Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHẾ PHẨM “SAPONIN” TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHẾ PHẨM “SAPONIN” TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

SVTH
Ngành
Niên khóa

: NGUYỄN THỊ ANH PHƯỢNG
: Nuôi Trồng Thủy Sản – Chuyên Ngành Ngư Y
: 2004 - 2008

Tháng 09/2008


ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHẾ PHẨM “SAPONIN” TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thực hiện bởi
NGUYỄN THỊ ANH PHƯỢNG

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên Ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ. PHẠM VĂN NHỎ


Tháng 09 năm 2008


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể Quí Thầy Cô đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến thầy Phạm Văn Nhỏ đã tân tình
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đề tài này.
Chúng tôi xin gởi lời cám ơn đến các bạn sinh viên Khoa Thủy Sản Trường Đại
Học Nông Lâm đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Con xin gởi lời cảm ơn đến ba, mẹ, anh, chị đã ủng hộ cho con cả về vật chất
lẫn tinh thần trong suốt những năm qua.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của
quí thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá một số chế phẩm “saponin” trong nuôi trồng thủy sản”.
Để khảo sát lại công dụng và chức năng của saponin chúng tôi đã làm thí
nghiệm và phân tích 12 mẫu chế phẩm “saponin”. Kết quả phân tích cho phép chúng
tôi đưa ra một số kết luận sau.
 Thí nghiệm 1
Chỉ có một sản phẩm saponin BY không tham gia phản ứng tạo bọt. Có thể
saponin BY không phải là saponin mà là một chất nào đó.
Trái bồ kết ít nhiều cũng chứa hàm lượng saponin.
 Thí nghiệm 2

Saponin BY gây chết cá 100% chỉ trong 12 phút. Có thể saponin BY không
phải là saponin mà là một chất độc nào đó.
Trái bồ kết không có khả năng diệt cá.
 Phân tích định lượng saponin bằng phương pháp Dược Điển Học Trung Quốc
Hàm lượng saponin dao động từ 5,88% đến 45,32%
Saponin BY không cho phản ứng tạo bọt nhưng cũng có hàm lượng 5,88%.
Bồ kết có hàm lượng saponin cao nhất nhưng không có khả năng diệt cá.
 Thí nghiệm 3
Có thể một chế phẩm có cả hai loại saponin steroid và triterpenoid
Tùy theo sản phẩm có loại saponin như thế nào mà công dụng của nó sẽ như thế đó.
Trái bồ kết có thể có tác dụng hấp thụ NH3.


MỤC LỤC

Đề mục

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các hình

vii

Chương 1. GIỚI THIỆU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu đề tài

1

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2

2.1

Giới thiệu về saponin

2

2.2

Chất chiết xuất từ Yucca schidigera và Quillaja saponaria

3

2.2.1

Yucca schidigera

4

2.2.2

Quillaja saponaria

5

2.3

Tính chất, tác dụng của saponin


6

2.3.1

Tính chất tạo bọt

6

2.3.2

Tính chất phá huyết

6

2.4

Ứng dụng của saponnin lên 1 số lĩnh vực

6

2.4.1

Trong y học

7

2.4.2

Trong chăn nuôi


7

2.4.3

Trong thủy sản

9

2.4.4

Trong các lĩnh vực khác

10

2.4.5

Một số sản phẩm có chứa chất chiết xuất từ Yucca schidigera

11

2.5

Giới thiệu một số sản phẩm giảm khí độc trên thị trường

12

2.5.1

Deocare A


12

2.5.2

Aqua Guard

14


Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

16

3.1

Thời gian và địa điểm nguyên cứu

16

3.2

Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu

16

3.2.1

Đối tượng nghiên cứu


16

3.2.2

Hệ thống thí nghiệm

16

3.2.3

Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm

17

3.3

Phương pháp bố trí thí nghiệm

17

3.3.1

Thí nghiệm 1

17

3.3.2

Thí nghiệm 2


18

3.3.3

Phân tích định lượng saponin bằng phương pháp “Dược Điển Học TQ” 18

3.3.4

Thí nghiệm 3

18

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

4.1

Một số chế phẩm saponin tiêu biểu trên thị trường

20

4.2

Đánh giá định tính saponin bằng phản ứng tạo bọt

21

4.3


Đánh giá khả năng diệt cá của các loại saponin

22

4.4

Phân tích định lượng saponin

23

4.5

Khảo sát sự ảnh hưởng một số chế phẩm “saponin” lên
hàm lượng ammonia tổng số

24

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

25

5.1

Kết luận

25

5.2

Đề nghị


25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt.
Tài liệu tiếng Anh.
Tài liệu trên Internet


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Một số chế phẩm “saponin” trong nghiên cứu này

20

Bảng 4.2 Trung bình thể tích bọt tạo ra và thời gian bọt tồn tại qua các đợt
thu mẫu

21

Bảng 4.3 Tỷ lệ chết của cá trong dung dịch 30 ppm thành phẩm “saponin”

22

Bảng 4.4 Kết quả phân tích lượng saponin

23


Bảng 4.5 Hàm lượng NH3 tổng số sau 1 giờ

24


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ phân loại saponin

3

Hình 2.2 Yucca schidigera

4

Hình 2.3 Quillaja saponaria

5

Hình 2.4 Sản phẩm Deocare A

13

Hình 2.5 Sản phẩm Aqua Guard

15


Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm

16

Hình 3.2 Cách xác định NH3 tổng số

17

Hình 3.3 Thí nghiệm tạo bọt

19


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề
Trong khoảng 10 năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển rất

nhanh chóng và có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghề nuôi trồng
thủy sản đã đóng góp đáng kể trong tổng sản lượng thủy sản và là nguyên liệu chủ yếu
cho xuất khẩu.
Bên cạnh việc phát triển ao nuôi với nhiều hình thức và áp dụng nhiều khoa học
kỹ thuật tiến bộ nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, nghề nuôi tôm, cá Việt Nam còn
gặp nhiều khó khăn: chất lượng con giống giảm sút, môi trường nuôi ô nhiễm, dịch
bệnh tràn lan, mặt hàng tôm đông lạnh xuất sang Hoa Kỳ bị đánh thuế chống bán phá
giá, ..., làm cho không ít hộ nuôi không còn mặn mà với việc nuôi tôm, cá. Để khắc
phục tình trạng đó, nhằm quản lý môi trường nuôi: diệt cá tạp, hấp thu các loại khí độc

pH, NH3, H2S, giảm stress, kích thích hệ thống miễn dịch trong ao nuôi tôm . . . đã có
nhiều loại thuốc, hóa chất kháng sinh ra đời.
Một trong số sản phẩm được nghiên cứu nhiều và rất có hiệu quả cho các mục
đích trên đó là các sản phẩm được chiết xuất từ cây Yucca schidigera hoặc Quillaja
saponaria và saponin bã hạt trà.
Các loại cây trên đều có chứa thành phần chính là saponin. Nhưng tính chất và
công dụng của nó thì rất phức tạp: có cây có khả năng diệt cá tạp, có cây có khả năng
hấp thụ NH3, có cây trộn vào thức ăn làm tăng dinh dưỡng cho cá…
Để làm rõ vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học
Nông Lâm Tp.HCM chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá một số chế
phẩm “saponin” trong Nuôi Trồng Thủy Sản”.
1.2

Mục tiêu đề tài
Xác định hàm lượng của “saponin” trong một số chế phẩm.
Đánh giá khả năng diệt cá của từng chế phẩm “saponin”.
Đánh giá khả năng hấp thu khí độc của các chế phẩm saponin trong thủy sản.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Giới thiệu về saponin
Saponin là tên của một nhóm glycoside (glycoside là chất kết hợp của đường

glycose và aglycose). Tên của chúng xuất phát từ khả năng hình thành bọt giống như
bọt xà phòng rất bền vững trong các dung dịch nước (tiền tố “sapo” có nghĩa là xà
phòng).
Saponin là nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp chủ yếu trong các loài thực vật,

chỉ một phần nhỏ gặp trong các loài động vật biển (như hải sâm, sao biển) và một vài
loài vi khuẩn. Người ta biết có khoảng 500 loài thuộc hơn 80 họ thực vật có saponin,
tiêu biểu là nhóm cây: Camelliaceae (họ trà), Sapindaceae (họ bồ hòn),
Caryophyllaceae (họ cẩm chướng), Dioseoreaceae (họ củ nâu), Caesalpiniceae (họ
vang).
Saponin có vị đắng, khó chịu, thường ở dạng vô định hình, rất khó tinh chế, do
đó trước đây các saponin trong cây thường được mô tả ở dạng sapogenin. Tùy vào bản
chất hóa học của phần sapogenin mà người ta chia saponin thành 2 nhóm: saponin
steroid và saponin triterpenoid.
Phần lớn saponin steroid thì tả truyền còn saponin triterpenoid thì hữu truyền.
Saponin triterpenoid có loại acid, có loại trung tính. Chúng có nhiều trong cây
họ đậu: đậu nành, đậu hà lan, trong cỏ linh lăng (alfalfa), trà, củ cải đường, hoa hướng
dương, hạt dẻ ngựa (horse chestnut), củ nhân sâm.
Saponin steroid thuộc loại trung tính hay kiềm. Chúng được tìm thấy trong yến
mạch, ớt, tiêu, hạt cà chua, măng tây, khoai mỡ (Peter, 1980).
Theo Yoshiki và ctv (1987), các yếu tố như: môi trường, tuổi, quá trình chiếu
sáng trong lúc cây nảy mầm cũng ảnh hưởng đến hàm lượng saponin trong thực vật.


Hình 2.1 Sơ đồ phân loại saponin
Nguồn gốc của saponin ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, công dụng của chúng.
Các loại saponin có xuất xứ từ các loại cây khác nhau có công dụng khác nhau.
Saponin chiết xuất từ bã hạt trà chiếm hàm lượng 10-13%, từ thịt quả bồ kết
được 10%, trong thịt của quả bồ hòn 18%. Cả 3 chất chiết xuất này đều có tác dụng
diệt cá.
Saponin chiết xuất từ cây Yucca có tác dụng hấp thu khí độc (H2S, NH3) và cải
tạo môi trường sống.
Phản ứng đặc trưng của saponin là tạo bọt nhiều và bền trong thời gian dài khi
lắc với nước vì vậy mà nó có tên là saponin hay saponozit. Tính chất này làm cho
saponin giống với xà phòng: có tính nhủ hóa và tẩy sạch. Những công dụng chính của

saponin đều dựa trên phản ứng này.
2.2

Chất chiết xuất từ Yucca schidigera và Quillaja saponaria.
Trước đây nguồn saponin được tìm thấy chủ yếu từ Yucca schidigera ngày nay

saponin còn được tìm thấy từ một nguồn khác đó là Quillaja saponaria. Sau đây là
phần giới thiệu về cây Yucca schidigera và Quillaja saponaria.


2.2.1 Yucca schidigera.
Là một loài thực vật phổ biến ở miền nam và miền trung nước Mỹ. Tại đó
chúng được sử dụng làm thức ăn cho động vật và cũng giống như các loài thực vật
giàu saponin khác: là một cây thuốc.
Cây sống khoảng 15-20 năm có chiều cao khoảng 4-5 m, thân mọc thẳng đứng
có hoặc không phân nhánh; lá dài từ 31-105 cm, rộng 3-5 cm, có màu xanh vàng; hoa
có dạng hình cầu, màu trắng hoặc màu kem, thông thường màu tía là màu cơ bản, hoa
của nó nở vào ban đêm, cây có mùi thơm lôi cuốn được các loài bướm. Cây thụ phấn
được là nhờ gió và côn trùng.
Cây được tìm thấy ở nơi thung lũng, đất cát, đồi dốc và núi đá nơi có độ dốc
cao so với mặt nước biển 1.000-1.400 m.
Là loài cây giúp tăng hiệu quả nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe cho các loài
nhai lại (Mader & Becker, 1996).
Ngoài ra còn góp phần cải thiện sinh trưởng, hiệu quả chăn nuôi và sức khỏe ở
các loài gia cầm và lợn bằng những cơ chế mà vẫn chưa được hiểu rõ (Johnston et al.
1981, 1982; Mader & Brumm, 1987; Anthony et al, 1994).

Hình 2.2 Yucca schidigera
(Nguồn: Philip Ryan and Teresa Quinn, 1999)



2.2.2 Quillaja saponaria.
Là loài thực vật được tìm thấy ở Chile và miền nam nước Mỹ.
Cây cao khoảng 50-60 feet (1feet = 0.3048 m). Lá trơn bóng hình oval, có
quanh năm, mép lá có răng cưa nho nhỏ. Hoa có màu trắng nở vào tháng 4-5, có cơ
quan sinh dục lưỡng tính, thụ tinh được là nhờ côn trùng. Quả dài khi chín rơi xuống
đất. Vỏ cây dày, chắc và có màu đen sẫm.
Vỏ cây Quillaja saponaria được người bản địa ở vùng núi Andes tách ra và
chiếc xuất với nước như một chất xà phòng.
Cây Quillaja saponaria chịu được nhiệt độ -120C, thích hợp ở những nơi có
nhiều ánh sáng và những nước có khí hậu ôn hòa.
Là một trong những cây liệt vào danh sách những cây có độc tố ở California
(Thomas Fuller, 1986). Những độc tố này chủ yếu ảnh hưởng trên động vật máu lạnh
và một số động vật máu nóng nếu cơ thể nó bị tổn thương.

Hình 2.3 Quillaja saponaria


2.3

Tính chất, tác dụng của saponin

2.3.1 Tính chất tạo bọt:
Đây là tính đặc trưng nhất của saponin.
Người ta dựa vào tính chất này để sơ bộ kết luận sự có mặt của saponin trong
nguyên liệu.
Phương pháp: Cho nguyên liệu vào ống nghiệm và thêm 30 ml ethalnol 700.
Sau đó đun nhẹ 5 phút rồi lọc. Cô bớt dung môi làm đặm đặt dịch chiếc. Lấy 10 giọt
dung dịch cho vào ống nghiệm 16 cm x 16 cm cộng thêm 10 ml nước cất. Lắc mạnh
để yên trong 1 phút. Để yên và quan sát lớp bọt, nếu lớp bọt bền sau 15 phút thì sơ bộ

kết luận dược liệu có saponin.
2.3.2 Tính chất phá huyết
Đây cũng là tính chất đặc trưng để xác định sự có mặt của saponin trong các
chế phẩm.
Để phân biệt saponin với các albumin có lẫn trong mẫu thử ta làm thêm phản
ứng tan máu (vì các albumin cũng có tính chất tạo bọt).
Phản ứng tan máu: Lấy 2 - 3 g mẫu tán nhỏ, lắc với nước, lọc lấy dịch lọc, trộn
dịch lọc với hỗn hợp hồng cầu trong nước muối đẳng trương, lắc đều, để một lúc, nếu
thấy tan hồng cầu, tức là có hiện tượng tan máu, chứng tỏ có mặt saponin.
Nguyên nhân gây ra phá huyết hiện nay cũng chưa được giải thích rõ ràng vì có
người cho rằng tính phá huyết có lên quan đến cholesterol và các este của cholesterol
trong màng hồng cầu, nhưng lại thấy rằng giữa chỉ số phá huyết và khả năng tạo phức
với choleserol không tỷ lệ thuận với nhau.
Tác dụng phá huyết mạnh hay yếu phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của saponin.
Có chất có tính phá huyết mạnh, có chất yếu.
2.4

Ứng dụng của saponnin lên một số lĩnh vực
Nhiều loại saponin được biết như là chất chống khuẩn, hạn chế nấm mốc và bảo

vệ các loài thực vật thoát khỏi sự tấn công của côn trùng.
Chúng có thể được xem như là một phần của hệ thống phòng thủ của các loài
thực vật và cũng được coi là những nhóm phân tử bảo vệ lớn được tìm thấy trong thực
vật với tên gọi là “phytoanticipins” hay là “photo-protectants” (Morrissey & Osbourn,
1999).


2.4.1 Trong y học
Theo Dalsgaard, 1978; trích bởi Cheeke,1999) tá dược được sử dụng rộng rãi
nhất được tinh chế từ Quillaja saponaria. Chúng có khả năng kích thích các tế bào đã

được trung hòa trong hệ miễn dịch, làm gia tăng việc sản xuất các kháng thể cũng như
tăng phản ứng của cơ thể chống lại chất lạ vào cơ thể con người.
Một vài nghiên cứu xa hơn về saponin Quillaja và các dẫn xuất trong việc điều
trị bệnh cho con người đó là thành phần của vaccine trị bệnh cúm cúm (Sjo Lander và
ctv,1997; trích bởi Cheeke,1999).
Chất chiết xuất từ QS còn được sử dụng như vaccine để phòng trị dại (Chavali
và Camplell, 1987; trích bởi Cheeke, 1999)
Ngoài ra chúng còn dùng để chữa loét dạ dày, chữa bỏng, làm liền sẹo vết
thương, vaccine chống viêm, xác định hàm lượng oxy trong máu. (Nguyễn Thị Thanh
Hương, 1994).
Theo Killeen và ctv (1998), chất chiết xuất từ Yucca không chứa butanol có thể
làm biến đổi chức năng thận làm gia tăng tỷ lệ lọc ure, vì vậy làm giảm hàm lượng ure
và ammonia trong máu.
Năm 1995, Dr. Robert Bingham đã thí nghiệm trên 149 bệnh nhân ở trung tâm
California để trị bệnh viêm khớp bằng thuốc có chứa Yucca, kết quả là những bệnh
nhân này đã giảm đau ở chỗ khớp chân, bệnh đau nửa đầu và giảm cholesterol.
Một vài nghiên cứu cho rằng các saponin có ảnh hưởng cả về mặt có lợi lẫn có
hại trong khả năng sống của tế bào tinh trùng của con người trong ống nghiệm.
Các saponin trong sâm giúp gia tăng một vài phần như là tiến trình tạo nên tinh
trùng (Chen et al, 1998 ).
Những nghiên cứu gần đây của một trường đại học tại Canada cho rằng nguồn
saponin có thể ngăn ngừa làm suy yếu sự nguy hiểm của tế bào ung thư, nó có thể
ngăn chặn hoặc tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không thể giết chết tế bào thường.
2.4.2 Trong chăn nuôi
Xét về mặt thú y QS được sử dụng như tá dược, nó có tác dụng trên cả 2 con
đường: đường tiêm và đường uống. Saponin ảnh hưởng tới màng tế bào nên đường
uống của saponin có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng.


Để kiểm soát ammonia, mùi của thú cưng và động vật ta thêm Yucca schidigera

và Quillaja saponaria vào khẩu phần ăn của chúng (Killeen và ctv, 1998).
Theo Wallace (1994), khi thêm chất chiết xuất từ Yucca vào khẩu phần ăn của
động vật nhai lại thì làm giảm ammonia trong dạ cỏ.
Thaid và ctv (1995; trích bởi Cheeke,1999), cung cấp saponin vào cừu thì có
khả năng tiêu diệt các vi sinh vật trong dạ cỏ và giảm ammonia.
Theo Makkar và ctv (1999), chiết xuất Yucca thì có hiệu quả hơn Quillaja trong
việc liên kết với ammonia.
Ảnh hưởng chiết xuất Yucca trong sự biến dưỡng nitrogen bao gồm việc giảm
ure trong huyết thanh và ammonia (Hussian và Cheeke, 1995; trích bởi Cheeke, 1999).
Đặt biệt là trong bò sữa, sản lượng sữa và tỷ lệ thụ thai có thể bất lợi nếu mức ure
trong máu cao.
Killeen và ctv (1998) cho rằng khi cho ăn chất chiết xuất từ cây Yucca trên
chuột thì nó làm giảm có ý nghĩa hàm lượng indoles trong ruột.
QS được sử dụng như một tá dược dùng trong thú y, chế phẩm này được áp
dụng bởi nhà khoa học người Pháp (Thibaul và Richou, 1936; trích bởi Cheeke, 1999)
và sau đó được áp dụng rộng rãi trong vaccine cho động vật, đặc biệt là dùng chữa
bệnh chân miệng (foot- mouth disease) (Dalgaard, 1978; trích bởi Cheeke, 1999).
Theo Oakenfull và Sidhu (1989), khẩu phần ăn chứa ảnh hưởng mức
cholesterol trong máu và trong cơ của gia cầm .
Khẩu phần ăn có chứa saponin có thể làm giảm cholesterol trong máu của động
vật hữu nhủ (Okakenfull và Sidhu, 1989). Trong một vài loài vật nuôi thì có thể áp
dụng khẩu phần ăn để làm giảm cholesterol trong cơ thịt. Tuy nhiên cholesterol trong
cơ thịt là phần không thể thiếu của màng tế bào cơ, vì vậy không thể giảm cholesterol
trong cơ thịt bởi chế độ ăn.
Cline và ctv (1996), bổ sung chiết xuất Yucca vào khẩu phần ăn của heo mẹ
trong thời kỳ mang thai. Kết quả là giảm đáng kể số lượng heo mới sinh bị chết, tăng
tỷ lệ sống của heo con, nhưng không có sự khác nhau về hàm lượng oxy trong máu
của heo mẹ.



Ilsley và ctv (2005) nghiên cứu chỉ ra rằng khẩu phần ăn có chứa QS tăng
cường chức năng miễn dịch ở heo cai sữa, nhưng không ảnh hưởng đến sự tăng trọng
của heo.
Saponin là một tá dược trong vaccine chống protozoa (Bomford, 1989; trích bởi
Cheeke, 1999).
Theo Makkar và Becker (1997), QS không có khả năng tồn tại trong dạ cỏ sau
6h, nghĩa là saponin bị thoái hóa, tuy nhiên khoảng thời gian đó đủ để saponin chống
lại protozoa.
Đặc tính có lợi của saponin là hoạt tính bề mặt, có hoạt động chống lại
protozoa, nó có hoạt tính thủy phân màng tế bào, nó kết hợp với cholesterol trong
màng tế bào protozoa là nguyên nhân làm cho màng tế bào bị tiêu biến.
Theo Killeen và ctv (1998), sử dụng chất chiết xuất Yucca vẫn là vấn đề đang
được tranh cải vì hiệu quả từ mức 1.000-10.000 mg/kg, nhưng mức áp dụng thông
thường là 60-250 mg/kg thêm vào khẩu phần ăn cho vật nuôi.
2.4.3 Trong thủy sản
Saponin được báo cáo là có độc tính cao đối với cá, tác dụng có hại của saponin
ảnh hưởng trên cơ quan hô hấp (Roy và ctv, 1990; trích bởi Fancis, 2001).
Nên cân nhắc kỹ khi chọn giết cá theo cách truyền thống (Francis và ctv, 2001)
khi có saponin trong nước thì cá có biểu hiện là bị stress.
Bureau (1998; trích bởi Cheeke, 1999), QS gây nguy hiểm đối với thành ruột
của cá hồi (Raibow trout, chinook salmon) với khẩu phần ăn là 1,5g/kg.
Khẩu phần ăn có chứa QS 150 mg/kg cho thấy khả năng kích thích sự phát triển
và hiệu quả sử dụng thức ăn ở cá chép và cá rô phi (Fancis, 2001).
Kích thích sự tăng trưởng ở cá chép không dễ thấy khi cho ăn Yucca schidigera
(Fancis, nghiên cứu không công bố).
Kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cho thấy là mức cholesterol trong cơ
thịt cá rô phi khi thêm QS vào khẩu phần ăn là 300 mg/kg thì cao hơn nhóm đối chứng
(Fancis và ctv, 2001).
Chất chiết xuất từ Qullaja saponaria có trong sản phẩm Hibotek thêm vào khẩu
phần ăn của tôm kết quả tăng trọng lượng, tỉ lệ sống và năng suất trong ao nuôi (Jaun

carlosvalle, 2006).


Chiết xuất từ Yucca schidigera có tác dụng làm giảm hàm lượng ammonia từ
0,13 mg/l (Martimez and Campaingn, 2003; trích bởi Ramon Stall-Hernandez, 2003).
Bổ sung chất chiết xuất từ Yucca schidigera và Quillaja saponaria trong sản
phẩm NUTRAFITO PLUSTM ở mức 2 g/kg thức ăn có tác dụng kích thích tăng trưởng,
giảm FCR, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (Ramon Stall- Hernandez, 2003).
2.4.4 Trong các lĩnh vực khác
Vỏ Yucca giàu stilbenes (Oleszek và ctv, 1999) có hoạt động chống oxy hóa.
Những chất chiết xuất từ Yucca và Quillaja sử dụng trong thức uống như bia
nguyên chất, cung cấp chất tạo bọt. Do thuộc tính hoạt động bề mặt của chúng nên
chúng được sử dụng trong công nghiệp với số lượng nhỏ để phân tách quặng mỏ, sử
dụng rộng rãi trong dầu gội và son môi. Thuộc tính chống nấm và chống vi khuẩn của
saponin là rất quan trọng trong ứng dụng mỹ phẩm cho tác dụng làm mềm da của
chúng.
Vỏ của nó được sử dụng như 1 loại dầu gội trong vòng 100 năm ở Chile. Người
dân bản địa ở Châu Mỹ sử dụng Yucca làm xà phòng.
Có nhiều hướng về khả năng ứng dụng Yucca và QS trong dinh dưỡng, sức
khỏe của con người và động vật.
Bảo vệ thành ruột, trị chứng rối loạn tiêu hóa.
Hạn chế vi sinh vật, virus gây bệnh, tăng số lượng vi sinh vật có lợi.
Trị bệnh hói đầu, rụng tóc và trị gàu.


2.4.5 Một số sản phẩm có chứa chất chiết xuất từ Yucca schidigera
STT
1

EZF-150 PS


Dạng đóng
gói
Bao, Thùng

2

EZF-150 PT

Bao, Thùng

3

EZF-300 PW

Bao, Thùng

4

Gói, Bao,
Thùng

7

BIO-YUCCA30
SPRAYDRY
POWDER
BIO-YUCCA
LIQUID 50
QUILLAJA/

YUCCA BLEN
BIOPOWDER

Natural Yucca
schidigera
Natural Yucca
schidigera
Natural Yucca
schidigera
Yuccas chidigera tự
nhiên

Gói, Bao,
Thùng
Gói, Bao,
Thùng
Bao

Yucca schidigera tự
nhiên
Yucca schidigera tự
nhiên
Yucca schidigera

8

GROMIXPAK

Bao, Thùng


Yucca extract, ZnO;
Amylase, Protease,

9

DE-ODORASE

Yucca schidigera

BAYER

10

YUCCA
GODDRY

G ói, Xô,
Thùng
Bao, Thùng

Yucca schidigera

AM ERICAN

5
6

Nhãn

Hoạt chất chính


CTy phân phối
AMECOBIOS
AMECOBIOS
AMECOBIOS
BERGHAUEN
BERGHAUEN
(CORP)
BERGHAUEN
(CORP)
MEXICO CPUSA
MEXICO-BIOS USA

(CORP)

Lipase, Cellulase

11

ODORDOWN

Bao, Thùng

12

BIOLIQUID
3000 MR

Bao, Thùng


Yucca schidigera
extract, Protein, Lipid
Yucca schidigera chiết
xuất đậm đặc, Protein,
Chất xơ, Carbohydrate
và Yucca saponin

VETERINARY
LABORATORIES
INC
PIOTECH
COMPANY-USA

AGROINDUST
RI
ASELALAMO
CO, Ltd M
EXICO

13

BIOAQUAP MR

Bao, Thùng

Bột khô chiết xuất 100
% từ Yucca schidigera
Chất đạm, chất tro, chất
béo, chất xơ, N.F.E và
saponin


AGROINDUST
RI
ASELALAMO
CO, Ltd M
EXICO

Nguồn: to 2010/2005/200505/200505180004/116bosung.1.doc/download
AMERICAN VETERINARY LABORATORIES INC


2.5

Giới thiệu một số sản phẩm giảm khí độc trên thị trường.
Khí độc (NH3, H2S…) được sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí các chất thải

như thức ăn thừa, xác tảo chết, phân tôm, xác tôm lột…trong ao. Hàm lượng NH3, H2S
là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe tôm, cá và năng suất ao nuôi.
Hàm lượng NH3 cao có thể gây ức chế quá trình đào thải NH3 của cơ thể và sự
ứ đọng NH3 trong cơ thể đã đầu độc tôm, trường hợp nặng có thể gây chêt, nhẹ có thể
gây sốc, lượng NH3 trong máu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan
tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh. Khi gặp trường hợp này chúng ta cần phải cấp
cứu đàn tôm ngay tức khắc bằng các sản phẩm gắn kết loại bỏ khí độc, có hiệu quả tức
thì trong vòng 1-2 giờ nhằm giúp đàn tôm thoát khỏi tình trạng ngộ độc nhanh nhất.
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm chiết xuất từ cây Yucca đang được sử
dụng phổ biến, hiệu quả cao.
Sau đây là một số sản phẩm thường được sử dụng với công dụng trên.
2.5.1 Deocare A
Là sản phẩm hạ khí độc NH3 khẩn cấp trên thị trường. Chỉ trong vòng 1-2 giờ
sau khi sử dụng sản phẩm sẽ cho tác dụng cao: giúp đàn tôm thoát nhanh tình trạng

nguy hiểm do ngộ độc khí NH3, hạn chế lượng tôm chết lắng đáy, tôm sẽ nhanh phục
hồi sức khỏe, sức đề kháng và sức lớn.
2.5.1.1 Thành phần
Dạng bột,trong thành phần chứa chất chiết xuất từ cây Yucca schidigerra
Vi khuẩn Bacillus subtilis
Vi khuẩn Bacillus licheniformis
2.5.1.2 Công dụng
Gắn kết khí Ammoniac (NH3) và các khí độc khác (H2S, CH4,…) trong ao nuôi
theo cách trực tiếp, nhanh và hiệu quả.
Khống chế hiện tượng tôm nổi đầu do nhiễm khí độc và không hấp thụ được
oxy trong nước.
Phòng các bệnh về mang trên tôm như phồng mang, đen mang, nâu mang…
Cung cấp men và vi khuẩn có lợi kích thích chúng phát triển để cạnh tranh với
vi khuẩn có hại và giúp phân hủy những chất thải tích tụ trong nền đáy ao.
Gắn kết và loại thải vi khuẩn có hại trong ao


Giúp duy trì màu nước ổn định, hệ sinh thái bền vững.
2.5.1.3 Cách sử dụng
Tại trại ương tôm giống sử dụng với liều 10 g/m3 nước.
Trong ao nuôi tôm thịt : hòa tan với nước rồi tạt đều trong ao kết hợp chạy máy
quạt nước
Liều phòng: Thường xuyên dung Deocare A định kỳ 15 ngày / lần để gắn kết
khí độc trong ao và cải thiện môi trường nuôi.
Mật độ: Dưới 30 con / m2 dùng 0,3-0,5 kg / 1000 m3
Mật độ: Dưới 30 con / m2 dùng 0,5-1 kg / 1000 m3
Liều trị : khi thấy hàm lượng khí độc trong ao cao hay tôm có dấu hiệu nổi đầu,
tấp bờ do nhiễm khí độc, dùng Deocare A với liều gấp đôi liều phòng.
Trôn vào thức ăn: trộn 3 g Deocare A / kg thức ăn và cho tôm ăn liên tục giúp
giảm lượng khí độc thải ra từ phân tôm, hạn chế ô nhiễm đáy ao.

2.5.1.4 Lưu ý
Trong trường hợp lượng khí gây độc NH3 quá cao (thường xảy ra khi pH vượt
quá ngưỡng 8.5 hay lúc tảo trong ao bị chết…), nên dùng Deocare A sau khi thay nước
và kết hợp với các biện pháp cải thiện môi trường như giảm pH, hút bùn đáy ao, làm
màu nước, làm vệ sinh rong đáy…
2.5.1.5 Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát và đóng kín bao bì sau khi dùng.

Hình 2.4 Sản phẩm Deocare A


2.5.2 Aqua Guard
Là nguồn nguyên liệu chất lượng cao được nhập từ Mỹ và được sản xuất theo
qui trình tiên tiến đạt tiêu chuẩn của tập đoàn Bayer.
Là sản phẩm vi sinh xử lý nước và đáy ao nuôi tôm.
2.5.2.1 Thành phần
Vi sinh vật có lợi (Bacillus sp,…)
Chất chiết xuất từ cây Yucca schidigera
Men phân giải chất hữu cơ (protease, cellulase…).
2.5.2.2 Công dụng
Cung cấp một số lượng lớn những vi sinh vật có lợi và men phân giải vào ao
nuôi để phân hủy bùn dơ đáy ao và làm sạch nước theo hướng an toàn sinh học.
Duy trì màu nước, ổn định pH, giảm khí độc, giảm tỷ lệ thay nước giúp tôm
không bị sốc do môi trường.
Khống chế vi khuẩn gây bệnh bùng nổ trong ao nhờ sự cạnh tranh sinh học về
thức ăn và chỗ ở giữa vi sinh vật có lợi và vi khuẩn gây bệnh.
Giúp tôm khỏe mạnh, lớn nhanh và đạt tỷ lệ sống cao.
2.5.2.2 Cách sử dụng
Tại trại tôm giống: hòa tan thuốc với tỷ lệ 100 g/l nước sạch, ngâm trong 1 giờ.
Lượng thuốc này sử dụng cho 40 m3 nước. Dùng hàng ngày sau mỗi lần thay nước.

Ao nuôi tôm thịt:
Cấy vào môi trường nước trước khi thả tôm (hoặc cấy lần đầu tiên trong khi
dang nuôi tôm): liều 10 kg/hecta (mức nước 1,2-1,5 m)
Tháng nuôi thứ nhất: liều 1-2 kg/hecta/tuần (mức nước 1,2-1,5 m)
Tháng nuôi thứ hai đến thứ tư: liều 2-3 kg/hecta/tuần (mức nước 1,2-1,5 m)
Hòa tan thuốc với tỷ lệ 1 kg/10 lít nước biển sạch (có thể lấy nước ao rồi lọc
qua vải min), ngâm trong 2-4 giờ để kích hoạt cho vi sinh vật có lợi phát triển tăng số
lượng, sau đó pha với lượng nước đủ lớn để tạt đều khắp ao. Tạt thuốc vào buổi sáng
kết hợp với chạy máy quat nước.
2.5.2.4 Lưu ý
Nếu có kết hợp sử dụng thuốc sát trùng nước thì phải chờ sau 48 giờ mới được
đưa Aqua Guard xuống ao.


Aqua Guard hoạt động tốt trong mọi điều kiện nước nuôi tôm với pH dao động
từ 6-9, nhiệt độ nước 10-450 C, độ mặn 0-40 ppt.
2.5.2.5 Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát và đóng kín bao bì sau khi dùng.

Hình 2.5 Sản phẩm Aqua Guard


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời gian và địa điểm nguyên cứu
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 30/4/2008 – 15/7/2008.

3.2 Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá lóc con có trọng lượng khoảng 0,2-0,3g được mua tại một cửa hàng bán cá
cảnh trên đường Đặng Văn Bi (không rõ xuất xứ). Cá mua về sang ra chậu nhỏ khoảng
1h rồi mới tiếng hành thí nghiệm để cá phục hồi sức khỏe.
Cá bố trí thí nghiệm được lựa chọn có kích cỡ đồng đều, màu sắt tươi sáng,
nhanh nhẹn.
3.2.2 Hệ thống thí nghiệm
Cá thí nghiệm được bố trí trong các lọ có thể tích 2 lít, mực nước 1 lít; mỗi lọ
chứa 10 con. Nguồn nước: nước máy.

Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm


3.2.3 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm
Lọ có thể tích 2 lít
Ống thí nghiệm có thể tích 12 ml
Cá lóc con
Các loại chế phẩm saponin
Cân điện tử
Bộ test kit thử NH3
Thau, vợt có mắt lưới nhỏ, thước đo…
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá định tính saponin bằng phản ứng tạo bọt.
Đầu tiên ta dùng cân điện tử cân sẵn các chế phẩm “saponin” với trọng lượng
0,5 g (bột) và 0,5 ml (lỏng).
Cách tiến hành: Chuẩn bị 12 ống nghiệm. Trong mỗi ống có chứa 5 ml nước
cất, sau đó lần lược cho mỗi loại chế phẩm “saponin” vào một ống nghiệm với liều
lưọng đã cân sẵn. Lắc đều cho chế phẩm tan ra, sau đó đọc thể tích bọt tạo thành trên
ống nghiệm.

Quan sát, theo dõi các lượng bọt tạo ra trong từng ống nghiệm. Ghi nhận thể
tích bọt tạo ra và thời gian lượng bọt đó tồn tại trong từng ống nghiệm.

Hình 3.2 Thí nghiệm tạo bọt


×