Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THAY THẾ TRÙN CHỈ BẰNG THỊT CÁ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA ( Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) GIAI ĐOẠN TỪ 3 ĐẾN 15 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.46 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THAY THẾ TRÙN CHỈ BẰNG THỊT
CÁ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA
( Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) GIAI ĐOẠN TỪ 3
ĐẾN 15 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRỌNG SANG
Ngành: THỦY SẢN
Niên khóa: 2004-2008

Tháng 9/2008


XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THAY THẾ TRÙN CHỈ BẰNG THỊT CÁ TRONG
ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)
GIAI ĐOẠN TỪ 3 ĐẾN 15 NGÀY TUỔI

Tác giả

NGUYỄN TRỌNG SANG

Khóa luận được trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư ngành Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
NGÔ VĂN NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 9 năm 2008
ii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đai Học Nông Lâm TP. HCM đã tạo cho chúng tôi một
môi trường tốt để học tập;
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quí thầy cô khoa Thủy Sản đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như động viên về mặt tinh thần cho
chúng tôi trong suốt khóa học;
Ba, mẹ và anh chị đã hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành khóa học và
đề tài này;
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này;
Các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh;
Chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã luôn bên cạnh, động viên, cổ
vũ và giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài này.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn
để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài: "Xác định thời điểm thay thế trùn chỉ bằng thịt cá trong ương nuôi cá
lăng nha (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) giai đoạn từ 3 đến 15 ngày
tuổi" được thực hiện từ 4/2008 đến 7/2008 tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường

Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh nhằm xác định thời điểm thích hợp để thay thế
trùn chỉ bằng thịt cá.
Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức (NT), mỗi NT gồm ba lô và lặp lại bốn lần vào
các thời điểm khác nhau. Cá 3 ngày tuổi của 8 NT cho ăn bằng Moina và khi cá được
4 ngày tuổi thì bắt đầu cho ăn thịt cá xay nhuyễn ở NT I và các NT khác cho ăn bằng
trùn chỉ. Cứ sau mỗi ngày thì lần lượt thay trùn chỉ bằng thịt cá ở các NT kế tiếp.
Trong khi đó, NTĐC vẫn cho ăn Moina và trùn chỉ trong suốt thời gian thí nghiệm.
Kết quả đề tài thu được như sau :
-

Về tăng trưởng :

Cá ở các NT sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Trong đó, cá
của NTĐC có tăng trưởng cao nhất (2,39 cm; 0,139 g) và cá ở NT I tăng trưởng thấp
nhất (1,25 cm; 0,019g).
Trong các nghiệm thức có thay thịt cá thì NT VII có tốc độ tăng trưởng cao
nhất nhưng vẫn thấp hơn so với NTĐC và đạt 79,2 % về chiều dài và 71,91% về trọng
lượng so với cá ở NTĐC.
-

Về tỷ lệ sống :

NTĐC có tỷ lệ sống cao nhất (94,34%) và NT I (45%) có tỷ lệ sống thấp nhất.
Tỷ lệ sống của cá ở các NT IV; NT V; NT VI và NT VII khác biệt không có ý
nghĩa so với cá NTĐC.
Từ đó, chúng tôi kết luận rằng có thể thay thế trùn chỉ bằng thịt cá khi cá được
bảy ngày tuổi và tốt hơn ở các ngày tuổi về sau.

iv



MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa......................................................................................................... i
Cảm tạ.............................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ...................................................................................vii
Danh sách các Bảng...................................................................................... viii
Danh sách các Đồ thị ..................................................................................... ix
Danh sách các Hình ........................................................................................ x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................ 1
1.1 Đặt Vấn Đề ............................................................................................... 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 2
2.1 Đặc Điểm Sinh Học.................................................................................. 2
2.1.1 Vị trí phân loại....................................................................................... 2
2.1.2 Phân bố .................................................................................................. 2
2.1.3 Đặc điểm hình thái................................................................................. 3
2.1.4 Môi trường sống .................................................................................... 3
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................ 3
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................ 4
2.1.7 Đặc điểm sinh sản.................................................................................. 4
2.2 Các Loại Thức Ăn Tự Nhiên Dùng Trong Thí Nghiệm........................... 5
2.2.1 Moina..................................................................................................... 5
2.2.2 Trùn chỉ.................................................................................................. 5
2.2.3 Thịt cá .................................................................................................... 7

2.3 Một Số Kết Quả Nghiên Cứu về Cá Lăng Nha ....................................... 7
CHƯƠNG III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 9
3.1 Thời Gian và Địa Điểm ............................................................................ 9
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu............................................................................ 9
v


3.3 Dụng Cụ và Thiết Bị Dùng Trong Thí Nghiệm ....................................... 9
3.4 Bố Trí Thí Nghiệm ................................................................................... 9
3.5 Cho Ăn và Chăm Sóc .............................................................................. 11
3.5.1 Chuẩn bị thức ăn................................................................................... 11
3.5.2 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm .......................................................... 11
3.6 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi............................................................................ 12
3.6.1 Các yếu tố chất lượng nước.................................................................. 12
3.6.2 Tỷ lệ tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của từng NT
có thay thế thịt cá so với NTĐC ................................................................... 12
3.6.3 Tỷ lệ sống ............................................................................................. 12
3.7 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu................................................................... 12
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................. 13
4.1 Các Yếu Tố Môi Trường ......................................................................... 13
4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................ 13
4.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan ........................................................................ 14
4.1.3 Độ pH ................................................................................................... 15
4.1.4 Hàm lượng Ammonia ........................................................................... 15
4.2 Sự Tăng Trưởng của Cá Lăng Nha ở Các Nghiệm Thức........................ 16
4.2.1. Chiều dài trung bình của cá ở các NT ................................................. 18
4.2.2 Trọng lượng trung bình của cá ở các NT ............................................. 20
4.2.3 Tỷ lệ tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của từng NT
có thay thế thịt cá so với NTĐC .................................................................. 21
4.3 Tỷ Lệ Sống .............................................................................................. 27

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................. 30
5.1 Kết Luận .................................................................................................. 30
5.2 Đề Nghị.................................................................................................... 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài Liệu Tiếng Việt
Tài Liệu Nước Ngoài

vi


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chỉ tiêu chất lượng nước qua các lần thí nghiệm
Phụ lục 2: Chiều dài và trọng lượng cá lăng nha cuối thí nghiệm
Phụ lục 3: Tỷ lệ sống cá lăng nha qua các lần thí nghiệm
Phụ lục 4: Kết quả xử lý thống kê chiều dài, trọng lượng, tỷ lệ sống của cá giữa các
nghiệm thức trong cùng một lần thí nghiệm
Phụ lục 5: Kết quả xử lý thống kê chiều dài, trọng lượng, tỷ lệ sống của cá ở các
nghiệm thức giữa các lần thí nghiệm

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO

Dissolved Oxygen

NT


Nghiệm thức

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng

CD

Chiều dài

TL

Trọng lượng

TB

Trung bình

SSTC

Sai số tiêu chuẩn

NN

Nhỏ nhất

LN

Lớn nhất


ĐTD

Độ tự do

TBPĐL

Tổng bình phương độ lệch

PS

Phương sai

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo
phần trăm khối lượng tươi (trong 1 gam) trùn chỉ (Tubifex). ......................... 6
Bảng 2.2 Thành phần dưỡng chất (%) trong thịt cá ........................................ 7
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................10
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm....................................................................10
Bảng 4.1 Các yếu tố chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm .................13
Bảng 4.2 Biến động nhiệt độ qua các lần thí nghiệm.....................................14
Bảng 4.3 Biến động DO qua các lần thí nghiệm ............................................14
Bảng 4.4 Biến động pH qua các lần thí nghiệm .............................................15
Bảng 4.5 Biến động NH3 qua các lần thí nghiệm...........................................16

Bảng 4.6 Chiều dài và trọng lượng ban đầu ...................................................17
Bảng 4.7 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần thí nghiệm ........18
Bảng 4.8 Trọng lượng trung bình của cá lăng nha qua các lần thí nghiệm....20
Bảng 4.9 Tỷ lệ tăng trưởng của từng NT so với NTĐC.................................21
Bảng 4.10 Tỷ lệ sống cá lăng nha qua các lần thí nghiệm .............................27
.

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị

Trang

Đồ thị 4.1 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần thí nghiệm.......18
Đồ thị 4.2 Trọng lượng trung bình của cá lăng nha qua các lần thí nghiệm ..20
Đồ thị 4.3 Tỷ lệ tăng trưởng của cá ở từng NT so với cá ở NTĐC................22
Đồ thị 4.4 Tỷ lệ sống của cá lăng nha qua các lần thí nghiệm .......................28

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 3.1 Bể kiếng bố trí thí nghiệm ...............................................................11
Hình 4.1 Cá lăng nha 3 ngày tuổi ...................................................................17


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt Vấn Đề
Mức sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu về

ăn ngon và có lợi cho sức khỏe ngày càng tăng. Thịt cá giàu protein và đặc biệt là ít
cholesterol nên được đông đảo người dân ưa chuộng.
Cá lăng nha là một loài cá bản địa nước ngọt có giá trị kinh tế, chúng được các
nhà nghiên cứu ngày và nhà sản xuất ngày càng quan tâm vì có kích thước lớn, thịt
thơm ngon, không xương dăm và có tiềm năng nuôi trồng lớn.
Hiện nay qui trình sản xuất giống cá lăng nha đã được Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh hoàn chỉnh và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất.
Lúc này vấn đề đặt ra là làm thế nào ngày càng giảm chi phí sản xuất giống,
tăng hiệu quả kinh tế và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn thay thế cho trùn
chỉ trong ương nuôi cá lăng nha một khi qui trình này được áp dụng ở mọi địa phương
trong cả nước.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và được sự chấp nhận của Khoa Thủy Sản, Trường
Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác định thời
điểm thay thế trùn chỉ bằng thịt cá trong ương nuôi cá lăng nha (Mystus
wyckioides Chaux và Fang, 1949) giai đoạn từ 3 đến 15 ngày tuổi”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu sau đây:

- Xác định thời điểm thích hợp để thay thế trùn chỉ bằng thịt cá, từ đó chủ động

trong việc cung cấp thức ăn cho cá bột cá lăng nha ở những vùng không có trùn chỉ
- Áp dụng vào thực tiễn sản xuất để giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế trong
sản xuất giống và ương nuôi cá lăng nha.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha

2.1.1 Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống : Mystus
Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949
Tên tiếng Anh: Red-tailed catfish
Tên tiếng Việt: Lăng nha, Lăng đuôi đỏ
2.1.2 Phân bố
Cá lăng nha tập trung sống và phát triển trong các thủy vực nước ngọt và nước
lợ nhẹ ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thuộc khu hệ cá nhiệt đới.
Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992), ở Việt Nam, cá lăng hiện diện rộng rãi ở
các sông rạch thuộc miền Nam, phân bố ở các sông lớn như: sông Tiền, sông Hậu,
sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây từ thượng
nguồn đến vùng cửa sông, và có nhiều ở các hồ tự nhiên lớn: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng,

chúng thường sống ở những nơi nước chảy chậm và sâu.
Theo FAO (1996), cá lăng nha thường hiện diện trong những con sông thuộc
lưu vực sông Mekông và Salween; đôi khi chúng được tìm thấy ở vùng Biển Hồ
(Tonlé Sap) và vùng hạ lưu sông Mê Kông.

2


2.1.3 Đặc điểm hình thái
Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992) thì cá lăng nha có hình dạng như sau: Thân
thon dài, dẹp ngang về phía đuôi. Đầu hình nón, đỉnh đầu nhám, hơi dẹp đứng. Miệng
hơi rộng. Mắt trung bình, nằm gần đỉnh đầu. Màng mang tách khỏi eo mang và phần
lớn tách rời nhau. Răng lá mía nằm trên một dãy cong. Có 4 đôi râu, râu hàm trên dài
đến gốc vây hậu môn, râu hàm dưới dài đến vây ngực, râu mũi ngắn, chưa đến mắt,
râu cằm ngắn hơn râu hàm dưới và chưa đến vây ngực. Vây lưng và vây ngực mang
gai cứng có răng cưa ở mặt sau. Vây mỡ ngắn và không kết dính với vây hậu môn.
Thân màu nâu, phần lưng thẫm hơn phần bụng. Vây bụng màu vàng nhạt, các vây
khác màu đỏ nhạt.
Theo Ngô Văn Ngọc (2006), cá lăng nha khi có chiều dài 4cm đã có những biểu
hiện đặc trưng để phân biệt không lầm lẫn với các loài cá lăng khác là hai tia màu
trắng nằm ở rìa trên và dưới của vây hậu môn của cá, tia trên dài hơn tia dưới. Khi cá
có chiều dài trên 8 - 9cm, vây lưng và vây đuôi sẽ chuyển dần sang màu đỏ lợt và khi
cá có chiều dài trên 15 - 20 cm thì vây lưng và vây đuôi của cá sẽ chuyển sang màu đỏ
đặc trưng của cá lăng nha trưởng thành.
2.1.4 Môi trường sống
Theo Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2005):
- Cá lăng nha là loài ưa tối, sống đáy, thường chui rúc vào trong những bụi rậm,
hốc đá…
- Các loài cá lăng thuộc giống Mystus thích hợp với môi trường nước như sau:
+ Nhiệt độ: 24 – 34 oC ( tốt nhất là 28 – 32 oC)

+ pH: 6 – 8 (tốt nhất là 6,5 – 8)
+ DO: >3mg/L
+ Độ mặn: 0 - 7 o/oo
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lăng nha là loài cá dữ, hoạt động kiếm ăn mạnh về đêm, thức ăn của chúng
là cá con, côn trùng, tôm, cua, nhuyễn thể, giáp xác, thịt, mùn bã hữu cơ.
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001) cá lăng thuộc nhóm cá dữ. Khi cá
3


còn nhỏ thức ăn của cá là các côn trùng có trong nước: ấu trùng muỗi lắc, giun ít tơ, rễ
cây, … Khi cá lớn thức ăn chủ yếu là tôm, cua, cá con, giun đất, ….
Mặt khác, theo Ngô Văn Ngọc (2002) thì cá lăng hoàn toàn chấp nhận với thức
ăn công nghiệp trong điều kiện nuôi nhân tạo.
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Ngoài tự nhiên, cá trưởng thành thường dài khoảng 50cm, đôi khi bắt gặp
những cá thể dài đến 70cm (FAO, 1996).
Theo Ngô Văn Ngọc và Phùng Cẩm Hà (2006), khi còn nhỏ cá lăng tăng trọng
rất chậm, trên năm tháng tuổi mới đạt trọng lượng 230 - 250 g/con dài từ 18 - 20 cm.
Tuy nhiên, kể từ tháng thứ sáu, thứ bảy thì cá lại tăng trọng rất nhanh, cá 10-12 tháng
tuổi có thể nặng 1 - 1,5 kg/con, dài 35 - 40 cm.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Theo Rainboth (1996) thì cá vào rừng ngập nước để sinh sản, ở Tonlé Sap cá
con được tìm thấy vào tháng 8 và trở ra sông vào tháng 10 – 12.
Cá vào bờ sinh sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và chỉ
sinh sản một lần trong năm (Mai Thị Kim Dung, 1998).
Theo Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2005) thì:
- Cá lăng nha có thể phân biệt đực cái qua hình dạng bên ngoài: cá đực có
gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút, cá cái có lỗ sinh dục tròn và hơi lồi.
- Trong điều kiện nuôi nhân tạo, tuổi thành thục của cá lăng nha là 3 năm

tuổi và kích thước bắt đầu tham gia sinh sản nhỏ nhất là 1kg.
- Cá lăng nha hoàn toàn có thể thành thục sinh dục trong ao đất với thức ăn
viên và bổ sung cá tạp tươi.
- Sức sinh sản thực tế của cá lăng nha khá thấp từ 12.560 – 17.688 trứng/kg
cá cái.

4


2.2 Các Loại Thức Ăn Tự Nhiên Dùng trong Thí Nghiệm
2.2.1 Moina
Moina phân bố rộng rãi trong các thủy vực nước ngọt, còn trong các thủy vực
lớn, nước đứng thì Moina chỉ ở ven bờ hoặc trong các lùm cây cỏ, rác. Đặc biệt
thường tập trung thành đám dày đặc màu đỏ vào buổi sáng ở ao, hồ, vũng nước của
cống rãnh nhiều chất hữu cơ.
Cá bột của một số loài cá nước ngọt có thể ăn Moina ngay từ khi mới nở. Tuy
nhiên, cần biết rằng Moina rất khó phân tách theo kích thước. Trong chăn nuôi, cần
lưu ý đến khối lượng Moina tiêu thụ vì chúng lớn rất nhanh, cá bột không ăn nổi. Nếu
những con Moina lớn này tập trung với mật độ cao, chuyển động giật cục của chúng
có thể gây hoảng sợ cũng như tổn thương cho cá bột.
Moina trưởng thành (700 – 1.000 µm) có kích thước gần gấp đôi ấu trùng
Artemia (500 µm) và gần gấp 2 - 3 lần kích thước Rotifera trưởng thành. Tuy nhiên,
Moina mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay hơi lớn hơn Rotifera trưởng thành và
nhỏ hơn ấu trùng Artemia. Hơn nữa, Artemia chết khá nhanh trong nước ngọt. Kết quả,
Moina là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở của các loài cá nước ngọt.
2.2.2 Trùn chỉ
Trùn chỉ hay còn gọi là giun đỏ sống ở nơi có dòng chảy, nhiều chất hữu cơ dơ
bẩn. Thân có hình ống, màu đỏ, dài 1,5 - 3 cm, chúng sống bằng cách vùi một phần
dưới đáy bùn và phần lớn cơ thể hướng thẳng lên và uốn lượn như gợn sóng. Chỉ cần
một dấu hiệu nguy hiểm nhỏ chúng rút vào đáy, sau đó lại thò ra để lấy ít oxy trong

nước bẩn.
Chính vì nơi sống ô nhiễm như vậy nên cần phải làm sạch trước khi cho cá ăn
bằng cách xử lý trong dung dịch muối loãng 0,1%. Tuy nhiên cách này sẽ không hiệu
quả nếu số lượng trùn quá lớn. Hơn nữa, do tụ thành đám nên chúng khó tách ra khỏi
chất bẩn. Trùn chỉ có thể được làm sạch bằng cách giữ trong điều kiện nước chảy nhẹ
liên tục.
Khi cho ăn tùy thuộc vào đặc tính của cá, có thể cho xuống đáy bể hay rải trên
mặt nước.

5


Theo Phạm Văn Trang (1983, trích bởi Lê Thị Thu, 1994), thì thành phần dinh
dưỡng của trùn chỉ được phân tích như sau:
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm khối
lượng tươi (trong 1 gam) trùn chỉ (Tubifex).
Thành phần

Đạm

Béo

Vật chất khô

Năng lượng

Tỷ lệ(%)

8,62


2,00

13,46

0,5-0,7 Kcal

Theo kết quả phân tích theo phần trăm khối lượng tươi tại Bộ Môn Dinh Dưỡng
Gia Súc của Khoa Chăn Nuôi Thú Y thì thành phần đạm trong trùn chỉ chiếm tỷ lệ là
8,45 %.
Nếu tính theo phần trăm trọng lượng khô thì có giá trị dinh dưỡng rất cao:
Proteins 56,67 %
Glucid 10,0 %
Lipid 5,0 %
Tro 9,17 %
Do đó, đây là loại thức ăn tự nhiên rất tốt trong việc ương nuôi các loại cá vì nó
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và đa số các loài cá đều thích bắt mồi di động hơn là bắt
mồi tĩnh.
Ưu và nhược điểm của việc sử dụng trùn chỉ:
Ưu điểm:
- Là loại mồi sống phù hợp với tính ăn của cá lăng nha và các loài cá ăn
động vật rất ưa thích.
- Hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Khi cá ăn không hết, trùn chỉ vẫn sống, tập trung thành đám trên nền
đáy và tiếp tục làm thức ăn cho cá.
Nhược điểm:
- Do sống trong môi trường nước rất bẩn nên trùn chỉ mang mầm bệnh
cho cá trong quá trình nuôi.
- Nguồn cung cấp trùn chỉ không ổn định nên ảnh hưởng cá con lúc còn
nhỏ và ảnh hưởng đến sản xuất giống.
- Giá trùn chỉ thường rất cao vào các thời điểm khan hiếm, ảnh hưởng

đến chi phí ương nuôi.
6


- Trong tương lai vấn đề môi trường đang được quan tâm và cải thiện
đúng mức, cho nên việc khai thác trùn chỉ sẽ gặp khó khăn.
- Việc khai thác quá mức làm nguồn trùn chỉ càng trở nên khan hiếm.
2.2.3 Thịt cá
Thịt cá là một thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và tương đối cân bằng trong
các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cá bột.
Theo kết quả phân tích của Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc của Khoa Chăn Nuôi
Thú Y thì thành phần dinh dưỡng của thịt cá trong nghiên cứu này như sau :
Bảng 2.2: Thành phần dưỡng chất (%) trong thịt cá
Thành phần

Đạm

Béo

Vật chất khô

Khoáng tổng số

Tỷ lệ (%)

15,54

5,26

25,47


3,71

Qua kết quả phân tích, có thể thấy thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn
trùn chỉ.
Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng thịt cá :
Ưu điểm :
- Thành phần dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhu cầu phát triển của cá bột.
- Nguồn cung cấp dồi dào và dễ tìm.
- Dễ quản lý lượng thức ăn.
Nhược điểm :
- Tốn nhiều công trong việc chế biến.
- Làm ô nhiểm nước do dễ bị phân hủy.
2.3 Một Số Kết Quả Nghiên Cứu về Cá Lăng Nha
Cá lăng nha là một đối tượng tương đối mới nên việc nghiên cứu riêng về nó rất
ít.
Trong nước, các nghiên cứu về hình thái học, phân loại, phân bố, đặc điểm sinh
học, dinh dưỡng.., có thể kể đến một số tác giả như Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ
(2001), Mai Đình Yên và ctv (1992). Về sản xuất giống cá lăng nha, đáng chú ý nhất
vẫn là Kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá lăng nha (Mystus wyckioides Chaux và
7


Fang, 1949) của Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2005). Nghiên cứu này đã góp phần
cung cấp con giống một cách chủ động và xây dựng qui trình sản xuất giống hoàn
chỉnh nhằm nhanh chóng áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tiễn sản xuất.
Ngoài nước, chủ yếu bao gồm một số nghiên cứu của Thái Lan như:
Tác giả
Thumronk Amornsakun (2000)


Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của sự chậm trể trong việc cho
ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột
lăng nha.

Ong-art Kumprasert và Somchai Puthom Nuôi cá lăng nha hương trong lồng với hai
(2002)

mật độ nuôi khác nhau

Prangthip Prasertwattana , Nongyao

Nuôi cá lăng nha trong ao đất với hai mật

Manee và Sungvien Namtum (2005)

độ nuôi khác nhau

8


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2008 đến tháng 7/2008
Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông

Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

3.2

Đối Tượng Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá lăng nha 3 ngày tuổi được sản xuất tại Trại Thực

Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.3

Dụng Cụ và Thiết Bị Dùng Trong Thí Nghiệm
- 24 bể kính có kích thước 40x40x80 cm ;
- Cân điện 2 số lẻ ;
- Giấy kẻ ô ly và thước thẳng ;
- Máy xay thịt cá và máy ép thức ăn ;
- Nhiệt kế thủy ngân, DO test, pH test, NH4+/NH3 test;
- Các dụng cụ khác như: thau nhựa, vợt lọc Moina, tủ đá, dao, thớt…

3.4

Bố Trí Thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là thức

ăn, gồm 8 nghiệm thức (NT). Mỗi NT được lặp lại 3 lần vào cùng thời điểm (tương
ứng là 3 lô). Thí nghiệm được thực hiện 4 lần vào các thời điểm khác nhau.
Mỗi NT gồm 100 cá bột 3 ngày tuổi. Cá bột 3 ngày tuổi ở tất cả các NT đều
được cho ăn bằng Moina. Ở NTĐC, từ 4 ngày tuổi cá được cho ăn trùn chỉ cho đến khi
kết thúc thí nghiệm (15 ngày tuổi). Cá ở NT I, vào ngày tuổi thứ tư Moina được thay
thế hoàn toàn bằng thịt cá. Các NT còn lại, theo thứ tự thời gian trùn chỉ được thay thế
thịt cá cách một ngày sau đó. Thí nghiệm được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.1.
9



Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm
Ngày
tuổi NTĐC NT I
3
Moina Moina
4
Tr.chỉ Thịt cá
Tr.chỉ Thịt cá
5
Tr.chỉ Thịt cá
6
Tr.chỉ Thịt cá
7
Tr.chỉ Thịt cá
8
Tr.chỉ Thịt cá
9
Tr.chỉ Thịt cá
10
Tr.chỉ Thịt cá
11
Tr.chỉ Thịt cá
12
Tr.chỉ Thịt cá
13
Tr.chỉ Thịt cá
14
Tr.chỉ Thịt cá
15


NT II
Moina
Tr.chỉ
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá

Nghiệm thức
NT III NT VI
Moina Moina
Tr.chỉ Tr.chỉ
Tr.chỉ Tr.chỉ
Thịt cá Tr.chỉ
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá

Thịt cá Thịt cá

NT V
Moina
Tr.chỉ
Tr.chỉ
Tr.chỉ
Tr.chỉ
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá
Thịt cá

NT VI NT VII
Moina Moina
Tr.chỉ Tr.chỉ
Tr.chỉ Tr.chỉ
Tr.chỉ Tr.chỉ
Tr.chỉ Tr.chỉ
Tr.chỉ Tr.chỉ
Thịt cá Tr.chỉ
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá
Thịt cá Thịt cá

Thịt cá Thịt cá

Chú thích: Tr.chỉ : Trùn chỉ
Các NT được bố trí ngẫu nhiên vào 24 bể kiếng. Sơ đồ của các NT được trình
bày ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
I
(2)
V
(3)

III
(2)
III
(1)

II
(2)
IV
(1)

VII
(3)
IV
(3)

V
(1)
DC
(1)


I
(1)
VI
(1)

II
(1)
II
(3)

10

VII
(2)
III
(3)

DC
(2)
DC
(3)

VI
(3)
VI
(2)

V
(2)

VII
(1)

I
(3)
IV
(2)


Hình 3.1: Bể kiếng dùng trong thí nghiệm
3.5

Cho ăn và Chăm Sóc Cá

3.5.1 Chuẩn bị thức ăn
Moina: được vớt dưới ao, lọc bỏ bọ gạo và chất bẩn, rửa qua nước sạch rồi cho
ăn.
Trùn chỉ: rửa sạch, loại chất bẩn và được giữ trong khay nhựa cho nước chảy
liên tục.
Thịt cá: bỏ mang, rửa sạch, fillet bỏ da rồi xay nhuyễn. Thịt cá được bảo quản
trong tủ đá, không sử dụng thịt cá đã để trong tủ đá quá lâu.
3.5.2 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Mỗi ngày cho cá ăn 4 lần vào lúc 7 giờ; 11 giờ; 15 giờ và 19 giờ.
Quan sát lượng thức ăn cá ăn hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ,
tránh để cho cá đói hoặc thức ăn dư quá nhiều, phân hủy thức ăn thừa làm ảnh hưởng
chất lượng nước.
Thường xuyên siphon đáy và lượng thức ăn thừa sau khi cá ăn xong.
Mỗi ngày thay nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, tạo điều kiện chất lượng
nước tốt nhất có thể cá ở các NT phát triển.
Trước khi cho cá ăn và trong khi cho cá ăn, quan sát khả năng bắt mồi và hoạt

động sống của cá, để có biện pháp xử lý kịp thời.
11


3.6

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

3.6.1 Các yếu tố chất lượng nước
Nhiệt độ nước: được đo 2 ngày/lần vào buổi sáng và buổi chiều bằng nhiệt kế
thủy ngân.
pH: được đo 1 tuần/lần vào buổi sáng và buồi chiều bằng pH test.
DO: được đo 1 tuần /lần vào buổi sáng và buồi chiều bằng DO test.
NH3: được đo 1 tuần /lần vào buổi sáng và buồi chiều bằng NH3 test.
3.6.2 Tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của từng NT có thay thế thịt
cá so với NTĐC
Tăng trọng của cá ở từng NT
Tỷ lệ tăng trọng của từng NT so với NTĐC (%) =
* 100
Tăng trọng của cá ở NTĐC
Tăng CD của cá ở từng NT
Tỷ lệ tăng CD của từng NT so với NTĐC (%) =

* 100
Tăng CD của cá ở NTĐC

Chú thích:

CD: chiều dài


3.6.3 Tỷ lệ sống
Cuối thí nghiệm, cá ở mỗi NT được đếm để xác định tỷ lệ sống và được tính
bằng công thức:
Tỷ lệ sống (%) = (Số cá cuối thí nghiệm / Số cá đầu thí nghiệm)*100
3.7

Phương Pháp Xử Lý Số Liệu
Các giá trị trung bình về trọng lượng, chiều dài, tỷ lệ sống được xử lý bằng

phần mềm Excel.
Sự khác nhau về tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá thí nghiệm được phân tích bằng
phương pháp phân tích biến (Bảng ANOVA). Sử dụng phần mềm Minitab 14 để kiểm
tra sự sai khác có hay không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Sự
khác biệt giữa các nghiệm thức và giữa các lần thí nghiệm được so sánh theo trắc
nghiệm Tukey.
12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Các Yếu Tố Môi Trường
Các yếu tố thủy lý hóa của môi trường nước ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình

sống của cá, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, khả năng bắt mồi, hô
hấp và hấp thụ thức ăn, … của cá. Do đó, trong quá trình nuôi cần đặc biệt quan tâm
đến môi trường sống của cá và phải tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng và
phát triển.
Nước sử dụng trong thí nghiệm được bơm từ Hồ Đất có chất lượng nước tương

đối ổn định. Nước được trữ vào bồn inox có dung tích 1.000L càng góp phần làm ổn
định các yếu tố thủy lý hóa nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống và tăng
trưởng của cá.
Do thí nghiệm được tiến hành trong bể kiếng nên các yếu tố môi trường có thể
điều chỉnh tương đối dễ dàng và linh động khi có sự biến động của các yếu tố này
trong quá trình thí nghiệm.
Dưới đây là kết quả đo đạc một số yếu tố thủy lý hóa được đo trong quá trình
thí nghiệm
Bảng 4.1: Dao động của các yếu tố chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm
Các yếu tố chất lượng nước
Nhiệt độ (oC)
DO (mg/L)
pH
NH3 (mg/L)

Biên độ dao động
26 - 30
4-6
7-8
0,001 - 0,009

4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ được xem là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến sự sinh sản và phát
triển của sinh vật. Nó là yếu tố thường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh lý của
cá. Ngoài ra, nhiệt độ còn có thể ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác như pH,
13


DO, …. Mỗi loài đều có một khoảng nhiệt độ thích hợp nhất định cho hoạt động sống
của chúng.

Bảng 4.2: Biến động nhiệt độ qua các lần thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)
27 - 30
26 - 29
27 - 30
27 - 30

Lần thí nghiệm
Lần TN 1
Lần TN 2
Lần TN 3
Lần TN 4

Lần thí nghiệm thứ 2, tiến hành lúc vừa bắt đầu mùa mưa, mưa vào buổi sáng
rất nhiều nên làm cho nước vào buổi sáng khá lạnh (26oC) làm ảnh hưởng phần nào
đến hoạt động sống của cá thí nghiệm. Nhưng nhìn chung nhiệt độ trong thí nghiệm
dao động từ 26 – 30 oC và biên độ dao động giữa sáng và chiều từ 2 – 3 oC, đây là
khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá lăng sinh trưởng và phát triển tốt.

4.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng DO là một yếu tố quan trọng trong quá trình sống của các thủy sinh
vật nói chung và cá lăng nha nói riêng, là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
và tăng trưởng của cá. Trong quá trình sống các loài thủy sinh vật đều cần đến một
lượng oxy nhất định. Việc ảnh hưởng của oxy lên ở các loài thủy sinh vật còn phụ
thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, giống loài, …
Hàm lượng DO của các loài khác nhau thì khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn
sống (trứng, ấu trùng, trưởng thành, ...), hoạt động sống (bắt mồi, tăng trưởng, sinh
sản, …).
Hàm lượng DO trong thí nghiệm được ghi nhận ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Biến động DO qua các lần thí nghiệm

Lần thí nghiệm
Lần TN 1
Lần TN 2
Lần TN 3
Lần TN 4

DO ( mg/L)
4-6
4-6
4-6
4-6

14


×