Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MÔI TRƯỜNG VÀ MẬT ĐỘ NUÔI CẤY BAN ĐẦU LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA TẢO Nannochloropsis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.84 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN,
MÔI TRƯỜNG VÀ MẬT ĐỘ NUÔI CẤY BAN ĐẦU
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA TẢO
Nannochloropsis

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 10/2008


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN,
MÔI TRƯỜNG VÀ MẬT ĐỘ NUÔI CẤY BAN ĐẦU
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA TẢO
Nannochloropsis

Tác giả:

NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Đặng Thị Thanh Hòa



Tháng 10 năm 2008


CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gửi lời biết ơn đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng quý Thầy cô Khoa Thủy sản đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và làm luận văn
này.
Cùng các quý thầy cô: Phan Thị Hồng Hạnh
Trần Hồng Thủy
Võ Thị Thanh Bình
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người kính yêu:
Cha mẹ và các anh chị của tôi, những người đã sinh ra và nuôi dưỡng, chăm lo
và tạo mọi điều kiện cho tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
Cô Đặng Thị Thanh Hòa đã nhiệt tình hướng dẫn, quan tâm, góp ý và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Anh Trịnh Quang Sơn lớp TC04NT đã truyền đạt cho em những kinh nghiệm
và kiến thức quý báu để hoàn thành tốt luận văn.
Những người bạn cùng thực tập với tôi tại phòng thí nghiệm P301 đã bên cạnh
giúp đỡ tôi nhiệt tình và có những lời khuyên bổ ích trong quá trình thực tập.
Các bạn tập thể lớp DH04NT đã cùng tôi chia sẽ những niềm vui cũng như nỗi
buồn trong suốt 4 năm học qua.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và nội dung nghiên cứu còn khá mới mẽ
đối với tôi. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong đựơc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, môi trường và mật độ nuôi cấy ban
đầu lên sự sinh trưởng của tảo Nannochloropsis” được tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh
hưởng của các thang độ mặn, mật độ và môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự tăng
sinh khối của tảo. Qua đó chọn ra phương pháp thích hợp nhằm nâng cao sinh khối tảo
Nannochloropsis.
Quá trình nghiên cứu và bố trí thí nghiệm được thực hiện tại phòng P301, khoa
Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2007 đến
tháng 07/2007.
Tảo giống được lấy từ Trung tâm giống Hải sản Nam Bộ và được giữ mát ở
nhiệt độ từ 15 – 200C để nhân lên thể tích lớn dùng bố trí thí nghiệm.
Qua quá trình thực hiện thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
Tảo Nannochloropsis phát triển tốt và đạt sinh khối cao nhất ở cả hai môi
trường E và Hannay (cải tiến). Còn ở môi trường BBM tảo tăng trưởng chậm.
Ở môi trường E, tảo Nannochloropsis tăng trưởng nhanh và đạt sinh khối cao
nhất (36,05 x 106 tế bào/ml) vào ngày thứ 5 với mật độ nuôi cấy ban đầu là 1,2 x 106 tế
bào/ml.
Ở môi trường Hannay (cải tiến), tảo Nannochloropsis sinh trưởng và phát triển
tốt với mật độ nuôi cấy ban đầu là 1,2 x 106 tế bào/ml và đạt sinh khối cao nhất
(32,75x 106 tế bào/ml) cũng vào ngày thứ 5. Nhưng ở môi trường Hannay (cải tiến) tảo
có màu xanh đậm từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6.
Còn ở môi trường BBM, tảo Nannochloropsis tảo phát triển tốt với mật độ ban
đầu là 1,0 x 106 tế bào/ml vào ngày thứ 5 tảo đạt sinh khối cao nhất (22,89 x 106 tế
bào/ml).

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Cảm tạ ii
Tóm Tắt ......................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Danh sách các đồ thị........................................................................................................x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt Vấn Đề ...............................................................................................................1
1.2. Mục Tiêu Đề Tài.......................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1. Một Vài Đặc Điểm Sinh Học Của Ngành Tảo Lục..................................................3
2.1.1 Đặc điểm chung ......................................................................................................3
2.1.2 Sinh sản và chu kỳ sinh sản của tảo lục .................................................................4
2.1.2.1 Sinh sản dinh dưỡng (Vegetative reproduction) .................................................4
2.1.2.2 Sinh sản vô tính (Asexual reproduction).............................................................4
2.1.1.3 Sinh sản hữu tính (Sexual reproduction) .............................................................5
2.2.Đặc Điểm Sinh Học Tảo Nannochloropsis ...............................................................6
2.2.1 Phân loại .................................................................................................................6
2.2.2 Phân bố ...................................................................................................................6
2.2.3 Hình thái và cấu tạo................................................................................................6
2.2.4 Thành phần hóa học................................................................................................7
2.3.Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Tảo Nannochloropsis..................9
2.3.1 Ánh sáng ...............................................................................................................10
2.3.2 Nhiệt độ ................................................................................................................10
2.3.3 pH .........................................................................................................................10
2.3.4 Độ mặn .................................................................................................................11
2.3.5 Yếu tố sục khí .......................................................................................................11

2.3.6 Sự tạp nhiễm .........................................................................................................11
2.3.7 Môi trường nuôi/chất dinh dưỡng ........................................................................12
2.4. Các Nghiên Cứu Về Tảo Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam ......................................12
2.4.1 Trên thế giới .........................................................................................................12
2.4.2 Ở Việt Nam...........................................................................................................13
2.5. Các Phương Pháp Nuôi Tảo ...................................................................................14
2.5.1 Hệ thống nuôi trong nhà/ngoài trời ......................................................................15
2.5.2 Hệ thống nuôi hở/kín ............................................................................................15
2.5.3 Nuôi sạch/nuôi không sạch...................................................................................15
2.5.4 Nuôi từng mẻ, nuôi liên tục và bán liên tục .........................................................15
2.5.4.1 Nuôi từng mẻ .....................................................................................................15
2.5.4.2 Nuôi liên tục ......................................................................................................16
iv


2.5.4.3 Nuôi bán liên tục……………………………………………………………...16
2.6. Định Lượng Sinh Khối Tảo....................................................................................17
2.7. Vai Trò Của Tảo .....................................................................................................17
2.7.1 Vai trò của tảo trong thủy sản...............................................................................18
2.7.2 Vai trò của tảo trong y học và đời sống................................................................19
2.8. Động Lực Học Tăng Trưởng (Sinh Trưởng) Của Tảo ...........................................19
2.8.1 Pha chậm hoặc cảm ứng (pha chuẩn bị) ...............................................................20
2.8.2 Pha sinh trưởng theo hàm số mũ ..........................................................................20
2.8.3 Pha giảm tốc độ sinh trưởng.................................................................................20
2.8.4 Pha ổn định (pha dừng) ........................................................................................21
2.8.5 Pha tàn lụi .............................................................................................................21
2.3 Tổng Quan Về Oxytetracycline …………………………………………………..21
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................22
3.1. Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu.....................................................................22
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................22

3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................22
3.2. Vật Liệu Nghiên Cứu .............................................................................................22
3.2.1 Nguồn tảo giống ...................................................................................................22
3.2.2 Dụng cụ.................................................................................................................22
3.2.3 Hóa chất................................................................................................................23
3.2.3.1 Thành phần môi trường BBM ...........................................................................23
3.2.3.2 Thành phần môi trường Hannay (cải tiến) ........................................................24
3.2.3.3 Thành phần môi trường E..................................................................................24
3.3. Phương Pháp Nghiên Cứu ......................................................................................25
3.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sự tăng sinh khối của tảo
Nannochloropsis ở ba môi trường nuôi khác nhau ......................................................25
3.3.2 Thí nghiệm 2: So sánh sự tăng sinh khối của tảo Nannochloropsis được nuôi trực
tiếp vào nước ngọt và nuôi ở độ mặn 20‰ ...................................................................25
3.3.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự tăng sinh khối của tảo
Nannochloropsis khi nuôi trong môi trường Hannay (cải tiến) ....................................26
3.3.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự tăng sinh khối của tảo
Nannochloropsis khi nuôi trong môi trường BBM .......................................................26
3.3.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự tăng sinh khối của tảo
Nannochloropsis khi nuôi trong môi trường E..............................................................27
3.3.6 Thí nghiệm 6: Xử lý tảo bám bị tạp nhiễm trong Nannochloropsis bằng cách
shock độ mặn với nồng độ 50‰....................................................................................27
3.3.7 Thí nghiệm 7: Xử lý phiêu sinh động tạp nhiễm trong Nannochloropsis bằng
cách dùng kháng sinh (Oxytetracycline) với nồng độ 10 ppm......................................27
3.4. Mối Tương Quan Giữa Mật Độ Tảo Nannochloropsis Và Trọng Lượng Sinh Khối
Tươi ...........................................................................................................................27
3.5. Môi Trường Và Cách Pha Chế Môi Trường Nuôi .................................................27
3.6. Yêu Cầu Chung ......................................................................................................28
3.7. Các Chỉ Tiêu Và Phương Pháp Theo Dõi ..............................................................28
3.8. Phương Pháp Nhân Giống Và Giữ Giống Tảo.......................................................29
3.8.1 Phương pháp nhân giống tảo ................................................................................30

3.8.2 Phương pháp giữ giống tảo...................................................................................30
v


3.9. Phương Pháp Xử Lý Số Liệu..................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................32
4.1.Các Yếu Tố Môi Trường .........................................................................................32
4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................................32
4.1.2 pH .........................................................................................................................33
4.1.3 Độ mặn .................................................................................................................33
4.2. Thí Nghiệm Về Sự Tăng Trưởng ...........................................................................33
4.2.1 Thí nghiệm 1.........................................................................................................33
4.2.2 Thí nghiệm 2.........................................................................................................39
4.2.3 Thí nghiệm 3.........................................................................................................41
4.2.4 Thí nghiệm 4.........................................................................................................42
4.2.5 Thí nghiệm 5.........................................................................................................43
4.2.6 Thí nghiệm 6.........................................................................................................45
4.2.7 Thí nghiệm 7…………………………………………………………………….46
4.3 So Sánh Mối Tương Quan Giữa Mật Độ Tảo Và Trọng Lượng Sinh Khối Tươi...47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................49
5.1. Kết Luận .................................................................................................................49
5.2. Đề Nghị...................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ppt: parts per thousand (phần ngàn)

ppm: parts per million (phần triệu)
ppb: parts per billion (phần tỷ)
TB: tế bào
TN: thí nghiệm
MĐ: mật độ
MĐa: mật độ 0,5 x 106 tế bào/ml
MĐb: mật độ 1 x 106 tế bào/ml
MĐc: mật độ 1,2 x 106 tế bào/ml
MT: Môi trường
MT1: Môi trường BBM (Bold’s Basal Medium)
MT2: Môi trường Hannay (cải tiến)
MT3: Môi trường E (Emerson và Lius)
ĐM: độ mặn
ĐM1: độ mặn 0‰
ĐM2: độ mặn 5‰
ĐM3: độ mặn 10‰
ĐM4: độ mặn 15‰
ĐM5: độ mặn 20‰

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Thành phần gần đúng (cho 1 kg tế bào) ở các môi trường khác nhau của tảo
Nannochloropsis .............................................................................................................7
Bảng 2.2 Thành phần sinh hóa của Nannochloropsis tính theo phần trăm trọng lượng

khô
.............................................................................................................................8
Bảng 2.3 Thành phần amino acid có trong tảo Nannochloropsis. ...............................9
Bảng 2.4 Một số yếu tố môi trường được dùng để nuôi tảo.......................................10
Bảng 2.5 Những ưu và nhược điểm của các phương pháp nuôi tảo khác nhau .........14
Bảng 3.1 Thành phần môi trường BBM.....................................................................23
Bảng 3.2 Thành phần môi trường Hannay (cải tiến)..................................................24
Bảng 3.3 Thành phần môi trường E ...........................................................................24
Bảng 4.1 Một số yếu tố lý hóa....................................................................................32
Bảng 4.2 Thông số nhiệt độ nuôi khác nhau (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000)......32
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau đến chu kỳ và mật độ của tảo
Nannochloropsis ở môi trường E. .................................................................................33
Bảng 4.4 Sự tăng trưởng của tảo Nannochloropsis trong hai môi trường có độ mặn
khác nhau.......................................................................................................................40
Bảng 4.5 Sự thay đổi mật độ tế bào Nannochloropsis và tảo bám (đơn vị triệu
TB/ml). ..........................................................................................................................46
Bảng 4.6 Sự tương quan giữa mật độ và trọng lượng tươi ở tảo Nannochloropsis ....47

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Tế bào Nannochloropsis sp. ở độ phóng đại 400 lần (bên trái) và 1000 lần..6
Hình 2.2 Sơ đồ nuôi tảo ngoài trời ở những ao, bể lớn. ..............................................15
Hình 2.3 Sơ đồ sản xuất dùng cho nuôi tảo theo từng mẻ ..........................................16
Hình 2.4 Vai trò trung tâm của các vi tảo nuôi ở biển ...............................................18

Hình 2.5 Năm pha tăng trưởng của tảo ......................................................................20
hình 2.6 Cấu trúc và cấu tạo hóa học của Oxytetracycline ...………………………..21
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nuôi và giữ giống tảo ……………………………………..30
Hình 4.1 Tảo ở ngày thứ 5 trong thể tích 500 ml ........................................................36
Hình 4.2 Tảo bám bị nhiễm tạp khi nuôi ở ngày thứ hai (Sau khi tiến hành shock độ
mặn) ...........................................................................................................................45
Hình 4.3 Mật độ tảo ở ngày thứ 1 sau khi thử kháng sinh (dưới vật kính 40x) ..........46

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị

Trang

Đồ thị 4.1 Sự tăng trưởng của tảo Nannochloropsis trong 3 MT ở cùng MĐ ban đầu
là 0,5 x 106 tế bào/ml. ....................................................................................................35
Đồ thị 4.2 Sự tăng trưởng của tảo Nannochloropsis trong 3 MT ở cùng MĐ ban đầu
là 1 x 106 tế bào/ml. .......................................................................................................35
Đồ thị 4.3 Sự tăng trưởng của tảo Nannochloropsis trong 3 MT ở cùng MĐ ban đầu
là 1,2 x 106 tế bào/ml. ....................................................................................................35
Đồ thị 4.4 Sự tăng trưởng của Nannochloropsis ở cùng MT BBM với 3 MĐ ban đầu:
MĐa, MĐb, MĐc. .........................................................................................................38
Đồ thị 4.5 Sự tăng trưởng của Nannochloropsis ở cùng MT Hannay (cải tiến) với 3
MĐ ban đầu: MĐa, MĐb, MĐc ....................................................................................38
Đồ thị 4.6 Sự tăng trưởng của Nannochloropsis ở cùng MT E với 3 MĐ ban đầu:
MĐa, MĐb, MĐc. .........................................................................................................38
Đồ thị 4.7 Sự tăng trưởng của Nannochloropsis nuôi ở môi trường E có độ mặn
khác nhau.......................................................................................................................40

Đồ thị 4.8 Sự tăng trưởng của Nannochloropsis ở cùng MT Hannay (cải tiến) với 5
ĐM ban đầu: ĐM1, ĐM2, ĐM3, ĐM4, ĐM5...............................................................42
Đồ thị 4.9 Sự tăng trưởng của Nannochloropsis ở cùng MT BBM với 5 ĐM ban đầu:
ĐM1, ĐM2, ĐM3, ĐM4, ĐM5.....................................................................................43
Đồ thị 4.10 Sự tăng trưởng của Nannochloropsis ở cùng MT E với 5 ĐM ban đầu:
ĐM1, ĐM2, ĐM3, ĐM4, ĐM5.....................................................................................44

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt Vấn Đề
Thế giới chúng ta đang đứng trước một thách thức rất lớn về năng lượng và

lương thực. Với sự gia tăng dân số theo cấp số nhân cùng sự phát triển công nghiệp ồ
ạt ở các nước đã gây nên thực trạng thiếu đất ở và đất sản xuất nông nghiệp, sự ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên toàn cầu.
Hằng ngày một lượng rác khổng lồ đã được trực tiếp thải vào môi trường sống
làm cho môi trường của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Toàn thế giới đứng
trước hồi chuông cảnh báo thách thức về ô nhiễm và đang nỗ lực tìm ra những giải
pháp khắc phục vấn đề đó.
Với sự tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển đã gây nên tình trạng thiếu
xăng dầu. Đẩy giá dầu của thế giới lên cơn bão giá cao nhất từ trước tới nay. Chính
điều này đã làm cho nền kinh tế của các nước bị suy thoái và lạm phát không thể kiểm
soát.
Đứng trước những vấn đề khó khăn và thách thức trên các nhà khoa học trên thế
giới đã bắt tay vào nghiên cứu nhằm tìm ra năng lượng thay thế. Vì vậy mà từ tháng 12

năm 2006, các nhà khoa học Pháp thuộc phòng thí nghiệm Đại Dương học
Villefrance- sur- mer đã nghiên cứu một sản phẩm mới nhằm tạo ra năng lượng có khả
năng làm cho động cơ hoạt động, nó được tạo ra từ những loài sống trong nước ngọt
và nước biển đó là vi tảo.
Được sản xuất bằng phương pháp quang hợp, vi tảo chứa đến 60% khối lượng
lipid, với 100 gr dầu trích từ 1 lít vi tảo, năng suất của loại tế bào này cao gấp 30 lần so
với năng suất của các loài cây cho dầu như cải hạt dầu hay hoa hướng dương. Do đó vi
tảo trong tương lai có thể trở thành một nhiên liệu sinh học giá rẻ, không gây ô nhiễm,
tiết kiệm năng lượng và không chiếm diện tích đất trồng. Các nhà nghiên cứu đã lập ra
môt quy trình sản xuất không gây ô nhiễm, việc nuôi tảo trong bồn cho phép thu hồi và
sử dụng lại các chất khoáng gây hại môi trường (nguồn: INFORTERRA).


Tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn ở thủy vực. Phiêu sinh
động, luân trùng trong thủy vực ăn tảo, động vật thủy sản ăn phiêu sinh động, ăn luân
trùng,… mà còn ăn ngay cả tảo. Ở một số loài ăn lọc như: Mè trắng, mè hoa, trôi,... thì
tảo là thức ăn chủ yếu của chúng.
Trong quy trình sản xuất giống nhân tạo, tìm ra những thức ăn có kích thước
nhỏ như: Nannochloropsis, Chlorella,.. phù hợp với kích thước ấu trùng là vô cùng
quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy mà giáo sư GG.Vinbe (1965) đánh giá “…không
có tảo sẽ không có nghề cá” (trích bởi Đậu Thị Như Quỳnh, 2001).
Đối với ngành Thủy sản thì không chỉ có các giống loài nước mặn mà cả
những giống loài nước ngọt mới cũng ngày một nhiều. Cho nên việc tìm ra những loài
vi tảo có kích thước nhỏ và giàu lipid ở những môi trường có độ mặn khác nhau để
nuôi sinh khối lớn cho ấu trùng và luân trùng nước ngọt ăn không phải là dễ. Trước
vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn,
môi trường và mật độ nuôi cấy ban đầu lên sự sinh trưởng của tảo
Nannochloropsis”.
1.2.


Mục Tiêu Đề Tài

`

Thuần dưỡng tảo Nannochloropsis nước mặn chuyển sang nuôi cấy trong môi

trường nước ngọt tại phòng thí nghiệm.
Khảo sát tốc độ tăng trưởng và phát triển của tảo Nannochloropsis nước mặn
trong một số thang độ mặn khác nhau tại phòng thí nghiệm.
Thực hiện so sánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của tảo Nannochloropsis
nước mặn và nước ngọt trong phòng thí nghiệm.
Thực hiện so sánh mối tương quan giữa sinh khối tươi và mật độ tảo
Nannochloropsis nuôi trong nước mặn và nước ngọt tại phòng thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Một Vài Đặc Điểm Sinh Học Của Ngành Tảo Lục

2.1.1 Đặc điểm chung
Tảo lục là ngành tảo lớn nhất trong các loài tảo, là ngành tảo có nhiều giống
loài sớm được nghiên cứu từ trước đến nay (khoảng 20.000 loài). Tảo lục được phân
biệt với các ngành tảo khác nhờ vào màu lục thuần khiết do diệp lục tố lấn át các sắc tố
khác trong tế bào. Một đặc điểm khác để nhận biết chúng là nhờ hình thái cấu tạo tế
bào rất đa dạng như: Monad, hạt, tập đoàn, đa bào dạng sợi, dạng bản,… Tảo lục phân
bố rộng khắp từ nước ngọt nghèo dinh dưỡng đến nước mặn. Có một số bộ chỉ sống ở

biển, một số sống trên vật ẩm hay sống ngay dưới đất. Ở Việt Nam đã phát hiện được
hơn 1.000 loài (Dương Đức Tiến và ctv, 1999; trích bởi Trần Thị Mỹ Xuyên, 2008).
Thành phần sắc tố của tảo lục gồm có diệp lục tố a và b, carotein, µ, β và gần
10 chất xanthophyll khác đã tạo nên màu xanh đặc trưng thuần khiết nhất trong các
loài tảo (Trần Thị Hoàng Đào, 2007).
Ở tảo lục thể sắc tố rất đa dạng: Dạng hình sao, hình lưới, dạng bản, dạng bản
xoắn ốc,… Trên thể sắc tố có chứa hạt tạo bột (pyrenoid); Hạt pyrenoid không phải là
nơi tạo tinh bột mà là nơi tập trung tinh bột được tạo thành dưới quá trình quang hợp.
Các hạt tinh bột thường có lớp vỏ, khi tế bào sinh sản thì hạt tinh bột cũng được phân
đôi. Số lượng hạt tinh bột tùy theo dinh dưỡng của môi trường mà thay đổi hay hoàn
toàn mất đi. Nhưng khi trong điều kiện môi trường dinh dưỡng tốt thì hạt tinh bột sẽ to
dần lên.
Sản phẩm của quá trình đồng hóa là tinh bột ít khi là dầu. Sắc tố tập trung trong
cơ quan quang hợp thể màu. Thể màu ở tảo lục có hình thái rất đa dạng và thường là
đặc điểm quan trọng cho phân loại. Thể màu ở các vùng khác biệt gọi là hạch tạo bột,
nơi đây có thể là địa điểm cho sự hình thành tinh bột. Tuy nhiên, vai trò của hạch tạo
bột trong hình thành tinh bột là không rõ. Vì nhiều loài hoàn toàn không có hạch tạo
bột mà tinh bột vẫn được hình thành (như Microspora). Khi tế bào phân đôi thì hạch
3


tạo bột cũng được phân đôi theo thể màu và chia về cho hai tế bào con. Trong trường
hợp tế bào phân đôi nhanh và thành nhiều tế bào con thì hạch tạo bột thường biến mất
trước khi tế bào mẹ phân chia và lại xuất hiện lại ở tế bào con sau đó.
Thành tế bào hay màng tế bào thoạt đầu ở dạng pectin và sau là ở dạng
xenluloza; là một dấu hiệu quan trọng của sự phát triển tế bào thực vật. Chúng mang
chức phận bảo vệ và chống đỡ. Thành tế bào của tảo khác nhau về hình dạng cũng như
về thành phần hóa học. Chiều dày thành tế bào thay đổi ngay cả trong một loài, nó phụ
thuộc vào tăng trưởng của tế bào và vào môi trường sống xung quanh.
Nhân tế bào thường nằm ở giữa hay hai bên cạnh tế bào. Mỗi nhân chỉ chứa

một hạch nhân, trong hạch nhân không chứa DNA và RNA (Đặng Thị Sy, 2005).
Những giống loài tảo lục có khả năng vận động thường có từ 2- 4 roi đều nhau,
nằm ở đỉnh tế bào. Roi của tế bào là những sợi nguyên sinh chất kéo dài ra ở phía đỉnh
tế bào, gốc của roi thường có một lạp thể - thể sinh roi. Ở dạng tập đoàn vận động có
thể mọi tế bào trong tập đoàn đều có roi hoặc chỉ những tế bào phía ngoài quần thể có
roi như (Volvox).
Điểm mắt có chức năng cơ bản là thụ cảm ánh sáng, thu nhận ánh sáng và định
hướng cho cơ thể trong môi trường sống. Nhiều cơ thể tảo không có điểm mắt nhưng
vẫn có khả năng điều chỉnh tốt trong ánh sáng. Chính vì vậy mà tảo rất ưa ánh sáng.
2.1.2 Sinh sản và chu kỳ sinh sản của tảo lục
Tảo lục có ba hình thức sinh sản sau:
2.1.2.1 Sinh sản dinh dưỡng (Vegetative reproduction)
Theo Đặng Đình Kim và Đặng Hoàng Phước Hiền (1999) thì tảo đơn bào sinh
sản bằng cách phân chia tế bào. Nếu tảo là một tập đoàn thì chúng phân tách thành
từng tập đoàn mới ở bên trong tế bào mẹ của cá thể (Volvocales, Protocales). Còn ở
tảo dạng sợi sinh sản bằng cách tách sợi ra thành các đoạn hoặc bằng cách đứt đoạn
ngẫu nhiên.
2.1.2.2 Sinh sản vô tính (Asexual reproduction)
Đây là hình thức sinh sản hầu như bắt gặp ở các loài tảo, được thực hiện bằng
sự hình thành các bào tử chuyên hóa. Đa số tảo có các bào tử chuyển động, có cấu trúc
monad, không có màng tế bào và được gọi là động bào tử (zoospore). Động bào tử sau
khi bơi lội một thời gian, tạo vỏ bọc và nảy mầm thành một cơ thể mới. Những bào tử
4


sinh sản vô tính không chuyển động ở hàng loạt tảo gọi là bào tử bất động
(aplanospore).
Đặng Thị Sy (2005) cho rằng: Trong mục đích phân mảnh, tảo sản xuất các đơn
bào cho sinh sản vô tính gọi là các bào tử, trong số này thì bào tử màng dày là phổ
biến. Một bào tử màng dày chính là một tế bào dinh dưỡng có vách dày, có thể chống

lại sự làm khô và các điều kiện ức chế sự phát triển dinh dưỡng.
Ngoài ra còn có một kiểu khác của bào tử không chuyển động được sản sinh
bởi các tảo khác nhau như ở một số tảo lục và tảo vàng. Kiểu bào tử này giống như bất
động bào tử nhưng thiếu khả năng chuyển động tiềm tàng, hơn nữa chúng giống như
các tế bào mẹ đã sinh ra chúng.
Các bào tử có thể được sản sinh bên trong các tế bào dinh dưỡng thông thường
hoặc bên trong các tế bào thuộc nhóm tế bào đặc biệt. Cấu trúc của bộ phận sản sinh
bào tử (bào tử nang) là khác nhau ở tảo khác nhau, chúng được phân ra hai loại chính
là động bào tử và bào tử bất động.
2.1.1.3 Sinh sản hữu tính (Sexual reproduction)
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản phổ biến của tảo. Các tế bào có roi làm
chức phận động bào tử vô tính hoặc như các giao tử dường như phụ thuộc vào vùng,
vào điều kiện môi trường. Về môi trường, thành phần nitơ được coi là yếu tố quan
trọng nhất. Đa số các loài tảo tiến hành sinh sản hữu tính bằng sự dung hợp hai tế bào
trần để tạo thành hợp tử. Hợp tử được bao phủ màng dày và nhanh chóng nảy mầm
hoặc chuyển sang trạng thái nghỉ, sau đó nảy mầm hình thành động bào tử hoặc trực
tiếp thành tảo mới.
Đặng Đình Kim và Đặng Hoàng Phước Hiền (1999) cho rằng: Nếu hai giao tử
kết hợp với nhau về hình dạng và kích thước thì được gọi là sinh sản hữu tính đẳng
giao. Nếu hai giao tử chuyển động nhưng một giao tử lớn hơn giao tử kia thì được gọi
là sinh sản hữu tính dị giao.
Sinh sản hữu tính noãn giao là sự phân hóa giữa các giao tử. Giao tử cái thường
có dạng tế bào trứng và giao tử đực có dạng tinh trùng. Giao tử cái lớn không chuyển
động, phát triển với một lượng ít, giao tử đực nhỏ, chuyển động được và phát triển với
một số lượng lớn. Hợp tử được tạo thành là kết quả của sự tiếp hợp giữa tế bào trứng
và “tinh trùng” được gọi là noãn bào tử. Giao tử đực và giao tử cái được phát triển ở
5


trên cùng một cá thể hay trên cùng một tập đoàn hoặc trên các cá thể khác nhau

(Dương Đức Tiến và Võ Hành, 1997).
2.2.

Đặc Điểm Sinh Học Tảo Nannochloropsis

2.2.1 Phân loại
Theo Nguyễn Anh Tuấn (2002), Nannochloropsis thuộc :
Nghành: Chlorophyta
Lớp: Eustigmatophyceae
Giống: Nannochloropsis
Loài: Nannochloropsis sp.
2.2.2 Phân bố
Tảo phân bố hết sức rộng rãi khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu.
Những tảo sống ở lớp nước phía trên được gọi là Tảo phù du (Phytoplankton) còn
những tảo sống bám dưới đáy thủy vực, bám trên các vật sống hay thành tàu thuyền
được gọi là Tảo đáy (Phytobentos).
Tảo Nannochloropsis phân bố khắp trên trái đất. Ở những thủy vực có độ mặn,
ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, những vùng cửa sông giàu dinh dưỡng tảo phát triển
nhanh và rất nhiều.
Trong thủy vực tảo sống trôi nổi hoặc sống chìm dưới đáy (Phạm Đinh Thanh
Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005).
2.2.3 Hình thái và cấu tạo

Hình 2.1: Tế bào Nannochloropsis sp. ở độ phóng đại 400 lần (bên trái) và 1000 lần
(bên phải).

6


Tảo Nannochloropsis không roi nên di chuyển ít chủ động. Toàn bộ cơ thể là

một tế bào hình cầu, bên trong có một sắc tố lớn hình chén tạo nên màu xanh đậm và
bên ngoài thành tế bào mỏng nên là thức ăn tốt dễ tiêu hóa cho các loài ấu trùng thủy
sản.
Kích thước tế bào từ 4 – 6 µm tùy theo môi trường dinh dưỡng.
Giá trị dinh dưỡng của các vi tảo có thể biến đổi đáng kể theo điều kiện nuôi, ví
dụ như ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi lên thành phần gần đúng của các
loài vi tảo khác như bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thành phần gần đúng (cho 1 kg tế bào) ở các môi trường khác nhau của tảo
Nannochloropsis (Vũ Dũng và ctv, 2003).
Môi trường nuôi

Mật độ tế bào

Protein

(triệu tế bào/ml)

Hydrat

Lipit

cacbon

Walne

2,29

13,31

6,20


7,04

ES

2,58

16,98

6,93

7,22

F/2

2,38

21,75

8,37

7,92

2.2.4 Thành phần hóa học
Giá trị dinh dưỡng của bất kỳ loài tảo nào cũng đều phụ thuộc vào kích thước
của tế bào, tính tiêu hóa của nó, việc sản sinh các chất độc hại và thành phần sinh hóa.
Thành phần hóa học có trong tảo Nannochloropsis biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của
trọng lượng tương ứng với protein là 12 – 35%, lipid từ 7,2 – 23% và hydrocacbon là
4,6 – 23%. Hàm lượng của các acid béo không no đặc biệt là acid eicosapentaennoic
(20:5n – 3 EPA) đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong việc đánh giá thành phần dinh

dưỡng của một loài tảo làm thức ăn cho các sinh vật biển. Các vi tảo còn được coi là
nguồn giàu acid ascorcbic (0,11 – 1,62% trọng lượng khô).

7


Bảng 2.2: Thành phần sinh hóa của Nannochloropsis tính theo phần trăm trọng lượng
khô (Vũ Dũng và ctv, 2003)
Thành phần

Hàm lượng

Trọng lượng khô

18,4%

Calories trong 10 ml trọng lượng khô

44,4

Protein

52,11%

Carbohydrate

16%

Lipid (tổng cộng)


27,64%

Vitamin C

0,85%

Chlorophyl A

0,89%

8


Bảng 2.3: Thành phần amino acid có trong tảo Nannochloropsis.
Amino Acids

2.3.

Đơn vị (%)

Aspartic

9,40

Serine

4,31

Glutamic


15,48

Glycine

7,11

Histidine

0,61

Arginine

4,57

Threonine

5,28

Alanine

1,54

Proline

15,20

Tyrosine

1,06


Valine

6,90

Methionine

2,64

Lysine

9,07

Isolucine

1,47

Leucine

11,57

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Tảo Nannochloropsis
Các thông số quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo là số lượng và

chất lượng môi trường dinh dưỡng, ánh sáng, độ pH, sự xáo động nhiệt độ và độ mặn.
Các thông số tối ưu cũng như phạm vi chịu đựng mang tính đặc trưng của loài. Tuy
nhiên nhiều yếu tố trong số này có thể phụ thuộc lẫn nhau và thay đổi theo từng giống
loài khác nhau.
9



Bảng 2.4: Một số yếu tố môi trường được dùng để nuôi tảo (Vũ Dũng và ctv, 2003).
Yếu tố

Phạm vi

Tối ưu

Nhiệt độ (0C)

16 – 27

18 – 24

Độ mặn (‰)

12 – 40

20 - 24

Cường độ ánh sáng (lux)

1000 - 10000

2.500 – 5.000

Chu kỳ chiếu sáng (ánh

12/24 – 24/24

16: 8


sáng: tối, giờ)

Tùy thuộc từng loài

24: 0

Độ pH

7–9

8,2 – 8,7

2.3.1 Ánh sáng
Trong quá trình phát triển các loài tảo đơn bào quang hợp, hấp thụ cacbon vô cơ
để chuyển hóa thành các chất hữu cơ. Ánh sáng là nguồn năng lượng chính để chuỗi
phản ứng này diễn ra, vì vậy mà chu kỳ chiếu sáng, cường độ và chất lượng ánh sáng
là rất quan trọng.
Cường độ ánh sáng thay đổi theo chiều sâu của môi trường, trong nuôi trồng tảo
thể tích và độ sâu càng lớn thì cường độ chiếu sáng càng giảm. Nhưng không phải vì
vậy mà ta trang bị quá nhiều đèn hoặc để nơi ánh sáng quá mạnh sẽ dẫn đến nhiệt độ
tăng cao làm tảo không phát triển được hay bị chết. Tốt nhất ta nên dùng ánh sáng của
đèn huỳnh quang phát sáng ở phổ xanh da trời hoặc đỏ phù hợp với sự phát triển của
tảo. Ta có thể chiếu sáng 24 giờ với cường độ ánh sáng từ 2.500 – 5.000 lux.
2.3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho tảo phát triển là từ 18 – 240C. Nhưng trong thực tế ở nhiệt
độ trên 320C tảo vẫn phát triển nhưng sinh khối đạt được không cao. Do nhiệt độ có
thể thay đổi theo thành phần môi trường nuôi, các loài và các dòng nuôi,…
Hầu hết các loài tảo nuôi trồng phổ biến hiện nay đều phát triển tốt từ 18 –
270C. Nhiệt độ thấp hơn 160C thì tảo chậm phát triển, nhưng nhiệt độ lớn hơn 350C thì

gây chết một số loài. Khi nhiệt độ môi trường nuôi quá cao ta có thể hạ nhiệt độ bằng
cách bố trí thêm thiết bị điều hòa nhiệt độ hoặc cho dòng nước mát chạy trên bề mặt
dụng cụ nuôi. Đây là hai cách mang lại hiệu quả cao mà người nuôi thường áp dụng.
2.3.3 pH
Hầu hết các loài tảo có thể sống ở độ pH từ 7 – 9, ngưỡng pH tối ưu trong
khoảng 8,2 – 8,7 (Trương Sỹ Kỳ, 2000).
10


pH ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của tảo, pH quá cao hoặc
quá thấp đều làm chậm sự phát triển hoặc chết. Vì độ pH làm ảnh hưởng đến khả năng
phân ly muối và các hợp chất. Sự phân ly này là nguyên nhân gián tiếp gây độc và ức
chế sự sinh trưởng của tảo. Ngoài ra độ pH còn ảnh hưởng đến độ hòa tan của muối
kim loại và hàm lượng độc tố có trong một số loài tảo (Phạm Đinh Thanh Nhàn và
Hoàng Thanh Phương, 2005).
2.3.4 Độ mặn
Vi tảo nói chung và tảo Nannochloropsis nói riêng là loài rộng muối, chúng
sống được ở những vùng biển có độ mặn trên 70‰ hay trong những thủy vực có độ
mặn 5‰ và thậm chí đôi lúc gặp điều kiện bất lợi chúng vẫn tồn tại ở cả nước ngọt.
Độ mặn từ 20 – 24‰ được coi là tối ưu cho sự phát triển của tảo.
Trong phòng thí nghiệm chúng tôi thử sốc độ mặn ở 75‰ tảo vẫn sống được
trong 3 ngày, ở 100‰ tảo sống được 1 ngày.
2.3.5 Yếu tố sục khí
Sục khí cho tảo là việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu nuôi sinh khối tảo ở
thể tích nhỏ mà sau 12 giờ không sục khí thì tảo lắng xuống đáy và bị chết nhiều. Sau
24 - 36 giờ không sục khí và chiếu sáng tảo bị chết hoàn toàn.Vì sục khí có tác dụng:
- Ngăn ngừa sự chìm lắng của tảo ở đáy, đảm bảo cho tất cả các tế bào tảo trong
quần thể tiếp xúc được với ánh sáng.
- Tránh sự phân tầng nhiệt độ và tăng cường sự trao đổi khí giữa môi trường nuôi
và không khí.

- Trộn đều môi trường dinh dưỡng nuôi.
Vì vậy khi nuôi sinh khối tảo chúng ta nên sục khí 24/24 giờ để giúp tảo được
phát triển tốt. Đạt được mật độ cao, chất lượng tảo được ổn định.
Tuy nhiên khi chúng ta sục khí cũng phải điều chỉnh cho phù hợp, nếu ta sục
khí quá mạnh môi trường mau cạn kiệt, nếu sục khí quá nhẹ thì tảo phát triển chậm và
dễ bị lắng ở đáy.
2.3.6 Sự tạp nhiễm
Nuôi vô trùng đòi hỏi nghiêm ngặt tảo phải thuần chủng, nghĩa là tảo không
được nhiễm bất cứ một loài nào trong đó. Vì sự nhiễm tạp làm cho tảo chậm phát triển
(nhiễm tảo khác) hoặc bị chết (nhiễm phiêu sinh động, luân trùng).
11


Nuôi tảo trong bình tam giác, túi nilon, các dụng cụ kín thì ít bị nhiễm tạp hơn
so với cách nuôi hở: ao, hồ, ruộng muối... thì nguy cơ rủi ro là cao hơn. Khi tảo bị
nhiễm bẩn thì ngay lập tức mật độ giảm xuống, chu kỳ nuôi cũng bị rút ngắn lại, màu
sắc nhạt dần...
2.3.7 Môi trường nuôi/chất dinh dưỡng
Với nuôi sinh khối tảo, mật độ tảo rất cao và chu kỳ nuôi phải ngắn ngày để hạn
chế kinh phí. Chính vì vậy mà môi trường dinh dưỡng cũng cao hơn môi trường tự
nhiên, cung cấp đầy đủ các thành phần vi lượng và đa lượng cho tảo là điều rất cần
thiết. Tuy nhiên thành phần đa lượng và vi lượng khác nhau tùy theo loài, tùy theo môi
trường dinh dưỡng ta nuôi khác nhau (ví dụ như môi trường: E, Hannay (cải tiến),
BBM).
Trong suốt quá trình nuôi tảo, môi trường dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt khi
mật độ tảo càng cao, thời gian nuôi càng kéo dài. Cho nên chúng ta phải bổ sung môi
trường dinh dưỡng thường xuyên. Vì một phần do khi sục khí nước bị bay hơi và một
phần bị bắn ra ngoài.
2.4.


Các Nghiên Cứu Về Tảo Trên Thế giới Và Ở Việt Nam
Vi tảo nói chung và tảo Nannochloropsis nói riêng đã được biết đến từ lâu và

nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y học, thực phẩm...
Ngày nay tảo còn được dùng để sản xuất năng lượng thay thế năng lượng làm hại môi
trường như xăng, dầu....
2.4.1 Trên thế giới
Theo Watanabe và ctv (1994) trong hai thập kỷ qua việc nghiên cứu thức ăn
nhân tạo thay thế thức ăn tươi sống chỉ thu được kết quả rất hạn chế. Trong số những
loại thức ăn sống thì vi tảo là thức ăn quan trọng cho việc nuôi thương mại các loài
thủy sản kinh tế ở giai đoạn nhỏ.
Năm 1840, Hudinaga đã biết dùng thức ăn tự nhiên để cho sinh sản nhân tạo
tôm, nhưng thành công rất thấp. Đến năm 1943, việc cho tôm giai đoạn ấu trùng ăn vi
tảo đã nâng tỷ lệ sống lên tới 30%.
Đầu những năm 1950, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh rằng hàm lượng
chất béo và protein trong tế bào có thể điều khiển được bằng cách thay đổi điều kiện
môi trường nuôi trồng.
12


Vào năm 1953, các nhà khoa học Đức đã nghiên cứu khả năng sử dụng CO2
phế thải từ vùng công nghiệp Rhur để nuôi trồng tảo. Trong nhiều năm sau đó, GS.
Soeder và cộng sự đã tiếp tục tiến hành nghiên cứu này.
Năm 1957, tại Nhật Bản, Tamiya và cộng sự của mình đã công bố các công
trình nghiên cứu có liên quan đến việc nuôi trồng vi tảo.
Từ nghiên cứu của các nhà khoa học Tiệp Khắc, tại Rupite (Bungari) đã nghiên
cứu sản xuất đại trà nhiều loài tảo trong đó có Nannochloropsis nuôi ở mô hình bể có
độ nghiêng của nền là 30 và tạo dòng chảy nhờ bơm.
Đài Loan vào năm 1982 đã bắt đầu thu thập nuôi các loài tảo làm thức ăn cho
các ấu trùng tôm, cá biển và các ấu trùng nhuyễn thể.

Cho đến nay trên thế giới đã và đang có hàng ngàn nghiên cứu về tảo, các loài
tảo mới có giá trị cao không ngừng được tìm thấy cũng như giá trị và vai trò của các vi
tảo chưa được biết đến trước đây nay công bố ngày một nhiều.
2.4.2 Ở Việt Nam
Vào những năm đầu thập kỷ 70 đã bắt đầu sản xuất giống tôm he do chuyên gia
Nhật Bản giúp đỡ tại Viện Nghiên Cứu nuôi trồng Thủy sản nước lợ, sau này là Viện
Nghiên Cứu Hải Sản. Vũ Dũng và Vũ Văn Toàn đã thành công khi nuôi tảo khuê
S.costatum làm thức ăn cho ấu trùng Zoea.
Năm 1974, Vũ Dũng đã phân lập được được tảo S.costatum bằng ống hút mao
quản trên kính hiển vi và nuôi nhân giống ở môi trường Alen nelson. Từ đó đến nay ở
các Viện Nghiên Cứu và các trường Đại học đã có các hàng loạt nghiên cứu về đặc
điểm sinh học, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của tảo.
Nhằm cung cấp những thông tin giúp cho người nuôi tảo thu được sinh khối cao nhất
để mở rộng sản xuất, ứng dụng rộng rãi đưa ngành Thủy sản của chúng ta trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Đối với tảo Nannochloropsis thì ở Nha Trang được nghiên cứu nhiều nhất. Các
nghiên cứu chủ yếu là tìm hiểu về đặc điểm sinh học của chúng.
- Phạm Thị Lam Hồng, 1999. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, ánh sáng và tỷ
lệ thu hoạch lên một số đặc điểm sinh học thành phần sinh hóa của hai loài vi tảo
Nannochloropsis và Chlorella trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn thạc sỹ,
khoa Thủy Sản, trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang
13


- Lục Minh Diệp, 1999. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón (N, P, Si); tỷ
lệ thu hoạch đến sự phát triển hỗn hợp tảo tự nhiên và nuôi tảo Nannochloropsis. Luận
văn thạc sỹ, trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang.
- Hà Lê Thị Lộc và ctv, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, ánh sáng, mật
độ ban đầu và tỷ lệ thu hoạch lên sự sinh trưởng của tảo Nannochloropssis. Nghiên
cứu khoa học, trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang...

2.5.

Các Phương Pháp Nuôi Tảo
Vi tảo được nuôi với nhiều phương pháp khác nhau, từ các phương pháp được

kiểm soát chặt chẽ trong phòng thí nghiệm đến các phương pháp nuôi ngoài trời. Sau
đây là các hệ thống nuôi phổ biến và những ưu, nhược điểm của từng phương pháp:
Bảng 2.5: Những ưu và nhược điểm của các phương pháp nuôi tảo khác nhau
(Anonymous, 1991, trích bởi Vũ Dũng và ctv, 2003).
Kiểu nuôi
Nuôi trong nhà

Ưu điểm

Nhược điểm

Mức độ kiểm soát cao (có thể Tốn kém
đoán trước được kết quả)

Nuôi ngoài trời

Rẻ hơn

Ít kiểm soát được

Nuôi hệ thống kín

Có thể bị lây nhiễm

Tốn kém


Nuôi hệ thống mở

Rẻ hơn

Dễ bị nhiễm bẩn

Nuôi vô trùng

Đoán trước được, ít bị thất bại

Tốn kém, khó triển khai

Nuôi không vô trùng Rẻ hơn, ít khó khăn hơn
Nuôi liên tục

Dễ bị thất bại

Hiệu quả, cung cấp đều đặn Chỉ để áp dụng khi nuôi với
các tế bào chất lượng cao, tự số lượng nhỏ, vì thiết bị
động hóa được và tốc độ sản phức tạp và chi phí cao
xuất cao nhất trong thời gian
dài

Nuôi bán liên tục

Dễ hơn, tương đối hiệu quả

Chất lượng không ổn định,
độ tin cậy thấp


Nuôi từng mẻ

Dễ nhất, đáng tin cậy nhất

Ít hiệu quả nhất, chất lượng
không ổn định

14


×