Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PREMIX VITAMIN LÊN TỶ LỆ SỐNG, SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.19 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PREMIX VITAMIN LÊN TỶ
LỆ SỐNG, SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC
ĂN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
BÙI ĐỨC TÂM
Ngành

: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Niên khóa

: 2004 - 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2008


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PREMIX VITAMIN LÊN TỶ LỆ SỐNG,
SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ KHẢ NĂNG
KHÁNG BỆNH CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Thực hiện bởi:
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
BÙI ĐỨC TÂM



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Hùng

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10 năm 2008
i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tạo cho chúng tôi một
môi trường tốt để học tập.
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quí thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận
tình giảng dạy chúng tôi trong suốt khóa học
Cha, mẹ đã hộ trợ cho chúng tôi về vật chất lẫn tinh thần để chúng tôi hoàn
thành tốt đề tài này.
Đặc biệt xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài
này.
Cám ơn cô Võ Thị Thanh Bình đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Đồng thời cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp và ngoài lớp đã tận tình giúp đỡ
chúng tôi thực hiện tốt đề tài này.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các
bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu:” Khảo sát ảnh hưởng của premix vitamin lên tỷ lệ sống,
sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và sức đề kháng của cá tra (Pangasianodon
hypophthamus)” được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM từ ngày 07/04/2008 đến ngày 18/06/2008.
Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin lên tỷ lệ
sống, sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) đã được tiến hành trong 56 ngày, gồm năm nghiệm thức đựợc thiết kế
với khẩu phần thức ăn có cùng mức protein là 28% với mức bổ sung premix lần lượt
là: 0; 1; 1,5; 2; 2,5 kg/tấn thức ăn và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với ba
lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Cá thí nghiệm có trọng lượng ban đầu là 13,67g/cá
thể. Mật độ nuôi 60 con/giai. Sau 56 ngày nuôi kết quả cho thấy: giữa các nghiệm thức
không có sự sai khác về mặt thống kê.
Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của premix vitamin lên khả năng đề
kháng bệnh của cá Tra đối với vi khuẩn Edwardsiella. Cá được được lấy từ thí nghiệm
1, mỗi nghiệm thức lấy 20 con. Kết quả cho thấy: các nghiệm thức không có sự sai
khác về mặt thống kê.
Thí nghiệm 3: ảnh hưởng của premix vitamin lên khả năng chịu đựng của cá
đối với NH3. Cá được lấy từ thí nghiệm 1, mỗi nghiệm thức 10 con. Kết quả sau khi
ngâm cá trong dung dịch ammonia 10 ngày cho thấy: sự khác biệt giữa các nghiệm
thức cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Như vậy, ở điều kiện thí nghiệm việc bổ sung premix vitamin vào thức ăn
cho cá tra thì không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức
ăn cũng như khả năng kháng bệnh của cá Tra. Có thể nói sự hiện diện của thức ăn tự
nhiên trong môi trường nuôi và lượng vitamin sẵn có trong nguyên liệu đã giải thích
được việc bổ sung premix vitamin là không có tác dụng.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Cảm tạ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các đồ thị.......................................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .......................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1 Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra ..................................................................3
2.1.1 Phân loại .................................................................................................................3
2.1.2 Phân bố ..................................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái.................................................................................................3
2.1.4 Đặc điểm sinh thái ..................................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản...................................................................................................5
2.2 Thành Phần Dinh Dưỡng Của Thức Ăn ....................................................................6
2.3 Vitamin Trong Thức Ăn Thủy Sản ...........................................................................6
2.4 Vai Trò Của Vitamin C Đối Với Sức Khỏe của Cá ..................................................8
2.4.1 Vitamin C như là yếu tố dinh dưỡng ......................................................................8
2.4.2 Chức năng của vitamin C .......................................................................................9
2.4.3 Nhu cầu vitamin C của cá.....................................................................................10
2.5 Các Nguồn Cung Cấp Vitamin................................................................................11

2.5.1 Thức ăn tự nhiên...................................................................................................11
2.5.2 Nguyên liệu thức ăn..............................................................................................12
2.5.3 Premix vitamin .....................................................................................................13
2.6 Một Số Thông Tin về Bệnh Mủ Gan trên Cá Tra và Tác Nhân Gây Bệnh.............16
iv


2.6.1 Một số thông tin về bệnh mủ gan trên cá Tra.......................................................16
2.6.2 Một số thông tin về tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra..........................16
2.6.3 Dấu hiệu bệnh lý..................................................................................................17
2.6.4 Chẩn đoán bệnh ....................................................................................................17
2.6.5 Phòng và trị bệnh..................................................................................................18
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................19
3.1.Thời gian và địa điểm..............................................................................................19
3.2 Vật liệu ....................................................................................................................19
3.2.1 Đối tượng..............................................................................................................19
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất .............................................................................................19
3.2.3 Nguồn nước ..........................................................................................................20
3.2.4 Thức ăn .................................................................................................................20
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................20
3.3.1 Thí Nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của premix vitamin lên sự tăng trưởng, tỷ lệ
sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Tra ........................................................20
3.3.1.1 Hệ thống bể thí nghiệm .....................................................................................21
3.3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................................21
3.3.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi môi trường .......................................................................22
3.3.1.4 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................22
3.3.1.5 Các chỉ tiêu theo dõi cá ....................................................................................22
3.3.2 Thí nghiệm 2: khảo sát sự ảnh hưởng của premix vitamin đến khả năng đề kháng
của cá Tra đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.................................................23
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................................23

3.3.2.2 Phương pháp thu mẫu........................................................................................23
3.3.2.3 Phương pháp gây bệnh ......................................................................................23
3.3.2.4 Phương pháp đếm số lượng vi khuẩn ................................................................24
3.3.2.5 Phương pháp phân lập vi khuẩn ........................................................................24
3.3.2.6 Phương pháp định danh vi khuẩn ......................................................................25
3.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hưởng của premix vitamin đến khả năng chịu
đựng của cá Tra đối với NH3 .................................................................................28
3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................................28
3.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................29
v


3.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...............................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................30
4.1 Thí Nghiệm 1: Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Premix Vitamin Lên Tỷ
Lệ Sống, Sự Tăng Trưởng, Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn Của Cá Tra ..................30
4.1.1 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và hàm lượng vitamin trong thức ăn.30
4.1.2 Các thông số môi trường ......................................................................................31
4.1.2.1 Nhiệt độ .............................................................................................................32
4.1.2.2 Oxy hòa tan trong nước (DO)............................................................................33
4.1.2.3 pH .....................................................................................................................34
4.1.2.4 Ammonia (NH3) ................................................................................................35
4.1.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin lên tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của
cá thí nghiệm ..........................................................................................................36
4.1.3.1 Tỷ lệ sống ..........................................................................................................36
4.1.3.2 Tăng trưởng của cá thí nghiệm..........................................................................36
4.1.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin lên lượng ăn và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá thí nghiệm.......................................................................................38
4.1.4.1 Lượng ăn tuyệt đối và lượng ăn tương đối của cá thí nghiệm...........................38
4.1.4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm.....................................................39

4.2 Thí Nghiệm 2: Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Premix Vitamin Đến Khả Năng Đề
Kháng Của Cá Tra Đối Với Vi Khuẩn Edwardsiella ictaluri................................42
4.2.1 Ảnh hưởng của premix vitamin lên ký sinh trùng................................................42
4.2.2. Ảnh hưởng của premix vitamin lên sức đề kháng...............................................43
4.2.3 Kết quả phân lập và định danh .............................................................................44
4.2.4 Tỷ lệ sống của cá khi gây bệnh thực nghiệm .......................................................46
4.3 Thí Nghiệm 3: Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Premix Vitamin Đến Khả Năng Chịu
Đựng Của Cá Tra Đối Với NH3. ............................................................................47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................50
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................50
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51
PHỤ LỤC .....................................................................................................................53

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên theo D.Menon và
P.I.Cheko..................................................................................................................5
Bảng 2.2 Chức năng của một số vitamin........................................................................7
Bảng 2.3: Nhu cầu vitamin của một số loài cá................................................................8
Bảng 2.4: Thành phần vitamin của phiêu sinh động được thu thập từ ao nuôi cá da trơn
Mỹ vào mùa hè ở Mississippi ................................................................................11
Bảng 2.5: Thành phần vitamin chứa trong tảo Chlorella ..............................................12
Bảng 2.6: Thành phần và hàm lượng vitamin được tìm thấy trong nguyên liệu thức ăn .. 13
Bảng 2.7 : Sản phẩm premix của công ty NUTRWAY………………………………14
Bảng 2.8 : Sản phẩm premix của công tu DSM………………………………………15
Bảng 2.9 : Sản phẩm premix của công ty BAYER…………………………………...16

Bảng 3.1: Các phản ứng sinh hóa trong bộ dịnh danh ..................................................26
Bảng 3.2: Đọc kết quả cho các giếng ............................................................................27
Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn.............................................................30
Bảng 4.2: Hàm lượng vitamin trong thức ăn theo tính toán so với nhu cầu .................31
Bảng 4.3: Kết quả theo dõi nhiệt độ ..............................................................................32
Bảng 4.4: Kết quả theo dõi DO .....................................................................................33
Bảng 4.5: Kết quả theo dõi pH ......................................................................................34
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi NH3 ....................................................................................35
Bảng 4.7: Tăng trưởng của cá thí nghiệm .....................................................................37
Bảng 4.8: Lượng ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm qua 56 ngày nuôi..............................38
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá ..................................................................40
Bảng 4.10: Tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm sán của cá ở các nghiệm thức ....42
Bảng 4.11: Tỷ lệ chết (%) tích lũy theo ngày khi gây bệnh thực nghiệm.....................44
Bảng 4.12:Tỷ lệ sống của các nghiệm thức sau khi gây bệnh 7,14 ngày......................46
Bảng 4.13: Tỷ lệ chết tích lũy qua 10 ngày test NH3 ....................................................48
Bảng 4.14: Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức sau khi test NH3 ...............................49

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá Tra.............................................................................4
Hình 2.2:Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri dưới kính hiển vi .........................................17
Hình 3.1: Thức ăn thí nghiệm........................................................................................20
Hình 3.2: Hệ thống giai và bể thí nghiệm .....................................................................21
Hình 3.3: Bảng ghi kết quả của bộ định danh IDS 14 GNR .........................................28
Hình 4.1: Cá tra bị bệnh gan thận mủ............................................................................45
Hình 4.2: Khuẩn lạc vi khuẩn Edwardsiella ictaluri sau 48 giờ ở 300C.......................45
Hình 4.3: Kết quả phản ứng sinh hóa của mẫu vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ...........45


viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1: Sự biến động nhiệt độ theo thời gian sáng chiều qua các tuần ...................33
Đồ thị 4.2: Sự biến động DO theo thời gian sáng chiều qua các tuần...........................34
Đồ thị 4.3: Sự biến động pH theo thời gian sáng chiều qua các tuần ...........................35
Đồ thị 4.4: Sự biến động NH3 theo thời gian sáng chiều qua các tuần .........................36
Đồ thị 4.5: Lượng ăn và tăng trưởng của cá thí nghiệm................................................37
Đồ thị 4.6: Tăng trưởng đặt biệt của cá thí nghiệm.......................................................38
Đồ thị 4.7: Lượng ăn tuyệt đối và lượng ăn tương đối của cá thí nghiệm ....................39
Đồ thị 4.8: Hệ số biến đổi thức ăn (FCR)......................................................................40
Đồ thị 4.9: Hiệu quả sử dụng Protein trong thức ăn (PER)...........................................40
Đồ thị 4.10: Tỷ lệ cá chết tích lũy theo ngày khi gây bệnh...........................................43
Đồ thị 4.11: Tỷ lệ cá sống giữa các nghiệm thức khi gây bệnh 14 ngày ......................46
Đồ thị 4.12: Số lượng cá chết tích lũy qua 10 ngày thí nghiệm ....................................48
Đồ thị 4.13: Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức sau 10 ngày test NH3 .....................49

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển kéo theo các ngành công nghiệp chế biến
thức ăn thủy sản cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay xu
hướng người nuôi thường lựa chọn thức ăn công nghiệp để nuôi thủy sản vì tính tiện

lợi, bảo quản được lâu cũng như tiết kiệm được thời gian, nhân công chế biến. Bên
cạnh những lợi ích mà thức ăn công nghiệp mang lại cho người nuôi thì chất lượng
thức ăn được đặt lên hàng đầu vì nó có tác động rất lớn đến sinh trưởng và phát triển
của động vật thủy sản, quyết định năng suất ao nuôi. Các thành phần dinh dưỡng trong
thức ăn công nghiệp phải luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất nhưng vấn đề đặt ra ở đây
là trong quá trình chế biến, gia nhiệt, bảo quản thì một số thành phần dinh dưỡng sẽ bị
mất đi mà tiêu biểu nhất là vitamin. Như chúng ta đã biết thì đối với con người, động
vật trên cạn hay dưới nước thì vitamin đóng một vai rất quan trọng, tuy chỉ chiếm từ 12% trong khẩu phần ăn nhưng nó đóng vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, động vật thủy sản không có khả năng hay khả
năng tổng hợp rất ít không đủ cho nhu cầu nên việc cung cấp vitamin vào thức ăn cho
động vật thủy sản là rất cần thiết. Động vật thủy sản ăn thức ăn không được cung cấp
đầy đủ vitamin sẽ sinh trưởng chậm, tỉ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động
môi trường kém và dễ bị bệnh. Mặt khác, cho đến nay thì nhu cầu vitamin của một số
loài cá vẫn chưa được xác định.
Từ những vấn đề trên mà các nhà sản xuất thường bổ sung một lượng lớn
vitamin vào thức ăn để phòng ngừa sự hao hụt trong quá trình chế biến, gia nhiệt, bảo
quản cũng như độ tan rữa của vitamin trong môi trường nước. Nhưng việc bổ sung
premix vitamin vào thức ăn này với liều lượng bao nhiêu là thích hợp? Để kiểm chứng
lại điều này chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:” Khảo sát ảnh huởng của
việc bổ sung premix vitamin lên tỷ lệ sống, sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn
1


và sức đề kháng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)” tại trại thực nghiệm
Khoa Thủy Sản truờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát ảnh huởng của việc bổ sung premix vitamin lên sự tăng truởng, tỷ lệ
sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và sức đề kháng của cá Tra nhằm tìm ra mức độ thích
hợp nhất để áp dụng vào sản xuất.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Gnathostomata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: P.hypophthalmus (Sauvage,1878)
2.1.2 Phân bố
Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái lan.Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân
tạo, cá bột và cá giống Tra và Ba Sa được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng
thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên (www.fistenet.gov.vn).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá Tra là cá da trơn có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to,
miệng rộng có răng lá mía và khẩu cái rất mịn tạo thành vòng cung, có 2 đôi râu dài,
vây lưng và vây ngực có gai cứng, mang răng cưa ở mặt sau. Lưng màu xám đen, thân
có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và vây bụng màu xám đen, vây hậu môn
tương đối dài (trích bởi Lê Ngọc Hoan, 2006).

3


Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá Tra

2.1.4 Đặc điểm sinh thái
 Độ mặn
Cá Tra sống thích hợp và phát triển tốt là trong môi trường nước ngọt, không bị
nhiễm mặn, nhiễm phèn. Nhưng cá có khả năng sống trong vùng nước lợ, độ mặn cá
có thệ chịu đựng tối đa là 10‰ (trích bởi Lê Ngọc Hoan, 2006).
 pH
Cá có khả năng chịu pH > 5, nhưng pH thích hợp cho cá phát triển là 6,5 - 7,5
(Trích bởi Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006).
 Oxy hòa tan:
Cá Tra có cơ quan hô hấp phụ nên chịu được hàm lượng oxy hòa tan thấp. Do
đó cá có thể nuôi trong các ao nước tù, dơ bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi
trong bè với mật độ dày (www.fistenet.gov.vn).
 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng dao động trong khoảng 26 - 300C. Cá Tra
là loài chịu lạnh kém vì cá Tra là một trong những loài đặc trưng cho loài phân bố ở
vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống,
ở nhiệt độ 390C cá sẽ bơi lội không bình thường (trích bởi Lê Ngọc Hoan, 2006).

4


2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Tra là loài háu ăn, ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn chủ yếu trong tự nhiên
của cá hương và cá giống là côn trùng có kích thước vừa cỡ miệng, động vật thân
mềm, cá nhỏ, mùn bã hữu cơ. Khi trưởng thành ở trong điều kiện nuôi thức ăn chủ yếu
là thực vật (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2006)
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá Tra ngoài tự nhiên theo D.Menon và
P.I.Cheko (www.fistenet.gov.vn)
Thành phần


%

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật dương đẳng

10,7

Thực vật đa bào

1,6

Giáp xác

2,3

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cá nuôi trong ao 1 năm có thể
đạt 1 - 1,5 kg/con, những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn có khi đạt 5 – 6 kg/con
và cũng tùy thuộc vào môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn

có hàm lượng đạm nhiều hay ít (www.fistenet.gov.vn).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sinh dục, con đực 3 năm tuổi và con cái 3 - 4 năm tuổi. Khi thành
thục sinh dục, cá có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm đến các bãi đẻ, nơi có điều kiện
sinh thái phù hợp và có đầy đủ thức ăn tự nhiên cho sự phát triển tuyến sinh dục và đẻ
trứng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rể của cây cỏ thủy sinh.
Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra từ vài trăm ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh
sản tương đối có thể tới 135000 trứng/ kg cá cái.
Hệ số thành thục của cá đực là 1 - 3 % và cá cái có thể đạt 20%
(www.fistenet.gov.vn)

5


2.2 Thành Phần Dinh Dưỡng Của Thức Ăn
Thức ăn luôn chứa 6 thành phần chính và thay đổi tùy theo loại thức ăn gồm có:
nước: 10 - 80%, protein: 10 - 60%, chất béo: 1 - 25%, bột đường: 0 - 90%, khoáng:
2 - 30%, vitamin: 0 - 1% (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2006).
2.3 Vitamin Trong Thức Ăn Thủy Sản
Theo Funk có định nghĩa về vitamin đó là nhóm hóa học chứa amin ảnh hưởng
đến sự sống. Nhóm chất hữu cơ này hiện diện trong thức ăn với một lượng rất nhỏ mà
cơ thể sinh vật không tổng hợp được hay tổng hợp không đủ cho nhu cầu mà sự thiếu
hụt lâu dài các dưỡng chất này sẽ dẫn đến sự xuất hiện các bệnh lý.
Vitamin trong thức ăn thủy sản được quan tâm khi thức ăn công nghiệp ra đời
và khuynh hướng người sản xuất thường bổ sung một lượng lớn vitamin vào thức ăn
để phòng ngừa sự thiếu hụt hay sự thay đổi, biến chất các vitamin trong thức ăn trong
quá trình bảo quản.
Các loại vitamin dùng trong thức ăn thủy sản cũng tương tự như vitamin cho
gia súc, gia cầm bao gồm các loại như vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin),
vitamin B6 (pyridoxine), pantothenate, vitamin PP, folic acid, vitamin B12, inositol,

choline, biotin, vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K và chúng có
những chức năng cụ thể như sau:

6


Bảng 2.2 Chức năng của một số vitamin (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2006)
Vitamin

Chức năng

Thiamin(B1)

Liên quan đến sự biến dưỡng năng lượng từ carbohydrates

Ripoflavin(B2)

Là coenzyme cho nhiều phản ứng oxy hóa khử và trao đổi ion

Pyridoxine(B6)

Liên quan đến sự biến dưỡng protein và các phản ứng khử

Pantothenate

Cấu tạo nên acetyl coenzyme A, liên quan đến biến dưỡng
carbohydrate, lipid, protein
Liên quan đến các phản ứng oxy hóa và khử trong quá trình

Vitamin PP


chuyển vận hydrogen và biến dưỡng của carbohydrate, lipid và
amino acid.

Vitamin B12
Choline.Inositol

Cần cho quá trình thành thục và phát triển phôi, tham gia vào quá
trình tổng hợp purine và pyrimidine
Tham gia vào cấu trúc màng sinh học và sử dụng lipid trong cơ
thể
Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp các acid béo chuỗi dài và

Biotin

purine.

Vitamin C
Vitamin D
Vitamin E

Cần thiết cho sự tạo thành các collagen của mô liên kết, làm lành
các vết thương
Tăng cường khả năng hấp thu canxi từ thức ăn của ruột
Ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao phân tử không no
(HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học, có vai trò trong quá
trình tổng hợp và hoạt động của các hormone sinh dục.

Vitamin k
Vitamin A


Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu
Cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua mang tế bào, thành thục và
phát triển phôi

Việc xác định nhu cầu vitamin ở cá cũng giống như những động vật khác
thường là rất khó vì nhu cầu vitamin phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tập tính dinh
dưỡng, khả năng sinh tổng hợp vitamin của vi sinh vật trong ống tiêu hóa của cá, điều
kiện môi trường, điều liện sinh lý…và cho đến nay nhu cầu vitamin của nhiều loài cá
7


nuôi còn chưa được xác định. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về nhu cầu vitamin của
một số loài cá như: cá hồi, cá chép, cá da trơn thường được áp dụng cho các loài cá
khác (trích bởi Lại Văn Hùng, 2006).
Để xác định nhu cầu vitamin của cá, các nhà nghiên cứu tiến hành nuôi cá trong
hệ thống nước trong và sau đó tiến hành xác định nhu cầu vitamin bằng các phương
pháp tương tự như phương pháp xác định nhu cầu amino acid hay đo lượng vitamin
tích lũy trong gan và sau đây nhu cầu vitamin của một số loài cá:
Bảng 2.3: Nhu cầu vitamin của một số loài cá (mg/ kg thức ăn) (trích bởi Lê Thanh
Hùng, 2006)
Vitamin

Cá hồi Đại

Cá hồi Thái

Tây Dương

Bình Dương


Cá da trơn

Cá chép

Mỹ

Thiamin(B1)

10 - 12

10 - 15

2-3

1- 3

Riboflavin(B2)

20 - 30

20 - 25

7 - 10

9

Pyridoxine(B6)

10 - 15


15 - 20

5 - 10

3

Pantothenate

40 - 50

40 - 45

30 - 40

25 - 50

Vitamin PP

120 - 150

150 - 200

30 - 50

14

Folic acid

6 - 10


6 - 10

-

-

Vitamin B12

-

0,015 - 0,02

-

-

Inositol

200 - 300

300 - 400

200 - 300

-

Choline

-


600-800

1500-2000

-

Biotin

1 - 1,2

1 - 1,5

1 - 1,5

-

Vitamin C

100 - 150

100 - 150

30 - 50

60

Vitamin A

2000 - 2500


2000 - 2500

1000 - 2000

1000 - 2000

Vitamin D

2400

2400

-

500 - 1000

Vitamin E

30

30

80 - 100

30

Vitamin K

10


10

-

-

2.4 Vai Trò Của Vitamin C Đối Với Sức Khỏe của Cá
2.4.1 Vitamin C như là yếu tố dinh dưỡng
Vitamin C tên khác là biệt dược: Acid ascorbic, Ascorvic, Cebione, Celaskon,
Laroscorbine, Redoxon, Vitascorbol.
8


Vitamin C (Vit C) và khoáng vi lượng chiếm tỷ lệ thấp trong cơ thể cá nhưng
lại rất cần thiết cho sự hoạt động sống của cơ thể, trong đó vitamin là không thể thiếu
trong cơ thể sinh vật, nếu thiếu sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn các hoạt động sinh hóa
trong cơ thể, tế bào và các biểu hiện bất thường khác của cơ thể. Phạm Khắc Hiếu
(1997) cho rằng vitamin C đảm bảo tổng hợp acid hyaluronic và acid
chondroitinsufurid là 2 acid tạo thành thể dính liền các liên bào sụn. Khi thiếu vitamin
C các chất này không được hình thành, làm ảnh hưởng đến cấu tạo xương, xương dễ
gẫy vết gẫy lâu liền. Việc cung cấp thức ăn thiếu vitamin C hay do tình trạng cơ thể bị
stress vì điều kiện môi trường hay cơ thể bị mất bệnh hậu quả dẫn đến tình trạng cơ thể
bị suy giảm hệ thống miễn dịch làm cơ thể cá bị nhiễm bệnh và không có khả năng
phục hồi lại những chức năng bình thường của cơ thể. Theo Trần Thị Thanh Hiền
(2004), cá trê phi (Clarias gariepinus) khi thiếu vitamin C có thể có biểu hiện rạn nứt
hộp sọ, xuất huyết ở đầu ăn mòn vây, mõm và mang; trên cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella) vây và mắt bị xuất huyết.
Vitamin C có dạng tinh thể màu trắng dễ tan trong nước dể hấp thụ qua niêm
mạc ruột, không tích lũy trong cơ thể, thải trừ qua nước tiểu. Vitamin C rất cần cho

hoạt động cơ thể, tham gia vào quá trình oxy hóa khử, cần thiết để chuyển acid folic
thành acid folinic tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid ảnh hưởng đến sự thẩm
thấu mao mạch và đông máu. Nhưng vitamin C dễ bị phân hủy mất tác dụng dưới tác
dụng của nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và sự oxy hóa. Vai trò của vitamin C đối với sức
khỏe của sinh vật đã được phát hiện từ rất lâu. Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004),
vitamin không những được biết đến trong việc sử dụng nhằm để tăng cường sức đề
kháng của người và động vật trên cạn mà còn được sử dụng phổ biến trong thủy sản.
Gan và thận trước là 2 cơ quan dự trữ vitamin C quan trọng ở cá. Thận sau và
lách dự trữ 1 lượng lớn vitamin C (Verlhac et al, 1998, trích dẫn bởi Huỳnh Ngọc
Châu, 2007).
2.4.2 Chức năng của vitamin C
Vitamin C đặt biệt cần thiết cho động vật thủy sản như cá, tôm…, vì chúng là
một trong số ít động vật không có khả năng tổng hợp vitamin C từ acid Glucurpnic, do
không có enzym Gulonolactone oxidase, cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin C.
Vitamin C tham gia vào quá trình tổng hợp collagen là thành phần quan trọng ở da,
9


xương, sụn và lớp màng trong của mạch máu. Vì vậy những mô này sẽ bị hư hại nếu
thiếu vitamin C. Vitamin C còn có vai trò trong các quá trình sinh lý khác như là:
Tyrosine trao đổi chất làm giảm độc tính của một số kim loại như cadimi, niken, chì. Ở
cá bơn (Scophthalmus maximus), khi cơ thể thiếu Vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng tăng
acid uric huyết và sự bài tiết của trao đổi Tyrosin (Verlhac et al, 1998, trích dẫn bởi
Huỳnh Ngọc Châu, 2007).
2.4.3 Nhu cầu vitamin C của cá
Nhu cầu vitamin C cần cho sự phát triển của cá dao động trong khoảng 10 - 15
mg/kg thức ăn.Tuy nhiên các loại thức ăn khác nhau thì nhu cầu về vitamin C cũng
khác nhau cho sự đề kháng của cơ thể cá đối với bệnh tật như cá rô phi (Tilapia
nilotica x Tilapia aurea) là 79 mg/kg thức ăn, cá trê (Clarias gariepinus) là 69 mg/kg
thức ăn (trích dẫn bởi Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004)

Việc nghiên cứu về tác dụng của vitamin C lên chức năng miễn dịch và sức đề
kháng của cá đang được quan tâm. Vitamin C rất cần thiết cho các hoạt động sống của
cơ thể (Wilson and Poe, 1973; Lim and Lovell, 1978, trích Huỳnh Ngọc Châu, 2007).
Các mức vitamin C cao hơn nhu cầu dinh dưỡng cực đại đảm bảo sự sinh trưởng bình
thường của cơ thể cá giống, cá da trơn Mỹ đã làm tăng sức đề kháng của cá thí nghiệm
đối với bệnh do vi khuẩn E. tarda và E. ictaluri đặc biệt ở nhiệt độ dưới 23°C (Durve
and Lovell, 1982, trích dẫn bởi Huỳnh Ngọc Châu, 2007).
Khi cho cá da trơn Mỹ ăn thức ăn có bổ sung vitamin C (30 – 300 mg/kg thức
ăn) sẽ cho đáp ứng kháng thể đề kháng E. ictaluri cao hơn đối với cá cho ăn thức ăn
không có bổ sung vitamin C. Theo Li and Lovell (trích Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004),
thiếu hụt vitamin C sẽ làm suy giảm khả năng thực bào của các thực bào tuần hoàn
trong máu cá da trơn Mỹ đối với vi khuẩn E. ictaluri, nhưng thức ăn chứa vitamin C
liều cao không tăng khả năng thực bào so với nhóm cá đối chứng cho ăn liều vitamin
thông dụng. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh như: tăng hiệu quả kháng thể,
chức năng của bổ thể và sự thực bào tăng sức đề kháng chống lại E. ictaluri (trích dẫn
bởi Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy ở cá da trơn Mỹ, liều vitamin C được
khuyến cáo trong các lọai thức ăn thông dụng là nhân tố hạn chế chức năng cực thuận

10


của đáp ứng miễn dịch và cơ chế đề kháng không đặc hiệu, đăc biệt là ở nhiệt độ thấp
việc bổ sung vitamin C cần được tăng cường (trích dẫn bởi Nguyễn Kim Kha, 2006).
2.5 Các Nguồn Cung Cấp Vitamin
Nhiều kết quả nguyên cứu cho thấy, động vật thủy sản không có khả năng hay
khả năng tổng hợp rất ít không đủ cho nhu cầu nên chúng chỉ có thể sử dụng vitamin
từ các nguồn thức bên ngoài như từ thức ăn tự nhiên, từ các nguyên liệu thức ăn hay từ
các chế phẩm premix vitamin để thoa mãn nhu cầu sinh trưởng và phát triển.
2.5.1 Thức ăn tự nhiên

Do việc cho ăn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nên ao nuôi cá thường rất
màu mỡ và đó cũng là môi trường để các vi sinh vật phát triển hay còn gọi là thức ăn
tự nhiên gồm phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật không xương sống
(côn trùng và giáp xác). Những vi sinh vật này chứa hàm lượng protein, Vitamin và
các dưỡng chất khác khá cao. Người ta nhận thấy rằng sự đóng góp của những sinh vật
này đối với nhu cầu protein và năng lượng của cá da trơn thì hơi thấp nhưng các sinh
vật này có thể cung cấp một lượng vitamin đáng kể cần thiết cho cá
Bảng 2.4: Thành phần vitamin của phiêu sinh động được thu thập từ ao nuôi cá da
trơn Mỹ vào mùa hè ở Mississippi (trích bởi Edwin H. Robinson và ctv,1997)

Thành phần

Hàm lượng

Vitamin D (IU/lb)
Vitamin E (ppm)
Vitamin B1 (ppm)
Vitamin B2 (ppm)
Vitamin B6 (ppm)
Vitamin B12 (ppm)
Folic acid (ppm)
Niacin (ppm)
Pantothenic acid (ppm)
Biotin (ppm)
Inositol (ppm)
Ascorbic acid (ppm)

111
115
3,4

100
2,5
2,2
1,2
141
20
1,5
1,565
164

11


Bảng 2.5: Thành phần vitamin chứa trong tảo Chlorella (trích bởi Đậu Thị Như
Quỳnh, 2001)
Thành phần

Hàm lượng

Vitamin B1

18 mg/100gr

Vitamin B2

3,5 mg/100gr

Vitamin B6

2,3 mg/100gr


Vitamin B12

7 – 9 mg/100gr

Vitamin C

0,3-0,6 mg/gr

Vitamin K

6 mg/gr

2.5.2 Nguyên liệu thức ăn
 Các nguyên liệu chế biến thức ăn tự chế nuôi cá Tra, Basa gồm có:
Cá tạp các loại (cá biển hay cá nước ngọt) cung cấp protein thức ăn
Cám gạo cung cấp năng lượng
Các loại rau (rau muống, bí) chủ yếu cung cấp vitamin cho cá.
 Các nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp:
Nhóm cung cấp đạm: Bột cá, bột đậu nành, bánh dầu bông vải.
Nhóm cung cấp năng lượng: cám, tấm, bột mì…
Nhóm cung cấp chất khoáng: bột xương, bột sò, premix khoáng.
Nhóm cung cấp vitamin: Bao gồm nhiều loại vitamin có thể có trong nguyên
liệu hoặc premix vitamin.
Nhóm chất bổ sung: Nhóm chất hỗ trợ dinh dưỡng, nhóm chất bảo quản và duy
trì giá trị dinh dưỡng, nhóm chất hỗ trợ tiêu hóa, tăng trưởng….(trích bởi Lê Thanh
Hùng, 2006)
Theo Edwin H. Robinson và ctv, 1997. Trong một công thức thức ăn cá da trơn
có thành phần và hàm lượng như sau: bột đậu nành 34%, bột bông vải 10%, bột bắp
25%, bột lúa mì 20%, bột cá mòi dầu 4%, bột xương thịt hay bột huyết 4%, dầu cá

1,5%, Canxi phosphate 1%, khoáng chất thì hàm lượng vitamin được tìm thấy qua
bảng sau

12


Bảng 2.6: Thành phần và hàm lượng vitamin được tìm thấy trong nguyên liệu thức ăn
(trích bởi Edwin H. Robinson và ctv, 1997)
Vitamin

Hàm lượng được phân tích

Vitamin B1 (ppm)

4,9

Vitamin B2 (ppm)

4,9

Vitamin B6 (ppm)

4,8

Vitamin B12 (ppb)

20,4

Folic acid (ppm)


1,7

Niacin (ppm)

70,4

Pantothenic acid (ppm)

6,7

Vitamin C (ppm)

0

Choline (ppm)

2,072

Vitamin A (IU/lb)

<200

Vitamin D3 (IU/lb)

123

Vitamin E (ppm)

14,7


Vitamin K (ppm)

<11

2.5.3 Premix vitamin
Premix vitamin là thành phần hỗn hợp các loại vitamin được pha trộn lại với
nhau dưới dạng bột khô và được dùng trộn vào thức ăn của cá. Ngoài các nguồn cung
cấp vitamin từ thức ăn tự nhiên hay từ nguyên liệu chế biến thức ăn thì premix vitamin
là nguồn cung cấp vitamin tốt nhất cho cá để bổ sung các vitamin cần thiết cho nhu
cầu sinh trưởng và phát triển.
Premix vitamin ra đời cùng với sự ra đời của thức ăn công nghiêp và hiện nay
trên thị trường có rất nhiều sản phẩm premix vitamin và sau đây là một số sản phẩm
premix của các công ty:

13


Bảng 2.7 Sản phẩm premix của công ty NUTRIWAY
P75 CATFISH
Thành phần

P77 TILAPIA

Đơn vị

Hàm lượng/1kg

Hàm lượng/1kg

Vit A


UI

2.800.000

2.200.000

Vit D3

UI

800.000

600.000

Vit E

mg

40.000

40.000

Vit K3

mg

2.800

2.400


Vit B1

mg

6.000

8.000

Vit B2

mg

8.000

8.000

Vit B5

mg

26.000

20.000

Vit B6

mg

4.800


4.000

Vit B9

mg

2.000

2.000

Vit B12

mg

6

3,2

Vit PP

mg

40.000

40.000

Vit H

mg


240

200

Vit C

mg

50.000

40.000

Inositol

mg

32.000

24.000

Mn

mg

8.000

8.000

Zn


mg

10.000

10.000

Fe

mg

24.000

24.000

Cu

mg

4.000

4.000

I

mg

2.000

2.000


Co

mg

200

200

Se

mg

200

200

Mg

mg

8.000

8.000

Tỉ lệ trộn 2,5 kg/ tấn

14



Bảng 2.8 Sản phẩm premix của công ty DSM
BASAFISH
Thành phần

Đơn vị

TILAPIA
Hàm

Thành phần

lượng/1kg

Đơn vị

Hàm
lượng/1kg

Vit A

MIU

2.800

Vit A

MIU

2.000


Vit D

MIU

0,400

Vit D

MIU

0,680

Vit E

GM

20

Vit E

GM

24

Vit K3

GM

1,20


Vit B1

GM

0,80

Vit B1

GM

2,40

Vit B2

GM

2,40

Vit B2

GM

2,80

Vit B6

GM

2,40


Vit B3

GM

2,40

Vit B12

GM

0,04

Vit B5

GM

16

Vit B3

GM

12

Vit B6

GM

6


Vit B5

GM

8

Vit B9

GM

0,80

Vit H

GM

0,16

Vit H

GM

0,04

Vit C

GM

60


Vit C

GM

44

Fe

GM

28

Fe

GM

20

Cu

GM

24

Cu

GM

1,20


Mn

GM

6,80

Mn

GM

8

Zn

GM

24

Zn

GM

12

Co

GM

0,08


Co

GM

0,004

I

GM

0,24

I

GM

0,04

Se

GM

0,08

Se

GM

0,04


Mg

GM

24

Inositol

GM

20

Inositol

GM

32

Tỉ lệ trộn 2,5kg/ tấn

Tỉ lệ trộn 1kg/ tấn

15


×