 tháng đầu năm 2008,
sản lượng cá tra của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 56 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là từ cá tra. Trong 4 tháng đầu năm nay tổng
giá trị xuất khẩu đạt gần 58 triệu USD, tăng 118,20% so với cùng kì năm 2007.
Rõ ràng cá tra đóng một vai trò rất quan trọng trong xuất khẩu thủy sản, góp
phần thu ngoại tệ cho nước nhà. Tuy vậy, những khó khăn trong nuôi và xuất khẩu cá
tra còn cũng rất nhiều như: chất lượng sản phẩm, dư lượng kháng sinh, những vụ kiện
bán phá giá, . . . Và vấn đề thời sự nhất hiện nay là sự suy thoái kinh tế của Mỹ có
1


ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam: lạm phát tăng cao, giá cả leo thang làm ảnh hưởng
rất lớn đến việc phát triển nuôi cá tra của bà con nông dân. Những khó khăn mà bà
con gặp phải là giá cá tra nguyên liệu giảm, trong khi chí phí nuôi thì tăng cao, nhất
là phí thức ăn. Người nuôi cá không đủ tiền mua thức ăn phải bán cá sớm, chấp nhận
thua lỗ. Xin trích một số tư liệu có liên quan: “Thiếu vốn, nông dân đang khổ vì cá.
Giá cá tra tại ĐBSCL đang giảm mạnh. Giá cá thịt trắng loại 1 chỉ còn 13.600
đồng/kg, loại 2 thịt vàng còn 13.000 đồng/kg. Nông dân đang khốn khó vì ngân hàng
không cho vay... Xếp hàng chờ bán cá. Vay nóng cũng... cạn tiền. Tại vùng nuôi 500
ha ao cá tra huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ, nông dân cho biết nếu không bán
càng để lâu thiệt hại do hao tốn thức ăn càng lớn” (www.tuoitre.com.vn). Nuôi cá đến
thời điểm thu hoạch nhưng lại không bán cá được, làm tồn đọng một lượng cá tra rất
lớn ở tỉnh.
Trước thực trạng đó để tìm hiểu rõ hơn những khó khăn mà người nuôi cá gặp
phải, cũng như hướng giải quyết khó khăn cho người nuôi của cơ quan chức năng có
liên quan, được sự phân công của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
NGHỀ NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TẠI TỈNH ĐỒNG

THÁP”.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thông qua việc điều tra và đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp
nhằm mục tiêu:
- Tìm hiểu các yếu tố về kinh tế - xã hội của các hộ nuôi cá tra tại tỉnh Đồng
Tháp.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá tra thâm canh.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của việc nuôi cá tra.
- Tìm hiểu các yếu tố kĩ thuật trong nuôi cá tra.
- Đề ra phương hướng và giải pháp phù hợp.
2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi cá tra cả nước
Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam. Là loài cá có giá trị kinh tế cao, cá tra được nuôi phổ biến ở
các nước Đông Nam Á do có nguồn cá giống tự nhiên phong phú.
Đồng bằng Nam Bộ có truyền thống nuôi cá tra từ rất lâu, cá được nuôi ở ao và
bè. Hiện nay nuôi cá tra đã được phát triển ra nhiều địa phương. Không chỉ ở Nam
Bộ mà một số nơi ở miền Trung, miền Bắc cũng bắt đầu nuôi đối tượng này.
Nửa đầu thế kỉ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam
Bộ. Vào mùa lũ, sông Mêkông tải về một lượng khổng lồ cá tự nhiên cung ứng đủ
cho nhu cầu tiêu thụ của người dân. Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang cho thấy,
năm 1985 có hơn 90% diện tích nuôi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là cá tra. Tài
liệu của Ủy hội sông Mêkông cũng đề cập hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam thập
niên từ 50 – 70 của thế kỉ 20.
Hoạt động nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá tra bắt đầu từ năm 1978.
Năm 1999, nghề vớt cá tra bột chấm dứt khi chúng ta sản xuất chủ động được giống

nhân tạo.
Thống kê về tốc độ tăng diện tích và sản lượng nuôi cá tra ở ĐBSCL, chỉ vài
năm trở lại đây, làm nhiều người phải giật mình. Năm 2006, sản lượng cá tra toàn
vùng chỉ dừng ở mức 800 tấn, sang năm 2007 là 1 triệu tấn và dự kiến trong năm 2008
là 1,2 triệu tấn. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2008, sản lượng cá thu hoạch toàn vùng
tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Sản lượng tăng, nhiều nhà máy chế biến cũng mọc lên.
Chỉ cách đây vài năm, ở vùng “vựa cá” chỉ có vài chục nhà máy thì nay đã ngót nghét
trên 120 nhà máy. Ngay cả Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN cũng nhận
3


định: “hiếm có ngành sản xuất nào trong nước đạt tốc độ tăng đầu tư nhanh như sản
xuất và chế biến cá tra”.
Cùng với thành công trong sản xuất giống, nghề nuôi phát triển mạnh mẽ, sản
lượng tăng lên đột biến. Từ khi mở rộng được thị trường xuất khẩu, nghề nuôi cá tra đã
bước sang trang mới.
2.2 Tình hình nuôi cá tra tại Đồng Tháp
2.2.1 Lịch sử nuôi cá tra ở Đồng Tháp
Nuôi cá trong ao bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam bộ vào khoảng nửa đầu
thế kỉ 20. Hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá
tra. Việc phát triển nuôi cá tra ở Nam bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính
yếu và có mặt trên thị trường quanh năm. Đồng Tháp cùng với An Giang, do có
nguồn cá tra giống phong phú vớt trên sông, nên nghề nuôi cá tra thịt phát triển nhất
trong cả nước.
Từ những năm 1970 trở về trước, khi nghề cá còn hạn chế về kĩ thuật nuôi, về
con giống và tập quán nuôi cá còn mang tính đơn điệu về đối tượng nuôi nên cá tra là
đối tượng nuôi chính. Có lẽ do đặc tính chịu được môi trường khắc nghiệt nên người
nuôi cá tra không cần phải đào ao lớn mà nuôi vẫn có kết quả. Cùng với thời gian,
nghề nuôi cá tra ngày càng lớn mạnh về diện tích nuôi và sản lượng, và là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản.

Tóm lại, nuôi cá tra đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người nuôi. Từ lợi nhuận
thu nhập từ con cá có thể giải quyết được những vấn đề về kinh tế - xã hội, nâng cao
mức sống dân cư và phát triển nông thôn.

2.2.2 Vị trí địa lí
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, giới hạn ở 10°07’10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông.
4


Về ranh giới
Phía bắc giáp tỉnh Prây - Veng (Campuchia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với
4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước.
Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ.
Phía tây giáp tỉnh An Giang.
Phía đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí
Minh 162 km.

5


Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

6


2.2.3 Khí hậu
Khí hậu của tỉnh Đồng Tháp chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình 26,6°C

Độ ẩm: 83%.
Hệ thống sông ngòi: tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch, chằng
chịt. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều
dài 132 km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang.
Dòng sông Tiền chảy qua chia Đồng Tháp thành hai vùng:
Vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc sông Tiền, chạy dọc theo hướng Tây bắc-Đông
nam, nơi cao nhất không quá 4 m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc
từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên vào
mùa lũ (tháng 9, tháng 10) hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở
Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có
một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông
này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và
III đã hình thành hệ thủy nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước
ngọt vào đồng.
Nói chung, hệ thống sông ngòi ở Đồng Tháp rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy
sản.

7


2.2.4 Nguồn nước
Nước mặt quanh năm không bị nhiễm mặn.
Lưu lượng nước sông Tiền:
- Bình quân 11.500 mét khối/giây.
- Lớn nhất 41.504 mét khối/giây.
- Nhỏ nhất 2.000 mét khối/giây.
2.2.5 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp
2.2.5.1 Dân số - lao động

Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.283 km2 và trên 1,6 triệu dân.
Hiện nay Đồng Tháp có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:1 thành phố Cao
Lãnh, 1 thị xã Sa Đéc và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình,
Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
Sự phân bố lao động trong các ngành nghề cũng không đồng đều và có sự thay
đổi hàng năm đáng kể.
Bảng 2.1 Tình hình lao động ở tỉnh Đồng Tháp
Lao động

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Nông – lâm nghiệp

630.169

75,4

Tiểu thủ công nghiệp

49.879

6,0

Thương nghiệp

52.003

6,2


Thủy sản

41.606

5,0

Nghề khác

72.119

7,4

8


(Nguồn: Đặng Thanh Sơn, 2006).
Qua bảng trên ta thấy: đa số lao động còn hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm
nghiệp (chiếm 75,4%). Tuy nhiên, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có
trình độ học vấn và chuyên môn còn thấp, thời gian nhàn rỗi còn nhiều, nhất là vào
mùa lũ.
2.2.5.2 Tình hình sử dụng đất đai
Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, được phù sa bù đắp
nên đất là một yếu tố quan trọng cho phát triển nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy
sản. Tình hình sử dụng đất của tỉnh được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất ở Đồng Tháp
Khoản mục

Diện tích (ha)


Tỷ trọng (%)

- Đất trồng cây lâu năm

29.790

9,3

- Đất trồng cây hàng năm

212.448

65,6

- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

36.77

1,1

2/ Đất thổ cư

20.723

6,4

3/ Đất chuyên canh

8.743


2,7

4/ Đất chưa sử dụng

48.246

14,9

- Đất chưa sử dụng

338

0,7

47.908

14,2

1/ Đất nông nghiệp

- Đất có mặt nước chưa sử dụng

9


(Nguồn: Đặng Thanh Sơn, 2006).
Qua bảng trên ta thấy: diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp lớn nhất – chiếm
76%, chủ yếu sử dụng cho trồng lúa – hoa màu và cây ăn trái, thấp nhất là diện tích
nuôi trồng thủy sản (1,1%). Tuy nhiên, vì thủy sản đem lại lợi nhuận cao, tiềm năng
xuất khẩu lớn, đem lại nhiều ngoại tệ cao. Tuy vậy, diện tích mặt nước chưa sử dụng

còn khá cao (14,2%) nên trong những năm tới, với sự đầu tư của người dân, nhà
nước, các doanh nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ tăng cao và nuôi trồng thủy
sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

2,7%

14,9%
6,4%

Đất chưa sử
dung
Đất thổ cư
Đất nông
nghiệp
Đất chuyên
canh

76%

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu đất tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
2.3 Diện tích và sản lượng cá tra
2.3.1 Diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp
Theo Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, đến tháng 4/2008 tổng diện
tích nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp chỉ mới đạt 1.227,5 ha. Trong đó huyện
Châu Thành (huyện được khảo sát nhiều nhất về số hộ nuôi cá tra ) có diện
10


tích nuôi lớn nhất tỉnh là 184,08 ha với tổng số 154 hộ nuôi (Nguồn: Chi cục
thủy sản Đồng Tháp – Trạm thủy sản huyện Châu Thành, 2008).

2.3.2 Sản lượng cá tra
Trong 4 tháng đầu năm 2008, sản lượng cá tra của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng
56 nghìn tấn (www.agro.gov.vn).
2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là cá tra. Trong 4
tháng đầu năm nay tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 58 triệu USD, tăng 118,20% so với
cùng kỳ. Sự phát triển nhanh của ngành chế biến thủy sản là điều kiện thuận lợi thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững.
Theo Sở Công nghiệp Đồng Tháp, trong năm 2008, tỉnh sẽ có thêm 8 nhà máy
chế biến thủy sản mới đi vào hoạt động và 5 nhà máy mở rộng công suất là: Công ty
TNHH Minh Quân, xí nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Sa Đéc Docifish, Công ty cổ
phần thủy sản Việt Thắng, Công ty TNHH thực phẩm QVD, Công ty TNHH Thanh Hùng, nâng tổng công suất chế biến theo thiết kế lên 200.000 tấn/năm. Dự kiến sản
lượng thủy sản chế biến năm 2008 sẽ đạt khoảng 66.000 tấn, tăng trên 36% và giá trị
xuất khẩu sẽ đạt 200 triệu USD, tăng hơn 34% so với năm 2007 (www.agro.gov.vn).
2.5 Đặc điểm sinh học cá tra
2.5.1 Phân loại
Cá tra là một trong 11 loài cá thuộc họ Pangasiidae, phân bố trong thủy vực tự
nhiên thuộc lưu vực sông Mêkông.
Phân loại cá tra:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae

11


Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).
2.5.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở bốn nước Lào, Campuchia,
Thái Lan và Việt Nam. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mêkông và Chao

Phrarya, nhiều nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam (VINAFIS, 2004). Do cá
tra có tập tính sống di cư ngược dòng lên thượng nguồn để sinh sản nên ít gặp cá tra
trưởng thành trong tự nhiên, ở Việt Nam chỉ thấy trong ao nuôi (Phạm Văn Khánh,
1996; trích bởi Dương Thu Cúc, 2004).
2.5.3 Đặc điểm hình thái, sinh lí
Cá tra là loài cá da trơn, thân dài, lưng xám đen, bụng màu bạc, miệng rộng, hai
đôi râu dài, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của đầu cá tra lớn hơn cá basa. Theo
Robert và ctv (1991) số tia vây bụng của cá tra V= 8 – 9, vây hậu môn A= 31 – 33,
lược mang từ 29 – 38, bóng hơi chỉ có một ngăn nằm duỗi thẳng trong xoang bụng
(Phạm Văn Khánh, 1996; trích bởi Dương Thu Cúc, 2004).
Cá tra sống được ở thủy vực nước chảy và nước tĩnh. Cá tra sống chủ yếu ở
vùng nước ngọt, có thể sống ở vùng hơi lợ (S= 7 - 10‰), chịu đựng được pH > 5,
trong trường hợp môi trường có pH= 11 cá sẽ hoạt động lờ đờ, có biểu hiện mất nhớt.
pH tối ưu cho cá tra là 6,5 – 8 (Dương Tấn Lộc, 2004). Nhiệt độ chịu đựng của cá tra
từ 15 – 390C, nhiệt độ tối ưu cho cá tra là 26 – 300C. (Nguyễn Tuần, 2000; trích bởi
Dương Thu Cúc, 2004).
Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Có cơ quan
hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường
nước thiếu ôxy hòa tan. Hàm lượng ôxy hòa tan tối ưu cho cá là 3 – 6 mg/L (Dương
Tấn Lộc, 2004).

12


2.5.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Ở giai đoạn cá bột, khi vừa hết noãn
hoàng thì thích ăn mồi tươi sống vì vậy chúng có thể ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp
và trong quá trình ương nếu không được cho ăn đầy đủ. Trong quá trình ương nuôi
thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ
miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn, cá thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy

và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi các loại thức ăn. Trong điều kiện
thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ,
thức ăn có nguồn gốc thực vật. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều
loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy,… (VINAFIS, 2004).
Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (theo Menon và Cheko,
1955); trích bởi VINAFIS, 2004).

Bảng 2.3 Thành phần thức ăn của cá tra
Thành phần

Tỉ lệ (%)

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật thượng đẳng

10,7

Thực vật đa bào


1,6

Giáp xác

2,3

13


Trong tự nhiên tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài thân cá tra từ 1,04 – 1,12
(Dương Tấn Lộc, 2004).
2.5.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao 2 tháng đã đạt chiều dài 10 – 12 cm (14 – 15 g). Khi cá đạt cỡ
2,5 kg trở lên, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Tất nhiên
tốc độ tăng trưởng của cá tùy thuộc rất nhiều vào mật độ, chất lượng và số lượng thức
ăn được cung cấp (Trần Thanh Xuân, 1994; trích bởi Trần Thị Thùy Dương, 2005). Cá
đực lớn nhanh hơn cá cái (Nguyễn Duy Khoát, 2004).
Cá tra nuôi trong ao cá thể đạt 7 – 8 kg với chiều dài 60 cm. Trong tự nhiên đã
bắt được cá đạt chiều dài 1,3 m và nặng 15,5 kg (Tyson và Chavalit, 1991).
2.5.6 Đặc điểm sinh sản
Cá tra là loài cá di cư sinh sản ngược dòng về phía thượng lưu. Trong tự nhiên
chỉ gặp cá tra thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và Thái Lan. Mùa thành
thục trong tự nhiên từ tháng 5 – 6 . Tuổi thành thục của cá tra đực là 2 tuổi và cá tra
cái là 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu khoảng 2,5 – 3 kg. Cá trong tự nhiên
chỉ thành thục 1 lần/năm, cá nuôi vỗ trong ao có thể thành thục 1 – 3 lần/năm. Cá đẻ
trứng dính, sức sinh sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Trứng thụ tinh
nở thành cá bột sau 24 giờ và trôi về hạ nguồn.
2.6 Nỗi khổ của người nuôi cá tra hiện tại
Hiện tại người nuôi cá tra gặp rất nhiều khó khăn, tâm lí hoang mang, mỗi

người có một ý kiến khác nhau, người thì dự định sẽ tiếp tục nuôi, người thì không
muốn nuôi nữa … Vì theo người nuôi, với tình hình hiện tại, chi phí đầu vào để nuôi
cá tăng cao; thiếu vốn để nuôi cá nhưng lại khó vay được từ ngân hàng, mà có vay
được thì lãi suất lại quá cao (cuối năm 2007 lãi suất chỉ khoảng 0,9% nhưng hiện tại đã
lên 1,3% – 1,9%, tùy theo đối tượng cho vay). Vì không có tiền để mua thức ăn nên

14


người nuôi phải bỏ đói cá, điều này càng không đem lại kết quả tốt trong quá trình
nuôi.
2.7 Sự quan tâm của tỉnh về phát triển nghề nuôi cá tra
Nhận thấy được vai trò của ngành thủy sản nói chung (ngành kinh tế chủ lực,
đứng vị trí thứ 2 của tỉnh Đồng Tháp, chỉ sau lúa gạo) và nghề nuôi cá tra nói riêng
nên tỉnh rất quan tâm đến ngành kinh tế này. Tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm mục
tiêu cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá tra, mang lại lợi ích cho người nuôi,
góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của tỉnh là làm sao thiết lập được
vùng nuôi cá tra tập trung, có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và đạt chất lượng. Đồng
thời việc nuôi cá không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Từ nay đến năm 2010, tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển 10 vùng nuôi cá tra, cá basa
dọc sông Tiền, sông Hậu, chủ yếu là ở vùng bãi bồi.
Hiện tại tỉnh đã quy hoạch được vùng nuôi cá tra ở huyện Châu Thành (huyện
có diện tích nuôi cá tra lớn nhất trong tỉnh). Gồm các vùng nuôi ở xã An Nhơn, xã Tân
Nhuận Đông, xã An Hiệp (Nguồn: Trạm thủy sản huyện Châu Thành, 2008).
Hiện nay, do yêu cầu về chất lượng sản phẩm nói chung và yêu cầu về chất
lượng sản phẩm từ cá tra nói riêng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thiết lập
được những mô hình nuôi cá tra đạt chất lượng để xuất khẩu như: nuôi cá sạch với mô
hình nuôi cá trong ao kín, nuôi cá sạch với mô hình nuôi đăng quầng. Trong đó An

Giang là một tỉnh đi đầu cho việc thực hiện những mô hình này. Đáp lại là cá tra trong
mô hình nuôi sạch luôn bán với giá cao hơn cá tra trong mô hình nuôi cá tra truyền
thống, môi trường nước không bị ảnh hưởng nhiều, người nuôi cá sạch được công ty
chế biến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cố định nên không sợ cá rớt giá.
Do yêu cầu của thị trường, với sự khuyến khích của Hội nghề cá, cùng với những
kết quả khả quan của mô hình nuôi cá sạch, tỉnh Đồng Tháp đang hướng người nuôi
15


đến mô hình nuôi cá bền vững. Hiện nay, Trung tâm giống thủy sản của tỉnh đang sản
xuất giống cá tra cho mô hình nuôi cá tra bền vững và bước đầu thực hiện mô hình
trên.
Đầu tháng 4/2008, UBND tỉnh Đồng Tháp đã họp với các ngành, các cấp, các
doanh nghiệp và người nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh với nội dung là cần phải thắt
chặt mối liên kết bằng việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để giảm bớt rủi ro cho
các doanh nghiệp, người nuôi và ngân hàng. UBND tỉnh đã chỉ đạo Hiệp hội thuỷ sản
củng cố và phát huy vai trò của hội làm cầu nối gắn kết giữa người nuôi, doanh nghiệp
và ngân hàng, rút kinh nghiệm mô hình liên kết hiệu quả và nhân rộng cho các địa
phương. Tuy nhiên, đến nay việc liên kết “4 nhà” trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng
thủy sản vẫn còn đang bị ách tắc về vốn vay đối với chăn nuôi, làm ảnh hưởng rất lớn
đến phát triển nuôi cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu của tỉnh và nguy cơ thiếu hụt cá
tra nguyên liệu trong thời gian tới là không tránh khỏi.

16


×